KẾT LUẬN
Đường kính của tổn thương thanh khí
quản qua nội soi và CTscan
Thanh quản
Nội soi: Trung bình 2,7mm. Nhỏ nhất 0,0
mm. Lớn nhất 7,0 mm.
CTscan: Trung bình 3,1mm. Nhỏ nhất
0,0mm. Lớn nhất 8,0 mm.
Khí quản
Nội soi: Trung bình 3,8mm. Nhỏ nhất
2,5mm. Lớn nhất 6,0mm.
CTscan: Trung bình 3,3mm. Nhỏ nhất
2,0mm. Lớn nhất 6,0mm.
Chiều dài của tổn thương thanh khí quản
qua nội soi và CTscan
Nội soi: Trung bình 24,5 mm. Nhỏ nhất
15,0mm. Lớn nhất 40,0mm.
CTscan: Trung bình 24,4mm. Nhỏ nhất
10,0mm. Lớn nhất 40,0mm.
Đường kính trung bình trước chỉnh hình là
2,7mm, đường kính trung bình sau chỉnh hình là
12,3mm.
Về lợi ích của việc đo đường kính và chiều
dài của tổn thương thanh khí quản trên nội soi
và CTscan: Phương pháp đo của chúng tôi để đo
đường kính là ước tính trên nội soi và CTscan.
Đo chiều dài tổn thương và chiều dài cách lưng
ống thở là đo ngược dòng. Kết hợp các phương
pháp này để đánh giá tương đối chính xác tổn
thương thanh khí quản. Từ kết quả đo được đó
phẫu thuật viên quyết định có cần đặt ống nong
và giữ khẩu độ hay không và nếu cần thì dung
loại nào, kích thước ra sao.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp đo đường kính và chiều dài tổn thương thanh khí quản chấn thương trên nội soi và CT-Scan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 347
PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐƯỜNG KÍNH VÀ CHIỀU DÀI TỔN THƯƠNG
THANH KHÍ QUẢN CHẤN THƯƠNG TRÊN NỘI SOI VÀ CT-SCAN
Trần Phan Chung Thủy*
TÓM TẮT
Chấn thương thanh-khí quản là một cấp cứu quan trọng trong lâm sàng Tai Mũi Họng, có thể gây nên tình
trạng khó thở, nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Chỉnh hình chấn thương thanh khí quản bằng phương pháp
nong qua nội soi và sử dụng bong bóng nội khí quản làm stent được thực hiện tại khoa tai mũi họng bệnh viện
Chợ Rẫy từ năm 2007 .
Mục tiêu nghiên cứu: Hoàn thiện phương pháp đo đường kính và chiều dài thanh khí quản bị chấn
thương. So sánh đường kính và chiều dài tổn thương của chấn thương thanh khí quản trên nội soi và CTscan.
Đối tượng nghiên cứu: Qua khảo sát đường kính và chiều dài tổn thương 54 trường hợp chấn thương
thanh-khí quản được điều trị bằng phương pháp nong qua nội soi tại khoa Tai Mũi Họng từ 5/2007 đến 9/2009.
Thiết kế nghiên cứu: thực nghiệm lâm sàng tiến cứu mô tả
Kết quả: Đường kính trung bình của tổn thương: Thanh quản: Nội soi 2,7mm. CTscan 3,1mm. Đường
kính trung bình của tổn thương Khí quản: Nội soi 3,8mm. CTscan 3,3mm. Chiều dài trung bình của tổn thương
thanh khí quản qua Nội soi 24,5 mm. CTscan 24,4mm.
Kết luận: Kết hợp các phương pháp này để đánh giá mức độ tổn thương thanh khí quản. Từ kết quả đo
được đó phẫu thuật viên quyết định có cần đặt ống nong và giữ khẩu độ hay không và nếu cần thì dung loại nào,
kích thước ra sao.
Từ khóa: Chấn thương thanh quản, nội soi, CT-Scan.
SUMMARY
MEASURING THE DIAMETER AND LENGTH OF DAMAGED LARYNGOTRACHEAL INJURIES
ON ENDOSCOPY AND CTSCAN
Tran Phan Chung Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 347 - 351
Laryngotracheal trauma is one of the important emergencies in otolaryngology. Baloon laryngotracheal
plasty in the management of laryngeal and tracheal trauma was performed in ENT department of Cho Ray
Hospital since 2007.
Purpose: Complete the mothode of the measuring the diameter and length of damaged laryngotracheal
injuries. Evaluate the diameter and length of damage laryngotracheal injuries during the treatment.
Method: Measuring the diameter and length of damage of 54 case laryngotracheal injuries on endoscopy
and CT-scan of neck during the treatment from May 2007 to Sep 2009. Design: Prospective study.
Results: On endoscopy, the average diameters of the narrowest positions of the damaged laryngeal injuries
were 2.7mm; the damaged tracheal injuries were 3.8mm. On CTscan, the average diameters of the narrowest
positions of the damaged laryngotracheal injuries were 3.1mm; the damaged laryngotracheal injuries were
3.3mm. Their average lengths of damaged segments on endoscopy were 24.5 mm, on CTscan were 24.4mm.
* Khoa Tai Mũi họng, BV. Chợ Rẫy,
Tác giả liên lạc: BS CKII Trần Phan Chung Thủy, ĐT: 0979917777; Email: chungthuytranphan@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 348
Conclusion: Measuring the diameter and length of damaged laryngotracheal injuries so that the surgeon
may decide to the methode balloon laryngoplasty simple or with stent and what kind, what size of stent to put in.
Key words: laryngeal trauma, balloon laryngoplasty, measuring the diameter and length, CTscan,
endoscopy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, cùng với sự gia tăng của tai nạn
giao thông, thì chấn thương thanh khí quản
cũng ngày càng tăng. Bệnh viện Chợ rẫy là
tuyến cuối nên đã nhận được nhiều bệnh nhân
đa thương trong đó rất nhiều chấn thương
thanh khí quản.
Hiện nay do sự phát triển của nội soi ống
mềm thanh khí quản và CTscan thì việc chẩn
đoán tổn thương khung sụn và niêm mạc
trong chấn thương thanh khí quản chính xác
hơn trước đây. Đồng thời sự ra đời của kỹ
thuật nội soi can thiệp điều trị những bệnh lý
đường khí đạo là bước đột phá cho các phẫu
thuật ít xâm lấn, phù hợp với sinh lý, giải phẫu
thanh khí quản.
Chúng tôi đã kết hợp CTscan và nội soi để
đo đường kính lòng thanh khí quản bị chấn
thương đồng thời sử dụng ống nội soi cứng để
đo chiều dài tổn thương, qua đó tạo vật nong và
giữ khẩu độ cho đúng chiều dài tổn thương
đồng thời đặt vật nong và giữ khẩu qua nội soi.
Mục tiêu nghiên cứu
Hoàn thiện phương pháp đo đường kính và
chiều dài thanh khí quản bị chấn thương.
So sánh đường kính và chiều dài tổn thương
của chấn thương thanh khí quản trên nội soi và
CTscan.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn
54 trường hợp nhập khoa tai mũi họng bệnh
viện Chợ Rẫy được chỉnh hình chấn thương
thanh khí quản bằng phương pháp nong qua
nội soi từ tháng 05/2007 đến tháng 09/2009.
Tiêu chuẩn loại trừ
Tất cả những bệnh nhân chấn thương thanh-
khí quản không điều trị bằng phương pháp
nong qua nội soi.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Thực nghiệm lâm sàng tiền cứu mô tả.
Phương tiện nghiên cứu
- Bộ nội soi treo thanh quản, Camera, nguồn
sáng xênon 250w, màn hình.
- Ống soi thanh quản treo cần loại lớn, kích
thước rộng ngang 4,5cm, cao 3cm.
- Ống nội soi quang học 8mm và ống nhỏ
2,7mm.
- Ống nội khí quản số 5 có bóng, với thể tích
lớn, áp lực thấp.
- Các dụng cụ khác: Kelly, ống Nelaton,
thước đo, bút để đánh dấu, kìm gắp thanh khí
quản, chỉ nylon 1.0, kìm kẹp kim, ống hút thanh
khí quản, que bông thanh khí quản, ống chích.
- Gồm những bệnh nhân vào khoa tai mũi
họng với chẩn đoán chấn thương thanh khí
quản và được điều trị chỉnh hình thanh khí quản
qua nội soi từ 05/2007 đến 09/2009.
Hình 1. Dụng cụ soi thanh quản treo, ống soi rộng
4,5cm và các loại kìm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 349
Hình 2. Ống nội soi quang học T-KQ 0º, đường kính
2,7mm và 4mm
Hình 3. Đánh dấu chiều dài tổn thương T-KQ trên
ống nội soi quang học
Thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu tất cả bệnh nhân vào viện
như tiêu chuẩn chọn lựa.
KẾT QUẢ
Đối chiếu nội soi và CTscan về độ hẹp của
tổn thương thanh khí quản
Đường kính của tổn thương thanh khí quản
qua nội soi và CTscan
Trong 54 trường hợp chấn thương thanh
quản đơn thuần chúng tôi đều đo đường kính
nơi hẹp nhất qua nội soi. Trong 9 trường hợp
chấn thương phối hợp thanh-khí quản thì chỉ có
3 trường hợp có thể đánh giá được đường kính
khí quản qua nội soi, còn 6 trường hợp thì do
thanh quản bị bít hẹp không thể nội soi qua.
Đường kính Nội soi
(N=54)
CTscan
(N=54)
P
Trung
bình
2,7mm 3,1mm p>0,05
Nhỏ nhất 0,0 mm 0,0mm
Thanh
quản
N= 54
Lớn nhất 7,0 mm 8,0 mm
Đường kính Nội soi (n=3)CTscan (n=9) P
Trung
bình
3,8mm 3,3mm p>0,05
Nhỏ nhất 2,5mm 2,0mm
Khí quản
N=9
Lớn nhất 6,0mm 6,0mm
Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nội soi và
CTscan về kết quả đo đường kính tổn thương
thanh khí-quản, (p>0,05).
Chiều dài của tổn thương thanh khí quản qua
nội soi và CTscan
Chiều dài (mm) Nội soi (N= 54) CTscan (N=
54)
P
Trung bình 24,5 mm 24,4mm p>0,05
Nhỏ nhất 15,0mm 10,0mm
Lớn nhất 40,0mm 40,0mm
Nhận xét: Để đo chiều dài tổn thương cũng
như đo chiều dài cách lưng ống thở: Dùng ống
nội soi quang học soi tới lưng ống thở, đánh
dấu chiều dài ở miệng ống soi treo bằng 1 dải
băng keo vô trùng nhỏ hoặc bút đánh dấu. Sau
đó lùi ống soi cho tới cực dưới của tổn thương
và đánh dấu thêm lần 2. Sau đó lùi ống soi tới
cực trên của tổn thương và đánh dấu thêm lần 3
nữa. Từ đó chúng tôi có được chiều dài của tổn
thương cũng như chiều dài cách lưng ống thở,
từ kết quả đó tạo ra ống nong và giữ khẩu độ
trong lòng thanh-khí quản sao cho đúng chiều
dài tổn thương cũng như chiều dài vật cố định
trên ống thở.
Chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa kết quả đo chiều dài tổn
thương thanh khí-quản qua nội soi và CTscan
(p>0,05).
Hình 4: Cách đo chiều dài tổn thương thanh khí
quản qua nôi soi treo thanh khí quản.
Kết quả theo dõi sau mổ
So sánh đường kính thanh quản qua nội soi
trước và sau chỉnh hình :
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 350
Đường kính vị trí hẹp nhất thanh quản qua
nội soi trước và sau chỉnh hình được thể hiện ở
biểu đồ sau:
Biểu đồ 1:
Đường kính trung bình trước chỉnh hình là
2,7mm, đường kính trung bình sau chỉnh hình là
12,3mm. Kết quả đường kính thanh quản trước
và sau nong chỉnh hình thanh-khí quản qua nội
soi khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê
(p<0,01)(7,10).
BÀN LUẬN
Ctscan chẩn đoán và điều trị chấn thương
thanh-khí quản
Trước đây chụp Xquang qui ước là phương
tiện căn bản trong chẩn đoán chấn thương
thanh-khí quản. Với tư thế cổ thẳng, nghiêng,
phổi thẳng thường cho hình ảnh tổn thương
không nhiều và không đa dạng, tuy vậy vẫn cho
thấy giá trị phát hiện tràn khí dưới da(8). Những
năm gần đây với sự ra đời của Xquang qui ước
kỹ thuật số thì có thể đánh giá tốt hơn so với
Xquang qui ước thường, nhất là sụn can xi hóa
nhưng không đánh giá được hẹp lòng thanh
khí-quản(1).
Theo Scheafer S.D(9,4), với CTscan phát hiện
chính xác các tổn thương vỡ sụn nhẫn, sụn giáp,
sụn khí quản, cả những tổn thương hẹp, phù nề,
xẹp lún sụn tràn khí dưới da, tràn khí trung thất.
Chấn thương thanh-khí quản cần được chụp
CTscan và phân tích để xác định được những
tổn thương khung sụn và bên trong lòng thanh
khí-quản mà các thăm khám lâm sàng khác
không phát hiện được. Chụp CTscan thanh-khí
quản là một bước tiến bộ quan trọng trong
chuyên ngành thanh quản học(2,3). Với phương
pháp chuẩn đoán này thì ngay cả những trường
hợp đa chấn thương như chấn thương sọ não,
chấn thương bụng, cổ, ngực cũng có thể chụp
CTscan cùng lúc với thanh khí-quản một cách dễ
dàng và thuận lợi để xác định chẩn đoán. Phân
tích trên phim chúng tôi còn đo đường kính hẹp
nhất cũng như chiều dài của tổn thương thanh
khí-quản(6).
Nội soi trong chẩn đoán và điều trị chấn
thương thanh-khí quản:
Nội soi để đánh giá tình trạng niêm mạc và
lòng thanh khí quản. Đây là một thủ thuật nhẹ
nhàng nhưng có giá trị đánh giá tổn thương.
Thủ thuật này có thể thực hiện ngay sau giai
đoạn cấp cứu, khi bệnh nhân được đảm bảo
đường thở. Có thể sử dụng nội soi ống mềm hay
nội soi ống cứng trong phẫu thuật chỉnh hình.
Với nội soi ống mềm có thể xác định được tổn
thương trong lòng thanh-khí quản: phù nề, rách
niêm mạc, chảy máu, lộ sụn, cử động của sụn
phễu, dây thanh, hẹp lòng hay bít kín lòng
thanh-khí quản. Với nội soi ống cứng, nếu dưới
gây mê toàn thân thì không xác định được độ di
động của dây thanh sụn phễu. Qua nội soi
chúng tôi đo được đường kính và chiều dài chỗ
hẹp của tổn thương. Trung bình đường kính chỗ
hẹp nhất của tổn thương thanh quản là: 2,7mm;
trung bình chiều dài tổn thương là: 24,5mm. Tỷ
lệ bị bít tắc hoàn toàn đường thở qua nội soi là
23/54 (42,6%). Hơn nữa chúng tôi dùng nội soi
ống mềm để theo dõi đánh giá sau chỉnh hình
thanh-khí quản. Kết quả trung bình đường kính
của thanh quản sau chỉnh hình là 12,3mm (Biểu
đồ trên).
Tỷ lệ hẹp bít hoàn toàn đường thở trên nội
soi là 23/54 (42,5%) trường hợp, tỷ lệ này trên
CTscan là 19/54 (35,1%). Không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa nội soi, CTscan về kích
thước chỗ hẹp cũng như chiều dài.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 351
Đánh giá sau mổ
Kết quả nội soi ống mềm kiểm tra sau chỉnh
hình
Với nội soi ống mềm chúng tôi có thể thực
hiện khi bệnh nhân tái khám ở phòng khám
ngoại chẩn theo lịch hẹn định kỳ, chúng tôi có
thể theo dõi được tình trạng niêm mạc, sự hình
thành mô hạt sùi sau chỉnh hình nhờ vậy có thể
can thiệp cắt mô hạt sùi kịp thời nếu có.
Đo đường kính: qua nội soi ống mềm để
đánh giá sau chỉnh hình thanh khí-quản. Biểu
đồ trên cho thấy sự tăng lên rõ rệt của đường
kính thanh khí-quản trước và sau chỉnh hình.
Hai trường hợp chưa rút được ống thở đều là 2
trường hợp đường kính lòng thanh khí-quản bị
bít hoàn toàn sau chấn thương. Đây là 1 trong 3
tiêu chí đánh giá kết quả sau mổ chỉnh hình
chấn thương thanh khí quản bằng phương pháp
nong qua nội soi (tiêu chí lâm sàng, tiêu chí nội
soi ống mềm, tiêu chí đánh giá đo chức năng hô
hấp). Đây cũng là phương pháp đánh giá được
tình trạng niêm mạc cũng như khẩu độ của lòng
thanh-khí quản và cũng là tiêu chí đánh giá
khách quan, có độ tin cậy cao nhưng chi phí
không cao.
KẾT LUẬN
Đường kính của tổn thương thanh khí
quản qua nội soi và CTscan
Thanh quản
Nội soi: Trung bình 2,7mm. Nhỏ nhất 0,0
mm. Lớn nhất 7,0 mm.
CTscan: Trung bình 3,1mm. Nhỏ nhất
0,0mm. Lớn nhất 8,0 mm.
Khí quản
Nội soi: Trung bình 3,8mm. Nhỏ nhất
2,5mm. Lớn nhất 6,0mm.
CTscan: Trung bình 3,3mm. Nhỏ nhất
2,0mm. Lớn nhất 6,0mm.
Chiều dài của tổn thương thanh khí quản
qua nội soi và CTscan
Nội soi: Trung bình 24,5 mm. Nhỏ nhất
15,0mm. Lớn nhất 40,0mm.
CTscan: Trung bình 24,4mm. Nhỏ nhất
10,0mm. Lớn nhất 40,0mm.
Đường kính trung bình trước chỉnh hình là
2,7mm, đường kính trung bình sau chỉnh hình là
12,3mm.
Về lợi ích của việc đo đường kính và chiều
dài của tổn thương thanh khí quản trên nội soi
và CTscan: Phương pháp đo của chúng tôi để đo
đường kính là ước tính trên nội soi và CTscan.
Đo chiều dài tổn thương và chiều dài cách lưng
ống thở là đo ngược dòng. Kết hợp các phương
pháp này để đánh giá tương đối chính xác tổn
thương thanh khí quản. Từ kết quả đo được đó
phẫu thuật viên quyết định có cần đặt ống nong
và giữ khẩu độ hay không và nếu cần thì dung
loại nào, kích thước ra sao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bailey, B.J (1998). Head and Neck Surgery-Otolaryngology.
Laryngeal Trauma, J.B. Lippincott; Philadelphia. Ch 68 vol. 1.
2. Cassisi NJ, Issacs JH Jr. Trauma (1986). In: Cummings CW,
Fredrickson J. Otolaryngology Head and Neck Surgery,
Volume 3. St. Louis: Mosby, 1943-1964.
3. Fuhrman GM, Steig FH 3d, Buerk CA(1990). Blunt laryngeal
trauma: classification and management protocol. J
Trauma ;30:87-92.
4. Garand G., Locirio C., Diop E.M., Robier A., Reynaud J.,
(1981), “Problèmes posés par les traumatismes externes
fermés du larynx”, Revue laryngol, 102, pp: 425-436.
5. Kennedy KS, Harley EH (1988). Diagnosis and treatment of
acute laryngeal trauma. Ear Nose Throat J ;67:584,587,590-2
passim.
6. Meglin AJ, Biedlingmaier JF, Mirvis SE (1991). Three-
dimensional computerized tomography in the evaluation of
laryngeal injury. Laryngoscope ;101:202-7.
7. Nguyễn văn Đức (1991): Thanh khí quản- Bài giảng giải phẫu
tai mũi họng, giáo trình sau đại học. Trường đại học y dược
thành phó Hồ Chí Minh, trang 27.
8. Olson NR (1978). Surgical treatment of acute blunt laryngeal
injuries. Ann Otol; 87:716-721.
9. Schaefer, S.D(1991). Use of CT scanning in the management of
the acutely injured larynx. Oto Clinics of North America.
:24(1); 31-36
10. Võ Tấn(1993). Tai mũi họng thực hành, tập III, Nhà xuất bản
y học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_phap_do_duong_kinh_va_chieu_dai_ton_thuong_thanh_khi.pdf