Phương pháp luận của dự án đầu tư

Đề tài được xây dựng trên cơ sở đi từ nắm lý luận đến việc áp dụng lý luận nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động dự án đầu tư của ngành điện. Đề tài phân tích tình hình kinh tế tài chính của dự án đầu tư công trình đường điện 35KV thuộc xã Kênh Giang mà doanh nghiệp đã được giao. Với việc nghiên cứu như trên đã trau dồi những kiến thức cơ bản về lý luận, mấu chốt thực tế cho những sinh viên mới ra trường đặc biệt là những người ưa thích hoạt động kinh doanh trong ngành điện. Bởi thực tế sinh viên mới ra trường chưa đủ kinh nghiệm nên điều cốt yếu trước hết là làm sao phải nắm rõ trình tự, đặc biệt là thủ tục nghiệp vụ cho các bước tiến hành hình thức đầu tư để phục vụ cho công tác sau này. Đề tài bao hàm những nội dung kiến thức quan trọng rất đáng tham khảo vì nó áp dụng phân tích tính khả thi một dự án đầu tư của quốc gia

doc50 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp luận của dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hiện các cơ hội đầu tư ở mọi cấp độ phải được tiến hành thường xuyên để cung cấp dự án sơ bộ cho phương án nghiên cứu tiền khả thi. 2. Nghiên cứu tiền khả thi Nội dung của nghiên cứu tiền khả thi bao gồm: - Các bối cảnh chung về kinh tế, xã hội pháp luật có ảnh hưởng đến dự án - Nghiên cứu thị trường - Nghiên cứu kỹ thuật - Nghiên cứu về tổ chức quản lý và nhân sự - Nghiên cứu về tài chính - Nghiên cứu về các lợi ích kinh tế xã hội Đặc điểm nghiên cứu ở giai đoạn này là chưa chi tiết, xem xét ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình, ở mọi đầu vào đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật, tài chính, kinh tế của cơ hội đầu tư của toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư. Do đó kết quả nghiên cứu ở giai đoạn này chưa cao. Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu tiền khả thi là luận chứng tiền khả thi. Nội dung của luận chứng tiền khả thi : - Giới thiệu chung về cơ hội đầu tư theo các nội dung nghiên cứu tiền khả thi - Chứng minh cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đến mức quyết định có thể cho đầu tư. Các thông tin đưa ra phải đủ sức thuyết phục nhà đầu tư. - Những khía cạnh gây khó khăn cho thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư sau này phải đòi hỏi tổ chức có các nghiên cứu chức năng hoặc nghiên cứu hỗ trợ. 3. Nghiên cứu khả thi Đây là bước sàng lọc cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu, ở giai đoạn này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay không? Có vững chắc có hiệu quả hay không? a- Bản chất của dự án đầu tư Xét về mặt hình thức dự án đầu tư là một tập hồ sơ trình bầy một cách chi tiết và có hệ thống thông tin vững chắc, hiện thực của một hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích kinh tế xã hội theo các khía cạnh thị trường, kỹ thuật tài chính, tổ chức quản lý. b- Mục đích của dự án đầu tư Dự án đầu tư là một trong những công cụ thực hiện kế hoạch kinh tế của nghành, của địa phương và của cả nước, để biến kế hoạch thành hành động cụ thể và đem lại lợi ích, kinh tế xã hội cho đất nước, lợi ích tài chính cho nhà đầu tư. c- Công dụng của dự án đầu tư Đối với chủ đầu tư thì dự án nghiên cứu đầu tư là cơ sở để : - Xin phép được đầu tư và giấy phép hoạt động - Xin phép nhập khẩu các vật tư, thiết bị - Xin hưởng các khoản ưu đãi về đầu tư - Xin vay vốn của các định chế tài trong nước - Kêu gọi góp vốn hoặc phát hành trái phiếu, cổ phiếu d- Nội dung chủ yếu của dự án đầu tư Nội dung chủ yếu cụ thể của một dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp bao gồm: - Xem xét các khía cạnh kinh tế xã hội tổng quát có liên quan đến việc thực hiện và phát huy tác dụng của dự án đầu tư - Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ của dự án - Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án - Phân tích khía cạnh tổ chức quản lý và nhân lực của dự án - Phân tích khía cạnh tài chính của dự án. - Phân tích khía cạnh kinh tế xã hội của dự án IV. Xem xét tình hình kinh tế tổng quát có liên quan đến dự án đầu tư 1. Gồm các yếu tố và điều kiện sau a- Điều kiện về địa lý tự nhiên có liên quan đến việc lựa chọn, thực hiện và phát huy hiệu quả của dự án sau này. b- Điều kiện dân số và lao động có liên quan đế nhu cầu và khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm, đến nguồn cung cấp cho dự án c- Tình hình chính trị, các chính sách và luật lệ có ảnh hưởng đến sự an tâm của nhà đầu tư d- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của nơi triển khai dự án e- Tình hình ngoại hối đặc biệt là những dự án có thiết bị nhập khẩu f- Hệ thống kinh tế và tài chính g- Tình hình ngoại thương và các định chế có liên quan 2. Xem xét các mức tiêu thụ hiện tại và trong tương lai Để xác định mức tiêu thụ của thị trường mà dự án định thâm nhập cần những dữ kiện thống kê sau: Khối lượng sản phẩm từng năm của các cơ sở đang hoạt động, khối lượng nhập khẩu hàng năm, mức tồn kho cuối năm của sản phẩm, giá của sản phẩm. 3. Dự đoán nhu cầu trong tương lai Phương pháp thông thường nhất để dự đoán nhu cầu trong tương lai là áp dụng các mô hình toán kinh tế và ngoại suy thống kê. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là những gì xẩy ra trong quá khứ sẽ tiếp tục xẩy ra trong tương lai. Chính vì vậy cần phải ước lượng một cách chính xác hơn tiềm năng phân tích thị trường dựa theo tính toán có tính chất kinh tế hơn. - Tính đàn hồi của nhu cầu so với giá - Tính đàn hồi của nhu cầu so với thu nhập - Các dữ kiện khác ảnh hưởng đến nhu cầu - Dự đoán nhu cầu cho sản phẩm - Các dữ liệu thông tin cần thiết để nghiên cứu sản phẩm trong tương lai - Nghiên cứu nhu cầu trong tương lai trong trường hợp thiếu hoặc không có các dữ liệu thông tin 4. Thị trường tiêu thụ - Hiện có nhu cầu về sản phẩm mà dự án định sản xuất hay chưa? Ai là người tiêu thụ chủ yếu và ai là người tiêu thụ mới có thể có được? - Nhu cầu về sản phẩm này đã được thoả mãn bằng cách nào? Ai là người đáp ứng nhu cầu này trong đó có bao nhiêu %? - Nhu cầu của sản phẩm này có thay đổi theo mùa hay không? Giá cả sản phẩm có gì thay đổi không? V. Phân tích kỹ thuật Là tiền đề cho việc tiến hành phân tích mặt kinh tế của các dự án đầu tư, không có số liệu của phân tích kỹ thuật thì không thể tiến hành phân tích tài chính kinh tế tài chính . Chính vì vậy mà tuỳ thuộc vào dự án cụ thể mà nội dung phân tích kỹ thuật có tính phức tạp khác nhau, ở đây chúng ta xem xét nội dung phân tích kỹ thuật của các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp. - Mô tả sản phẩm sẽ sản xuất của dự án gồm đặc tính của sản phẩm và đánh giá chất lượng của sản phẩm. - Nghiên cứu kỹ thuật và phương pháp sản xuất gồm lựa chọn kỹ thuật và phương pháp sản xuất chọn máy móc thiết bị - Xác định công suất của máy móc thiết bị và của dự án gồm công suất của máy móc thiết bị, công suất của dự án, công suất khả thi của dự án và mức sản xuất dự kiến. - Nguyên vật liệu đầu vào bao gồm tất cả các nguyên vật liệu chính và phụ, vật liệu bao bì đóng gói. Đây là một khía cạnh kỹ thuật quan trọng của dự án. Các nguyên liệu là sản phẩm công nghiệp bao gồm có kim loại cơ bản, sản phẩm công nghiệp trung gian, linh kiện. - Cơ sở hạ tầng gồm năng lượng ( điện năng ) được sử dụng rộng rãi. Đối với nguồn điện năng cần xem xét. +Tổng công suất cần thiết cho nhà máy + Nguồn cung cấp có cần trang bị máy phát điện dự phòng, có cần xây dựng hệ thống đường dây mới phục vụ cho nhà máy. - Nước và các cơ sở hạ tầng khác - Lao động nhu cầu lao động nguồn lao động chi phí lao động - Địa điểm thực hiện dự án : Cơ sở hạ tầng thích hợp đến mức nào? Có cần phải đầu tư thêm không? Mức độ đầu tư có chấp nhận được không? - Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án : Công trình xây dựng của dự án bao gồm các hạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nhân hoạt động được thuận tiện và an toàn. + Các phân xưởng sản xuất chính phụ + Hệ thống điện + Hệ thống nước + Hệ thống giao thông + Hệ thống thắp sáng, điều hoà không khí + Hệ thống thang máy băng chuyền + Văn phòng, nhà ăn, khu giải trí, khu vệ sinh + Tường rào.... - Lịch trình thực hiện dự án : Thực hiện từng hạng mục công trình, từng công việc trong mỗi hạng mục, quá trình của dự án phải đảm bảo làm sao cuối cùng của dự án có thể đi vào sản xuất hoặc hoạt động đúng thời gian quy định. VI . Nội dung phân tích tài chính 1. Xác định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án 1-1 Xác định tổng mức vốn đầu tư Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Tổng mức vốn này được chia thành 2 loại : Vốn cố định và vốn lưu động ban đầu. Vốn cố định bao gồm: - Chi phí chuẩn bị là những chi phí trước khi thực hiện dự án. Chi phí này tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định nhưng là chi phí gián tiếp hoặc liên quan đến việc tạo ra và vận hành khai thác các tài sản đó để đạt được mục tiêu đầu tư. Chi phí này gồm chi phí cho điều tra, khảo sát để lập trình duyệt dự án, chi phí cho quản lí dự án... các chi phí này khó có thể tính toán chính xác được. - Chi phí cho xây lắp và mua sắm thiết bị gồm các khoản sau: + Chi phí ban đầu về mặt đất. Chi phí này phải phù hợp với các quy định của bộ tài chính về tiền thuê mặt đất + Chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng + Giá trị nhà xưởng và kết cấu hạ tầng sẵn có + Chi phí xây dựng mới + Chi phí về máy móc thiết bị phương tiện vận tải + Chi phí khác Vốn lưu động ban đầu gồm các chi phí để tạo ra các tài sản lưu động ban đầu nhằm đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thường. Nó bao gồm: - Vốn sản xuất : Chi phí nguyên vật liệu, điện, nước, nhiên liệu.... - Vốn lưu động : Thành phẩm tồn kho, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền - Vốn dự phòng Tổng mức vốn đầu tư dự tính của dự án cần được xem xét theo từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư và được xác định rõ ràng bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, bằng hiện vật hoặc bằng tài sản khác. 1-2 Xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ. Các nguồn tài trợ cho dự án có thể do ngân sách cấp phát, ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác. Để đảm bảo đúng tiến độ thực hiện của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn nên các nguồn tài trợ này cần phải được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà cả thời điểm nhận được tài trợ. Các nguồn vốn dự kiến này phải được đảm bảo chắc chắn. Sự đảm bảo này phải có cơ sở pháp lý. Nếu khả năng vốn tài trợ lớn hơn hoặc bằng nhu cầu thì dự án được chấp nhận. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm bớt dự án. 2. Các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư 2-1- Giá trị hiện tại dòng của lãi (NPV) Giá trị hiệ tại ròng của lãi được biểu diễn bằng công thức NPV = (Bt - Công ty) (1 + i)-t Trong đó Bt : Doanh thu năm t Ct : Chi phí năm t n : Tuổi thọ của dự án i : Hệ số chiết khấu Đánh giá : NPV > 0 ị dự án khả thi NPV = 0 ị dự án hoà vốn NPV < 0 ị dự án không khả thi 2-2 Hệ số hoà vốn nội tại (IRR): Được biểu diễn bằng công thức sau NPV = (Bt - Ct ) (1 - IRR)-t = 0 IRR (Hệ số hoà vốn nôi tại) là giá trị hệ số chiết khấu khi NPV = 0. Công thức tính gần đúng : NPV1(i2 - i1) IRR = i1 + NPV1 + | NPV2 | i1: Hệ số chiết khấu thấp hơn tại đó NPV vẫn dương nhưng gần bằng 0 i2: Hệ số chiết khấu cao hơn tại đó NPV âm nhưng sát 0 IRR được xác định ị IRR ³ IRR* đ dự án khả thi IRR < IRR* đ dự án không khả thi 2- 3 Tỷ số lợi ích / chi phí (B/C): Được biểu diễn bằng công thức sau Bt (1 + i)-t B/C = Ct (1 + i)-t Đánh giá : B/C >1 ị dự án khả thi B/C = 1 ị Dự án hoà vốn B/C < 1 ị Dự án không khả thi 2- 4 Thời gian hoà vốn (Thv) Là thời điểm mà giá trị NPV = 0 = 0 Công thức tính gần đúng | NPV1 | (t2 - t1) Thv = t + _________________________ | NPV1 | + NPV2 t1: Thời gian ứng với NPV1 < 0 t2: Thời gian ứng với NPV2 > 0 2- 5 Dòng tiền trước thuế và dòng tiền sau thuế + Dòng tiền trước thuế được ký hiệu là CFBT CFBTt = Bt - Ct + Dòng tiền sau thuế được ký hiệu là CFAT CFATt = CFBTt - TTNt - Lt - Pt Trong đó: Bt: Tổng doanh thu tại thời điểm (t) Ct: Tổng chi phí tại thời điểm (t) TTNt: Thuế thu nhập ( TTN = TNCT x T ) Lt: Trả lãi năm (t) Pt:Trả gốc năm (t) T: Thuế suất TNCTt( Thu nhập chịu thuế năm t) = CFBTt - KHt - Lt 2- 6 Khấu hao Khấu hao là sự giảm giá trị của thiết bị do hư hỏng hoặc do hao mòn. Khấu hao có ảnh hưởng tới thuế thu nhập trong khi đó thuế thu nhập lại ảnh hưởng tới dòng tiền mạt thực tế. Các loại khấu hao: - Khấu hao đều tuyến tính là khấu hao được tính ra đều đặn theo các thời đoạn trong suốt thời kỳ tính khấu hao. Điều này có nghĩa là giá trị của tài sản sẽ giảm đi một cách tuyến tính theo thời gian. KHt = ( G - SV )/ n Trong đó : KHt: Lượng khấu hao năm (t) G : Giá trị ban đầu của tài sản SV : Giá trị còn lại vào cuối tuổi thọ hữu ích n : Thời kỳ tính khấu hao - Khấu hao giảm dần: Là hình thức khấu hao ở những năm đầu luôn nhỏ hơn khấu hao ở những năm sau. G - SV KH = x TTi n/2 ( n + 1 ) G: Giá trị ban đầu SV: Giá trị còn lại TTi: Tuổi thọ có ích còn lại tại thời điểm đầu năm -Khấu hao tăng dần: Là phương pháp mà khấu hao ở những năm sau luôn lớn hơn khấu hao ở những năm trước(Công thức được dùng như khấu hao giảm dần) 3. Lập báo cáo tài chính dự kiến cho cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án Bước tiếp theo của quá trình phân tích là tính toán các chỉ tiêu kinh tế tính chất của dự án. Việc tính các chỉ tiêu này là thông qua việc lập báo cáo tài chính dự tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án. Các báo cáo tài chính giúp cho chủ đầu tư thấy được hoạt động tính chất của dự án và nó là nguồn số liệu giúp cho việc tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tính chất của dự án. 3-1 Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án Bao gồm doanh thu do bán sản phẩm chính. Doanh thu của dự án được tính cho từng hoạt động và dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định. 3-2 Dự tính chi phí sản xuất Chỉ tiêu này cũng được dự tính cho từng năm trong suốt cả đời dự án. Việc dự tính chi phí sản xuất, dịch vụ dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án. Khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất. Bởi vậy mức khấu hao ảnh hưởng tới lợi nhuận, đến mức thuế thu nhập phải nộp hàng năm của doanh nghiệp. 3-3 Dự tính mức lỗ lãi của dự án Trên cơ sở số liệu dự tính về tổng doanh thu, chi phí từng năm tiến hành dự tính mức lỗ lãi hàng năm của dự án. Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh kết quả hoạt động sản xuất, dịch vụ trong từng năm của cả đời dự án. 3-4 Bảng dự trù cân đối kế toán của dự án Bảng dự trù cân đối kế toán được tính theo từng năm hoạt động của dự án. Nó mô tả tình trạng tính chất hoạt động kinh doanh của dự án thông qua việc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn trong từng năm hoạt động của dự án. 3-5 Dự tính cân đối thu chi Thu chi của dự án được xác định từ những thông tin trong các báo cáo tài chính song vấn đề cần phân biệt giữa doanh thu và khoản thu, giữa khoản mua và khoản chi trước khi xây dựng bảng cân đối thu chi của dự án. Nếu biết được giá trị hàng hoá bán ra trong một giai đoạn và cũng biết được giá trị của tài khoản thu vào đầu và cuối kỳ ta có thể tính được các khoản thu. Khoản thu trong = Doanh thu + Chênh lệch khoản phải kỳ(dòng tiền vào) trong kỳ thu đầu và cuối kỳ Khoản chi trong = Khoản mua + Chênh lệch khoản phải kỳ(dòng tiền ra) trong kỳ trả đầu và cuối kỳ 4. Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp Tính khả thi về tài chính của dự án được đánh giá không chỉ qua các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án còn có thể thông qua việc xem xét các độ an toàn về mặt tài chính. - An toàn về nguồn vốn - An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ - Độ nhạy của dự án 4-1 An toàn về nguồn vốn - Các nguồn vốn huy động phải được đảm bảo về khối lượng và phù hợp với tiến độ hoạt động của dự án - Tính đảm bảo về pháp lý và cơ sở thực tiễn của các nguồn vốn huy động - Xem xét các điều kiện vay vốn còn phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa vốn tự có và vốn đi vay. 4-2 Phân tích độ nhạy của dự án Là xem xét những thay đổi các yếu tố đầu ra của dự án khi các yếu tố đó có liên qua đến kết quả đầu vào của dự án. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan. Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho chủ đầu tư biết được dự án có nhạy cảm với yếu tố nào. chương III Phần 1 Giới thiệu chung về xã kênh giang Kênh Giang là xã có nhiều tiềm năng phát triển về nông nghiệp, công nghiệp và các loại hình dịch vụ . Hiện nay do xã chưa có đường điện nên tình hình kinh tế chưa được phát triển và còn nhiều thiếu thốn trong sản xuất cũng như trong đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. I. Đặc điểm tự nhiên và xã hội 1. Vị trí địa lý, địa hình Xã Kênh Giang nằm phía đông nam huyện Chí Linh Tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp với huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp xã Bạch Đằng huyện Kinh Môn, phía nam giáp xã Lê Ninh huyện Kinh Môn, phía tây giáp với xã An Lạc huyện Chí Linh. Xã Kênh Giang có địa hình tương đối đa dạng: Là vùng bán sơn địa bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, xã được bao bọc bởi con sông Kinh Thầy và dãy núi Cánh Phượng huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. 2. Tình hình phát triẻn dân số và phân bố hành chính Theo quy hoạch phát triển dân số của xã: giai đoạn 2000 -: - 2005 là 1,3%, giai đoạn 2005 -: - 2010 là 1% . Từ đó ước tính dân số trong từng giai đoạn và phân bố dân cư. Bảng 3.P1.1 Dân số xã Kênh giang Địa danh xã Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Số người Số hộ Số người Số hộ Số người Số hộ Kênh Giang 3190 499 3244 506 3287 512 3. Cơ cấu kinh tế Xã Kênh Giang đang trên đường hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Hiện tại chủ yếu là nông nghiệp và chăn nuôi theo hộ gia đình. Ngoài ra còn có các hộ và hợp tác xã nhỏ đang hoạt động các ngành tiểu thủ công nghiệp nhưng còn ở trình độ tự cung, tự cấp, thiếu quy hoạch và tầm chiến lược trong phát triển kinh tế địa phương. II. Tình tình kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và phương hướng phát triển giai đoạn 2002 -:- 2005 1. Kinh tế. a. Nông nghiệp: Trồng trọt : Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp chủ yếu là trồng loại cây theo thời vụ ( trồng cây hàng năm ) chiếm 90% tổng diện tích gieo trồng. Cây lúa nước được trồng làm 2 vụ : vụ đông và vụ mùa. Cây mầu trồng 1 vụ gồm: Ngô, khoai, sắn. Ngoài ra còn trồng 1 số loại cây công nghiệp như lạc, đỗ, bông, mía. Chăn nuôi : Chăn nuôi theo hộ gia đình. Tốc độ phát triển đàn gia súc, gia cầm năm 2001 : Đàn bò 140%, đàn lợn 125%, gia cầm 110%. b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Các nghành nghề hiện chưa phát triển. Dự kiến trong tương lai sẽ có 1 số xưởng cơ khí như gò, hàn, tiện, điện dân dụng, may mặc, xây dựng, mộc, đan lát, xay xát, chế biến thực phẩm. c. Tổng sản lượng kinh tế hàng năm. Khoảng 1.600.000.000đ/năm. Bình quân thu nhập theo đầu người khoảng 380.000 -:- 430.000đ/năm. 2. Chính trị văn hoá, xã hội Về chính trị Có sự thống nhất cao giữa chính quyền địa phương với nhân dân, đội ngũ cán bộ xã được người dân tin tưởng, lựa chọn, có uy tín với dân luôn nhiệt tình và năng động trong công tác. Cộng đồng nhân dân xã luôn luôn sống đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Nếp sống văn minh và thuần phong mỹ tục của dân tộc luôn được duy trì và phát triển. Về văn hoá giáo dục Xã hiện nay đã có nhà trẻ, mẫu giáo và trường PTCS , PTTH. Đời sống của người dân còn chưa được đáp ứng đầy đủ thiếu phim ảnh, các hoạt động nghệ thuật. Về Y tế Xã đã có trạm y tế để chăm lo sức khoẻ cho dân, nhưng trang thiết bị thuốc men còn thiếu thốn. Về thông tin đại chúng Xã chưa có đủ hệ thống loa truyền thanh ( Công cụ thông tin tối thiểu của nông thôn ) Về tình hình xã hội An ninh trật tự ổn định, có nề nếp, nhân dân sống và làm việc theo pháp luật 3. Phương hướng phát triển tới năm 2005 a. Kinh tế Nông nghiệp + Trồng trọt: Phấn đấu tăng thêm diện tích gieo trồng. Khi có điện sẽ có thuận lợi cho việc điều hoà thuỷ lợi, góp phần tăng năng suất cây trồng. Mục tiêu kế hoạch đề ra: Đạt năng suất lúa cả năm 35 tạ/ha. Tổng sản lượng quy ra thóc hàng năm bình quân phấn đấu đạt được khoảng 1.300 -:- 1.400 tấn/năm. Bình quân lương thực hàng năm theo đầu mgười phấn đấu đạt 320 kg/người. + Chăn nuôi: Tiến hành phổ cập các kiến thức, thường thức về chăn nuôi nhằm đưa số lượng vật nuôi cao hơn nữa. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Dự kiến giai đoạn 2002 -:- 2005: Xây dựng các cơ sở gạch ngói, vật liệu xây dựng. Ngoài ra khi có điện, xã sẽ xây dựng các cơ sở chế biến thực phẩm, xay xát, cơ khí nhỏ phục vụ nhu cầu tại chỗ. Một vài chỉ tiêu kinh tế trong tương lai Giai đoạn 2003 -:- 2004 - Bình quân thu nhập đầu người 450.000đ/người/năm. - Tổng sản lượng kinh tế hàng năm của xã khoảng 1.800.000.000đ. Giai đoạn 2004 -:- 2005 - Bình quân thu nhập đầu người khoảng 500.000đ/người/năm. - Tổng sản lượng kinh tế hàng năm của xã khoảng 2.200.000.000đ. b. Xây dựng cơ sở hạ tầng Xây dựng lưới điện cao, hạ thế và các trạm biến áp, đưa điện lưới quốc gia về tạo động lực tập trung phát triển kinh tế dân sinh. c. Chính trị văn hoá, xã hội Trong giai đoạn tới mục tiêu của xã là: Ngày càng kiện toàn bộ máy lãnh đạo ở xã, xóm, tăng cường đoàn kết dân, đảm bảo trật tự an ninh trên toàn địa bàn xã. Tích cực bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và thương mại, hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, đảm bảo làng xóm sạch đẹp, xã hội văn minh. Hoàn chỉnh các trường học đủ chỗ, phong quang sạch sẽ cho các em học sinh tới trường. Từng bước phát triển thông tin đại chúng (Truyền thanh, ti vi ) để người dân vùng núi có điều kiện tiếp cận được với các thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tiếp nhận được nhanh chóng các chủ trương chính sách của Nhà nước, yên tâm sản xuất. d.Về dân số Hạ mức phát triển dân số xuống thấp. Giai đoạn 2002 -:- 2005 tỷ lệ phát triển xuống còn 1% và giai đoạn 2005 - :- 2010 tỷ lệ là 0,8%. III. Sự cần thiết phải xây dựng dự án đầu tư 1. Hiện trạng lưới điện a. Nguồn điện Lưới điện 35 KV cung cấp cho xã Kênh Giang được lấy từ trạm biến áp trung gian ( Trạm Lộ ) 160 KVA-110/35 thuộc xã Bạch Đằng huyện Kinh Môn. b. Lưới điện trung thế truyền tải và phân phối Hiện xã chưa có lưới điện trung thế nhưng đã có đường dây 35 KV Hải Dương Chí Linh dây AC 95 và đường dây 35 KV cấp cho Đông triều Quảng Ninh dây AC 70 có thể xây dựng tiếp đường dây 35 KV cấp điện cho xã Kênh Giang qua các trạm biến áp 35/0,4 KV. 2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng Xã Kênh Giang là một trong những xã có tiềm năng phát triển của huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. Nơi đây vốn là cơ sở cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có truyền thống cách mạng cao chịu nhiều gian khổ hi sinh nhưng luôn có đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến cứu nước và giữ nước. Hiện nay đây là khu vực còn chưa phát triển và dân chí chưa cao, cơ sở hạ tầng cần để phát triển kinh tế văn hoá xã hội còn nghèo nàn. Việc đầu tư xây dựng công trình điện khí hóa xã Kênh giang là rất cần thiết và vô cùng cấp bách. Nhằm thay đổi tận gốc hiện trạng kinh tế văn hoá xã hội theo chiều hướng ngày càng đi lên, hoà nhập với các vùng đã được ưu tiên đầu tư phát triển trước đây. IV. Nhu cầu về điện năng Việc tính toán nhu cầu công suất điện cho xã dựa trên cơ sở + Hiện trạng và kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá xã hội đến năm 2005 và 2010 + Tham khảo suất tiêu thụ điện trong sản xuất và sinh hoạt của các vùng nông thôn phía Bắc. Nhu cầu điện được phân ra các hạng mục như sau 1. Điện phục vụ cho ánh sáng sinh hoạt Suất chỉ tiêu điện dân dụng được tính theo các thông số sau - Nhu cầu công suất đạt của một hộ dân vùng nông thôn qua điều tra thực tế và tham khảo số liệu các vùng nông thôn miền Bắc. Vào khoảng thời gian từ 2002 á 2005 là 0,3 KW. - Hệ số sử dụng trong 1 gia đình lấy là : Ksd = 0,8 - Hệ số đồng thời khu vực lấy là : Kđt = 0,8 Từ đó tính được công suất cực đại của 1 hệ trong giai đoạn 2002 - :- 2005 là 0,192 KW, giai đoạn 2005 - :- 2010 là 0,32 KW Trên thực tế những năm gần đây nhu cầu điện sinh hoạt ngày một tăng nhanh do đời sống ngày một đi lên. Năm đầu tiên khi mới có điện thì nhu cầu đòi hỏi điện thương phẩm chưa cao nhưng từ năm2003 - 2005 nhu cầu điện thương phẩm tăng cao vì người dân biết được lợi ích và tận dụng được các lợi ích của dòng điện mang lại. Và những năm kế tiếp nhu cầu điện thương phẩm chỉ tăng với tốc độ trung bình. Theo điều tra từ năm 2005 -:- 2021 tốc đọ phát triển nhu cầu điện thương phẩm của xã tăng trung bình là 7%/năm. Chí có nhờ nguồn điện nên đã thu ngắn được khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Qua khảo sát nhu cầu điện thương phẩm của xã ta biết được công suất cực đại bình quân của mỗi hộ khách hàng trong giai đoạn 2002 -:- 2005 là 0,2KW, giai đoạn 2005 -:- 2010 là 0,32KW, giai đoạn 2010 -:- 2021 là 0,35KW Do dân cư phân bố không đồng đều, dự kiến đến năm 2005 mới có thể cung cấp điện cho 100% dân số. Từ đó có thể tính được các phụ tải cực đại trong các giai đoạn là Pmsh 2002 -:- 2005 = 120 KW Pmsh 2005 -:- 2010 = 212 KW 2. Điện phục vụ cho tiểu thủ công nghiệp Hiện nay phụ tải tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của khu vực chưa phát triển. Theo số liệu điều tra thực tế dự kiến đến năm 2005 và 2010 công suất cực đại của xã Kênh Giang là Pmtcn 2002 -:- 2005 = 30 KW Pmtcn 2005 -:- 2010 = 60 KW 3. Điện phục vụ cho nông nghiệp Phụ tải nông nghiệp của xã chủ yếu là phụ tải động lực xay xát, trong giai đoạn 2005 chưa phát triển mạnh được công nghiệp. Từ đó tính được phụ tải cực đại trong các giai đoạn là Pmnn 2002 -:- 2005 = 10 KW Pmnn 2005 -:- 2010 = 15 KW 4. Điện phục vụ văn hoá xã hội, thương mại, dịch vụ Theo số liệu điều tra và tham khảo dự báo nhu cầu phụ tải của đề án điện khí hoá tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 -:- 2005 -:- 2010, dự kiến giai đoạn đến năm 2005 nhu cầu công suất sẽ vào khoảng Pm văn hoá xã hội 2002 -:- 2005 = 30 KW Pm văn hoá xã hội 2005 -:-2010 = 60 KW 5. Tổng hợp nhu cầu công suất cực đại chia theo các vùng phụ tải đến năm 2005 và năm 2010 Bảng 3 P1.2 nhu cầu phụ tải ( Pmax ) Đơn vị: KW Địa danh xã Phụ tải Năm NN Sinh hoạt Tiểu thủ công nghiệp VHXH & Dịch vụ Tổng Kênh Giang 10 15 120 214 30 60 30 60 190 349 2005 2010 Phần 2 các giải pháp kỹ thuật cho công trình Phương án cấp điện cho xã Kênh giang được lập căn cứ vào hiện trạng và quy hoạch phát triển lưới khu vực I. Nguồn điện Theo quy hoạh trong giai đoạn 2000 á 2005 nguồn điện cấp cho khu vực huyện Chí Linh lấy từ trạm 110/35/22 KV Đồng Niên Hải Dương thông qua đường dây truyền tải 35 KV và 220 KV. Cụ thể là đường dây trung thế Theo quy hoạch lưới điện khu vực, trong tương lai tỉnh Hải Dương vẫn sử dụng hai phương án cấp điện trung thế 35 KV và 22 KV được sử dụng linh hoạt trong một đường dây phân phối. Đối với khu vực xã Kênh Giang được thể hiện. Xây dựng đường dây 35 KV và các nhánh rẽ 35 KV cấp điện cho xã thông qua các trạm biến áp 35/ 0,4 KV và lưới điện 0,4 KV. II. Sơ đồ cấp điện 1. Trạm biến áp 35/0,4 KV Căn cứ vào nhu cầu phụ tải, đặc điểm phân phối của phụ tải, căn cứ địa điểm địa hình các khu dân cư, căn cứ vào yêu cầu tổn thất và chiều dài của các đường dây hạ thế ta lựa chọn sơ đồ cấp điện như sau + Công suất các trạm biến áp 35/0,4 KV. Chọn máy biến áp có công suất từ 160 KVA, số lượng và vị trí đặt trạm biến áp, có 4 trạm biến áp. Trạm 1: Đặt tại UBND xã Kênh Giang với công suất 50 KVA Trạm 2: Đặt tại thôn Tân Lập với công suất 100 KVA Trạm 3: Đặt tại thôn Thái Sơn với công suất 100 KVA Trạm 4: Đặt tại thôn An Sinh với công suất 50 KVA 2. Lưới điện hạ thế Xuất phát từ các trạm hạ áp 35/0,4 KV xây dựng các đường dây hạ thế cấp điện cho sinh hoạt của nhân dân. Quy mô xây dựng các đường dây được thể hiện Trạm 1: 1.300 m Ttạm 2: 1.999 m Trạm 3: 1.372 m Trạm 4: 1295 m Tất cả các nhánh đường dây hạ thế được thiết kế loại dây PVC 50. Chiều dài dây được thể hiện ở các phần thiết kế sau. 3. Công tơ đo đếm Để chống tổn thất điện năng và đảm bảo kinh doanh bán điện và kinh doanh điện theo quy định hiện nay tất cả các hộ dùng điện phải có công tơ điện. III. các giải pháp kỹ thuật chính cho dự án A. Đường dây 35 KV 1. Tiết diện và chủng loại dây dẫn Tiết kiệm dây dẫn được lựa chọn theo điều kiện kinh tế kỹ thuật có xét đến tốc độ phát triển của phụ tải đến năm 2010 (có tham khảo quy định dây dẫn của CTy Điện Lực I) sau đó tiến hành điều tra theo chỉ tiêu tổn thất điện áp . + Tiết diện kỹ thuật Itt S = Jkt Trong đó Itt : Dòng điện tính toán Jkt : Mật độ dòng điện kỹ thuật ứng với số giờ sử dụng. Công suất (max) trong năm. Nếu (t) sử dụng công suất > 5000h thì : Jkt = 1,3 + Dòng điện tính toán lớn nhất trong điều kiện làm việc bình thường P 349 Itt = = ằ 10A U 35 + Tiết diện kỹ thuật Itt 10 Fkt = = = 7,7 mm2 Jkt 1,3 Kiểm tra theo chỉ tiêu tổn thất điện áp và để truyền tải cho các xã lân cận chọn dây dẫn tiết diện 70mm2 cho các nhánh rẽ. Chủng loại dây nhôm lõi thép ký hiệu AC - 70 có các đặc tính cơ lý như sau - Mô đun đàn hồi 8280 (M/ mm2) - Hệ số dây dẫn nở dài 19,2.106 (1/0C) - Đường kính 114 mm - Tiết diện dây dẫn 97,6 mm2 - Trọng lượng riêng 0,276 kg/m Quá trình tổn thất điện áp tại các điểm cuối của nhánh rẽ 35 KV đều ở trong khoảng DU< 2% 2. Tuyến đường dây Đường dây 35 KV cấp điện cho xã Kênh Giang huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương được lựa chọn như sau a. Trục chính - Điểm đầu cột số 12 đường dây 35KV đi Hoàng Thạch - Điểm cuối trạm biến áp thôn An Sinh - Chiều dài tuyến 6250 m Toàn tuyến có 15 góc rẽ, góc lớn nhất là 900 và góc nhỏ nhất là 50 b. Nhánh rẽ đến trạm biến áp - Điểm đầu cột số 8 đường dây 35KV trục chính - Điểm trạm cuối cùng thôn Thái Sơn - Chiều dài đoạn tuyến 525 m Tổng chiều dài tuyến đường dây 35KV là 6775 m 3 Đặc điểm tuyến đường dây Do điều kiện địa hình, đặc điểm phân bố dân cư, đường dây có nhiều góc ngoặt lớn, vượt ruộng, sông. 4. Các giải pháp kỹ thuật chính Cột: Toàn tuyến được lựa chọn sử dụng loại bê tông cốt thép có chiều dài từ 12 -:- 16 m Các cột được thiết kế theo sơ đồ sau + ĐT - 12B, ĐT - 14B, ĐV - 14B cho các vị trí cột đỡ và đỡ vượt + NT - 12C, NT -14C, NG - 12C, NG - 14C, NG - 16C cho các vị trí cột néo + NG II - 12B, NG II - 14B, cho các vị trí cột néo vượt khoảng lớn Xà: Toàn tuyến sử dụng loại xà được chế tạo bằng thép và bảo vệ bằng sơn chống gỉ. Xà được thiết kế như sau + XĐ 35 - 1L, XĐV 35 - 1L, XN35 -1L, XN II - 25 Móng: Toàn tuyến sử dụng móng đúc bằng bê tông cốt thép tại chỗ mác M50 và được thiết kế như sau MT - 2, MT - 2a, MT 3 - 3a, MT4 - 4a, MT - 7a Dây néo và móng néo Các vị trí néo tăng cường bằng các loại dây néo ND 20 và dây néo ND 16. Dây néo được liên kết với đất bằng móng néo MN 15 -15, M20 - 5 Cách điện Các vị trí néo dùng chuỗi cách điện kí hiệu NĐ - 2, mỗi chuỗi gồm 4 bát cách điện. Các phụ kiện mạ kẽm - Các vị trí đỡ dùng phần sứ kiểu đứng 35KV - Cách điện phải được thử nghiệm, đạt tiêu chuẩn mới đưa vào sử dụng 5. Các yêu cầu khác Các vị trí cột đầu tuyến và rẽ nhánh vào trạm được lắp thu lôi ống. Toàn bộ các cột trên tuyến được tiếp địa kiểu RC - 2 Đầu tuyến lắp bộ cầu dao liên động B. Các trạm biến áp 35/0,4KV Số lượng và vị trí đã được nêu ở phần trên, trạm được lắp đặt theo kiểu trạm treo 1. Các giải pháp công nghệ và xây dựng chủ yếu +Máy biến áp : Tất cả 4 MBA 35/0,4KV đều phải đạt đủ công suất đã lựa chọn +Phía cao áp được bảo vệ quá dòng bằng cầu chì tự rơi (SI 35) bảo vệ quá áp khí quyển bằng chống sét van + Phía hạ áp được bảo vệ quá dòng bằng attomat nhánh, bảo vệ áp khí quyển bằng thu lôi van kiểu GZ - 500 hoặc PV - 10 - B1 do Việt Nam chế tạo +Mỗi trạm được đặt một tủ điện phân phối chọn bộ chứa toàn bộ các thiết bị phần hạ áp và các thiết bị đo lường + Trạm được thực hiện nối đất đảm bảo điện trở nối đất < 4Ω. Nối đất được thực hiện nối đất hình thành tia kết hợp cọc. Tia tiếp đất sử dụng thép tròn CT3 ỉ 12, cọc thép sử dụng loại thép L63 x 3 + Mỗi trạm sử dụng hai cột bê tông li tâm cao 10 m, sử dụng các loại xà đỡ máy biến áp, đỡ dây, đỡ SI và sử dụng các nội dung thao tác.Tất cả các loại xà được bảo vệ bằng sơn chống gỉ. + Móng cột được sử dụng bằng móng bê tông cốt thép đúc tại chỗ mác M 150 + Trên trạm phải ghi tên trạm, công suất của trạm, và nội quy an toàn. C. Đường dây 0,4 KV 1. Tuyến đường dây Tuyến đường dây được lựa chọn đi dọc theo các con đường thôn và các hộ sử dụng điện. Nhìn chung các tuyến đường dây đều đi trên địa hình tương đối bằng, có độ cao thay đổi vừa phải. 2. Dây dẫn Để đảm bảo chất lượng điện năng sử dụng và tổn thất điện áp cho phép thiết kế sử dụng các loại dây cáp nhôm bọc PVC dây có tiết diện 50 mm2 cho các trục chính và nhánh rẽ. 3. Cách điện và các phụ kiện Đường dây hạ thế sử dụng các loại cách điện bằng sứ theo các loại A110 và A30. Các phụ kiện được lựa chon phù hợp 4. Cột, móng Cột: Tuỳ theo công tơ của tuyến dây hạ thế mà lựa chon cột như sau: Với các đường trục chính sử dụng cột bê tông vuông H 8,5 m, H 7,5 m cho các khoảng vượt lớn và vượt qua đường ôtô chạy dùng cột bê tông của công ty bê tông đúc sẵn Hải Dương 5. Các biện pháp khác Khoảng 300 m thực hiện tiếp đất lặp lại nhiều lần bằng tiếp địa cọc loại RC - 2. Các cọc được đánh số thứ tự và đảm bảo chất lượng 6. Công tơ đo đếm Đối với các hộ sử dụng công tơ 3 pha. Tuỳ theo vị trí, công suất phụ tải và tính chất công việc mà có biện pháp cụ thể. Công tơ phải được đặt ở trong hòm có khoá bảo vệ, đặt hòm ở nơi thuận tiện để việc kiểm tra bảo vệ được dễ dàng. Đối với công tơ 1 pha của các hộ dùng điện do đặc điểm địa hình bố trí dân cư nên trong dự án này chỉ tính đầu tư cho hệ thống thiết bị và phụ kiện cho việc lắp đặt hoàn chỉnh công tơ trên cột Công tơ : Chỉ được dùng các loại công tơ đã qua kiểm định của ngành. Hòm công tơ bằng nhựa compotit, mầu ghi có khoá bảo vệ, tuỳ theo tình hình phân bố dân cư có thể bố trí từ 1-:- 4 công tơ trong một hòm. Dây dẫn từ đường dây 0,4KV đến hòm công tơ dùng loại cáp lõi đồng PVC 2 x 16 mm2 và dây dẫn từ hòm công tơ đến hộ dùng điện thì dùng cáp 2 x 4 mm2. Bảo vệ hệ thống điện từ hộ công tơ đến hộ dùng điện được sử dụng cầu chì 5A -:- 10A lắp trong hòm công tơ Phần 3 Phương án huy động vốn và kế hoạch thực hiện I. Tổng mức đầu tư xây dựng dự án Vốn đầu tư xây dựng dự án được xác định là toàn bộ các chi phí để hoàn chỉnh toàn bộ công trình. Đường dây 35KV và các trạm biến áp 35/0,4KV điện khí hoá Kênh Giang bắt đầu từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu kết thúc đầu tư, đưa công trình vào khai thác sử dụng gồm: Chi phí xây lắp khai thác, dự phòng trong vốn xây lắp đã tính đủ chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công, các khoản mục chi phí được hưởng theo chế độ hiện hành. 1. Cơ sở lập dự án đầu tư - Khối lượng xây lắp dự án - Các giải pháp kỹ thuật và xây dựng dự kiến - Tổng mức đầu tư được lập theo hướng dẫn 4427 - KHĐT ngày 12/11/1999 của Bộ Công Nghiệp - Giá thiết kế 179/BXD - VKT - Giá khảo sát 177/BXD - VKT - Chi phí tư vấn khác theo thông tư số 501/BXD - VKT II. phương án huy động vốn Để thực hiện dự án này ta cần số lượng vốn là 2.507.137.147đ Nguồn vốn dự kiến: Vay 100% vốn hỗ trợ của OĐA với lãi xuất là 10%/năm III. Kế hoạch thực hiện Lập và duyệt báo cáo NCKT và chuẩn bị vốn từ quý IV năm 2000 Thiết kế kỹ thuật thi công và hoàn chình các thủ tục xây dựng cơ bản vào quý I năm 2001 khởi công đầu quý 2 năm 2001 Hoàn thành vào cuối quý I năm 2002 Bảng 3.P3.5 tính chi phí máy biến áp Tên thiết bị và quy cách Đ vị S L Đơn giá Thành tiền 1 - Mua sắm - MBA 3 pha 100KVA - 35/0,4 KV - Chống sét van 35KV Tủ điên hạ áp trọn bộ 400v 2 - Lưu thông phí cái bộ cái % 1 1 1 3 30.000.000 12.000.000 5.000.000 47.500.000 30.500.000 12.000.000 5.000.000 1.425.000 Cộng ( 1+ 2 ) 48.925.000 Phần 4 Phân tích tài chính - kinh tế dự án I. Phân tích tài chính của dự án 1. Mục đích của phân tích tài chính Phân tích kinh tế tài chính dự án nhằm tính toán toàn bộ hiệu quả và chi phí của dự án trên quan điểm của chủ đầu tư. Qua đó đánh giá khả năng thực hiện về mặt thương mại của dự án xem xét mức độ sinh lợi của công trình để đảm bảo khả năng hoàn vốn hay không, đối với các điều kiện vay vốn của ngân hàng. Qua đó kiến nghị một số điều kiện để dự án mang tính khả thi về mặt tài chính trong quá trình quản lý và vận hành công trình sau này Sau đây ta đi sâu vào phân tích đánh giá dự án cụ thể về mặt tài chính gồm 1. NPV Giá trị hiện tại ròng 2. IRR Suất thu lợi nội tại 3. B/C Tỉ số lợi ích / chi phí 4. T* Thời gian hoàn vốn nội tại 5. Phân tích độ nhậy của dự án 2. Các tham số đưa vào dự án và lập phương án cơ sở Tính toán phân tích trên quan điểm của doanh nghiệp ngành điện. - Vốn đầu tư xây dựng 2.507.134.147đ - Vay 100% vốn của ODA với lãi xuất 8%/năm - Trả gốc và lãi đều trong 20 năm - Chi phí vận hành bằng 2% của doanh thu bán điện - Tuổi thọ của công trình là 20 năm và khấu hao đều đến hết tuổi thọ của dự án - Kế hoạch sử dụng vốn. Theo kế hoạch dự án được tiến hành xây dựng từ quý II năm 2001, kết thúc xây dựng và đưa vào sử dụng vào quý I năm 2002. Vốn được phân bổ như sau + 30% cho các công việc chuẩn bị thi công móng, bước đầu lắp đặt cột + 70% cho các công việc lắp trạm, kéo dây lắp sứ, nghiệm thu và bàn giao. - Thuế và các chi phí khác. Theo quy định tạm thời về nội dung phân tích kinh tế tài chính trong giai đoạn nghiên cứu khả thi. + Thuế TNDN ưu đãi 25% + Thuế TNCT CFBT - khấu hao - trả lãi - Giá mua và giá bán điện Giá mua và giá bán được áp dụng theo giá của chính phủ đã quy định - Giá mua vào 455 đ/ kwh - Giá bán ra 650đ / kwh - Các thông số khác Điện năng tổn thất trên đường dây là 4% tổng số điện mua vào ( bao gồm cả tổn thất do sự cố mất điện ) Điện thương phẩm của công trình là tổng điện nhận của phụ tải đầu vào trừ đi tổn thất của đường dây 35KV huyện Chí Linh tới năm 2005 được tính theo công thức A = ( Pmax x Tmax ) - tổn thất Trong đó Pmax: Phụ tải cực đại đầu vào đường dây phụ tải của trạm xây dựng trong dự án Năm 2003 Pmax là 190 KW Năm 2005 Pmax là 349 KW - Xác định hệ số chiết khấu Hệ số chiết khấu để được tính toán phân tích trong dự án. Có nhiều phương pháp để xác định, trong dự án này hệ số chiết khấu được xác định bằng suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được = MARR. Như vậy hệ số chiết khấu ( i ) trong dự án này là i = 10%/năm Tiền nợ cuối năm sẽ bằng vốn vay trừ đi phần trả rồi trừ đi lãi suất vay 10%/năm Trả hàng năm theo quy định của chủ dự án được phép trả nợ theo khả năng. Vì vậy tiền trả nợ hàng năm cho ngân hàng sẽ là phần còn lại của doanh thu bán điện sau khi đã trừ đi phần mua điện, chi phí O và M, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất, chủ dự án tiến hành trả nợ hết cả vốn lẫn lãi. - Khấu hao: Dựa vào đời sống kinh tế của từng dự án. Quy định khấu hao là khấu hao đều trong 20 năm ( tức là 5%/năm =125,356.106đ ) bắt đầu từ khi công trình được đưa vào khai thác. Như vậy từ năm thứ nhất trở đi mỗi năm chi phí khấu hao tài sản cố định cố định khoản chi phí này sẽ là 5% vốn đầu tư. Trả tiền gốc và lãi vay: Tổng số tiền vay 2507.106VND với lãi xuất 10%/năm. Tổng số tiền vay phải trả đều trong 20 năm ( mỗi năm125,35.106đ = 5%/năm ) với lãi xuất 10%/năm trả đều cả gốc và lãi trong 20 năm Số tiền phải trả hàng năm = Lãi suất vay x ( Vốn đầu tư - Phần trả vốn ) Doanh thu của phương án cơ sở Được tính = nhu cầu điện tương phẩm x giá bán DTt = NCĐTPt x GBt Tổng chi phí của dự án cơ sở gồm: (ký hiệu TCP) TCPt = CPVHBĐt + CPCĐt + CPMĐt Trong đó: CPVHBĐ là chi phí vận hành biến đổi CPCĐ là chi phí cố định CPMĐ là chi phí mua điện Khấu hao của dự án cơ sở được tính: (ký hiệu KH) Là khấu hao đều trong suốt 20 năm (tương đương mỗi năm bằng 5% và bằng 125,35 x 106đ) Trả gốc của dự án cơ sở được tính: Trả đều trong 20 năm mỗi năm là 5% tổng vốn đầu tư ( và bằng 125,35 x 106đ) Với lãi suất 10%/năm, trả lãi của dự án cơ sở được tính (ký hiệu TL) TLt = TGt x 10% Trong đó: TLt lãi suất năm t TGt tiền gốc năm t Lãi suất 10%/năm - Xác định dòng tiền tệ Dãy tiền tệ trong phân tích dự án được xác định bằng quan hệ giữa vốn và mức thu hồi ròng. Để thiết lập dòng tiền tệ ta ký hiệu Bt: Doanh thu ( bằng giá bán điện x điện thương phẩm ) Ct: Chi phí (chi phí mua điện + chi phí vận hành biến đổi + chi phí cố định) CFBTt : Dòng tiền trước thuế năm ( t ) CFATt : Dòng tiền sau thuế năm ( t ) T : Thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 25% TNCT O & M: Chi phí bảo dưỡng cố định bằng 1% tổng vốn đầu tư Chi phí vận hành: 2% doanh thu từ bán điện Khấu hao đều trong 20 năm Thu nhập chịu thuế = CFBTt - ( khấu haot + trả lãit ) Với các điều kiện để đánh giá, thì sau một quá trình tiến hành lựa chọn phương án kỹ thuật và phân tích tài chính kinh tế dự án có thể kết luận rằng đứng trên quan điểm của doanh nghiệp ngành điện dự án có tính khả thi và có thể đưa vào khai thác vận hành. Ngoài những hiệu quả kinh tế của dự án, nó còn mang lại nhiều lại lợi ích cho xã hội về lâu dài, có ý nghĩa to lớn trên quan điểm chính trị thể hiện sự quan tâm của đảng của nhà nước đối với đời sống tinh thần của nhân dân ta nói chung và nông thôn nói riêng. 7. Phân tích độ nhậy Nhiều khi những dự kiến ban đầu không chính xác, các thông số đầu biến đổi một cách bất lợi cho việc thực thi dự án để khẳng định chắc chắn khả thi của dự án ta phải phân tích thêm một số phương pháp khác có thông số đầu vào bất lợi nhưng có thể xẩy ra trong thực tế. Là một dự án có quy mô lớn, có tầm quan trọng trong việc cấp điện cho xã Kênh Giang để thực hiện chính sách đưa ánh sáng đến các vùng nông thôn của Chính Phủ. Việc xem xét đánh giá dự án xây dựng công trình phải tiến hành kỹ lưỡng với một số vốn đầu tư đi vay, công trình phải đảm bảo tính khả thi để có thể trả đủ vốn và lãi vay cho ngân hàng. Trong dự án này đề cập đến việc xem xét biến động của - Tổn thất thực tế lớn hơn tổn thất kế hoạch đã đề ra. - Nhu cầu điện thương phẩm mỗi năm giảm 5% - Tổng vốn đầu tư tăng 5% - Nhu cầu điện thương phẩm giảm 5% và tổn thất tăng 1% Trên cơ sở xác định giá trị áp đặt tình huống rủi ro và tính toán ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án với mức tổn thất điện, nhu cầu điện thương phẩm giảm, tổng vốn đầu tư tăng, giá điện mua vào tăng ở những bằn CFAT trước. Nếu các yếu tố đầu vào sẽ xẩy ra nó sẽ kéo theo sự ảnh hưởng của mức thu hồi ròng, giảm lãi ròng, nếu giảm quá sẽ làm cho dự án phá sản, giả sử tổn thất thực tế tăng lên 1%, nhu cầu điện thương phẩm mỗi năm giảm 5%, tổng vốn đầu tư tăng 5%, nhu cầu điện thương phẩm giảm 5% và tổn thất tăng 1% ta cần tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả như NPV, IRR, B/C, Thv...... Nếu vẫn đạt yêu cầu của dự án có độ chính xác cao, kết quả tính toán đạt như sau: - Khi tổn thất điện tăng thêm 1% so với dự kiến thì các chỉ tiêu đạt NPV = 2891,201 B/C = 1,153215đ IRR = 18,4% Thv = 10 năm 7 tháng - Nhu cầu điện thương phẩm giảm mỗi năm là 5%, các chỉ tiêu đạt được NPV = 2655,796 B/C = 1,059352đ IRR = 17,76% Thv = 10 năm 10 tháng - Khi tổng đầu tư tăng 5% thì các chỉ tiêu trong phân tích độ nhậy thay đổi NPV = 2913,478 B/C = 1,107đ IRR = 18,4% Thv = 10 năm 6 tháng - Khi nhu cầu điện thương phẩm giảm 5% và tổn thất cũng tăng 1% so với kế hoạch đề ra NPV = 2519,718 B/C = 1,003079đ IRR = 17,3% Thv = 11 năm 1 tháng 8. Nội dung phân tích Trong từng phương án ta lần lượt xem xét các chỉ tiêu tài chính đã nêu ra, thông qua bảng phân tích của từng phương án, trong bảng phân tích độ nhậy này. - Khấu hao: Dựa vào đời sống kinh tế của từng dự án. Quy định dự án khấu hao đều trong 20 năm ( 5%/năm ) bắt đầu từ năm dự án được đưa vào khai thác. Như vậy từ năm thứ nhất đến năm thứ 20 mỗi năm trong các khoản chi phí của dự án có chi cho khấu hao tài sản cố định khoản chi phí này sẽ là 5% tổng vốn đầu tư. - Trả lãi vay: Chi phí tài chính của một năm đầu phải hoàn trả ngay và trả cùng với chi phí tài chính của năm thứ nhất, như vậy lãi vay bắt đầu trả vào năm thứ nhất, với hình thức trả đều cả vốn lẫn lãi. - Tổng chi phí: Tổng chi phí cho dự án bao gồm tiền mua điện, chi phí khấu hao, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất, chi phí O&M. - Lợi nhuận chịu thuế: Phần lợi nhuận của lợi tức là phần còn lại của doanh thu bán điện trừ đi tổng chi phí - Dòng tiền sau thuế ( CFAT ): Dòng tiền sau thuế của doanh nghiệp bằng lợi nhuận sau thuế cộng với tiền khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp được giữ lại. Ta biết rằng đánh giá tài chính dự án là nhằm xem xét đánh giá lợi nhuận ròng mà dự án đem lại cho chủ đầu tư được bao nhiêu. Nhưng cũng từ đánh giá tài chính ta cũng biết được phần lợi nhuận mà dự án đem lại cho các tác nhân khác mà ở dự án này là nhà nước và ngân hàng. Chương IV Kết quả và kết luận 1. Kết quả Sau khi tiến hành tính toán cơ sở và các phương án theo yêu cầu của phân tích độ nhậy, kết quả tính toán được đưa vào bảng tổng kết các chỉ tiêu tài chính. Theo bảng tổng kết các chỉ tiêu tài chính tất cả các phương án đều có giá trị hiện tại ròng NPV > 0, B/C > 1 và các hệ số hoàn vốn nội tại IRR > lãi suất cho vay. Thời gian hoàn vốn của phương án đều ngắn và có thể chấp được giá thành truyền tải 1kwh điện trung bình cho cả tuổi thọ của dự án là không cao so với giá bán điện thương phẩm ở cuối đường dây. Nhìn chung tất cả các phương án có lãi và đảm bảo thanh toán được vốn, lãi đã đầu tư cho dự án. 2. Kết luận Căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá dự án xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp 35KV cấp điện cho xã Kênh Giang huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương là hoàn toàn khả thi về mặt tài chính. Qua các bảng phân tích độ nhậy ta thấy các chỉ tiêu đều đạt hiệu quả.Trong dự án này vẫn có khả thi cao khi mức tổn thất điện thực tế lớn hơn tổn thất điện kế hoạch 1%, nhu cầu điện thương phẩm mỗi năm giảm 5%, tổng vốn đầu tư tăng 5%, nhu cầu điện thương phẩm giảm 5% và tổn thất tăng 1% 3. Đánh giá kinh tế Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư là đánh giá đóng góp của dự án vào sự tăng thu nhập quốc dân hay sự tăng trưởng của nền kinh tế, ta cũng dựa vào tiêu chuẩn đã nêu trong phân tích tài chính là giá trị hiện tại ròng (NPV) hệ số hoàn vốn nội tại (IRR) tỷ lệ lợi ích/ chi phí (B/C). Việc sử dụng các chỉ tiêu này để chấp nhận hay bác bỏ so sánh hay lựa chon dự án đầu tư cũng được thực hiện tương tự phân tích tài chính. Trong phần này ta tiến hành đánh giá và xem xét dự án có được chấp nhận hay không? Để giá hiệu quả kinh tế được chính xác hơn ta cũng tiến hành phân tích độ nhậy của dự án. Các phương án phân tích độ nhậy đã được nêu ở phần phân tích tài chính. Nhưng ở phần này ta chỉ xem xét tiêu chuẩn NPV, B/C, IRR. Vì chúng đủ cho phép ta kết luận đúng về dự án. Phân tích kinh tế đánh giá dự án đầu tư trên quan điểm của nền kinh tế mặc dù chúng là chi phí đối với doanh nghiệp, nhưng đối với nền kinh tế nước tế chúng là lợi ích đối với nhà nước và đối với tổ chức cho vay vốn. Ta xác định các chỉ tiêu của dự án qua bảng phân tích kinh tế, như vậy ta sẽ có bảng phân tích dành cho phương án cơ sở và phương án tính độ nhậy khác. Các chỉ tiêu kinh tế của các phương án được tập hợp trong bảng tổng kết các chỉ tiêu kinh tế để tiện theo dõi. Nhìn vào bảng tổng kết này, ta có những nhận xét hoàn toàn phù hợp với phần đánh giá tài chính, phương án cơ sở hoàn toàn được chấp nhận và là một trong những phương án có hiệu quả cao nhất. Các số liệu trong bảng phân tích kinh tế cho thấy dự án xây dựng đường dây và trạm biến áp 35KV cấp điện cho xã Kênh Giang huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương này đạt hiệu quả kinh tế cao. 4. Những lợi ích của công trình a. Đối với nhà cung cấp: Nói ở đây là nhà máy điện quốc gia công trình sẽ làm cho các nhà máy nâng cao công suất mà đặc biệt là nhà máy nhiệt điện Phả Lại, tận dụng được hết năng lượng của máy móc thiết bị trong hiệu quả sản xuất giảm được lãng phí trong vận hành. b. Đối với khách hàng: Nói ở đây là các ngành kinh tế, dịch vụ và dân cư khu vực xã Kênh Giang công trình thúc đẩy nền kinh tế nông thôn phát triển thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước từng bước nâng cao đời sống nhân dân trong vùng. c. Đối với người lao động: Dự án sẽ tạo công ăn việc làm lâu dài cho đội ngũ công nhân xây dựng công trình, cán bộ công nhân các ngành nghề khác, tạo thu nhập cho lực lượng lao động này thông qua đó làm tăng sức tiêu thụ sản phẩm đối với nền kinh tế quốc dân. d. Đối với Nhà nước: Khi công trình xây dựng được đưa vào vận hành, lợi ích mà công trình đóng góp cho Nhà nước là các khoản thuế doanh thu, thuế lợi tức, làm tăng ngân sách quốc gia, góp phần trang trải các chi phí của Nhà nước. e. Đối với tổ chức cho vay: Khi cho vay vốn người cho vay đã thu được một khoản lợi nhuận đó là khoản lãi mà chủ đầu tư phải trả. Như vậy khi tiến hành cho vay, người cho vay đã làm đồng tiền của mình sinh lời, nếu càng cho vay được nhiều thì lợi nhuận thu về càng nhiều và nếu đồng tiền quay vòng càng nhanh thì lợi nhuận từ mỗi đồng tiền cho vay càng tăng. Ngoài ra những lợi ích trên công trình còn mang tính chất chính trị rất sâu sắc, đó là thực hiện chính sách đưa ánh sáng của lưới điện quốc gia tới các vùng nông thôn nâng cao đời sống kinh tế. Với các lợi ích trên ta cũng thấy rõ hiệu quả của dự án đối với toàn bộ nền kinh tế xã Kênh Giang nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung. Công trình không những mang lại lợi ích cho chủ đầu tư mà nó còn đem lại lợi ích cho các bên có liên quan. Như vậy trên quan điểm kinh tế dự án được hoàn toàn chấp nhận. Tóm lai: Đánh giá tài chính và phân tích kinh tế đã cho ta thấy dự án đường dây và trạm biến áp 35KV xã Kênh Giang là hiệu quả về mặt kinh tế và khả thi về mặt tài chính cho dù các thông số đầu vào có thể biến đổi một cách bất lợi thì các kết luận trên vẫn đúng vì chúng đã được tính đến trong các phương án đánh giá. Kết luận chung Đề tài được xây dựng trên cơ sở đi từ nắm lý luận đến việc áp dụng lý luận nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động dự án đầu tư của ngành điện. Đề tài phân tích tình hình kinh tế tài chính của dự án đầu tư công trình đường điện 35KV thuộc xã Kênh Giang mà doanh nghiệp đã được giao. Với việc nghiên cứu như trên đã trau dồi những kiến thức cơ bản về lý luận, mấu chốt thực tế cho những sinh viên mới ra trường đặc biệt là những người ưa thích hoạt động kinh doanh trong ngành điện. Bởi thực tế sinh viên mới ra trường chưa đủ kinh nghiệm nên điều cốt yếu trước hết là làm sao phải nắm rõ trình tự, đặc biệt là thủ tục nghiệp vụ cho các bước tiến hành hình thức đầu tư để phục vụ cho công tác sau này. Đề tài bao hàm những nội dung kiến thức quan trọng rất đáng tham khảo vì nó áp dụng phân tích tính khả thi một dự án đầu tư của quốc gia Đề tài được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Mai Anh cộng với sự nỗ lực cố gắng tìm hiểu của bản thân trong quá trình thực tập tại Điện Lực Hải Dương. Tuy nhiên do điều kiện thời gian hạn hẹp nên đề tài của em không tránh khỏi những hạn chế nhất định, em rất mong được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện ./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29850.doc
Tài liệu liên quan