Phương pháp tính chỉ số chung về phát triển kinh tế đối với toàn nền kinh tế quốc dân

Dựa theo kết quả tính toán qua số liệu bảng 4 ta thấy trong số 34 tỉnh, thành phố đã cho, tỉnh 28 có chỉ số chung về phát triển kinh tế đạt 70,41% đứng vị trí thứ nhất. Tỉnh 01 đạt 65,81% đứng vị trí thứ hai và tỉnh 29 đạt 60,64% đứng vị trí thứ ba. Tỉnh 07 có chỉ số chung về phát triển kinh tế đạt 23,83% đứng vị trí sát cuối và tỉnh 02 đạt 22,36% đứng vị trí cuối cùng. Trên đây là phương pháp tính chỉ số chung về phát triển kinh tế theo quan điểm và cách tiếp cận của chúng tôi trên cơ sở vận dụng lý luận kinh tế và phương pháp luận thống kê kết hợp với điều tra trưng cầu ý kiến của chuyên gia vào điều kiện cụ thể của ta hiện nay. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp tính chỉ số chung về phát triển kinh tế đối với toàn nền kinh tế quốc dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyªn san khoa häc vµ c«ng nghÖ víi ph¸t triÓn kinh tÕ 41 Ph-¬ng ph¸p tÝnh chØ sè chung vÒ ph¸t triÓn kinh tÕ ®èi víi toµn nÒn kinh tÕ quèc d©n PGS. TS. Tăng Văn Khiên rong quá trình nghiên cứu đề tài đã chọn 5 chỉ tiêu chủ yếu để nghiên cứu quan hệ giữa phát triển kinh tế và khoa học công nghệ (trong phạm vi toàn nền kinh tế quốc dân). Đó là GDP bình quân đầu người, tốc độ phát triển hoặc tốc độ tăng, tỉ lệ xuất khẩu (so với giá trị sản xuất), tỉ lệ thu ngân sách (so với GDP) và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR). Với các chỉ tiêu chủ yếu trên đây, khi có số liệu dễ dàng tính được kết quả thực hiện từng chỉ tiêu ở phạm vi toàn quốc hoặc từng tỉnh, thành phố theo từng năm hoặc bình quân cho nhiều năm. Nhờ đó có thể nhận định đánh giá về phát triển kinh tế của cả nước hoặc từng tỉnh, thành phố trên cơ sở số liệu được tính toán riêng biệt, độc lập theo từng chỉ tiêu. Xưa nay nghiên cứu một vấn đề gì đó mà dùng một số chỉ tiêu để đánh giá thống kê thường làm được như vậy. Tuy nhiên, khi đánh giá nếu chỉ dừng lại ở các kết quả đạt được của từng chỉ tiêu riêng biệt như phương pháp đánh giá truyền thống thì chưa thể có được kết luận một cách tổng quát chung thông qua kết quả cụ thể đạt được, nhất là khi cần thiết phải đánh giá so sánh xếp hạng giữa các chủ thể khác nhau trong cùng một thời gian hoặc so sánh kết quả đạt được của một chủ thể nhưng ở các thời gian khác nhau, và đặc biệt khi áp dụng các mô hình toán học sẽ gặp nhiều khó khăn. 1. Xem xét đặc điểm khi đánh giá riêng biệt từng chỉ tiêu Ví dụ có số liệu về kết quả thực hiện 4 chỉ tiêu về phát triển kinh tế(1): GDP bình quân đầu người, tốc độ phát triển, tỉ lệ xuất khẩu và tỉ lệ thu ngân sách của 34 tỉnh, thành phố bình quân 5 năm (2001 - 2005) như bảng 1. Bảng 1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu bình quân 5 năm (2001 - 2005)(2) Chỉ tiêu Tỉnh, thành phố GDP bình quân đầu người Tốc độ phát triển GDP Tỷ lệ trị giá xuất khẩu so với GO (%) Tỷ lệ thu ngân sách Mức độ (1000đ/người) Thứ bậc Mức độ (%) Thứ bậc Mức độ (%) Thứ bậc Mức độ (%) Thứ bậc A 1 2 3 4 5 6 7 8 Tỉnh 01 17412 1 111,30 12 22,17 8 43,16 1 Tỉnh 02 3374 33 108,92 29 1,11 34 6,08 34 Tỉnh 03 3364 34 109,52 23 2,78 33 8,56 28 Tỉnh 04 4336 22 109,05 25 3,73 30 10,68 18 Tỉnh 05 4488 19 110,04 18 23,11 6 23,11 8 T Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 42 Chỉ tiêu Tỉnh, thành phố GDP bình quân đầu người Tốc độ phát triển GDP Tỷ lệ trị giá xuất khẩu so với GO (%) Tỷ lệ thu ngân sách Mức độ (1000đ/người) Thứ bậc Mức độ (%) Thứ bậc Mức độ (%) Thứ bậc Mức độ (%) Thứ bậc A 1 2 3 4 5 6 7 8 Tỉnh 06 8661 7 112,92 6 27,4 4 34,51 3 Tỉnh 07 3483 32 108,35 32 6,71 21 7,36 31 Tỉnh 08 4107 24 109,79 21 10,90 13 10,76 17 Tỉnh 09 5924 12 115,44 2 7,54 19 27,70 5 Tỉnh 10 6017 11 113,88 4 6,41 22 10,43 20 Tỉnh 11 4354 21 109,83 20 4,90 26 8,49 29 Tỉnh 12 5859 14 110,88 15 5,90 25 14,46 12 Tỉnh 13 9284 5 111,02 14 22,18 7 39,05 2 Tỉnh 14 5592 15 112,27 9 13,02 10 12,01 13 Tỉnh 15 4405 20 107,24 34 7,72 18 11,90 14 Tỉnh 16 4059 26 109,12 24 7,78 17 10,55 19 Tỉnh 17 4028 27 107,29 33 9,16 14 7,03 33 Tỉnh 18 3754 30 111,96 10 3,30 30 10,31 22 Tỉnh 19 3921 28 109,03 26 3,79 29 10,33 21 Tỉnh 20 4232 23 110,20 17 3,93 28 9,65 23 Tỉnh 21 4785 16 108,64 31 6,15 24 9,34 24 Tỉnh 22 4069 25 108,85 30 4,64 27 15,32 11 Tỉnh 23 4751 17 109,58 22 6,22 23 15,73 10 Tỉnh 24 10951 3 112,90 7 25,52 5 33,85 4 Tỉnh 25 3753 31 109,86 19 3,09 31 10,82 17 Tỉnh 26 4542 18 110,71 16 8,02 16 9,64 25 Tỉnh 27 3891 29 111,56 11 7,45 20 11,64 15 Tỉnh 28 12011 2 115,33 3 51,70 1 27,28 6 Tỉnh 29 10201 4 112,86 8 41,76 2 24,83 7 Tỉnh 30 5871 13 109,00 27 8,23 15 8,80 27 Tỉnh 31 6473 10 108,94 28 11,55 12 9,14 26 Tỉnh 32 8921 6 113,55 5 18,91 9 18,58 9 Tỉnh 33 7323 9 115,66 1 11,56 11 8,09 30 Tỉnh 34 7466 8 111,24 13 27,64 3 7,18 32 chuyªn san khoa häc vµ c«ng nghÖ víi ph¸t triÓn kinh tÕ 43 Từ số liệu trên cho thấy: - Nếu căn cứ chỉ tiêu “GDP bình quân đầu người” để đánh giá thì tỉnh 01, tỉnh 28 và tỉnh 24 đạt ở mức đứng vị trị thứ nhất, nhì và ba; còn tỉnh 02 và tỉnh 03 đạt ở mức đứng vị trí sát cuối và cuối. - Nếu căn cứ vào chỉ tiêu “tốc độ phát triển” cũng tức là “tốc độ tăng” để đánh giá thì tỉnh 34, tỉnh 09 và tỉnh 28 đạt ở mức đứng vị trí thứ nhất, nhì và ba, còn tỉnh 17 và tỉnh 15 đạt ở mức đứng vị trí sát cuối và cuối. - Nếu căn cứ vào chỉ tiêu “Tỉ lệ xuất khẩu” để đánh giá thì tỉnh 28, tỉnh 29 và tỉnh 34 đạt ở mức đứng vị trí thứ nhất, nhì và ba, còn tỉnh 03 và tỉnh 02 đạt ở mức đứng vị trí sát cuối và cuối. - Nếu căn cứ vào chỉ tiêu “Tỉ lệ thu ngân sách” để đánh giá thì tỉnh 01, tỉnh 13 và tỉnh 06 đạt mức ở vị trí thứ nhất, nhì và ba; còn tỉnh 17 và tỉnh 02 đạt ở mức đứng vị trí sát cuối và cuối. Rõ ràng muốn đánh giá kết hợp chung cả 4 chỉ tiêu trên để so sánh, xếp hạng 34 tỉnh, thành phố nói trên theo thứ tự về trình độ phát triển kinh tế một cách cụ thể cũng như có được căn cứ để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khác đến phát triển kinh tế bằng phương pháp hồi quy tương quan thì với kết quả như bảng 1 là chưa thể thực hiện được. Một yêu cầu tiếp theo đặt ra là phải tìm được một thước đo chung cho phép tổng hợp các kết quả thực hiện 4 chỉ tiêu về một. Có thể thực hiện yêu cầu đó bằng cách tính các chỉ số thành phần tương ứng với từng chỉ tiêu riêng biệt rồi tính bình quân để được chỉ số tổng hợp chung. 2. Tính các chỉ số thành phần Có 2 cách tính các chỉ số thành phần: Tính từ các mức độ hiện có: I = Giá trị thực tế - Giá trị tối thiểu ; (1) Giá trị tối đa - Giá trị tối thiểu Tính từ giá trị lấy lg của các mức độ: I = lg(giá trị thực tế) – lg (giá trị tối thiểu) ; (2) lg(giá trị tối đa) – lg (giá trị tối thiểu) Để áp dụng được các chỉ số trên trước hết phải xác định được giá trị tối đa (max) và giá trị tối thiểu (min) cho mỗi chỉ tiêu nghiên cứu, sau đó lựa chọn công thức tính cụ thể cho thích hợp. a. Xác định các giá trị tối đa và tối thiểu + Đối với chỉ tiêu GDP bình quân đầu người: Khi tính chỉ tiêu GDP bình quân đầu người để tính chỉ số phát triển con người (HDI) cho các nước trên thế giới, cơ quan thống kê UNDP đã quy định mức tối đa là 40.000 USD và mức tối thiểu là 100 USD (tính theo phương pháp sức mua tương đương) bằng khoảng 135 triệu và 0,335 triệu đồng tiền Việt Nam (theo thời điểm hiện nay). Như chúng ta đều biết, mục tiêu nghiên cứu ở đây là chỉ tính chỉ số chung phát triển kinh tế để áp dụng riêng cho Việt Nam (kể cả tính chung cho toàn quốc cũng như tính riêng cho từng tỉnh, thành phố). Do vậy ta sử dụng đơn vị tính của chỉ tiêu nghiên cứu là đồng Việt Nam, mặt khác không nên sử dụng mức tối đa và tối thiểu như UNDP đã quy định vì mức này không phù hợp (mức tối đa lớn quá, nhưng mức tối thiểu lại nhỏ quá). Hơn nữa ở đây khi xác định giá trị tối đa và tối thiểu của GDP bình quân đầu người phải tính đến quan hệ của nó với các chỉ tiêu khác còn lại. Chúng tôi đề nghị ở đây sẽ xác định mức tối đa và tối Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 44 thiểu để tính chỉ số cho chỉ tiêu GDP bình quân đầu người như sau: - Tính số liệu GDP bình quân đầu người cho tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước liên tục từ năm 2001 đến 2005 (trừ tỉnh thuộc loại đặc biệt, có mức đạt được quá cao); - Chọn GDP bình quân đầu người năm 2005 của thành phố có GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt cao nhất (28.500 nghìn đồng) ngoại trừ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và dự đoán trên mức đó một ít làm mức tối đa (max) với giá trị bằng 30.000 nghìn đồng. - Chọn giá trị GDP bình quân đầu người theo giá thực tế của tỉnh đạt thấp nhất ở những năm về trước làm mức tối thiểu (min) với giá trị bằng 2.000 nghìn đồng. + Đối với chỉ tiêu tốc độ phát triển: Khác với chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, tốc độ phát triển hoặc tốc độ tăng (bằng tốc độ phát triển trừ đi 1 nếu tính bằng số lần, và trừ đi 100 nếu tính bằng %) giữa các năm của cả nước hoặc của từng tỉnh thành phố nào đó cũng như giữa các tỉnh, thành phố của cả nước thường chênh lệch nhau không nhiều. Trong nhiều trường hợp khi sản xuất đã đi vào ổn định và đã đạt được kết quả cao thì tốc độ phát triển hoặc tốc độ tăng thường có mức độ thay đổi rất ít (chỉ ở mức một vài %). Do vậy có thể xác định mức tối đa và tối thiểu như sau: - Căn cứ vào tốc độ phát triển của các tỉnh, thành phố trong 5 năm lấy mức của năm ở tỉnh đạt mức cao nhất làm mức tối đa (max). Thực tế chúng tôi chọn tốc độ phát triển là 120% (tốc độ tăng là 20%) làm mức tối đa (max = 120%). - Chọn 100% là tốc độ phát triển hoặc 0 là tốc độ tăng làm mức tối thiểu (min). Nói chung kinh tế luôn phát triển nên kết quả sản xuất thực tế thường có tốc độ phát triển > 100%; trường hợp <= 100 cũng có nhưng không nhiều. Và nếu tốc độ phát triển = 100% (tốc độ tăng bằng 0) nghĩa là sản xuất không tăng, còn nếu tốc độ phát triển <100 (tức là tốc độ tăng <0), nghĩa là sản xuất giảm sút. Trong trường hợp tốc độ phát triển <=100% thì chỉ số tăng trưởng tính ra sẽ nhỏ hơn 0 (<0). Điều này hoàn toàn có ý nghĩa khi tính chỉ số chung về phát triển kinh tế. + Đối với chỉ tiêu tỉ lệ xuất khẩu: - Về xác định mức tối đa của chỉ tiêu tỉ lệ xuất khẩu tiến hành như sau: Căn cứ vào kết quả đạt được của tỉnh, thành phố ở năm đạt tỉ lệ cao nhất, sau dự đoán trên mức đó một ít làm mức tối đa, cụ thể là max = 60% (số liệu đã cho tỉnh 28 năm 2005 đạt mức cao nhất 55%). - Về mức tối thiểu: Hiện nay ở Việt Nam bên cạnh các tỉnh, thành phố có khả năng phát triển tốt hơn, mặt hàng sản xuất phong phú hơn nên có khả năng xuất khẩu lớn thì còn không ít tỉnh sản xuất còn hạn chế, hàng hoá chưa nhiều và có tỷ lệ xuất khẩu còn đạt tỉ lệ rất thấp và thậm chí có những tỉnh đạt tỉ lệ không đáng kể hoặc bằng không, nên mức tối thiểu của tỉ lệ xuất khẩu (min) chọn là 0%. + Đối với chỉ tiêu tỉ lệ thu ngân sách: Cũng lấy mức của tỉnh ở năm đạt cao nhất có dự đoán thêm một ít làm mức độ tối đa, tức là max bằng 50% và mức tối thiểu dưới mức của tỉnh đạt thấp nhất (4%). Có thể hệ thống các giá trị tối đa (max) và tối thiểu (min) của các chỉ tiêu nghiên cứu qua bảng 2. chuyªn san khoa häc vµ c«ng nghÖ víi ph¸t triÓn kinh tÕ 45 Bảng 2. Các giá trị tối đa và tối thiểu của các chỉ tiêu nghiên cứu STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị tối đa Giá trị tối thiểu 1 GDP bình quân đầu người 1.000 đ 30.000 2000 2 Tốc độ phát triển % 120,00 100,00 3 Tỉ lệ xuất khẩu % 60,00 0,00 4 Tỉ lệ thu ngân sách % 50,00 4,00 b. Lựa chọn công thức tính toán các chỉ số thành phần - Đối với chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, đó là chỉ tiêu luôn luôn tăng lên và về lý thuyết là không có giới hạn, mặt khác giữa các mức độ nghiên cứu thường có sự chênh lệch khá lớn nên khi tính “chỉ số GDP bình quân đầu người” ta sẽ áp dụng công thức 2, tức là tính trên cơ sở các giá trị đã lấy lg. Điều này cũng phù hợp với xu thế chung khi tính các chỉ số phát triển con người, chỉ số phát triển giới, chỉ số thành phần GDP bình quân đầu người đều được thống kê thế giới quy định và có lấy log. - Đối với tốc độ phát triển, về lý thuyết không có giới hạn, nhưng thực tế thường chỉ đạt đến mức độ nhất định, và nếu so sánh theo (không gian và thời gian) sự chênh lệch giữa các chủ thể thường khác nhau không nhiều lắm nên khi tính chỉ số sẽ dựa trên các tốc độ phát triển hiện có (theo công thức 1). Chỉ số tính trên tốc độ phát triển gọi là “Chỉ số tăng trưởng kinh tế”. - Đối với các chỉ tiêu tỉ lệ xuất khẩu và tỉ lệ thu ngân sách, tuy có xu hướng tăng lên nhưng có giới hạn, không thể vượt quá 100%, hơn nữa giữa các mức độ có sự chênh lệch ít hơn nên khi tính chỉ số sẽ dựa trên các tỉ lệ hiện có (áp dụng công thức 1) (Các tài liệu tham khảo cho thấy khi tính các chỉ số tổng hợp như chỉ số phát triển con người, chỉ số thành tựu công nghệ, đối với các chỉ số thành phần, tính trên các chỉ tiêu mà giá trị tối đa là 100%, tức là có giới hạn thì đều áp dụng công thức 1 - không qua lấy log). Từ số liệu bảng 1 và các giá trị tối đa và tối thiểu ở bảng 2, áp dụng công thức 1 và 2 ta tính được các chỉ số thành phần của tỉnh 01 như sau: - Chỉ số GDP bình quân đầu người (IG): 7991,0= )2000lg(-)30000lg( )2000lg(-)17412lg( =IG hoặc 79,91% - Chỉ số tăng trưởng kinh tế (IK) (3): 5650,0= 00,10000,120 00,10030,111 =IK hoặc 56,50% - Chỉ số tỉ lệ xuất khẩu (IX): 3694,0= 0-00,60 0-17,22 =IX hoặc 36,94% - Chỉ số tỉ lệ thu ngân sách (Is): 8513,0= 00,4-00,50 00,4-16,43 =IS hoặc 85,13% Bằng cách tương tự ta sẽ tính được các chỉ số thành phần theo các công thức trên của 33 tỉnh còn lại và hệ thống kết quả tính được ở bảng 3. Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 46 Bảng 3: Các chỉ số thành phần theo số liệu bình quân 5 năm (2001 - 2005) của các tỉnh/thành phố Đơn vị tính: % Tỉnh/thành phố Chỉ số GDP bình quân đầu người Chỉ số tốc độ phát triển Chỉ số tỉ lệ trị giá xuất khẩu so với GO Chỉ số tỷ lệ thu ngân sách B 1 2 3 4 Tỉnh 01 79,91 56,50 36,94 85,13 Tỉnh 02 19,31 44,60 1,85 4,52 Tỉnh 03 19,20 47,60 4,63 9,90 Tỉnh 04 28,57 45,25 6,22 14,52 Tỉnh 05 29,85 50,20 38,52 41,54 Tỉnh 06 54,12 64,60 45,67 66,33 Tỉnh 07 20,49 41,75 11,18 7,31 Tỉnh 08 26,57 48,95 18,17 14,70 Tỉnh 09 40,10 77,20 12,57 53,69 Tỉnh 10 40,67 69,40 10,68 13,99 Tỉnh 11 28,73 49,15 8,17 9,76 Tỉnh 12 39,69 54,40 9,83 22,74 Tỉnh 13 56,69 55,10 36,97 76,19 Tỉnh 14 37,97 61,35 21,70 17,42 Tỉnh 15 29,16 36,20 12,87 17,17 Tỉnh 16 26,14 45,60 12,97 14,24 Tỉnh 17 25,85 36,45 15,27 6,60 Tỉnh 18 23,25 59,80 5,50 13,72 Tỉnh 19 24,86 45,15 6,32 13,76 Tỉnh 20 27,68 51,00 6,55 12,29 Tỉnh 21 32,21 43,20 10,25 11,61 Tỉnh 22 26,23 44,25 7,73 24,61 Tỉnh 23 31,95 47,90 10,37 25,51 Tỉnh 24 62,79 64,50 42,53 64,90 Tỉnh 25 23,24 49,30 5,15 14,83 Tỉnh 26 30,29 53,55 13,37 12,26 Tỉnh 27 24,58 57,80 12,42 16,60 Tỉnh 28 66,20 76,65 86,16 50,61 Tỉnh 29 60,17 64,30 69,60 45,27 Tỉnh 30 39,77 45,00 13,72 10,43 Tỉnh 31 43,37 44,70 19,25 11,17 Tỉnh 32 55,22 67,75 31,52 31,70 Tỉnh 33 47,93 78,30 19,27 8,88 Tỉnh 34 48,64 56,20 45,36 6,91 chuyªn san khoa häc vµ c«ng nghÖ víi ph¸t triÓn kinh tÕ 47 3. Tính chỉ số tổng hợp chung về phát triển kinh tế Khi đã có các chỉ số thành phần: chỉ số GDP bình quân đầu người (IG), chỉ số tăng trưởng kinh tế (IK), chỉ số tỉ lệ xuất khẩu (Ix) và chỉ số tỉ lệ thu ngân sách (Is), nếu các chỉ số này có vai trò như nhau trong việc đánh giá phát triển kinh tế thì có thể tính chỉ số chung về phát triển kinh tế (Ic) bằng phương pháp bình quân giản đơn, tức là cộng trực tiếp các chỉ số thành phần đó lại rồi chia đều cho 4: 4 IIII I SXKGC   ; (3) Tính chỉ số chung về phát triển kinh tế theo công thức 3 rất đơn giản, và có thể áp dụng một cách thuận tiện. Song phải thấy rằng ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, kinh tế đang ở giai đoạn phát triển, năng suất lao động còn thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, GDP bình quân đầu người còn kém xa mức trung bình của các nước trên thế giới cũng như mức trung bình của các nước châu Á. Bởi vậy nhiệm vụ của phát triển kinh tế phải hết sức coi trọng việc nâng cao mức GDP bình quân đầu người, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chính tăng của GDP bình quân đầu người và tăng nhanh nhịp độ tăng trưởng sẽ là cơ sở để tăng tỉ lệ xuất khẩu, tăng tỉ lệ thu ngân sách Chính vì vậy thiết nghĩ trong 4 chỉ tiêu trên, chỉ số GDP bình quân đầu người và chỉ số tăng trưởng kinh tế vẫn phải được xác định là nặng cân hơn và phải được tính với quyền số lớn hơn 2 chỉ số còn lại là số tỉ lệ xuất khẩu và chỉ số tỉ lệ thu ngân sách chứ không thể coi cả 4 chỉ số này có vị trí ngang nhau và tính bình quân đều như công thức 3 được. Để khẳng định vấn đề này cũng như có cơ sở xác định quyền số cho mỗi chỉ số nói trên, chúng tôi đã tổ chức điều tra trưng cầu ý kiến của các chuyên gia kinh tế (gồm các nhà khoa học, các nhà quản lý ở các cơ quan trung ương và một số tỉnh, thành phố; các giáo sư và phó giáo sư giảng dạy ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, các cán bộ nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm trong công tác thực tế) về xác định vai trò đánh giá phát triển kinh tế của từng chỉ tiêu theo thứ bậc “nhất, nhì và ba” tương ứng với số điểm là 3, 2, 1. Kết quả tổng hợp từ trên 60 ý kiến của phiếu điều tra cho thấy các chỉ số tỉ lệ xuất khẩu và tỉ lệ thu ngân sách có số điểm bình quân ngang nhau và thấp hơn; còn các chỉ tiêu GDP bình quân đầu người và chỉ số tăng trưởng kinh tế cũng có số điểm bình quân ngang nhau nhưng ở mức cao hơn, bằng xấp xỉ 2 lần so với điểm bình quân của hai chỉ số tỉ lệ xuất khẩu và tỉ lệ thu ngân sách. Qua phân tích và đặc biệt trên cơ sở số liệu điều tra trưng cầu ý kiến của các chuyên gia có thể thiết lập được công thức tính chỉ số chung về phát triển kinh tế là số bình quân gia quyền với 2 chỉ số GDP bình quân bình quân đầu người và chỉ số tốc độ tăng trưởng có quyền số 2 (nhân với hệ số 2); còn các chỉ số tỉ lệ xuất khẩu và tỉ lệ thu ngân sách có quyền số 1 (nhân với hệ số 1) cụ thể như sau: 1122 )1.I()1.I()2.I()2.I( I SXKGC    ; (4) Theo số liệu bảng 3 áp dụng công thức 4 tính được chỉ số chung về phát triển kinh tế cho tỉnh 01: Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 48 1+1+2+2 )1x13,85(+)1x94,36(+)2x50,56(+)2x91,79( =I C = 65,81(%) Bằng cách tương tự ta tính được chỉ số chung về phát triển kinh tế cho 33 tỉnh, thành phố còn lại và hệ thống kết quả tính được ở bảng 4. Bảng 4: Chỉ số chung về phát triển kinh tế bình quân 5 năm (2001 - 2005) Tỉnh/thành phố Chỉ số (%) Thứ bậc Tỉnh/thành phố Chỉ số (%) Thứ bậc A 1 2 A 1 2 Tỉnh 01 65,81 2 Tỉnh 18 30,73 20 Tỉnh 02 22,36 34 Tỉnh 19 26,69 30 Tỉnh 03 24,70 31 Tỉnh 20 29,37 22 Tỉnh 04 28,06 27 Tỉnh 21 29,28 23 Tỉnh 05 40,02 12 Tỉnh 22 28,89 25 Tỉnh 06 58,24 5 Tỉnh 23 32,26 16 Tỉnh 07 23,83 33 Tỉnh 24 60,34 4 Tỉnh 08 30,66 21 Tỉnh 25 27,50 28 Tỉnh 09 50,15 8 Tỉnh 26 32,22 19 Tỉnh 10 40,81 11 Tỉnh 27 32,29 17 Tỉnh 11 28,95 24 Tỉnh 28 70,41 1 Tỉnh 12 36,79 14 Tỉnh 29 60,62 3 Tỉnh 13 56,12 6 Tỉnh 30 32,28 18 Tỉnh 14 39,62 13 Tỉnh 31 34,42 15 Tỉnh 15 26,79 29 Tỉnh 32 51,53 7 Tỉnh 16 28,45 26 Tỉnh 33 46,77 9 Tỉnh 17 24,40 32 Tỉnh 34 43,66 10 Dựa theo kết quả tính toán qua số liệu bảng 4 ta thấy trong số 34 tỉnh, thành phố đã cho, tỉnh 28 có chỉ số chung về phát triển kinh tế đạt 70,41% đứng vị trí thứ nhất. Tỉnh 01 đạt 65,81% đứng vị trí thứ hai và tỉnh 29 đạt 60,64% đứng vị trí thứ ba. Tỉnh 07 có chỉ số chung về phát triển kinh tế đạt 23,83% đứng vị trí sát cuối và tỉnh 02 đạt 22,36% đứng vị trí cuối cùng. Trên đây là phương pháp tính chỉ số chung về phát triển kinh tế theo quan điểm và cách tiếp cận của chúng tôi trên cơ sở vận dụng lý luận kinh tế và phương pháp luận chuyªn san khoa häc vµ c«ng nghÖ víi ph¸t triÓn kinh tÕ 49 thống kê kết hợp với điều tra trưng cầu ý kiến của chuyên gia vào điều kiện cụ thể của ta hiện nay. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo (1) Trong 5 chỉ tiêu đặc trưng phát triển kinh tế, trong ví dụ không có ICOR vì số liệu thực tế thu thập được để tính toán chỉ tiêu này ở các tỉnh, thành phố còn nhiều bất cập. (2) Số liệu của bảng 1 tính từ thông tin có trong Niên giám Thống kê hàng năm của các tỉnh, thành phố. (3) Chỉ số tính trên tốc độ phát triển hoặc tốc độ tăng GDP còn gọi là chỉ số tăng trưởng kinh tế. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo phát triển con người năm 2001, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2001. 2. Một số vấn đề phương pháp luận thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2001. 3. Niên giám Thống kê các năm 2001, 2005 và 2006 của 10 tỉnh, thành phố được nghiên cứu. 4. Niên giám Thống kê năm 2006, Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê 2007 5. Số liệu tổng hợp điều tra trưng cầu ý kiến của các chuyên gia kinh tế để xác định vai trò các chỉ tiêu chủ yếu trong đánh giá phát triển kinh tế của Viện Khoa học Thống kê năm 2007. XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐỂ TÍNH CHỈ SỐ CHUNG... (tiếp theo trang 40) So sánh điểm bình quân chung giữa các tỉnh thành phố ta thấy được sự khác nhau về trình độ công nghệ thông tin. Như vậy, để tính được các chỉ số thành phần và chỉ số chung về công nghệ, chúng ta phải lựa chọn và chuyển đổi từng chỉ tiêu thông kê nói trên về các chỉ số tương ứng theo phương pháp quy định rồi mới lần lượt tổng hợp theo cách tính bình quân số học giản đơn hoặc gia quyền tuỳ thuộc vào từng chỉ số hoặc nhóm chỉ số cụ thể. Cách tính này sẽ được giới thiệu ở các bài báo khác. Cuối cùng, cũng cần lưu ý thêm là việc lựa chọn các chỉ tiêu thống kê này chỉ nhằm mục đích tìm hiểu mối tương quan giữa chỉ số phát triển công nghệ và chỉ số phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong thời kỳ hội nhập, việc so sánh và tương hợp quốc tế là quan trọng. Do vậy, cũng cần nhanh chóng lựa chọn và tiến hành điều tra thống kê đúng các chỉ tiêu thống kê chung như thông lệ quốc tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphuong_phap_tinh_chi_so_chung_ve_phat_trien_kinh_te_doi_voi.pdf
Tài liệu liên quan