Quá trình hình thành và phát triển của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội

ă Giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2004: ỹ Tập trung hoàn chỉnh hướng dẫn của Sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất, tổ chức họp giao ban định kỳ hàng tháng với phòng Địa chính Nhà đất và đô thị các quận, huyện và tháo gỡ khó khăn vướng mắc ngay tại cơ sở để đẩy nhanh tiến độ. ỹ Tập trung chỉ đạo ngay từ đầu năm, cử cán bộ theo dõi địa bàn thường xuyên kiểm tra đôn đốc, giúp các phường, xã, thị trấn hoàn chỉnh hồ sơ kê khai để đưa ra xét duyệt. ỹ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo xuyên suốt từ Thành phố đến cơ sở đôn đốc thực hiện kế hoạch. ỹ Tham mưu cho Sở, trình UBND Thành phố giao chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận theo Quyết định số 69/1999/QĐ-UB cho từng quận, huyện theo uỷ quyền của Sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất. ỹ Tham mưu cho Sở, trình UBND Thành phố giao chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận theo Quyết định 65/2001/QĐ-BU cho các huyện trên cơ sở tính bình quân trên đầu xã. ỹ Tham mưu cho Sở, trình UBND Thành phố giao chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận theo Quyết định số 69/1999/QĐ-UB cho 2 quận Hoàng Mai và Long Biên. ỹ Xây dựng kế hoạch tập huấn chuyên môn nghiệp vụ công tác cấp Giấy chứng nhận theo Quyết định số 69/1999/QĐ-UB cho 2 quận Hoàng Mai và Long Biên.

doc31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường, phối hợp với các ngành, các cấp, các hội quần chúng để tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố. Về đo đạc bản đồ: Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc uỷ quyền cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bànThành phố theo quy định của pháp luật. Trình UBND Thành phố phê duyệt kết quả kiển tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính; đo đạc và bản đồ chuyên dụng của Thành phố; quản lý dấu mốc đo đạc. Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng, thành lập hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề để phục vụ các mục đích chuyên dụng. Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản, việc đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật, sai địa giới hành chính, địa danh thuộc Thành phố. III. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của một số bộ phận thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội. Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Tổ chức - Hành chính thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội. Tổ chức bộ máy: Có một trưởng phòng và một phó phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ được giao. Chức năng: Phòng tổ chức - Hành chính là phòng chuyên môn, tham mưu tổng hợp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý về công tác tổ chức cán bộ, hành chính quản trị, tài chính của Sở. Nhiệm vụ và trách nhiệm: Công tác tổ chức: Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng bộ máy quản lý của Ngành hợp lý, thống nhất, đạt hiệu quả. Quản lý về tổ chức và công chức, viên chức, người lao động; công tác tư tưởng chính trị, đối ngoại, hợp tác quốc tế; quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ và giải quyết các chế độ, chính sách, tiền lương, Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật theo quy định của Nhà nước đối với cán bộ Ngành Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội. Xây dựng kiểm tra giám sát việc thực hiện các nội quy, quy chế cơ quan văn phòng Sở, quy chế dân chủ cơ sở và công tác cải cách hành chính của Ngành Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội. Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thông tin trong quản lý cơ quan, chỉ đạo kiểm tra thực hiện hệ thống cơ chế “một cửa” trong cơ quan. Công tác hành chính quản trị : Tổ chức quản lý công tác văn thư (công văn, giấy tờ...) và lưu trữ theo quy định của Nhà nước. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật, phương tiện làm việc cho lãnh đạo và CCBCC của cơ quan làm việc được thuận lợi và có hiệu quả. Tổ chức thực hiện công tác hành chính, đối nội, lễ tân, đảm bảo vệ sinh cơ quan văn minh, sạch đẹp. Quản lý tài sản vật tư, văn phòng phẩm cơ quan. Bảo vệ an ninh trật tự, an toàn cơ quan. Thực hiện công tác an ninh quốc phòng và bảo vệ an ninh Tổ quốc. Công tác tài chính: Phối hợp với các Phòng, Ban, dơn vị trực thuộc xây dựng kế hoach và dự toán thu chi ngân sách hàng năm đối với các chỉ tiêu kế hoạch và nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thẩm quyền quản lý. Tổ chức thực hiện kế hoạch và dự toán thu chi ngân sách các nghiệp vụ kinh tế có phát sinh đối với cơ quan văn phòng và hạch toán theo quy định của Nhà nước. Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc công tác kế toán, tài chính đối với các đơn vị thuộc Sở theo thẩm quyền quản lý đảm bảo các quy định của Nhà nước và Thành phố. Phối hợp dự thảo các văn bản pháp quy liên quan đến nhiệm vụ được giao và hướng dẫn thực hiện. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở giao. Phòng Chính sách Tổ chức bộ máy: Có một trưởng phòng và một đến hai phó phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ được giao. Chức năng: Phòng chính sách là phòng chuyên môn, tham mưu tổng hợp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các chính sách về Tài nguyên-Môi trường và Nhà đất. Nhiệm vụ và trách nhiệm: Phòng chính sách thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về các nhiệm vụ như sau: Nghiên cứu đề xuất hoặc làm đầu mối tổ chức nghiên cứu soạn thảo báo cáo Giám đốc Sở trình UBND Thành phố các văn bản hướng dẫn chính sách của Nhà nước về quản lý Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất thực hiện trên địa bàn Thành phố. Thẩm định về pháp lý các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất; phối hợp tổ chức tập huấn, đào tạo về chính sách cho cán bộ các quận, huyện, phường, xã, thị trấn. Hệ thống và lưu trữ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực quản lý về Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất; tổ chức phối hợp việc rà soát các văn bản pháp luật; kiến nghị với Giám đốc Sở trình cấp có thẩm quyền đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản hết hiệu lực pháp luật hoặc những văn bản trái với những quy định của Nhà nước và Thành phố. Thụ lý giải quyết đơn thư và khiếu nại của cá nhân và tổ chức, thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đối với các loại nhà và đất thuộc diện chính sách: vắng chủ, cải tạo, công ty hợp doanh, nhà Hoa, tôn giáo, quản lý theo Thông tư 73/TTg. Thụ lý thẩm định hồ sơ xác lập quyền sở hữu nhà ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đối với các loại nhà thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết số 58/1998/NQ - UBTVQH10 của UB Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự và nhà ở được xác lập trước ngày 01/07/1991. Tham gia với tư cách là Thường trực Hội đồng 297 Thành phố. Nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực được phân công. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở giao. Phòng Kế hoạch Tổng hợp Tổ chức bộ máy: Có một trưởng phòng và một Phó phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ được giao. Chức năng: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp là phòng chuyên môn, tham mưu tổng hợp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm của Ngành về Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất. Nhiệm vụ và trách nhiệm: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về các nhiệm vụ sau: Tổng hợp trình Giám đốc Sở về quy hoạch, kế hoạch dài hạn và 5 năm liên quan đến các nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Ngành (quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường và khí tượng thuỷ văn, nhà ở và công sở, đo đạc bản đồ) phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố. Đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn các phòng ban, đơn vị trực thuộc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch được giao. Tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của ngành để trình UBND Thành phố; trình Giám đốc Sở giao nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch cho các phòng Ban, đơn vị trực thuộc sau khi được phê duyệt, đôn đốc kiểm tra hướng dẫn thực hiện kế hoạch. Tổng hợp, dự thảo các báo cáo định kỳ về công tác quản lý Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất và thực hiện các nhiệm chính trị của Ngành; Dự thảo các báo cáo chuyên đề liên quan đến nhiệm vụ công tác được giao. Nghiên cứu soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ công tác được giao; phối hợp với các phòng ban nghiên cứu soạn các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất và triển khai hướng dẫn thực hiện. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm của Thành phố, báo cáo Uỷ ban nhân dân Thành phố, trình Chính phủ phê duyệt; tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện. Tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các Quận, Huyện, trình UBND Thành phố phê duyệt; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện. Thừa uỷ quyền của Giám đốc Sở tham gia Hội đồng thẩm định liên ngành Thành phố về chính sách giải phóng mặt bằng, định giá đất đai và nhà ở phục vụ công tác giái phóng mặt bằng. Phối hợp với phòng Quản Lý Địa Chính Nhà đất, các công ty kinh doanh nhà tiếp cận và bàn giao quỹ nhà ở tái định cư để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, các đối tượng chính sách. Xây dựng kế hoạch phát triển quỹ nhà tái định cư, phương án phân bổ quỹ nhà ở tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố; Thụ lý hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân Thành phốvề việc quyết định bán, cho thuê nhà ở tái định cư để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng và các đối tượng chính sách theo quy định. Thường trực Hội đồng dấu giá quyền sử dụng đất Thành phố; hướng dẫn các Quận, Huyện tổ chức thực hiện các dự án đấu giá, xây dựng quy chế đấu giá, giá sàn và các mức giá. Thường trực của Ban chỉ đậoThành phố về chính sách đất và nhà, Ban điều hành Chương trình phát triển nhà ở Thành phố; Thành viên thẩm định các dự án đầu tư xây dựng của Thành phố do Sở kế hoạch đầu tư là cơ quan thường trực. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các dự án phát triển nhà trên địa bàn Thành phố. Xây dựng quy trình và thụ lý thẩm định hồ sơ giao đất mới, cho thuê đất mới, xây dựng các khu đô thị mới, đấu giá quyền sử dụng đất; chính sách giao đất làm nhà ở dãn dân nông thôn; kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, đơn vị sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất. Tổ chức nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học. Phối hợp hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến các nhiệm vụ được giao cho cấp Quận, Huyện, Phường, xã, thị trấn. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực được phân công. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được giám đốc Sở giao. Phòng Quản lý Đo đạc Bản đồ Tổ chức bộ máy: Có một trưởng phòng và một đến hai phó phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ được giao. Chức năng: Phòng Quản lý Đo đạc Bản đồ là phòng chuyên môn, tham mưu tổng hợp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các loại bản đồ Địa chính và bản đồ chuyên ngành; Quản lý lưới toạ độ, độ cao và mốc giới Địa chính, địa giới hành chính, lập trích lục bản đồ. Nhiệm vụ và trách nhiệm: Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, lập kế hoạch và quản lý Nhà nước về các loại bản đồ địa chính, địa hình, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và môi trường để có kế hoạch bảo vệ và khai thác phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Quản lý lưới toạ độ, độ cao và mốc giới địa chính, địa giới hành chính, lập trích lục bản đồ. Thẩm định hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc uỷ quyền cấp phép hoạt động đo đạc bản đồ theo phân cấp cho các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật. Thụ lý trình UBND Thành phố phê duyệt kết quả kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình - sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ chuyên dụng của Thành phố. Quản lý hệ thống dấu mốc đo đạc. Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng, thành lập hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề để phục vụ các mục đích chuyên dụng. Phối hợp việc giải quyết tranh chấp địa giới hành chính trên địa bàn Thành phố. Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước về xuất bản việc đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật, sai địa giới hành chính, địa danh thuộc Thành phố. Nghiên cứu dự thảo các văn bản Pháp quy liên quan đến nhiệm vụ được giao và hướng dẫn chỉ đạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đo đạc bản đồ ở cấp Quận, Huyện, Phường, xã. Phối hợp với các phòng, ban chức năng của Sở tham gia hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, cập nhật, bổ sung và chỉnh lý biến động đất đai và nhà, lập bản đồ về tài nguyên và các bản đồ chuyên đề khác để có kế hoạch bảo vệ, khai thác sử dụng. Phối hợp với các phòng ban chức năng của Sở và chính quyền các cấp trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, các khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất và giải quyết các tranh chấp địa giới hành chính trên địa bàn Thành phố. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực đo đạc bản đồ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới phục vụ công tác đo đạc bản đồ. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở giao. Phòng Quản lý Địa chính- Nhà đất Tổ chức bộ máy: Có 1 trưởng phòng và 1 đến 2 phó phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ được giao. Chức năng: Phòng Quản lý Địa chính – Nhà đất là phòng chuyên môn, tham mưu tổng hợp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quản lý các hợp đồng cho thuê đất đối với các tổ chức trong và ngoài nước; quản lý quỹ nhà ở, công sở thuộc sở hữu nhà nước do Thành phố quản lý cho thuê; tiếp nhận quỹ nhà; đánh và gắn biển số nhà; cập nhật bổ sung chỉnh lý khi có biến động trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ và trách nhiệm: Phòng Quản lý Địa chính – Nhà đất thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu soạn thảo văn bản pháp quy liên quan đến nhiệm vụ được giao trình UBND Thành phố hoặc Sở ban hành theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản khi được phát hành. Lập và quản lý hồ sơ nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước do Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất được giao quản lý cho các tổ chức, cá nhân thuê; đăng kiểm các hợp đồng nhà cho thuê; cập nhật, bổ sung chỉnh lý khi có biến động diện tích và chủ sử dụng nhà đất, thoả thuận cấp giấy phép cải tạo xây dựng nhà thuê của Nhà nước, giải quyết các trường hợp chuyển mục đích, công năng sử dụng nhà trên địa bàn Thành phố. Phối hợp với các phòng ban liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tiếp nhận quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước để đưa vào quản lý theo quy định và quỹ nhà tự quản của cơ quan Trung ương và Hà Nội để quản lý khai thác, quỹ nhà ở phục vụ tái định cư hoặc tổ chức bán theo quy định của Nhà nước và UBND Thành phố. Thẩm định các hồ sơ giá đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoặc có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức thuê lại đất trong các khu công nghiệp do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư tổ chức và thực hiện sau khi có Quyết định của Chính phủ Hoặc UBND Thành phố. Giải quyết các hồ sơ sử dụng đất và quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế đã kê khai sử dụng đất theo chỉ thị số 254/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức thực hiện ký kết hợp đồng thuê đất và quản lý theo dõi cập nhật biến động các Hợp đồng thuê đất của các tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài theo quy định của cấp có thẩm quyền. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kiểm tra việc thống kê lập danh bạ điều tra về diện tích, tình trạng phân loại mục đích sử dụng, chuyển dịch sở hữu, quản lý quỹ nhà để duy trì, đảm bảo mỹ quan và bảo tồn kiến trúc văn hoá, kiến nghị thu hồi các diện tích cho thuê sai mục đích, sai công năng hoặc sử dụng lãng phí đưa vào khai thác có hiệu quả. Quản lý, chỉ đạo tổ chức và hướng dẫn công tác đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn Thành phố. Quản lý Nhà nước và phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo thực hiện các giải pháp, chính sách để quản lý thống nhất đối với các hoạt động kinh doanh bất động sản; thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng chỉ hành nghề cho các tổ chức, cá nhân đăng ký dịch vụ kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND Thành phố. Thẩm định các hồ sơ mua nhà ở của các tổ chức, cá nhân theo quy định của UBND Thành phố, phối hợp với các ngành liên quan để ttổ chức xác định giá bán nhà theo Quyết định của UBND Thành phố. Tổ chức thực hiện công tác đổi mới doanh nghiệp theo nhiệm vụ của UBND Thành phố giao cho Sở; giải quyết các vấn đề về nhà, đất của các doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về quản lý nhà đất, xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ dữ liệu về nhà đất theo quy định của pháp luật xuyên suốt từ Sở đến các đơn vị trực thuộc. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được giám đốc Sở giao. Thanh tra Nhà nước Sở Tổ chức bộ máy: Có 1 Chánh Thanh tra Sở và 1 đến 2 Phó Chánh Thanh tra. Chánh Thanh tra Sở chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ được giao. Chức năng: Thanh tra Nhà nước Sở là một tổ chức thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất, giúp Giám đốc Sở thực hiện Thanh tra theo chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc bản đồ, quản lý nhà ở và công sở trên địa bàn Thành phố; giải quyết khiếu nại tố cáo, tranh chấp theo thẩm quyền quy định của pháp luật. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Sở và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra Thành phố,Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Bộ Xây dựng. Nhiệm vụ và trách nhiệm: Nghiên cứu soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về công tác Thanh tra, xét giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của Sở. Xây dựng chương trình, kế hoạch Thanh tra, kiểm tra hàng năm của Sở về thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường, nhà đất theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi được Giám đốc Sở phê duyệt. Tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ Thanh tra, xét giải quyết khiếu nại tố cáo cho các đơn vị trực thuộc Sở và các phòng Địa chính nhà đất và đô thị các Quận, Huyện. Thanh tra, kiểm tra và quản lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất theo thẩm quyền quy định của pháp luật. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và công dân theo thẩm quyền quy định của pháp luật và phối hợp với các đơn vị trong Sở để giải quyết khiếu nại, tố cáo mang tính chuyên đề mà các Phòng, Ban được giải quyết. Thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị với Giám đốc Sở về giải quyết khiếu nại, tố cáo những trường hợp các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc những khiếu nại tố cáo do Giám đốc Sở giao. Thực hiện nhiệm vụ Thanh tra và báo cáo kết quả giải quyết theo yêu cầu của Giám đốc Sở, Thanh tra Thành phố, UBND Thành phố, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ xây dựng. Công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật. Thường trực và tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện nhiệm vụ, thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất có quyền hạn được quy định từ khoản 1 đến khoản 9 điều 9 pháp lệnh thanh tra. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng và hàng năm có báo cáo kết quả thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ban 60/CP Tổ chức bộ máy: Có 1 Trưởng phòng và 1 đến 2 phó phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước Pháp luật về chức trách, quyền hạn, nhiệm vụ được giao. Chức năng: Ban 60/CP là phòng chuyên môn, tham mưu tổng hợp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, công tác cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo nghị định 60/CP trên địa bàn Thành phố. Nhiệm vụ và trách nhiệm: Ban 60/CP thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về các nhiệm vụ như sau: Thụ lý thẩm định hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho các đối tượng theo quy định tại Điều 4 Chương I của Quyết định 69/QĐ-UB ngày 18/08/1999 của UBND Thành phố. Thụ lý thẩm định hồ sơ chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (bao gồm: mua bán, chuyển đổi, chia cho, thừa kế, sang tên theo bản án có hiệu lực pháp luật) theo Quyết định số 158/2002/QĐ-UB ngày 25/11/2002 của UBND Thành phố. Thiết lập hồ sơ Đăng bộ, chuyển dịch nhà. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức kiểm tra theo dõi thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo Nghị định 60/CP và lập hồ sơ địa chính tại địa bàn Quận Hoàn Kiếm và Quận Tây Hồ. Phối hợp nghiên cứu soạn thảo các văn bản chính sách liên quan đến nhiệm vụ được giao và hướng dẫn tổ chức thực hiện khi được ban hành. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác quản lý được giao. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở giao. Ban 61/CP Tổ chức bộ máy: Có 1 trưởng Ban và 1 đến 2 phó Ban. Trưởng Ban chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chức năng: Ban 61/CP là phòng ban chuyên môn, tham mưu tổng hợp giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác tiếp nhận và bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP trên địa bàn Thành phố, công tác thực hiện việc hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công theo Quyết định của Chính phủ. Nhiệm vụ và trách nhiệm: Ban 60/CP thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về các nhiệm vụ như sau: Lập kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo nghị định 61/CP trên địa bàn Thành phố trình Hội đồng bán nhà và UBND Thành phố phê duyệt cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho các hộ đã mua nhà. Tham gia với tư cách là Thường trực của Hội đồng bán nhà Thành phố. Lập kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức và phối hợp việc tiếp nhận nhà tự quản của các cơ quan Trung ương và Hà Nội trên địa bàn theo quy định của UBND Thành phố. Tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ nhà ở đối với người hoạt động Cách mạng tháng 8/1945 theo Quyết định 20/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tham gia với tư cách là Thường trực của ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 20/TTg Thành phố. Nghiên cứu, đề xuất, soạn thảo các văn bản chính sách về bán nhà theo Nghị định 61/CP; tiếp nhận nhà tự quản; chế độ nhà ở đối với người có công và các văn bản liên quan đến lĩnh vực được phân công. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện sau khi chính sách được ban hành. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác quản lý được giao. Thanh tra, kiểm tra thực hiện công tác bán nhà theo Nghị định 61/CP ở các đơn vị và giải quyết khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến Nghị định 61/CP, công tác tiếp nhận nhà và thực hiện Quyết định 20/2000/QĐ-TTg. Phối hợp với các đơn vị cập nhật biến động quỹ nhà. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở giao. IV. Kết quả công tác quản lý Địa chính – Nhà đất năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ quản lý Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội những năm tới. Kết quả thực hiện: Ngành Địa chính – Nhà đất đã tập trung tổ chức triển khai đẩy mạnh tăng cường công tác quản lý đất đai, phát triển và quản lý nhà ở trên địa bàn Thành phố có nhiều chuyển biến rõ rệt trong công tác giải phóng mặt bằng, phát triển cải tạo nhà ở, đặc biệt công tác đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng hạ tầng, kiên quyết xử lý thu hồi đất đai để hoang hoá góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô. Tăng cường quản lý đất đai: Trên cơ sở chính sách và Luật đất đai hiện hành, Sở đã năng động đề xuất trình UBND Thành phố nhiều văn bản pháp quy, tạo ra hành lang pháp lý phù hợp với thực tiễn Thành phố nhằm tăng cường quản lý, sử dụng đất có hiệu quả trên địa bàn: Sở đã xây dựng trình UBND Thành phố Đề án “Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Sở đã thu thập ý kiến của các ngành và đang hoàn chỉnh để trình UBND Thành phố nhằm sớm ban hành các văn bản về: Chính sách phát triển và quản lý nhà ở để bán, cho thuê phục vụ mọi đối tượng dân cư; Đề án xây dựng trước các khu đô thị phục vụ tái định cư - nhằm chủ động giải phóng mặt bằng; Quy định về quản lý tầng I của các khu chung cư cao tầng, Quy định về quản lý xây dựng, cho thuê nhà ở. Sửa đổi bổ sung quy định về cải cách thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất…Chính sách di chuyển các cơ sở không còn phù hợp với quy hoạch – gây ô nhiễm môi trường ra ngoài khu vực nội thành, quy định tạm thời về khai thác tài nguyên cát, sỏi và sử dụng bến bãi… nhằm tăng cường hiệu lực quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, góp phần sự phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô tiến lên giai đoạn văn minh, hiện đại. Công tác quản lý và phát triển nhà: Trong công tác quản lý nhà nói chung có việc đánh số và gắn biển số nhà cho các tuyến phố và khu đô thị mới xây dựng, dự kiến trong năm 2003 là 40.000 biển số nhà. Tuy nhiên, do nhiều lý do còn bất cập, UBND Thành phố đã điều chỉnh xuống còn 13.500 biển, kết quả 10 tháng thực hiện được 19.500 biển số. Công tác sửa chữa nhà xuống cấp, nhà thuộc diện chính sách kế hoạch giao là 6,843 tỷ đồng, kết quả 10 tháng thực hiện đã thi công hoàn thành 320 công trình với giá trị 7,286 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch năm. Công tác phát triển nhà ở: Thực hiện Quyết định của Thành phố về phát triển nhà ở, chỉ tiêu cần được thực hiện trong năm 2003 là 900.000 m2 nhà xây dựng mới (trong đó dân tự đầu tư 250.000 m2). Để thực hiện chỉ tiêu này, Sở là thường trực ban điều hành chương trình phát triển nhà ở, Thành phố đã chủ động phối hợp với Tổ công tác liên ngành của Thành phố đôn đốc, kiểm tra tiến độ cùng với UBND các Quận, Huyện, các chủ đầu tư giải quyết tháo gỡ nhiều khó khăn vướng mắc về thủ tục, về giải phóng mặt bằng. Vì thế, 10 tháng đã thực hiện được 800.000 m2 nhà ở, đạt 88,88% kế hoạch. Dự kiến cả năm sẽ xây dựng 1,2 triệu m2 nhà ở đạt 110% kế hoạch. Công tác lập hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn Thành phố: ỹ Đến năm 2003 toàn địa bàn Thành phố đã cấp được 140.305 Giấy chứng nhận đạt 73,34% tổng số Giấy chứng nhận cần cấp; cơ bản hoàn thành giao và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP; đã bàn giao hồ sơ quản lý đất công, đất chưa sử dụng cho 102 phường và 8 thị trấn. ỹ Theo kế hoạch, năm 2003 thực hiện phân cấp giao Quận, Huyện cấp Giấy chứng nhận, kết quả 10 tháng mới cấp được 29.351/40.000 Giấy chứng nhận, đạt 73,4% kế hoạch. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn trên toàn thành phố thực hiện được 27.624/30.000 Giấy chứng nhận, đạt 92,08%. ỹ Công tác lập hồ sơ địa chính: Theo kế hoạch năm 2003, thực hiện thí điểm 12 xã, phường, thị trấn. Sở đã triển khai tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị. Phường Đông Mác, Quận Hai Bà Trưng, xã Văn Đức, Huyện Gia Lâm đã được chọn làm điểm đang tập trung rút kinh nghiệm lập hệ thống hồ sơ địa chính, thường xuyên chỉnh lý cập nhật biến động để triển khai trên toàn Thành phố. Phấn đấu cơ bản hoàn thành trên địa bàn Thành phố vào năm 2005. Công tác giải phóng mặt bằng: Năm 2003, công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện ở quy mô lớn hơn nhiều năm trước, đặc biệt là các công trình trọng điểm phục vụ cho đại hội thể thao SEAGAMES 22, công trình mở rộng đường giao thông, giải toả các nút giao thông thường gây ách tắc. Việc giải phóng mặt bằng được tập trung ở các vị trí như: Khu liên hợp thể thao Quốc gia với 4 công trình đường trọng điểm (mở rộng nút Mai Dịch và Đường 32, đường nối từ vành đai 3 vào khu thể thao, đường nối Quốc lộ 32 qua khu đô thị mới Mỹ Đình I…). Để chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà ở chủ động phục vụ tái định cư nhằm đáp ứng các yêu cầu giải phóng mặt bằng, UBND Thành phố đã chỉ đạo các ngành và các Quận, Huyện xây dựng một số khu đô thị mới phục vụ tái định cư với giá thành hợp lý. Phấn đấu từ năm 2003 – 2005 thực hiện được khoảng 1,4 triệu m2 nhà ở, tương đương 19.000 căn hộ. Đồng thời, Sở đã trình UBND Thành phố Đề án xây dựng quỹ nhà, quỹ đất tái định cư phục vụ công tác Giải phóng mặt bằng giai đoạn 2003 – 2005 nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực chủ động trong công tác giải phóng mặt bằng. Nhằm góp phần giảm áp lực của những “cơn sốt” về giá nhà, giá đất thường xảy ra theo chu kỳ hàng năm hay vài năm một lần như chúng ta thường thấy. Công tác đấu giá quyền sử dụng đất: Nhằm mục đích phát huy nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn từ đất đai để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn Thành phố, Sở đã trình UBND Thành phố ban hành hàng loạt Quyết định, Chỉ thị, Kế hoạch… tạo cơ chế và hành lang pháp lý để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, kế hoạch đưa vào đấu giá năm 2003 là 50 ha đất. Chuẩn bị cho việc này, UBND Thành phố đã thu hồi 75 ha đất, đồng thời ứng vốn cho các Quận, Huyện để bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm thực hiện các dự án đấu giá được thuận lợi. Qua việc đấu giá 4 ha đất thuộc các Quận, Huyện: Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Tây Hồ đã thu được 558 tỷ đồng, cho thấy đây là một chủ trương đúng và đạt hiệu quả cao, mở ra tiền đề cho việc xoá hẳn cơ chế bao cấp về đất đai, thực hiện một bước xã hội hoá quyền sử dụng đất, nhưng không trái pháp luật mà còn phù hợp với quy luật phát triển kinh tế – xã hội, quyền định đoạt hưởng chênh lệch địa tô của Nhà nước, được dư luận và nhân dân đồng tình. Công tác thanh tra quản lý vi phạm về nhà đất: Về kết quả thanh tra theo chương trình và chuyên đề: kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất và giải quyết tranh chấp giữa các tổ chức, phối hợp với tổ công tác liên ngành giải quyết các khiếu nại. Tính đến ngày 30/10/2003 Sở đã nhận được 659 đơn khiếu nại, 53 đơn tố cáo, 156 đơn dân nguyện. đã giải quyết 351 vụ thuộc thẩm quyền, chuyển 308 đơn thư không thuộc thẩm quyền để các đơn vị chức năng tiếp tục giải quyết. Duy trì thường xuyên công tác tiếp dân nghiêm túc: lập sổ sách theo dõi chặt chẽ công tác tiếp dân thường xuyên và cac đồng chí lãnh đạo tiếp dân…Qua 10 tháng Sở đã tiếp được 1056 lượt, trong đó các đồng chí lãnh đạo tiếp 108 lượt. Kết quả thực hiện các Chỉ thị 15, 16, 17 của UBND Thành phố: ỹNăm 2003 nhằm tăng cường hiệu lực quản lý về đất đai, kiên quết xử lý thu hồi đất của các tổ chức, đơn vị không có nhu cầu sử dụng…để đất hoang hoá hoặc sử dụng sai mục đích khi được giao đất. Đã phối hợp các Quận, Huyện trình UBND Thành phố đã ra 19 quyết định thu hồi 120.503 m2 đất và 8 thông báo thu hồi đất với diện tích 87.845 m2. Xử lý 397 trường hợp hộ gia đình cá nhân vi phạm, thu hồi diện tích 236.036 m2. Sở đã ra thông báo huỷ hợp đồng thuê đất tạm thời của 1927 đơn vị chưa có giấy tờ hợp lệ, yêu cầu các đơn vị này hoàn thiện hồ sơ để ký hợp thức quyền sử dụng đất và nộp tiền thuê đất theo quy định. Đến nay đã có 403 tổ chức nộp hồ sơ xin được hợp thức hoá quyền sử dụng đất. Truy thu tiền sử dụng đất còn nợ đọng và thuế nhà đất gồm trên 40 tỷ đồng. Bước đầu đã ngăn chặn được tình trạng chuyển nhượng và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố, đặc biệt là hai nơi đang chuẩn bị thành lập Quận mới như Gia Lâm và Thanh Trì. Theo báo cáo của một số Quận, Huyện có 510 trường hợp mua bán đất nông nghiệp trái pháp luật với diện tích 472.970 m2 và 2.173 trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp với diện tích 396.000 m2 đã xử lý buộc khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu của 335 trường hợp; thu hồi đất của 31 trường hợp; đề nghị khởi tố xử lý theo pháp luật 9 trường hợp… Kết quả đã nâng cao được ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành chính sách pháp luật, đưa đất đai vào sử dụng có hiệu quả và hạn chế dần các vi phạm trên địa bàn Thành phố. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục về ý thức chấp hành Luật đất đai: Sở thường xuyên phối hợp với Ban tuyên giáo Thành uỷ, các cơ quan thông tin, Hội nông dân và các đoàn thể, tổ chức tuyên truyền phổ biến và tập huấn về luật đất đai; các quy định về quản lỷ sử dụng đất đai của Chính phủ và của UBND Thành phố để các tổ chức và cá nhân ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng đất, phối hợp với các chính quyền thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cải cách hành chính và một số công tác khác: ỹSở đã thường xuyên kiểm tra và giám sát thực hiện nghiêm túc 9 quy chế, hai quy ước, một quy định và 10 quy trình của Sở, tạo được không khí đoàn kết tốt nội bộ cơ quan. ý thức làm việc, tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức được nâng cao. Sở cũng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như 3 Công ty Kinh doanh nhà, Công ty Địa chính và Công ty Khảo sát Đo đạc, ban hành 58 quy chế nội bộ. Các vụ việc khiếu nại có tính chất nội bộ đã được giải quyết có lý, có tình… Công tác cải cách hành chính đã được thực hiện ở các khâu, áp dụng mô hình (một cửa) giải quyết các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, giảm thời gian, giảm phiền hà cho các tổ chức và nhân dân, chống tiêu cực, đồng thời đã được thực hiện thí điểm dịch vụ hành chính công bước đầu tạo được tin tưởng cho các tổ chức và nhân dân. Công tác thi đua, tạo điều kiện để các đoàn thể hoạt động, chăm lo công tác đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt thiên tai, ủng hộ quỹ vì người nghèo… luôn được quan tâm. V. Một số mặt công tác trọng tâm trong thời gian tới Cơ chế thị trường, đất đai luôn là vấn đề hết sức (nhạy cảm), phức tạp, gây nhiều bức súc cho xã hội. Trong những biến động về đất đai gây nên bức súc có một phần thiếu sót của công tác quản lý. 1. Nếu nói đất đai là tài nguyên vô giá, là loại hàng hoá đặc biệt thì phải có những chính sách, chế tài và cơ chế quản lý tương xứng. Trước hết cần tạo sự chuyển biến nhanh hơn nữa về nhận thức và hành động quyết liệt hơn nữa trong đội ngũ những người làm việc trong ngành Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất. Phải tăng cường quản lý đất đai theo pháp luật, nhưng không thuần tuý là giữ đất mà phải làm thế nào để sử dụng đất đai có hiệu quả, là nguồn nội lực to lớn đúng định hướng, đúng kế hoạch. Tăng cường quyết liệt, kiên quyết hơn nữa trong công tác quản lý đất đai, kiên quyết thu hồi, xử lý đất những diện tích đất trước đây đã giao cho các tổ chức, đơn vị nhưng không sử dụng, để hoang hoá hoặc sử dụng sai mục đích. Nghiên cứu xây dựng chính sách thu hồi đất, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch để tạo ra một quỹ đất phong phú có giá trị, chủ động đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đô thị hoá ở mức cao hơn. Từ kinh nghịêm của Hà Nội và tham khảo kinh nghiệm các địa phương nhằm đẩy manh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn vốn đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm và chủ động hơn công tác giải phóng mặt bằng. 2. Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng Đây là công tác luôn gặp nhiều khó khăn, cản trở vì đụng chạm đến quyền lợi của công dân. Nghiên cứu đề xuất và nắm vững chính sách, cơ chế, vận dụng một cách linh hoạt; đặc biệt là phải đảm bảo sự công bằng. Bởi chỉ có sự công bằng, dân chủ mới thuyết phục được người dân chầp hành việc Nhà nước thu hồi phần đất của họ đang sử dụng vì mục đích chung. Xây dựng cơ chế chính sách nhằm phát triển nhanh việc xây dựng nhà ở theo hướng các đối tượng dân cư cùng đầu tư; đồng thời tập chung cải tạo nhà ở để nâng cao chất lượng và môi trường ở của nhân dân. Xây dựng nhà ở cho nhiều đối tượng với giá cả hợp lý; đồng thời với việc xây nhà ở chỉ để cho thuê, nhà bán trả góp với nhiều hình thức đa dạng phù hợp với các đối tượng dân cư. Bên cạnh việc xây dựng nhà ở mới, đẩy mạnh xã hội hoá việc cải tạo và xây dựng lại các khu chung cư đã được xây dựng từ lâu xuống cấp để nâng cao chất lượng ở và chất lượng dịch vụ tại chỗ. 4. Quản lý tốt hơn thị trường bất động sản, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm huy đông mọi nguồn lực để phát triển quỹ nhà ở, công thự theo chương trình phát triển nhà ở. Tăng cường quản lý, khai thác quỹ nhà hiện có. Đa dạng hoá các mô hình quản lý, đầu tư và kinh doanh nhà ở. 5. Đẩy mạnh hơn nữa, nhanh chóng hình thành hệ thống hồ sơ địa chính trên toàn Thành phố.Thường xuyên chỉnh lý cập nhật biến động; phối hợp các Quận, Huyện xây dựng hệ thống thông tin địa chính, phục vụ công tác quản lý đất đai kịp thời, hiệu quả. 6. Công tác bảo vệ và phát triển môi trường bền vững: Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô hiện nay, công tác môi trường còn rất nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, đại khái, hình thức…Một môi trường sống có chất lượng đòi hỏi phải có một quy hoạch tổng thể, chi tiết mang tính khoa học cao và có sự chỉ đạo thống nhất, nghiên cứu xây dựng trình UBND Thành phố kế hoạch hành động bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường của Thành phố đến năm 2010 trên cơ sở chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia giai đoạn 2001- 2010. Trước hết, để duy trì những kết quả môi trường hịên có cần làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ môi trường thiên nhiên: nước, cây xanh, không khí, thực phẩm để có một môi trường bền vững và luôn được cải thiện. 7. Công tác quản lý Tài nguyên khoáng sản: Đối với Thủ đô Hà Nội, nguồn khoáng sản chủ yếu là cát, sỏi thuộc các sông, tài nguyên nước trên địa bàn Thành phố; nghiên cứu xây dựng quy hoạch, kế hoạch và các văn bản pháp quy về công tác quản lý, khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố; làm tốt công tác khảo sát, đánh giá trữ lượng, chất lượng, nghiên cứu dòng chảy để có quy hoạch khai thác cát, sỏi phù hợp theo Chỉ thị 16/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đạt hiệu quả kinh tế, khơi thông luồng lạch, bảo vệ đê điều, môi trường. VI. Các kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2001- 2002- 2003 và phương hướng nhiệm vụ công tác trong năm 2004 của Phòng Đăng ký – Thống kê Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2001: Thực hiện Nghị định 60/ CP: 34.523 GCN, đạt 106,24% kế hoạch năm. Thực hiện Nghị định 64/CP: cấp được 165.945 GCN, đạt 85,22% . Công tác soạn thảo văn bản: Trình UBND Thành phố ban hành Quyết định số 65/2001/QĐ-UB ngày 29/08/2001 về kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, ao vườn liền kề: Trình Giám đốc Sở ban hành hướng dẫn số 4647/HD-SĐCNĐ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 65/2001/QĐ-UB và nhiều văn bản khác. Công tác lưu trữ: Chỉnh lý được 200 m tài liệu: cung cấp thông tin nhà đất và trích lục bản đồ cho hơn 2000 trường hợp, phục vụ trên 2500 lượt hồ sơ. Trả lời hơn 200 đơn thư. Hoàn thành công tác thống kê đất đai, tham gia các đoàn công tác về thanh tra đất đai của Thành phố, đoàn công tác thực hiện Chỉ thị 15/2001 CT-UB. Công tác thi đua khen thưởng: Được UBND Thành phố tặng bằng khen về thành tích thực hiện Nghị định 64/CP: được Giám đốc Sở tặng tập thể lao động giỏi cho phòng và tổ viết GCN: 05 đồng chí được Bộ xây dựng và Tổng cục Địa chính tặng Bằng khen: 10 đ/c đạt danh hiệu thi đua cấp Sở, 23 đ/c đạt danh hiệu lao động giỏi cấp Sở. Dự kiến kế hoạch năm 2002 ( đã điều chỉnh): Số TT Chỉ Tiêu Khối lượng 2002 (HS) Kế hoạch vốn năm 2002 (triệu đồng) Kế hoạch giao đã thực hiện Xin điều chỉnh Vốn được phân bổ Vốn xin điều chỉnh Tăng(+) Giảm(-) I Vốn sự nghiệp 692.94 1225.423 + 532.483 1. Thực hiện Nghị định 60/CP: 40.000 19.840 23326 492.94 382.00 - 110.94 Thực hiện Nghị định 64/CP và Cấp GCN QSDĐ ở vườn liền kề Khu dân cư nông thôn 35.000. 7.300 35.000 126.00 126.00 0 Thực hiện Nghị định 163/CP về Giao đất lâm nghiệp (KP chỉ đạo) 50.00 30.00 - 20.00 Lập hồ sơ Địa chính theo Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC 228 xã, phường 0 867.31 + 867.31 Thực hiện chỉ thị 17/2002/CT-UB 228 xã, phường 0 74.52 + 74.52 Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2002: Thực hiện Nghị định 60/CP: đến ngày 10/12/2002 cấp được 33.785 GCN đạt 85,16% kế hoạch năm. Đôn đốc thực hiện Quyết định số 65/2001/QĐ-UB: cấp được 19.472 GCN đạt 55,5% kế hoạch. Tập huấn nghiệp vụ chuyên môn công tác lập hồ sơ địa chính cho 12 Quận, Huyện và 228 xã, phường, thị trấn. Kiểm tra, đôn đốc các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện, cố gắng hoàn thành vào quý II năm 2003. Công tác soạn thảo văn bản: Đã soạn thảo Trình UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung Quyết định số 69/1999/QĐ-UB ngày 18/08/1999 về kê khai đăng ký cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sở dụng đất ở: Trình Giám đốc Sở ban hành hướng dẫn số 3011/HD-SĐCNĐ hướng dẫn Lập và quản lý hồ sơ địa chính và nhiều văn bản khác. Trả lời 84 đơn thư. Hoàn thành công tác thống kê đất đai 2002, tham gia đoàn công tác thực hiện Chỉ thị 15/2001/CT-UB, Chỉ thị số16/2002/CT-UB. Đang tổng hợp kết quả thực hiện Chỉ thị số 17/2002/CT-UB báo cáo UBND Thành phố xong trước ngày 20/12/2002. Dự kiến kế hoạch năm 2003: Số TT Chỉ Tiêu Khối lượng 2002 (HS) Kế hoạch năm 2003 Kế hoạch giao đã thực hiện ước thực hiện Khối Lượng (hs) Vốn (tr.đồng) I Vốn sự nghiệp 619.75 1. Thực hiện Nghị định 60/CP: 40.000 33.785 40.000 20.000 318.00 2. Thực hiện Nghị định 163/cp và Cấp GCN QSDĐ ở vườn liền Kề Khu dân cư nông thôn 35.000 19.427 25.000 30.000 150.00 3. Lập hồ sơ địa chính theo Thông tư 1990/2001/tt-tcđc 228 xã, phường 84.75 4. Kinh phí chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 17/ct-ub 50.00 5. Cấp gcn cho các tổ chức 500 17.00 Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2003: Thực hiện quyết định số 69/1999/QĐ-UB: Thực hiện Quyết định số 69/1999/QĐ-UB ngày 18/9/1999 của UBND Thành phố, chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 toàn Thành phố cấp 40.000 giấy chứng nhận. Đầu năm 2003 UBND Thành phố đã có Quyết định số 909/QĐ-UB ngày 29/1/2003 uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị cho các Quận còn lại là Ba Đình, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa. Khi có Quyết định phân cấp của UBND Thành phố, ngay từ đầu, phòng đã tập trung hướng dẫn các Quận sớm triển khai kế hoạch, do đó có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo chính quyền các cấp và sự phối hợp chặt chẽ của các cán bộ phòng Đăng ký thống kê với UBND Quận, Huyện, thường xuyên kiểm tra đôn đốc tiến độ thực hiện và cử cán bộ theo dõi xuống từng phường, xã, thị trấn đôn đốc phân loại hồ sơ và tháo gỡ vướng mắc ngay tại cơ sở để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đáp ứng yêu cầu kế hoạch đề ra của Thành phố. Kết quả thực hiện Quyết định số 69/1999/QĐ-UB ngày 18/9/1999 của UBND Thành phố tính đến ngày 22/12/2003 toàn Thành phố cấp được 40.580 Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, đạt 101,45% kế hoạch năm 2003, trong đó phòng đã thụ lý tổng hợp hồ sơ để Sở trình UBND Thành phố cấp được 12.152 Giấy chứng nhận, Quận, Huyện cấp được 28.428 Giấy chứng nhận, kết quả cụ thể của từng Quận, Huyện như sau: Số TT Tên Quận Huyện Tổng số GCN Cần cấp Đã cấp đến hết năm 2002 Kế hoạch Năm 2003 Thực Hiện đến 19/12/2003 Trong đó Đạt % so với KH năm TP Cấp Quận Huyện Cấp Hoàn Kiếm 5593 4673 900 1041 141 900 115,67 H.B.Trưng 47548 22344 8500 8974 474 8500 105,58 Ba Đình 18011 11318 3500 3574 371 3203 102,11 Đống Đa 33000 19110 6000 6144 344 5800 102,40 Tây Hồ 18146 11141 4000 3982 167 3815 99,55 Cầu Giấy 16924 11039 3000 4074 1296 2778 135,8 Thanh Xuân 17844 10560 2200 2234 434 1800 101,55 Từ Liêm 2840 1842 300 424 284 140 141,33 Gia Lâm 9323 5314 2110 1589 401 1188 75,67 Đông Anh 2445 2336 100 101 1 100 101,00 Sóc Sơn 680 671 0 Đã hoàn thành cuối năm 2002 Thanh Trì 1950 1470 400 1431 1227 204 357,75 Quân Đội 17000 7956 9000 7005 7005 77.83 Tổng 191304 109774 40000 40580 12152 28428 101,45 Kết quả thực hiện Quyết định số 65/2001/QĐ-UB: Thực hiện Quyết định số 65/2001/QĐ-UB ngày 29/8/2001 của UBND Thành phố, chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 UBND Thành phố giao cho các Huyện cấp 30.000 Giấy chứng nhận, ngay từ đầu phòng Đăng ký thống kê đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc các Huyện thực hiện kế hoạch Thành phố giao, tính đến ngày 19/12/2003 toàn Thành phố cấp được 31.154 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất vườn liền kề khu dân cư nông thôn đạt 103,85% kế hoạch năm, kết quả cụ thể của từng Huyện như sau: Số TT Tên huyện Tổng số GCN Cần cấp Đã cấp hết năm 2002 Kế hoạch Năm 2003 Thực hiện đến 19/12/2003 Đạt % so với KH năm 1. Sóc Sơn 55800 13735 6000 6700 111,67 2. Từ Liêm 38948 13922 5000 5090 101,80 3. Đông Anh 54517 26799 6000 8000 133,33 4. Gia Lâm 63270 8388 6000 4249 70,82 5. Thanh Trì 44000 22244 7000 7115 101,64 Tổng 256535 85088 30000 31154 103,85 Thực hiện thống kê đất đai năm 2003: Thực hiện Điều 35 Luật đất đai số 245/QĐ-TCĐC ngày 2/8/2003 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên Môi trường) về chế độ thống kê đất đai, chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2003, phòng Đăng ký thống kê đã tổ chức hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ các quận, huyện triển khai thực hiện, kết quả đến nay phòng đã hoàn chỉnh báo cáo thyết minh số liệu và các biểu mẫu để Sở trình UBND Thành phố duyệt và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định. Thực hiện công tác lập hồ sơ địa chính: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai, kế hoạch năm 2003 thực hiện thí điểm lập hồ sơ địa chính tại 12 phường, xã, thị, trấn: Phường Phan Chu Trinh quận Hoàn Kiếm. Phường Xuân La quận Tây Hồ. Phường Thanh Xuân Nam quận Thanh Xuân. Phường Giảng Võ quận Ba Đình. Phường Nghĩa Tân quận Cầu Giấy. Phường Đông Mác quận Hai Bà Trưng. Phường Nam Đồng quận Đống Đa. Xã Đông Mỹ huyện Thanh Trì. Xã Mễ Trì huyện Từ Liêm. Thị trấn Đông Anh. Thị trấn Sóc Sơn huyện Sóc Sơn. Xã Văn Đức huyện Gia Lâm. Phòng Đăng ký thống kê đã hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và kiểm tra đôn đốc các quận, huyện, phường, xã, thị trấn thực hiện, phấn đấu hết năm 2003 tập trung hoàn thành cơ bản công tác lập hồ sơ Địa chính của phường Đông Mác và xã Văn Đức, các đơn vị còn lại sẽ hoàn thành vào quý I năm 2004 để rút kinh nghiệm tạo tiền đề triển khai rộng trên toàn Thành phố. Thực hiện Chỉ thị 17/2002/CT-UB ngày 9/04/2002: Thực hiện Chỉ thị 17/2002/CT-UB ngày 9/4/2002 và kế hoạch số 37/KH-UB ngày 30/7/2002 của UBND Thành phố về một số biện pháp cấp bách, tăng cường quản lý đất đai, ngăn chặn, sử lý việc mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trái pháp luật. Phòng Đăng ký thống kê hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các huyện thưc hiện, bước đầu đã ngăn chặn được tình trạng chuyển nhượng và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là hai huyện trong thời gian chuẩn bị chuyển sang quận mới như huyện Gia Lâm và huyện Thanh Trì, kết quả có 510 trường hợp mua bán đất nông nghiệp trái pháp luật với diện tích 472970 m2 và 2173 trường hợp tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp với diện tích 396000 m2, đã xử lý khôi phục lại hiện trạng ban đầu của 335 trường hợp, đề nghị khởi tố sử lý theo pháp luật 9 trường hợp, xử lý 397 trường hợp hộ gia đình cá nhân vi phạm, thu hồi 236036 m2. Thực hiện Chỉ thị 15/2001/CT-UB và Chỉ thị 16/2002/CT-UB: Phòng Đăng ký thống kê phối hợp với các phòng ban của Sở kiểm tra đôn đốc các tổ chức sử dụng đất chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, sử dụng đất chưa có hiệu quả, bỏ hoang hoá, sử dụng sai mục đích, thông báo và hướng dẫn các tổ chức lập hồ sơ hợp thức đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử đất. Thụ lý hồ sơ hợp thức đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức: Hồ sơ hợp thức đất: đã kiểm tra thẩm định hồ sơ để Sở trình UBND Thành phố duyệt được 146 hồ sơ và thông báo bổ sung 28 hồ sơ. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: đã kiểm tra thẩm định hồ sơ để Sở trình UBND Thành phố duyệt được 162 hồ sơ. Thông báo bổ sung 3 hồ sơ. Ngoài ra phòng còn tham gia trả lời đơn thư được một số trường hợp. Phương hướng và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2004: Kế hoạch năm 2004: Số TT Chỉ tiêu Khối lượng năm 2003 (HS) Kế hoạch năm 2004 Kế hoạch Giao Đã thực hiện Khối lượng (HS) Vốn (tr.đồng) 1. Vốn sự nghiệp 446 2. Thực hiện Nghị định 60/CP 40.000 40.172 40.000 150 3. Thực hiện Quyết định 65/CP-UB 30.000 31.154 40.000 91 4. Thực hiện Nghị định 163/CP 90 5. Lập hồ sơ địa chính Theo thông tư 1990/2001/TT-TCĐC Thực hiện dự án điểm tại quận Ba Đình do Bộ TNMT cấp theo dự án 6. Kinh phí chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 17/CT-UB 15 7. Kinh phí chuẩn bị tài liệu hướng dẫn và tập huấn Tổng kiểm kê đất đai năm 2005 100 Giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2004: Tập trung hoàn chỉnh hướng dẫn của Sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất, tổ chức họp giao ban định kỳ hàng tháng với phòng Địa chính Nhà đất và đô thị các quận, huyện và tháo gỡ khó khăn vướng mắc ngay tại cơ sở để đẩy nhanh tiến độ. Tập trung chỉ đạo ngay từ đầu năm, cử cán bộ theo dõi địa bàn thường xuyên kiểm tra đôn đốc, giúp các phường, xã, thị trấn hoàn chỉnh hồ sơ kê khai để đưa ra xét duyệt. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo xuyên suốt từ Thành phố đến cơ sở đôn đốc thực hiện kế hoạch. Tham mưu cho Sở, trình UBND Thành phố giao chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận theo Quyết định số 69/1999/QĐ-UB cho từng quận, huyện theo uỷ quyền của Sở Tài nguyên – Môi trường và Nhà đất. Tham mưu cho Sở, trình UBND Thành phố giao chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận theo Quyết định 65/2001/QĐ-BU cho các huyện trên cơ sở tính bình quân trên đầu xã. Tham mưu cho Sở, trình UBND Thành phố giao chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận theo Quyết định số 69/1999/QĐ-UB cho 2 quận Hoàng Mai và Long Biên. Xây dựng kế hoạch tập huấn chuyên môn nghiệp vụ công tác cấp Giấy chứng nhận theo Quyết định số 69/1999/QĐ-UB cho 2 quận Hoàng Mai và Long Biên. Như vậy, trong quá trình thực thực tập tại Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội, em đã tìm hiểu và có một số nội dung báo cáo tổng hợp như: quá trình hình thành và phát triển của Sở, hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của Sở cũng như của các bộ phận trong Sở và những kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua của Sở. Tuy nhiên, với thời gian cho phép, có phần em chưa tìm hiểu được nên còn có nhiều vấn đề em chưa đề cập một cách hoàn chỉnh được. Em rất mong được thầy góp ý và cho ý kiến để trong bài viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC705.doc
Tài liệu liên quan