Quá trình hình thành và thực tiễn hoạt động của ban thư ký giúp việc tổng thư ký quốc hội

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình Ban Thư ký Để tiếp tục hoàn thiện mô hình Ban Thư ký giúp việc Tổng Thư ký, trong thời gian tới, xin kiến nghị một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, cần tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 1093, nhất là chỉ ra những những hạn chế, bất cập để sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với thực tế. Trước hết, cần quy định bổ sung thành viên Ban Thư ký (thêm từ 1 - 2 Phó Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm VPQH và một số thành viên là Vụ trưởng các Vụ: Hành chính, Công tác đại biểu, Dân nguyện, Lễ tân) để bảo đảm tham mưu, giúp mọi công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thư ký Quốc hội. Về lâu dài, cần tổng kết, đánh giá quy định của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 về Tổng Thư ký Quốc hội và bộ máy giúp việc; tham khảo kinh nghiệm một số nước về tổ chức bộ máy giúp việc của Quốc hội để làm cơ sở cho việc hoàn thiện mô hình bộ máy giúp việc Quốc hội Việt Nam theo hướng tổ chức bộ máy VPQH là cơ quan chịu trách nhiệm giúp Tổng Thư ký Quốc hội trong việc tham mưu, giúp việc Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH. Thứ hai, hoàn thiện các quy định về quy trình, thủ tục, nghiệp vụ của Ban Thư ký và VPQH, bảo đảm vừa thống nhất, chặt chẽ, vừa linh hoạt, phù hợp với cơ chế hoạt động đặc thù của bộ máy giúp việc và phù hợp với xu thế cải cách hành chính, góp phần làm cho bộ máy giúp việc hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Đồng thời, cần tập hợp các quy định về quy trình, thủ tục, nghiệp vụ đó thành một bộ quy định đầy đủ về hoạt động của Ban Thư ký, của VPQH trong việc tham mưu, giúp việc Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và giúp Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cần tổ chức tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ, quy trình, thủ tục hoạt động của Ban Thư ký cho các công chức VPQH. Thứ ba, UBTVQH cần sớm chỉ đạo việc sửa đổi, thay thế Nghị quyết 417 và Nghị quyết 618 về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của VPQH để phân định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPQH và Ban Thư ký. Trên cơ sở Nghị quyết của UBTVQH sẽ nghiên cứu, sửa đổi Quy chế làm việc của VPQH, Ban Thư ký để phù hợp với những quy định mới về bộ máy giúp việc của Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình hình thành và thực tiễn hoạt động của ban thư ký giúp việc tổng thư ký quốc hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỦA BAN THƯ KÝ GIÚP VIỆC TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI1 1 Bài viết là kết quả từ Đề tài NCKH cấp Bộ “Tổ chức và hoạt động của Tổng Thư ký, Ban Thư ký Quốc hội và Văn phòng Quốc hội Việt Nam” của Viện Nghiên cứu Lập pháp năm 2016 - 2017, do PGS,TS. Hoàng Văn Tú làm Chủ nhiệm. Hoàng Văn Tú* Đỗ Thúy Bình* * PGS, TS. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp. * * ThS. Chuyên viên Vụ Tổng hợp - VPQH. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG Tóm tắt: Bài viết phân tích quá trình hình thành và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn hoạt động của Ban Thư ký giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình Ban Thư ký trong thời gian tới. Abstract: This article provides analysis of the formation process of and a number of matters needing to be considered in the Secretariat's practical performance for the Secretary General of the National Assembly, and some recommendations for improvements of the Secretariat model in coming time. Thông tin bài viết: Từ khóa: Bộ máy giúp việc Quốc hội; Ban Thư ký giúp việc Tổng Thư ký Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội Lịch sử bài viết: Nhận bài: 26/07/2017 Biên tập: 02/08/2017 Duyệt bài: 09/08/2017 Article Infomation: Keywords: The assisting apparatus of the National Assembly; the Secretariat of the Secretary General of the National Assembly; General Secretary of the National Assembly Article History: Received: 26 Jul. 2017 Edited: 02 Aug. 2017 Appproved: 09 Aug. 2017 1. Quá trình hình thành của Ban Thư ký tham mưu, giúp việc Tổng Thư ký Quốc hội Trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bộ máy giúp việc giữ một vị trí rất quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ, bảo đảm công việc của Quốc hội được vận hành một cách thông suốt, nhuần nhuyễn. Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tăng cường năng lực và NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 3Số 24(352) T12/2017 hoàn thiện bộ máy giúp việc của Quốc hội luôn được đặt ra và nỗ lực thực hiện. Đặc biệt, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 đã có nhiều quy định cụ thể về tổ chức bộ máy giúp việc của Quốc hội. Trong đó, có một điểm mới so với các quy định trước đây là có quy định về chức danh Tổng Thư ký Quốc hội và hai bộ phận có chức năng tham mưu, giúp việc là Ban Thư ký và Văn phòng Quốc hội (VPQH). Theo quy định tại Điều 98 Luật Tổ chức Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, có trách nhiệm tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: (1) Tham mưu cho Chủ tịch Quốc hội, UBTVQH về dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, UBTVQH; về quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, UBTVQH; (2) Phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, UBTVQH giao; (3) Là người phát ngôn của Quốc hội, UBTVQH; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH; (4) Tổ chức các nghiệp vụ Thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp UBTVQH; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của ĐBQH; ký biên bản kỳ họp, biên bản phiên họp; và (5) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Quốc hội, UBTVQH giao. Với việc quy định Tổng Thư ký Quốc hội là một thiết chế hoạt động thường xuyên của Quốc hội, bộ máy giúp việc của Quốc hội được tổ chức lại theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, thiết thực, khắc phục những hạn chế của mô hình Đoàn Thư ký kỳ họp Quốc hội trước đây. Việc thành lập thiết chế này còn nhằm thúc đẩy việc hội nhập quốc tế của Quốc hội Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Khoản 2 Điều 98 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội có Ban Thư ký (cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban Thư ký do UBTVQH quy định). Luật cũng quy định Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (VPQH), chịu trách nhiệm trước Quốc hội và UBTVQH về hoạt động của VPQH. Như vậy, Ban Thư ký và VPQH đều do Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm VPQH lãnh đạo, chỉ đạo. Trong đó, Ban Thư ký có chức năng chủ yếu là tham mưu cho Tổng Thư ký Quốc hội về quy trình, thủ tục xây dựng dự thảo văn bản và các công việc khác phục vụ trực tiếp hoạt động ra quyết định của Quốc hội; VPQH có chức năng chủ yếu là tổ chức công tác phục vụ các hoạt động khác của Quốc hội. Trong quá trình xem xét thành lập Ban Thư ký, UBTVQH xác định mô hình Ban Thư ký với nguyên tắc là bảo đảm không trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; một việc chỉ giao cho một đầu mối chịu trách nhiệm chính; từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động phục vụ kỳ họp Quốc hội, phiên họp UBTVQH; đồng thời, bảo đảm sự ổn định, không làm thay đổi, xáo trộn tổng thể bộ máy giúp việc của Quốc hội hiện nay, nhất là chức năng, nhiệm vụ của các vụ, đơn vị thuộc VPQH vừa được UBTVQH xem xét, quyết định trong năm 2013, bảo đảm tinh gọn bộ máy, không làm tăng biên chế. Bên cạnh đó, xác định rõ quan hệ công tác giữa Tổng Thư ký Quốc hội, Ban Thư ký với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; bảo đảm kế thừa, phát huy kinh nghiệm hoạt động của VPQH, Đoàn Thư ký kỳ họp Quốc hội thời gian qua để có lộ trình đổi mới phù hợp và khả thi trong điều kiện hiện nay. Với quan điểm đó, Ban Thư ký đã được thành lập như một thiết chế tổ chức công việc để tham mưu, giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội (không phải là một cơ quan hành chính độc lập), gồm tập hợp những người NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 4 Số 24(352) T12/2017 có chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu sâu sắc về quy trình, thủ tục hoạt động của Quốc hội, UBTVQH, có khả năng kết nối với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, VPQH, các Đoàn ĐBQH, các ĐBQH và có các điều kiện thực tế để giúp Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Nghị quyết số 1093/2015/UBTVQH13 của UBTVQH ngày 21/12/2015 (Nghị quyết 1093) về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký quy định Ban Thư ký có nhiệm vụ: (1) Tham mưu, giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội về các vấn đề liên quan đến dự kiến chương trình làm việc của Quốc hội, UBTVQH; về quy trình, thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, UBTVQH; (2) Tham mưu, giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội trong việc xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, UBTVQH giao; (3) Tham mưu, giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện nhiệm vụ người phát ngôn của Quốc hội, UBTVQH; trong việc tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và ĐBQH; (4) Tham mưu cho Tổng Thư ký Quốc hội và trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ Thư ký tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp UBTVQH; tập hợp, tổng hợp các ý kiến của ĐBQH; (5) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Tổng Thư ký Quốc hội giao. Thành phần Ban Thư ký gồm hai Phó Tổng Thư ký Quốc hội và các Ủy viên Ban Thư ký. Một Phó Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm VPQH, một Phó Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, do UBTVQH phê chuẩn theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội. Phó Tổng Thư ký Quốc hội có nhiệm vụ giúp Tổng Thư ký Quốc hội phụ trách các mảng công việc của Ban Thư ký và các công việc khác theo phân công của Tổng Thư ký Quốc hội. Khi Tổng Thư ký Quốc hội vắng mặt thì một Phó Tổng Thư ký Quốc hội được Tổng Thư ký Quốc hội ủy nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Quốc hội, UBTVQH. Với mục tiêu hình thành một cơ chế tổ chức công việc thuận lợi, hiệu quả, sử dụng ngay bộ máy hiện có của VPQH, các Ủy viên Ban Thư ký hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, là người đứng đầu một số vụ, đơn vị của VPQH, bao gồm Vụ trưởng Vụ Dân tộc; Vụ trưởng Vụ Pháp luật; Vụ trưởng Vụ Tư pháp; Vụ trưởng Vụ Kinh tế; Vụ trưởng Vụ Tài chính, Ngân sách; Vụ trưởng Vụ Quốc phòng và An ninh; Vụ trưởng Vụ Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Vụ trưởng Vụ Đối ngoại; Vụ trưởng Vụ Tổng hợp; Vụ trưởng Vụ Phục vụ hoạt động giám sát; Vụ trưởng Vụ Thông tin; Giám đốc Thư viện Quốc hội; Giám đốc Trung tâm Tin học. Danh sách cụ thể Ủy viên Ban Thư ký do UBTVQH phê chuẩn theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội. Các ủy viên Ban Thư ký trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký theo sự phân công của Tổng Thư ký Quốc hội; giúp Tổng Thư ký Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan. Ủy viên Ban Thư ký được sử dụng bộ máy, công chức của Vụ, đơn vị thuộc VPQH mà mình trực tiếp phụ trách để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Thư ký. Nghị quyết 1093 cũng quy định Tổng Thư ký Quốc hội trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Thư ký và chịu trách nhiệm trước UBTVQH về hoạt động của Ban Thư ký. Ban Thư ký, thành viên Ban Thư ký chịu trách nhiệm trước Tổng Thư ký Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5Số 24(352) T12/2017 Với vai trò là một cơ chế tổ chức công việc, Ban Thư ký không tổ chức bộ máy riêng để bảo đảm hoạt động của mình nên kinh phí hoạt động và các điều kiện bảo đảm khác của Ban Thư ký do VPQH bảo đảm. Điều này cũng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VPQH được quy định tại Điều 99 của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014. Ưu điểm của Ban Thư ký theo mô hình tổ chức này là không tạo thêm đầu mối tổ chức, không tăng thêm biên chế do các Ủy viên Ban Thư ký làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; không làm xáo trộn về tổ chức và hoạt động của VPQH, vì thực tế các Vụ trưởng, Trưởng các đơn vị này (nay kiêm nhiệm Ủy viên Ban Thư ký) đã thực hiện nhiều công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký và sử dụng bộ máy của đơn vị mình để tham mưu, giúp việc Đoàn Thư ký kỳ họp trước đây; đồng thời, vẫn đang thực hiện các nhiệm vụ của Văn phòng phục vụ UBTVQH và Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội (cơ bản không có sự thay đổi lớn về chức năng, nhiệm vụ). 2. Thực tiễn và những vấn đề đặt ra trong quá trình tổ chức và hoạt động của Ban Thư ký Kể từ khi Nghị quyết 1093 có hiệu lực, UBTVQH (khóa XIII và khóa XIV) đã hai lần phê chuẩn nhân sự Ban Thư ký. Ban Thư ký nhiệm kỳ Tổng Thư ký Quốc hội khóa XIII được phê chuẩn ngày 10/3/2016 với đủ 15 thành viên. Ban Thư ký nhiệm kỳ Tổng Thư ký Quốc hội khóa XIV được phê chuẩn ngày 18/10/2016 với 13 thành viên2. Kể từ khi được thành lập, Ban Thư ký đã triển khai phục vụ Quốc hội, UBTVQH, các ĐBQH tại các kỳ họp thứ mười một, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ nhất, thứ hai, thứ ba, Quốc 2 Ban Thư ký nhiệm kỳ Tổng Thư ký Quốc hội khóa XIV khuyết 2 thành viên là Vụ trưởng Vụ Kinh tế và Vụ trưởng Vụ Tài chính, Ngân sách. 3 Việc theo dõi sự tham gia kỳ họp của ĐBQH hiện được giao cho Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu, việc quản lý tiến độ chuẩn bị tài liệu, thu, phát các tài liệu chính thức của kỳ họp Quốc hội, phiên họp UBTVQH được giao cho Vụ trưởng Vụ Hành chính. hội khóa XIV, các phiên họp của UBTVQH và nhiều hoạt động khác. Qua thực tiễn hoạt động, mô hình Ban Thư ký đã phát huy lợi thế, nhất là về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn hoạt động phục vụ Quốc hội của các thành viên nên bộ máy Ban Thư ký đã đảm nhiệm tốt nhiều nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội. Quá trình hoạt động của Ban thư ký trong thời gian qua đã chỉ ra cho thấy mô hình này còn có những hạn chế, bất cập sau đây: Thứ nhất, việc quy định chỉ có 15 người đứng đầu các Vụ, đơn vị là ủy viên Ban Thư ký chưa bao quát hết nhiệm vụ của Tổng Thư ký Quốc hội. Đó là các nhiệm vụ: theo dõi sự tham gia kỳ họp của ĐBQH, quản lý tiến độ chuẩn bị tài liệu, thu, phát các tài liệu chính thức của kỳ họp Quốc hội, phiên họp UBTVQH; tập hợp, tổng hợp ý kiến ĐBQH về nội dung liên quan đến nhân sự Những nhiệm vụ này hiện đang được giao cho những Vụ, đơn vị mà người đứng đầu không là thành viên Ban Thư ký3. Do đó, trên thực tế, để giải quyết bất cập này, người đứng đầu một số Vụ, đơn vị trong VPQH có chức năng liên quan đã được huy động để hỗ trợ Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ chưa được phân công trong Ban Thư ký. Thứ hai, việc quy định cứng ủy viên Ban Thư ký là Vụ trưởng (13 Vụ), Giám đốc (Thư viện Quốc hội, Trung tâm Tin học) chưa lường hết trường hợp khuyết vị trí Vụ trưởng các Vụ có trong danh sách ủy viên Ban Thư ký hoặc trường hợp người đứng đầu Vụ, đơn vị đó mới chỉ được giao phụ trách hoặc giữ Quyền Vụ trưởng, Quyền Giám đốc. Vì lý do đó, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, có hai người là Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 6 Số 24(352) T12/2017 Kinh tế và Quyền Vụ trưởng Vụ Tài chính, Ngân sách chưa được phê chuẩn làm ủy viên Ban Thư ký. Do đó, để bảo đảm hỗ trợ Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ liên quan, Tổng Thư ký Quốc hội đã phải phối hợp với Thường trực Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính, Ngân sách huy động hai người trên tạm thời thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên Ban Thư ký phụ trách lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân sách. Thứ ba, việc quy định số lượng Phó Tổng Thư ký Quốc hội chỉ có hai người dẫn đến tình trạng có những thời điểm như kỳ họp Quốc hội, mỗi Phó Tổng Thư ký phải thực hiện quá nhiều nhiệm vụ, vai trò cùng một lúc, nhất là Phó Tổng Thư ký Quốc hội là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật. Xét về nguyên lý, việc một Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - một ĐBQH hoạt động chuyên trách, một chính khách, thuộc đối tượng được phục vụ lại kiêm chức danh Phó Tổng Thư ký Quốc hội với vai trò tham mưu, phục vụ các vị ĐBQH là một điều chưa hợp lý. Việc kiêm nhiệm này cũng làm hạn chế thời gian làm nhiệm vụ ĐBQH và tham gia công việc của Ủy ban chuyên môn của vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật này. Thứ tư, với việc chỉ có một Phó Chủ nhiệm VPQH kiêm nhiệm Phó Tổng Thư ký Quốc hội, một số Phó Chủ nhiệm khác của VPQH không phải thành viên Ban Thư ký, theo chế độ làm việc hiện nay, có trường hợp một số ủy viên Ban Thư ký, trưởng một số Vụ, đơn vị phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện cùng một nhiệm vụ trước cả Phó Tổng Thư ký Quốc hội - Phó Chủ nhiệm VPQH và một Phó Chủ nhiệm VPQH khác (trường hợp Vụ Thông tin, Thư viện Quốc hội) nên dẫn đến những khó khăn, chồng chéo trong việc phối hợp lãnh đạo, giải quyết các công việc liên 4 Quy định tại khoản 12 Điều 2 Nghị quyết 417. 5 Quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị quyết 417. 6 Quy định tại khoản 15 Điều 2 Nghị quyết 417. 7 Quy định tại khoản 14 Điều 2 Nghị quyết 417. quan đến nhiệm vụ của Ban Thư ký. Thứ năm, có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định về chức năng, nhiệm vụ của Tổng Thư ký Quốc hội, Ban Thư ký với VPQH. Hiện nay, theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VPQH đã có sự thay đổi đáng kể so với quy định tại Nghị quyết 417/2003/ NQ-UBTVQH11 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPQH (Nghị quyết 417) và Nghị quyết 618/2013/ UBTVQH1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 417 (Nghị quyết 618). Nhiều nhiệm vụ của VPQH theo quy định tại Nghị quyết 417 đã được chuyển sang Tổng Thư ký Quốc hội, Ban Thư ký như: (1) Việc xây dựng dự kiến chương trình và tổ chức phục vụ các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp UBTVQH, các cuộc làm việc khác của UBTVQH và các cuộc làm việc của ĐBQH chuyên trách; dự kiến và giúp tổ chức thực hiện chương trình công tác của Quốc hội, UBTVQH4; (2) Việc phục vụ UBTVQH trong việc điều hành công việc chung của Quốc hội, bảo đảm việc thực hiện Nội quy kỳ họp Quốc hội, các Quy chế hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, của ĐBQH và Đoàn ĐBQH5; (3) Việc tổ chức và quản lý công tác thông tin, tin học, nghiên cứu khoa học, báo chí, xuất bản, thư viện của Quốc hội6; (4) Đôn đốc việc chuẩn bị và bảo đảm thủ tục trình Quốc hội, UBTVQH các dự án, đề án, báo cáo, tờ trình của các cơ quan và tổ chức hữu quan7 Trong khi chưa có văn bản nào thay thế, Nghị quyết 417, Nghị quyết 618 vẫn còn hiệu lực nên việc ban hành Nghị quyết 1093 đã dẫn đến một số mâu thuẫn, chồng chéo nhất định. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, việc xác định mối quan hệ công tác, phân định công việc giữa NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 7Số 24(352) T12/2017 VPQH và Ban Thư ký trong việc tham mưu, giúp việc Tổng Thư ký Quốc hội đôi lúc còn lúng túng, bị động. 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình Ban Thư ký Để tiếp tục hoàn thiện mô hình Ban Thư ký giúp việc Tổng Thư ký, trong thời gian tới, xin kiến nghị một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, cần tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 1093, nhất là chỉ ra những những hạn chế, bất cập để sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với thực tế. Trước hết, cần quy định bổ sung thành viên Ban Thư ký (thêm từ 1 - 2 Phó Tổng Thư ký Quốc hội đồng thời là Phó Chủ nhiệm VPQH và một số thành viên là Vụ trưởng các Vụ: Hành chính, Công tác đại biểu, Dân nguyện, Lễ tân) để bảo đảm tham mưu, giúp mọi công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thư ký Quốc hội. Về lâu dài, cần tổng kết, đánh giá quy định của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 về Tổng Thư ký Quốc hội và bộ máy giúp việc; tham khảo kinh nghiệm một số nước về tổ chức bộ máy giúp việc của Quốc hội để làm cơ sở cho việc hoàn thiện mô hình bộ máy giúp việc Quốc hội Việt Nam theo hướng tổ chức bộ máy VPQH là cơ quan chịu trách nhiệm giúp Tổng Thư ký Quốc hội trong việc tham mưu, giúp việc Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH. Thứ hai, hoàn thiện các quy định về quy trình, thủ tục, nghiệp vụ của Ban Thư ký và VPQH, bảo đảm vừa thống nhất, chặt chẽ, vừa linh hoạt, phù hợp với cơ chế hoạt động đặc thù của bộ máy giúp việc và phù hợp với xu thế cải cách hành chính, góp phần làm cho bộ máy giúp việc hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Đồng thời, cần tập hợp các quy định về quy trình, thủ tục, nghiệp vụ đó thành một bộ quy định đầy đủ về hoạt động của Ban Thư ký, của VPQH trong việc tham mưu, giúp việc Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và giúp Tổng Thư ký Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cần tổ chức tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ, quy trình, thủ tục hoạt động của Ban Thư ký cho các công chức VPQH. Thứ ba, UBTVQH cần sớm chỉ đạo việc sửa đổi, thay thế Nghị quyết 417 và Nghị quyết 618 về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của VPQH để phân định rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPQH và Ban Thư ký. Trên cơ sở Nghị quyết của UBTVQH sẽ nghiên cứu, sửa đổi Quy chế làm việc của VPQH, Ban Thư ký để phù hợp với những quy định mới về bộ máy giúp việc của Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014; 2. Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11/2003/NQ-UBTVQH11 của UBTVQH ngày 01/10/2003 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPQH; 3. Nghị quyết số 618/2013/NQ-UBTVQH11 của UBTVQH ngày 10/7/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 417/2003/NQ-UBTVQH11 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPQH; 4. Nghị quyết số 1093/2015/UBTVQH13 của UBTVQH ngày 21/12/2015 về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký; 5. Các báo cáo công tác của Ban Thư ký; 6. ThS. Lê Thị Thanh Hương “Một số kiến nghị hoàn thiện tổ chức bộ máy giúp việc của Quốc hội Việt Nam”, Thông tin Nhà nước và Pháp luật, số 3/2016, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 8 Số 24(352) T12/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfqua_trinh_hinh_thanh_va_thuc_tien_hoat_dong_cua_ban_thu_ky_g.pdf