Thứ tư, đối với khoa học pháp lí Việt Nam,
đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu chuyên
sâu về cách tiếp cận theo các nền văn minh
(cũng như các cách tiếp cận khác) về kiểu nhà
nước, do đó cách tiếp cận đa chiều về kiểu nhà
nước cần phải được coi trọng, bởi lẽ nếu chỉ
xoay quanh quan điểm hình thái thì nhận thức
về bản chất, vai trò của nhà nước sẽ ngày càng
xơ cứng, khoảng cách giữa lí luận màu xám và
thực tiễn sinh động của đời sống nhà nước ngày
càng trở nên xa vời. Trong tương lai, trên cơ sở
tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc hơn nhận
thức về nhà nước theo quan điểm chủ nghĩa
Mác - Lê-nin thì luật học Việt Nam cũng cần
căn cứ vào thực tế phát triển của các nhà nước
hiện đại, trong đó có Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam hiện nay với bản chất nhà
nước của dân, do dân, vì dân và thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để xây
dựng các quan điểm phù hợp hơn không chỉ vấn
đề kiểu nhà nước mà còn những vấn đề khác
của nhà nước nói chung.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm của các nhà luật học Nga về cách tiếp cận đối với kiểu nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 41-50
41
Review Article
Approach to the Types of State Based on
Russian Jurist Perspective
Nguyen Canh Hop*
Ho Chi Minh City University of Law, No 2, Nguyen Tat Thanh, 12/4, Ho Chi Minh City, Vietnam
Received 15 February 2020
Revised 06 March 2020; Accepted 24 March 2020
Abstract: Types of state and typology of states is always one of the major subjects of theory of
state and law. The Marxist - Leninist theory of socio-economic forms and theory of civilization are
two theories when studying this topic. Each way of approaching has great values as well as certain
limitations. Therefore, it is important to look for their rational points to understand the nature and
role of the state fairly, being suitable to its development history and diversity. This article
summarizes views of Russian jurists on the above issue.
Keywords: Types of state, theory of socio-economic forms, theory of civilization, views of
Russian jurists.
.
________
Corresponding author.
E-mail address: nchop@hcmlaw.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4269
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 41-50
42
Quan điểm của các nhà luật học Nga về
cách tiếp cận đối với kiểu nhà nước
Nguyễn Cảnh Hợp*
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,
Số 2, Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhận ngày 15 tháng 2 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 06 tháng 3 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 3 năm 2020
Tóm tắt: Kiểu nhà nước và phân loại kiểu nhà nước luôn là một trong những vấn đề cơ bản của Lí
luận nhà nước và pháp luật. Tiếp cận bằng hình thái kinh tế- xã hội của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và
tiếp cận theo các nền văn minh là những cách tiếp cận chủ yếu khi nghiên cứu vấn đề này. Cả hai
cách tiếp cận đều có những giá trị to lớn nhưng cũng có những hạn chế nhất định, vì vậy không thể
tuyệt đối hóa một lí thuyết nào mà cần tìm kiếm những điểm hợp lí của chúng để nhận thức bản
chất và vai trò của nhà nước một cách khách quan, phù hợp với lịch sử phát triển và tính đa dạng,
nhiều chiều của nó. Bài viết này tổng hợp quan điểm của các nhà luật học Nga về vấn đề này theo
tinh thần nói trên.
Từ khóa: Kiểu nhà nước, tiếp cận hình thái, tiếp cận theo các nền văn minh, quan điểm của các
nhà luật học Nga.
1. Đặt vấn đề*
Ở Liên Xô trước đây, chủ nghĩa Mác - Lê-
nin là hệ tư tưởng thống trị, do đó Lí luận nhà
nước và pháp luật chỉ nghiên cứu kiểu nhà nước
từ một cách tiếp cận duy nhất là tiếp cận hình
thái kinh tế - xã hội (gọi tắt là quan điểm hình
thái). Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991,
nước Nga chuyển đổi sang một nhà nước nước
dân chủ và pháp quyền thì chủ nghĩa đa nguyên
về ý thức hệ và tự do học thuật hình thành. Việc
________
* Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: nchop@hcmlaw.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4269
thừa nhận một cách duy nhất, tuyệt đối và giáo
điều quan điểm hình thái không còn tồn tại, các
cách tiếp cận khác đã được nghiên cứu và
truyền bá rộng rãi, trong đó có cách tiếp cận
theo các nền văn minh. Tuy nhiên, do có những
đánh giá khác nhau về hai cách tiếp cận nói trên
nên vấn đề này vẫn còn thu hút sự quan tâm của
các nhà luật học. Việc tìm hiểu quan điểm của
các nhà luật học Nga về phân loại kiểu nhà
nước sẽ có ý nghĩa nhất định đối với việc đổi
mới nhận thức về nhà nước ở Việt Nam trong
giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân hiện nay.
N.C. Hop / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 41-50 43
2. Nội dung vấn đề
2.1. Quan điểm về kiểu nhà nước theo cách tiệp
cận hình thái kinh tế - xã hội
Theo quan điểm của của chủ nghĩa Mác- Lê-nin
thì xã hội loài người trải qua năm hình thái kinh
tế- xã hội trong đó có bốn hình thái kinh tế- xã
hội có giai cấp đối kháng về kinh tế nên có nhà
nước, với tính chất là bộ máy thống trị của giai
cấp thống trị về kinh tế, đó là nhà nước chủ nô,
nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Mỗi kiểu nhà nước đều
có những dấu hiệu chung về bản chất, vai trò,
chức năng và cách thức cai trị. Như vậy, khái
niệm kiểu nhà nước thể hiện sự thống nhất các
đặc trưng cơ bản của các nhà nước có cùng
chung bản chất giai cấp và vai trò xã hội cũng
như điều kiện tồn tại. Dù cách diễn đạt có khác
nhau, nhưng các định nghĩa về kiểu nhà nước
theo lí thuyết hình thái kinh tế- xã hội đều có
những điểm chung sau đây: 1) Kiểu nhà nước
thể hiện bản chất giai cấp, vai trò và đặc trưng
của nhà nước, nó phụ thuộc vào vai trò của giai
cấp thống trị về kinh tế; 2) Kiểu nhà nước là
phạm trù có tính lịch sử, cho thấy sự thay thế
các kiểu nhà nước gắn với sự thay đổi các hình
thái kinh tế - xã hội. Một số định nghĩa sau đây
cho thấy nội dung cơ bản của quan điểm này:
“Kiểu nhà nước là tổng hợp các đặc trưng (dấu
hiệu) cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất
giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện phát
triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế -
xã hội nhất định” [1]; “Kiểu nhà nước là thuật
ngữ để chỉ những nhà nước cùng có chung
những dấu hiệu đặc trưng cơ bản thể hiện bản
chất giai cấp của nhà nước và những điều
kiện kinh tế xã hội của sự tồn tại của nhà
nước" [2], “Kiểu nhà nước và pháp luật là
tổng thể các đặc trưng cơ bản của các nhà
nước và các hệ thống pháp luật thuộc một
hình thái kinh tế- xã hội nhất định, phản ánh
bản chất giai cấp, nội dung và vai trò có tính
giai cấp và xã hội của chúng” [3].
Nhìn chung, cho đến nay, phần lớn các nhà
luật học Nga đều cho rằng: cách tiếp cận hình
thái về kiểu nhà nước là đóng góp lớn cho nhận
thức về nhà nước, “là cách tiếp cận nền tảng”
[4], “cách tiếp cận có giá trị nhất” [5]. Đây là cơ
sở giải thích vì sao các giáo trình Lí luận nhà
nước và pháp luật ở Nga hiện nay vẫn giành
một phần lớn trình bày chi tiết về các kiểu nhà
nước theo cách tiếp cận này.
Để ủng hộ cách tiếp cận hình thái kinh tế-
xã hội về kiểu nhà nước, các nhà luật học Nga
đưa ra những lập luận sau đây:
Thứ nhất, quan điểm hình thái phù hợp với
tiến trình lịch sử của nhân loại, rằng phần lớn
nhân loại thực sự đã trải qua bốn hình thái kinh
tế- xã hội có giai cấp và mâu thuẫn giai cấp.
Phạm trù hình thái kinh tế- xã hội của chủ nghĩa
Mác đã mở ra khả năng nhận thức lịch sử nhân
loại một cách duy vật và biện chứng triệt để
hơn bất cứ cách giải thích lịch sử nào khác,
“qua đó nhận thức sâu sắc bản chất giai cấp- xã
hội của nhà nước, nội dung và khuynh hướng
chính trị của nhà nước, tính chất và trình độ của
lực lượng sản xuất và sự phù hợp của chúng với
quan hệ sản xuất, các nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của nhà nước” [1]. Đặc biệt, phạm
trù hình thái kinh tế- xã hội cho phép nhận diện
rõ nét nhất các kiểu nhà nước tồn tại ở châu Âu,
bởi phù hợp với nhà nước chủ nô, nhà nước
phong kiến và nhà nước tư sản đã tồn tại ở châu
lục này.
Thứ hai, cách phân loại này cho thấy sự
thay thế kiểu nhà nước là quá trình lịch sử
khách quan và tự nhiên. “Chính sự thay thế
hình thái kinh tế- xã hội là nhân tố kéo theo sự
thay đổi của kiểu nhà nước” [1], “mặc dù sự
thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước XHCN
còn có sự hoài nghi nhưng sự thay thế các kiểu
nhà nước còn lại trong lịch sử là một thực tế”
[3]. Vì vậy khi nói kiểu nhà nước thì mặc nhiên
phải hiểu là kiểu nhà nước mang tính chất lịch
sử, nghĩa là kiểu nhà nước đã trải qua tiến trình
lịch sử kinh tế- xã hội của loài người với sự
thay thế nhau một cách biện chứng và khách
quan, đó là một đồ thị cho thấy nhà nước phát
triển theo chiều hướng tích cưc, tiến bộ, trong
đó sự thay thế hình thái kinh tế- xã hội là sự
thay thế có ý nghĩa quyết định nhất [1].
Mặc dù đánh giá cao cách tiếp cận hình
thái, nhưng hiện nay giới luật học Nga đã quan
N.C. Hop / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 41-50
44
tâm nhiều hơn về những hạn chế của cách tiếp
cận này, thậm chí có tác giả đã phê phán gay
gắt. Chẳng hạn, Đemiđov A.I. cho rằng lí luận
về hình thái là một thứ lí luận giáo điều [6].
Ilin,... thì cho rằng: “Ngày nay, lí thuyết hình
thái với nhiều hạn chế của nó không thể sử
dụng với tư cách là cách tiếp cận cũng như cơ
sở triết học duy nhất đúng trong việc phân loại
kiểu nhà nước” [2]. Nhiều nhà luật học Nga
đánh giá cách tiếp cận hình thái là “cách tiếp
cận một chiều, không mang tính toàn cầu và cụ
thể” [2], “trong một thời kỳ hoặc ở một khu vực
nào đó của thế giới có những nhân tố đã tác
động làm cho nhà nước không thực sự thuộc về
kiểu nhà nước nào trong số bốn kiểu nhà nước
nói trên” [1].
Dưới đây là những lập luận chủ yếu khi nói
về các hạn chế của cách tiếp cận hình thái.
Thứ nhất, học thuyết về hình thái kinh tế -
xã hội chủ yếu được xây dựng trên tài liệu của
các nước châu Âu. Kiểu nhà nước được nói đến
theo quan điểm hình thái chủ yếu là nói đến nhà
nước phương Tây. Trong khi đó nhà nước
phương Đông lại có sự khác biệt rất lớn trong
quá trình phát triển, do đó rất khó có thể liệt
vào kiểu nhà nước nào trong phạm vi lí thuyết
hình thái [8]. “Kiểu nhà nước phương Đông là
kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử nhân loại,
xuất hiện cách đây khoảng 5 nghìn năm (Ai
Cập, Ấn Độ, Trung Hoa)” [3]. Gurevich A.I. và
Barg M.A. cho rằng lí luận Xô-viết chỉ thừa
nhận năm hình thái kinh tế - xã hội và bốn kiểu
nhà nước là thiếu vắng phương thức sản xuất và
hình thái xã hội phương Đông, không nhìn thấy
vai trò to lớn của các nhân tố văn hóa, tinh thần
trong việc phân loại kiểu nhà nước, chỉ nhìn
thấy vai trò quyết định của chế độ sở hữu, coi
tiến trình lịch sử là các giai đoạn thay thế nhau
theo một đường thẳng là không khách quan [17-
18]. “Các nhà nước phương Đông khác căn bản
với các nhà nước phương Tây. Ở Phương Tây,
quyền lực chính trị thuộc về giai cấp thống trị
về kinh tế, tức quyền lực nhà nước bắt nguồn từ
quyền lực kinh tế, từ tính chất sở hữu đối với tư
liệu sản xuất chủ yếu. Đối với nhà nước phương
Đông sự việc lại hoàn toàn khác: ở đây, quyền
lực nhà nước là cái đầu tiên, quyết định, còn
quyền lực kinh tế có được từ quyền lực chính
trị. Công thức tương ứng cho kiểu nhà nước
phương Đông là: “Ta thống trị nên ta sở hữu”,
còn đối với kiểu nhà nước phương Tây là: “Ta
sở hữu nên ta thống trị” [16]. Vì vậy, đưa nhà
nước phương Đông vào một kiểu nhà nước như
nhà nước chủ nô hay phong kiến kiểu phương
Tây là không thuyết phục [3]. Chủ tịch Hổ
Chí Minh của Việt Nam cũng từng phát biểu:
“Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở
lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm
vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình
không thể có được. Mác đã xây dựng học
thuyết của mình trên một triết lí nhất định của
lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu.
Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể
nhân loại” [9].
Thứ hai, cách phân loại kiểu nhà nước này
gặp không ít khó khăn khách quan liên quan
đến luận điểm về bản chất giai cấp của nhà
nước khi đòi hỏi nó phải tương ứng với địa vị
thống trị về kinh tế của giai cấp cầm quyền [3].
Luận điểm này chỉ phù hợp với nhà nước chủ
nô, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản thế
kỷ XIX đến trước chiến tranh thế giới thứ hai.
Còn sau chiến tranh thế giới thứ hai thì quan
điểm này không hoàn toàn phù hợp với đặc
điểm của nhà nước tư sản hiện đại [4]. “Lí luận
về đấu tranh giai cấp và bản chất giai cấp của
nhà nước của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác
hình thành trong hoàn cảnh đấu tranh gay gắt
giữa hai giai cấp đối kháng là tư sản và vô sản
vào những năm cuối 1840, đặc biệt sau công xã
Pari 1871 cho đến cách mạng tháng Muời Nga
năm 1917 đã có một vai trò tiến bộ nhất định
trong việc giải thích về nguồn gốc, bản chất và
sự phát triển của nhà nước nhưng không vì thế
mà cho rằng những luận điểm đó có tính phổ
quát chung và phù hợp với mọi thời đại, mọi
dân tộc và mọi quốc gia, hơn nữa đối với những
gì đang diễn ra trước mắt chúng ta trong thời
đại ngày nay” [5]. “Sau Cách mạng tháng Mười
Nga năm 1917 thế giới đã trải qua nhiểu đổi
thay lớn lao, nhưng lí luận Mác-xit về đấu tranh
giai cấp và về nhà nước đã được khoa học xã
hội Xô - viết, trong đó có luật học biến thành
một thứ giáo điều” [15]. “Bất chấp dự báo về sự
N.C. Hop / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 41-50 45
thối rữa và tiêu vong, dù đã phải hứng chịu đòn
đánh chính trị mạnh mẽ bởi Cách mạng tháng
Mười Nga năm 1917, chế độ tư bản đã đứng
vững và vượt qua cuộc đại khủng hoảng và đại
suy thoái cuối 1920 đầu 1930, và còn vững
mạnh hơn, thể hiện khả năng của nó bằng việc
tiến hành cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật,
dựa vào thành tựu của nó để nâng cao đời sống
của nhân dân. Với vai trò điều chỉnh lợi ích
chung của nhà nước, nhiều biện pháp phân phối
thu nhập, nhiều phương tiện phúc lợi xã hội và
bảo vệ con người đã được áp dụng tích cực và
hiệu quả, trong khi những đặc điểm nổi bật của
chủ nghĩa tư bản vẫn được duy trì như kích
thích vật chất trên cơ sở bảo đảm và phát triển
tư hữu, hơn thế nó còn tiếp nhận và áp dụng
nhiều tư tưởng tiến bộ của các trào lưu xã hội
chủ nghĩa [5]. Không ít chính quyền trong các
nhà nước tư sản phát triển đã do các lực lượng
dân chủ - xã hội nắm giữ mà không phải giai
cấp tư sản. Rõ ràng xã hội tư sản hình thành sau
chiến tranh thế giới thứ hai đã không còn là xã
hội tư sản thời đại của Mác và Lê-nin [5].
Trong các nhà nước có nền dân chủ phát triển
cao như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, và
nhiều nước khác, nhà nước đã không thể bị định
nghĩa là kẻ gác đêm của giai cấp tư sản và là bộ
máy trấn áp giai công nhân và các quần chúng
bị áp bức khác” [5].
Một số nhà luật học Nga còn lưu ý rằng,“
không phải mọi thứ quyền lực nhà nước đều
mang tính giai cấp. Quyền lực nhà nước không
ít khi chỉ thuộc về một nhóm người (giới chóp
bu, giới lãnh đạo đảng,) mà không phải là
giai cấp cầm quyền. Đó là trường hợp thế lực
cầm quyền chóp bu phản ánh lợi ích nhóm cực
kỳ hẹp. Không có cơ sở xã hội thực sự, nhóm
chóp bu có thể dựa vào truyền thống, vào tôn
giáo, bạo lực để cai trị hoặc đàn áp mọi sự phản
kháng mà không hoàn toàn vì lợi ích giai cấp,
vì trên thực tế không đại diện cho giai cấp
nào.Vậy chúng thuộc kiểu nhà nước nào? [3].
Có thể dẫn chứng bằng các nhà nước thoát khỏi
ách thực dân và giành được độc lập. Ở đây
không có giai cấp nào một mình giành chính
quyền mà có liên minh với các lực lượng khác,
đầu tiên là vì lợi ích dân tộc nhưng dần dần lợi
ích kinh tế rơi vào tay giai cấp tư sản: giai cấp
tư sản nắm quyền, nhà nước trở thành nhà nước
tư sản mà ta thường gọi là nhà nước quá độ [5].
“Nhưng gọi đó là nhà nước tư sản là không phù
hợp vì trên thực tế ở phần lớn các nước này,
chính quyền không thuộc về giai cấp hay liên
minh giai cấp nào mà chỉ thuộc một nhóm nhỏ
các nhà lãnh đạo hoặc của đảng cầm quyền,
(thường là đảng có vai trò lãnh đạo cuộc đấu
tranh giành độc lập) hoặc giới lãnh đạo quân sự
hay một nhóm chóp bu cao cấp nào đó” [3].
Tóm lại, “theo cách tiếp cận hình thái thì
thành phần xã hội bị thu hẹp đáng kể, chỉ nhắc
đến các giai cấp đối kháng mà không thấy vai
trò của các giai cấp và tầng lớp khác, điều này
làm cho bức tranh xã hội trở nên nghèo nàn
trong đó có nhà nước và pháp luật” [2]. Trong
thưc tế, tham gia vào các quá trình của đời sống
xã hội và thực thi quyền lực nhà nước không
phải lúc nào cũng chỉ có giai cấp thống trị về
kinh tế, và không phải xã hội lúc nào cũng chỉ
là sự trấn áp bằng bạo lực [2].
Thứ ba, cách tiếp cận hình thái ít nhiều
mang tính một chiều, gần như mặc định, lập
trình trước, cho rằng các kiểu nhà nước thay thế
nhau theo một quy luật tất yếu khách quan duy
nhất, kiểu nhà nước sau tất yếu tiến bộ hơn kiểu
nhà nước trước, và các dân tộc đều phải trải qua
các hình thái này. Vấn đề là, luận điểm này
không phải lúc nào cũng đươc thực tiễn chứng
minh vì lịch sử rất đa dạng, nhiều ngẫu nhiên,
không phải lúc nào cũng theo khuôn mẫu định
trước [8]. Xã hội loài người không chỉ gồm bốn
hình thái kinh tế- xã hội một cách rành mạch
được quy định bởi bốn phương thức sản xuất
tương ứng mà từ đó có nhà nước của các giai
cấp thống trị rõ ràng (chủ nô, phong kiến, tư
sản, công nông) mà còn có những giai đoạn
trong đó cơ sở kinh tế của xã hội là sự pha trộn
của các thành phần kinh tế: có sở hữu nhà nước,
sở hữu tư nhân và những yếu tố khác, nhà nước
không đơn thuần chỉ là của một giai cấp thống
trị mà liên minh nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội
cùng nắm quyền lực nhà nước, điển hình là một
loạt các nước thuộc địa sau khi thoát khỏi ách
thực dân. Vậy thì các nhà nước này liệt vào
kiểu nhà nước nào? Nó không hẳn là nhà nước
N.C. Hop / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 41-50
46
xã hội chủ nghĩa cũng không hẳn là nhà nước tư
sản [2].
Thứ tư, luận điểm về tự diệt vong của nhà
nước với tính chất là bộ máy thống trị giai cấp,
cho đến nay chưa được lịch sử chứng minh [8].
“ Những gì liên quan đến kiểu nhà nước và
pháp luật xã hội chủ nghĩa, thì đó mới chỉ được
xây dựng về mặt lí thuyết còn thực tế nó chưa
thực sự tồn tại. Những cố gắng ở nước Nga
cũng như các nước khác trong việc xây dựng xã
hội xã hội chủ nghĩa cũng như nhà nước và
pháp luật theo chỉ dẫn của Mác đã không thành
công. Các nguyên tắc được tuyên bố chỉ là hình
thức, vấn đề bình đẳng của công dân, bảo đàm
quyền con người, vấn đề dân chủ, chế độ hiến
pháp và pháp chế không được hiện thực hóa.
Đó mới chỉ là chủ nghĩa xã hội mạo nhận” [1].
Thứ năm, theo cách tiếp cận này thì nhiểu
yếu tố tinh thần (tôn giáo, dân tộc, văn hóa,
không được đánh giá đúng mức, trong khi
chúng có ảnh hưởng rất lớn đến bản chất và đặc
trưng của nhà nước này hay nhà nước khác.
Chẳng hạn đạo hồi ảnh hưởng đến cơ cấu quyền
lực nhà nước rất lớn với vai trò của các giáo
chủ, văn hóa gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến
cách cai trị của nhà nước Trung Hoa, Việt Nam,
Nhật Bản, Hàn Quốc. Quan điểm hình thái đã
hạn chế việc nghiên cứu đời sống văn hóa - tinh
thần của xã hội bởi chỉ giới hạn bằng các tư
tưởng, các quan niệm và giá trị xoay quanh vấn
đề lợi ích của các giai cấp đối kháng.Trong đời
sống của các dân tộc có rất nhiều những giá trị,
những quan niệm khác về thế giới, về vai trò
con người trong xã hội, không phải cái gì cũng
gắn với lợi ích giai cấp [2].
2.2. Quan điểm về kiểu nhà nước theo cách tiếp
cận các nền văn minh
Khác với cách tiếp cận hình thái, cách tiếp
cận từ các nền văn minh cho rằng nhà nước
phát triển rất khác nhau, không theo một con
đường duy nhất nào. Trong cách tiếp cận về văn
minh, tiêu chí chủ yếu là nhân tố văn hóa (tôn
giáo, thế giới quan, nhân sinh quan, lịch sử dân
tộc, các tác nhân ngoại lai, tập quán,). Đại
diện cho lí thuyết này là nhà sử học người Anh
A. Toinbi, nhà xã hội học người Nga sống ở Mỹ
P. Xorokin, nhà tư tương Đức thế kỷ XX O.
Spelgler và M. Veber và các nhà tư tưởng khác
trong đó điển hình và có hệ thống nhất, có tác
động lớn nhất là các quan điểm của A. Toinbi
(Arnold Joseph Toynbee), thể hiện tập trung
trong tác phẩm “ Nghiên cứu lịch sử”.
Văn minh - xét về lịch sử đó là sự phát triển
của xã hội ở một trình độ nhất định, thể hiện
trong kiểu tổ chức đời sống và hoạt động của
con người, trong tính chất quan hệ giữa con
người với con người và trong các giá trị vật
chất và tinh thần mà con người đã tạo ra [18].
Theo lí thuyết này thì trong lịch sử nhân
loại tồn tại nhiều nền văn minh. Cụ thể, theo
Toinbi, một nền văn minh nhất định nào đó
chính là một tình trạng xã hội với những đặc
điểm riêng khác biệt với xã hội khác về tôn
giáo, chủng tộc, dân tộc, địa lí, tập quán, truyền
thống,... từ đó chia thành các nền văn minh như
văn minh Ai cập, văn minh Trung hoa, văn
minh phương Tây, văn minh chính thống giáo,
văn minh Mexico, văn minh Ba Tư... [1]. Mỗi
nền văn minh sẽ đem đến nhưng điểm tương
đồng chung cho các nhà nước thuộc nền văn
minh đó. Cách tiếp cận theo nền văn minh đặt
cơ sở cho tư tưởng về sự thống nhất của các
kiểu nhà nước dù chúng ở các giai đoạn lịch sử
khác nhau, trong đó đề cao các yếu tố tinh thần.
Toinbi cũng đã xây dựng lí luận về sự thay
thế các nền văn minh. Theo lí thuyết của ông,
những thay đổi diễn ra trong đời sống xã hội
không phải thuộc phạm vi toàn cầu mà trong
từng nền văn minh. Mỗi nền văn minh như một
nhánh của một cái cây, cùng tồn tại bên nhau.
Động lực thúc đẩy các nền văn minh là tầng lớp
tinh hoa, tầng lớp sáng tạo, họ lôi kéo các tầng
lớp khác. Chẳng hạn, chỉ khi phân chia theo
quan điểm văn minh thì mới thấy rằng cũng là
kiểu nhà nước phong kiến nhưng giữa nhà nước
phong kiến phương Tây và Phương Đông có sự
khác nhau về hình thức nhà nước: Nói chung, ở
phương Tây, hình thức quân chủ phân quyền
là hình thức nhà nước phổ biến, quyền lực nhà
nước được chia thành quyền lực độc lập, địa
phương phân tán, mỗi chúa phong kiến là một
ông vua trên lãnh thổ của mình. Mối liên hệ
N.C. Hop / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 41-50 47
thực sự giữa các chúa phong kiến châu Âu chủ
yếu được thiết lập bằng các hình thức liên minh
của các nhà nước cát cứ, trong đó Thiên Chúa
giáo trở thành mối quan hệ tinh thần thiêng
liêng giữa các tiểu vương quốc phong kiến. Ở
phương Đông (tiêu biểu là Trung Quốc và Ấn
Độ), hình thức quân chủ tập quyền là hình thức
nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu nhà
nước về ruộng đất. Trong nhà nước này, quyền
lực của vua được tăng cường rất mạnh, hoàng
đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của vua là pháp
luật. Từ đây Toinbi nhìn thấy sự tiến bộ xã hội
ở việc hoàn thiện tinh thần của các thế hệ trong
tiến trình lịch sử .
“Điểm khác nhau cơ bản của phạm trù văn
minh và hình thái ở chỗ: phạm trù văn minh
khám phá bản chất của các thời đại lịch sử
thông qua yếu tố con người, và đó cũng là
thông qua nhận thức của mỗi cá thể về tính chất
của đời sống xã hội, về giá trị, mục đích hoạt
động của mình. Cách tiếp cận theo các nền văn
minh định hướng nhận thức quá khứ thông qua
cả các hình thức hoạt động của con người: lao
động, chính trị, xã hội Con người - với cách
tiếp cận này - là trung tâm của xã hội với tư
cách là cá nhân sáng tạo cụ thể” [2]. “Cách tiếp
cận từ các nền văn minh rộng và phong phú hơn
nhiều so với cách tiếp cận hình thái khi nghiên
cứu đời sống xã hội” [2]. Cách tiếp cận văn
minh “nhìn thấy ở nhà nước không chỉ là công
cụ thống trị về chính trị của giai cấp bóc lột đối
với giai cấp bị bóc lột, mà là yếu tố thúc đẩy
phát triển về kinh tế và tinh thần của xã hôi,
đoàn kết mọi thành viên xã hội, đáp ứng các
nhu cầu khác nhau của họ” [2] .
Giá trị của cách tiếp cận theo các nền văn
minh thể hiện ở chỗ: nó đề cao và tập trung
định hướng vào các giá trị đặc trưng cho từng
xã hội cụ thể. Nó đa dạng và mềm dẻo hơn cách
tiếp cận hình thái, vì nó cho phép nghiên cứu
nhà nước không chỉ với tính chất là tổ chức
thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác
mà nó còn có các giá trị bao quát khác đối với
xã hội [19]. Với cách tiếp cận nền văn minh,
nhà nước là một nhân tố quan trọng của sự phát
triển tinh thần của xã hội, phản ánh lợi ích khác
nhau của con người, là nguồn gốc đoàn kết con
người trên cơ sở những giá trị chung về văn
hóa- tinh thần [8].
Có thể nói cách tiếp cận văn minh đã bổ
sung, làm sáng tỏ hơn vai trò của nhà nước: nhà
nước không chỉ là công cụ thống trị giai cấp mà
hơn thế nó là phương tiện điều hòa lợi ích, phục
vụ lợi ích chung. Cần lưu ý rằng, “Mác trong bộ
Tư bản có nói đến chức năng của nhà nước thực
hiện những nhiệm vụ nhằm phục vụ lợi ích
chung của xã hội bên cạnh chức năng thống trị
giai cấp. Mác đã đề cập vấn đề này nhưng đáng
tiếc là luận điểm của Mác chỉ được nhắc đến
một cách sơ qua do ông đang xem xét một vấn
đề khác quan trọng hơn liên quan đến nhà nước
chủ nô, nhà nước phong kiến và nhà nước tư
sản nên vấn đề này không được ông đề cập
thêm trong bộ Tư bản cũng như các tác phẩm
khác, và do đó không ảnh hưởng đáng kể đến
nhận thức về bản chất nhà nước của những
người kế thừa tư tưởng của ông” [5].
Rogacheva O.A. cho rằng, “cách tiếp cận
theo các nền văn minh là cách tiếp cận tổng hợp
hơn vì cách phân loại này không chỉ căn cứ vào
các yếu tố nhà nước mà còn các yếu tố xã hội”
[19] và cho rằng “hiện nay, cách tiếp cận theo
các nền văn minh vẫn đang trong quá trình tiếp
tục được khẳng định và phát triển” [19], rằng
“căn cứ để phân loại các kiểu nhà nước theo
cách tiếp cận các nền văn minh còn cần rất
nhiều khám phá [19]. Cùng quan điểm này,
Vishnhievski A.Ph. và Meliekholies Iu.A. cho
rằng “cách tiếp cận từ các nền văn minh nhân
loại giải thích các giai đoạn của lịch sử một
cách căn kẽ hơn. Con người, trong cách tiếp cận
này là một cá thể sáng tạo chứ không phải là đại
diện của một giai cấp nhất định nào đó. Cách
tiệp cận từ các nền văn minh không chỉ cho
phép nhận thấy các mâu thuẫn của xã hội mà
còn cho thấy các quan hệ hợp tác giữa các giai
cấp, tầng lớp; nhà nước không chỉ là bộ máy
thống trị giai cấp mà còn là nhân tố đặc biệt
quan trọng của quá trình phát triển kinh tế- xã
hội, thúc đẩy sự hợp tác, liên kết con người với
nhau. Nền tảng của cách tiếp cận từ các nền văn
minh là tư tưởng về mối quan hệ giữa nhà nước
với chế độ kinh tế- xã hội và các nhân tố văn
hóa, tinh thần và đạo đức” [20].
N.C. Hop / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 41-50
48
Tuy nhiên, theo các nhà luật học Nga, cách
tiếp cận từ các nền văn minh cũng có những
hạn chế nhất định:
Thứ nhất, “quan điểm này không đánh giá
đầy đủ các yếu tố kinh tế- xã hội vốn thường
quyết định đời sống chính trị của một quốc
gia”, “cách tiếp cận hình thái đã căn cứ vào các
yếu tố nhà nước cũng như các yếu tố kinh tế- xã
hội, trong khi cách tiếp cận các nền văn minh
chỉ dựa vào các nhân tố văn hóa - tinh thần” [5],
“cách tiếp cận từ các nền văn minh nhìn chung
là thiếu tính cụ thể và thiếu mức độ sâu sắc nên
không thể thay thế cách tiếp cận hình thái vốn
đã được chứng minh là cách tiếp cận hiệu quả
trong nhiều năm qua”, “do đó cách tiếp cận theo
các nền văn minh chỉ có thể bổ sung và phát
triển một cách sáng tạo cho cách tiếp cận hình
thái” [5].
Thứ hai, do đưa ra quá nhiều các tiêu chí về
tinh thần như là các dấu hiệu của các nền văn
minh, nên cách tiếp cận này giống như là phân
loại các kiểu xã hội, trong khi đó, nhà nước với
tư cách là quyền lực chính trị của xã hội có bản
chất và các tiêu chí không đồng nhất với các
tiêu chí của xã hội vốn là khái niệm rộng hơn
nhà nước [5].
Thứ ba, kiểu nhà nước nếu tiếp cận từ phân
chia các nền văn minh thì các đặc trưng chung
của các nền văn minh là rất khó xác định, và
mối liên hệ giữa các đặc điểm về văn hóa, dân
tộc, tôn giáo, tập quán v.v với những vấn đề
chung của nhà nước rất không rõ ràng. Vì vậy
cách tiếp cận bằng nền văn minh khó có thể nói
có cơ sở lịch sử hơn cách tiếp cận về hình thái
kinh tế- xã hội. Lúc đầu Toinbi đã đưa ra hơn
một trăm nền văn minh sau đó rút xuống
khoảng hai mươi nền văn minh thì không thể
tương ứng có hai mươi kiểu nhà nước như vậy
[5].
Nếu quan điểm hình thái cho thấy kiểu nhà
nước là kiểu lịch sử và nó là quá trình thay thế
khách quan bằng kiểu nhà nước tiến bộ hơn thì
quan điểm về kiểu nhà nước theo các nền văn
minh không cho thấy sự phát triển, vận động có
tính quy luật này. Chẳng hạn, người ta không
thấy kiểu nhà nước hồi giáo đã phát triển như
thế nào, mà chỉ thấy những đặc trưng có vẻ bất
biến của nó [5]. Rất khó có thể thấy các quy
luật khách quan nào dẫn đến sự thay đổi các
kiểu nhà nước chỉ dựa vào yếu tố tinh thần [5].
Thứ tư, phân loại kiểu nhà nước theo các
nền văn minh hạn chế bởi tính mô phỏng, thiếu
mạch lạc, và chưa thực sự có đủ các luận chứng
nghiêm chỉnh, vì thế cần phải nghiên cứu đầy
đủ và kỹ lưỡng hơn [5]. Trên thực tế, Toinbi
chưa đưa ra tiêu chí hay đặc trưng của kiểu nhà
nước cụ thể nào trong khoảng hai chục nền văn
minh được nêu, do đó khái niệm kiểu nhà nước
theo các nền văn minh chỉ mới là công thức
chung có tính ước lệ, thiếu cụ thể và không
hoàn chỉnh [8].
2.3. Về khả năng kết hợp hai cách tiếp cận
Trong khi thừa nhận hai cách tiếp cận có sự
khác biệt lớn, các nhà luật học Nga lại cho rằng
“tiếp cận bằng hình thái và tiếp cận bằng các
nền văn minh không thể đặt trong thế đối lập
mà chúng bổ sung cho nhau, và do đó cần áp
dụng một cách tổng hợp, nhờ đó mà phân loại
kiểu nhà nước dựa được vào cả yếu kinh tế - xã
hội lẫn yếu tố văn hóa - tinh thần” [8]. Do đó,
một số nhà luật học Nga đã đặt vấn đề thống
nhất cách tiếp cận theo các nền văn minh vào
cách tiếp cận hình thái, vì họ cho rằng: “có sự
tồn tại đồng thời của các hình thái khác nhau
với các nền văn minh khác nhau trong cùng một
lát cắt, có sự song song cũng như đan xen nhau-
và đó là một đặc điểm không tách rời của tiến
trình lịch sử thế giới” [18]. Marchenco M.N. đã
đề cập đến việc xây dựng một cách tiếp cận mới
trong đó kết hợp được những ưu điểm của hai lí
thuyết, bổ sung cho nhau, đồng thời loại trừ
được hạn chế, thiếu sót của từng lí thuyết. Trên
thực tế đã có tác giả đưa ra định nghĩa về kiểu
nhà nước bằng cách kết hợp cả hai cách tiếp cận
này. Chẳng hạn, A.Ph. Vishnhievski và
Meliekholies Iu.A viết: “Kiểu lịch sử của nhà
nước và pháp luật là tập hợp những đặc điểm cơ
bản nhất của nhà nước và pháp luật trong một
hình thái kinh tế - xã hội hay một giai đoạn phát
triển nhất định của văn minh nhân loại”
(Nguyên văn tiếng Nga:“Исходя из
сказанного, под историческими типами
N.C. Hop / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 41-50 49
государства и права следует понимать
совокупность наиболее существенных
признаков, черт, свойственных
государствам и правовым системам
определенной общественно-экономической
формации или этапа развития человеческой
цивилизации” ) [20]. Tuy nhiên, định nghĩa
này vẫn chưa phải là kết quả của sự kết hợp hai
cách tiếp cận bởi vẫn có sự tách biệt nhà nước
“trong một hình thái kinh tế - xã hội” với nhà
nước “trong một giai đoạn phát triển nhất định
của văn minh nhân loại”.
Cho đến nay, do hai cách tiếp cận có sự
khác biệt rất lớn nên vấn đề kết hợp chúng với
nhau để nhận diện một kiểu nhà nước cụ thể
nào đó với những đặc trưng chung về kinh tế
lẫn văn hóa, tinh thần là rất khó, vì trong khi
quan điểm hình thái chỉ ra bốn kiểu nhà nước
với các đặc trưng của từng kiểu rất rõ ràng thì
cách tiếp cận theo các nền văn minh với khoảng
hai mươi “kiểu nhà nước tương ứng với chừng
đó nền văn minh lại rất mơ hồ”. Như vậy, tích
hợp hai cách tiếp cận chỉ mới là định hướng và
mong muốn của các nhà nghiên cứu.
Từ những luận điểm rất phong phú của các
nhà luật học Nga hiện nay, có thể thấy rằng, cần
phải thừa nhận các cách tiếp cận khác nhau với
những ưu điểm và hạn chế của chúng, vì chúng
dựa vào các tiêu chí khác nhau. Đối với mọi sự
vật, hiện tượng việc phân loại đều chỉ là tương
đối. Chẳng hạn, phân loại hình thức nhà nước:
phải phân loại theo hình thức chính thể, hình
thức cấu trúc, chế độ chính trị, chứ không thể
có sự phân loại chung duy nhất gồm cùng một
lúc cả ba bộ phận hợp thành này của hình thức
nhà nước. Vì vậy tiếp cận theo quan điểm hình
thái và tiếp cận theo các nền văn minh đối với
kiểu nhà nước tuy được coi trọng hơn các cách
tiếp cận khác vì chúng dựa vào các yếu tố có
tính quyết định và phổ quát của nhà nước
nhưng không phải tuyệt đối, tương thích được
với tất cả các phương diện khác nhau của nhà
nước. Thực tế, ngoài hai cách tiếp cận này còn
có các cách tiếp cận khác không kém phần ý
nghĩa đối với nhận thức về vai trò, bản chất của
nhà nước. Đó là cách tiếp cận từ mối quan hệ
giữa chế độ sở hữu và quyền lực chính trị (phân
chia thành nhà nước phương Đông và nhà nước
phương Tây) [3]; phân loại kiểu nhà nước theo
hình thức chính thể có chính thể cai trị bởi một
người (quân chủ), cai trị bởi nhiều người (quý
tộc) và cai trị bởi đa số (dân chủ) như Aristot đã
từng phân chia [2]; xét từ góc độ tôn giáo, có
nhà nước thế tục, vô thần, nhà nước tôn giáo,
nhà nước bài giáo (khác nhà nước thế tục) [8].
Đặc biệt cách phân loại theo tính chất của mối
quan hệ giữa nhà nước và cá nhân (là cách phân
loại rất được nhấn mạnh bởi các nhà luật học
phương Tây hiện nay), tức phân loại kiểu nhà
nước từ góc độ bảo đảm quyền con người: đó là
nhà nước dân chủ và nhà nước phi dân chủ (hay
nhà nước cực quyền, nhà nước độc tài, nhà
nước tự do, nhà nước dân chủ) [2]. Như vậy, có
thể khẳng định rằng, hiện nay, cách tiếp cận
phù hợp nhất là “tiếp cận theo hình thái kinh tế-
xã hội và theo tiêu chí các nền văn minh, bổ
sung cách tiếp cận quyền con người, nhà nước
pháp quyền dân chủ cho phù hợp với xu thế
nhân loại đương đại” [21].
3. Kết luận
Từ những quan điểm nhiều chiều của các
nhà luật học Nga về hai cách tiếp cận đối với
kiểu nhà nước như đã trình bày trên đây, có thể
rút ra một vài nhận xét sau đây:
Thứ nhất, sau hơn hai mươi năm chuyển đổi
từ chế độ Xô - viết sang chế độ dân chủ (1991),
cách tiếp cận về phân loại kiểu nhà nước của
các nhà luật học Nga đã có nhiều thay đổi,
không còn thừa nhận duy nhất quan điểm hình
thái mà đã nghiêu cứu và tiếp thu những giá trị
của các cách tiếp cận khác, trước hết là cách
tiếp cận theo các nền văn minh.
Thứ hai, tuy nhiên, cho đến nay, quan điểm
hình thái vẫn đang được các nhà luật học Nga
coi là cách tiếp cận cơ bản và nền tảng, còn
cách tiếp cận theo các nền văn minh vẫn chưa
được đánh giá đúng mức.
Thứ ba, do hai cách tiếp cận có sự khác biệt
lớn nên khả năng kết hợp hai cách tiếp cận này
với nhau vẫn còn là vấn đề phức tạp, xu thế tất
yếu là phải đa dạng hóa các cách tiếp cận.
N.C. Hop / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 41-50
50
Thứ tư, đối với khoa học pháp lí Việt Nam,
đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu chuyên
sâu về cách tiếp cận theo các nền văn minh
(cũng như các cách tiếp cận khác) về kiểu nhà
nước, do đó cách tiếp cận đa chiều về kiểu nhà
nước cần phải được coi trọng, bởi lẽ nếu chỉ
xoay quanh quan điểm hình thái thì nhận thức
về bản chất, vai trò của nhà nước sẽ ngày càng
xơ cứng, khoảng cách giữa lí luận màu xám và
thực tiễn sinh động của đời sống nhà nước ngày
càng trở nên xa vời. Trong tương lai, trên cơ sở
tiếp tục khẳng định và làm sâu sắc hơn nhận
thức về nhà nước theo quan điểm chủ nghĩa
Mác - Lê-nin thì luật học Việt Nam cũng cần
căn cứ vào thực tế phát triển của các nhà nước
hiện đại, trong đó có Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam hiện nay với bản chất nhà
nước của dân, do dân, vì dân và thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để xây
dựng các quan điểm phù hợp hơn không chỉ vấn
đề kiểu nhà nước mà còn những vấn đề khác
của nhà nước nói chung.
Tài liệu tham khảo
[1] M.N. Marchenco, Theory of state and law,
Iuridicheskaia Literatura Publishing House,
Matxcova (1996) 90-96.
[2] V.N. Khropanhiuc, Theory of state and law,
Ochiechestvo Publishing House Matxcova, (1993)
63-72.
[3] V.V. Lazarev, Theory of state and law, Iurist,
Matxcova (1995) 243-247.
[4] V.N. Khropanhiuk, Lí luận nhà nước và pháp luật,
Ochiechestvo Publishing House, Matxcova (1993)
68-70.
[5] M.N. Marchenco, (Chủ biên), Lí luận nhà nước và
pháp luật, Norma Publishing House, Matxcova, 1
(2010) 199-227.
[6] A.I. Đemiđop, Practical methodology in
jurisprudence, Journal of Jurisprudence, No.4
(2001)14.
[7] V.V. Ilin, Politics, Knhigee Publishing House
Universitet, Matxcova, (1999) 79.
[8] T.N. Ratko, V.V. Lazarev, L.A. Morosova,
Theory of state and law, Prospect Publishing
House, Matxcov (2015) 454-458.
[9] Ho Chi Minh, Complete Works, National Political
Publishing House, Hanoi (1995) 465.
[10] D.L Brandenberger, A brief synopsis of "History of
the Russian Bolshevik Communist Party of",
("Ensin B.N. Presidential Research Center",
Moscow, Russian, 2014.
[11] A.V. Vengerov, Theory of state and law, part 1.
Theory of state, Iurisprudensia Publishing House,
Moscow, (2000) 87.
[12] Iu.V. Laptov, Eastern Despotism, Journal of
Economic-Historical Research Moscow, Russian
(2007).
[13] C. Marx and Ph., Complete Works, Political
Publishing House (Polichicheskaia Literatura),
Moscow, Russian, Vol. 22, (1975) 200-201.
[14] V.I.Lê-nin, Toàn tập, Tập 39, NXB Tiến bộ
Progres, Мatxcova (1977) 73.
[15] V.I.Lenin Complete Works, Progressive
Publishing House (Progres), Moscow, Russian,
Vol. 39 (1977) 73.
[16] R.Z. Livshis, Nhà nước và pháp luật trong xã
hội ngày nay: sự cần thiết có cách tiếp cận mới,
Tap chí Nhà nước và pháp luật Xô viết, số 10
(1990) 14.
[17] A.Ia. Gurevich, Lí thuyết hình thái và thực tiễn
lịch sử. Tạp chí Những vấn đề triết học, số 11
(1990).
[18] M. Barg, Cách tiếp cận theo các nền văn minh về
lịch sử. Tạp chí Komunist, số 3 (1991) 29.
[19] A.I Gurevich: Triết học và sử học, Tạp chí Những
vấn đề triết học, Matxcova, số 10 (1988), 20.
[20] O.A Rogacheva, О. А. Рогачева, Основные
подходы к типологии государства) // Концепт.
- 2014. - Спецвыпуск № 24. -ART 14791. - 0,4
п. л. - URL: cept.ru/2014/14791.htm.
- Гос. рег. Эл № ФС 7749965. - ISSN 2304-
120X. ART 14791 УДК 340.15 (Truy cập ngày
14/02/2020).
[21] A.Ph. Vishnhievski và Iu.A. Meliekholies,
Проблемы типологии государства и права в
современной теоретической юридической
науке. А. Ф. Вишневский , Ю. А. Мелеховец,
https://www.barsu.by/vestnik/Download/hist_6_2
018_114.pdf, truy cập 14/02/2020).
[22] Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lí luận nhà nước
và pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
(2015) 107.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_diem_cua_cac_nha_luat_hoc_nga_ve_cach_tiep_can_doi_voi.pdf