Kết luận
Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã thực hiện đúng
chủ trương của Đảng và Chính phủ giao là hợp tác
phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện đường lối đối
ngoại tốt với các tỉnh Bắc Lào.
Trong những năm tới, để phát triển kinh tế, xã
hội, văn hóa và môi trường, các dân tộc vùng biên
giới Sơn La và các tỉnh Bắc Lào cần tập trung giải
quyết các vấn đề hạ tầng kiến thiết như đường giao
thông, chuyển đổi tập quán canh tác trong nông
nghiệp, tạo được nông sản giá trị hàng hóa, khuyến
khích doanh nghiệp tỉnh Sơn La đến các tỉnh Bắc
Lào đầu tư, xây dựng, chuỗi giá trị hàng hóa cho các
sản phẩm nông sản; đồng thời, tích cực xây dựng
mối đoàn kết bản làng hai bên biên giới ở hình thức
bản làng kết nghĩa đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa, bảo vệ biên cương an toàn, hữu nghị. Về văn
hóa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các
dân tộc để phát triển toàn diện, không chỉ duy trì đời
sống văn hóa mà còn phát huy lan toả văn hóa theo
hướng bền vững thắm đượm tình hữu nghị với sự
đa dạng về loại hình văn hóa nghệ thuật. Giáo dục
đào tạo và khoa học công nghệ cần được tiếp tục
duy trì và phát huy trên cơ sở có kế hoạch hợp tác
cụ thể, nhằm góp phần thúc đẩy giáo dục, đào tạo
được nguồn nhân lực phục vụ các huyện biên giới,
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn đường
biên giới hữu nghị bền vững.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Sơn La (Việt Nam) với các tỉnh Bắc Lào trong quá trình phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cách tiếp cận của liên
ngành xã hội học, nhân học, dân tộc học, văn hóa
học, khu vực học, sử học... để thực hiện mục tiêu
nghiên cứu của bài viết. Trên cơ sở đó, tiếp cận đối
tượng nghiên cứu một cách hệ thống, logic, tiếp cận
địa lý về không gian tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc
Lào để làm rõ nội dung bài viết bằng phương pháp
tổng hợp, thống kê, phân tích các số liệu, dữ liệu
tài liệu đã xuất bản, các tài liệu thứ cấp khác phục
vụ nghiên cứu. Ngoài ra, bài viết sử dụng kết quả
những chuyến điền dã tại các tỉnh Bắc Lào để làm
căn cứ nghiên cứu.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa, môi
trường của các dân tộc sống dọc biên giới của tỉnh
Sơn La và các tỉnh Bắc Lào
Tỉnh Hủa Phăn là một tỉnh đại diện trong các
tỉnh thuộc Bắc Lào, có đường biên giới giáp tỉnh
Sơn La dài 210km thuộc 4 huyện: Xiềng Khọ, Xốp
Bau, Viêng Xay, Mường Ét tiếp giáp với các huyện
Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu và Vân
Hồ, tỉnh Sơn La.
Dân cư hai tỉnh Sơn La – Hủa Phăn có cơ cấu dân
tộc thuộc nhóm Lào, bộ tộc Lào Loum đông nhất,
chiếm trên 63% dân số ở vùng thấp. Tại ven vùng
cao biên giới chủ yếu là các dân tộc: Mông, Dao,
Shan, hay còn gọi là Lào Soung. Khoảng giữa vùng
thấp và vùng cao là nhóm Lào nói tiếng Môn Khơ
Me còn gọi là Lào Theung, gồm dân tộc Khơ Mú,
Xinh Mun. Giáp với biên giới Sơn La về phía Hủa
Phăn có các tộc Mông, Lào Theung và Lào Loum.
Trong lịch sử, hai dân tộc Việt - Lào đã gắn bó,
cùng nhau đánh đuổi giặc Pháp đem lại độc lập cho
dân tộc. Bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện
Yên Châu là nơi đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho cách
mạng Lào, chuẩn bị điều kiện cho Ban xung phong
Lào - Bắc phát triển các căn cứ cách mạng trên đất
nước Lào 1948 - 1950, giành độc lập dân tộc. Trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng nghìn thanh
niên Sơn La đã xung phong tuyển quân tình nguyện
sang Lào, cùng quân đội cách mạng Lào chiến đấu
anh dũng, thống nhất đất nước Lào.
Địa hình Hủa Phăn chủ yếu là rừng núi cao, có
nhiều thung lũng và các khe suối nhỏ và vừa, có
dòng sông Mã chảy từ huyện Sông Mã (Sơn La) qua
Hủa Phăn, chảy về tỉnh Thanh Hoá của Việt Nam.
Hủa Phăn có các cánh đồng tương đối bằng phẳng,
phù hợp cho trồng trọt như: cánh đồng Thông Phào
- Mương Pơn rộng 1.500ha, cánh đồng Noong
Khạng - Sầm Nưa 1.800ha, cánh đồng Na Năng -
Xăm Tạy 1.065ha, cánh đồng Dăng Dao - Xăm Tạy
1.065ha Ngoài ra, diện tích rừng và đất đồi núi
có rừng che phủ là điều kiện tốt để phát triển nghề
khai thác lâm sản.
Địa hình Sơn La có hai cao nguyên lớn là Mộc
Châu và Nà Sản, vùng biên giới của tỉnh chủ yếu
là đất đồi, thung lũng nhỏ ven suối, khe lạch là nơi
đồng bào canh tác nông nghiệp và chăn nuôi. Dọc
biên giới giáp với tỉnh Hủa Phăn, dân tộc Thái, Khơ
Mú, Xinh Mun, Mông, Lào chủ yếu canh tác
nương rẫy (Trồng lúa, ngô, đậu, trồng cây ăn quả)
và chăn nuôi gia súc, gia cầm ở qui mô hộ gia đình,
vừa tự cấp tự túc lương thực thực phẩm tại chỗ, vừa
sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường.
Qua tài liệu nghiên cứu và công bố tại Kỷ yếu
Hội thảo Thái học toàn quốc năm 2012 tại Thanh
Hóa và các tài liệu nghiên cứu khác cho thấy một số
nét tương đồng giữa các tộc người vùng biên giới
tỉnh Sơn La và tỉnh Hủa Phăn, như sau:
- Có chung đường biên giới hữu nghị mà trước
đây chưa phân mốc rõ rệt. Các tộc người vùng biên
giới có mối quan hệ thân tộc, họ hàng qua lại thường
xuyên, uống chung dòng suối, dòng sông, cùng chia
sẻ khai thác lâm sản từ rừng. Quan hệ đó đã có từ
lâu trong lịch sử một cách tự nhiên như vốn có của
đồng bào các dân tộc vùng biên giới. Họ đoàn kết,
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
142 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
chung sức chung lòng xây dựng cuộc sống. Địa
hình, điều kiện tự nhiên, khí hậu tương đồng, nên
họ có môi trường sống tương đối giống nhau.
- Các nhóm Thái Việt Nam, trong đó có các
nhóm Thái tỉnh Sơn La và các tộc người như Khơ
Mú, Xinh Mun, Mông, Lào đều có nguồn gốc lịch
sử gần gũi nhau.
- Cơ bản họ đều là cư dân lúa nước, lúa cạn và
trồng các loại màu trên địa hình thung lũng làm
ruộng, đồi úp chân núi. Vì nằm ở địa hình núi cao,
đường giao thông đi lại khó khăn, nên hạn chế trong
lưu thông hàng hóa.
- Các dân tộc cư trú trong cấu trúc bản, hộ gia
đình và quan hệ thân tộc dòng họ rất chặt chẽ. Cấu
trúc gia đình, dòng họ, cộng đồng bản, xã, chiềng
là mô hình tồn tại chung về tổ chức xã hội của các
tộc người.
- Các dân tộc vùng biên giới gồm nhóm Thái -
Lào có cùng hệ ngôn ngữ Tày - Thái; Các tộc người
Khơ Mú, Xinh Mun cùng nhóm ngôn ngữ Môn
Khơ Me và nhóm dân tộc Mông cũng đều có ngôn
ngữ tập quán giống nhau. Nếu như dân tộc Lào có
chữ viết thì dân tộc Thái cũng có chữ viết từ lâu
đời. Riêng chữ cổ dân tộc Thái có thanh điệu giống
chữ Lào và cấu trúc câu, từ trong câu liền nhau, chỉ
những người thông thạo mới phân biệt được các từ
trong câu văn cổ của người Thái.
- Những tập quán, lễ nghi nông nghiệp liên quan
trồng trọt như Tết té nước, lễ cầu mưa, lễ cơm mới,
cưới xin, thì nhóm Thái - Lào có nhiều nét tương
đồng. Điều khác nhau là dân tộc Lào theo đạo Phật
còn dân tộc Thái, tuy đã có chùa, nhưng số lượng
ít. Các lễ nghi thờ cúng tổ tiên của đồng bào Khơ
Mú, Xinh Mun, Mông và Lào cũng có nhiều nét
giống nhau. Trò chơi dân gian, nghệ thuật dân gian,
sử thi, dân ca của các tộc người biên giới đều có
những trò diễn tương tự nhau. “Ngày hội văn hóa
giữa tỉnh Sơn La - Hủa Phăn” tổ chức năm 2018,
2019 tại Hủa Phăn với chương trình biểu diễn nghệ
thuật múa, khèn, trò chơi dân gian, hội thảo, các
gian hàng trưng bày y phục, trang phục, các di sản
văn hóa vật thể các tộc người cho thấy nhiều nét văn
hóa đặc sắc và tương đồng.
4.2. Hợp tác hữu nghị giữa Sơn La, Hủa Phăn
và các tỉnh Bắc Lào
Từ khi thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương
năm 1930 (nay là Đảng cộng sản Việt Nam) đến
năm 1945, giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945
– 1954, giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước
và sau giải phóng năm 1975 đến nay, Việt Nam và
Lào không ngừng vun đắp, xây dựng, củng cố tình
hữu nghị Việt - Lào ngày càng tốt đẹp, bền vững.
Tình hữu nghị giữa hai Đảng và nhân dân hai
nước Việt Nam - Lào vốn có từ lâu đời, sau khi hoàn
thành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Lào (5/9/1962). Sau khi đánh thắng
đế quốc Mỹ xâm lược, hai nước tiếp tục củng cố
xây dựng tình hữu nghị hợp tác bằng Hiệp ước hữu
nghị và hợp tác Việt Nam – Lào (18/7/1977). Đây
là mốc lịch sử quan trọng của tình đoàn kết hữu
nghị giữa hai nước nhằm không ngừng hợp tác gắn
bó giữa hai dân tộc, hai Đảng và nhân dân hai nước
trên cơ sở tôn trọng nền độc lập, tự chủ của mỗi
nước. Cũng từ sau năm 1975, khi cuộc kháng chiến
chống Mỹ thắng lợi, Chính phủ hai nước đã ký kết
văn bản hoạch định biên giới tại Viêng Chăn đến
ngày 17/8/1977. Năm 1982, công tác phân giới biên
giới Sơn La - Hủa Phăn đã hoàn thành trên thực địa.
Và đến hết năm 2018, hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn
đã hoàn thành định vị 255 vị trí cột cắm mốc giới
trên đường biên giới Sơn La - Hủa Phăn. Đồng thời,
các đồn biên phòng hai bên thường xuyên giao ban,
trao đổi hợp tác trong việc bảo vệ biên giới an toàn,
đoàn kết, xây dựng mô hình kết nghĩa giữa các bản
hai bên biên giới để cùng nhau bảo vệ biên cương.
Về các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, văn
hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ và thiết kế
hạ tầng, từ ngày 4/9/2007, Sơn La đã ký văn bản
hợp tác toàn diện với 6 tỉnh Bắc Lào: Hủa Phăn,
Luông Pha Bang, Luông Nậm Thà, Bò Kẹo, U Đôm
Xay, Phông Xa Lỳ, trên cơ sở các nội dung văn bản
đã ký kết giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào. Từ 2015
- 2018, nối tiếp truyền thống hợp tác hữu nghị với
các tỉnh Bắc Lào, nhiều đoàn công tác của Sơn La
thường xuyên sang thăm, làm việc và đón các đoàn
công tác của các tỉnh thuộc Lào sang Sơn La gặp
gỡ, trao đổi, nhằm tăng cường, hợp tác về các lĩnh
vực nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, thương
mại, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ
Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La các năm
2015, 2016, 2017, 2018, hàng năm Sơn La cử trên
60 đoàn công tác sang nước bạn Lào và đón trên 50
đoàn công tác các tỉnh bạn thường xuyên đến làm
việc tại Sơn La. Công tác quản lý biên giới được
quán triệt, thống nhất thực hiện các nhiệm vụ liên
quan đến tôn giáo, cắm mốc giới, các vấn đề khác.
Ngành văn hóa tỉnh Sơn La cũng tích cực phối
hợp với các ban, ngành, đoàn thể và UBND các
huyện biên giới tổ chức các hoạt động tuyên truyền
tại các bản, xã vùng biên; Tổ chức Ngày hội văn
hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam -
Lào lần thứ II tại tỉnh Sơn La (tháng 7/2017); Phối
hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khánh
thành Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam -
Lào tại bản Lao Khô I, xã Phiêng Khoài, huyện Yên
Châu, tỉnh Sơn La; Phối hợp với tỉnh Hủa Phăn tổ
chức thành công sự kiện “Những ngày văn hóa - du
lịch Sơn La và Hủa Phăn” lần thứ II tại tỉnh Hủa
Phăn năm 2018 và tiếp tục tổ chức sự kiện “Những
ngày văn hóa - du lịch Sơn La và Hủa Phăn” lần thứ
III năm 2019.
Ngành y tế cũng phối hợp với các huyện, xã
biên giới quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để nhân
dân khu vực biên giới được khám chữa bệnh tại các
bệnh viện, trạm y tế xã, huyện và tỉnh của Sơn La;
khám và điều trị cho hàng trăm bệnh nhân từ các
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
143Volume 9, Issue 4
tỉnh Bắc Lào chuyển sang các cơ sở y tế trên địa
bàn; tăng cường phòng chống dịch bệnh và trao đổi
kỹ thuật chuyên môn của y bác sĩ hai tỉnh, đào tạo
nhân viên y tế cho các tỉnh Bắc Lào.
Năm học 2014 – 2015, 2015 - 2016, 2016 - 2017
và 2017 - 2018, tỉnh Sơn La thường xuyên quản lý,
đào tạo trên 1.000 lưu học sinh Lào tại Đại học Tây
Bắc, Cao đẳng Y Sơn La, Cao đẳng Sơn La, Trung
cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch. Tỉnh cũng
hợp tác đào tạo tiếng Việt và tiếng Lào cho cán bộ,
chiến sĩ các tỉnh Bắc Lào. Cùng với ngành giáo dục
tỉnh Sơn La, Bộ đội Biên phòng Sơn La thực hiện
Chương trình “Nâng bước em tới trường” không chỉ
đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Sơn La,
mà còn tiếp sức giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó
khăn bên phía nước bạn. Tiêu biểu là Đồn biên phòng
cửa khẩu Chiềng Khương bằng nguồn kinh phí từ
đóng góp ngày lương của cán bộ, chiến sĩ, tiền tiết
kiệm và nguồn thu từ tăng gia sản xuất của đơn vị đã
đến trường Tiểu học Bản Đán huyện Mường Ét (Lào)
giúp đỡ em Thạo Phe có hoàn cảnh khó khăn được đi
học (Báo Bộ đội biên phòng Sơn La).
Từ năm 2008 – 2012, tỉnh Sơn La đã hỗ trợ 02
dự án sản xuất thử nghiệm về chuyển giao công
nghệ sản xuất giống và nấm thương phẩm cho tỉnh
Hủa Phăn và U Đom Xay, chuyển giao xây dựng
nhà máy sản xuất gạch lò đứng tại huyện Viêng Xay
tỉnh Hủa Phăn. Hàng năm, Sở Khoa học và Công
nghệ một số tỉnh Bắc Lào thường xuyên sang trao
đổi, hợp tác chuyên môn với Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Sơn La.
Ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La và ngành nông
nghiệp các tỉnh Bắc Lào thường xuyên trao đổi kỹ
thuật về lĩnh vực nông nghiệp như: chăm sóc và chế
biến cà phê, chăn nuôi gia súc, gia cầm; làm việc
với đoàn cán bộ các tỉnh đến tìm hiểu về kỹ thuật
chăn nuôi gia súc, gia cầm của Sơn La. Đồng thời,
cử đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Sơn La thăm, làm việc tại các tỉnh
Bắc Lào. Từ những năm 1980, Sơn La đã hỗ trợ trại
ương nuôi cá giống tại Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn.
Năm 2017, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Sơn La đi công tác tại U Đôm Xay phối
hợp triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình hỗ
trợ phát triển trồng cây ăn quả, trồng cỏ và chăn
nuôi bò thịt tại U Đôm Xay, hướng dẫn kỹ thuật
nuôi trồng và chăm sóc, phòng trừ bệnh cho cây
trồng, vật nuôi; hỗ trợ cho mô hình tại tỉnh U Đôm
Xay 22 con bò giống và vật tư nông nghiệp; hỗ trợ
cây xoài giống GL4 diện tích 02ha, giống nhãn chín
muộn 02ha, cỏ giống VA06 02ha, thức ăn hỗ trợ
chăn nuôi; Công ty Cổ phần nông nghiệp Chiềng
Sung (Sơn La) cung ứng ngô giống cho các tỉnh
Xay Nha Bu Ly, Xiêng Khoảng và U Đôm Xay,
Hủa Phăn... Năm 2018 - 2019, Hợp tác xã hoa quả
Ngọc Lan huyện Mai Sơn đã hợp tác cung cấp trên
7 vạn giống cây ăn quả cho ba huyện Xiềng Khọ,
Sốp Bau và Viêng Xay thuộc tỉnh Hủa Phăn. Năm
2019, Trung tâm Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp Mộc
Châu chuyển giao giống và kỹ thuật trồng chanh leo
cho huyện Sốp Bau tỉnh Hủa Phăn. Mặt khác, các
xã vùng biên giới được sự hướng dẫn của các đồn
biên phòng hai bên đã chủ động hợp tác trồng trọt,
chăn nuôi, trao đổi buôn bán nông sản và sản phẩm
công nghiệp khác. Đó là mô hình “kết nghĩa” giữa
các bản hai bên để phát triển kinh tế, trao đổi văn
hóa, thắm tình hữu nghị đoàn kết keo sơn của chính
người dân hai bên biên giới. Các đồn biên phòng
thuộc tỉnh Sơn La phối hợp với Bội đội Biên phòng
tỉnh bạn trao đổi nghiệp vụ, đồng thời cùng hỗ trợ
tặng bò giống cho đồng bào các xã biên giới, tặng
quà cho học sinh thuộc đường biên giới hai bên.
Hợp tác về các dự án xây dựng hạ tầng biên giới,
năm 2016, tỉnh Sơn La đã hỗ trợ cho tỉnh Hủa Phăn
xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu, trong đó,
xây dựng 6 chợ thuộc 5 xã biên giới. Chợ chính là
trung tâm trao đổi kinh tế, giao lưu văn hóa, là đầu
mối tiêu thụ nông sản, lâm sản, dược liệu và các sản
phẩm thiết yếu cho người dân, góp phần phát triển
kinh tế, ổn định trật tự an ninh xã hội vùng biên giới
hai nước.
Hợp tác hỗ trợ thiết yếu hạ tầng cơ sở từ năm
2015, 2016, 2017, 2018, tỉnh Sơn La hỗ trợ mỗi
năm hàng chục tỷ đồng từ ngân sách giúp tỉnh bạn
xây dựng và hoàn thiện một số công trình kết cấu
hạ tầng cho các tỉnh Luông Pha Bang, Hủa Phăn,
Luông Nặm Thà, U Đôm Xay, Xay Xổm Bun,
Phông Sa Lỳ, tỉnh Bò Kẹo.
Có thể khẳng định, tỉnh Sơn La đã cùng các tỉnh
Bắc Lào thực hiện tốt đường lối đối ngoại của hai
Chính phủ về hợp tác hỗ trợ phát triển toàn diện
chính trị an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế,
xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục Thông qua đó,
người dân thuộc các tộc người dọc biên giới Sơn
La - Hủa Phăn được hưởng lợi từ các chương trình
để từng bước phát triển kinh tế - xã hội theo hướng
bền vững.
5. Thảo luận
Trên cơ sở thỏa thuận chung giữa hai Đảng, hai
Chính phủ Việt Nam - Lào, tỉnh Sơn La và các tỉnh
Bắc Lào luôn nỗ lực đưa mối quan hệ hợp tác toàn
diện đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả, góp phần
tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị, giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định, đảm bảo quốc phòng
an ninh, tập trung phát triển kinh tế bền vững.
Về chủ trương, cần duy trì thường xuyên công
tác giao ban của các đoàn công tác cấp cao giữa các
tỉnh nhằm trao đổi thông tin kịp thời về chủ trương,
đường lối, chính sách, biện pháp phối hợp giữa hai
Đảng và hai Chính phủ. Đánh giá kết quả triển khai
các nội dung thỏa thuận hợp tác của tỉnh Sơn La với
các tỉnh Bắc Lào nói chung, giữa Sơn La với hai
tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Bang nói riêng; qua
đó không ngừng nâng cao chất lượng công tác phối
hợp thực hiện các nội dung hợp tác.
Phối hợp xây dựng khu vực biên giới và nội địa
ổn định về an ninh quốc phòng, phát triển toàn diện
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
144 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
về kinh tế - xã hội, chú trọng các vấn đề hai nước
đặc biệt quan tâm và nội dung hợp tác để nhân dân
ổn định đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái và
phát triển kinh tế.
Về văn hóa, ngành văn hóa tỉnh Sơn La đã tích
cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể các tỉnh
và UBND các huyện biên giới tổ chức các hoạt
động chiếu bóng và tổ chức các hội diễn văn hóa
văn nghệ tại các bản, xã vùng biên theo cụm và các
hoạt động biểu diễn có sự phối hợp của các cấp ủy
đảng, chính quyền, bộ đội biên phòng và đảm bảo
sự tham gia tích cực của người dân, nhằm phát huy
các nghệ thuật truyền thống của từng dân tộc Thái,
Lào, Khơ Mú, Mông, Xinh Mun, Mường Hằng
năm định kỳ tổ chức Ngày hội Văn hóa, thể thao và
du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào tại tỉnh Sơn
La hoặc Hủa Phăn. Nội dung hội diễn phải đúng với
qui mô tổ chức của hai tỉnh. Điều quan trọng phải
phối hợp hài hòa các tiết mục nghệ thuật của các
dân tộc Việt – Lào, khơi dậy và nâng cao giá trị các
di sản văn hóa.
Bên cạnh đó, cần trưng bày tranh ảnh về văn
hóa truyền thống, di sản văn hóa, di tích lịch sử và
đặc biệt chú trọng trưng bày hình ảnh về Khu Di
tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao
Khô I, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn
La, giới thiệu về các hang di tích lịch sử cách mạng
tại huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn gồm hang Cay
Sỏn Phôm Vi Hản, hang Xu Pha Na Vông, hang
đồng chí Su Hắc.
Tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào tiếp tục hợp tác
về y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, tổ chức
khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến
huyện cho nhân dân. Cùng với đó, chú trọng trao
đổi chuyên gia ngành y tế giữa hai tỉnh Sơn La- Hủa
Phăn và các tỉnh Bắc Lào.
Về hợp tác giáo dục và đào tạo, những năm tới,
tỉnh Sơn La duy trì hướng đào tạo các mã ngành cho
lưu học sinh các tỉnh Bắc Lào theo chỉ tiêu đào tạo
của tỉnh Sơn La về các ngành học sư phạm, nông
lâm, y tế, văn hóa nghệ thuật và thường xuyên đào
tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ biên
phòng, cán bộ chủ chốt của các tỉnh.
Công tác khoa học và công nghệ, từ năm 2020-
2025 cần tiếp tục hướng tới chuyển giao công nghệ,
kỹ thuật trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế như xoài,
nhãn, bơ, bưởi, cam theo hướng nông nghiệp hữu
cơ trên cơ sở xây dựng các chuỗi giá trị tiêu thụ sản
phẩm đến các siêu thị tại Việt Nam và các tỉnh Bắc
Lào. Hợp tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn quản
lý về khoa học công nghệ và sáng tạo, đổi mới.
Về phát triển kinh tế, cần chú trọng phát triển
nông nghiệp giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào
thông qua trao đổi chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật
nông nghiệp, chế biến, chăn nuôi. Tăng cường kiểm
soát dịch bệnh và hỗ trợ bằng công nghệ, đầu tư cho
sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các tỉnh
Bắc Lào, cũng như các huyện biên giới chuyển đổi
cơ cấu cây trồng (nhãn, xoài, chanh leo, dược liệu,
lâm sản ngoài gỗ...) theo hướng sản xuất hàng hóa
đem lại hiệu quả kinh tế xã hội theo hướng phát
triển bền vững. Đồng thời, cần tập trung chỉ đạo bảo
vệ vốn rừng và tài nguyên rừng đặc dụng, rừng kinh
tế, rừng bảo tồn. Tích cực đầu tư và nâng cấp hạ
tầng giao thông đến các xã thuận lợi. Đây là nhiệm
vụ chung của các cấp ngành, nhất là giao thông đến
các bản, xã, huyện vùng biên giới.
6. Kết luận
Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã thực hiện đúng
chủ trương của Đảng và Chính phủ giao là hợp tác
phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện đường lối đối
ngoại tốt với các tỉnh Bắc Lào.
Trong những năm tới, để phát triển kinh tế, xã
hội, văn hóa và môi trường, các dân tộc vùng biên
giới Sơn La và các tỉnh Bắc Lào cần tập trung giải
quyết các vấn đề hạ tầng kiến thiết như đường giao
thông, chuyển đổi tập quán canh tác trong nông
nghiệp, tạo được nông sản giá trị hàng hóa, khuyến
khích doanh nghiệp tỉnh Sơn La đến các tỉnh Bắc
Lào đầu tư, xây dựng, chuỗi giá trị hàng hóa cho các
sản phẩm nông sản; đồng thời, tích cực xây dựng
mối đoàn kết bản làng hai bên biên giới ở hình thức
bản làng kết nghĩa đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa, bảo vệ biên cương an toàn, hữu nghị. Về văn
hóa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các
dân tộc để phát triển toàn diện, không chỉ duy trì đời
sống văn hóa mà còn phát huy lan toả văn hóa theo
hướng bền vững thắm đượm tình hữu nghị với sự
đa dạng về loại hình văn hóa nghệ thuật. Giáo dục
đào tạo và khoa học công nghệ cần được tiếp tục
duy trì và phát huy trên cơ sở có kế hoạch hợp tác
cụ thể, nhằm góp phần thúc đẩy giáo dục, đào tạo
được nguồn nhân lực phục vụ các huyện biên giới,
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn đường
biên giới hữu nghị bền vững.
Tài liệu tham khảo
An, V. V. (2012). Quan hệ nguồn gốc giữa người
Thái Thanh - Nghệ với các nhóm Thái ở Lào.
Trong Đại học Quốc gia Hà Nội & Ủy ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Hội thảo Thái
học toàn quốc lần thứ VI:“ Cộng đồng các
tộc người ngữ hệ THÁI- KADAI ở Việt Nam
truyền thống, hội nhập và phát triển. Nxb.
Thế giới.
Giáo, L. S. (2012). Người Thái xứ Thanh trong
bức tranh chung của người Thái Việt Nam.
Trong Đại học Quốc gia Hà Nội & Ủy ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Hội thảo Thái
học toàn quốc lần thứ VI:“ Cộng đồng các
tộc người ngữ hệ THÁI- KADAI ở Việt Nam
truyền thống, hội nhập và phát triển. Nxb.
Thế giới.
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
145Volume 9, Issue 4
RELATIONSHIP OF COMPREHENSIVE COOPERATION BETWEE
SON LA PROVINCE (VIETNAM) AND THE NORTHERN PROVINCES OF
LAOS IN DEVELOPMENT PROCESS
Luong Van Yeu
Son La Department of Science and
Technology
Email: luongyeu99@gmail.com
Received: 24/7/2020
Reviewed: 06/11/2020
Revised: 12/11/2020
Accepted: 14/11/2020
Released: 20/11/2020
DOI:
https://doi.org/10.25073/0866-773X/435
Abstract
The two countries Vietnam - Laos always have a tradition
of solidarity fight against foreign invaders, build up and defend
the country. The two peoples have bonded and helped each other
in the two resistance wars war against French colonialism and
American imperialism, to regain national independence. After
Vietnam unified the country on April 30, 1975 and Laos won
National independence on December 2, 1975, the two countries
established special friendship diplomatic relations. Since then, the
comprehensive cooperation, helping each other about economy,
culture, health, education, security and defense ... between the two
countries continue to bear fruit. This is the foundation, the source
for comprehensive cooperation between ethnic groups in Son La
province (Vietnam South) to the Northern provinces of Laos in
future development.
With the analysis of comprehensive cooperation relationship
between Son La province with Northern provinces of Laos, the
article contributes to clarify the special traditional close relationship
between the two countries - Vietnam and Laos in the tradition and
present.
Keywords
Son La province; Hua Phan province; The Northern provinces
of Laos; Comprehensive cooperation relationship.
Hạnh, C. T. (2017). Tình đoàn kết, hữu nghị giữa
Sơn La và các tỉnh Bắc Lào trong đấu tranh
giải phóng dân tộc. Kỷ Yếu Hội Thảo Quốc
Gia Kỷ Niệm 40 Năm Ngày Ký Hiệp Ước Hữu
Nghị và Hợp Tác Việt Nam - Lào 18.7.1977-
18.7.2017. Huế: Nxb. Đại học Huế.
Liên, Đ. T. H. (2017). Quan hệ “đặc biêt”, “toàn
diện” Lào - Việt Nam qua trường hợp hai
tỉnh Hủa Phăn - Sơn La(1975-2012). Kỷ Yếu
Hội Thảo Quốc Gia Kỷ Niệm 40 Năm Ngày
Ký Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác Việt
Nam- Lào 18.7.1977-18.7.2017. Huế: Nxb.
Đại học Huế.
Nga, N. (2018). Những ngày văn hóa - du lịch
Sơn La và Hủa Phăn 2018. Truy cập từ Báo
Sơn La, website:
bai-viet/nhung-ngay-van-hoa--du-lich-son-
la-va-hua-phan-nam-2018-18592
Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La. (2011). Báo
cáo tổng kết Đề tài “Lịch sử 65 năm quan
hệ đặc biệt Sơn La - Hủa Phăn, Luông Pha
Bang giai đoạn 1945- 2010.”
Sở Ngoại vụ Sơn La. (2016). Báo cáo tình hình
quan hệ hợp tác với Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào năm 2015, phương hướng hợp tác
năm 2016.
Sở Ngoại vụ Sơn La. (2017). Báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ hợp tác giữa Sơn La và
các tỉnh Bắc Lào năm 2017.
Sở Ngoại vụ Sơn La. (2019). Báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ hợp tác giữa Sơn La với
các tỉnh Bắc Lào năm 2018, phương hướng
hợp tác năm 2019.
Thanh, L. T. H., & Liên, Đ. T. H. (2017). Căn cứ
Lao Khô - Biểu tượng cao đẹp của tình hữu
nghị Việt Nam - Lào. Kỷ Yếu Hội Thảo Quốc
Gia Kỷ Niệm 40 Năm Ngày Ký Hiệp Ước Hữu
Nghị và Hợp Tác Việt Nam - Lào 18.7.1977-
18.7.2017. Huế: Nxb. Đại học Huế.
Thư viện tỉnh Sơn La. (2012). Thông tin khoa
học chuyên đề “Sâu lắng nghĩa tình, tương
lai phát triển.” số 9.
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
141Volume 9, Issue 4
gồm các tỉnh Bò Kẹo, U Đom Xay, Hủa Phăn
có nhiều nét tương đồng với một số nhóm Thái Xứ
Thanh và nhóm Thái tỉnh Sơn La. Đây là cơ sở khoa
học nêu những nét tương đồng về truyền thống văn
hóa, kinh tế các nhóm Thái ở tỉnh Sơn La và các
nhóm Thái ở các tỉnh Bắc Lào.
Trong kỷ yếu Hội thảo quốc gia kỷ niệm 40 năm
Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam
- Lào (18/7/1977-18/7/2017) do Nxb. Đại học Huế
xuất bản năm 2017 có trên 50 tham luận về truyền
thống lịch sử quan hệ hợp tác, hợp tác giáo dục đào
tạo, văn hóa - lịch sử, kinh tế, an ninh quốc phòng
và định hướng hoạt động hợp tác trong những năm
tới của các trường đại học Việt Nam, các tỉnh Việt
Nam (trong đó có Sơn La). Trong đó, tỉnh Sơn La
có nhiều bài nghiên cứu khoa học như tham luận:
“Tình đoàn kết, hữu nghị giữa Sơn La và các tỉnh
Bắc Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc” (Hạnh,
2017); “Quan hệ “đặc biệt”, “toàn diện” Lào - Việt
Nam qua trường hợp hai tỉnh Hủa Phăn - Sơn La
(1975-2012)” (Liên, 2017); “Căn cứ Lao Khô - Biểu
tượng cao đẹp của tình hữu nghị Việt Nam – Lào”
(Thanh & Liên, 2017) và nhiều tham luận khác đã
nêu tình hợp tác toàn diện giữa tỉnh Sơn La với các
tỉnh Bắc Lào trong thời gian qua.
Bản dự thảo cuốn sách “Lịch sử hợp tác hữu
nghị đặc biệt 65 năm giữa tỉnh Sơn La - Hủa Phăn
- Luông Pha Bang (1945-2010)” thuộc đề tài khoa
học cấp tỉnh Sơn La thực hiện năm 2009-2011; gồm
4 chương (chưa kể mở đầu và kết luận) đã trình bày
nguồn gốc các tộc người vùng biên giới Sơn La -
Hủa Phăn, truyền thống lịch sử, kinh tế, văn hóa và
môi sinh của các tộc người vùng biên giới hai tỉnh,
từ đó trình bày quá trình hình thành tự nhiên, truyền
thống lịch sử, kinh tế, văn hóa của hai tỉnh. Các
chương trình bày rõ các phân kỳ lịch sử thực hiện
đoàn kết hữu nghị đặc biệt toàn diện của hai tỉnh
theo từng giai đoạn lịch sử (hiện bản thảo đã dịch
sang tiếng Việt - Lào, chưa xuất bản).
3. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các cách tiếp cận của liên
ngành xã hội học, nhân học, dân tộc học, văn hóa
học, khu vực học, sử học... để thực hiện mục tiêu
nghiên cứu của bài viết. Trên cơ sở đó, tiếp cận đối
tượng nghiên cứu một cách hệ thống, logic, tiếp cận
địa lý về không gian tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc
Lào để làm rõ nội dung bài viết bằng phương pháp
tổng hợp, thống kê, phân tích các số liệu, dữ liệu
tài liệu đã xuất bản, các tài liệu thứ cấp khác phục
vụ nghiên cứu. Ngoài ra, bài viết sử dụng kết quả
những chuyến điền dã tại các tỉnh Bắc Lào để làm
căn cứ nghiên cứu.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa, môi
trường của các dân tộc sống dọc biên giới của tỉnh
Sơn La và các tỉnh Bắc Lào
Tỉnh Hủa Phăn là một tỉnh đại diện trong các
tỉnh thuộc Bắc Lào, có đường biên giới giáp tỉnh
Sơn La dài 210km thuộc 4 huyện: Xiềng Khọ, Xốp
Bau, Viêng Xay, Mường Ét tiếp giáp với các huyện
Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu và Vân
Hồ, tỉnh Sơn La.
Dân cư hai tỉnh Sơn La – Hủa Phăn có cơ cấu dân
tộc thuộc nhóm Lào, bộ tộc Lào Loum đông nhất,
chiếm trên 63% dân số ở vùng thấp. Tại ven vùng
cao biên giới chủ yếu là các dân tộc: Mông, Dao,
Shan, hay còn gọi là Lào Soung. Khoảng giữa vùng
thấp và vùng cao là nhóm Lào nói tiếng Môn Khơ
Me còn gọi là Lào Theung, gồm dân tộc Khơ Mú,
Xinh Mun. Giáp với biên giới Sơn La về phía Hủa
Phăn có các tộc Mông, Lào Theung và Lào Loum.
Trong lịch sử, hai dân tộc Việt - Lào đã gắn bó,
cùng nhau đánh đuổi giặc Pháp đem lại độc lập cho
dân tộc. Bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện
Yên Châu là nơi đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho cách
mạng Lào, chuẩn bị điều kiện cho Ban xung phong
Lào - Bắc phát triển các căn cứ cách mạng trên đất
nước Lào 1948 - 1950, giành độc lập dân tộc. Trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng nghìn thanh
niên Sơn La đã xung phong tuyển quân tình nguyện
sang Lào, cùng quân đội cách mạng Lào chiến đấu
anh dũng, thống nhất đất nước Lào.
Địa hình Hủa Phăn chủ yếu là rừng núi cao, có
nhiều thung lũng và các khe suối nhỏ và vừa, có
dòng sông Mã chảy từ huyện Sông Mã (Sơn La) qua
Hủa Phăn, chảy về tỉnh Thanh Hoá của Việt Nam.
Hủa Phăn có các cánh đồng tương đối bằng phẳng,
phù hợp cho trồng trọt như: cánh đồng Thông Phào
- Mương Pơn rộng 1.500ha, cánh đồng Noong
Khạng - Sầm Nưa 1.800ha, cánh đồng Na Năng -
Xăm Tạy 1.065ha, cánh đồng Dăng Dao - Xăm Tạy
1.065ha Ngoài ra, diện tích rừng và đất đồi núi
có rừng che phủ là điều kiện tốt để phát triển nghề
khai thác lâm sản.
Địa hình Sơn La có hai cao nguyên lớn là Mộc
Châu và Nà Sản, vùng biên giới của tỉnh chủ yếu
là đất đồi, thung lũng nhỏ ven suối, khe lạch là nơi
đồng bào canh tác nông nghiệp và chăn nuôi. Dọc
biên giới giáp với tỉnh Hủa Phăn, dân tộc Thái, Khơ
Mú, Xinh Mun, Mông, Lào chủ yếu canh tác
nương rẫy (Trồng lúa, ngô, đậu, trồng cây ăn quả)
và chăn nuôi gia súc, gia cầm ở qui mô hộ gia đình,
vừa tự cấp tự túc lương thực thực phẩm tại chỗ, vừa
sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường.
Qua tài liệu nghiên cứu và công bố tại Kỷ yếu
Hội thảo Thái học toàn quốc năm 2012 tại Thanh
Hóa và các tài liệu nghiên cứu khác cho thấy một số
nét tương đồng giữa các tộc người vùng biên giới
tỉnh Sơn La và tỉnh Hủa Phăn, như sau:
- Có chung đường biên giới hữu nghị mà trước
đây chưa phân mốc rõ rệt. Các tộc người vùng biên
giới có mối quan hệ thân tộc, họ hàng qua lại thường
xuyên, uống chung dòng suối, dòng sông, cùng chia
sẻ khai thác lâm sản từ rừng. Quan hệ đó đã có từ
lâu trong lịch sử một cách tự nhiên như vốn có của
đồng bào các dân tộc vùng biên giới. Họ đoàn kết,
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
142 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
chung sức chung lòng xây dựng cuộc sống. Địa
hình, điều kiện tự nhiên, khí hậu tương đồng, nên
họ có môi trường sống tương đối giống nhau.
- Các nhóm Thái Việt Nam, trong đó có các
nhóm Thái tỉnh Sơn La và các tộc người như Khơ
Mú, Xinh Mun, Mông, Lào đều có nguồn gốc lịch
sử gần gũi nhau.
- Cơ bản họ đều là cư dân lúa nước, lúa cạn và
trồng các loại màu trên địa hình thung lũng làm
ruộng, đồi úp chân núi. Vì nằm ở địa hình núi cao,
đường giao thông đi lại khó khăn, nên hạn chế trong
lưu thông hàng hóa.
- Các dân tộc cư trú trong cấu trúc bản, hộ gia
đình và quan hệ thân tộc dòng họ rất chặt chẽ. Cấu
trúc gia đình, dòng họ, cộng đồng bản, xã, chiềng
là mô hình tồn tại chung về tổ chức xã hội của các
tộc người.
- Các dân tộc vùng biên giới gồm nhóm Thái -
Lào có cùng hệ ngôn ngữ Tày - Thái; Các tộc người
Khơ Mú, Xinh Mun cùng nhóm ngôn ngữ Môn
Khơ Me và nhóm dân tộc Mông cũng đều có ngôn
ngữ tập quán giống nhau. Nếu như dân tộc Lào có
chữ viết thì dân tộc Thái cũng có chữ viết từ lâu
đời. Riêng chữ cổ dân tộc Thái có thanh điệu giống
chữ Lào và cấu trúc câu, từ trong câu liền nhau, chỉ
những người thông thạo mới phân biệt được các từ
trong câu văn cổ của người Thái.
- Những tập quán, lễ nghi nông nghiệp liên quan
trồng trọt như Tết té nước, lễ cầu mưa, lễ cơm mới,
cưới xin, thì nhóm Thái - Lào có nhiều nét tương
đồng. Điều khác nhau là dân tộc Lào theo đạo Phật
còn dân tộc Thái, tuy đã có chùa, nhưng số lượng
ít. Các lễ nghi thờ cúng tổ tiên của đồng bào Khơ
Mú, Xinh Mun, Mông và Lào cũng có nhiều nét
giống nhau. Trò chơi dân gian, nghệ thuật dân gian,
sử thi, dân ca của các tộc người biên giới đều có
những trò diễn tương tự nhau. “Ngày hội văn hóa
giữa tỉnh Sơn La - Hủa Phăn” tổ chức năm 2018,
2019 tại Hủa Phăn với chương trình biểu diễn nghệ
thuật múa, khèn, trò chơi dân gian, hội thảo, các
gian hàng trưng bày y phục, trang phục, các di sản
văn hóa vật thể các tộc người cho thấy nhiều nét văn
hóa đặc sắc và tương đồng.
4.2. Hợp tác hữu nghị giữa Sơn La, Hủa Phăn
và các tỉnh Bắc Lào
Từ khi thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương
năm 1930 (nay là Đảng cộng sản Việt Nam) đến
năm 1945, giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945
– 1954, giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước
và sau giải phóng năm 1975 đến nay, Việt Nam và
Lào không ngừng vun đắp, xây dựng, củng cố tình
hữu nghị Việt - Lào ngày càng tốt đẹp, bền vững.
Tình hữu nghị giữa hai Đảng và nhân dân hai
nước Việt Nam - Lào vốn có từ lâu đời, sau khi hoàn
thành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại
giao Việt Nam - Lào (5/9/1962). Sau khi đánh thắng
đế quốc Mỹ xâm lược, hai nước tiếp tục củng cố
xây dựng tình hữu nghị hợp tác bằng Hiệp ước hữu
nghị và hợp tác Việt Nam – Lào (18/7/1977). Đây
là mốc lịch sử quan trọng của tình đoàn kết hữu
nghị giữa hai nước nhằm không ngừng hợp tác gắn
bó giữa hai dân tộc, hai Đảng và nhân dân hai nước
trên cơ sở tôn trọng nền độc lập, tự chủ của mỗi
nước. Cũng từ sau năm 1975, khi cuộc kháng chiến
chống Mỹ thắng lợi, Chính phủ hai nước đã ký kết
văn bản hoạch định biên giới tại Viêng Chăn đến
ngày 17/8/1977. Năm 1982, công tác phân giới biên
giới Sơn La - Hủa Phăn đã hoàn thành trên thực địa.
Và đến hết năm 2018, hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn
đã hoàn thành định vị 255 vị trí cột cắm mốc giới
trên đường biên giới Sơn La - Hủa Phăn. Đồng thời,
các đồn biên phòng hai bên thường xuyên giao ban,
trao đổi hợp tác trong việc bảo vệ biên giới an toàn,
đoàn kết, xây dựng mô hình kết nghĩa giữa các bản
hai bên biên giới để cùng nhau bảo vệ biên cương.
Về các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, văn
hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ và thiết kế
hạ tầng, từ ngày 4/9/2007, Sơn La đã ký văn bản
hợp tác toàn diện với 6 tỉnh Bắc Lào: Hủa Phăn,
Luông Pha Bang, Luông Nậm Thà, Bò Kẹo, U Đôm
Xay, Phông Xa Lỳ, trên cơ sở các nội dung văn bản
đã ký kết giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào. Từ 2015
- 2018, nối tiếp truyền thống hợp tác hữu nghị với
các tỉnh Bắc Lào, nhiều đoàn công tác của Sơn La
thường xuyên sang thăm, làm việc và đón các đoàn
công tác của các tỉnh thuộc Lào sang Sơn La gặp
gỡ, trao đổi, nhằm tăng cường, hợp tác về các lĩnh
vực nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, thương
mại, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ
Theo báo cáo của UBND tỉnh Sơn La các năm
2015, 2016, 2017, 2018, hàng năm Sơn La cử trên
60 đoàn công tác sang nước bạn Lào và đón trên 50
đoàn công tác các tỉnh bạn thường xuyên đến làm
việc tại Sơn La. Công tác quản lý biên giới được
quán triệt, thống nhất thực hiện các nhiệm vụ liên
quan đến tôn giáo, cắm mốc giới, các vấn đề khác.
Ngành văn hóa tỉnh Sơn La cũng tích cực phối
hợp với các ban, ngành, đoàn thể và UBND các
huyện biên giới tổ chức các hoạt động tuyên truyền
tại các bản, xã vùng biên; Tổ chức Ngày hội văn
hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam -
Lào lần thứ II tại tỉnh Sơn La (tháng 7/2017); Phối
hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khánh
thành Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam -
Lào tại bản Lao Khô I, xã Phiêng Khoài, huyện Yên
Châu, tỉnh Sơn La; Phối hợp với tỉnh Hủa Phăn tổ
chức thành công sự kiện “Những ngày văn hóa - du
lịch Sơn La và Hủa Phăn” lần thứ II tại tỉnh Hủa
Phăn năm 2018 và tiếp tục tổ chức sự kiện “Những
ngày văn hóa - du lịch Sơn La và Hủa Phăn” lần thứ
III năm 2019.
Ngành y tế cũng phối hợp với các huyện, xã
biên giới quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để nhân
dân khu vực biên giới được khám chữa bệnh tại các
bệnh viện, trạm y tế xã, huyện và tỉnh của Sơn La;
khám và điều trị cho hàng trăm bệnh nhân từ các
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
143Volume 9, Issue 4
tỉnh Bắc Lào chuyển sang các cơ sở y tế trên địa
bàn; tăng cường phòng chống dịch bệnh và trao đổi
kỹ thuật chuyên môn của y bác sĩ hai tỉnh, đào tạo
nhân viên y tế cho các tỉnh Bắc Lào.
Năm học 2014 – 2015, 2015 - 2016, 2016 - 2017
và 2017 - 2018, tỉnh Sơn La thường xuyên quản lý,
đào tạo trên 1.000 lưu học sinh Lào tại Đại học Tây
Bắc, Cao đẳng Y Sơn La, Cao đẳng Sơn La, Trung
cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch. Tỉnh cũng
hợp tác đào tạo tiếng Việt và tiếng Lào cho cán bộ,
chiến sĩ các tỉnh Bắc Lào. Cùng với ngành giáo dục
tỉnh Sơn La, Bộ đội Biên phòng Sơn La thực hiện
Chương trình “Nâng bước em tới trường” không chỉ
đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Sơn La,
mà còn tiếp sức giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó
khăn bên phía nước bạn. Tiêu biểu là Đồn biên phòng
cửa khẩu Chiềng Khương bằng nguồn kinh phí từ
đóng góp ngày lương của cán bộ, chiến sĩ, tiền tiết
kiệm và nguồn thu từ tăng gia sản xuất của đơn vị đã
đến trường Tiểu học Bản Đán huyện Mường Ét (Lào)
giúp đỡ em Thạo Phe có hoàn cảnh khó khăn được đi
học (Báo Bộ đội biên phòng Sơn La).
Từ năm 2008 – 2012, tỉnh Sơn La đã hỗ trợ 02
dự án sản xuất thử nghiệm về chuyển giao công
nghệ sản xuất giống và nấm thương phẩm cho tỉnh
Hủa Phăn và U Đom Xay, chuyển giao xây dựng
nhà máy sản xuất gạch lò đứng tại huyện Viêng Xay
tỉnh Hủa Phăn. Hàng năm, Sở Khoa học và Công
nghệ một số tỉnh Bắc Lào thường xuyên sang trao
đổi, hợp tác chuyên môn với Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Sơn La.
Ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La và ngành nông
nghiệp các tỉnh Bắc Lào thường xuyên trao đổi kỹ
thuật về lĩnh vực nông nghiệp như: chăm sóc và chế
biến cà phê, chăn nuôi gia súc, gia cầm; làm việc
với đoàn cán bộ các tỉnh đến tìm hiểu về kỹ thuật
chăn nuôi gia súc, gia cầm của Sơn La. Đồng thời,
cử đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Sơn La thăm, làm việc tại các tỉnh
Bắc Lào. Từ những năm 1980, Sơn La đã hỗ trợ trại
ương nuôi cá giống tại Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn.
Năm 2017, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Sơn La đi công tác tại U Đôm Xay phối
hợp triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình hỗ
trợ phát triển trồng cây ăn quả, trồng cỏ và chăn
nuôi bò thịt tại U Đôm Xay, hướng dẫn kỹ thuật
nuôi trồng và chăm sóc, phòng trừ bệnh cho cây
trồng, vật nuôi; hỗ trợ cho mô hình tại tỉnh U Đôm
Xay 22 con bò giống và vật tư nông nghiệp; hỗ trợ
cây xoài giống GL4 diện tích 02ha, giống nhãn chín
muộn 02ha, cỏ giống VA06 02ha, thức ăn hỗ trợ
chăn nuôi; Công ty Cổ phần nông nghiệp Chiềng
Sung (Sơn La) cung ứng ngô giống cho các tỉnh
Xay Nha Bu Ly, Xiêng Khoảng và U Đôm Xay,
Hủa Phăn... Năm 2018 - 2019, Hợp tác xã hoa quả
Ngọc Lan huyện Mai Sơn đã hợp tác cung cấp trên
7 vạn giống cây ăn quả cho ba huyện Xiềng Khọ,
Sốp Bau và Viêng Xay thuộc tỉnh Hủa Phăn. Năm
2019, Trung tâm Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp Mộc
Châu chuyển giao giống và kỹ thuật trồng chanh leo
cho huyện Sốp Bau tỉnh Hủa Phăn. Mặt khác, các
xã vùng biên giới được sự hướng dẫn của các đồn
biên phòng hai bên đã chủ động hợp tác trồng trọt,
chăn nuôi, trao đổi buôn bán nông sản và sản phẩm
công nghiệp khác. Đó là mô hình “kết nghĩa” giữa
các bản hai bên để phát triển kinh tế, trao đổi văn
hóa, thắm tình hữu nghị đoàn kết keo sơn của chính
người dân hai bên biên giới. Các đồn biên phòng
thuộc tỉnh Sơn La phối hợp với Bội đội Biên phòng
tỉnh bạn trao đổi nghiệp vụ, đồng thời cùng hỗ trợ
tặng bò giống cho đồng bào các xã biên giới, tặng
quà cho học sinh thuộc đường biên giới hai bên.
Hợp tác về các dự án xây dựng hạ tầng biên giới,
năm 2016, tỉnh Sơn La đã hỗ trợ cho tỉnh Hủa Phăn
xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu, trong đó,
xây dựng 6 chợ thuộc 5 xã biên giới. Chợ chính là
trung tâm trao đổi kinh tế, giao lưu văn hóa, là đầu
mối tiêu thụ nông sản, lâm sản, dược liệu và các sản
phẩm thiết yếu cho người dân, góp phần phát triển
kinh tế, ổn định trật tự an ninh xã hội vùng biên giới
hai nước.
Hợp tác hỗ trợ thiết yếu hạ tầng cơ sở từ năm
2015, 2016, 2017, 2018, tỉnh Sơn La hỗ trợ mỗi
năm hàng chục tỷ đồng từ ngân sách giúp tỉnh bạn
xây dựng và hoàn thiện một số công trình kết cấu
hạ tầng cho các tỉnh Luông Pha Bang, Hủa Phăn,
Luông Nặm Thà, U Đôm Xay, Xay Xổm Bun,
Phông Sa Lỳ, tỉnh Bò Kẹo.
Có thể khẳng định, tỉnh Sơn La đã cùng các tỉnh
Bắc Lào thực hiện tốt đường lối đối ngoại của hai
Chính phủ về hợp tác hỗ trợ phát triển toàn diện
chính trị an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế,
xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục Thông qua đó,
người dân thuộc các tộc người dọc biên giới Sơn
La - Hủa Phăn được hưởng lợi từ các chương trình
để từng bước phát triển kinh tế - xã hội theo hướng
bền vững.
5. Thảo luận
Trên cơ sở thỏa thuận chung giữa hai Đảng, hai
Chính phủ Việt Nam - Lào, tỉnh Sơn La và các tỉnh
Bắc Lào luôn nỗ lực đưa mối quan hệ hợp tác toàn
diện đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả, góp phần
tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị, giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định, đảm bảo quốc phòng
an ninh, tập trung phát triển kinh tế bền vững.
Về chủ trương, cần duy trì thường xuyên công
tác giao ban của các đoàn công tác cấp cao giữa các
tỉnh nhằm trao đổi thông tin kịp thời về chủ trương,
đường lối, chính sách, biện pháp phối hợp giữa hai
Đảng và hai Chính phủ. Đánh giá kết quả triển khai
các nội dung thỏa thuận hợp tác của tỉnh Sơn La với
các tỉnh Bắc Lào nói chung, giữa Sơn La với hai
tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Bang nói riêng; qua
đó không ngừng nâng cao chất lượng công tác phối
hợp thực hiện các nội dung hợp tác.
Phối hợp xây dựng khu vực biên giới và nội địa
ổn định về an ninh quốc phòng, phát triển toàn diện
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
144 JOURNAL OF ETHNIC MINORITIES RESEARCH
về kinh tế - xã hội, chú trọng các vấn đề hai nước
đặc biệt quan tâm và nội dung hợp tác để nhân dân
ổn định đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái và
phát triển kinh tế.
Về văn hóa, ngành văn hóa tỉnh Sơn La đã tích
cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể các tỉnh
và UBND các huyện biên giới tổ chức các hoạt
động chiếu bóng và tổ chức các hội diễn văn hóa
văn nghệ tại các bản, xã vùng biên theo cụm và các
hoạt động biểu diễn có sự phối hợp của các cấp ủy
đảng, chính quyền, bộ đội biên phòng và đảm bảo
sự tham gia tích cực của người dân, nhằm phát huy
các nghệ thuật truyền thống của từng dân tộc Thái,
Lào, Khơ Mú, Mông, Xinh Mun, Mường Hằng
năm định kỳ tổ chức Ngày hội Văn hóa, thể thao và
du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào tại tỉnh Sơn
La hoặc Hủa Phăn. Nội dung hội diễn phải đúng với
qui mô tổ chức của hai tỉnh. Điều quan trọng phải
phối hợp hài hòa các tiết mục nghệ thuật của các
dân tộc Việt – Lào, khơi dậy và nâng cao giá trị các
di sản văn hóa.
Bên cạnh đó, cần trưng bày tranh ảnh về văn
hóa truyền thống, di sản văn hóa, di tích lịch sử và
đặc biệt chú trọng trưng bày hình ảnh về Khu Di
tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao
Khô I, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn
La, giới thiệu về các hang di tích lịch sử cách mạng
tại huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn gồm hang Cay
Sỏn Phôm Vi Hản, hang Xu Pha Na Vông, hang
đồng chí Su Hắc.
Tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào tiếp tục hợp tác
về y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, tổ chức
khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến
huyện cho nhân dân. Cùng với đó, chú trọng trao
đổi chuyên gia ngành y tế giữa hai tỉnh Sơn La- Hủa
Phăn và các tỉnh Bắc Lào.
Về hợp tác giáo dục và đào tạo, những năm tới,
tỉnh Sơn La duy trì hướng đào tạo các mã ngành cho
lưu học sinh các tỉnh Bắc Lào theo chỉ tiêu đào tạo
của tỉnh Sơn La về các ngành học sư phạm, nông
lâm, y tế, văn hóa nghệ thuật và thường xuyên đào
tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ biên
phòng, cán bộ chủ chốt của các tỉnh.
Công tác khoa học và công nghệ, từ năm 2020-
2025 cần tiếp tục hướng tới chuyển giao công nghệ,
kỹ thuật trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế như xoài,
nhãn, bơ, bưởi, cam theo hướng nông nghiệp hữu
cơ trên cơ sở xây dựng các chuỗi giá trị tiêu thụ sản
phẩm đến các siêu thị tại Việt Nam và các tỉnh Bắc
Lào. Hợp tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn quản
lý về khoa học công nghệ và sáng tạo, đổi mới.
Về phát triển kinh tế, cần chú trọng phát triển
nông nghiệp giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào
thông qua trao đổi chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật
nông nghiệp, chế biến, chăn nuôi. Tăng cường kiểm
soát dịch bệnh và hỗ trợ bằng công nghệ, đầu tư cho
sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các tỉnh
Bắc Lào, cũng như các huyện biên giới chuyển đổi
cơ cấu cây trồng (nhãn, xoài, chanh leo, dược liệu,
lâm sản ngoài gỗ...) theo hướng sản xuất hàng hóa
đem lại hiệu quả kinh tế xã hội theo hướng phát
triển bền vững. Đồng thời, cần tập trung chỉ đạo bảo
vệ vốn rừng và tài nguyên rừng đặc dụng, rừng kinh
tế, rừng bảo tồn. Tích cực đầu tư và nâng cấp hạ
tầng giao thông đến các xã thuận lợi. Đây là nhiệm
vụ chung của các cấp ngành, nhất là giao thông đến
các bản, xã, huyện vùng biên giới.
6. Kết luận
Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã thực hiện đúng
chủ trương của Đảng và Chính phủ giao là hợp tác
phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện đường lối đối
ngoại tốt với các tỉnh Bắc Lào.
Trong những năm tới, để phát triển kinh tế, xã
hội, văn hóa và môi trường, các dân tộc vùng biên
giới Sơn La và các tỉnh Bắc Lào cần tập trung giải
quyết các vấn đề hạ tầng kiến thiết như đường giao
thông, chuyển đổi tập quán canh tác trong nông
nghiệp, tạo được nông sản giá trị hàng hóa, khuyến
khích doanh nghiệp tỉnh Sơn La đến các tỉnh Bắc
Lào đầu tư, xây dựng, chuỗi giá trị hàng hóa cho các
sản phẩm nông sản; đồng thời, tích cực xây dựng
mối đoàn kết bản làng hai bên biên giới ở hình thức
bản làng kết nghĩa đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa, bảo vệ biên cương an toàn, hữu nghị. Về văn
hóa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các
dân tộc để phát triển toàn diện, không chỉ duy trì đời
sống văn hóa mà còn phát huy lan toả văn hóa theo
hướng bền vững thắm đượm tình hữu nghị với sự
đa dạng về loại hình văn hóa nghệ thuật. Giáo dục
đào tạo và khoa học công nghệ cần được tiếp tục
duy trì và phát huy trên cơ sở có kế hoạch hợp tác
cụ thể, nhằm góp phần thúc đẩy giáo dục, đào tạo
được nguồn nhân lực phục vụ các huyện biên giới,
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn đường
biên giới hữu nghị bền vững.
Tài liệu tham khảo
An, V. V. (2012). Quan hệ nguồn gốc giữa người
Thái Thanh - Nghệ với các nhóm Thái ở Lào.
Trong Đại học Quốc gia Hà Nội & Ủy ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Hội thảo Thái
học toàn quốc lần thứ VI:“ Cộng đồng các
tộc người ngữ hệ THÁI- KADAI ở Việt Nam
truyền thống, hội nhập và phát triển. Nxb.
Thế giới.
Giáo, L. S. (2012). Người Thái xứ Thanh trong
bức tranh chung của người Thái Việt Nam.
Trong Đại học Quốc gia Hà Nội & Ủy ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Hội thảo Thái
học toàn quốc lần thứ VI:“ Cộng đồng các
tộc người ngữ hệ THÁI- KADAI ở Việt Nam
truyền thống, hội nhập và phát triển. Nxb.
Thế giới.
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
145Volume 9, Issue 4
RELATIONSHIP OF COMPREHENSIVE COOPERATION BETWEE
SON LA PROVINCE (VIETNAM) AND THE NORTHERN PROVINCES OF
LAOS IN DEVELOPMENT PROCESS
Luong Van Yeu
Son La Department of Science and
Technology
Email: luongyeu99@gmail.com
Received: 24/7/2020
Reviewed: 06/11/2020
Revised: 12/11/2020
Accepted: 14/11/2020
Released: 20/11/2020
DOI:
https://doi.org/10.25073/0866-773X/435
Abstract
The two countries Vietnam - Laos always have a tradition
of solidarity fight against foreign invaders, build up and defend
the country. The two peoples have bonded and helped each other
in the two resistance wars war against French colonialism and
American imperialism, to regain national independence. After
Vietnam unified the country on April 30, 1975 and Laos won
National independence on December 2, 1975, the two countries
established special friendship diplomatic relations. Since then, the
comprehensive cooperation, helping each other about economy,
culture, health, education, security and defense ... between the two
countries continue to bear fruit. This is the foundation, the source
for comprehensive cooperation between ethnic groups in Son La
province (Vietnam South) to the Northern provinces of Laos in
future development.
With the analysis of comprehensive cooperation relationship
between Son La province with Northern provinces of Laos, the
article contributes to clarify the special traditional close relationship
between the two countries - Vietnam and Laos in the tradition and
present.
Keywords
Son La province; Hua Phan province; The Northern provinces
of Laos; Comprehensive cooperation relationship.
Hạnh, C. T. (2017). Tình đoàn kết, hữu nghị giữa
Sơn La và các tỉnh Bắc Lào trong đấu tranh
giải phóng dân tộc. Kỷ Yếu Hội Thảo Quốc
Gia Kỷ Niệm 40 Năm Ngày Ký Hiệp Ước Hữu
Nghị và Hợp Tác Việt Nam - Lào 18.7.1977-
18.7.2017. Huế: Nxb. Đại học Huế.
Liên, Đ. T. H. (2017). Quan hệ “đặc biêt”, “toàn
diện” Lào - Việt Nam qua trường hợp hai
tỉnh Hủa Phăn - Sơn La(1975-2012). Kỷ Yếu
Hội Thảo Quốc Gia Kỷ Niệm 40 Năm Ngày
Ký Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác Việt
Nam- Lào 18.7.1977-18.7.2017. Huế: Nxb.
Đại học Huế.
Nga, N. (2018). Những ngày văn hóa - du lịch
Sơn La và Hủa Phăn 2018. Truy cập từ Báo
Sơn La, website:
bai-viet/nhung-ngay-van-hoa--du-lich-son-
la-va-hua-phan-nam-2018-18592
Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La. (2011). Báo
cáo tổng kết Đề tài “Lịch sử 65 năm quan
hệ đặc biệt Sơn La - Hủa Phăn, Luông Pha
Bang giai đoạn 1945- 2010.”
Sở Ngoại vụ Sơn La. (2016). Báo cáo tình hình
quan hệ hợp tác với Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào năm 2015, phương hướng hợp tác
năm 2016.
Sở Ngoại vụ Sơn La. (2017). Báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ hợp tác giữa Sơn La và
các tỉnh Bắc Lào năm 2017.
Sở Ngoại vụ Sơn La. (2019). Báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ hợp tác giữa Sơn La với
các tỉnh Bắc Lào năm 2018, phương hướng
hợp tác năm 2019.
Thanh, L. T. H., & Liên, Đ. T. H. (2017). Căn cứ
Lao Khô - Biểu tượng cao đẹp của tình hữu
nghị Việt Nam - Lào. Kỷ Yếu Hội Thảo Quốc
Gia Kỷ Niệm 40 Năm Ngày Ký Hiệp Ước Hữu
Nghị và Hợp Tác Việt Nam - Lào 18.7.1977-
18.7.2017. Huế: Nxb. Đại học Huế.
Thư viện tỉnh Sơn La. (2012). Thông tin khoa
học chuyên đề “Sâu lắng nghĩa tình, tương
lai phát triển.” số 9.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_he_hop_tac_toan_dien_giua_tinh_son_la_viet_nam_voi_cac.pdf