KẾT LUẬN
Hai thập niên đầu thế kỷ XXI là giai đoạn
chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ
hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trên tất
cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Nhờ
lực đẩy của hợp tác chính trị - ngoại giao, quan
hệ kinh tế Việt Nam - Nga ngày càng có những
thay đổi tích cực, những bước tiến về chất trong
nhiều lĩnh vực, nhất là trong thương mại, đầu
tư và hợp tác năng lượng. Tuy nhiên, xuất phát
từ sự chênh lệch lớn về trình độ và quy mô của
hai nền kinh tế và sự khác biệt các giá trị, chiến
lược dẫn đến quá trình xây dựng chính sách của
hệ kinh tế song phương luôn bị chậm so với đòi
hỏi của thực tiễn. Trong quan hệ kinh tế, hai bên
chưa thực sự coi nhau là đối tác chiến lược. Điều
này thể hiện rõ trong quan hệ thương mại và đầu
tư. Kim ngạch thương mại hai nước là nhỏ bé so
với tiềm năng và so với một số các nước khác.
Quan hệ đầu tư cũng chưa đạt được những bước
đột biến, chưa tương xứng với quan hệ đối tác
chiến lược toàn diện mà hai nước thiết lập.
Quan hệ kinh tế Việt – Nga còn nhiều hạn
chế, khó khăn, thách thức; song những kết quả
đạt được trong thời gian qua cũng đang mở ra
triển vọng lạc quan trong những năm tiếp theo
khi hai nước hoàn thiện và bổ sung thêm các
chính sách đúng đắn. Nhìn một cách tổng thể, sự
đan xen giữa triển vọng và thách thức của quan
hệ kinh tế Việt Nam- Liên bang Nga cần có sự
nỗ lực của cả hai phía nhằm phát huy thuận lợi,
hạn chế khó khăn nhằm đưa mối quan hệ tiếp
tục tiến lên phía trước.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Bang đầu thế kỷ XXI - Thực trạng và triển vọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
95
Quan hệ kinh tế Việt Nam...
QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – LIÊN BANG ĐẦU THẾ KỶ XXI
- THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG
Bùi Thị Huyền*
TÓM TẮT
Bài viết nghiên cứu thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên bang Nga trong hai thập niên
đầu của thế kỷ XXI; đánh giá những thành tựu và hạn chế của quan hệ này trên các lĩnh vực chủ yếu
như thương mại, đầu tư và hợp tác nĕng lượng dầu khí; qua đó dự báo xu hướng phát triển quan hệ
kinh tế Việt – Nga trong thời gian tới.
Từ khóa: Quan hệ kinh tế, Việt Nam, Liên bang Nga, thương mại, đầu tư, dầu khí
VIETNAM - RUSSIA ECONOMIC RELATIONS AT THE BEGINNING OF
THE 21 ST CENTURY, THE SITUATION AND PROSPECTS
ABSTRACT
The paper studies the status of Vietnam-Russia economic relations in the first two decades of the
21st century; assess the achievements and limitations of this relationship on essential fields such as
trade, investment and oil and gas energy cooperation; thereby forecasting the trend of developing
Vietnam - Russia economic relations in the coming time.
Keywords: Economic relations, Vietnam, Russian Federation, trade, investment, oil and gas.
* ThS. GV. NCS. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.ĐT:0902370848;email:huyenbt@ueh.edu.vn
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nĕm 1991 Liên bang Xô Viết sụp đổ,
Liên bang Nga hình thành và kế thừa phần lớn vị
trí của Liên Xô trong quan hệ quốc tế. Quan hệ
kinh tế song phương Việt – Nga cũng được hình
thành từ đó, tuy nhiên gặp nhiều khó khĕn trong
giai đoạn đầu vì hai nước chưa xác định được
khuôn khổ hợp tác mới thời kỳ hậu Xô Viết.
Trong chuyến thĕm Việt Nam của Tổng thống
V.Putin nĕm 2001, Việt Nam và Liên bang Nga
đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược. Khuôn
khổ hợp tác mới này mang đến một luồng sinh
khí mới cho sự phát triển quan hệ hai nước.
Nhờ lực đẩy về chính trị - ngoại giao, quan hệ
kinh tế Việt –Nga ngày càng có những thay đổi
tích cực, trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư
và nĕng lượng, coi đây là trọng tâm trong quan
hệ song phương Việt –Nga. Đặc biệt, trong bối
cảnh quốc tế và khu vực có nhiều chuyển biến,
xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa cùng sự gia
tĕng của các hình thức hợp tác kinh tế quốc tế
đa dạng, quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên bang
Nga đang có nhiều cơ hội khi hai nước tiến hành
chính sách đổi mới nền kinh tế đối ngoại. Tháng
10/2016, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt
Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) chính
thức có hiệu lực, điều này góp phần quan trọng
thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương phát triển
lên tầm cao mới. Trải qua 18 nĕm phát triển
(2001-2018) quan hệ kinh tế Việt – Nga trên các
lĩnh vực chủ yếu như thương mại, đầu tư và hợp
tác nĕng lượng dầu khí đã đạt được những thành
tựu nhất định, song còn nhiều khó khĕn, thách
thức và có triển vọng để tiếp tục phát triển trong
thời gian tới.
2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ
VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA ĐẦU THẾ
KỶ XXI
2.1. Trên lĩnh vực thương mại
Trải qua 18 nĕm phát triển, quan hệ
thương mại song phương Việt – Nga đã đạt
được những thành tựu. Dưới hiệu ứng của quan
96
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
hệ đối tác chiến lược và những chính sách vĩ mô
về thuế nhập khẩu ưu đãi cho hàng hóa của Việt
Nam, trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam –
Liên bang Nga phát triển nhanh chóng cả về kim
ngạch, cơ cấu xuất nhập khẩu và mặt hàng. Sự
tĕng trưởng này thể hiện rất rõ ở kim ngạch xuất
nhập khẩu nĕm 2000 là 363 triệu USD, đã tĕng
lên 571 triệu USD vào nĕm 2001. Nĕm 2005
kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước tĕng cao kỷ
lục là 1,02 tỷ USD. Đặc biệt, sau khi Việt Nam
chính thức gia nhập WTO, kim ngạch thương
mại hai chiều cũng tĕng, đạt 1,642 tỷ USD vào
nĕm 2008 và 1,981 tỷ USD vào nĕm 2011, lần
đầu tiên Việt Nam đã xuất siêu sang Liên bang
Nga (593 triệu USD). Quan hệ thương mại hai
nước thật sự được thúc đẩy mạnh mẽ từ nĕm
2012, sau khi đã nâng cấp quan hệ thành đối tác
chiến lược toàn diện, Liên bang Nga đã gia nhập
WTO và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt
Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU
FTA) được ký kết và có hiệu lực vào nĕm 2016.
Kim ngạch thương mại hai chiều nĕm 2012 là
2,447 tỷ USD, tĕng lên 2,740 tỷ USD vào nĕm
2016 (Tổng cục Thống kê, 2017) và đặc biệt
tĕng cao vào nĕm 2017 với kim ngạch là 3,552
tỷ USD, nĕm 2018 đạt 4,75 tỷ USD, đứng thứ
23 trong số các nước trên thế giới và đứng đầu
ASEAN.
109
2.1. Trên lĩnh vực thương mạ
ải qua 18 nĕm phát triể ệ thương mại song phương Việ – Nga đã đạt đượ
ữ ự Dướ ệ ứ ủ ệ đố ến lượ ững chính sách vĩ mô về
ế ậ ẩu ưu đãi cho hàng hóa củ ệt Nam, trao đổi thương mạ ề ệ
ể ả ề ạch, cơ cấ ấ ậ ẩ ặ ự
tĕng trưở ể ệ ấ ở ạ ấ ậ ẩu nĕm 2000 là 363 triệu USD, đã tĕng
ệu USD vào nĕm 2001. Nĕm 2005 kim ngạ ấ ậ ẩu hai nước tĕng cao kỷ ụ
ỷ USD. Đặ ệ ệ ứ ậ ạch thương mạ
ề cũng tĕng, đạ ỷ USD vào nĕm 2008 và 1,981 tỷ USD vào nĕm 2011, lần đầ
ệt Nam đã xuấ ệ ệ thương mại hai nướ
ậ ự được thúc đẩ ạ ẽ ừ nĕm 2012, sau khi đã nâng cấ ệ thành đố ế
lượ ện, Liên bang Nga đã gia nhậ ệp định Thương mạ ự ữ ệ
ế đượ ế ệ ực vào nĕm 2016. Kim
ạch thương mạ ều nĕm 2012 là 2,447 tỷ USD, tĕng lên 2,740 tỷ USD vào nĕm 2016
ổ ụ ố và đặ ệt tĕng cao vào nĕm 2017 vớ ạ ỷ
nĕm 2018 đạ ỷ đứ ứ ố các nướ ế ới và đứng đầ
Nguồn: Do tác giả vẽ theo số liệu của (Tổng cục Thống kê, 2017, tr.438-443, Niên giám thống
kê nĕm 2017)
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga là những mặt hàng Việt Nam có
thế mạnh, đó là các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và các sản phẩm chế biến có hàm lượng lao
động cao như dệt may, giầy dép. Nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu cũng đang có những chuyển dịch
tích cực theo hướng đa dạng hóa chủng loại mặt hàng và tĕng tỷ trọng hàng chế biến và chế tạo.
Nhóm hàng điện thoại, máy vi tính và các linh kiện kèm theo tĕng khá nhanh, chiếm tỉ trọng
đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nga. Điều này phản ánh chuyển biến tích
cực trong cơ cấu sản xuất của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời nói lên thành công bước đầu công
571 688 651
887 1020 869 1010
1642 1705 1828
1981
2447
2776 2552
2180
2740
3552
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Biểu đồ 1: Tĕng trưởng kim ngạch thương mại Việt Nam - Liên
bang Nga giai đoạn 2001-2017.
ĐVT. Triệu USD
Nguồn: Do tác giả vẽ theo số liệu của (Tổng cục Thống kê, 2017, tr.438-443, Niên giám thống kê
nĕm 2017)
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam sang Nga là những mặt hàng Việt Nam có
thế mạnh, đó là: các sản phẩm nông, lâm, thủy
sản và các sản phẩm chế biến có hàm lượng lao
động cao như dệt may, giầy dép. Nhưng cơ cấu
hàng xuất khẩu cũng đang có những chuyển
dịch tích cực theo hướng đa dạng hóa chủng
loại mặt hàng và tĕng tỷ trọng hàng chế biến và
chế tạo. Nhóm hàng điện thoại, máy vi tính và
các linh kiện kèm theo tĕng khá nhanh, chiếm
tỉ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam vào Nga. Điều này phản ánh chuyển
biến tích cực trong cơ cấu sản xuất của nền kinh
tế Việt Nam, đồng thời nói lên thành công bước
đầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Những thành tựu trong xuất khẩu hàng
hóa Việt Nam sang Liên bang Nga đã giúp Việt
Nam phát huy được lợi thế so sánh của mình
thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu những mặt
hàng Việt Nam có lợi thế vào thị trường Liên
bang Nga với kim ngạch ngày càng tĕng và đa
dạng về chủng loại.
Về cơ cấu mặt hàng Việt Nam nhập khẩu
(tức Liên bang Nga xuất khẩu) các mặt hàng
97
Quan hệ kinh tế Việt Nam...
nhập khẩu chính của Việt Nam từ Nga trong
những nĕm qua bao gồm sắt thép và sản phẩm từ
sắt thép, xĕng dầu, máy móc, thiết bị và dụng cụ,
phụ tùng. Những mặt hàng này phục vụ cho cho
sản xuất và tiêu dùng trong nước, đó là những
hàng hóa chưa sản xuất được hay sản xuất còn
kém hiệu quả, đặc biệt là các nguyên liệu cho
các ngành công nghiệp, nĕng lượng. Điều này
cũng phản ánh trình độ tiên tiến của nền sản xuất
Liên bang Nga và do đó đã hỗ trợ đắc lực cho quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra ở
Việt Nam.
Tuy nhiên, quan hệ thương mại song
phương giữa hai nước cũng còn nhiều hạn chế,
thể hiện ở:
Thứ nhất, quy mô và kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước còn thấp.
Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước có
tĕng lên, tuy nhiên tổng giá trị xuất nhập khẩu
của Việt Nam và Liên bang Nga còn rất nhỏ
bé so với nhu cầu thị trường mỗi nước. Có thể
chứng minh luận điểm này qua xuất nhập khẩu
Việt-Nga nĕm 2010, kim ngạch buôn bán hàng
hóa hai chiều Việt Nam – Nga đạt 1,83 tỷ USD,
trong đó Việt Nam nhập khẩu từ Liên bang Nga
là 999,07 triệu USD, xuất khẩu là 829,7 triệu
USD (Tổng cục Thống kê, 2017b). Kim ngạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nga chiếm
tỷ trọng nhỏ (0,3%) trong tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu của Nga; trong đó, hàng xuất khẩu
của Việt Nam chỉ chiếm 0,24% tổng trị giá nhập
khẩu của Nga, trị giá xuất khẩu của Nga sang
Việt Nam chiếm 0,46 % trị giá xuất khẩu của
Nga (theo Cục đầu tư nước ngoài). Đến nĕm
2016, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nga
chiếm 0,78% tổng xuất nhập khẩu của cả nước
trong nĕm 2016. Tính chung tất cả các thị trường
trên thế giới, nĕm 2016 Nga là đối tác thương
mại thứ 25 của Việt Nam, trong đó là thị trường
xuất khẩu hàng hóa thứ 26 của các doanh nghiệp
xuất khẩu của Việt Nam và ở chiều ngược lại
Nga là nguồn hàng lớn thứ 19 của các nhà nhập
khẩu Việt Nam. Nĕm 2017, Hiệp định thương
mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế
Á Âu (VN - EAEU FTA) có hiệu lực, kim ngạch
thương mại tĕng cao là 3,552 tỷ USD, trong đó
Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt kim
ngạch 2.167 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn nhiều
các thị trường châu Âu khác như: Hà Lan (7,1
tỷ USD), Đức (6,36 tỷ USD), Anh (5,4 tỷ USD),
Áo (3,7 tỷ USD); Pháp (3,35 tỷ USD); Italia (2,7
tỷ USD); Tây Ban Nha (2,5 tỷ USD); Bỉ (2,25 tỷ
USD) (Bộ Công thương, 2018, tr.92).
Thứ hai, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam chưa có sự chuyển dịch tích cực.Việt
Nam cũng đã xuất khẩu sang Liên bang Nga các
mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao trong
giai đoạn 2011-2018 như điện thoại và các loại
linh kiện, máy vi tính và linh kiện, hàng dệt may
cao cấp..nhưng nhìn chung hàng hóa xuất khẩu
chủ yếu của Việt Nam vẫn là hàng nông, lâm,
thủy sản, hàng tiểu thủ công, gia công chế biến.
Nếu không tính xuất khẩu của các doanh nghiệp
FDI tại Việt Nam thì tỷ trọng này càng nhỏ bé.
Ngoài ra, tuy mức độ tĕng trưởng cao, nhưng
còn chưa vững chắc, kém ổn định và chưa tạo
ra bước đột phá. Kim ngạch trao đổi thương mại
giữa hai nước chưa tương xứng với tiềm nĕng
và nhu cầu của hai bên, chưa ngang tầm với mối
quan hệ chiến lược của hai nước
Những nguyên nhân của hạn chế:
Thứ nhất, hàng hóa của cả Việt Nam và
Nga chưa xây dựng được thương hiệu của riêng
mình tại mỗi thị trường, hạn chế thông tin giữa
hai thị trường. Sức cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam tại thị trường Nga còn còn chưa cao, chất
lượng chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đối
với các mặt hàng bình dân, giá rẻ, hàng hóa Việt
Nam khó cạnh tranh được với hàng Trung Quốc;
đối với hàng chất lượng cao, hàng hóa Việt Nam
lại chưa bằng hàng hóa của các nước tây Âu,
Mỹ, Nhật Bản.
Thứ hai, khó khĕn về những rào cản
thương mại – kỹ thuật của Liên bang Nga như
thuế giá trị gia tĕng cao cho các hàng tiêu dùng
(trung bình 20-30% giá trị), quy định các thủ
98
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
tục hải quan, kiểm định chất lượng hàng hóa,
về xuất xứ1, còn khá phức tạp - với những điều
kiện kinh doanh như vậy thì thị trường Nga trở
nên kém hấp dẫn với các doanh nghiệp Việt
Nam. Thêm vào đó, khó khĕn bởi các rào cản
phi thuế quan như: quy định về vệ sinh an toàn
thực phẩm, quy định về kiểm dịch chất lượng...
mà Nga đang áp dụng đối với hàng nông thủy
sản của Việt Nam như gạo, rau, quả, thủy sản...
tương đối chặt chẽ, thậm chí, chưa phù hợp với
chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Thứ ba, khó khĕn lớn nữa là các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam hầu như không có
đầu mối giao dịch thương mại tập trung, ổn định
tại thị trường này. Có khá nhiều doanh nghiệp
Việt Nam khi xuất khẩu sang Nga đã thông
qua các công ty trung gian, môi giới mà không
ký kết hợp đồng trực tiếp được với các đối tác
Nga. Điều này làm tĕng chi phí doanh nghiệp,
và cũng tĕng rủi ro cho doanh nghiệp khi không
kiểm soát được nhà nhập khẩu thực tế và dẫn
đến rủi ro không được thanh toán.
Thứ nĕm, việc thanh toán xuất nhập khẩu
của hai nước sử dụng trên 90% là phương thức
TT (Telegraphic Transfer - Chuyển tiền bằng
điện báo). Điều này gây tâm lý e ngại cho người
xuất khẩu, vì không chắc chắn được khả nĕng
nhận được tiền thanh toán) hoặc giao tiền thì
giao chứng từ (Document against Payment-
D/P) cũng gây khó khĕn cho các doanh nghiệp
1 Hàng hóa Việt Nam khi nhập khẩu vào thị
trường Liên bang Nga được hưởng thuế xuất
thuộc nhóm nước đang phát triển (bằng 75%
thuế suất cơ sở công bố), nhưng muốn được
hưởng thuế suất này của Nga hàng hóa xuất
khẩu sang nước này phải thỏa mãn về xuất
xứ được quy định trong “Hệ thống ưu đãi phổ
cập-GSP” của Liên bang Nga. Với quy định
này, khi hàng hóa xuất khẩu vào Nga, để được
hải quan xác định đủ tiêu chuấn GSP thì doanh
nghiệp phải chứng minh sự phù hợp về xuất
xứ. Hải quan Nga quy định rất chặt chẽ về giấy
chứng nhận xuất xứ và có thể tiến hành điều
tra xác minh khi có dấu hiệu nghi ngờ.
Việt. Việc thanh toán bằng nội tệ hai bên chiếm
khoảng 1,5% còn lại là bằng USD, chính vì vậy
bị phụ thuộc vào tỷ giá USD lên xuống, rồi sau
mới có thể dùng nó để thanh toán cho nhau.
2.2. Trong quan hệ đầu tư
Cùng với quan hệ thương mại, quan hệ
đầu tư Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn
2001 - 2018 cũng có những bước tiến bộ. Trong
giai đoạn từ 1988-2002, Liên bang Nga có 40 dự
án đầu tư đã thực hiện ở Việt Nam với tổng số
vốn đĕng ký là 1.5 tỷ USD và vốn đầu tư thực
hiện đạt 607.5 triệu USD, xếp thứ 9 trong số 62
quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Nĕm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO,
đầu tư của Liên bang Nga đã gia tĕng về số vốn
lẫn số dự án đầu tư: 54 dự án với tổng số vốn đầu
tư hơn 302 triệu USD, đứng thứ 23 trong tổng
số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt
Nam. Nĕm 2009 tuy bị tác động bởi suy thoái
kinh tế nhưng Nga vẫn có 6 dự án đầu tư mới
vào Việt Nam với tổng số vốn đĕng ký đạt 335,0
triệu USD, đứng thứ 5 trong số 35 nước có đầu
tư trực tiếp tại Việt Nam trong nĕm 2009 Lũy
kế từ 1988 đến 2009 Nga có 117 dự án với số
vốn đĕng ký là 2,321 tỷ USD (Tổng cục Thống
kê, 2009, tr.117). Lũy kế đến nĕm 2018, Nga
đứng thứ 23 trong số các nước và vùng lãnh thổ
đầu tư vào Việt Nam với 123 dự án và tổng mức
đầu tư khoảng 1 tỷ USD (trừ dầu khí) (Tổng cục
thống kê, 2018). Đầu tư trực tiếp của Nga đã
có mặt trong những ngành kinh tế quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam như dầu khí, điện, nĕng lượng hạt nhân,
cơ khí, công nghiệp hoá chất, luyện kim, công
nghiệp chế biến nông lâm, hải sản, ngân hàng,
công nghệ thông tin.
Trong quan hệ đầu tư Việt Nam – Liên
bang Nga còn ghi nhận sự thành công đầu tư
từ Việt Nam sang Liên bang Nga có những
bước tiến tích cực. Từ chỗ chỉ có 11 dự án với
số vốn khoảng 100 triệu USD vào nĕm 2005,
đã tĕng lên 18 dự án với tổng số vốn đầu tư là
1,7 tỷ USD vào nĕm 2008. Lũy kế đến ngày
99
Quan hệ kinh tế Việt Nam...
31/12/2017, Việt Nam có 13 dự án FDI đang
thực thi tại Liên bang Nga, với số vốn là 2.825
tỷ USD. Liên bang Nga chiếm 13% tổng vốn
đĕng ký đầu tư ra nước ngoài, đứng thứ 3/75
quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư của
Việt Nam.
Bảng 2: Đầu tư FDI của Việt Nam phân theo nước tiếp nhận đầu tư (Lũy kế đến 31/12/2017).
Số thứ tự Nước tiếp nhận Số dự án Tổng số vốn (triệu USD)
1 Lào 196,0 4.792,6
2 Liên bang Nga 13 2.825,5
3 Campuchia 168,0 2.730,0
4 Venezuela 2 1.825,1
5 Mianma 78 1.319,0
6 Angieri 1 1.261,5
7 Peru 4 1.249,0
8 Malaixia 17 845,0
9 Hoa Kỳ 149,0 585,1
10 Tandania 4 356,3
11 Modambich 3 345,9
12 Singapore 80 277,0
13 Camaron 3 230,7
14 Australia 39 202,3
17 nước khác 143 955,9
Tổng số 1.047,0 19.865,5
Nguồn:https://www.gso.gov.vn/SLTK/Table.aspx
Tuy đạt được những thành tựu đáng khích
lệ, song quan hệ đầu tư Việt – Nga còn nhiều
hạn chế:
Thứ nhất, số dự án và số vốn đĕng ký
khiêm tốn so với tiềm nĕng và chưa tương xứng
với quan hệ đối tác chiến lược. FDI của Liên
bang Nga vào Việt Nam thời gian qua tuy có
tĕng trưởng về số dự án và tổng vốn nhưng vẫn
khiêm tốn so với tiềm nĕng của và chưa tương
xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Đến hết nĕm 2017 Liên bang Nga chỉ đứng thứ
23 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư
vào Việt Nam với 115 dự án, chỉ chiếm 0,61%
về số dự án; 0,82% về vốn đĕng ký và 2,12%
về vốn điều lệ trong tổng số các dự án FDI ở
Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2017a, tr.157).
Ở chiều ngược lại, đầu tư của Việt Nam sang
Liên bang Nga tuy bắt đầu có những chuyển biến
nhưng không đáng kể. Tính đến nĕm 2017 Nga
là nước đứng thứ 3 trong số các nước và vùng
lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư với 17 dự án, tổng
vốn đầu tư đạt 2,8 tỷ USD (Tổng cục Thống kê,
2017a, tr.175). Các dự án đầu tư vào Nga của
phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thường có
quy mô nhỏ, chủ yếu là các lĩnh vực dệt may,
vật liệu xây dựng, viễn thông, trung tâm thương
mại, nông nghiệp, chĕn nuôi bò sữa và chế biến
sữa.... Điều này phản ánh quy mô nhỏ bé và tiềm
lực kinh tế, khoa học – công nghệ còn thấp của
phía Việt Nam.
Thứ hai, hiệu quả đầu tư và tỷ lệ vốn đầu
tư thực hiện đối với nguồn vốn FDI của Nga
vào Việt Nam còn chưa cao (ngoại trừ liên
doanh VietsoPetro). Hầu hết các nhà đầu tư
Nga chủ yếu tập trung vào những nơi có cơ sở
hạ tầng phát triển. So với nhiều nước khác vốn
của Nga còn khiêm tốn và dự án bị giải thể khá
nhiều đến 49 % tổng các dự án cấp phép trong
khi tỷ lệ trung bình là 23% (Vũ Dương Huân,
2016,tr.6).
100
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Nguyên nhân của hạn chế trong quan hệ
đầu tư.
Thứ nhất, mặc dù là đối tác chiến lược,
song cả hai bên chưa thực sự coi nhau là ưu tiên
trong chiến lược kinh tế đối ngoại của mình, vẫn
chỉ dành cho nhau ưu tiên thấp. Hai nước chưa
có tầm nhìn dài hạn, chưa có một chiến lược
phát triển quan hệ kinh tế trong một giai đoạn
dài; chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể phát
triển quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư.
Thứ hai, hợp tác đầu tư của Nga tại Việt
Nam về cơ bản vẫn chỉ kế thừa các dự án, những
định hướng và hình thức đã có từ thời Liên Xô
cũ, chưa có các dự án mới có tầm cỡ quốc gia.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp của Liên bang
Nga thường có chi phí sản xuất và vận chuyển
lớn. Sự hạn chế về tài chính từ phía Nga và hiệu
quả của các dự án đầu tư của Nga tai Việt Nam
cũng làm cho các dự án đầu tư của Nga ở Việt
Nam thường có hiệu quả chưa cao.
2.3. Hợp tác nĕng lượng dầu khí
Thành tựu trong hợp tác dầu khí Việt
Nam - Nga có sự phát triển mang tính đột phá
về quy mô và lĩnh vực, địa bàn hoạt động. Bên
cạnh Liên doanh Vietsovpetro và Gazprom,
Rosneft đang gia tĕng sự hiện diện ở Việt Nam,
còn có liên doanh Rusvietpetro, Vietgazprom,
Gazpromviet đang mở rộng hợp tác trong lĩnh
vực dầu khí ở cả Việt Nam và Nga. Quan hệ về
dầu khí đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách hai
nước Việt Nam và Nga trong những nĕm qua.
Hoạt động hợp tác giữa Công ty Zarubezhneft
với Petrovietnam qua Liên doanh Vietsovpetro
(thành lập nĕm 1981) tại Việt Nam và Liên
doanh Rusvietpetro (2008) tại Liên bang Nga
đã mang lại hiệu quả cao, doanh thu lớn cho
cả Việt Nam và Liên bang Nga. Liên doanh
Vietsovpetro đã đưa Việt Nam là nước xuất
khẩu dầu lớn thứ ba ở khu vực Đông Nam Á.
Giai đoạn 2000-2010 mang lại doanh thu cho
Việt Nam là 16 tỷ USD, phía Liên bang Nga là
5 tỷ USD. Giai đoạn 2011-2017 sản lượng dầu
khai thác của Vietsovpetro là 38,56 triệu tấn,
doanh thu bán dầu là 25,99 tỷ USD. Doanh thu
và lợi nhuận về phía Việt Nam là 16,01 tỷ, về
phía Liên bang Nga là 2,422 tỷ USD. Trong các
dự án đầu tư của Nga tại Việt Nam, Liên doanh
Dầu khí Vietsopevtro được nhắc tới nhiều nhất
như là một điển hình thành công trong hợp tác
đầu tư Việt Nam - Liên bang Nga. Một thành tựu
đồng thời là biểu tượng của quan hệ truyền thống
chiến lược trong hợp tác dầu khí Việt – Nga đó là
Liên doanh Rusvietpetro hoạt động ở nước Nga,
giữa Công ty Zarubezhneft và PetroVietnam với
tỷ lệ 51/49, đi vào hoạt động vào tháng 12 nĕm
2009. Hiện tại, Liên doanh này đang tìm kiếm,
khai thác và khai thác 13 lĩnh vực của 4 khối
trong khu tự trị Nenetsky, Liên bang Nga. Cuối
nĕm 2017, Liên doanh Rusvietpetro đã khai thác
được gần 19 triệu tấn dầu, chuyển về Việt Nam
trên 650 triệu USD. Với Việt Nam, hợp tác dầu
khí không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà cả về
an ninh, về bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo.
Việc Liên bang Nga tham gia vào khai thác dầu
khí trên thềm lục địa của Việt Nam đã góp phần
khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển
Đông và cũng là yếu tố tạo nên vị thế địa chính
trị có lợi cho Việt Nam trong các tranh chấp ở
Biển Đông.
3. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
KINH TẾ VIỆT NAM – LIÊN BANG
NGA TRONG NHỮNG NĔM TỚI
Mặc dù còn nhiều khó khĕn, thách thức,
song quan hệ kinh tế Việt – Nga có đầy đủ các
nhân tố để tiếp tục thúc đẩy phát triển trong thời
gian tới. Trên nền tảng quan hệ chính trị - ngoại
giao tốt đẹp là cơ sở tin cậy cho việc thúc đẩy
quan hệ đầu tư, thương mại giữa hai bên. Liên
tiếp các chuyến thĕm cấp cao của Nga tới Việt
Nam và của Việt Nam tới Nga gần đây đã thể
hiện quyết tâm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến
lược toàn diện Việt – Nga, nội dung quan trọng
nhất trong các chuyến thĕm này đó là xoay
quanh chủ đề thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương
mại – đầu tư.
Trên lĩnh vực thương mại: Việt Nam và
101
Quan hệ kinh tế Việt Nam...
Liên bang Nga là bạn hàng truyền thống của
nhau, danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu không
những không mạng tính cạnh tranh mà còn bổ
trợ cho nhau và thiết yếu cho cho nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng của mỗi nước. Thực tế đã
chứng minh kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ
ngoại giao, trải qua những thĕng trầm của lịch
sử mỗi nước, quan hệ hợp tác thương mại và đầu
tư Việt Nam - Liên bang Nga đã không ngừng
được mở rộng và phát triển. Đặc biệt, kể từ khi
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và
Liên minh Kinh tế Á – Âu bắt đầu có hiệu lực từ
tháng 10/2016, kim ngạch thương mại giữa Nga
và Việt Nam tĕng thêm 62% trong 2 nĕm 2016,
2017 so với 2015. Xuất khẩu từ các nước trong
EAEU tĕng thêm 70% trong nĕm 2016. Xuất
khẩu từ Việt Nam tĕng đều 19% trong nĕm 2016
và tĕng thêm 35% trong nĕm 2017, nĕm 2018
đạt 4,75 tỷ USD. Khuôn khổ pháp lý trên được
kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng tĕng cường
hơn nữa cơ hội xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị
trường tiêu thụ giữa Việt - Nga và hiện thực hóa
mục tiêu 10 tỷ USD vào nĕm 2020. Trong thời
gian tới, các nhà sản xuất Việt Nam có thể nắm
bắt được các lợi thế thương mại tự do và nỗ lực
gia tĕng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp nhẹ và
sản phẩm của ngành sản xuất máy móc vào Liên
bang Nga. Ngược lại, hợp tác thương mại mà
phía Nga ưu tiên tập trung hợp tác với Việt Nam
là đường sắt, hàng không, nĕng lượng, nông
nghiệp, công nghiệp nhẹ.
Trên lĩnh vực đầu tư: Dầu khí là một
trong những lĩnh vực hợp tác hứa hẹn nhiều
triển vọng tốt đẹp. Sau khi Hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu
có hiệu lực, nhiều kế hoạch hợp tác đầu tư giữa
các bên đã được thúc đẩy. Chính vì thế, trong
thời gian tới hợp tác dầu khí Việt – Nga tiếp tục
phát triển mạnh mẽ bởi: Liên bang Nga là nước
xuất khẩu dầu khí nằm trong nhóm nước đứng
đầu thế giới và “sẽ chiếm vị trí dẫn đầu thế giới
về xuất khẩu dầu mở vào nĕm 2030” (Nguyễn
An Hà, 2011, tr.33). Thị trường xuất khẩu dầu
mỏ truyền thống của Nga chủ yếu là các nước
châu Âu, tuy nhiên hiện nay Nga muốn đa dạng
hóa thị trường, cho nên đã vào đang mở rộng
thị trường sang các nước châu Á – Thái Bình
Dương. Chính vì vậy, Nga đã tĕng cường khai
thác trữ lượng mới ở vùng Đông Siberi và Viễn
Đông, xây dựng các đường ống dẫn khí cũng
như các nhà máy hóa lỏng để cung cấp cho thị
trường phía này, chủ yếu là Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản. Việt Nam hiện nay cũng đang
tập trung phát triển công nghiệp lọc hóa dầu,
Liên doanh Vietsovpetro đã và đang mở rộng
sang Nga và nước thứ 3. Điều này cũng phù hợp
với lợi ích của Nga khi nước này muốn đa dạng
hóa thị trường ở khu vực châu Á – Thai Bình
Dương nói chung và Đông Á nói riêng. Chính
vì vậy, hợp tác thĕm dò và khai thác dầu khí
Việt – Nga mở ra triển vọng hợp tác chặt chẽ
trong những nĕm tới. Nga sẽ cùng khai thác và
cung cấp dầu thô cho Việt Nam để Việt Nam
chế biến thành phẩm xĕng dầu các loại cung cấp
cho thị trường các nước Đông Á. Thêm vào đó,
“hai bên đang thúc đẩy việc việc hợp tác trong
nghiên cứu sản xuất các dạng nĕng lượng mới
như các loại xĕng sinh học thay thế cho nguồn
nguyên liệu Cacbon, thĕm dò địa chất và khai
thác hydrocacbon trên lãnh thổ Việt Nam, thực
hiện các dự án chung trong lĩnh vực sản xuất
khí đốt và nhiên liệu động cơ khí” cũng là
hướng mà cả Nga và Việt Nam đều chú trọng”
(Petrotimes, 2019)
Bên cạnh dầu khí, hiện tại có danh mục
20 dự án ưu tiên hợp tác đầu tư Việt Nam - Liên
bang Nga, với vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD,
trong đó có các dự án triển vọng trong các lĩnh
vực mới như nông nghiệp, dược liệu, vốn đầu tư
khoảng 500 triệu USD. Bên cạnh đó, việc đầu
tư của Việt Nam sang Nga cũng có triển vọng
phát triển trong thời gian tới, đặc biệt mà mở
rộng xúc tiến đầu tư ngành công nghiệp nhẹ tại
Nga là rất lớn và khả quan. Thời điểm hiện tại và
những nĕm tới cũng là thời cơ lớn đối với doanh
nghiệp nhẹ Việt Nam mở rộng sản xuất và đầu
102
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
tư nước ngoài vào địa bàn Nga, bởi chính phủ
Nga đang rất quan tâm phát triển công nghiệp
nhẹ, và cũng rất ủng hộ doanh nghiệp Việt Nam
hợp tác, đầu tư vào Nga. Một số doanh nghiệp
Việt Nam cũng đã có kế hoạch đầu tư sang thị
trường Nga như đầu tư các trung tâm phân phối
hàng hóa, vật liệu xây dựng.
4. KẾT LUẬN
Hai thập niên đầu thế kỷ XXI là giai đoạn
chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ
hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trên tất
cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Nhờ
lực đẩy của hợp tác chính trị - ngoại giao, quan
hệ kinh tế Việt Nam - Nga ngày càng có những
thay đổi tích cực, những bước tiến về chất trong
nhiều lĩnh vực, nhất là trong thương mại, đầu
tư và hợp tác nĕng lượng. Tuy nhiên, xuất phát
từ sự chênh lệch lớn về trình độ và quy mô của
hai nền kinh tế và sự khác biệt các giá trị, chiến
lược dẫn đến quá trình xây dựng chính sách của
hệ kinh tế song phương luôn bị chậm so với đòi
hỏi của thực tiễn. Trong quan hệ kinh tế, hai bên
chưa thực sự coi nhau là đối tác chiến lược. Điều
này thể hiện rõ trong quan hệ thương mại và đầu
tư. Kim ngạch thương mại hai nước là nhỏ bé so
với tiềm nĕng và so với một số các nước khác.
Quan hệ đầu tư cũng chưa đạt được những bước
đột biến, chưa tương xứng với quan hệ đối tác
chiến lược toàn diện mà hai nước thiết lập.
Quan hệ kinh tế Việt – Nga còn nhiều hạn
chế, khó khĕn, thách thức; song những kết quả
đạt được trong thời gian qua cũng đang mở ra
triển vọng lạc quan trong những nĕm tiếp theo
khi hai nước hoàn thiện và bổ sung thêm các
chính sách đúng đắn. Nhìn một cách tổng thể, sự
đan xen giữa triển vọng và thách thức của quan
hệ kinh tế Việt Nam- Liên bang Nga cần có sự
nỗ lực của cả hai phía nhằm phát huy thuận lợi,
hạn chế khó khĕn nhằm đưa mối quan hệ tiếp
tục tiến lên phía trước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công Thương. 2018. “Báo cáo xuất nhập
khẩu Việt Nam nĕm 2017.”, Hà Nội: Nhà
Xuất Bản Công Thương.
2. Bộ phát triển kinh tế Liên bang Nga.2018.
“Kết quả ngoại thương Nga Nĕm 2018.”
h t tp : / /www.ved.gov. ru / f i les / images /
slaids%202018.pdf.
3. Bộ phát triển kinh tế Liên bang Nga, Báo cáo
tình hình phát triển kinh tế - xã hội các nĕm,
2016, 2017. Tiếng Nga, www.goverment.ru.
4. Bộ ngoại giao, Vụ châu Âu, 2016. “Концепции
внешней политики Российской Федерации
(30/11/2016)”,ht tp: / /kremlin.ru/acts/
bank/41451
5. Nguyễn An Hà. 2011. “Chiến Lược Dầu Khí
Của Liên Bang Nga Và Triển Vọng Hợp Tác
Việt – Nga Tới 2020.” Nghiên Cứu Châu Âu.
Số 3: 28–36.
6. Petrotimes. 2019. “Hợp tác Dầu khí: điểm
sáng trong quan hệ hữu nghị Việt Nam- Liên
bang Nga,” 2019. Https://Petrovietnam.
Petrotimes.Vn/Hop-Tac-Dau-Khi-Diem-
Sang-Trong-Quan-He-Huu-Nghi-Viet-Nam-
Lb-Nga-537167.Html.
7. Tổng cục Thống kê. 2009. Niên giám Thống
kê 2009. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội
8. Tổng Cục Thống Kê. 2017a. Niên Giám
Thống Kê Tóm Tắt. Nhà xuất bản Thống Kê,
Hà Nội.
9. Tổng Cục Thống Kê, 2017b. Xuất Nhập Khẩu
Hàng Hóa Việt Nam Hội Nhập Và Phát Triển
2005 – 2015. Nxb. Thống Kê, Hà Nội.
10. Tổng Cục Thống Kế 2017c. Xuất Nhập
Khẩu Hàng Hóa Việt Nam Hội Nhập Và Phát
Triển 2005 – 2015. Nxb. Thống Kê, Hà Nội.
11. Vũ Dương Huân. 2016. “Thực trạng và
triển vọng quan hệ đối tác chiến lược VIỆT –
NGA.” Bộ Ngoại Giao, 6.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_he_kinh_te_viet_nam_lien_bang_dau_the_ky_xxi_thuc_trang.pdf