Quan hệ phối hợp, kiểm soát giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự

Khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền: yêu cầu Cơ quan điều tra phải tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật; kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát; cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng có vi phạm pháp luật trong việc điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra, xử lý nghiêm minh điều tra viên, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng (các khoản 5, 6, 7 Điều 166). Cơ quan điều tra có trách nhiệm phải thực hiện các yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát. - Viện kiểm sát có quyền huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của Cơ quan điều tra. Đây là một trong những quyền năng quan trọng mà pháp luật quy định cho Viện kiểm sát, là phương tiện của hoạt động kiểm sát, bảo đảm cho việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra. Theo quy định của Bộ luật TTHS, Viện kiểm sát có quyền: hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra (Điều 41); hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự và các quyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra (Điều 161, Điều 165). Có thể nói rằng, quyền giám sát và quyền hủy bỏ của Viện kiểm sát đối với các quyết định trái pháp luật của Cơ quan điều tra là các quyền độc lập của Viện kiểm sát nhưng có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Vì nếu chỉ có quyền giám sát mà không có quyền hủy bỏ thì quyền yêu cầu chỉ là hình thức; ngược lại, kết quả thực hiện quyền giám sát là tiền đề để Viện kiểm sát thực hiện quyền yêu cầu, quyền hủy bỏ. Thực tế cho thấy, không phải lúc nào Viện kiểm sát cũng thực hiện đầy đủ các quyền năng trên, nhất là khi hoạt động điều tra đã tuân thủ các quy định của pháp luật thì Viện kiểm sát chỉ thực hiện quyền giám sát đối với Cơ quan điều tra; khi Cơ quan điều tra tiến hành điều tra vụ án chưa đầy đủ hoặc có hoạt động tố tụng không có căn cứ, Viện kiểm sát sẽ thực hiện cả quyền giám sát, yêu cầu và hủy bỏ. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, Viện kiểm sát cần có đầy đủ các quyền năng trên mới có khả năng kiểm soát trực tiếp, toàn diện và hữu hiệu hoạt động điều tra vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, góp phần quan trọng làm cho hoạt động điều tra tuân thủ các quy định của pháp luật, đồng thời phát huy được vai trò là cơ quan “quyết định việc buộc tội”, tăng cường trách nhiệm công tố trong giai đoạn điều tra, hạn chế oan, sai, bảo đảm quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức trong TTHS theo quy định của pháp luật

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ phối hợp, kiểm soát giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong khởi tố, điều tra vụ án hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát tuy có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ tố tụng chặt chẽ với nhau. Đây là mối quan hệ quan trọng và cần được pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) quy định rõ ràng, rành mạch để tránh chồng chéo, đồng thời bảo đảm sự phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan trong thực hiện quyền tư pháp ở giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Bài viết tập trung phân tích một số quy định của Bộ luật TTHS về quan hệ phối hợp, kiểm soát giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. GIỮA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VÀ VIỆN KIỂM SÁT TRONG KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ Đào Anh Tới* Abstract: Although the Investigation Agencies and the People’s Procuracy have different functions and responsibilities, they have closed legal relationship during the stage of investigation and prosecution in the criminal cases. This is an important criminal procedure relationship which must be clearly and explicitly defined by the criminal procedure law in order to avoid the overlapped functions and tasks between the Investigation Agencies and the People’s Procuracy. This article focuses on the analysis of the provisions of the Criminal Procedure Code related to criminal procedure relationships between the Investigation Agencies and the People’s Procuracy Thông tin bài viết: Từ khóa: Viện kiểm sát; Cơ quan điều tra; khởi tố, điều tra án hình sự. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 22/03/2017 Biên tập: 13/04/2017 Duyệt bài: 27/04/2017 Article Infomation: Keywords: The People’s Procuracy; Investigation Agency; investigation of criminal cases. Article History: Received: 22 Mar. 2017 Edited: 13 Apr. 2017 Appproved: 27 Apr. 2017 * ThS., Cục Pháp chế Bộ Công an. Khởi tố, điều tra án hình sự là giai đoạn đầu tiên của TTHS, có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ quá trình TTHS. Trong hoạt động khởi tố, điều tra án hình sự, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có mối quan hệ chặt chẽ và là các chủ thể chính tiến hành hoạt động này. Đây là mối quan hệ tố tụng quan trọng trong TTHS, QUAN HỆ PHỐI HỢP, KIỂM SOÁT THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 55Số 14(342) T7/2017 là biểu hiện của nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước trong hoạt động tư pháp. Mối quan hệ này được hình thành ngay từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong toàn bộ quá trình điều tra (kể cả điều tra lại, điều tra bổ sung). Nếu quan hệ này được vận hành tốt, nhịp nhàng, hiệu quả sẽ góp phần bảo đảm việc phát hiện tội phạm, điều tra, xử lý các vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm, tiết kiệm thời gian và chi phí vật chất trong hoạt động TTHS. Bộ luật TTHS năm 2015 đã có nhiều quy định nhằm đổi mới mối quan hệ tố tụng giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát theo hướng tăng cường quan hệ phối hợp nhưng có sự kiểm tra, kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền tư pháp. 1. Trong quan hệ phối hợp khởi tố, điều tra vụ án hình sự Phối hợp là một trong các hình thức và nguyên tắc hoạt động không thể thiếu giữa các cơ quan nhà nước. Trong TTHS, Viện kiểm sát có quan hệ phối hợp trực tiếp với Tòa án, Cơ quan điều tra và Cơ quan thi hành án. Trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có quan hệ phối hợp nhằm bảo đảm phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và đúng pháp luật. Tuy nhiên, mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nên sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát biểu hiện bằng sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Trong giai đoạn điều tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đều được giao những nhiệm vụ, quyền hạn rất cụ thể. Hoạt động điều tra chủ yếu do Cơ quan điều tra tiến hành nhưng phải phối hợp với Viện kiểm sát để Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát điều tra, bảo đảm hoạt động điều tra tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Theo quy định tại các điều 183, 189, 190, 191, 201, 202, 204 Bộ luật TTHS năm 2015, khi tiến hành các hoạt động hỏi cung, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra phải báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết và cử kiểm sát viên tham gia các hoạt động điều tra trên; Cơ quan điều tra cũng phải thông báo, cung cấp cho Viện kiểm sát các tài liệu, chứng cứ thu thập được, tiến độ giải quyết vụ án hình sự, các vấn đề phức tạp phát sinh để phối hợp giải quyết; Cơ quan điều tra có trách nhiệm lập hồ sơ vụ án hình sự nhưng phải phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, vì hồ sơ vụ án là căn cứ pháp lý quan trọng để Viện kiểm sát ban hành các quyết định TTHS và thực hành quyền công tố tại phiên tòa. Trong quá trình kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát cũng phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra. Đối với các hoạt động điều tra bắt buộc phải có sự tham gia của Viện kiểm sát, khi nhận được thông báo của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải kịp thời cử kiểm sát viên có mặt để kiểm sát hoạt động điều tra; thông báo kịp thời ban hành các quyết định, yêu cầu bảo đảm cho hoạt động điều tra được tiến hành một cách khẩn trương, đầy đủ, chính xác; kiểm tra các thủ tục tố tụng để phát hiện vi phạm và yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục, bổ sung. Trong công tác phối hợp, Viện kiểm sát cũng phải tuân thủ các quy định của Bộ luật TTHS, cân nhắc một cách toàn diện giữa yêu cầu chính trị, pháp luật, nghiệp vụ để phối hợp với Cơ quan điều tra khám phá, điều tra vụ án hình sự, không vì kiểm sát điều tra mà cản trở hoặc làm chậm tiến độ điều tra vụ án hình sự. Bên cạnh yêu cầu phân công rõ ràng, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ, trong THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 56 Số 14(342) T7/2017 quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đòi hỏi phải có nguyên tắc để làm cơ sở hình thành những chuẩn mực pháp lý và cách ứng xử của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Về nguyên tắc của quan hệ phối hợp, Điều 20 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định “Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội”. Điều đó có nghĩa là Viện kiểm sát là cơ quan “quyết định việc buộc tội”, quyền năng pháp lý mà Nhà nước giao cho duy nhất cơ quan công tố thực hiện. Quy định này có tính nguyên tắc, khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong việc thực hiện quyền tư pháp. Cùng với Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra cũng tham gia buộc tội nhưng Viện kiểm sát đóng vai trò là cơ quan quyết định. Viện kiểm sát cần sử dụng kết quả hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra để quyết định việc luận tội bị can tại phiên tòa. Bằng các biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật, Cơ quan điều tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ để chứng minh tội phạm, làm sáng tỏ toàn bộ nội dung vụ án, lập hồ sơ vụ án, làm cơ sở để Viện kiểm sát quyết định ra bản cáo trạng truy tố bị can trước phiên tòa; nếu quá trình điều tra không thu thập được đầy đủ chứng cứ, có thiếu sót thì Viện kiểm sát sẽ không tiến hành buộc tội bị can mà yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra theo quy định của pháp luật. Là cơ quan “quyết định việc buộc tội” nên Viện kiểm sát quyết định tội danh mà người phạm tội phải bị truy cứu theo quy định của Bộ luật Hình sự. Điều này được thể hiện qua việc Viện kiểm sát thực hiện phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, nếu thấy Cơ quan điều tra khởi tố bị can chưa đủ căn cứ hoặc chưa phù hợp với tài liệu, chứng cứ thu thập được thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc ra quyết định khởi tố bị can về một tội danh khác phù hợp hơn. Ngay cả khi Cơ quan điều tra đã hoàn tất việc điều tra, ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố bị can, nhưng nếu xét thấy không đủ căn cứ buộc tội, Viện kiểm sát sẽ trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung hoặc quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can nếu có căn cứ theo quy định của pháp luật. Để tạo cơ sở pháp lý cho Viện kiểm sát thực hiện vai trò “quyết định buộc tội”, Bộ luật TTHS năm 2015 bổ sung cho Viện kiểm sát nhiều chức năng, nhiệm vụ mới, đặc biệt là quy định Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật ngay từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Theo đó, khi Cơ quan điều tra tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Viện kiểm sát có quyền đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện; hủy bỏ quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của Cơ quan điều tra và nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật này nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội (các điều 159, 160). Đến giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện để làm rõ tội phạm, người phạm tội; trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra để bổ sung tài liệu, chứng cứ khi phát hiện có dấu hiệu THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 57Số 14(342) T7/2017 oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố (Điều 165); tham gia cùng Cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra như: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, hỏi cung, đối chất, nhận dạng,... Xét cho cùng, những nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên của Viện kiểm sát nhằm bảo đảm cho Viện kiểm sát chủ động nắm chắc và kiểm sát chặt chẽ toàn bộ quá trình điều tra vụ án, đưa ra quyết định buộc tội bị can đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, thuyết phục, hạn chế oan, sai ngay từ những giai đoạn đầu của TTHS. 2. Trong quan hệ kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự Kiểm soát quyền lực cũng là một nguyên tắc cơ bản của quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Bất cứ lĩnh vực nào có quyền lực nhà nước cũng cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật TTHS năm 2015, Viện kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, nhằm phát hiện vi phạm pháp luật, bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội. Thực chất hoạt động kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử và thi hành án của Viện kiểm sát là việc kiểm soát quyền lực nhà nước trong hoạt động tư pháp hình sự. Để thực hiện chức năng hiến định quan trọng này, pháp luật TTHS trao cho Viện kiểm sát các quyền hạn nhất định trong hoạt động điều tra, đó là: quyền giám sát, quyền yêu cầu và quyền hủy bỏ các quyết định, hành vi tố tụng không có căn cứ pháp luật của Cơ quan điều tra. Nghiên cứu các quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 cho thấy, các quyền năng này của Viện kiểm sát được biểu hiện dưới các hình thức chủ yếu như sau: - Viện kiểm sát thực hiện quyền giám sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra một cách trực tiếp, như việc kiểm sát các hoạt động: khám nghiệm hiện trường (Điều 201), khám nghiệm tử thi (Điều 202), hỏi cung bị can (Điều 183) hoặc giám sát gián tiếp thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu phản ánh hoạt động điều tra. Quyền giám sát của Viện kiểm sát thể hiện rõ nhất trong việc kiểm sát việc thực hiện các quyền năng, hành vi tố tụng của Cơ quan điều tra bằng việc nhất trí hoặc không nhất trí với Cơ quan điều tra thông qua việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định tố tụng quan trọng của Cơ quan điều tra như: quyết định khởi tố bị can (Điều 179, Điều 180); quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (Điều 225); quyết định áp dụng các biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110), bắt bị can để tạm giam (Điều 113), gia hạn tạm giữ (Điều 118), Từ trước đến nay, Viện kiểm sát thực hiện quyền giám sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra vẫn được coi là một nguyên tắc trong TTHS. Bởi vì, bất kỳ cơ chế hoạt động nào, quyền hạn nào cũng cần có sự kiểm tra, giám sát. Qua thực hiện quyền giám sát, Viện kiểm sát mới có cơ sở để xác định được hoạt động điều tra được thực hiện đúng hay sai, có khách quan, đầy đủ không. - Viện kiểm sát thực hiện quyền yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện các hoạt động điều tra khi thông qua hoạt động giám sát hoạt động điều tra mà phát hiện thấy việc điều tra chưa đầy đủ, chính xác hoặc có vi THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 58 Số 14(342) T7/2017 phạm pháp luật. Quyền yêu cầu của Viện kiểm sát đối với Cơ quan điều tra được quy định rõ trong Bộ luật TTHS năm 2015. Cụ thể, trong trường hợp xét thấy Cơ quan điều tra khởi tố bị can chưa khởi tố vụ án, khởi tố bị can hoặc khởi tố chưa đúng tội danh hoặc còn bỏ lọt tội phạm, Viện kiểm sát có quyền: yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can (Khoản 1 Điều 165); yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (Khoản 6 Điều 165); yêu cầu Cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật (Khoản 2 Điều 166); yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết (Khoản 4 Điều 166). Khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền: yêu cầu Cơ quan điều tra phải tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật; kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát; cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng có vi phạm pháp luật trong việc điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi điều tra viên, cán bộ điều tra, xử lý nghiêm minh điều tra viên, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng (các khoản 5, 6, 7 Điều 166)... Cơ quan điều tra có trách nhiệm phải thực hiện các yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát. - Viện kiểm sát có quyền huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của Cơ quan điều tra. Đây là một trong những quyền năng quan trọng mà pháp luật quy định cho Viện kiểm sát, là phương tiện của hoạt động kiểm sát, bảo đảm cho việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra. Theo quy định của Bộ luật TTHS, Viện kiểm sát có quyền: hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan điều tra (Điều 41); hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự và các quyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra (Điều 161, Điều 165). Có thể nói rằng, quyền giám sát và quyền hủy bỏ của Viện kiểm sát đối với các quyết định trái pháp luật của Cơ quan điều tra là các quyền độc lập của Viện kiểm sát nhưng có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Vì nếu chỉ có quyền giám sát mà không có quyền hủy bỏ thì quyền yêu cầu chỉ là hình thức; ngược lại, kết quả thực hiện quyền giám sát là tiền đề để Viện kiểm sát thực hiện quyền yêu cầu, quyền hủy bỏ. Thực tế cho thấy, không phải lúc nào Viện kiểm sát cũng thực hiện đầy đủ các quyền năng trên, nhất là khi hoạt động điều tra đã tuân thủ các quy định của pháp luật thì Viện kiểm sát chỉ thực hiện quyền giám sát đối với Cơ quan điều tra; khi Cơ quan điều tra tiến hành điều tra vụ án chưa đầy đủ hoặc có hoạt động tố tụng không có căn cứ, Viện kiểm sát sẽ thực hiện cả quyền giám sát, yêu cầu và hủy bỏ. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, Viện kiểm sát cần có đầy đủ các quyền năng trên mới có khả năng kiểm soát trực tiếp, toàn diện và hữu hiệu hoạt động điều tra vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, góp phần quan trọng làm cho hoạt động điều tra tuân thủ các quy định của pháp luật, đồng thời phát huy được vai trò là cơ quan “quyết định việc buộc tội”, tăng cường trách nhiệm công tố trong giai đoạn điều tra, hạn chế oan, sai, bảo đảm quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức trong TTHS theo quy định của pháp luật THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 59Số 14(342) T7/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_he_phoi_hop_kiem_soat_giua_co_quan_dieu_tra_va_vien_kie.pdf
Tài liệu liên quan