Quản lí nhà nước đối với phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

(5)Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với không chỉ các doanh nghiệp có liên quan đến kinh tế biển, ngư dân, người dân ven biển. mà còn đến toàn thể Nhân dân, tạo sự đồng thuận của xã hội trong phát triển kinh tế. Nội dung tuyên truyền tập trung vào quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, kiến thức về biển, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, tránh thiên tai. nói riêng, xác định đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mà trước tiên là đội ngũ cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền phản bác các luận điệu xuyên tạc về chủ trương, chính sách và vấn đề lợi dụng chính sách hỗ trợ trong phát triển kinh tế để trục lợi. (6)Chủ động hội nhập sâu hơn nữa kinh tế quốc tế trên cơ sở ổn định, phát triển bền vững; phải xác định hội nhập khu vực và quốc tế là một trong những khâu then chốt để phát triển. Tiếp tục tranh thủ huy động các nguồn vốn quốc tế để phát triển và khai thác hiệu quả nguồn lực, kết cấu hạ tầng vùng biển. Xác định rõ đơn vị đi đầu, tiên phong trong hợp tác quốc tế, từ đó mở rộng sự liên kết, hợp tác trên những lĩnh vực tỉnh có tiềm năng nhằm nhanh chóng tiếp thu công nghệ, phương pháp quản lí, đặc biệt là phát triển thương mại, dịch vụ.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí nhà nước đối với phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 5 QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH STATE MANAGEMENT FOR DEVELOPING MARINE ECONOMY IN TRA VINH PROVINCE TS. Trần Văn Tình1, ThS. Nguyễn Văn Khánh2 Tóm tắt: Tỉnh Trà Vinh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, không những góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển tổng thể về kinh tế – xã hội của tỉnh mà còn tạo động lực cho sự phát triển bền vững của toàn vùng. Do đó, trong thời gian qua, công tác quản lí nhà nước đối với phát triển kinh tế biển luôn được tập trung thực hiện và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần định hướng, thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực kinh tế biển. Tuy nhiên, quản lí nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế biển, quản lí nhà nước cần tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như: (1) xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, định hướng chiến lược phát triển; (2) hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lí phát triển kinh tế biển; (3) tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; (4) thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; (5) chủ động hội nhập sâu hơn nữa kinh tế quốc tế; (6) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động kinh tế biển. Từ khóa: phát triển kinh tế biển, quản lí nhà nước, tỉnh Trà Vinh Abstract: Tra Vinh has considerable advantages and potential to become one of the marine economy centers of the Mekong Delta. These advantages and potential not only contribute to speeding up the socio-economic development of the province but also create motivation for the sustainable development of the Mekong Delta. Therefore, the state management for marine economic development has always been focused on implementing and has obtained significant achivements which contributing to orienting and promoting the development of marine ecomomic sectors. However, the state management of the marine economic development in Tra Vinh Province has been facing several difficulties and limittations. To optimize the potential of Tra Vinh Province for developing marine economy, many solutions of state management are required to perform in a synchronized way, in which several important duties should be given attention such as (1) building methodologies, policies and orientations of development strategy, (2) improving functions 1, 2 Văn phòng Tỉnh ủy Trà Vinh DOI: 10.35382/18594816.1.4.2020.400 Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 6 and duties of management organization for marine economic development, (3) focusing on human resource development to meet the requirement of the duties, (4) well implementing the Party's guidelines and policies as well as the State's policies and laws, (5) performing proactively for deeper integration into the global economy, (6) and strengthening quality control of marine economic activities. Keywords: marine economic development, state management, Tra Vinh Province 1. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH Tỉnh Trà Vinh nằm ở ven biển phía Đông Nam Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa sông Tiền và sông Hậu với 65 km bờ biển, ba cửa biển (Cung Hầu, Định An và Luồng cho tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu); có 07 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã với diện tích tự nhiên 2.341 km2. Dân số toàn tỉnh trên 01 triệu người; trong đó, đồng bào dân tộc Khmer chiếm 31,5%, dân tộc Hoa chiếm gần 1%; có trên 55% dân số là tín đồ tôn giáo. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân vô cùng phong phú với sự giao lưu của ba nền văn hóa Kinh – Khmer – Hoa nhưng cũng là địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị. Kinh tế của tỉnh Trà Vinh chủ yếu là nông nghiệp, hằng năm sản xuất gần 1,3 triệu tấn lương thực, trên 227 nghìn tấn trái cây, 163 nghìn tấn thủy – hải sản. Vùng biển và ven biển tỉnh Trà Vinh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng, nhất là lợi thế trong khai thác hải sản, năng lượng tái tạo, du lịch biển, giao thông hàng hải... Đặc biệt, giao thông hàng hải là lợi thế quan trọng của tỉnh Trà Vinh do nằm trên tuyến hàng hải trọng yếu, là cửa ngõ của vùng ra biển Đông. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển tổng thể kinh tế biển, không những góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Trà Vinh mà còn tạo động lực cho sự phát triển bền vững của toàn vùng, của đất nước. Do đó, việc bảo vệ và khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế nêu trên đòi hỏi phải có sự quản lí thống nhất của Nhà nước. 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Trong thời gian qua, tuy đối mặt với nhiều khó khăn nhưng Trung ương Đảng, Chính phủ luôn quan tâm lãnh, chỉ đạo và ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, nhất là kinh tế biển. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa để triển khai thực hiện với mục tiêu xuyên suốt là phấn đấu đưa tỉnh Trà Vinh "phát triển mạnh từ biển, làm giàu từ biển". Chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển tổng thể kinh tế biển được chú trọng, ngày càng hoàn thiện [1] - [2]; đặc biệt là quy hoạch và triển khai đầu tư Khu kinh tế Định An, hệ thống cảng biển, năng lượng tái tạo, du lịch biển, các khu công nghiệp ven biển... Trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bước đầu tỉnh Trà Vinh đã có sự phối hợp với các tỉnh ở khu vực trong cơ chế liên kết vùng, tiểu vùng(2). Nhiều dự án xây dựng hạ (2) Bên cạnh liên kết vùng theo Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Trà Vinh còn tham gia xây dựng và triển khai thực hiện Đề án "Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 7 tầng kinh tế – xã hội ven biển đã được triển khai thực hiện, riêng giai đoạn 2007 – 2017, tổng số vốn đầu tư là 63.840 tỉ đồng, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản là 14.410 tỉ đồng, chiếm 22,6% tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Trà Vinh cũng đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách huy động nguồn lực tham gia phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội, đầu tư phát triển nông nghiệp, thủy sản [3]; tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tham mưu, quản lí tổng hợp các vấn đề về biển và hải đảo được thành lập, kiện toàn [4]; bên cạnh đó, còn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng có liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an, Quân sự, Biên phòng... Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được tập trung, hướng đến đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững(3). Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện hiệu quả với hình thức phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng(4); nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên. Công tác nghiên cứu khoa học được quan tâm, đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, dự án nghiên cứu liên quan đến biển, kinh tế biển. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp được chú trọng, giải quyết hiệu quả vấn đề nảy sinh từ việc tranh chấp đất đai, tranh chấp ngư trường; đấu tranh với các loại tội phạm mua bán người, tội phạm ma túy, buôn lậu và tội phạm khác, giữ vững an ninh, quốc phòng vùng ven biển(5) [5]. Những kết quả đạt được nêu trên góp phần vào thành tựu chung trong phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh trong suốt thời gian qua. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, Trà Vinh giữ vững tốc độ tăng trưởng hằng năm đứng đầu ĐBSCL với tốc độ bình quân 12,06%, riêng năm 2019 tăng 14,85%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, so với năm 2015, tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 18,52% lên 32,45%. Quy mô nền kinh tế tăng từ 30.865 tỉ đồng lên 59.636 tỉ đồng. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng từ 25.357 tỉ đồng lên 28.157 tỉ đồng, công nghiệp tăng từ 15.265 tỉ đồng lên 38.584 tỉ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng từ 17.665 tỉ đồng lên 34.234 tỉ đồng, thu ngân sách nội địa từ 1.593 tỉ đồng lên 4.745 tỉ đồng. Giải quyết việc làm hằng năm trên 22.000 lao động. Tỉ lệ hộ nghèo từ gần 14% năm 2015 giảm còn 3,33% năm 2019. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên duyên hải phía đông Đồng bằng sông Cửu Long" gồm các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang. (3) Đào tạo trình độ Đại học cho 107 cán bộ, công chức, viên chức chuyên ngành Quản lí Tài nguyên và Môi trường, đào tạo nghề 10.890 lao động lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt, tỉnh Trà Vinh hiện có một trường đại học, hai trường cao đẳng; riêng Trường Đại học Trà Vinh có hơn 20.000 sinh viên theo học, hằng năm tốt nghiệp ra trường và cung cấp cho thị trường lao động từ 4.000 – 5.000 lao động trên các lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực có liên quan kinh tế biển. (4) Phát hành cẩm nang; tin, bài, ảnh; tranh cổ động; báo, tạp chí các loại; tờ bướm tin, bộ tài liệu về Luật Biển Việt Nam; xây dựng mô hình cột mốc Trường Sa; tổ chức hội nghị tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân sống ven biển. (5) Tổ chức tuần tra tấn công, truy quét tội phạm trên địa bàn và khu vực ven biển 3.993 cuộc, có 42.138 lượt tham gia; kiểm soát, kiểm chứng được 122.942 lượt phương tiện với 472.464 lượt người ra vào khu vực biên giới biển của tỉnh, phát hiện 617 vụ/1.016 đối tượng vi phạm các lĩnh vực quản lí bảo vệ biên giới quốc gia và giao thông hàng hải, đường thủy nội địa, thủy sản và môi trường. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 8 toàn diện [6] - [10]. Đặc biệt, phát triển kinh tế biển đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật như: - Lĩnh vực nông nghiệp – thủy sản ở vùng biển được tập trung đầu tư với nhiều công trình, dự án lớn phục vụ sản xuất(6). Triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nông – lâm – diêm nghiệp, nuôi trồng, khai thác hải sản về kĩ thuật, trang thiết bị, bảo hiểm(7). Trong lĩnh vực khai thác, phương thức tổ chức sản xuất được đổi mới, thành lập tổ, đội hợp tác và liên kết dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển(8); năng lực khai thác và đánh bắt được nâng lên rõ rệt. Đến nay, toàn tỉnh Trà Vinh có 1.194 tàu cá, tổng công suất 153.149 CV (293 tàu có công suất từ 90 CV trở lên). Trong năm 2019, tổng sản lượng thủy – hải sản là 217.653 tấn (năm 2015 là 167.867 tấn), trong đó, đánh bắt 82.762 tấn [10]. - Giao thông vận tải biển trở thành một trong những thế mạnh đặc thù của tỉnh với nhiều dự án lớn, mang tính đột phá, làm thay đổi địa kinh tế của tỉnh và vùng. Đặc biệt, Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu là dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải với kinh phí 9.781 tỉ đồng [11], có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực ĐBSCL, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 10.000 tấn đầy tải, 20.000 tấn giảm tải lưu thông đến cảng Cái Cui; đáp ứng thông qua lượng hàng hóa tổng hợp 21,0 – 22,0 triệu tấn/năm và hàng container 450.000 – 500.000 TEU/năm cho giai đoạn 2020. Bên cạnh đó, tỉnh Trà Vinh được quy hoạch bốn bến cảng [12], đặc biệt là cảng Định An có quy mô lớn nhất vùng, đang được xây dựng trên cửa ngõ ra biển Đông của Luồng cho tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu, dự kiến tháng 6/2020 sẽ hoàn thành và có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng từ 30.000 tấn đến 50.000 tấn. Ngoài ra, cảng Định An còn có khả năng phát triển thành cụm cảng nước sâu, có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng đến 200.000 tấn khi luồng tàu được nạo vét sâu thêm, đồng thời nối dài thêm đê chắn sóng hiện có. - Lĩnh vực năng lượng tái tạo phát triển nhanh chóng. Trung tâm Điện lực Duyên Hải có công suất 4.400 MW, Nhà máy điện Mặt trời Trung Nam với quy mô 106 triệu KW; bên cạnh đó, có bốn dự án điện gió được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại sáu vị trí với tổng công suất 192 MW, vốn đầu tư 8.866 tỉ đồng, dự kiến triển khai và đóng điện trong năm 2020, đồng thời đang xem xét bổ sung quy hoạch nhiều vị trí mới. - Du lịch biển tiếp tục được đầu tư phát triển, nhiều khu, hình thức du lịch được hình thành, kết nối ngày càng chặt chẽ với các tỉnh trong khu vực. Thu hút nhiều nhà đầu (6) Dự án Kè bảo vệ đoạn xung yếu bờ biển ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải với tổng mức đầu tư 272,1 tỉ đồng; Dự án đầu tư xây dựng và phát triển bền vững rừng phòng hộ tỉnh Trà Vinh, với tổng mức đầu tư 94 tỉ đồng; Đê biển Nam rạch Trà Cú, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú với tổng mức đầu tư 110 tỉ đồng; Khu tránh trú bão kết hợp nâng cấp, mở rộng cảng cá Định An, huyện Trà Cú,... (7) Nổi bật là trong lĩnh vực khai thác thủy sản: Đã cấp 500 máy thu trực canh SSB cho ngư dân, lắp đặt 21 thiết bị vệ tinh, 15 máy thông tin tầm xa tích hợp định vị cho tàu cá xa bờ; hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu cho 236 chủ tàu cá có công suất máy chính từ 90 CV trở lên, mua bảo hiểm tai nạn cho 1.779 thuyền viên... (8) Đến nay, đã vận động ngư dân thành lập 53 tổ hợp tác, với 230 chủ tàu cá tham gia; trong đó, có 18 tổ hoạt động vùng ven bờ, vùng lộng và 35 tổ hoạt động vùng biển khơi. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 9 tư đến tìm hiểu đầu tư và đã có hai dự án quan trọng đang triển khai với tổng số vốn 200 tỉ đồng, dự kiến hằng năm tiếp 500.000 lượt khách, giải quyết trên 500 lao động. - Hạ tầng Khu kinh tế Định An được quan tâm đầu tư, thu hút đầu tư, nhất là hạ tầng kĩ thuật khu đô thị – dịch vụ, công nghiệp, khu kho ngoại quan – logistics, nhà máy đóng sửa chữa tàu thuyền và sản xuất, gia công cơ khí. Đặc biệt, Khu kinh tế Định An được xác định là một trong tám khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước, được ưu tiên đầu tư để trở thành trung tâm kinh tế của tỉnh, của cả vùng ĐBSCL [13]. Đến nay, Khu kinh tế Định An đã thu hút được 36 dự án với tổng vốn 151.262 tỉ đồng. - Môi trường sinh thái biển được quan tâm bảo vệ. Tỉnh Trà Vinh đã đầu tư trên 56 tỉ đồng để khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, tạo ra những vành đai rừng phòng hộ chắn sóng, chống sạt lở, giữ gìn môi trường sống cho các loài sinh vật biển, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ven bờ. Đầu tư khu bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, thành lập tổ thực hiện mô hình “Đồng quản lí bảo vệ bền vững rừng và nguồn lợi thủy sản”; xây dựng quy chế và triển khai thực hiện quy chế đồng quản lí, tổ chức các buổi tuyên truyền về Luật Thủy sản, các hội thi về đồng quản lí cho người dân. Đến nay, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ven biển đóng góp 59,75% tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh; giá trị tăng thêm ngành thủy sản tăng trưởng bình quân 3,6%/năm; thu nhập bình quân đầu người của các huyện ven biển gấp 1,1 lần so với thu nhập bình quân chung của tỉnh Trà Vinh. Những kết quả đạt được nêu trên trong lĩnh vực kinh tế biển không những góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển tổng thể về kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh trong suốt thời gian qua mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển đột phá của tỉnh trong thời gian tới. Có thể khẳng định, Trà Vinh là một trong số ít tỉnh của ĐBSCL có tiềm năng, lợi thế khách quan để phát triển thành trung tâm kinh tế biển của khu vực. Tuy đạt được nhiều thành tựu tích cực nhưng quản lí phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng còn có một số điểm cần lưu ý: - Quy hoạch phát triển tổng thể cấp vùng có mặt còn hạn chế, chưa có sự liên kết, thống nhất quy hoạch, kế hoạch giữa các tỉnh trong khu vực và giữa địa phương với bộ, ngành Trung ương. Do đó, chưa xác định đúng tiềm năng, lợi thế của tỉnh và triển khai chưa thống nhất dẫn đến nguy cơ lãng phí nguồn lực quốc gia, nhất là đối với hệ thống cảng biển trên tuyến Luồng tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu (phát triển cảng khu vực này thành hệ thống cảng nước sâu là vị trí thuận lợi nhất, chi phí đầu tư thấp nhất và hiệu quả cao nhất, mang tính lan tỏa toàn vùng). - Tổ chức bộ máy quản lí các hoạt động liên quan kinh tế biển chưa thật sự tinh gọn, tồn tại hai cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng có chức năng, nhiệm vụ khá tương đồng (chỉ khác nhau về địa bàn quản lí). Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan có lúc thiếu chặt chẽ, nhất là trong công tác thẩm định dự án, giải phóng mặt bằng để triển khai dự án... - Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu trong điều kiện phát triển hiện nay; đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 10 đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế biển. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn còn có mặt hạn chế. - Công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường và phát triển tài nguyên biển theo hướng bền vững tuy có quan tâm nhưng thực hiện còn mang tính hình thức, việc tuân thủ pháp luật về biển, về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển chưa cao, nhất là các quy định về khai thác tài nguyên khoáng sản trên sông, trên biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ rừng... - Tỉnh Trà Vinh có xuất phát điểm kinh tế thấp, hạ tầng kinh tế – xã hội còn khó khăn, nhất là hạ tầng giao thông, cảng biển nên chưa phát huy được giá trị các công trình đã đầu tư và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh... - Các lĩnh vực chủ yếu của kinh tế biển phát triển chưa đồng đều, khai thác, đánh bắt thủy – hải sản là chủ yếu, công nghiệp chế biến chưa đáp ứng yêu cầu; năng lượng tái tạo chỉ mới phát triển ở giai đoạn đầu, còn rất nhiều tiềm năng chưa khai thác. Vận tải biển tuy có tiềm năng đặc biệt nhưng hạ tầng cảng biển và giao thông đường bộ chưa hoàn thiện, nhất là cảng Định An, cầu Đại Ngãi vẫn chưa hoàn thành. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Trong thời gian tới, tỉnh Trà Vinh cần tập trung phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và vai trò đặc biệt quan trọng của một trong những trung tâm kinh tế biển đối với sự phát triển chung của cả khu vực. Trong đó, tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau: (1) Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của biển và kinh tế biển. Kịp thời xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế tổng thể kinh tế biển, nhất là những lĩnh vực có tiềm năng đặc biệt như giao thông – vận tải biển, năng lượng tái tạo, hạ tầng công nghiệp, đô thị, du lịch ven biển và các dịch vụ hậu cần kinh tế... Đảm bảo phát triển đồng bộ không gian kinh tế biển và không gian kinh tế – xã hội vùng đất liền, tạo động lực cho nhau phát triển; đảm bảo an toàn về môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Đồng thời, tăng cường liên kết tiểu vùng, toàn vùng, tranh thủ sự ủng hộ của bộ, ngành Trung ương trong phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo phát huy hiệu quả lợi thế cả tương đối lẫn tuyệt đối của tỉnh, từng tỉnh và của toàn vùng ĐBSCL, nhất là các tỉnh, thành có chung vùng biển như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu. (2) Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực đầu tư trên các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, đặc biệt là khai thác, phát triển cảng Định An, Khu kinh tế Định An. Trong đó, lấy cảng Định An làm hướng đi đột phá, tạo động lực cho toàn bộ nền kinh tế biển và phát triển dần cảng Định An thành cụm cảng quy mô lớn, có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng đến 200.000 tấn hoặc hơn trong tương lai. Đồng thời, nhanh chóng đầu tư hệ thống giao thông đường bộ để kết nối với tuyến cao tốc Trung Lương – Cần Thơ, thông tuyến và mở rộng quốc lộ 60 kết nối toàn tuyến duyên hải phía Đông đồng bằng. Bên cạnh đó, đầu tư khôi phục sân bay Long Toàn (đã được dành quỹ đất 719 hecta trong khu kinh tế) vừa phục vụ Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 11 quân sự, vừa phục vụ phát triển kinh tế, tìm kiếm cứu nạn trong bối cảnh khoa học hiện đại, cần sự tranh thủ thời gian chiến lược. (3) Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lí nhà nước về phát triển kinh tế biển, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như cơ chế phối hợp các cơ quan quản lí nhà nước có liên quan. Trong đó, nên chăng đưa Ban Quản lí Khu kinh tế vào Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh bởi hai cơ quan này tuy có không gian quản lí khác nhau, cơ chế, chính sách áp dụng có một vài điểm khác nhau nhưng suy cho cùng có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, thể hiện rõ nhất là có cùng đối tượng phục vụ là doanh nghiệp. Việc phân chia thành hai không gian kinh tế khác nhau tuy tạo cho khu kinh tế, khu công nghiệp sự linh hoạt nhất định nhưng từng lúc lại không đảm bảo sự nhất quán, mang tính tổng thể cho toàn bộ nền kinh tế. (4) Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng với phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao; trong đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lí gắn với thu hút, sử dụng nhân tài. Đặc biệt, tập trung đầu tư và phát huy hơn nữa vai trò của Trường Đại học Trà Vinh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo sự chuyển biển mạnh mẽ nguồn nhân lực, đảm bảo số lượng, chất lượng, phù hợp nhu cầu xã hội, phục vụ phát triển ngành kinh tế biển, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. (5) Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với không chỉ các doanh nghiệp có liên quan đến kinh tế biển, ngư dân, người dân ven biển... mà còn đến toàn thể Nhân dân, tạo sự đồng thuận của xã hội trong phát triển kinh tế. Nội dung tuyên truyền tập trung vào quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, kiến thức về biển, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, tránh thiên tai... nói riêng, xác định đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, mà trước tiên là đội ngũ cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền phản bác các luận điệu xuyên tạc về chủ trương, chính sách và vấn đề lợi dụng chính sách hỗ trợ trong phát triển kinh tế để trục lợi. (6) Chủ động hội nhập sâu hơn nữa kinh tế quốc tế trên cơ sở ổn định, phát triển bền vững; phải xác định hội nhập khu vực và quốc tế là một trong những khâu then chốt để phát triển. Tiếp tục tranh thủ huy động các nguồn vốn quốc tế để phát triển và khai thác hiệu quả nguồn lực, kết cấu hạ tầng vùng biển. Xác định rõ đơn vị đi đầu, tiên phong trong hợp tác quốc tế, từ đó mở rộng sự liên kết, hợp tác trên những lĩnh vực tỉnh có tiềm năng nhằm nhanh chóng tiếp thu công nghệ, phương pháp quản lí, đặc biệt là phát triển thương mại, dịch vụ. (7) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động kinh tế biển, đảm bảo kịp thời phát huy những ưu điểm, thành tựu đã đạt được cũng như khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình phát triển. Đồng thời, bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh. Xây dựng lực lượng công an, quân sự, biên phòng khu vực ven biển vững mạnh, làm nòng cốt bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng biển. Nâng cao năng lực hoạt động của các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, ứng phó Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 12 với biến đổi khí hậu, nước biển dâng khu vực biển; bảo đảm an ninh, an toàn cho dân cư, người lao động và các hoạt động kinh tế khu vực biển. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Quyết định số 487/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. [2] Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 10/4/2018 về khai thác tốt tiềm năng kinh tế biển trở thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh gắn với thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Định An. [3] Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh (khoá IX). Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 về ban hành một số chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020. [4] Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Quyết định số 1590/QĐ-UBND ngày 04/10/2011 về việc thành lập Chi cục Biển và Đảo trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. [5] Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Trà Vinh. Báo cáo số 590-BC/TU ngày 30/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 26/11/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường công tác quản lí tổng hợp vùng ven biển tỉnh Trà Vinh. [6] Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Báo cáo số 08/BC-UBND ngày 22/01/2016 về tình hình thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2015 và kế hoạch năm 2016. [7] Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Báo cáo số 265/BC-UBND ngày 22/12/2016 về tình hình thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2016; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2017. [8] Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Báo cáo số 08/BC-UBND ngày 18/01/2018 về tình hình thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế –xã hội năm 2017 và kế hoạch năm 2018. [9] Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Báo cáo số 340/BC-UBND ngày 17/12/2018 về tình hình thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2018 và kế hoạch năm 2019. [10] Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh. Báo cáo số 315/BC-UBND ngày 17/12/2019 về tình hình thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2019 mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2020. [11] Bộ Giao thông Vận tải. Quyết định số 3744/QĐ-BGTVT ngày 30/11/2007 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 13 [12] Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. [13] Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 05/9/2011 về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh đến năm 2030.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_li_nha_nuoc_doi_voi_phat_trien_kinh_te_bien_tren_dia_ba.pdf
Tài liệu liên quan