Một số vấn đề cần quan tâm trong quá
trình xây dựng khung pháp lý quản lý giao
dịch tiền ảo ở Việt Nam
Quản lý giao dịch tiền ảo và thuế đối với
tiền ảo là những nội dung quan trọng cần xác
định hướng tiếp cận cụ thể, phù hợp khi xây
dựng khung pháp lý quản lý giao dịch tiền ảo ở
Việt Nam. Quản lý một cách hiệu quả các giao
dịch này sẽ giúp Nhà nước hạn chế nguy cơ rửa
tiền, tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
trong giao dịch. Đồng thời, trong quản lý nhà
nước, việc quy định chính sách thuế hợp lý sẽ
góp phần bảo đảm hoạt động giao dịch tiền ảo
có trật tự và giúp Nhà nước tăng nguồn thu ngân
sách. Do đó, trong quá trình nghiên cứu xây
dựng cơ sở pháp lý quản lý các giao dịch tiền ảo
và thuế đối với tiền ảo tại Việt Nam, trên cơ sở
kinh nghiệm của Nhật Bản, cần quan tâm một
số vấn đề chính như sau:
- Cùng với việc hình thành cơ quan có chức
năng quản lý nhà nước về vấn đề tiền ảo, cần ghi
nhận địa vị pháp lý của tiền ảo (là tài sản, hàng
hóa hay phương tiện thanh toán), để quản lý hiệu
quả các giao dịch tiền ảo; đồng thời, xây dựng các
tiêu chí cụ thể về mặt pháp lý và công nghệ để từ
đó cấp phép hoạt động cho các sàn giao dịch tiền
ảo và các công ty trung gian trong lĩnh vực này tại
Việt Nam. Sau khi bộ tiêu chí cụ thể được ban
hành, các tổ chức có liên quan trong một thời hạn
nhất định có thể thực hiện một số thay đổi nội bộ
để phù hợp với yêu cầu của Nhà nước, sau đó đề
nghị cơ quan quản lý nhà nước cấp phép nếu đã đủ
điều kiện hoạt động theo tiêu chí mới. Sau thời
hạn này, Nhà nước coi các công ty, sàn giao dịch
không được cấp phép là hoạt động không hợp
pháp và sẽ có biện pháp xử lý hành chính hoặc
hình sự theo mức độ vi phạm khi phát hiện.
- Trên cơ sở xác định tiền ảo là một phương
tiện thanh toán hoặc một hình thức tương tự, cần
mạnh dạn cân nhắc, xem xét việc không tính thuế
tiêu thụ (hay thuế giá trị gia tăng – VAT) đối với
các giao dịch sử dụng tiền ảo mua hàng hóa hoặc
dịch vụ, hoặc các giao dịch tiền ảo – tiền mặt.
Việc miễn thuế tiêu thụ sẽ phù hợp với cách xác
định địa vị pháp lý của tiền ảo, tạo sự thống nhất
cho khung pháp lý quản lý tiền ảo. Đối với thuế
trên thu nhập từ tiền ảo, cần tiếp cận theo hướng
tùy theo đối tượng để tính thuế thu nhập doanh
nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân.
- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
khuyến khích người dân thực hiện các giao dịch
tiền ảo thông qua sàn giao dịch hoặc các tổ chức,
công ty trung gian đã được cấp phép; hạn chế
thực hiện giao dịch giữa các ví cá nhân với nhau
để tránh nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng tính ẩn danh
của các loại ví điện tử để thực hiện hành vi lừa
đảo, chiếm đoạt tài sản.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý giao dịch tiền ảo, thuế đối với tiền ảo ở nhật bản và những vấn đề cần quan tâm trong quá trình xây dựng cơ sở pháp lý về lĩnh vực này tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHAÙP LUAÄT THEÁ GIÔÙI
80
Tiền ảo, hay tiền mã hóa, có thể coi là một
trong những thành tựu nổi bật của cách mạng công
nghiệp 4.0, bên cạnh những phát minh về tự động
hóa hay trí tuệ nhân tạo. Những ưu điểm không
thể phủ nhận của tiền ảo so với tiền giấy hiện nay
bao gồm tính bảo mật, khả năng chống làm giả
hoặc copy Tuy nhiên, việc sử dụng tiền ảo vào
giao dịch trao đổi với tiền mặt (sau đây xin gọi là
“giao dịch tiền ảo – tiền mặt”) hay dùng tiền ảo
mua hàng hóa hoặc dịch vụ cũng tiềm ẩn nhiều
nguy cơ, rủi ro do tính ẩn danh cao của các ví điện
tử cá nhân chứa tiền ảo. Đối mặt với vấn đề trên,
nhiều Chính phủ đã nghiên cứu và đưa ra các
phương thức quản lý khác nhau, tùy theo điều kiện
cụ thể của từng khu vực, từng quốc gia. Nhật Bản
là một trong những quốc gia sớm nhận diện được
xu hướng phát triển của thị trường tiền ảo và kịp
thời ban hành các đạo luật cụ thể điều chỉnh các
vấn đề có liên quan đến tiền ảo, trong đó có giao
dịch tiền ảo, thuế tiêu thụ đối với các giao dịch
này và thuế thu nhập đối với tổ chức, cá nhân thu
được lợi nhuận từ giao dịch2.
Bài viết này giới thiệu các quy định của pháp
luật Nhật Bản có liên quan đến các nội dung trên,
như Luật Dịch vụ thanh toán và một số hướng
dẫn của Cơ quan Thuế Quốc gia Nhật Bản. Trên
cơ sở đó, bài viết đề xuất một số vấn đề cần quan
tâm trong quá trình nghiên cứu, xây dựng khung
pháp lý phù hợp, chặt chẽ, thống nhất đối với vấn
đề quản lý giao dịch tiền ảo và thuế đối với tiền
ảo tại Việt Nam.
1. Quản lý giao dịch tiền ảo và thuế đối với
tiền ảo ở Nhật Bản
1.1. Quy định của pháp luật Nhật Bản đối
với giao dịch tiền ảo
Hiện nay, có 02 loại hình giao dịch tiền ảo:
(i) thông qua sàn giao dịch, và (ii) giữa các ví cá
nhân với nhau. Về chính sách, Chính phủ Nhật
Bản chỉ quản lý loại hình thông qua sàn giao
dịch, và hoàn toàn bỏ ngỏ đối với hình thức giao
Tóm tắt: Cùng với sự phát triển của thị trường tiền ảo, xu hướng thực hiện các giao dịch sử dụng
tiền ảo cũng ngày càng gia tăng. Thực tế này đòi hỏi các Chính phủ cần có cách tiếp cận phù hợp,
vừa bảo đảm sự tự do nhất định cho các bên trong giao dịch, vừa có thể tăng nguồn thu cho Nhà
nước qua chính sách thuế hợp lý. Dựa trên những phân tích về kinh nghiệm của pháp luật Nhật Bản
đối với vấn đề này, bài viết đưa ra một số kiến nghị, đề xuất cho Việt Nam trong quá trình xây dựng
khung pháp lý quản lý tiền ảo.
Từ khóa: Tiền ảo, Nhật bản, Bitcoin
Nhận bài: 05/05/2018; Hoàn thành biên tập: 13/06/2018; Duyệt đăng: 24/07/2018
Abstract: With the development of virtual currency market, the trend of making transaction
using virtual currency is increasing. This reality requires the Government to have suitable approach
ensuring the certain freedom for parties in transaction and increasing revenue for the State via
suitable tax policy. Basing on analysis on experience of Japan on this matter, the article makes
suggestions, proposals for Vietnam in the process of developing legal frame for the management of
virtual currency.
Keywords: Virtual currency, Japan, Bitcoin
Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 13/06/2018; Date of approval: 24/07/2018
QUẢN LÝ GIAO DỊCH TIỀN ẢO, THUẾ ĐỐI VỚI TIỀN ẢO Ở NHẬT BẢN VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ
PHÁP LÝ VỀ LĨNH VỰC NÀY TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Huy Hoàng Nam1
1 Thạc sỹ, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp
2 Cụm từ “giao dịch tiền ảo” trong bài viết này được sử dụng để chỉ 02 loại giao dịch: giao dịch tiền ảo – tiền mặt
và giao dịch sử dụng tiền ảo mua hàng hóa hoặc dịch vụ.
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
81
dịch giữa các ví cá nhân. Nguyên nhân của chính
sách này có thể là do việc chứng minh một cá
nhân là chủ sở hữu của ví tiền ảo nào đó trong
thực tế là rất khó, thậm chí gần như không thể3.
Do đó, quản lý dòng tiền qua lại giữa các ví cá
nhân với nhau cũng là một nhiệm vụ gần như bất
khả thi đối với cơ quan quản lý nhà nước tại thời
điểm hiện nay.
Đối với các quy định nhằm mục đích quản lý
giao dịch tiền ảo, Luật Dịch vụ thanh toán của Nhật
Bản sử dụng một số khái niệm chuyên biệt sau:
Dịch vụ giao dịch tiền ảo (Virtual Currency
Exchange Service)
Theo quy định tại Điều 2.7 của Đạo luật này,
thuật ngữ “dịch vụ giao dịch tiền ảo” được hiểu
là một trong những hoạt động sau trong quá trình
kinh doanh:
(i) Mua bán tiền ảo hoặc trao đổi với một loại
tiền ảo khác;
(ii) Cung cấp dịch vụ trung gian, môi giới
hoặc đại lý cho hoạt động tại mục (i); và
(iii) Người thực hiện các hành vi tại mục (i)
và (ii) (người sử dụng) thực hiện việc quản lý
tiền hoặc tiền ảo của mình.
Theo đánh giá của một số luật sư trong lĩnh
vực tài chính – ngân hàng tại Nhật Bản, từ định
nghĩa trên, có thể thấy nhiều hoạt động liên quan
đến trao đổi, mua bán tiền ảo nằm trong phạm vi
điều chỉnh của Luật Dịch vụ thanh toán, như:
- Hoạt động trao đổi, trong đó người sử dụng
bán hoặc mua tiền ảo từ người sử dụng khác;
- Các cửa hàng có thực hiện hoạt động mua
bán tiền ảo;
- Hoạt động của máy ATM Bitcoin (BTM);
- Hoạt động chào bán tiền ảo lần đầu ra công
chúng (Initial Coin Offerings – ICOs);
- Các công ty trung gian, môi giới hoạt động
mua bán tiền ảo4
Tuy nhiên, cần lưu ý, định nghĩa trên không
điều chỉnh các hoạt động không liên quan trực tiếp
đến giao dịch tiền ảo, như việc “đào” tiền ảo, phát
triển phần mềm hoặc cung cấp dịch vụ ví tiền ảo5
Nhà cung cấp dịch vụ giao dịch tiền ảo
(Virtual Currency Exchange Service Provider)
và các nội dung có liên quan
a) Phạm vi của thuật ngữ “nhà cung cấp dịch
vụ giao dịch tiền ảo”
Căn cứ theo quy định của Luật Dịch vụ thanh
toán của Nhật Bản, các sàn giao dịch tiền ảo và các
công ty trung gian, môi giới cho hoạt động mua bán,
trao đổi tiền ảo có thể coi là những ví dụ tiêu biểu
cho các “Nhà cung cấp dịch vụ giao dịch tiền ảo”.
Chính phủ khuyến khích người dân giao dịch
qua các sàn giao dịch, bởi các sàn này, để có thể
hoạt động, đều phải gửi hồ sơ đăng ký trực tiếp
đến Thủ tướng Chính phủ, và chỉ khi được Thủ
tướng chấp thuận, các sàn giao dịch tiền ảo mới
được hoạt động trong phạm vi Nhật Bản. Tổ
chức, cá nhân nước ngoài muốn trở thành một
Nhà cung cấp dịch vụ giao dịch tiền ảo tại Nhật
Bản cũng phải được cấp phép như chủ thể trong
nước. Một cá nhân, tổ chức muốn được cấp phép
phải nộp đơn đăng ký bao gồm tên của đồng tiền
ảo được mua bán, nội dung và phương tiện của
dịch vụ giao dịch tiền ảo và các nội dung chi tiết
khác. Hồ sơ đăng ký bao gồm đơn đăng ký nộp
kèm theo các tài liệu, bao gồm tài liệu chứng
minh rằng không có cơ sở nào cho việc từ chối
đăng ký, tài liệu tài chính và tài liệu giải thích
việc thiết lập một hệ thống đảm bảo thực thi và
cung cấp phù hợp, an toàn cho dịch vụ giao dịch
tiền ảo (Điều 63.3 Luật Dịch vụ thanh toán).
b) Nghĩa vụ của Nhà cung cấp dịch vụ giao
dịch tiền ảo
Sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ chấp
thuận, một Nhà cung cấp dịch vụ giao dịch tiền
3 Hiện nay, việc tạo một ví tiền ảo là rất đơn giản. Chẳng hạn, đối với ví MyEtherWallet để lưu trữ và nhận/gửi đồng
Etherium, người sử dụng chỉ cần truy cập vào trang web https://www.myetherwallet.com/, đăng ký mật khẩu, sau
đó tải file Keystore chứa mã khóa cá nhân (private key) về máy tính là đã hoàn thành xong việc tạo một ví cá nhân.
Do việc tạo một ví tiền ảo đơn giản như vậy, một người có thể tạo ra rất nhiều ví mà không phải cung cấp bất kỳ
một thông tin cá nhân nào cho nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử. Tính ẩn danh của các ví tiền ảo, vì vậy, cũng ở mức
độ rất cao.
4 Chi tiết xem
5 “Đào” tiền ảo (coin mining) thực chất là hoạt động của máy tính giải các thuật toán dựa trên công nghệ chuỗi khối
(blockchain). Việc giải thành công các thuật toán này ra kết quả là các đáp số. Mỗi đáp số là một đồng tiền ảo.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
82
ảo trong quá trình hoạt động cũng phải tuân thủ
thực hiện các nghĩa vụ được Luật Dịch vụ thanh
toán quy định, như nghĩa vụ nhận diện danh tính
khách hàng; thực hiện giải trình với khách hàng
khi có yêu cầu hợp lý; phân tách rõ tài sản của
khách hàng với tài sản của Nhà cung cấp; lưu trữ
dữ liệu về giao dịch; kiểm toán nội bộ
Để có thể thực hiện các nghĩa vụ trên và hoạt
động một cách an toàn, minh bạch trên lãnh thổ
Nhật Bản, các Nhà cung cấp dịch vụ tiền ảo trước
tiên cần đáp ứng được một số điều kiện cơ bản do
Luật Dịch vụ thanh toán đặt ra, như:
- Có ít nhất một giám sát viên và một quản trị
viên nội bộ thông thạo pháp luật Nhật Bản;
- Đặt trụ sở thực tế tại Nhật Bản;
- Đảm bảo việc xây dựng, kiểm soát, vận
hành hệ thống thông tin điện tử khỏi các cuộc tấn
công của tin tặc; bảo vệ thông tin cá nhân, thông
tin giao dịch của khách hàng;
- Lưu giữ tiền pháp định của người sử dụng và
tiền thuộc quỹ kinh doanh của Nhà cung cấp đó
trong hai tài khoản ngân hàng riêng biệt. Đồng
thời, tiền ảo của người sử dụng và tiền ảo của Nhà
cung cấp cũng phải được phân tách rõ trên hệ
thống chuỗi khối. Bên cạnh đó, Nhà cung cấp dịch
vụ tiền ảo còn phải đảm bảo mỗi người sử dụng có
thể dễ dàng tiếp cận và nhận biết tài khoản tiền
thật và tiền ảo của mình tại bất kỳ thời điểm nào.
Ngoài ra, căn cứ theo Luật Ngăn chặn chuyển
tiền do phạm tội mà có, các Nhà cung cấp dịch
vụ giao dịch tiền ảo cần nhận diện danh tính
khách hàng trước khi mở tài khoản. Hoạt động
này được thực hiện chủ yếu bằng cách gửi email
giới hạn người đọc tới khách hàng và thực hiện
cơ chế kiểm soát nội bộ nghiêm ngặt nhằm mục
đích phòng chống rửa tiền6.
Như vậy, về lý thuyết, Chính phủ thông qua
các biện pháp trên hoàn toàn có thể quản lý dòng
tiền qua lại giữa các tài khoản đã đăng ký tại các
sàn giao dịch nói riêng cũng như các Nhà cung
cấp dịch vụ giao dịch tiền ảo nói chung. Nói cách
khác, giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo giữa các
tài khoản của nhà đầu tư qua sàn giao dịch đều
nằm trong sự kiểm soát nhất định của Chính phủ.
Cơ chế báo cáo thường kỳ (theo năm), cơ chế và
lý do báo cáo đột xuất của các Nhà cung cấp cho
cơ quan có thẩm quyền (chẳng hạn, trong trường
hợp phát hiện thấy giao dịch bất thường) cũng
đều được quy định trong Điều 63.14 Luật Dịch
vụ thanh toán.
Trường hợp Nhà cung cấp dịch vụ giao dịch
tiền ảo vi phạm các nghĩa vụ trên, tùy theo mức
độ và hình thức vi phạm, Luật Dịch vụ thanh
toán và Luật Ngăn chặn chuyển tiền do phạm tội
mà có đều quy định các chế tài tương ứng, từ
phạt tiền đến phạt tù có thời hạn.
1.2. Các quy định về thuế đối với tiền ảo
Cũng như nhiều quốc gia khác, liên quan đến
vấn đề thuế đối với tiền ảo, pháp luật Nhật Bản
tập trung giải quyết 02 vấn đề chính, bao gồm:
Thuế tiêu thụ và thuế thu nhập.
Thuế tiêu thụ đối với giao dịch tiền ảo
Từ ngày 01 tháng 07 năm 2017, các giao dịch
dùng tiền mặt mua tiền ảo tại Nhật đã không còn
bị đánh thuế tiêu thụ (việc miễn trừ này được quy
định trong Lệnh của Nội các về Sửa đổi Lệnh Thi
hành Luật Thuế tiêu thụ)7. Các nhà chuyên môn
đánh giá, việc miễn thuế tiêu thụ đối với giao
dịch tiền ảo cũng là một trong những nguyên
nhân làm gia tăng khối lượng các giao dịch này
trong thời gian qua tại Nhật Bản.
Hiện nay, tại Nhật Bản, các giao dịch mua
bán, cho thuê tài sản hoặc cung cấp dịch vụ được
thực hiện trong nước (giao dịch nội địa) để phục
vụ mục đích kinh doanh là đối tượng chịu thuế
tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu các hàng
hóa từ nước ngoài vào Nhật Bản (giao dịch nhập
khẩu) cũng phải chịu thuế tiêu thụ từ thời điểm
hàng hóa đó được chuyển đi từ kho hàng. Tuy
nhiên, nếu hàng hóa hoặc dịch vụ đó thuộc danh
mục không phải chịu thuế thì sẽ được miễn thuế
tiêu thụ, chẳng hạn các phương tiện thanh toán
được quy định tại Luật Ngoại thương (Foreign
Exchange Act) hoặc các công cụ thanh toán trả
trước như tiền giấy, séc, thư tín dụng, các loại
voucher Lệnh sửa đổi của Nội các đã bổ sung
các giao dịch tiền ảo – tiền mặt vào danh sách
các giao dịch được miễn thuế.
Theo ý kiến chuyên môn của một số luật sư
trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tại Nhật Bản,
6 Như Chú thích số 2
7 Công báo của Nhật Bản, Bản đặc biệt Số 7, ngày 31 tháng 3 năm 2017, tr. 250.
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
83
việc đưa các giao dịch tiền ảo – tiền mặt vào
danh sách miễn thuế có thể là vì rất khó để xác
định loại giao dịch này thuộc vào phạm vi giao
dịch nội địa hay giao dịch nhập khẩu đã nêu. Các
giao dịch này không phải là giao dịch nhập khẩu
vì trên thực tế, không thể coi tiền ảo là một loại
hàng hóa được chuyển đi từ kho hàng. Bên cạnh
đó, một giao dịch tiền ảo – tiền mặt có thuộc
phạm vi giao dịch nội địa hay không còn phụ
thuộc vào địa điểm văn phòng của bên bán tài
sản. Trước khi Lệnh sửa đổi được ban hành, chỉ
các giao dịch tiền ảo – tiền mặt do các Nhà cung
cấp dịch vụ giao dịch tiền ảo trong nước thực
hiện được coi là giao dịch nội địa, còn giao dịch
trong đó Nhà cung cấp nước ngoài là bên bán lại
không thuộc phạm vi trên8. Lệnh sửa đổi đã xóa
bỏ sự phân biệt giữa hai nhóm chủ thể, góp phần
mang lại sự công bằng cho môi trường kinh
doanh giữa các Nhà Cung cấp trong nước và
nước ngoài.
Cần lưu ý, việc miễn thuế tiêu thụ chỉ áp
dụng đối với các giao dịch tiền ảo – tiền mặt.
Trong khi đó, giao dịch đổi tiền ảo lấy tài sản
hoặc dịch vụ (nói cách khác, người mua trả tiền
ảo cho người bán tài sản hoặc người cung cấp
dịch vụ) vẫn phải chịu thuế thu nhập như giao
dịch sử dụng tiền truyền thống. Tuy nhiên, cách
tính thuế trong trường hợp này chưa được Luật
Thuế tiêu thụ quy định rõ. Do đó, tháng 12 năm
2017, Cơ quan thuế quốc gia của Nhật Bản đã
ban hành hướng dẫn cụ thể về vấn đề trên. Theo
hướng dẫn này, mức thuế suất đối với các giao
dịch tiền ảo (như Bitcoin – BTC) mua hàng hóa
hoặc dịch vụ được tính toán trên cơ sở chênh lệch
giữa giá của tiền ảo tại thời điểm mua và giá của
tiền ảo tại thời điểm được sử dụng để thanh toán
cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ, một người
mua 1 BTC với giá 200.000 yên, sau đó khi
Bitcoin tăng giá đến mức 1 triệu yên/BTC, người
này sử dụng Bitcoin để mua một hàng hóa với
giá 1 triệu yên. Tại thời điểm mua hàng hóa,
người này cần báo với cơ quan thuế về khoản lợi
nhuận mình có được (800.000 yên) do đồng BTC
tăng giá9.
Thuế thu nhập đối với giao dịch tiền ảo
Khác với thuế tiêu thụ, các nhà đầu tư khi thực
hiện các giao dịch tiền ảo tại Nhật Bản vẫn phải
chịu thuế thu nhập. Chẳng hạn, khi một nhà đầu tư
mua tiền ảo thông qua một Nhà cung cấp dịch vụ
giao dịch tiền ảo và tích trữ trong tài khoản thì
chưa bị đánh thuế thu nhập. Người này chỉ phải
chịu thuế thu nhập khi bán lại số tiền ảo này cho
một Nhà cung cấp hoặc cho người khác thông qua
Nhà cung cấp. Trường hợp này, thuế suất được
tính trên số tiền chênh lệch giữa giá chuyển
nhượng tại thời điểm mua và thời điểm bán.
Cũng theo hướng dẫn của Cơ quan thuế quốc
gia, về cơ bản, một người sẽ phải chịu thuế nếu
có thu nhập từ 200.000 yên trở lên/năm từ các
giao dịch tiền ảo. Lợi nhuận từ các giao dịch này
được coi là thu nhập khác ngoài thu nhập chính.
Trường hợp thu nhập từ tiền ảo từ 1 triệu yên trở
lên, mức thuế sẽ được tính theo các mức thu nhập
cụ thể. Chẳng hạn, mức thuế thấp nhất (5%) đối
với những người có thu nhập từ 1 triệu đến 1,95
triệu yên. Mức cao nhất (45%) đối với những
người có thu nhập từ 40 triệu yên trở lên. Ngoài
ra, thu nhập này còn phải chịu thuế địa phương
(municipal/residential tax) ở mức 10%. Như vậy,
tổng mức thuế cao nhất một người có thể phải
chịu đối với thu nhập từ tiền ảo là 55%.10
1.3. Một số nhận xét về phương thức quản
lý giao dịch tiền ảo và thuế đối với tiền ảo tại
Nhật Bản
Có thể thấy, pháp luật Nhật Bản về quản lý
giao dịch tiền ảo và thuế đối với tiền ảo là tương
đối mềm dẻo, linh hoạt, đưa ra khung pháp lý chặt
chẽ, phù hợp đối với các hoạt động thuộc phạm vi
điều chỉnh, tuy nhiên cũng sẵn sàng bỏ ngỏ đối
với những vấn đề thực tế luật pháp không thể bao
quát hết. Về cơ bản, khung pháp lý của Nhật Bản
đối với các giao dịch tiền ảo và vấn đề thuế đối
với tiền ảo có những nội dung sau:
- Đối với hai loại hình giao dịch tiền ảo (giao
dịch qua sàn giao dịch tiền ảo và giao dịch giữa
các ví cá nhân với nhau), pháp luật Nhật Bản tập
trung quản lý và tạo cơ chế minh bạch, thống
nhất đối với loại hình đầu tiên; từ đó gián tiếp
8 Chi tiết xem https://www.dlapiper.com/en/abudhabi/insights/publications/2017/03/global-tax-news-mar-
2017/japan-exempts-virtual-currencies/
9 https://www.japantimes.co.jp/news/2018/02/18/business/financial-markets/cryptoprofits-taxable-filed/#.Wo-wlbiz-1s
10 Như trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
84
khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt
động mua bán, trao đổi tiền ảo thông qua các tổ
chức, công ty trung gian, các sàn giao dịch đã
được Nhà nước công nhận.
Về loại hình giao dịch thứ hai, có thể do tính ẩn
danh cao của các ví điện tử cá nhân và thực tế rất
khó kiểm soát các giao dịch sử dụng ví cá nhân,
Nhật Bản chưa có quy định quản lý những giao
dịch này. Theo đó, các chủ thể giao dịch dưới hình
thức này tuy không phải chịu sự quản lý, không
phải đóng thuế cho Nhà nước, nhưng khi xảy ra
tranh chấp hoặc một bên vi phạm hợp đồng, bên
còn lại không có cơ sở để yêu cầu cơ quan nhà nước
có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích của mình.
- Về thuế đối với tiền ảo, pháp luật Nhật Bản
quy định, các giao dịch sử dụng tiền pháp định
mua tiền ảo và ngược lại được miễn thuế tiêu thụ
(do tiền ảo không phải là một loại hàng hóa). Tuy
nhiên, các giao dịch tiền ảo mua hàng hóa hoặc
dịch vụ vẫn phải chịu thuế tiêu thụ. Bên cạnh đó,
lợi nhuận có được từ đầu tư tiền ảo phải chịu thuế
thu nhập với tỷ lệ cao.
2. Một số vấn đề cần quan tâm trong quá
trình xây dựng khung pháp lý quản lý giao
dịch tiền ảo ở Việt Nam
Quản lý giao dịch tiền ảo và thuế đối với
tiền ảo là những nội dung quan trọng cần xác
định hướng tiếp cận cụ thể, phù hợp khi xây
dựng khung pháp lý quản lý giao dịch tiền ảo ở
Việt Nam. Quản lý một cách hiệu quả các giao
dịch này sẽ giúp Nhà nước hạn chế nguy cơ rửa
tiền, tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
trong giao dịch. Đồng thời, trong quản lý nhà
nước, việc quy định chính sách thuế hợp lý sẽ
góp phần bảo đảm hoạt động giao dịch tiền ảo
có trật tự và giúp Nhà nước tăng nguồn thu ngân
sách. Do đó, trong quá trình nghiên cứu xây
dựng cơ sở pháp lý quản lý các giao dịch tiền ảo
và thuế đối với tiền ảo tại Việt Nam, trên cơ sở
kinh nghiệm của Nhật Bản, cần quan tâm một
số vấn đề chính như sau:
- Cùng với việc hình thành cơ quan có chức
năng quản lý nhà nước về vấn đề tiền ảo, cần ghi
nhận địa vị pháp lý của tiền ảo (là tài sản, hàng
hóa hay phương tiện thanh toán), để quản lý hiệu
quả các giao dịch tiền ảo; đồng thời, xây dựng các
tiêu chí cụ thể về mặt pháp lý và công nghệ để từ
đó cấp phép hoạt động cho các sàn giao dịch tiền
ảo và các công ty trung gian trong lĩnh vực này tại
Việt Nam. Sau khi bộ tiêu chí cụ thể được ban
hành, các tổ chức có liên quan trong một thời hạn
nhất định có thể thực hiện một số thay đổi nội bộ
để phù hợp với yêu cầu của Nhà nước, sau đó đề
nghị cơ quan quản lý nhà nước cấp phép nếu đã đủ
điều kiện hoạt động theo tiêu chí mới. Sau thời
hạn này, Nhà nước coi các công ty, sàn giao dịch
không được cấp phép là hoạt động không hợp
pháp và sẽ có biện pháp xử lý hành chính hoặc
hình sự theo mức độ vi phạm khi phát hiện.
- Trên cơ sở xác định tiền ảo là một phương
tiện thanh toán hoặc một hình thức tương tự, cần
mạnh dạn cân nhắc, xem xét việc không tính thuế
tiêu thụ (hay thuế giá trị gia tăng – VAT) đối với
các giao dịch sử dụng tiền ảo mua hàng hóa hoặc
dịch vụ, hoặc các giao dịch tiền ảo – tiền mặt.
Việc miễn thuế tiêu thụ sẽ phù hợp với cách xác
định địa vị pháp lý của tiền ảo, tạo sự thống nhất
cho khung pháp lý quản lý tiền ảo. Đối với thuế
trên thu nhập từ tiền ảo, cần tiếp cận theo hướng
tùy theo đối tượng để tính thuế thu nhập doanh
nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân.
- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
khuyến khích người dân thực hiện các giao dịch
tiền ảo thông qua sàn giao dịch hoặc các tổ chức,
công ty trung gian đã được cấp phép; hạn chế
thực hiện giao dịch giữa các ví cá nhân với nhau
để tránh nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng tính ẩn danh
của các loại ví điện tử để thực hiện hành vi lừa
đảo, chiếm đoạt tài sản./.
Tài liệu tham khảo
1. Luật Dịch vụ thanh toán của Nhật Bản;
2. Luật Ngăn chặn chuyển tiền do phạm tội
mà có của Nhật Bản;
3. https://coinmarketcap.com/
4. https://www.myetherwallet.com/
5.
2017/07/Japanese_VC_Act_and_Registration-
Overview_170704.pdf
6. https://www.dlapiper.com/en/abudhabi/ins
ights/publications/2017/03/global-tax-news-mar-
2017/japan-exempts-virtual-currencies/
7.https://www.japantimes.co.jp/news/2018/
02/18/business/financial-markets/cryptoprofits-
taxable-filed/#.Wo-wlbiz-1s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_giao_dich_tien_ao_thue_doi_voi_tien_ao_o_nhat_ban_va.pdf