Kết luận
Nhìn chung, các hoạt động của các BM trực
thuộc Khoa Văn hóa - Du lịch, Trường ĐH Đồng
Tháp trong thời gian qua cơ bản đáp ứng được
yêu cầu, nhiệm vụ của một đơn vị đào tạo. Tuy
nhiên, vẫn còn một vài hạn chế cần được nhìn
nhận nghiêm túc hơn và có hướng xử lý để các
hoạt động đi vào chuyên sâu, nề nếp hơn, đáp
ứng yêu cầu công việc cũng như nâng cao chất
lượng đào tạo, nghiên cứu và đổi mới phương
pháp quản lý trong thời gian tới.
Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
của BM và công tác quản lý các BM trong thời
gian tới cần áp dụng một cách đồng bộ các giải
pháp cơ bản: hoàn thiện quy chế, phổ biến đến
toàn thể cán bộ, GV; Đào tạo, bồi dưỡng và tăng
cường vai trò của Trưởng BM; Đẩy mạnh sinh
hoạt chuyên môn theo hướng chuyên sâu, nâng
cao vai trò hạt nhân của BM; tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát và giảm tải cho Trưởng
BM. Các giải pháp này cần được triển khai một
cách đồng bộ và triệt để, tránh tình trạng nửa vời.
Có như vậy, hoạt động và công tác quản lý các
hoạt động tại các BM thuộc Khoa Văn hóa - Du
lịch trong thời gian tới mới mang lại kết quả như
mong muốn, góp phần phát triển các BM vững
mạnh, làm nền tảng thúc đẩy Khoa và nhà trường
phát triển không ngừng, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ trong tình hình mới./.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý hoạt động của các bộ môn thuộc khoa văn hóa - du lịch trường Đại học Đồng Tháp hiện nay, thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ MÔN THUỘC KHOA VĂN HÓA -
DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP HIỆN NAY,
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Trần Hoàng Phong1*
1Khoa Văn hóa - Du lịch, Trường Đại học Đồng Tháp
*Tác giả liên hệ: hphongdhspdt@gmail.com
Lịch sử bài báo
Ngày nhận: 23/5/2020; Ngày nhận chỉnh sửa: 24/6/2020; Ngày duyệt đăng: 29/6/2020
Tóm tắt
Bộ môn là đơn vị cơ sở cấu thành các khoa đào tạo và là nòng cốt trong các hoạt động của khoa
nói riêng và trường đại học nói chung. Hoạt động tại các bộ môn khái quát lại gồm 3 nhóm chính là
giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phát triển đội ngũ. Khoa Văn hóa - Du lịch Trường đại học Đồng
Tháp được thành lập từ năm học 2013-2014 gồm 3 bộ môn, quản lý 4 ngành đào tạo. Từ khi thành lập
đến nay, hoạt động của các bộ môn nhìn chung đáp ứng chức năng, nhiệm vụ được phân công, trong
đó công tác quản lý của các bộ môn thuộc Khoa Văn hoá - Du lịch đã đóng góp nhất định vào thành
quả chung của các bộ môn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, công tác quản lý dần dần bộc lộ một
số hạn chế, bất cập cần có định hướng khắc phục kịp thời; vì vậy, bài viết này tác giả trình bày: Thực
trạng hoạt động và quản lý hoạt động của các bộ môn thuộc Khoa Văn hóa - Du lịch thời gian qua,
đồng thời đánh giá thực trạng này, để từ đó đề xuất giải pháp quản lý hoạt động của các bộ môn nhằm
góp phần phát triển Khoa Văn hoá - Du lịch nói riêng, nâng cao chất lượng đào tạo Trường Đại học
Đồng Tháp nói chung.
Từ khóa: Khoa Văn hóa - Du lịch, quản lý hoạt động bộ môn, Trường Đại học Đồng Tháp.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MANAGING THE ACTIVITIES OF DIVISIONS IN CULTURE
AND TOURISM FACULTY, DONG THAP UNIVERSITY,
CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS
Tran Hoang Phong1*
1Faculty of Culture and Tourism, Dong Thap University
*Corresponding author: hphongdhspdt@gmail.com
Article history
Received: 23/5/2020; Received in revised form: 24/6/2020; Accepted: 29/6/2020
Abstract
Division is the component of the training faculty and the core of related activities of the faculty
in particular and the university in general. These related activities comprise 3 main types: teaching,
scientifi c research and faculty development. The Faculty of Culture - Tourism, Dong Thap University
was established in the academic year 2013 - 2014 with 3 divisions managing 4 training programs. Since
its foundation, the activities in all the divisions have generally met its functions and duties. Among them,
the divisons’ management has substantially contributed to the overall achievements. However, in their
activities the management has encountered a number of limitations requiring timely solutions. Therefore,
this article presents the recent situation and management of the divisions’ activities in Culture-Tourism
Faculty, making evaluations and suggestions to improve the quality of activity management, contributing
to the development of this faculty in particular and the quality of the University’s training in general.
Keywords: Culture - tourism faculty, Dong Thap University, managing division activities.
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 4, 2020, 3-12
4Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
1. Đặt vấn đề
Nếu như các khoa đào tạo là thành tố quan
trọng cấu thành nên bộ khung một trường đại học
(ĐH) thì bộ môn (BM) là nhân tố cốt lõi của mỗi
khoa. BM là đơn vị chuyên môn trực tiếp quản
lý và điều hành hoạt động của giảng viên (GV).
Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của
trường ĐH suy cho cùng đều được diễn ra tại các
BM. Vị thế của một cơ sở giáo dục, đào tạo về
cơ bản quyết định bởi chất lượng hoạt động đào
tạo từ các BM trường ĐH.
Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ và các
Bộ ngành Trung ương đã ban hành nhiều văn
bản quy phạm pháp luật như: Luật Giáo dục
ĐH ban hành năm 2012; Điều lệ trường ĐH ban
hành ngày 10 tháng 12 năm 2014; Thông tư liên
tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV giữa Bộ
Nội vụ và Bộ GD&ĐT Quy định mã số và tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng
dạy trong các trường ĐH công lập; Thông tư số
47/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT Quy định
chế độ làm việc đối với GV hình thành nên
khung cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động
của các cơ sở giáo dục, đào tạo nói chung và
công tác tổ chức và quản lý hoạt động của BM
trường ĐH nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động và quản lý
hoạt động của các BM của Khoa Văn hóa - Du
lịch Trường ĐH Đồng Tháp hiện nay, bài viết
trình bày nội dung chủ yếu về thực trạng và đề
xuất giải pháp quản lý hoạt động của các BM
nhằm góp phần phát triển Khoa Văn hoá - Du lịch
nói riêng, nâng cao chất lượng đào tạo Trường
ĐH Đồng Tháp nói chung.
2. Nội dung
2.1. Các BM thuộc Khoa Văn hóa - Du
lịch Trường ĐH Đồng Tháp
2.1.1. BM Việt Nam học
Bộ môn Việt Nam học thành lập từ năm học
2006-2007 thuộc Khoa Khoa học Xã hội và Nhân
văn, nay là Khoa Sư phạm Ngữ văn Trường ĐH
Đồng Tháp. Tính đến năm học 2019-2020, BM
Việt Nam học đã đào tạo liên tục 14 khoá chính
quy, 03 khóa không chính quy. Song song với đào
tạo sinh viên (SV) chính quy, BM Việt Nam học
còn tham gia hoạt động đào tạo các lớp nghiệp
vụ hướng dẫn viên du lịch, đào tạo liên thông,
văn bằng hai và liên kết đào tạo với các cơ sở
đào tạo ngoài tỉnh.
Từ những ngày đầu thành lập BM Việt
Nam học, GV chỉ có 05 người, trình độ cử nhân,
chuyên ngành chưa phù hợp. Song đến nay, 100%
GV của BM có trình độ thạc sĩ trở lên, chuyên
ngành phù hợp; trong đó có 01 tiến sĩ, 01 nghiên
cứu sinh. Đồng thời, BM thường xuyên mời các
doanh nhân, nhà quản lý ngành Văn hoá, Du lịch
và nhiều GV có trình độ cao trong và ngoài nhà
trường tham gia giảng dạy.
2.1.2. BM Quản lý văn hóa - Thư viện
BM Quản lý văn hóa thành lập năm học
2009-2010 thuộc Khoa Tâm lý giáo dục và Quản
lý giáo dục. Từ đó đến nay, BM Quản lý văn hóa
đào tạo được 08 khóa hệ chính quy, 01 khóa hệ
không chính quy.
BM Khoa học thư viện thành lập năm học
2005-2006, ngay từ buổi đầu, BM đối mặt nhiều
khó khăn, cụ thể: GV cơ hữu rất ít, chưa đạt chuẩn
trình độ và đúng chuyên ngành. Tuy nhiên, đến
thời điểm hiện tại, BM đào tạo 01 khóa trình
độ ĐH, 06 khóa trình độ cao đẳng chính quy
và nhiều khóa liên thông từ trung cấp, cao đẳng
lên ĐH.
Đến năm học 2013-2014 hai BM Quản lý
văn hóa và Khoa học thư viện được hợp nhất
thành BM Quản lý văn hóa - Thư viện thuộc Khoa
Văn hóa - Du lịch như ngày nay với đội ngũ GV
gồm 01 tiến sĩ, 04 thạc sĩ.
Ngoài hoạt động đào tạo, BM Quản lý văn
hóa - Thư viện thường xuyên kết hợp với các
đơn vị bên ngoài Trường, như Sở Văn hóa - Thể
thao - Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Ban Quản lý khu
di tích Nguyễn Sinh Sắc, Bảo tàng Đồng Tháp,
Vườn Quốc gia Tràm Chim tổ chức các sự
kiện văn hóa, du lịch vào các ngày lễ hoặc kỷ
niệm các sự kiện trên địa bàn tỉnh (Khoa Văn
hóa - Du lịch, 2015).
52.1.3. BM Công tác xã hội
Năm học 2005-2006, BM Công tác xã hội
được thành lập, có 3 GV thuộc Khoa Giáo dục
chính trị, sau đó BM được chuyển về Khoa Khoa
học Xã hội và Nhân văn và từ năm 2018 cho đến
nay, được chuyển về Khoa Văn hóa - Du lịch.
Tính đến thời điểm hiện tại, BM Công tác xã hội
có 5 GV, đều đạt trình độ thạc sĩ và có 1 GV đang
học nghiên cứu sinh ở nước ngoài, đã tham gia
đào tạo trình độ ĐH cho 15 khóa hệ chính quy;
đồng thời BM còn đào tạo học viên hệ không
chính quy các địa phương như Đồng Tháp, An
Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Kontum. Ngoài ra,
BM Công tác xã hội thường xuyên tổ chức và
tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa, báo cáo
chuyên đề, sự kiện, hoạt động thiện nguyện tại
các Trung tâm Bảo trợ xã hội trong và ngoài tỉnh.
2.2. Thực trạng hoạt động và quản lý hoạt
động của các BM thuộc Khoa Văn hóa - Du
lịch Trường ĐH Đồng Tháp
2.2.1. Hoạt động đào tạo, giảng dạy
Về hình thức đào tạo, giảng dạy: GV Khoa
Văn hóa - Du lịch thực hiện đầy đủ các hoạt động
theo tinh thần Thông tư 36, Thông tư 47 và Quy
định chế độ làm việc của Trường ĐH Đồng Tháp.
Từ năm học 2014-2015 đến nay GV của Khoa
chủ yếu giảng dạy trình độ ĐH, hình thức đào tạo
chính quy. Ngoài ra do nhu cầu đào tạo của các
địa phương trong vùng, các BM của Khoa Văn
hóa - Du lịch tham gia đào tạo, giảng dạy học
viên hệ không chính quy, tuy nhiên xét trên tổng
thể, đào tạo và giảng dạy hệ chính quy vẫn chiếm
tỷ trọng đáng kể. Tỷ lệ tương quan số giờ giảng
dạy giữa các BM được thể hiện trong Bảng 1.
Bảng 1. Tỷ lệ tương quan số giờ giảng dạy giữa các BM qua các năm học
Năm học
BM
2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019
GV % GD % GV % GD % GV % GD % GV % GD % GV % GD %
VNH 42 59 45 60 42 61 42 51 39 41
QLVH 42 10 35 8 37 13 32 20 33 24
CTXH 16 31 20 33 21 26 26 29 28 35
Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Chú thích: GV: tỷ lệ GV; GD: tỷ lệ giờ giảng dạy; VNH: BM Việt Nam học; QLVH: BM Quản lý văn
hóa -Thư viện; CTXH: BM Công tác xã hội.
Nguồn: (Khoa Văn hóa - Du lịch, 2014-2019) và (Phòng Đào tạo, 2014-2019).
Về số giờ giảng dạy: Theo quy định hiện
hành, mỗi GV giảng dạy 270 giờ trong một năm
học. Trong đó, GV có trình độ thạc sĩ được phép
giảng dạy tối đa 03 học phần trong mỗi học kỳ;
05 học phần đối với GV có trình độ tiến sĩ. Mỗi
học kỳ, BM tổ chức giảng dạy từ 15 đến 20 tín
chỉ cho mỗi lớp. Cũng theo quy định hiện nay về
đào tạo tín chỉ tại Trường ĐH Đồng Tháp, mỗi
chương trình đào tạo có tối thiểu 120 tín chỉ, tối
đa 140 tín chỉ. Tuy nhiên, số lượng GV ở mỗi
BM là khác nhau, số lớp SV cũng khác nhau
nên tổng số giờ giảng dạy của từng BM sẽ có
sự chênh lệch. Do đó, sự chênh lệch này không
có nhiều ý nghĩa về mặt thống kê nên chúng tôi
không phân tích sự khác biệt về số lượng giờ
giảng dạy giữa các BM.
Về chất lượng giảng dạy: Theo quy định
của nhà trường, hàng năm mỗi GV dự giờ đồng
nghiệp tối thiểu 02 tiết và được đồng nghiệp dự
giờ tương ứng. Trong những năm qua, tất cả GV
của các BM đều được đánh giá loại khá trở lên
sau các tiết dạy dự giờ. Ngoài ra, cuối mỗi học
kỳ, Phòng Đảm bảo chất lượng còn ngẫu nhiên
tiến hành cho SV đánh giá GV, 100% GV nhận
được phản hồi tốt từ SV, không có trường hợp
nào phải có sự nhắc nhở, điều chỉnh. Điều này thể
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 4, 2020, 3-12
6Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
hiện hai vấn đề: thứ nhất, công tác giảng dạy của
GV khá tốt, đáp ứng yêu cầu của SV; thứ hai, kết
quả đánh giá không đủ độ tin cậy. Theo chúng tôi,
khả năng thứ hai là cao hơn. Do đa phần các bảng
đánh giá của SV đều đồng loạt đánh giá ở mức
“tốt” hoặc “rất tốt” cho tất cả các tiêu chí (Phòng
Đảm bảo chất lượng, từ 2014 đến 2019). Có thể
các em chỉ đánh giá kiểu “trả nợ”, đánh giá nhanh
cho qua để được xem lịch thi mà không bỏ thời
gian nhận xét, đánh giá đúng đắn từng chi tiết.
Hơn nữa, chất lượng hoạt động giảng dạy
hiện nay của GV hầu như ít được quan tâm. Ngoài
việc SV đánh giá GV vào cuối học kỳ, các BM
chỉ tiến hành dự giờ GV mỗi năm học 02 tiết.
Thành phần tham dự chủ yếu là GV cùng BM,
thời gian dự giờ được báo trước, nên hiệu quả
đánh giá không cao.
Vấn đề biên soạn bài giảng, giáo trình: Trong
cả Khoa nói chung và tại các BM nói riêng trong
thời gian qua tuy được quan tâm, đôn đốc nhưng
hiệu quả mang lại chưa cao. Số lượng bài giảng,
giáo trình đăng ký thực hiện và nghiệm thu qua
các năm chưa nhiều, số lượng bài giảng, giáo
trình nghiệm thu đạt loại tốt khá khiêm tốn. Cụ
thể, từ năm học 2014-2015 đến năm học 2018-
2019 có 05 bài giảng, giáo trình được nghiệm thu.
Trong đó, BM Việt Nam học có 03 bài giảng. BM
Quản lý văn hóa có 02 bài giảng. BM Công tác
xã hội không có bài giảng nào được nghiệm thu
(Khoa Văn hóa - Du lịch, 2015-2019).
2.2.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Tại các BM thuộc Khoa Văn hóa - Du lịch,
hoạt động nghiên cứu khoa học về cơ bản đáp
ứng yêu cầu quy định khối lượng giờ nghiên cứu
khoa học của Nhà trường. Trong những năm học
qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của GV các
BM đạt kết quả nhất định, cụ thể thể hiện thông
qua biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 1. Tổng hợp khối lượng giờ nghiên cứu khoa học của các BM qua các năm học
Nguồn: (Phòng Khoa học và Công nghệ, 2014-2019).
Thư viện
7Biểu đồ 1 cho thấy sự chênh lệch khá khối
lượng giờ nghiên cứu khoa học giữa các BM.
Trong đó, BM Việt Nam học chiếm ưu thế về khối
lượng giờ nghiên cứu. Tiếp đến là BM Quản lý
văn hóa - Thư viện, thấp nhất là BM Công tác xã
hội. Tuy nhiên, khối lượng giờ nghiên cứu khoa
học của BM Việt Nam học biến động lớn. Cụ thể,
năm học 2015- 2016 số giờ nghiên cứu khoa học
của BM là 15.235 giờ cao gấp 15 lần so với năm
học 2018-2019 (chỉ đạt 1.071 giờ); hoặc liền sau
đó, khối lượng giờ nghiên cứu khoa học (năm
học 2016-2017) giảm đáng kể và chỉ đạt 3150
giờ. Trong khi đó, BM Quản lý văn hóa - Thư
viện mặc dù số giờ hoạt động không cao nhưng
luôn đạt chuẩn và ổn định; đối với BM Công tác
xã hội khối lượng giờ nghiên cứu khoa học khá
khiêm tốn.
Biểu đồ trên cho thấy, khối lượng giờ nghiên
cứu khoa học của các BM giảm nhiều. Lý giải
hiện tượng này từ hai nguyên nhân chủ yếu. Thứ
nhất, do nhà trường có sự thay đổi trong cách
tích giờ khoa học cho các hoạt động, đặc biệt là
hoạt động công bố bài báo trên các tạp chí trong
nước. Theo đó, các bài báo đăng trên các tạp chí
trong nước phải được in tại mục nghiên cứu mới
được tính tối đa số giờ theo công thức tính của
nhà trường. Thứ hai, thay đổi trong quy định về
quản lý tổng số giờ hoạt động nghiên cứu khoa
học. Cụ thể, mỗi năm học GV phải thực hiện tối
thiểu 600 giờ hoạt động khoa học, trong đó có 300
giờ do Khoa quản lý. Sự thay đổi đột ngột trong
quy định dẫn đến nhiều GV chưa thích nghi kịp
và hệ quả diễn ra hiện tượng nêu trên.
Mối tương quan về số lượng GV và số giờ
nghiên cứu khoa học của các BM qua các năm
học được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2. Tỷ lệ tương quan số giờ nghiên cứu khoa học giữa các BM qua các năm học
Năm học
BM
2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019
GV
%
NCKH
%
GV
%
NCKH
%
GV
%
NCKH
%
GV
%
NCKH
%
GV
%
NCKH
%
VNH 42 63 45 67 42 37 42 45 39 19
QLVH 42 27 35 17 37 29 32 42 33 80
CTXH 16 10 20 16 21 34 26 13 28 1
Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Chú thích: Xem Bảng 1.
Nguồn: (Khoa Văn hóa - Du lịch 2015-2019) và (Phòng Khoa học và Công nghệ 2015-2019).
Bảng 2 cho thấy, BM Việt Nam học vẫn
chiếm ưu thế trong hoạt động nghiên cứu khoa
học với số giờ thực hiện trong mỗi năm học đạt
tỷ lệ cao so với các BM còn lại. Ngoài nguyên
nhân do tác động bởi số lượng GV thì chuyên
ngành Việt Nam học cũng tương đối dễ tìm đề
tài viết hơn so với các chuyên ngành còn lại. Tuy
nhiên, hoạt động nghiên cứu khoa học của BM
Việt Nam học vẫn còn thiếu ổn định. BM Quản
lý văn hóa luôn có số giờ hoạt động khoa học cao
so với số lượng GV. Sự biến động qua các năm
cũng không lớn, chỉ có năm học 2018-2019 là
biến động lớn do sự thay đổi cách thức quản lý
từ nhà trường như đã được trình bày ở phần trên.
Trên đây, chúng tôi vừa đề cập đến hoạt
động nghiên cứu khoa học của các BM trên góc
độ số lượng dựa trên tổng số giờ hoạt động qua
các năm học. Xét về chất lượng của hoạt động
này, tạm thời có thể xem xét trên cơ sở số lượng
các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành,
tạp chí có chỉ số ISSN hoặc cao hơn.
Số lượng các bài báo được đăng trên các tạp
chí chuyên ngành có chỉ số ISSN qua các năm
của các BM được thể hiện ở Biểu đồ 2.
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 4, 2020, 3-12
8Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
Việt Nam học Quản lý văn hóa - Thư viện Công tác xã hội
Biểu đồ 2 cho thấy sự chênh lệch khá nhiều
trong số bài báo được công bố trên các tạp chí
có chỉ số ISSN của các BM qua các năm học.
Mặc dù việc công bố các bài báo này không
hoàn toàn nói lên được chất lượng của hoạt động
nghiên cứu khoa học, tuy nhiên nó cũng phản
ánh được một phần quan trọng. Biểu đồ cho thấy
BM Việt Nam học tiếp tục có số bài báo được
công bố cao nhưng không ổn định. BM Quản lý
văn hóa - Thư viện có số bài báo trung bình, ổn
định. Riêng BM Công tác xã hội vẫn có số bài
báo được công bố rất ít. Số lượng bài báo công
bố qua các năm có nhiều nguyên nhân tác động,
trong đó ngoài nguyên nhân chủ quan thì chuyên
ngành cũng như số lượng GV ở các BM cũng là
hai yếu tố quan trọng. Ngành Việt Nam học và
Quản lý văn hóa đều có điều kiện thuận lợi bởi
sự đa dạng của đề tài, sự rộng lớn của lĩnh vực
nghiên cứu cũng như sự phong phú của các tạp
chí có thể công bố. Ngược lại, ngành Công tác
xã hội là lĩnh vực nghiên cứu hẹp hơn, số lượng
tạp chí ít hơn và các vấn đề nghiên cứu chủ yếu
gắn liền với thực tiễn, cần thời gian quan sát dài,
cần thực nghiệm, khảo sát để có kết quả tin cậy.
Ngoài tiêu chí số lượng bài báo ISSN được
công bố, cũng cần nhìn nhận vấn đề thông qua sự
tương quan về số lượng nhân sự và số giờ hoạt
động trong các BM. Chúng ta biết rằng, mỗi GV
được quy định một định mức giờ hoạt động khoa
học nhất định trong năm học. Do đó, GV đều phải
cố gắng thực hiện đạt mục tiêu hàng năm. Quá
trình thực hiện tùy năng lực GV mà kết quả khác
nhau. Tuy nhiên, tổng hợp tất cả BM thì BM có
ít GV hơn chắc chắn gặp bất lợi hơn khi so sánh
với BM khác.
2.2.3. Hoạt động phát triển đội ngũ
Thời gian qua, công tác học tập bồi dưỡng,
nâng cao trình độ chuyên môn cho GV trong các
BM thực hiện khá tốt. Cụ thể, từ năm học 2014-
2015 đến nay, đã có 09/09 lượt GV (tỷ lệ 100%
GV) hoàn thành chương trình đào tạo sau ĐH,
đạt tỷ lệ 100% GV trình độ thạc sĩ, trong số đó có
02 tiến sĩ, 02 nghiên cứu sinh (01 trong nước, 01
ngoài nước); có 20 lượt GV tham gia các chương
trình đào tạo, tập huấn ngắn hạn, cập nhật kiến
Biểu đồ 2. Số bài báo ISSN qua các năm học phân theo BM
Nguồn: (Phòng Khoa học và Công nghệ, 2015-2019)
9thức gắn với chuyên môn. Hiện đã có 07/17 GV
(chiếm tỷ lệ có chứng chỉ ứng dụng công nghệ
thông tin cơ bản trở lên. Có 17/17 GV có trình
độ ngoại ngữ từ B1 trở lên, trong đó có 01 GV
có trình độ tiếng Anh B2. Ngoài ra, các GV còn
tham gia học tập các chứng chỉ chuyên môn như:
chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch nội địa, chứng
chỉ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, chứng chỉ
nghiệp vụ pha chế, chứng chỉ nghiệp vụ buồng
phòng (Khoa Văn hóa - Du lịch, 2015-2019).
Ở cấp độ BM, trong thời gian qua các BM
hầu như chưa xây dựng được chiến lược phát
triển nhân lực của BM theo định hướng dài
hạn. Chủ yếu công tác học tập nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học
của GV xuất phát từ nhu cầu cá nhân cũng như
yêu cầu công việc trước mắt, chưa có một chiến
lược lâu dài trong phát triển đội ngũ, phát triển
chuyên ngành.
2.3. Đánh giá công tác quản lý hoạt động
của các BM thuộc Khoa Văn hóa - Du lịch
Trường ĐH Đồng Tháp thời gian qua
2.3.1. Điểm mạnh
Về phía Trưởng BM: Trưởng BM chủ yếu
là người tổ chức, triển khai các hoạt động theo
kế hoạch của Trường và của Khoa. Trưởng BM
có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốn và kiểm tra trực
tiếp các hoạt động thuộc BM và kết hợp với BM
khác trong trường hợp cần thiết. Trong thời gian
qua, công việc tại các BM nhìn chung đã đáp
ứng được yêu cầu cũng như tiến độ công việc,
vai trò của Trưởng BM được thể hiện tương
đối đầy đủ.
Về phía Trưởng khoa: Các quy định, quy chế
làm việc, chức năng nhiệm vụ và cơ chế phối hợp
giữa các BM bắt đầu được chú trọng, ghi nhận
thành văn bản rõ ràng, phù hợp, có tính pháp lý
bắt buộc và tính định hướng cao đưa các hoạt
động tại các BM dần đi vào nề nếp, tạo sự chuyển
biến tốt. Từ năm học 2018-2019, Trưởng khoa
Văn hóa - Du lịch đã ban hành “Quy định về chức
năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ
và lề lối làm việc Khoa Văn hóa - Du lịch, Trường
ĐH Đồng Tháp”. Việc ban hành các văn bản này
thể hiện sự chuyên nghiệp, minh bạch trong quản
lý, điều kiện phát huy tinh thần dân chủ hoá trong
công tác quản lý hoạt động của BM.
Có thể khái quát kết quả công tác quản lý
hoạt động của các BM thuộc khoa như sau:
- GV thuộc BM có ý thức trách nhiệm theo
quy định của Luật Giáo dục ĐH, Điều lệ trường
ĐH và các quy định của ngành và Trường ĐH
Đồng Tháp;
- Cơ cấu bộ máy của BM tinh gọn, hình
thành môi trường hoạt động giáo dục, đào tạo
thân thiện, cởi mở, đồng thuận cao;
- Thông tin hai chiều từ Khoa xuống BM và
GV và ngược lại thông suốt, kịp thời và chính xác.
2.3.2. Điểm yếu
Về phía Trưởng BM: Hầu hết cán bộ quản
lý cấp BM điều hành hoạt động dựa trên kinh
nghiệm được tích lũy qua quá trình hoạt động,
chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản
lý. Ở Khoa Văn hoá - Du lịch chưa xây dựng kế
hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cập BM
đầy đủ.
Theo Điều lệ trường ĐH, tại Điều 16 quy
định quyền và nhiệm vụ của Trưởng BM. Tuy
nhiên trong thực tế, công việc của Trưởng BM
khá phức tạp, họ mất thời gian cho những việc
mang tính hành chính, nên quỹ thời gian dành
cho hoạt động chuyên môn, quản lý chưa được
nhiều. Cho nên, một số nội dung chính của BM
theo Điều lệ trường ĐH quy định, như biên soạn
bài giảng, giáo trình, công bố công trình nghiên
cứu khoa học còn hạn chế.
Về phía Trưởng khoa: Trường ĐH Đồng
Tháp từ lâu nay đã ban hành Quy định về chức
năng, nhiệm vụ của GV và BM thuộc các khoa
của nhà trường. Song trong quá trình thực hiện
xuất hiện hiện tượng GV và BM chấp hành chưa
đúng quy định, công việc của từng BM và của
một số GV thiếu rõ ràng, không phát huy năng
lực chuyên môn và giữa các BM, giữa GV trong
BM đôi khi có sự trùng lấp nhiệm vụ. Khoa thiếu
quan tâm tạo điều kiện giúp GV các BM bồi
dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 4, 2020, 3-12
10
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
và đặc biệt kiến tạo môi trường văn hoá tại các
BM thuộc Khoa.
Công tác tổ chức, lãnh đạo và phối hợp các
GV và các BM còn bất cập, chưa tạo động lực
giúp GV và BM phát huy nội lực. Về công tác
kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết còn hình thức
hoá, chiếu lệ từ đó khó thông hiểu sâu sắc thực
trạng quản lý hoạt động của các BM và của GV
thuộc Khoa Văn hoá - Du lịch.
Nội dung trên là một phần căn bản, làm cơ
sở thực tiễn đề xuất các giải pháp quản lý hoạt
động của các BM thuộc Khoa Văn hoá - Du lịch
của Nhà trường.
2.4. Giải pháp quản lý hoạt động của các
BM thuộc Khoa Văn hóa - Du lịch, Trường
ĐH Đồng Tháp
2.4.1. Tiếp tục hoàn thiện và bồi dưỡng
nhận thức cho cán bộ, GV về quy chế tổ chức
hoạt động của BM
Ở cấp Trường: Trong bối cảnh đổi mới giáo
dục ĐH, nhà trường cần tiếp tục hoàn thiện Quy
chế tổ chức và hoạt động của BM, qua đó xác
định rõ nhiệm vụ, vai trò của Trưởng BM, GV
nhằm hạn chế thấp nhất sự chồng chéo và quan
trọng hơn là tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán
bộ, GV về những quy định tổ chức hoạt động đào
tạo của BM. Nội dung Quy chế tổ chức và hoạt
động của BM cần có những quy định, tiêu chí cụ
thể đánh giá chất lượng giảng dạy của GV. Kết
quả đánh giá được công bố công khai, minh bạch
để có thể điều chỉnh kịp thời.
Ở cấp Khoa: Quy định về chức năng, nhiệm
vụ, trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối làm
việc của GV cần phải được quán triệt đầy đủ hơn
nữa đối với cán bộ, GV của Khoa. Cần giúp cán
bộ và GV nhận thức rõ coi đây là quy định bắt
buộc, nguyên tắc để xem xét, đánh giá GV. Đồng
thời, Quy chế đánh giá viên chức sau mỗi học
kỳ cấp trường cần được chi tiết và theo đặc thù
của từng khoa hoặc từng nhóm ngành, đảm bảo
đánh giá chính xác, phù hợp và trao quyền nhiều
hơn cho Trưởng khoa trong việc đánh giá viên
chức. Quá trình triển khai quy định và phân công
nhiệm vụ cần rõ ràng, dân chủ, phù hợp thực tiễn.
2.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và
nghiệp vụ quản lý cho Trưởng BM
Công tác quản lý vừa là khoa học vừa là
nghệ thuật và vừa là một nghề. Theo đó, đối
với Trưởng BM phải là người vừa có năng lực
chuyên môn tốt vừa có kiến thức, kỹ năng nghiệp
vụ quản lý cấp BM nhất định. Cho nên trong bối
cảnh hội nhập giáo dục ĐH thế giới và khu vực,
nhà quản trị trường ĐH nói chung, các trường
khoa, trưởng BM của trường ĐH cần được đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý
hoạt động đào tạo của khoa, BM và dần dần bồi
dưỡng công tác quản trị trường ĐH.
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có thể được
tiến hành thông qua các khóa huấn luyện với
chuyên gia hoặc huấn luyện nội bộ. Ở cấp trường
có thể sử dụng hình thức huấn luyện với chuyên
gia. Ở cấp khoa, huấn luyện nội bộ sẽ phù hợp
hơn do sự gần gũi về chuyên môn, vị trí công tác
cũng như những hạn chế về kinh phí.
2.4.3. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo
hướng chuyên sâu, nâng cao vai trò hạt nhân
của BM
Các sinh hoạt chuyên môn tại BM cần được
đổi mới về nội dung lẫn hình thức. Về nội dung,
sinh hoạt chuyên môn cần gắn liền với hoạt động
giảng dạy, nghiên cứu khoa học như chia sẻ kinh
nghiệm giảng dạy - nghiên cứu, đi thực tế chuyên
môn chứ không chỉ đơn thuần là họp BM hay báo
cáo chuyên đề như hiện nay. Vấn đề thảo luận
cần thể hiện kết quả nghiên cứu của GV, kinh
nghiệm thiết thực, sự vận dụng lý thuyết chuyên
môn trong thực tế, sự bất cập giữa lý thuyết và
thực tiễn, những vấn đề mới trong chuyên môn
hay trong ngành, những kết quả nghiên cứu mới
trong ngành, kết quả các hội nghị hội thảo mà
GV đã tham dự để cùng thảo luận, trao đổi,
định hướng nghiên cứu.
Về hình thức, GV có thể thực hiện cá nhân,
theo nhóm với cá nhân khác trong và ngoài
trường, hoặc với SV. Các buổi sinh hoạt chuyên
môn cần có sự da đạng của thành phần tham dự,
nhất là người có cùng chuyên môn, SV, các cá
nhân ngoài nhà trường đang nghiên cứu hoặc làm
11
công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên
môn của BM. Việc sinh hoạt chuyên môn cần
được tổ chức nhiều hơn (quy định hiện nay mỗi
năm mỗi GV báo cáo tối thiểu 01 chuyên đề),
mang tính định kỳ, được ghi chép lại và công
bố trên website của Khoa. Cần mời những cá
nhân có uy tín về học thuật cùng tham dự. Cần
tạo không khí tranh luận, thảo luận, đóng góp
chứ không phải kiểu “hỏi - đáp” như hiện nay.
Để làm được điều đó, vai trò dẫn dắt của người
trình bày rất quan trọng và tăng kinh phí hỗ trợ
cho hoạt động này.
2.4.4. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm
tra, đánh giá hoạt động của các BM, chú trọng
công tác tự kiểm tra nội bộ
Công tác kiểm tra giám sát cấp Khoa, cấp
Trường đối với hoạt động của BM, của GV cần
được tiến hành bằng nhiều hình thức như định
kỳ, đột xuất, theo chuyên đề.
Việc kiểm tra hồ sơ, giám sát hoạt động của
GV cần tiến hành định kỳ sau mỗi học kỳ để tạo
nề nếp và giúp GV không bị động trong mỗi đợt
kiểm tra hoặc đánh giá ngoài cũng như có những
điều chỉnh kịp thời trong hoạt động cá nhân.
Cần phối hợp, đánh giá toàn diện từ các bên
liên quan: tự đánh giá, đánh giá của người học,
đánh giá của Khoa và của Trường, trong đó chú
trọng đến vấn đề tự kiểm tra của GV và của Khoa.
Trong kiểm tra, giám sát, không quá nặng
nề, tạo tâm lý không tốt cho đối tượng được
kiểm tra nhưng cũng không được qua loa, xề
xòa. Điều quan trọng là giúp đối tượng phát hiện
sai sót, điều chỉnh kịp thời và xem việc chấp
hành quy định, quy chế trong công tác như một
nhu cầu tự thân.
3. Kết luận
Nhìn chung, các hoạt động của các BM trực
thuộc Khoa Văn hóa - Du lịch, Trường ĐH Đồng
Tháp trong thời gian qua cơ bản đáp ứng được
yêu cầu, nhiệm vụ của một đơn vị đào tạo. Tuy
nhiên, vẫn còn một vài hạn chế cần được nhìn
nhận nghiêm túc hơn và có hướng xử lý để các
hoạt động đi vào chuyên sâu, nề nếp hơn, đáp
ứng yêu cầu công việc cũng như nâng cao chất
lượng đào tạo, nghiên cứu và đổi mới phương
pháp quản lý trong thời gian tới.
Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
của BM và công tác quản lý các BM trong thời
gian tới cần áp dụng một cách đồng bộ các giải
pháp cơ bản: hoàn thiện quy chế, phổ biến đến
toàn thể cán bộ, GV; Đào tạo, bồi dưỡng và tăng
cường vai trò của Trưởng BM; Đẩy mạnh sinh
hoạt chuyên môn theo hướng chuyên sâu, nâng
cao vai trò hạt nhân của BM; tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát và giảm tải cho Trưởng
BM. Các giải pháp này cần được triển khai một
cách đồng bộ và triệt để, tránh tình trạng nửa vời.
Có như vậy, hoạt động và công tác quản lý các
hoạt động tại các BM thuộc Khoa Văn hóa - Du
lịch trong thời gian tới mới mang lại kết quả như
mong muốn, góp phần phát triển các BM vững
mạnh, làm nền tảng thúc đẩy Khoa và nhà trường
phát triển không ngừng, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ trong tình hình mới./.
Lời cám ơn: Nghiên cứu này được hỗ trợ
bởi đề tài nghiên cứu khoa học của Trường Đại
học Đồng tháp, mã số SPD2019.01.06.
Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Thông tư số:
47/2014/TT-BGDĐT Quy định chế độ làm
việc đối với GV. Truy cập từ
thuvienphapluat.vn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ nội vụ. (2014).
Thông tư liên tịch số: 36/2014/TTLT-
BGDĐT-BNV Quy định mã số và tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy
trong các cơ sở giáo dục ĐH công lập. Truy
cập từ
Khoa Văn hóa - Du lịch, Trường ĐH Đồng Tháp.
(2015-2019). Bản tổng kết công tác năm học
2014-2015, 2015-2016, 2016-2017, 2017-
2018, 2018-2019 Khoa Văn hóa - Du lịch.
Tài liệu lưu hành nội bộ.
Khoa Văn hóa - Du lịch, Trường ĐH Đồng Tháp.
(2019). Quy định về chức năng, nhiệm vụ,
trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ và lề lối
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 4, 2020, 3-12
12
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
làm việc Khoa Văn hóa - Du lịch, Trường
ĐH Đồng Tháp. Tài liệu lưu hành nội bộ.
Phòng Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Đồng
Tháp. (2015-2019). Báo cáo kết quả đánh
giá GV sau mỗi học kỳ năm học 2014-2015,
2015-2016, 2016-2017, 2017-2018, 2018-
2019 (trích lọc trường hợp Khoa Văn hóa
- Du lịch). Tài liệu do Phòng Đảm bảo chất
lượng cung cấp.
Phòng Đào tạo, Trường ĐH Đồng Tháp. (2015-
2019). Bảng tổng hợp thống kê giờ giảng
dạy chính quy năm học 2014-2015, 2015-
2016, 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019.
Tài liệu lưu hành nội bộ. Truy cập từ http://
egov.dthu.edu.vn.
Phòng Khoa học và Công nghệ, Trường ĐH
Đồng Tháp. (2015-2019). Bảng thống kê
tổng hợp giờ hoạt động KH&CN của cán
bộ, viên chức năm học 2014-2015, 2015-
2016, 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019.
Tài liệu lưu hành nội bộ. Truy cập từ http://
egov.dthu.edu.vn.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa 13. (2012). Luật Giáo dục ĐH
số: 08/2012/QH13. Truy cập từ https://
thuvienphapluat.vn.
Thủ tướng Chính phủ. (2014). Điều lệ Trường ĐH
Ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/
QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014. Truy
cập từ
Trường ĐH Đồng Tháp. (2016). Quy định chế
độ làm việc đối với GV Trường ĐH Đồng
Tháp, ban hành theo Quyết định số 193/
QĐ-ĐHĐT ngày 18 tháng 5 năm 2016 của
Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp. Tài
liệu lưu hành nội bộ.
Trường ĐH Đồng Tháp. (2018). Quy định tổ
chức và hoạt động của BM trong Trường
ĐH Đồng Tháp. Tài liệu lưu hành nội bộ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_hoat_dong_cua_cac_bo_mon_thuoc_khoa_van_hoa_du_lich.pdf