Quản lý nhà nước về lao động thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Thứ tư, hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu và chính sách phân phối thu nhập. Thực tế quá trình hồi phục và phát triển ở các nước cho thấy: những nước thắng lợi là những nước theo đuổi mô hình tăng trưởng được dẫn dắt bởi tiền lương (thu nhập của người lao động)9 chứ không phải bằng việc duy trì bất bình đẳng cao10. Bởi vì, lý thuyết “tiền lương hiệu quả” và thực tiễn phát triển của các nước đã chứng minh rằng, thu nhập của người lao động được nâng cao sẽ tác động làm: a) Tăng hiệu quả sử dụng năng lực của người lao động; b) Tăng năng suất lao động (do thay đổi công nghệ và tổ chức sản xuất hiệu quả hơn); c) Thúc đẩy sáng kiến và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Mô hình phân phối công bằng dựa trên ba nền tảng cơ bản: chính sách tiền lương tổi thiểu đảm bảo sức mua thực tế của những người thu nhập thấp, chính sách tái phân phối thu nhập tích cực theo hướng bảo đảm mức tăng tiền lương thực tế theo kịp mức tăng năng suất lao động và sử dụng hiệu quả cơ chế đối thoại xã hội để các bên “cùng thắng” khi chia sẻ lợi ích xã hội trong quá trình tăng trưởng. Khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu đã để lại những hậu quả không lường, các bài học trong quản lý nhà nước về lao động của các nước thời kỳ hậu khủng hoảng có ý nghĩa to lớn với Việt Nam, chúng ta cần tiếp tục tổng kết, nghiên cứu và triển khai đồng bộ các giả pháp kinh tế-xã hội nhằm khôi phục đà tăng trưởng và phát triển bền vững đất nước.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý nhà nước về lao động thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 4 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG THỜI KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc Viện Khoa học Lao động và Xã hội 1. CÁC CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Trong một môi trường được quản lý tốt, tính hiệu quả và tính công bằng trên thị trường lao động cần đặt lên trên hết nhằm hướng tới mục tiêu: việc làm đầy đủ, việc làm có năng suất và việc làm nhân văn. Để đạt được các mục tiêu này thì thị trường lao động cần làm tốt ba chức năng1: - Phân bố nguồn lực có hiệu quả: bảo đảm người lao động tự do tìm được việc làm nhanh chóng, phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực từng người; người sử dụng lao động cũng tự do tìm được người thích hợp với vị trí cần tuyển dụng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. - Phân phối thu nhập công bằng: gắn tiền lương với kết quả công việc và hiệu quả kinh doanh, công nhân được trả đúng theo giá thị trường và theo cơ chế thương lượng, thỏa thuận về tiền lương. - Phân tán rủi ro: có hệ thống an sinh xã hội và cơ chế hỗ trợ các nhóm yếu thế trên thị trường lao động, đặc biệt là bảo vệ người thất nghiệp, hạn chế đến tối thiểu việc mất thu nhập, tạo điều kiện để người thất nghiệp có thể tìm được việc làm nhanh chóng. Thực hiện ba chức năng đã nêu sẽ trực tiếp làm tăng tổng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập của cá nhân người lao động và 1 ADB, Labour Market in Asia: Promoting full, productive and recent employment, ADB Manila Philippines 2005 thoả mãn các nhu cầu về mặt xã hội, thực hiện ổn định xã hội gắn liền với tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, tình trạng thất nghiệp lớn sẽ gây ra những hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Các chức năng của thị trường lao động nhằm thực hiện mục tiêu cân bằng về lâu dài giữa cung và cầu lao động; chủ doanh nghiệp tìm được người phù hợp và sử dụng hợp lý sức lao động của họ; qua lao động người làm thuê nhận được thu nhập để thoả mãn những nhu cầu về kinh tế - văn hoá - xã hội. Các chức năng này được thực hiện chủ yếu thông qua quá trình thương lượng dưới sự tác động của nhiều chủ thể, đặc biệt là Nhà nước, công đoàn và giới chủ. 2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG Nhà nước có vai trò là người tạo khung pháp lý và môi trường bình đẳng cho các chủ thể tham gia thị trường lao động hợp tác và phát huy tốt năng lực của mình, đồng thời Nhà nước còn trực tiếp đóng vai trò tổ chức để thị trường lao động phát triển, cụ thể là: - Thể chế hoá, hoàn thiện cơ chế, chính sách về thị trường lao động; dự báo, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập; xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và thực hiện các chương trình trọng điểm quốc gia về phát triển phát triển nguồn nhân lực, dạy nghề, việc làm, tiền lương và các vấn đề về quan hệ lao động. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 5 Các chủ thể chính trên TTLĐ - Bảo đảm việc thực thi luật pháp thông qua : tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về lao động, việc làm, thị trường lao động; theo dõi, kiểm tra, phân tích để hoàn thiện pháp luật; xây dựng quan hệ lao động hài hòa; giám sát và đánh giáthanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về lao động. - Thiết lập và phát triển hệ thống cung cấp các dịch vụ công như: trợ giúp di chuyển lao động (kể cả việc bãi bỏ chế độ đăng ký hộ khẩu, trợ giúp về nhà ở, sinh hoạt văn hóa cho người lao động di cư, cung cấp tín dụng cho người nghèo), giáo dục-đào tạo, hướng nghiệp, thông tin thị trường lao động, tư vấn, dịch vụ việc làm để thực hiện giao dịch kết nối cung- cầu trên thị trường lao động. - Hỗ trợ các nhóm yếu thế và bảo đảm an sinh xã hội: cùng với quá trình chuyển đổi kinh tế, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh đòi hỏi vai trò an sinh xã hội của Nhà nước ngày càng lớn. Tái cơ cấu kinh tế và thị trường lao động dẫn đến các rủi ro kinh tế, xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp và có diện ảnh hưởng rộng; phân hóa xã hội ngày càng tăng, mức hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế giữa các nhóm dân cư chưa công bằng, nhất là với nhóm người nghèo, người dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa; các nhóm yếu thế ngày càng dễ bị tổn thương hơn do hạn chế về khả năng cạnh tranh trên thương trường; các dòng di chuyển lao động ngày càng mạnh đặt ra thách thức ngày càng nặng nề đối với Nhà nước. 2.1. Vai trò của Nhà nước trong tạo dựng môi trường và khung khổ pháp lý cho thị trường lao động hoạt động a) Ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật vĩ mô hướng vào phát triển cầu lao động, tức là phát triển mạnh sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao để tạo nhiều việc làm, nhất là việc làm có chất lượng và giá trị cao, việc làm bền vững, có tính nhân văn (decent Thương lượng, thỏa thuận, tranh chấp,đình công, Hộ gia đình Công đoàn Giới chủ Nhà nước: - Cơ quan lao động - Toà án - Hội đồng trọng tài - Chính quyền các cấp - Chính sách, đặc biệt là chính sách việc làm, thị trường lao động và giáo dục - đào tạo Doanh nghiệp Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 6 work) để tăng cầu lao động trên thị trường. Nói chung, Nhà nước có chức năng cơ bản là ổn định kinh tế vĩ mô; tạo lập khung khổ pháp luật bảo đảm đối xử công bằng giữa các chủ thể kinh tế và mọi người dân, tạo bầu không khi đầu tư lành mạnh huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội để tạo nhu cầu về lao động ngày một cao. b) Ban hành cơ chế, chính sách và luật pháp lao động hướng vào phát triển cung lao động, tức là phát triển và sử dụng hiệu quả vốn con người. Trong đó, quan trọng nhất là cơ chế, chính sách, luật pháp phát triển đào tạo, dạy nghề, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội và các điều kiện làm việc khác. Đây chính là hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp, tạo lập các tiêu chuẩn lao động, tạo cơ chế đảm bảo cho thị trường lao động hoạt động khách quan và có hiệu quả, phân bố hợp lý các nguồn lực, nhất là nguồn vốn con người. c) Ban hành cơ chế, chính sách và luật pháp về quan hệ lao động, quy định về ký kết hợp đồng lao động cá nhân và thoả ước lao động tập thể, quy định các thiết chế, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động và đình công (hoà giải, trọng tài, toà án lao động). Đặc biệt là thiết lập thể chế thị trường lao động bảo đảm đối xử công bằng và hài hoà lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động, tiền lương của người lao động trả theo cơ chế thị trường và phụ thuộc vào quan hệ cung- cầu lao động nhưng trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa hai chủ thể chính trên thị trường lao động là người lao động và đại diện của họ là công đoàn và người sử dụng lao động và đại diện của họ. d) Ban hành cơ chế, chính sách kịp thời xử lý những khuyết tật của thị trường và linh hoạt, nhạy bén chống đỡ với những "cú sốc" từ bên trong cũng như bên ngoài: thiên tai, khủng hoảng kinh tế, thay đổi thị trường do khủng hoảng chính trị tại khu vực nào đó. Hoạt động này của Nhà nước liên quan đến năng lực điều hành của bộ máy quản lý, nhất là trong xử lý các vấn đề phát sinh bất thường của thị trường lao động như: - Tình trạng lao động dôi dư, nguy cơ mất việc làm hàng loạt do biến động của giá cả, doanh nghiệp bị phá sản, mất hợp đồng sản xuất sản phẩm (nhất là trong xuất khẩu), đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái của kinh tế trong nước và tác động của khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài - Tình trạng mất cân bằng cung- cầu lao động, nhất là thiếu lao động kỹ thuật nghiêm trọng do đào tạo, dạy nghề không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. - Tình trạng biến động, di chuyển lao động ồ ạt do tăng trưởng nóng và tập trung vào một số ngành, lĩnh vực, vùng - Tình trạng tranh chấp lao động và đình công bột phát quy mô lớn. Can thiệp của Nhà nước để xử lý các tình huống trên thường thông qua các cơ chế chính sách giải quyết tình thế hoặc thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, dạy nghề, chương trình lưới an toàn xã hội...Đặc biệt là thông qua các gói kích thích kinh tế và các chính sách thị trường lao động chủ động như chính sách đào tạo, đào tạo lại, chính sách việc làm công (xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội phục vụ cho nhu cầu địa phương, bảo vệ môi trường.) và chính sách việc làm có bù đắp (bù đắp chi phí cho những chủ sử dụng lao động thu hút thêm lao động thất nghiệp). Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 7 2.2. Vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm thực thi pháp luật a) Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức xã hội về lao động , việc làm, thị trường lao động và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. b) Theo dõi, phân tích thị trường lao động. Để quản lý được thị trường lao động, Nhà nước phải tổ chức hệ thống theo dõi, phân tích, nắm bắt sự biến động của thị trường lao động. Trong hoạt động theo dõi, phân tích, nắm bắt sự biến động của thị trường lao động, Nhà nước có vai trò tổ chức nhưng không cần thiết trực tiếp làm tất cả mà có thể chuyển giao hoặc ủy thác cho các đối tác xã hội thực hiện theo phương thức cung cấp dịch vụ công. Các công việc Nhà nước cần tập trung làm bao gồm: - Ban hành hệ thống chỉ tiêu thị trường lao động thống nhất áp dụng trong phạm vi cả nước, hệ thống này cần mang tính so sánh được trong phạm vi khu vực và quốc tế. - Thực hiện báo cáo hành chính về thị trường lao động. - Đầu tư xây dựng cơ sơ dữ liệu thông tin thị trường lao động (kể cả đầu tư điều tra cơ bản và chuyên đề thị trường lao động). - Tiếp nhận thông tin thị trường lao động phục vụ cho hoạch định chính sách thị trường lao động; xử lý, can thiệp, điều tiết kịp thời thị trường lao động. c) Thiết lập các thiết chế, tổ chức và xây dựng quan hệ lao động lành mạnh. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, nâng cao năng lực các chủ thể và cơ chế đối thoại xã hội, hoàn thiện cơ chế hai bên, ba bên trong thương lượng, thoả thuận về quan hệ lao động, nhất là về việc làm, tiền lương trên thị trường lao động. d) Thanh tra, kiểm tra thực hiện luật pháp liên quan đến thị trường lao động. Trong đó, thiết lập hệ thống thanh tra Nhà nước về lao động với sự tham gia kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn và tự giám sát của doanh nghiệp. 2.3. Vai trò của Nhà nước trong cung cấp dịch vụ công hỗ trợ phát triển thị trường lao động a) Cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ cho di chuyển lao động - Xóa bỏ rào cản về hành chính thông qua cung cấp các dịch vụ công liên quan đến thị trường lao động, nhất là vấn đề đăng ký hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, thuê và mua nhà để người lao động tự do di chuyển và tìm việc làm... - Hỗ trợ đầu tư cho phát triển thị trường lao động ở vùng kinh tế thị trường chưa phát triển, vùng khó khăn, nhất là ở nông thôn, miền núi, khu vực phi kết cấu thông qua cơ chế, chính sách và đầu tư từ ngân sách Nhà nước. b) Về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động giao dịch của thị trường lao động: - Phát triển mạng lưới các cơ sở dịch vụ đào tạo, dạy nghề; - Phát triển hệ thống hướng nghiệp; - Cung cấp thông tin thị trường lao động, chỗ làm việc trống, dự báo cung- cầu lao động; - Cung cấp dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động Hệ thống các cơ sở dịch vụ này phải đảm bảo các điều kiện quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ công trên thị trường lao động, Nhà nước có trách Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 8 nhiệm đầu tư vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng này. 2.4. Vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ các nhóm yếu thế, bảo đảm an sinh xã hội2 a) Xây dựng và thực hiện hệ thống an sinh xã hội hướng tới bao phủ toàn bộ người dân; phát triển hệ thống chính sách an sinh xã hội đa dạng, nhiều tầng lớp (từ phòng ngừa, hạn chế đến giảm thiểu các rủi ro), bảo đảm mức sống tối thiểu cho người dân. b) Phát triển hệ thống an sinh xã hội chú trọng đến các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm: người nghèo, người dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc miền núi, lao động nông thôn, khu vực phi chính thức, lao động thất nghiệp, người khuyết tật, người lao động di cư. c) Nâng cao năng lực tự an sinh của người dân thông qua các chính sách hỗ trợ gián tiếp để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, kết hợp với tăng cường chính sách trợ giúp trực tiếp đối với nhóm đối tượng không có khả năng tự bảo đảm an sinh. d) Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện an 2 Theo Dự thảo Chiến lược an sinh xã hội thời kỳ 2020 của Việt Nam thì năm nguyên tắc cơ bản của an sinh xã hội là: toàn dân, mọi người dân có quyền và nghĩa vụ tham gia hệ thống ASXH; chia sẻ, dựa trên cơ chế phân phối lại thu nhập giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ, giữa nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân; công bằng và bền vững, gắn trách nhiệm với quyền lợi, giữa đóng góp và hưởng lợi của các thành viên tham gia hệ thống; tăng cường trách nhiệm các chủ thể, thúc đẩy nỗ lực của cá nhân, doanh nghiệp và Nhà nước trong việc bảo đảm an sinh; tập trung hỗ trợ người nghèo đói, đối tượng dễ bị tổn thương, bảo đảm mức sống tối thiểu cho họ khi gặp rủi ro, suy giảm hoặc mất thu nhập tạm thời hay vĩnh viễn sinh xã hội, đồng thời mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội thông qua các cơ chế khuyến khích, thu hút sự tham gia của các đối tượng vào cung cấp dịch vụ an sinh xã hội. Phát huy vai trò và trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình, người lao động, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội. 3. THÁCH THỨC QUẢN LÝ TRONG THỜI KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 3.1. Hệ quả của những mô hình tăng trưởng không bền vững Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm bộc lộ những yếu kém về mô hình tăng trưởng và chất lượng của nguồn nhân lực. Mặc dù kinh tế toàn cầu đang hồi phục nhờ những nỗ lực của cộng đồng thế giới, nhưng hồi phục kinh tế còn quá mỏng manh. Những thách thức đối với thị trường lao động trong dài hạn như hệ thống tài chính yếu kém, tăng trưởng không tạo thêm việc làm, thất nghiệp và thiếu việc làm tồn tại dai dẳng, số người nghèo và cận nghèo tăng lên và quy mô rộng khắp của việc làm phi chính thức dễ bị tổn thương vẫn chưa được giải quyết. Bên cạnh quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, đa số các nước đều đang phải đối mặt với những thách thức mới, đó là tình trạng già hoá dân số, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu và khả năng thích nghi với điều kiện khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng. 3.2. Yêu cầu thay đổi mô hình tăng trưởng Một thực tế trong ba thập kỷ qua cho thấy: tăng trưởng kinh tế (ở cả các nước phát triển và đang phát triển) thường đi kèm với gia tăng bất bình đẳng, người lao động không được hưởng xứng đáng với những thành quả của tăng trưởng do chính Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 9 họ tạo ra, tốc độ tăng tiền lương và thu nhập thực tế thường thấp3. Các nhà nghiên cứu trên thế giới chỉ ra nguyên nhân chính của khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu vừa qua xuất phát từ mô hình tăng trưởng không công bằng. Trong thời kỳ tăng trưởng, không công bằng trong thu nhập4 dẫn đến: ở các nước phát triển, nợ khu vực tư nhân tăng cao do người dân các nước này đầu tư vào bất động sản và tiêu dùng dựa vào tiền vay “dưới chuẩn” tạo nên các bong bóng tài sản; trong khi đó tại các nước đang phát triển, nhu cầu nội địa giảm sút đã khiến các nước này tăng cường xuất khẩu một số sản phẩm chủ lực sang các nước phát triển. Vòng xoáy của nợ nần trong bản thân các nước và giữa các nước đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007-2009, hậu quả của cuộc khủng hoảng này kéo dài hàng chục năm. Triết lý phát triển mới đặt ra yêu cầu về mô hình tăng trưởng công bằng. Đó là, tăng trưởng công bằng đặt con người vào vị trí trung tâm, cho phép mọi người tham gia vào quá trình tăng trưởng, cống hiến và hưởng thụ những thành quả của tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng nhanh, không nghi ngờ gì, là một yêu cầu khách quan nhưng phải bền vững, phải dựa trên sự phát triển rộng khắp của mọi ngành, mọi khu vực và bao gồm mọi 3 Ở Mỹ thời kỳ 2000-2006, tốc độ tăng tiền lương thực tế chỉ đạt 0,3% năm trong khi tốc độ tăng năng suất lao động đạt 2,5% năm trong cùng thời kỳ- ILO, The Global Crisis: Causes, responses and challenges, Geneva 2011, tr.10. 4 Thể hiện qua sự giảm sút của tổng tiền lương tính theo GDP qua các năm, dẫn chứng các trường hợp của Mỹ 67,5%, 68,7% và 66,7% của năm 1995,2000 và 2008; Nhật 63,7%, 61,7% và 56,9%; Hàn Quốc 83%, 76,6% và 76,5%; Trung Quốc 52,5%, 51,9% và 39,7% trong các năm tương ứng- The Global Crisis: Causes, responses and challenges, Geneva 2011, tr.11. người với các cơ hội kinh tế bình đẳng cho cá nhân cũng như cho doanh nghiệp. Tăng trưởng công bằng định hướng cho việc hoạch định chính sách tạo nhiều việc làm với thu nhập, năng suất cao và giải quyết tốt các vấn đề xã hội thông qua đầu tư vào giáo dục, đào tạo và các lưới an sinh xã hội. Tăng thu nhập của người lao động và phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng công bằng; việc làm phải tạo ra ngày càng nhiều hơn với chất lượng tốt hơn, các lưới an sinh xã hội cần được hoàn thiện và chất lượng giáo dục- đào tạo cần được nâng cao để thực hiện các mục tiêu phát triển bởi con người, do con người và mang lại lợi ích cho mọi người. Một chiến lược tăng trưởng công bằng bao hàm việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc bình đẳng về cơ hội cho mọi người để có việc làm và thăng tiến nghề nghiệp5. 4. BÀI HỌC RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC Các nước trên thế giới đã có những phản ứng khác nhau để hạn chế tác động xấu của khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu và khôi phục quá trình tăng trưởng. Tùy thuộc vào điều kiện và năng lực từng nước, các biện pháp đưa ra đã mang lại những kết quả nhất định, những khu vực và các nước tương đối thành công bao gồm: khu vực Đông-Đông nam Á và Mỹ Latin, trong đó nổi bật là những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ, Inđônêxia. Sau đây là những bài học rút ra từ kinh nghiệm các nước. Thứ nhất, ưu tiên duy trì, mở rộng việc làm và thực hiện các chính sách kinh 5 Tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng Phát triển nguồn nhân lực APEC lần thứ 5, 16-17/9/2010 tại Bắc Kinh- Trung Quốc. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 10 tế vĩ mô tiền việc làm. Việc làm không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với con người như là một phương tiện để sống mà còn là một cách thức cơ bản để mọi người tham gia vào xã hội với tư cách một cá nhân đầy đủ và cần được tôn trọng. Các chính sách kinh tế vĩ mô tiền việc làm là công cụ cơ bản để phục hồi kinh tế, để tăng trưởng nhanh, công bằng và bền vững; tạo việc làm cần được ưu tiên trong các mục tiêu kinh tế vĩ mô cả dưới giác độ số lượng và chất lượng; các chính sách đều cần hướng tới khả năng có việc làm, việc làm năng suất cao và huy động sự tham gia hiệu quả của lực lượng lao động. Để tạo nhiều việc làm và có chất lượng đòi hỏi phải tăng nhu cầu về lao động và cải thiện chất lượng của cung lao động. Mọi người cần tìm và được dẫn dắt bởi nhiều kênh việc làm, cần tạo nhiều cơ hội cho thanh niên, phụ nữ, lao động cao tuổi, người tàn tật và những người lao động nghèo. Trong các nước đang phát triển và với ngay cả nhiều nước phát triển thì một số kênh tạo việc làm có hiệu quả bao gồm củng cố, mở rộng cơ sở hạ tầng để thu hẹp khoảng cách phát triển, tập trung đầu tư cho khu vực nông thôn- nông nghiệp, kích cầu nội địa, thúc đẩy hội nhập kinh tế vùng và phát huy tinh thần doanh nhân, hỗ trợ phát triển doang nghiệp nhỏ và vừa6. Để tạo ra một thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả và công bằng thì một hệ thống dịch vụ việc làm mạnh và hiệu quả của Nhà nước và một hệ thống thông tin thị trường lao động với đầy đủ các 6 Inđônêxia là một ví dụ về thành công trong sử dụng gói kích thích kinh tế 8,1 tỷ USD, tương đương 1,9% GDP, vào tháng 2/2009 để kích cầu nội địa qua giảm thuế thu nhập cá nhân (31,8% gói kích thích), đầu tư vào cơ sở hạ tầng (17,8% gói kích thích), hõ trợ doanh nghiệp nhỏ và mở rộng an sinh xã hội- ILO, The Global Crisis: Causes, responses and challenges, Geneva 2011, tr.147-148. công cụ thu thập, xử lý, phân tích, phổ biến và sử dụng hợp lý có vai trò quan trọng, chúng không chỉ gắn kết cung - cầu lao động mà còn là công cụ đắc lực phục vụ cho nhu cầu hội nhập xã hội. Thứ hai, hoàn thiện các lưới an sinh xã hội, củng cố hệ thống bảo trợ xã hội và trợ giúp việc làm cho các nhóm dễ bị tổn thương như là một phương thức tự ổn định có hiệu quả. Các lưới an sinh xã hội có vai trò quan trọng trong đối phó với các vấn đề xã hội trong khủng hoảng và là hệ thống trợ giúp có hiệu quả cho các nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương trong quá trình phục hồi và tăng trưởng. Các biện pháp như hỗ trợ khu vực không chính thức, hỗ trợ tham gia bảo hiểm thất nghiệp (với một số nước có điều kiện có thể là kéo dài thời gian hưởng và tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp), xây dựng các chương trình việc làm công khẩn cấp7, hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế, bảo đảm sức mua thực tế của lương hưu, trợ cấp tiền mặt kịp thời cho người nghèo đóng vai trò như cơ chế tự ổn định kinh tế- xã hội, góp phần làm gia tăng nhu cầu, kéo theo sự tham gia đầy đủ của các tầng lớp xã hội và tạo khả năng cho mọi người nắm bắt các cơ hội của thị trường cũng như chia sẻ lợi ích công bằng từ quá trình tăng trưởng. Nhà nước cần đảm bảo cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục cơ bản, chăm sóc sức khỏe cơ bản, dịch vụ dân số và kế hoạch hóa gia đình, nước sạch và vệ sinh môi trường) cho tất cả mọi người và gắn với các chính sách việc làm, chính sách bình đẳng giới để đóng góp vào quá trình di chuyển, phân bố lao động hiệu quả và tạo thêm nhiều việc làm. 7 Chile lập Quỹ Dự phòng Thất nghiệp sử dụng vào các chương trình việc làm công khẩn cấp khi tỷ lệ thất nghiệp bằng hoặc vượt quá 10%- ILO, The Global Crisis: Causes, responses and challenges, Geneva 2011, tr.27. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 27/Quý II - 2011 11 Thứ ba, nâng cao năng lực của con người và chuẩn bị lực lượng lao động cho phục hồi kinh tế và tăng trưởng. Để đối phó với các thách thức về già hoá dân số, cạnh tranh toàn cầu và thay đổi công nghệ, các nước đã huy động và sử dụng đầy đủ hơn các tiềm năng để phát triển nguồn lực con người8. Giáo dục cơ bản cho mọi người là nền tảng để phát triển kỹ năng hơn nữa. Mọi nước, mọi khu vực đều phải tập trung phát triển và nâng cao chất lượng của giáo dục, của hệ thống học tập suốt đời và phát triển kỹ năng nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hiện thế kỷ 21 cho mọi người. Cần sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ với khu vực tư nhân, với doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các cơ sở đào tạo để gắn kết tốt hơn sản phẩm của những cơ quan giáo dục đào tạo với nhu cầu của người sản xuất. Thứ tư, hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu và chính sách phân phối thu nhập. Thực tế quá trình hồi phục và phát triển ở các nước cho thấy: những nước thắng lợi là những nước theo đuổi mô hình tăng trưởng được dẫn dắt bởi tiền lương (thu nhập của người lao động)9 chứ 8 Ấn Độ ban hanh đạo luật có tính bước ngoặt khi coi đi học miễn phí là quyền cơ bản của mọi trẻ em trong độ tuổi 6-14; Mala xia đề ra Chiến lược tăng trưởng mới với việc đặt ra mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào năm 2020 nhờ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Sinhgapore thành lập Hội đồng quốc gia về năng suất và giáo dục suốt đời và dành hơn 10% ngân sách cho tăng năng suất lao động và phát triển kỹ năng- ILO, The Global Crisis: Causes, responses and challenges, Geneva 2011, tr.42. 9 Brazil là một ví dụ về nền kinh tế mới nổi khá thành công trong quá trình hồi phục và tăng trưởng bền vững (GDP bị âm trong các quý I,II,II 2009 nhưng quý IV 2009 tăng 4,3% và quý I 2010 tăng 9%) đã tăng tiền lương tối thiểu 12% trong năm 2009 trong khi tỷ lệ lạm phát năm 2008 là 5,4% và kết quả là lạm phát năm 2010 cũng chỉ tăng 2,5% - không phải bằng việc duy trì bất bình đẳng cao10. Bởi vì, lý thuyết “tiền lương hiệu quả” và thực tiễn phát triển của các nước đã chứng minh rằng, thu nhập của người lao động được nâng cao sẽ tác động làm: a) Tăng hiệu quả sử dụng năng lực của người lao động; b) Tăng năng suất lao động (do thay đổi công nghệ và tổ chức sản xuất hiệu quả hơn); c) Thúc đẩy sáng kiến và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Mô hình phân phối công bằng dựa trên ba nền tảng cơ bản: chính sách tiền lương tổi thiểu đảm bảo sức mua thực tế của những người thu nhập thấp, chính sách tái phân phối thu nhập tích cực theo hướng bảo đảm mức tăng tiền lương thực tế theo kịp mức tăng năng suất lao động và sử dụng hiệu quả cơ chế đối thoại xã hội để các bên “cùng thắng” khi chia sẻ lợi ích xã hội trong quá trình tăng trưởng. Khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu đã để lại những hậu quả không lường, các bài học trong quản lý nhà nước về lao động của các nước thời kỳ hậu khủng hoảng có ý nghĩa to lớn với Việt Nam, chúng ta cần tiếp tục tổng kết, nghiên cứu và triển khai đồng bộ các giả pháp kinh tế-xã hội nhằm khôi phục đà tăng trưởng và phát triển bền vững đất nước. ILO, The Global Crisis: Causes, responses and challenges, Geneva 2011, tr.29. 10 Các chỉ tiêu để đánh giá sự bất bình đẳng trong thu nhập thường sử dụng là: hệ số Gini về phân phối tiền lương, chênh lệch thu nhập giữa 10% của nhóm cao nhất và thấp nhất, chênh lệch tiền lương theo giới, tỷ trọng người có tiền lương thấp (tiền lương thấp hơn 2/3 mức lương trung vị của quốc gia) trong tổng việc làm Người bị bất bình đẳng về thu nhập thường chiếm đa số trong xã hội, họ thường là người làm công ăn lương, phụ nữ, lao động không kỹ năng, thanh niên, lao động nhập cư với tiền lương thấp; theo dạng doanh nghiệp và vị thế hợp đồng thì thường bao gồm những người làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ yếu thế và hợp đồng lao động ngắn hạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_ly_nha_nuoc_ve_lao_dong_thoi_ky_hau_khung_hoang_kinh_te.pdf
Tài liệu liên quan