The article representsa way to manage mineral resource by assessing economic, social and environmental effects.
Case studies were applied to bentonite ore in Di Linh and gold ore in Ta Nang of Lam Dong province. Approaching
based on principles and indexes of mineral economic values is a main method to construct a diagram of benefit (B) and
cost (C) indexes and to calculate economic value.
Economic indexes (including NPV, BCR and IRR), which were worked out by input data of bentonite ore (Di Linh)
and gold ore (Ta Nang), show that NPV and IRR rapidly tend to optimal values (NPV > 0 and IRR > r) when exploitation
was implemented as soon as possible. Their optimal values are controlled by 3 factors consisting of benefit (B), or
product value, total cost (C) and rate of discount (r). In which, benefit (B) and total cost (C) are the most important factors
to range value of NPV. NPV increases and approaches to optimal value (NPV > 0) when benefit (B) increases and total
cost (C) decreases. However, increasing NPV by changing benefit (B) is the best wayto develop sustainable mineral
industry.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý tài nguyên khoáng sản bằng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
204
36(3), 204-213 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2014
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
BẰNG PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG
NGUYỄN THÙY DƢƠNG1, TRẦN TUẤN ANH2
Email: duongnt_minerals@vnu.edu.vn
1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
2Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 4 - 3 - 2014
1. Mở đầu
Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo, do
vậy việc khai thác và sử dụng ngày càng nhiều làm
cạn kiệt trữ lƣợng của chúng trên Trái Đất. Hiện
nay, tài nguyên khoáng sản đƣợc coi là nội lực
quan trọng và là lợi thế so sánh trong phát triển
kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. Điều này phụ
thuộc nhiều vào hệ thống quản lý, cách thức khai
thác, chế biến và sử dụng tài nguyên quý giá này.
Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có tài
nguyên địa chất nói chung và tài nguyên khoáng
sản nói riêng đa dạng về chủng loại và nguồn gốc
với nhiều cấp trữ lƣợng khác nhau [3, 6], trong đó
có nhiều loại khoáng sản đạt mức trữ lƣợng lớn
nhƣ titan, than, bauxit, dầu khí,... [7]. Tuy nhiên,
cho đến thời điểm hiện tại thì ngành công nghiệp
khai khoáng của Việt Nam vẫn chƣa thực sự đạt
đƣợc hiệu quả cao về kinh tế và chất lƣợng sản
phẩm. Nguyên nhân chủ yếu là các khu vực khai
thác và chế biến khoáng sản đã và đang hoạt động
trong những điều kiện chƣa thuận lợi, lạc hậu gây
nhiều lãng phí về giá trị tài nguyên cũng nhƣ ảnh
hƣởng không tốt đến môi trƣờng, hệ sinh thái.
Thực tế là các nhà đầu tƣ cho hoạt động khoáng
sản luôn đặt vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp lên
hàng đầu nên họ chỉ tập trung vào các mỏ lớn, giàu
quặng, dễ khai thác mà bỏ qua hoặc ít quan tâm
đến những điểm quặng hoặc tụ khoáng nghèo. Hơn
nữa, vì mục tiêu thu đƣợc lợi nhuận cao nhất, các
chi phí trong quá trình khai thác, chế biến liên quan
đến bảo vệ sức khỏe ngƣời lao động cũng nhƣ
ngƣời dân quanh khu vực khai thác, hoàn nguyên
môi trƣờng khai thác, bảo vệ hệ sinh thái, sẽ bị
giảm thiểu một cách tối đa, gây bất lợi không nhỏ
cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Thực trạng này một
lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc đánh giá
hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội và môi trƣờng trong
quản lý loại hình tài nguyên không tái tạo này.
Nhằm quản lý tài nguyên khoáng sản một cách
hiệu quả, cần thiết phải đánh giá đƣợc khả năng sử
dụng tổng hợp chúng bằng các các phƣơng pháp
xác định hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Cách thực hiện này không những đem lại lợi ích
cho đơn vị đầu tƣ mà còn đảm bảo các quy tắc của
phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã
hội và môi trƣờng. Trên cơ sở xác định các chỉ tiêu
quan trọng dựa vào giá trị tự nhiên của mỏ khoáng
sản và hiệu quả khai thác mỏ cũng nhƣ hiệu quả
kinh tế đầu tƣ khai thác, chế biến quặng, bài viết
trình bày phƣơng thức quản lý tài nguyên khoáng
sản theo cách hiệu quả nhất.
2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cách tiếp cận
Trong các loại tài nguyên thiên nhiên, khoáng
sản là tài nguyên hữu hạn, không tái tạo và có vị trí
quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội của
một quốc gia. Đánh giá kinh tế khoáng sản bằng
việc hiểu toàn bộ về thị trƣờng nguyên liệu
khoáng, điều kiện địa chất, điều kiện kinh tế, hàm
lƣợng và trữ lƣợng cũng nhƣ phƣơng pháp khai
thác, chế biến và ảnh hƣởng của việc khai thác
205
khoáng sản đối với môi trƣờng là bƣớc quyết định
trong quản lý nhằm xác định: (i) giá trị tiềm năng
của khoáng sản, (ii) ý nghĩa kinh tế của khoáng
sản, (iii) giá trị của trữ lƣợng khoáng sản. Mọi
đánh giá kinh tế tài nguyên khoáng sản phải thoả
mãn các nguyên tắc sau:
- Thỏa mãn tối đa nhu cầu phát triển kinh tế-xã
hội của đất nƣớc và tham gia vào thị trƣờng
nguyên liệu khoáng thế giới.
- Sử dụng triệt để, tổng hợp, tiết kiệm, bảo vệ
tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trƣờng đồng
thời tiết kiệm các chi phí (lao động và tiền) trong
mọi hoạt động khai thác, tuyển và luyện kim.
- Đảm bảo khai thác và chế biến khoáng sản
có lãi.
Trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản,
trữ lƣợng khoáng sản có thể khai thác đƣợc chính
là cơ sở để đơn vị đầu tƣ lên kế hoạch thực hiện và
thiết kế xây dựng mỏ. Tuy nhiên, trữ lƣợng không
phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá giá trị kinh tế
mỏ khoáng sản, vì bên cạnh trữ lƣợng, giá trị
khoáng sản phụ thuộc nhiều vào hàm lƣợng tổ
phần quặng có ích, điều kiện khai thác, công nghệ
chế biếnvà thành phẩm của quặng. Do vậy, để đánh
giá giá trị kinh tế tài nguyên khoáng sản cần xác
định các chỉ tiêu sau [8]:
(i) Các chỉ tiêu thể hiện giá trị tự nhiên:
- Trữ lƣợng khoáng sản hay trữ lƣợng quặng;
- Số lƣợng khoáng sản có ích;
- Hàm lƣợng trung bình và trữ lƣợng hợp phần
quặng có ích theo từng loại;
- Trữ lƣợng hợp phần có ích trong sản phẩm
chế biến quặng;
- Giá trị tiềm năng của mỏ.
(ii) Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả khai thác:
- Công suất hàng năm của mỏ;
- Sản phẩm hàng hoá bằng hiện vật của sản
phẩm chính (quặng, tinh quặng) và sản phẩm kèm
theo tính cho một năm khai thác và tính cho toàn
bộ trữ lƣợng;
- Giá trị sản phẩm hàng hoá của sản phẩm
chính và sản phẩm kèm theo tính cho một đơn vị
trữ lƣợng và tính cho một năm khai thác;
- Giá thành sản phẩm toàn bộ (bao gồm giá
thành thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến)
tính cho một đơn vị trữ lƣợng, tính cho một năm và
tính cho toàn bộ trữ lƣợng của mỏ;
- Lợi nhuận khai thác và chế biến toàn bộ trữ
lƣợng của mỏ tính cho một năm hoặc cả quá trình
khai thác mỏ;
- Lợi nhuận khai thác khoáng sản so với vốn
đầu tƣ sản xuất và giá thành sản phẩm;
- Địa tô chênh lệch tính cho một năm và toàn
bộ trữ lƣợng mỏ;
- Thời gian khai thác mỏ hay tuổi thọ của mỏ
khoáng sản.
(iii) Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả đầu tƣ
khai thác:
- Tổng vốn đầu tƣ;
- Giá trị hiện tại thuần (NPV-net present value)
của dòng thu nhập tính cho một năm khai thác và
toàn bộ trữ lƣợng của mỏ;
- Chỉ số hoàn vốn nội bộ hay giới hạn chiết
khấu có lãi (IRR-internal rate of return) tính cho
toàn bộ trữ lƣợng của mỏ (%);
- Tỷ lệ lợi ích - chi phí (BCR-benefit cost ratio)
cho toàn trữ lƣợng;
- Thời điểm thu hồi vốn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể đánh giá giá trị kinh tế một loại
khoáng sản nói riêng và tài nguyên khoáng sản nói
chung ở một khu vực, cần thiết phải xây dựng bài
toán kinh tế, xã hội với việc thiết lập một hệ thống
tính toán đầy đủ và chi tiết chi phí cũng nhƣ lợi ích
từ hoạt động khoáng sản (hình 1). Bên cạnh đó, các
tiêu chí định tính liên quan đến lợi ích - chi phí của
hoạt động khoáng sản cũng đƣợc xét đến nhằm
đánh giá một cách toàn diện nhất, hƣớng tới sự
phát triển bền vững. Trên cơ sở xác định các tiêu
chí liên quan đến tất cả các khía cạnh kinh tế, xã
hội, môi trƣờng, hoạt động khoáng sản sẽ đƣợc
phân tích dựa vào sự cân bằng giữa hiện tại và
tƣơng lai.
Các tiêu chí về lợi ích khi khai thác một nguồn
tài nguyên bao gồm: tiêu chí về con ngƣời và tiêu
chí về kinh tế (hình 2). Dễ dàng nhận thấy hoạt
động khoáng sản không mang lại bất kỳ lợi ích nào
cho môi trƣờng, vì vậy trong phần lợi ích khi khai
thác tài nguyên khoáng sản cũng không xuất hiện
tiêu chí lợi ích về môi trƣờng.
206
Hình 1. Quy trình tổng quát xây dựng và đánh giá giá trị
kinh tế khoáng sản
Các tiêu chí về chi phí khi khai thác một nguồn
tài nguyên bao gồm: tiêu chí về con ngƣời, tiêu chí
về kinh tế và tiêu chí về môi trƣờng (hình 2).
Không những không đem lại lợi ích, chi phí/tổn
thất mà hoạt động khoáng sản gây ra cho môi
trƣờng là rất lớn. Vì vậy, trong phần chi phí, tiêu
chí môi trƣờng đƣợc phân tích chi tiết, đó là chỉ số
thực hiện môi trƣờng (Environmental performance
index - EPI) bao gồm xử lý môi trƣờng và xử lý
ô nhiễm.
Hình 2. Sơ đồ về các tiêu chí liên quan đến chi phí và lợi ích trong hoạt động khoáng sản
Dựa vào tổng các chi phí và lợi ích có tính chất
định lƣợng, các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả đầu tƣ
nhƣ NPV, BCR và IRR đƣợc xác định dựa vào các
công thức:
NPV- giá trị hiện tại thuần BCR- tỷ lệ lợi ích - chi phí IRR- chỉ số hoàn vốn nội bộ
∑
( )
∑ (
( )
)
∑ (
( )
)
∑(
( )
)
207
Trong đó: r: tỷ lệ chiết khấu (thông thƣờng r
đƣợc xem nhƣ tƣơng đƣơng với giá trị lãi suất mà
các doanh nghiệp phải chịu khi vay vốn ngắn hạn
trực tiếp từ Ngân hàng);
Bt: lợi ích thu đƣợc tại thời điểm t;
Ct: chi phí bỏ ra tại thời điểm t;
Các chỉ số kinh tế này có ý nghĩa rất quan trọng
trong đánh giá giá trị kinh tế một loại tài nguyên
khoáng sản nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói
chung. Đặc biệt, chỉ số hoàn vốn nội bộ (IRR) có
vai trò quyết định trong việc xác định tỷ lệ chiết
khấu (r) phù hợp cho dự án hoạt động khoáng sản.
Từ việc xác định IRR, có thể suy đoán các chỉ tiêu
về giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ lệ lợi ích - chi
phí (BCR).
Bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế có thể định lƣợng,
một số chỉ tiêu mang tính chất định tính liên quan
đến lợi ích và chi phí của quá trình hoạt động
khoáng sản cũng là những yếu tố không thể thiếu
trong đánh giá giá trị khoáng sản.
- Chỉ số phúc lợi kinh tế bền vững (Index of
sustainable economic welfare - ISEW): là chỉ số
thay thế cho tổng sản phẩm nội địa của địa phƣơng
(Regional Gross Domestic Product - RGDP).
ISEW đƣợc xây dựng trên cơ sở bao quát chỉ số
phúc lợi kinh tế - xã hội bao gồm sự điều chỉnh
phân phối thu nhập, chi phí liên quan đến ô nhiễm
môi trƣờng, giá trị kinh tế của kinh doanh cá thể,
sự suy giảm tài nguyên và các chi phí không bền
vững khác [1, 2].
- Chỉ số phát triển con ngƣời (Human
Development Index - HDI): là chỉ số tổng hợp của
mức thu nhập bình quân, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ
biết chữ, giáo dục và các tiêu chuẩn cuộc sống của
ngƣời dân. Đây là chỉ số tiêu chuẩn của chất lƣợng
cuộc sống, đặc biệt là phúc lợi trẻ em, đồng thời chỉ
số này cũng xác định sự ảnh hƣởng của các chính
sách kinh tế đến chất lƣợng cuộc sống [4, 21].
- Chỉ số phúc lợi (Well-being Index - WI): là
chỉ số đƣợc xác định dựa trên hai tiểu chỉ số: tiểu
chỉ số phúc lợi nhân văn (Human Well-being
Index- HWI)và tiểu chỉ số phúc lợi sinh thái
(Ecosystem Well-being Index - EWI) (bảng 1).
Đây là chỉ số phản ánh mức độ bền vững trong
tƣơng quan giữa chất lƣợng cuộc sống của con
ngƣời với môi trƣờng tự nhiên [5].
Bảng 1. Các yếu tố xác định chỉ số phúc lợi (Well-being Index - WI)
Chỉ số phúc lợi (WI)
Tiểu chỉ số phúc lợi nhân văn (HWI) Tiểu chỉ số phúc lợi sinh thái (EWI)
- Sức khỏe cộng đồng;
- Sự thịnh vượng (đáp ứng tốt nhu cầu về thực phẩm,
thu nhập, nước sạch và vệ sinh môi trường, các quy mô và
điều kiện của nền kinh tế);
- Văn hóa giáo dục (số lượng trường tiểu học, trung
học và tỷ lệ tuyển sinh đại học, mức độ tiếp cận, xác thực
của hệ thống truyền thông);
- Cộng đồng (quyền tự do công dân và sự quản lý của
nhà nước, sự hòa bình, tỷ lệ tội phạm);
Sự công bằng (bình đẳng thu nhập, bình đẳng giới,)
- Mức độ bảo tồn sự đa dạng của hệ sinh thái đất tự
nhiên và duy trì chất lượng của các hệ sinh thái của nó;
- Chất lượng nước ở các hệ thống cung cấp cho các
nhu cầu: sinh hoạt, sản xuất;
- Chất lượng không khí của khu vực;
- Mức độ bảo tồn các loài động thực vật hoang dã và
nuôi trồng;
- Mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng
lượng.
3. Kết quả áp dụng cho một số khoáng sản ở
Tây Nguyên
3.1. Xác định các thông số đầu vào cho bài toán
kinh tế tài nguyên khoáng sản
Đối với mỗi loại khoáng sản, bài toán kinh tế
chỉ thực sự đƣợc quan tâm khi diễn ra hoạt động
khai thác và chế biến loại khoáng sản đó, trong đó
nhu cầu tiêu dùng, trữ lƣợng và chất lƣợng loại tài
nguyên khoáng sản là những thông số đƣợc đặc
biệt quan tâm. Do vậy, mục tiêu của bài toán luôn
nhằm trả lời các câu hỏi: (i) Lợi nhuận từ hoạt
động khoáng sản ở mỗi giai đoạn là bao nhiêu?
và (ii) Tài nguyên nên khai thác hay để dành cho
thế hệ tƣơng lai?
Để xác định đƣợc tính khả thi của bài toán kinh
tế trong quản lý tài nguyên khoáng sản, hai loại
khoáng sản hiện đang đƣợc nhắc đến nhƣ tiềm
năng ở Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói
riêng là bentonit ở Tam Bố, Di Linh và vàng ở Tà
Năng đƣợc lựa chọn để áp dụng. Đây là các loại
208
khoáng sản tƣơng đối có tiềm năng, đã và đang
đƣợc cấp phép hoạt động. Với trữ lƣợng theo
nguồn tài liệu địa chất thăm dò, các loại khoáng
sản đƣợc giả định khai thác trong 10 năm, tỷ lệ
chiết khấu (r) đƣợc giả định 14% (tƣơng đƣơng với
lãi suất ngân hàng cho các doanh nghiệp vay) với
các thông số đầu vào thể hiện ở bảng 2 (các thông
số có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thực tế).
Bảng 2. Các thông số đầu vào cho bài toán kinh tế của khoáng sản bentonit và vàng ở Lâm Đồng (Tây Nguyên)
Thông số
Giá trị thông số
Nguồn/Căn cứ
Bentonit Vàng
1 Thông tin tài nguyên
Trữ lượng quặng có ích 542. 370 tấn 7,07 tấn Au
Trữ lượng và tài
nguyên dự báo
Trữ lượng quặng đi kèm
17,67 tấn Ag; 18.
774,38 tấn Sb
(
1
)
Tỷ lệ thu hồi quặng 40 % 70%
Sản lượng thu hồi quặng có ích 12. 000 tấn/năm 0,07 tấn/năm (
2
) [18]
Sản lượng thu hồi quặng đi kèm
0,18 tấn Ag/năm
185,94 tấn Sb/năm
(
3
)
Giá thành sản phẩm quặng có ích 2,6 tr. đ/tấn 925. 837,5 tr. đ/tấn
Vatgia. com
Kico. com Giá thành sản phẩm quặng đi kèm
14. 072,73 tr.
đ/tấnAg
193,2 tr. đ/tấn Sb
2 Chi phí đầu tư (tr. đ) 75. 239,3 tr. đ 500. 000tr. đ [18] (
4
)
3 Chi phí vận hành sản xuất hàng năm 6. 030 tr. đ/năm 20. 069,5 tr. đ/năm (
5
)
4 Giá trị tài nguyên thất thoát 3. 120 tr. đ/năm 44. 226,41tr. đ/năm
5 Chi phí môi trường
Xử lý môi trường hàng năm 3. 210 tr. đ/năm 6. 480,86 tr. đ/năm [19]
Bảo vệ môi trường hàng năm 90 tr. đ/năm 7. 031,25 tr. đ/năm [17]
6 Thuế các loại
Thuế tài nguyên 3. 120 tr. đ/năm 17. 543,14 tr. đ/năm [13]
Thuế xuất khẩu tài nguyên 936 tr. đ/năm 20. 638,99 tr. đ/năm [14]
Thuế doanh nghiệp 6. 864 tr. đ/năm 22. 702. 89 tr. đ/năm [11, 12]
(
1
) Trữ lượng quặng có ích đi kèm ở đây mới tính đến bạc (Ag) và antimony (Sb), trên thực tế, các khoáng sản đi kèm ở mỏ vàng
Tà Năng còn có thể tính đến như chì (Pb), kẽm (Zn) và arsen (As).
(
2
) Theo Công ty Cổ phần Khoáng sản và vật liệu xây dựng Lâm Đồng
(
3
) Xác định theo tỷ lệ thu hồi quặng vàng (Au) và hàm lượng Ag và Sb trong quặng nguyên khai
(
4
) Chi phí đầu tư bao gồm: (a) Điều tra, khảo sát, lập báo cáo ĐTM, cấp phép [16]; (b) Xây dựng nhà xưởng (theo giá xây dựng thị
trường); (c) Đầu tư trang thiết bị, máy móc (theo số lượng, chủng loại thiết bị phục vụ hoạt động khoáng sản); (d) Thiết kế dây chuyền
công nghệ (theo loại khoáng sản và yêu cầu chất lượng); (e) Giải toả mặt bằng [15].
(
5
) Chi phí vận hành sản xuất hàng năm gồm: vật tư vận hành, lương và các loại bảo hiểm cho người lao động [9, 20]
3.2. Xác định các giá trị kinh tế của tài nguyên
khoáng sản
3.2.1. Sơ lược về bentonite và vàng ở Lâm Đồng
Mỏ bentonit Tam Bố, thuộc huyện Di Linh
(Lâm Đồng) bao gồm 6 thân quặng dạng lớp, thấu
kính, dài 400-840m, rộng 200-600m, dày 1-7m.
Hàm lƣợng montmorilonit trong bentonit đạt 50 -
95%, hệ số độ keo: 0,25-0,51. Thành phần hóa học
của bentonit (%): SiO2 ≈ 57,73; TiO2 = 0,87; Al2O3
= 21,11; Fe2O3 = 8,86; FeO=0,08; MgO = 1,77;
CaO = 0,36; Na2O = 0,19; K2O=0,28; tổng S=0,02;
MKN = 7,25; H2O = 5,88; CO2 = 0,1. Tài nguyên
và trữ lƣợng mỏ cấp 122+333 đạt 4,242 triệu m3.
Quặng bentonit ở mỏ Tam Bố hiện đang đƣợc khai
thác làm nguyên liệu cho một số lĩnh vực công
nghiệp [7].
Mỏ vàng Tà Năng (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm
Đồng) là một trong các “trung tâm khai thác” vàng
của tỉnh Lâm Đồng với khoảng 60 thân quặng vàng
trong trầm tích lục nguyên hệ tầng La Ngà. Quặng
hóa thuộc kiểu vàng - sulfide (arsenopyrite, pyrite,
galenite và sphalerite) liên quan đến đá phiến sét
chứa vật chất hữu cơ. Hàm lƣợng vàng trung bình
trong các đới sulfide hóa dao động trong khoảng 8-
15g/t (Nguyễn Hồng Phi, chƣa công bố). Trữ lƣợng
và tài nguyên dự báo ở mỏ này khoảng 7 tấn Au và
17 tấn Ag trong quặng gốc (Công ty Đá quý và
Vàng thuộc Tổng công ty Đá quý Việt Nam, 2004).
209
Mỏ đang đƣợc Công ty vàng Tà Năng tiến hành
khai thác.
3.2.2. Giải bài toán xác định giá trị kinh tế của
khoáng sản
Với các thông số đầu vào tƣơng ứng cho từng
loại khoáng sản, mục tiêu xác định hiệu quả kinh tế
từ hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở
mỗi giai đoạn đƣợc biểu diễn bằng các chỉ số kinh
tế (NPV, BCR và IRR). Mỗi loại khoáng sản đƣợc
xét ở 2 trƣờng hợp: (i) hoạt động khoáng sản diễn
ra từ năm đầu (t = 0) đến năm cuối (t = 9) với tổng
thời gian khai thác là 10 năm; (ii) hoạt động
khoáng sản diễn ra từ năm thứ 2 (t = 1) đến năm
cuối (t = 9) với tổng thời gian khai thác là 9 năm
(bảng 3).
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác và chế biến quặng bentonit ở Tam Bố
và vàng ở Tà Năng trong 10 năm hoạt động
TT Chỉ số kinh tế Đơn vị
Bentonit (Tam Bố) Vàng (Tà Năng) *
Từ t = 0 Từ t = 1 Từ t = 0 Từ t = 1
1 Tổng doanh thu trong 10 năm tr. VND 312.000 280.800 648.086,3 583.277,6
2 Giá trị hiện tạithuần ở năm thứ 10 tr. VND 32.965,5 20.989,5 -317.816,6 -332.106,9
3 Chỉ số hoàn vốn (IRR) ở năm thứ 10 % 25,69% 20,52% -6,25% -6,7%
4 Tổng nộp ngân sách nhà nước 10 năm tr. VND 100.740 90.666 323.066,1 290.759,5
(*Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở mỏ Tà Năng chỉ tính đến khoáng sản chính là vàng (Au), chưa bao gồm thành phần bạc
và antimony (Sb) đi kèm)
Có thể nhận thấy, trong giai đoạn 10 năm, nếu
nhà đầu tƣ tiến hành ngay hoạt động khai thác và
chế biến khoáng sản từ năm đầu tiên (t = 0), thì giá
trị hiện tại thuần của dòng thu nhập (NPV) và chỉ
số hoàn vốn nội bộ (IRR) sẽ đạt tới giá trị hiệu quả
kinh tế (NPV > 0 và IRR > r) tối ƣu hơn khi các
hoạt động khoáng sản bắt đầu từ sau năm thứ 2
(t = 1). Khoáng sản bentonit đƣợc khai thác từ năm
đầu tiên (t = 0) có giá trị NPV > 0 và IRR > r ở
năm thứ 7, trong khi nếu hoạt động khai thác và
chế biến thực hiện từ năm thứ 2 (t = 1) thì NPV > 0
và IRR > r ở năm thứ 8 (t = 7) (hình 3).
Hình 3. Biến thiên giá trị hiện tại thuần (NPV) và chỉ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
của hoạt động khai thác và chế biến bentonit (Tam Bố) trong 10 năm
Trong thực tế, có rất ít doanh nghiệp có thể
thực hiện hoạt động khai thác và chế biến khoáng
sản ngay từ năm đầu tiên (t = 0), vì ở năm đầu, sau
khi đƣợc cấp quyền khai thác và chế biến, doanh
nghiệp/cơ sở thƣờng tiến hành các hoạt động xây
dựng và lắp đặt hệ thống khai thác, sản xuất cũng
nhƣ tổ chức thực hiện.
Trong bài toán kinh tế của hoạt động khai thác
và chế biến khoáng sản, khi mọi chi phí (đầu tƣ;
điều tra, cấp phép, lập báo cáo ĐTM; trang thiết bị
máy móc và thiết kế dây chuyền công nghệ; giải
toả mặt bằng; bảo vệ và xử lý môi trƣờng; các loại
thuế) đƣợc xét đến, các chỉ số kinh tế phản ánh một
cách trung thực nhất giá trị cũng nhƣ hiệu quả kinh
tế của loại khoáng sản đó. Với hoạt động khai thác
và chế biến vàng gốc ở Tà Năng, mặc dù trữ lƣợng
đáng kể (~ 7 tấn Au), nhƣng để chế biến sản phẩm
đạt đƣợc chất lƣợng tƣơng ứng với giá thị trƣờng
đồng thời đảm bảo tính bền vững cho môi trƣờng
210
và hệ sinh thái thì đòi hỏi quy trình sản xuất phải
đƣợc đầu tƣ và thực hiện một cách nghiêm ngặt,
đặc biệt là công tác xử lý môi trƣờng. Điều kiện
này đã khống chế hiệu quả kinh tế của khoáng sản
vàng (Au) ở Tà Năng. Sau 10 năm, dù hoạt động
diễn ra từ năm đầu tiên (t = 0) hay năm thứ 2
(t = 1) thì giá trị hiện tại thuần (NPV) vẫn luôn < 0
và chỉ số hoàn vốn nội bộ IRR < r (bảng 3).
Mỗi nhà đầu tƣ đều có mục tiêu lớn nhất là lợi
ích của doanh nghiệp, thể hiện bằng giá trị hiện tại
thuần - NPV (hay lãi ròng), với 3 yếu tố phụ thuộc:
tổng lợi ích (B) (tổng doanh thu), tổng chi phí (C)
và tỷ lệ chiết khấu (r), trong đó (B) và (C) có vai
trò quyết định giá trị NPV tại từng thời điểm.
Trong quá trình sản xuất, để giá trị NPV tăng và
đạt hiệu quả kinh tế (NPV > 0), thì giá trị sản phẩm
(tổng doanh thu - B) phải tăng và tổng chi phí (C)
cần phải đƣợc giảm nhiều nhất.
Bài toán kinh tế của hoạt động khai thác và chế
biến vàng (chỉ xét đến khoáng sản chính là Au) ở
Tà Năng cho thấy hiệu quả kinh tế không đạt đƣợc
(NPV < 0 và IRR < r) trong 10 năm hoạt động nếu
thực hiện đầy đủ các mục chi phí (theo quy định
của nhà nƣớc), thậm chí nếu thời gian hoạt động
lên đến 20 năm thì hiệu quả kinh tế cũng vẫn chƣa
có hiệu quả (ở năm thứ 20, nếu hoạt động khai thác
và chế biến bắt đầu từ năm thứ 2, NPV = -242.
938,7 tr. VND và IRR = 5,72%). Các chỉ số kinh tế
của hoạt động khai thác và chế biến vàng ở Tà
Năng mặc dù không đạt giá trị yêu cầu tối thiểu
của hoạt động kinh doanh, nhƣng hoạt động
khoáng sản vẫn diễn ra ở khu vực có quặng. Nhƣ
vậy, yếu tố nào, (B) hay (C) đã thay đổi để doanh
nghiệp đạt đƣợc hiệu quả kinh tế từ hoạt động khai
thác và chế biến khoáng sản?
Theo đánh giá trữ lƣợng và tài nguyên dự báo
mỏ vàng gốc Tà Năng, bên cạnh khoáng sản chính
là vàng (Au) có trữ lƣợng 7,07 tấn còn có một số
khoáng sản đi kèm nhƣ bạc (Ag) với trữ lƣợng
17,67 tấn và antimony (Sb) với trữ lƣợng
18.774,38 tấn, ngoài ramỏ còn có một số loại
khoáng sản (chƣa đƣợc dự báo trữ lƣợng nhƣng có
tiềm năng tƣơng đối lớn dựa vào hàm lƣợng của
chúng trong quặng gốc) nhƣ chì (Pb), kẽm (Zn) và
arsen (As) [7]. Hiện nay, ở mỏ vàng Tà Năng, cùng
với khoáng sản chính là vàng (Au), khoáng sản đi
kèm bạc (Ag) và antimony (Sb) bắt đầu đƣợc đề
cập thu hồi trong quá trình khai thác và chế biến.
Nếu xét trong cùng điều kiện với hoạt động chỉ thu
hồi quặng vàng (thời gian 10 năm, hoạt động khai
thác và chế biến bắt đầu từ năm thứ 2 (t = 1), hiệu
suất thu hồi quặng 70%, sản lƣợng thu hồi quặng
Ag, Sb đƣợc xác định dựa vào sản lƣợng vàng (Au)
khai thác và tỷ lệ các khoáng sản trong quặng), các
chỉ số kinh tế (bảng 4) của cả 3 loại khoáng sản
khai thác và thu hồi đồng thời sau 10 năm đạt hiệu
quả cao hơn khi chỉ khai thác khoáng sản chính
(Au). Tuy vậy, sau 10 năm giá trị hiện tại thuần
(NPV) của hoạt động khai thác và chế biến khoáng
sản (Au, Ag, Sb) tại mỏ vàng Tà Năng vẫn chƣa
đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh (NPV < 0 và IRR < r).
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở mỏ vàng Tà Năng trong 10 năm
cho trường hợp chỉ khai thác Au và khai thác đồng thời Au, Ag, Sb (sản lượng vàng (Au) 0,07 tấn/năm,
sản lượng các khoáng sản đi kèm tính theo sản lượng Au)
TT Chỉ số kinh tế Đơn vị Khai thác Au Khai thác Au, Ag, Sb
1 Tổng doanh thu trong 10 năm tr. VND 583. 277,6 928. 754,7
2 Giá trị hiện tạithuần ở năm thứ 10 tr. VND -332. 106,9 -230. 811,19
3 Chỉ số hoàn vốn (IRR) ở năm thứ 10 % -6,7% 1,18%
4 Tổng nộp ngân sách nhà nước 10 năm tr. VND 290. 759,5 425. 495,6
Theo quyết định số 11/2008/QĐ-BCT ngày
05/6/2008 (Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm
dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng,
đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015,
có xét đến năm 2025) [18], Tà Năng là một trong
các mỏ đƣợc tập trung đầu tƣ khai thác, chế biến
quy mô công nghiệp với sản lƣợng thu hồi ~ 0,5
tấn Au/năm. Nếu đơn vị khai thác và chế biến đạt
đƣợc sản lƣợng ~ 0,5 tấn Au/năm, thì sau 10 năm,
hiệu quả kinh tế sẽ rất cao dùphát sinh chi phí của
thuế suất xuất khẩu tài nguyên trong trƣờng hợp
sản phẩm đƣợc tiêu thụ ở nƣớc ngoài và chƣa
tính tới giá trị các khoáng sản đi kèm (Ag, Sb)
(bảng 5).
211
Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản (chỉ khai thác Au) ở mỏ vàng Tà Năng
trong 10 năm với sản lượng khai thác Au ~ 0,5 tấn/năm cho trường hợp tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nước ngoài
TT Chỉ số kinh tế Đơn vị Khai thác Au (tiêu thụ nội địa) Khai thác Au (xuất khẩu)
1 Giá trị hiện tại thuần ở năm thứ 10 tr. VND 764. 968,4 578. 625,3
2 Chỉ số hoàn vốn (IRR) ở năm thứ 10 % 43,17% 31,64%
3 Tổng nộp ngân sách nhà nước 10 năm tr. VND 2. 076. 853,8 2.910. 107,5
Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực tế cho thấy, số
lƣợng sản phẩm cũng nhƣ sản lƣợng khai thác các
hợp phần có ích ở mỏ vàng Tà Năng hiện chƣa đạt
tới giá trị nhƣ tính toán ở trên, trong khi doanh
nghiệp khoáng sản vẫn đang hoạt động. Nhƣ vậy,
bài toán kinh tế của khoáng sản của mỏ vàng Tà
Năng có thể xuất hiện một số trƣờng hợp (với sản
lƣợng khai thác vàng ~ 0,07 tấn/năm):
- Tổng chi phí không tính tới thuế suất doanh
nghiệp, vì đơn vị khai thác và chế biến có giá trị
hiện tại thuần (NPV) sau 10 năm hoạt động << 0
hay nói cách khác lãi < 0.
- Tổng chi phí không tính tới phí bảo vệ môi
trƣờng (mà chỉ xác định chi phí xử lý môi trƣờng
trực tiếp trong quá trình hoạt động) và một số loại
chi phí khác.
Tƣơng ứng với các trƣờng hợp này, hiệu quả
kinh tế đều tăng lên và có thể đạt điều kiện kinh
doanh (NPV > 0, IRR > r) khi giảm bớt một số loại
chi phí. Thông thƣờng chi phí bị cắt giảm hoặc
không đƣợc tính đến là các chi phí không liên quan
tới quá trình sản xuất nhƣ con ngƣời, môi trƣờng.
Điều này có thể ảnh hƣởng đến xu thế phát triển
của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong
công tác khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý tài
nguyên theo hƣớng bền vững.
Nhƣ vậy, trên cơ sở dữ liệu của bài toán, có thể
thấy, để hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất nói
chung và khai thác khoáng sản nói riêng có thể đạt
đƣợc trong thời gian hoạt động theo hƣớng bền
vững thì cần tăng giá trị lợi ích (B). Nói cách khác,
ở hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, giá
trị lợi ích (B) tăng khi sản lƣợng và hiệu suất khai
thác tăng, đồng thời tất cả các hợp phần có ích cần
đƣợckết hợp thu hồi tối đa trong toàn quá trình.
3.3. Đánh giá các thông số định tính của quá
trình hoạt động khoáng sản
Bên cạnh các chỉ số giá trị kinh tế, các chỉ số
mô tả lợi ích và chi phí của hoạt động khoáng sản
đối với con ngƣời, kinh tế, xã hội và môi trƣờng
không quy đƣợc bằng giá trị tiền tệ cũng đóng vai
trò quan trọng trong quá trình quản lý tài nguyên
khoáng sản. Các chỉ số này sẽ giúp đƣa ra quyết
định cho phép hoặc không cho phép hoạt động
khoáng sản diễn ra trong cả hai trƣờng hợp có lãi
và không có lãi.
Mặc dù, hoạt động khoáng sản mang lại một
nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nƣớc từ thuế
và các nguồn thu từ sản phẩm, nhƣng ảnh hƣởng
của nó đến môi trƣờng lại rất nghiêm trọng. Nếu
xét về tác động đối với môi trƣờng thì hoạt động
khoáng sản không những không đem lại bất kỳ lợi
ích nào cho môi trƣờng, ngƣợc lại, quá trình này
ảnh hƣởng tới hàng loại các yếu tố môi trƣờng nhƣ:
không khí, nƣớc, cảnh quan, địa hình, đa dạng sinh
học, Dễ dàng quan sát thấy, trƣớc hết, hoạt động
khoáng sản gây suy thoái môi trƣờng đất do xuất
hiện phế thải rắn, đảo trật tự tầng đất, mất đi lớp
đất màu gây khó khăn cho việc tái phủ xanh rừng,
dẫn đến hiện tƣợng xói mòn đất và các tai biến môi
trƣờng khác (sạt lở bờ moong, bãi thải, hoang mạc
hoá,). Môi trƣờng không khí và nƣớc bị ô nhiễm
nặng do khí thải, bụi, chất thải gây ra ảnh hƣởng
không tốt đến hệ sinh thái nói chung và con ngƣời
(bao gồm cả ngƣời lao động trực tiếp và ngƣời dân
sống tại khu vực mỏ) nói riêng. Trong khi hoạt
động khai thác và chế biến bentonit ảnh hƣởng chủ
yếu đến môi trƣờng đất từ việc khai đào theo
moong thì hoạt động khai thác và chế biến quặng
vàng không chỉ ảnh hƣởng đến địa hình cảnh quan
vì khối lƣợng đất đá chứa quặng lớn và để lại
lƣợng chất thải tƣơng ứng (do hàm lƣợng quặng
nhỏ), mà còn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi
trƣờng do công nghệ tinh chế quặng có sử dụng
hoá chất độc hại. Chất thải có chứa hoá chất để tinh
chế vàng nếu đƣợc xử lý trƣớc khi đƣa ra môi
trƣờng sẽ chiếm một phần không nhỏ trong chi phí
hoạt động, nhƣng nếu xả thải trực tiếp ra môi
trƣờng thì toàn bộ hệ sinh thái, nguồn nƣớc ở khu
vực khai thác sẽ bị ô nhiễm nặng nề.
Khu vực mỏ có thể tiến hành hoạt động khai
thác thƣờng có diện tích lớn, tuy nhiên lại chủ yếu
là vùng đồi núi nên việc di dân tái định cƣ không
phức tạp nhƣ các công trình xây dựng khác, chủ
212
yếu là việc đền bù đất sản xuất, hoa màu và cây
trồng. Điều đáng quan tâm là sự xuất hiện các mâu
thuẫn và tệ nạn xã hội. Theo Luật Khoáng sản
(2010), khu vực có khoáng sản đƣợc hỗ trợ phát
triển kinh tế xã hội (trích từ nguồn thu của hoạt
động khoáng sản) và ngƣời dân ở khu vực có
khoáng sản đƣợc ƣu tiên lao động trong các đơn vị
khai thác, chế biến khoáng sản. Thực tế, khi hoạt
động khoáng sản diễn ra, khu vực có khoáng sản
chỉphát triển các ngành dịch vụ đi kèm, cònngƣời
dân gần nhƣ không đƣợc sử dụng trong lao động
khai khoáng dẫn đến mẫu thuẫn lợi ích xuất hiện.
Đồng thời, do sự tập trung ngƣời lao động từ nhiều
địa phƣơng khác nhau, các tệ nạn xã hội là điều
khó tránh khỏi.
Nhƣ vậy, có thể thấy, chỉ số phúc lợi kinh tế
bền vững (ISEW) và chỉ số phúc lợi (WI) ở khu
vực khoáng sản đều ở mức không chấp nhận đƣợc.
Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) chỉ có thể đánh
giá đƣợc ở khía cạnh thu nhập bình quân, nhƣng lực
lƣợng lao động chính thƣờng không từ địa phƣơng,
do vậy chỉ số này cũng không chấp nhận đƣợc.
4. Kết luận
Từ bài toán xác định các giá trị kinh tế và đánh
giá tác động của hoạt động khai thác và chế biến
khoáng sản (lấy ví dụ cho bentonit Tam Bố và
vàng Tà Năng ở Lâm Đồng đến kinh tế, xã hội và
môi trƣờng, có thể rút ra kết luận nhƣ sau:
- Quản lý hoạt động khai thác và chế biến
khoáng sản trên cơ sở phân tích đánh giá kinh tế,
xã hội, môi trƣờng là công cụ hữu hiệu vì mục tiêu
phát triển bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản;
- Quản lý hoạt động khai thác và chế biến
khoáng sản có thể dựa vào bài toán kinh tế với việc
xác định các chỉ số NPV > 0 và IRR > r;
- Giá trị tối ƣu của các chỉ số kinh tế (NPV,
IRR) bị chi phối bởi các yếu tố: lợi ích (B), tổng
chi phí (C) và tỷ lệ chiết khấu (r); trong đó thay đổi
giá trị lợi ích (B) bằng cách tăng sản lƣợng cũng
nhƣ hiệu suất khai thác và chế biến khoáng sản,
đồng thời thu hồi tối đa các hợp phần có ích đi kèm
là phƣơng pháp hiệu quả nhất hƣớng tới phát
triển ngành công nghiệp khoáng sản theo hƣớng
bền vững.
- Từ các ví dụ về khai thác chế biến quặng
bentonite và vàng ở Lâm Đồng, có thể áp dụng
phƣơng pháp này cho đánh giá hiệu quả khai thác
và chế biến các khoáng sản khác ở các địa
phƣơng khác.
- Để lời giải cho các bài toán đặt ra sát với
thực tế hơn, cần có những nghiên cứu tiếp theo
nhằm hoàn thiện phƣơng pháp đánh giá, trong đó
việc lựa chọn các yếu tố đầu vào là quan trọng.
Lời cảm ơn: Bài báo hoàn thành trong khuôn
khổ thực hiện đề tài TN3/T05, thuộc Chƣơng trình
“Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội vùng Tây Nguyên (TN3/11-15).
TÀI LIỆU DẪN
[1] Cobb, C., Cobb, J., 1994: The Green
National Product (A Proposed Index of Sustainable
Economics Welfare). University Press of America,
New York, 342 pp.
[2] Daly, H., Cobb, J., 1989: For The Common
Good. Beacon Press, Boston, MA, 534pp.
[3] Nguyễn Hiệp (chủ biên), 2007: Địa chất và
Tài nguyên dầu khí Việt Nam. Nxb. Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
[4] Mahbub Ul Haq, 1996: Reflections on
Human Development. Oxford University Press.2nd
edition (1999): 324 pages, ISBN 0-19-564598-7.
[5] Prescott-Allen R., 2001: The Wellbeing of
Nations: A Country-by-Country Index of Quality
of Life and the Environment. Washington, DC:
Island Press.
[6] Trần Văn Trị (chủ biên), 2000: Tài nguyên
khoáng sản Việt Nam. Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam, Hà Nội, 214tr.
[7] Trần Văn Trị và Vũ Khúc (đồng chủ biên),
2009: Địa chất và Tài nguyên Việt Nam. Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng, Cục Địa chất và Khoáng
sản Việt Nam. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ, 589tr.
[8] Đỗ Hữu Tùng, 2010: Bàn về đấu giá khai
thác mỏ khoáng sản. Hội thảo “Lựa chọn chính
sách quản trị tài nguyên khoáng sản” do Trung tâm
Con ngƣời và Thiên nhiên (PanNature) và Viện Tƣ
vấn Phát triển (CODE) phối hợp tổ chức ngày 13-
14 tháng 10 năm 2010 tại Ba Vì, Hà Nội.
[9] Luật Bảo hiểm xã hội, 2006: Luật số
71/2006/QH11 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành
từ 01/01/2007.
213
[10] Luật Khoáng sản, 2010: Luật số
60/2010/QH12 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành
từ 01/7/2011.
[11] Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, 2008:
Luật số 14/2008/QH12 của Quốc hội, có hiệu lực
thi hành từ 01/01/2009.
[12] Luật sửa đổi, bổ sung luật thuế thu nhập
doanh nghiệp, 2013:Luật số 32/2013/QH13 của
Quốc hội, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014.
[13] Luật Thuế Tài nguyên, 2009: Luật số
45/2009/QH12 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành
từ 01/7/2010.
[14] Luật Thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên,
2005. Luật số 45/2005/QH11 của Quốc hội, có
hiệu lực thi hành từ 01/01/2006.
[15] Nghị định số 188/2004/NĐ-CP về phƣơng
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất,
ngày 16/11/2004, có hiệu lực từ 01/01/2005.
[16] Nghị định số 203/2013/NĐ-CP quy định
về phƣơng pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản, ngày 28/11/2013, có hiệu lực từ
20/01/2014.
[17] Nghị định số 74/2011/NĐ-CP về phí bảo
vệ môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản, ngày
25/8/2011, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2012.
[18] Quyết định số 11/2008/QĐ-BCT về Phê
duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác,
chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken,
molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm
2025, ngày 05/6/2008.
[19] Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg về cải
tạo, phục hồi môi trƣờng và ký quỹ cải tạo, phục
hồi môi trƣờng đối với hoạt động khai thác khoáng
sản, ngày 29/3/2013, có hiệu lực từ 15/5/2013.
[20] Thông tƣ số 29/2012/TT-BLĐTBXH về
hƣớng dẫn thực hiện mức lƣơng tối thiểu vùng đối
với ngƣời lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp
tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân
và các cơ quan, tổ chức có thuê mƣớn lao động,
ngày 10/12/2012, có hiệu lực từ 25/01/2013.
[21] UNDP, 1990: Human Development
Report 1990: Concept and Measurement of Human
Development. Oxford University press. ISBN 0-
19-506480-1.
SUMMARY
Mineral resource management by assessing economic, social and environmental effects
The article representsa way to manage mineral resource by assessing economic, social and environmental effects.
Case studies were applied to bentonite ore in Di Linh and gold ore in Ta Nang of Lam Dong province. Approaching
based on principles and indexes of mineral economic values is a main method to construct a diagram of benefit (B) and
cost (C) indexes and to calculate economic value.
Economic indexes (including NPV, BCR and IRR), which were worked out by input data of bentonite ore (Di Linh)
and gold ore (Ta Nang), show that NPV and IRR rapidly tend to optimal values (NPV > 0 and IRR > r) when exploitation
was implemented as soon as possible. Their optimal values are controlled by 3 factors consisting of benefit (B), or
product value, total cost (C) and rate of discount (r). In which, benefit (B) and total cost (C) are the most important factors
to range value of NPV. NPV increases and approaches to optimal value (NPV > 0) when benefit (B) increases and total
cost (C) decreases. However, increasing NPV by changing benefit (B) is the best wayto develop sustainable mineral
industry.
Key words: mineral resource management; economic index; cost; benefit; NPV, IRR; exploitation.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5903_21125_1_pb_3728_2100722.pdf