Quản trị nhà nước theo nguyên tắc pháp quyền ở cộng hòa Liên Bang Đức

Thứ nhất, nguyên tắc Rechtsstaat ở Đức là sự tổng hợp của nhiều tiêu chí cả về hình thức và nội dung. Những tiêu chí này đã được thể hiện đầy đủ trong Luật Cơ bản (Hiến pháp) Đức và phần nào đã được hiện thực hóa trên thực tế. Hiểu những yêu cầu mang tính nền tảng của nguyên tắc Rechtsstaat này có một ý nghĩa tham khảo rất quan trọng giúp cho việc hoạch định các chính sách phát triển của quốc gia, hướng cho quốc gia tới sự thịnh vượng, ổn định và phát triển một cách bền vững. Thứ hai, nguyên tắc Rechtsstaat có thể hiểu là một nguyên tắc, nhưng cũng có thể hiểu là một nguyên tắc chung bao gồm nhiều nguyên tắc khác. Những yếu tố hình thức giống như những điều kiện cần và những yếu tố nội dung là những điều kiện đủ. Những nguyên tắc này không giản đơn đặt ra những yêu cầu về nội dung, hình thức của pháp luật mà phần nhiều nói đến cả phương diện thực tiễn thực hiện, nói đến những định hướng trong việc quản trị nhà nước hiện đại. Có thể hiểu những nguyên tắc này là những công cụ để truyền tải giá trị chung sống, sao cho công quyền không thể độc đoán, chuyên quyền hay tùy tiện mà phải tuân theo những ràng buộc chặt chẽ để đảm bảo quyền của cá nhân, lợi ích của cộng đồng.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản trị nhà nước theo nguyên tắc pháp quyền ở cộng hòa Liên Bang Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Phân tích những đặc trưng cơ bản, yêu cầu về hình thức và nội dung của nguyên tắc pháp quyền (Rechtsstaat) ở Cộng hòa Liên bang Đức, bài viết chỉ ra sự khác biệt căn bản của nguyên tắc pháp quyền ở Cộng hòa Liên bang Đức với nguyên tắc “Rule of law” ở Anh. Rechtsstaat không chỉ đặt ra những yêu cầu hình thức về pháp luật, mà quan trọng hơn, đặt ra những chỉ dẫn thực hiện đối với quản trị nhà nước hiện đại. Từ đó, bài viết đưa ra một số nhận định và nêu giá trị tham khảo của nguyên tắc này. Nguyễn Minh Tuấn* Abstract: This article, with analysis of the foundamental characteristics, the format and content requirements of the Rechtsstaat principle in Germany, provides substantial differences between the Rechtsstaat in Germeny and Rule of law in England. The Rechtsstaat not only sets out the legal requirements, but more importantly, sets the guidelines for modern governance. The article then consequently provides some insights and gives a reference to this principle. Thông tin bài viết: Từ khóa: pháp quyền, an toàn pháp lý, nguyên tắc tương xứng, nhân phẩm. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 02/08/2017 Biên tập: 24/08/2017 Duyệt bài: 05/09/2017 Article Infomation: Keywords: Rechtsstaat, legal safety, proportionality, human dignity. Article History: Received: 02 Aug. 2017 Edited: 24 Aug. 2017 Appproved: 05 Sep. 2017 * TS., Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC THEO NGUYÊN TẮC PHÁP QUYỀN Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC 1. Nguyên tắc “Rechtsstaat” không đồng nhất với “Rule of law” 1.1 Rechtsstaat và Rule of law có xuất phát điểm hình thành không giống nhau “Rechtsstaat” và “Rule of law”1 là hai thuật ngữ có lịch sử hình thành và những đặc 1 Cũng có nhiều ấn phẩm chuyển ngữ Rule of law thành “nhà nước pháp quyền” hay “pháp quyền” hoặc “nguyên tắc pháp quyền”. điểm không hoàn toàn giống nhau. “Rule of law” có nền tảng từ truyền thống pháp luật Anh, mà những viên gạch đầu tiên có từ Magna Carta năm 1215, còn “Rechtsstaat” thì được nêu lần đầu tiên - theo nghĩa chính thức hóa ở một văn bản pháp lý cao nhất - tại KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 58 Số 19(347) T10/2017 khoản 1 Điều 28 Luật Cơ bản (Hiến pháp) Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức năm 1949 và được thể hiện ở các điều 20, 23 I 1, 28 I, 79 III2. Rule of law và Rechtsstaat giống nhau về bản chất, đều có nghĩa không có ai đứng trên hay đứng ngoài pháp luật3, cấm phân biệt đối xử, thượng tôn Hiến pháp và bảo vệ các quyền con người4. 1.2 Thuật ngữ “Rule of law” trong tiếng Anh không xuất hiện từ “state” (nhà nước) Trong các ngôn ngữ châu Âu đều xuất hiện chữ nhà nước (the state), ví dụ Rechtsstaat (tiếng Đức), état de droit (tiếng Pháp), statto diritoo (tiếng Italia), estado de derecho (tiếng Tây Ban nha), pánstwo prawa (tiếng Ba Lan) hoặc pravovoe gosudarstvo (tiếng Nga) v.v Tuy nhiên trong tiếng Anh, cụm từ “Rule of law” không có “state”. Điều này cho thấy, về mặt ngôn ngữ sử dụng đã có sự khác biệt. 1.3 Về nội dung và lịch sử của vấn đề, từ “law” trong “rule of law” và “Recht” trong “Rechtsstaat” cũng khác nhau Law trong Rule of law nguyên nghĩa thường được hiểu là những tập quán pháp truyền thống, không do nhà nước ban hành (non legislative source) mà được nhà nước thừa nhận. Trong khi đó, theo dòng lịch sử, “Recht” thông thường với truyền thống coi trọng luật thành văn lại được hiểu là những gì nhà nước ban hành5. 2 Các Hiến pháp của Pháp và Italia chỉ chứa đựng một vài yếu tố của Rechtsstaat, nhưng không đầy đủ như Luật Cơ bản của Đức. Xem lời nói đầu, Điều 1 I, 5 I, 34, 64 I của Hiến pháp Pháp và Điều 1 II Hiến pháp Italia. Xem thêm: Pietro Costa and Danilo Zelo eds (2007), The Rule of law, history, theory and Criticism, Springer, Dordrecht; Grzeszick, in Maunz-Duerig, Grundgesetzkommentar (2013), Điều 20, VII. C.H.Beck, Muenchen và Katharina Sobota, Das Prinzip Rechtsstaat: verfassungs- und verwaltungsrechtliche Aspekte (1997), Mohr Siebeck, Tuebingen). 3 Từ năm 1215 trong Đại Hiến chương Magna Charta tinh thần này của Rule of law đã được thể hiện ở Điều 39 và Điều 40. 4 A.V.Dicey, Introduction to the Study of the Law of the Constitution, Macmillan, London, 1959, p. 193; Christoph Degenhart, Staatsrecht I, Staatsorganisation, 29 Aufl., 2013, S. 60; BVerfGE 33, 367 (383). 5 James R. Silkenat, James E. Hickey Jr., Peter D. Barenboim (eds.), The Legal Doctrines of the Rule of Law and the Legal State (Rechtsstaat), Springer, 2014, p. 23. 1.4 Ở Anh, về mặt lịch sử phát triển, Rule of law không nhấn mạnh yêu cầu “phân quyền” Ở Anh, theo truyền thống sau cách mạng tư sản thời cận đại luôn tồn tại một nguyên tắc có tên là nguyên tắc nghị viện tối cao (parliament supremacy). Đây là nguyên tắc chi phối cách thức tổ chức quyền lực ở Anh trong lịch sử. Trong khi đó Rechtsstaat lại nhấn mạnh yếu tố phân quyền như là một yêu cầu hình thức bắt buộc phải có ở Điều 20 Hiến pháp CHLB Đức. 1.5 Rule of law có đặc trưng về nguồn luật khác với Rechtsstaat Như đã đề cập, Rule of law ở Anh coi trọng án lệ, tập quán, trong khi đó Rechtsstaat theo truyền thống phát triển của Civil law lại coi trọng luật thành văn. Đặt trong ngữ cảnh mà Rule of law và Rechtsstaat hình thành, phát triển thì ta thấy điều này rất rõ. Đặc trưng về nguồn luật này có ảnh hưởng rất quan trọng đến thực tiễn thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật ở hai nơi này. 1.6 Bảo vệ nhân phẩm (Menschenwürde) là yêu cầu của Rechtsstaat, không có trong Rule of law Truyền thống pháp luật Anglo Saxon không đặt ra yêu cầu cụ thể về bảo vệ nhân phẩm (tiếng Đức: Menschenwürde/tiếng Anh: Human dignity) mà chỉ đưa ra một vài quyền như cấm tra tấn, cấm chế độ nô lệ v.v.. Thuật ngữ nhân phẩm không được tìm thấy một cách nguyên gốc trong Common law KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 59Số 19(347) T10/2017 cũng như trong Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp của Hoa Kỳ6. 2. Quản trị nhà nước theo nguyên tắc Rechtsstaat ở Cộng hòa Liên bang Đức Dưới thời cai trị của Hít-le, người ta thấy ở Đức, pháp luật được tuân thủ nhưng lại không có pháp quyền. Có lẽ chính từ thực tiễn đau thương đó, nên trong Luật Cơ bản Đức đã thiết lập nên nguyên tắc Rechtsstaat bao hàm trong nó nhiều yếu tố rất cụ thể - cả những yếu tố về hình thức và những yếu tố về nội dung để ngăn chặn tình trạng không có pháp quyền. 2.1 Những yếu tố hình thức của nguyên tắc Rechtsstaat ở Đức 2.1.1 Phân quyền (Gewaltenteilung) Đoạn 2 khoản 2 Điều 20 Luật Cơ bản Đức quy định rằng: “Quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua các cơ quan đặc biệt của quyền lập pháp (besondere Organe der Gesetzgebung), của quyền hành pháp (der vollziehenden Gewalt) và của quyền tư pháp (der Rechtsprechung)”. Với quy định này, Luật Cơ bản Đức đã chính thức gọi tên cụ thể, và phân công nhiệm vụ của từng nhánh quyền lực nhà nước. Chức năng của lập pháp (Gesetzgebung) là xây dựng một trật tự pháp luật, đưa ra các quy định ổn định, giải quyết các vấn đề của cuộc sống liên quan đến các vấn đề của tương lai. Chức năng của hành pháp (Vollziehung) là lập chính sách (hành pháp chính trị) và thi hành luật ở thời hiện tại (hành pháp hành chính). Chức năng của tư pháp (Judikative) là quyết định về tính 6 Ngay sau khi Tuyên ngôn toàn thế giới về Quyền con người 1948 đề cập đến Human Dignity có hiệu lực thì nhiều quốc gia châu Âu đã đưa nội dung này vào Hiến pháp của nước mình, ví dụ Điều 1 Hiến pháp CHLB Đức 1949 và nhiều Hiến pháp châu Âu khác. Sau đó Hiến chương Quyền con người của Liên minh châu Âu cũng đã tiếp nhận và quy định về việc bảo vệ nhân phẩm ở lời nói đầu và Điều 1. Xem: Klaus Stern, Das Staatsrecht der Bundesrepublik Deutschland, Bd. 1, Grundbegriffe und Grundlagen des Staatsrechts, Strukturprinzipien der Verfassung, C.H.Beck, München, 1984, Art. 20 III 1, S. 781; Paul Tiedemann, Menschenwürde als Rechtsbegriff. Eine philosophische Klärung, Berliner Wissenschafts-Verlag, Berlin, 3. Aufl., 2012, S. 51. hợp pháp của các vấn đề đã diễn ra ở thời quá khứ. Qua bầu cử, người dân uỷ quyền cho Hạ viện bầu ra một Chính phủ để điều hành đất nước, và Chính phủ này phải chịu trách nhiệm trước Hạ viện. Chính sự chịu trách nhiệm này của Chính phủ trước Hạ viện là sự chịu trách nhiệm của Chính phủ trước nhân dân. 2.1.2 Đảm bảo tính hợp hiến và tính hợp pháp của hành chính nhà nước (Legality of administration) Luật chính là cốt tủy của nhà nước pháp quyền. Khoản 3 Điều 20 Luật Cơ bản Đức quy định: “[...] nhánh quyền hành pháp và tư pháp chịu sự ràng buộc bởi luật (Gesetz)[...]”. Các quyết định hành chính không được phép trái luật (Vorrang des Gesetzes/ Priority of statue), vì luật đã được thông qua bởi một cơ quan được bầu cử một cách hợp pháp, dân chủ. Chính vì thế mà hành vi hành chính bị ràng buộc bởi luật và chịu sự giám sát bởi Tòa án. Hơn nữa, các cơ quan hành chính nhà nước phải ưu tiên áp dụng trước tiên là các luật, chịu sự ràng buộc bởi các luật, hoàn toàn không được phép hành động nếu như không có một luật tương ứng cho phép làm như vậy (Vorbehalt des Gesetzes/ Statutory reservation). 2.2 Những yếu tố nội dung của nguyên tắc Rechtsstaat 2.2.1 Các quyền cơ bản có hiệu lực trực tiếp, bảo vệ nhân phẩm là mục tiêu quan trọng nhất của Luật Cơ bản Đức Các quyền cơ bản ở CHLB Đức có KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 60 Số 19(347) T10/2017 hiệu lực bắt buộc, trực tiếp. Ở góc độ khách quan, các quyền cơ bản là những hòn đá tảng của một trật tự pháp luật, có chức năng giới hạn quyền lực của nhà nước. Những quyền này ràng buộc không chỉ đối với cơ quan hành chính hay tòa án, mà cả Nghị viện trong nhiệm vụ ban hành luật. Ở góc độ chủ quan, các quyền cơ bản có hiệu lực trực tiếp, công dân có thể viện dẫn để khởi kiện trước Tòa án khi bị xâm phạm. Vấn đề bảo vệ phẩm giá con người (một trong những vấn đề đã được Lorenz von Stein đề cập trong học thuyết của mình) đã được thể hiện trang trọng nhất tại khoản 1 Điều 1 Luật Cơ bản Đức và khoản 3 Điều 79 Luật Cơ bản Đức đã khẳng định vấn đề này thành một trong những giá trị cao nhất của Luật Cơ bản Đức. Theo đó, trong mọi trường hợp, quy định của khoản 1 Điều 1 là không thể sửa đổi. Nhân phẩm quy định ở khoản 1 Điều 1 Luật Cơ bản Đức không phải là một quyền cơ bản đơn thuần, mà là giá trị khách quan, cao nhất của Hiến pháp, là quy tắc ràng buộc toàn bộ mục đích, nhiệm vụ và hành vi của công quyền. Nhân phẩm bị xâm phạm, khi cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền hành xử với con người như một vật thể đơn thuần (bloßes Objekt). Những hành vi của công quyền như bắt người làm nô lệ, tra tấn, phân biệt đối xử, làm nhục, từ chối cung cấp những điều kiện sống tối thiểu của một con người đều là những hành vi xâm phạm nhân phẩm và vi hiến. 2.2.2 Đảm bảo về quyền khởi kiện đối với hành vi vi phạm Hiến pháp Những nhà lập hiến Đức cho rằng, phần quan trọng nhất của nhà nước pháp 7 Đây là quy định kế thừa Luật Bảo thân ở Anh (Habeas corpus Garantie) - đây vốn là một chỉ dụ của nhà vua Anh đến những cận thần của mình: “Hábeas corpus tècum ad sub[j]icendum”; (Nhiệm vụ của ngài là đưa người bị bắt một cách lành lặn đến một người thẩm phán độc lập (trung lập), người đó sẽ làm công việc phán xử tiếp theo). quyền chính là những bảo đảm các quyền cơ bản trong lĩnh vực tư pháp. Luật Cơ bản Đức đảm bảo cho công dân con đường khởi kiện (Rechtsweggarantie) khi nhà nước vi phạm những quyền cơ bản của công dân (khoản 4 Điều 19); đảm bảo về điều kiện thẩm phán độc lập khi xét xử (Garantie des gesetzlichen Richters) (đoạn 2 khoản 1 Điều 101); đảm bảo trách nhiệm lắng nghe một cách công tâm của hội đồng xét xử trong quá trình tranh tụng (Anspruch auf rechtliches Gehoer) (khoản 1 Điều 103); đảm bảo không bị bắt giữ trái pháp luật, không bị tra tấn, ép cung, giam cầm bất hợp pháp (khoản 2 và 3 Điều 104 )7... 2.2.3 Đảm bảo sự an toàn pháp lý (Rechtssicherheit) Luật Cơ bản Đức ràng buộc bất cứ hành động nào của nhà nước gây ảnh hưởng đến cá nhân phải được tiên liệu trước. Công dân phải được biết một cách rõ ràng, hành vi nào được phép và những hành vi nào bị cấm. Tiêu chí minh bạch của pháp luật được thể hiện trước tiên ở các quy phạm pháp luật. Các quy phạm phải dễ hiểu, dễ tiên liệu, dễ thi hành. Đối với những hành vi của công quyền như phán quyết của Tòa án và hành vi hành chính thì tiêu chí minh bạch, cụ thể này càng cần thiết. Pháp luật phải rõ ràng, cụ thể (Bestimmtheitsgrundsatz). Để đảm bảo rằng hành vi của một người nào đó là trong vòng pháp luật. Chẳng hạn, nếu luật quy định: "Những hành động mà ảnh hưởng xấu đến môi trường thì bị xử phạt [...]" mà không có quy định cụ thể xa hơn thì rõ ràng rằng quy định này thật khó cho công dân quyết định hành động, khi nào thì rơi vào trường hợp KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 61Số 19(347) T10/2017 này. Một quy định không chính xác như vậy sẽ xâm phạm nguyên tắc cụ thể hóa và cũng xâm phạm cả nguyên tắc nhà nước pháp quyền. Luật Cơ bản Đức cũng đặt ra yêu cầu cụ thể về sự an toàn pháp lý qua việc phải bảo vệ được niềm tin của người dân vào công lý (Vertrauensschutz). Niềm tin đó phải được hiện hữu hàng ngày hàng giờ và có thể kiểm chứng được. Thông qua các cuộc trưng cầu ý dân, phát phiếu hỏi, thông qua những phương tiện thông tin đại chúng, những vấn đề liên quan đến nhà nước, hiệu quả công việc của nhà nước phải được công khai cho nhân dân biết. Uy tín của từng vị trí lãnh đạo cũng phải được lượng hóa theo từng thời điểm cụ thể. Sự an toàn về mặt pháp lý còn bao gồm cả việc nghiêm cấm hiệu lực hồi tố (Rückwirkungsverbot - ban of retroactive effect). Luật Cơ bản Đức thể hiện nguyên tắc này ở khoản 2 Điều 103, theo đó, một hành vi chỉ bị trừng phạt nếu trong luật đã quy định về hành vi đó có hiệu lực, trước khi hành vi đó diễn ra. 2.2.4 Trách nhiệm bồi thường nhà nước (Staatshaftung) Có thể khẳng định rằng, nhà nước pháp quyền sẽ không có ý nghĩa thực tế, nếu thiếu vắng vấn đề trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Nếu quan hệ giữa nhà nước và công dân là bình đẳng, thì nhà nước cũng như mọi công dân khác phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu vi phạm pháp luật. Hay nói cách khác, nhà nước phải bồi thường cho cá nhân, 8 Nguyên bản Tiếng Đức: “Verletzt jemand in Ausübung eines ihm anvertrauten öffentlichen Amtes die ihm einem Dritten gegenüber obliegende Amtspflicht, so trifft die Verantwortlichkeit grundsätzlich den Staat oder die Körperschaft, in deren Dienst er steht”. 9 BGH, Urteil des Dritten Zivilsenats, v. 6.7.1989, III ZR 79/88, BGHZ 108, 230 (232); BGH, Urteil des Dritten Zivilsenats, v. 12.2.1970, III ZR 231/68, BGHZ 53, 217 (218 f.); Sodan/Ziekow, 2012, Grundkurs Öffentliches Recht, 5. Aufl., § 86, Rn. 21. tổ chức bị thiệt hại bởi hành vi do người thi hành công vụ gây ra. Theo quan điểm nhà nước pháp quyền hiện đại, nhà nước phải chịu trách nhiệm trong các quan hệ bên ngoài đối với những thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra cho người bị thiệt hại là các cá nhân, tổ chức. Cơ sở hiến định cho quyền được bồi thường thiệt hại được quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Cơ bản. Theo đó, "bất cứ ai trong quá trình thi hành công vụ được giao phụ trách mà vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại cho người thứ ba, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại về cơ bản là thuộc về Nhà nước hoặc cơ quan quản lý người vi phạm”8. Theo pháp luật Đức, chủ thể bồi thường là nhà nước (der Staat) hoặc là pháp nhân của luật công (eine juristische Person des öffentlichen Rechts)9. Nhà nước chỉ có quyền yêu cầu người vi phạm bồi hoàn khi người này thực hiện hành vi một cách cố ý hoặc vô ý nghiêm trọng (vorsätzlich oder grob fahrlässig) (khoản 2 Điều 34 Luật Cơ bản). Tòa án thường có quyền phán quyết về các vụ việc liên quan đến trách nhiệm bồi thường công vụ (khoản 3 Điều 34). 2.2.5 Nguyên tắc bình đẳng (ius respicit aequitatem) Trong hoạt động áp dụng pháp luật, nguyên tắc bình đẳng (ius respicit aequitatem) là nội dung trung tâm. Nguyên tắc này xuất phát từ đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền. Trong một nhà nước pháp quyền, mọi chủ thể của pháp luật đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu mọi người KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 62 Số 19(347) T10/2017 đều bình đẳng trước pháp luật thì việc áp dụng pháp luật đối với cùng một vấn đề cũng phải bình đẳng như nhau. Công dân, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền hay thẩm phán áp dụng pháp luật đều chịu sự ràng buộc bởi pháp luật10. Bình đẳng trong hoạt động áp dụng pháp luật được thực thi khi: “Mỗi một tình huống pháp luật nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy phạm pháp luật đã đặt ra, thì quy phạm đó phải được áp dụng và khi không đáp ứng đủ các điều kiện quy phạm pháp luật đã đặt ra, thì nhất định quy phạm đó không được áp dụng”11. Hay nói cách khác, bình đẳng trong áp dụng pháp luật đặt ra yêu cầu với những điều kiện mà pháp luật đã quy định, thì bất kỳ ai cũng không thể hành xử khác hơn12. Bình đẳng trước pháp luật được hiểu: thứ nhất, trước những điều kiện bắt buộc chung mà pháp luật đã đặt ra, tất cả mọi người đều có quyền đòi hỏi được áp dụng pháp luật như nhau; thứ hai, mọi người đều thuộc đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật như nhau, không ai đứng trên hay ngoài pháp luật; thứ ba, không ai bị phân biệt đối xử. Khi một nhóm nào đó được ưu tiên hơn, thì nhóm khác sẽ bị loại ra và khi đó nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật cũng sẽ không còn13. 3. Ý nghĩa của Rechtsstaat ở CHLB Đức 3.1 Hạn chế sự chuyên quyền của nhà nước nhằm bảo vệ quyền con người Nguyên tắc pháp quyền giới hạn phạm vi ra quyết định của công quyền (Ermessensspielräume) và hạn chế việc thực thi quyền lực vượt quá thẩm quyền trái pháp 10 Röhl/Röhl, Allgemeine Rechtslehre, 3. Aufl., Carl Heymanns, 2008, S. 603ff. 11 Alexy, Theorie der Grundrechte, Frankfurt, 1986, S. 358. Nguyên văn: „Rechtsanwendungsgleichheit ist gegeben, wenn „jede Rechtsnorm auf jeden Fall, der unter ihren Tatbestand fällt, und auf keinen Fall, der nicht unter ihren Tatbestand fällt, angewendet wird“. 12 Koller, Theorie des Rechts. Eine Einführung, Wien, Köln, Weimar, 1992, S. 282. 13 Röhl/Röhl, Allgemeine Rechtslehre, 3. Aufl., Carl Heymanns, 2008, S. 604. luật. Trong một xã hội mà không ai sợ cường quyền, mọi thứ đều minh bạch, được bảo đảm thì kinh tế cũng ổn định và phát triển, hạn chế được tham nhũng. Từ những đau thương và những trải nghiệm từ lịch sử, người Đức đã nhận thức được sâu sắc lý do vì sao cần phải bảo vệ con người. Không hạn chế quyền lực nhà nước không thể bảo vệ được nhân phẩm và các quyền con người. Nhà nước pháp quyền suy cho cùng là nhằm mục đích bảo vệ con người. Tất cả các quy định khác trong Hiến pháp liên quan đến nhà nước pháp quyền từ vấn đề các quyền cơ bản cụ thể, đến cơ chế phân công quyền lực, bảo vệ niềm tin, an toàn pháp lý, trách nhiệm nhà nước suy đến cùng cũng vì con người và bảo vệ phẩm giá của con người. 3.2 Tạo ra sự an toàn pháp lý Một giá trị nữa mà nguyên tắc pháp quyền đem lại đó là sự an toàn pháp lý. An toàn pháp lý là một giá trị nền tảng để trong xã hội có sự tin tưởng lẫn nhau. Ở đâu nguyên tắc pháp quyền được thượng tôn thì ở đó con người đều nhận thức được rằng mọi người đều phải luôn hành động phù hợp với pháp luật. Khi có tranh chấp xảy ra, họ cũng nhận thức được rằng có một cơ quan tư pháp độc lập và không thiên vị sẽ bảo vệ họ nếu quyền lợi của họ thực sự bị xâm phạm. Sự an toàn pháp lý cổ vũ mọi người tiếp cận mọi nguồn lực, phát huy mọi khả năng, năng lực của mình, thúc đẩy các quan hệ trong đó có quan hệ kinh tế phát triển. KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 63Số 19(347) T10/2017 Nhà nước pháp quyền khác với những nhà nước khác ở chỗ, pháp luật bảo vệ con người chống lại sự độc tài, chuyên chế. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải là hiện thân của lẽ phải, sự công bằng, sự đúng đắn nhằm đem đến những giá trị tốt đẹp chung cho cộng đồng, khi đó chúng ta có pháp quyền, chúng ta có tự do (bởi vì luật ngăn chặn sự áp bức) và xã hội vì thế cũng có dân chủ. Pháp luật trong nhà nước pháp quyền được nhìn nhận như là một yếu tố trung lập (an element of impartiality) giới hạn phạm vi của quyền lực công. Công dân có thể theo đuổi và hành động theo lợi ích riêng, nhưng không được xâm phạm quyền lợi của người khác và của cộng đồng. 3.3 Thiết lập nền tảng cho việc đối xử một cách bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội Một giá trị thứ ba của nguyên tắc pháp quyền là việc đối xử một cách bình đẳng. Nếu cán bộ, công chức áp dụng đúng pháp luật thì không cho phép họ thiên vị bất kỳ ai, vì những lý do như định kiến, tham nhũng hoặc tâm lý bất ổn định. Đối với những vụ việc như nhau thì phải được đối xử như nhau. Phụ nữ, những người dân tộc thiểu số, những người tàn tật và trẻ nhỏ và những người trong nhóm yếu thế khác đang càng ngày càng được quan tâm và có được những biện pháp để đối xử bình đẳng với những người bình thường khác. Tóm lại, qua việc nguyên cứu việc quản trị nhà nước Đức theo nguyên tắc pháp quyền, có thể rút ra những nhận định sau: Thứ nhất, nguyên tắc Rechtsstaat ở Đức là sự tổng hợp của nhiều tiêu chí cả về hình thức và nội dung. Những tiêu chí này đã được thể hiện đầy đủ trong Luật Cơ bản (Hiến pháp) Đức và phần nào đã được hiện thực hóa trên thực tế. Hiểu những yêu cầu mang tính nền tảng của nguyên tắc Rechtsstaat này có một ý nghĩa tham khảo rất quan trọng giúp cho việc hoạch định các chính sách phát triển của quốc gia, hướng cho quốc gia tới sự thịnh vượng, ổn định và phát triển một cách bền vững. Thứ hai, nguyên tắc Rechtsstaat có thể hiểu là một nguyên tắc, nhưng cũng có thể hiểu là một nguyên tắc chung bao gồm nhiều nguyên tắc khác. Những yếu tố hình thức giống như những điều kiện cần và những yếu tố nội dung là những điều kiện đủ. Những nguyên tắc này không giản đơn đặt ra những yêu cầu về nội dung, hình thức của pháp luật mà phần nhiều nói đến cả phương diện thực tiễn thực hiện, nói đến những định hướng trong việc quản trị nhà nước hiện đại. Có thể hiểu những nguyên tắc này là những công cụ để truyền tải giá trị chung sống, sao cho công quyền không thể độc đoán, chuyên quyền hay tùy tiện mà phải tuân theo những ràng buộc chặt chẽ để đảm bảo quyền của cá nhân, lợi ích của cộng đồng. Thứ ba, điều quan trọng là pháp quyền - theo nghĩa là một giá trị nhân văn, công bằng, sự đúng đắn phải được đề cao, thượng tôn, chứ không giản đơn chỉ là sự thượng tôn pháp luật đơn thuần, bởi lẽ có pháp luật, nhưng nếu pháp luật đó sai, không công bằng mà vẫn tuân thủ, áp dụng pháp luật thì trong trường hợp đó cũng không thể có pháp quyền. Có lẽ với khía cạnh này, Rechtsstaat ở Đức thực sự được hiểu là một nguyên tắc quản trị quốc gia hiện đại mà những yêu cầu của nó được phân tích ở trên được ví như là "thành trì" để chống lại mầm mống của những bất ổn và những gì "phi pháp quyền" vẫn tiềm ẩn trong xã hội KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 64 Số 19(347) T10/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquan_tri_nha_nuoc_theo_nguyen_tac_phap_quyen_o_cong_hoa_lien.pdf
Tài liệu liên quan