Thuận lợi và thách thức đối với vận động chính sách công ở quốc hội Việt Nam

Vấn đề đặt ra đối với việc hiện thực hoá vận động chính sách công ở Quốc hội Việt Nam 1. Cần có sự nhận thức thống nhất về VĐCSC ở Quốc hội Việt Nam, xuất phát từ nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động này và tính quy luật của hoạt động: Vận động chính sách là quá trình tạo ra sự ủng hộ, xây dựng sự nhất trí, hình thành bầu không khí thuận lợi và môi trường ủng hộ đối với một đường lối hay một vấn đề cụ thể thông qua một hệ thống các hành động có kế hoạch và được tổ chức tốt do một nhóm các cá nhân hay các tổ chức phối hợp với nhau thực hiện. Thông qua hoạt động này, các chính sách công được ban hành là sản phẩm có chất lượng, dân chủ, minh bạch, hiệu quả, phản ánh đầy đủ lợi ích của người dân, của cử tri. Đồng thời cần thống nhất trong cách gọi và cách hiểu để không có mâu thuẫn về VĐCSC và vận động hành lang. 2. Cần đánh giá toàn diện và dự báo đầy đủ, chính xác những tiêu cực của quá trình VĐCSC ở Quốc hội như tính bất công, tính trục lợi từ phía người vận động và người được vận động, tính cục bộ ngành, địa phương, nhóm lợi ích và cả nguy cơ tham nhũng, tệ quan liêu, hệ luỵ của xã hội về môi trường sinh thái từ các biến tướng của VĐCSC thành các hoạt động “chạy dự án”, “chạy chính sách” Đồng thời cần đảm bảo tính toán được các chi phí xã hội cần thiết và không cần thiết cho hoạt động này. 3. Cần tổng kết thực tiễn, xác định mô hình chuẩn cho VĐCSC ở Quốc hội Việt Nam để chính sách công do Quốc hội ban hành thực sự có chất lượng và hiệu quả. Rà soát lại quy trình ban hành chính sách, sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo văn bản pháp luật được ban hành khách quan, minh bạch như tính đến việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và ý kiến của đại biểu Quốc hội có mối quan hệ lợi ích đối với dự án luật; rà soát quy định pháp luật để loại trừ hiện tượng công văn nội bộ của ngành trái quy định luật và nghị định. Sự thừa nhận VĐCSC ở Quốc hội đòi hỏi Quốc hội ban hành nhiều quy tắc hoạt động, trong đó Quy tắc VĐCSC ở Quốc hội cần được ưu tiên ban hành.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuận lợi và thách thức đối với vận động chính sách công ở quốc hội Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Vận động chính sách công được xem là xu hướng tất yếu của quá trình xây dựng chính sách tại Nghị viện các nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể. Bài viết xuất phát từ yêu cầu của việc nâng cao chất lượng lập pháp của Quốc hội, huy động sự tham gia của nhân dân vào quy trình chính sách để trả lời câu hỏi có vận động chính sách công ở Quốc hội Việt Nam không? Cơ sở pháp lý của hoạt động vận động chính sách công ở Quốc hội Việt Nam đã đầy đủ và cụ thể chưa? Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận định về những thuận lợi và thách thức đối với vận động chính sách công ở Quốc hội Việt Nam hiện nay, nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề nâng cao chất lượng xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở Quốc hội Việt Nam, đảm bảo pháp luật vừa là công cụ, vừa là thước đo của cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp ở nước ta. Trương Thị Hồng Hà* * PGS. TS. Văn phòng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Ban Nội Chính Trung ương. Abstract Lobbying of public policies is recognized as an indispensable orientation in policymaking in parliaments around the world. For Viet Nam, the development and improvement of the legal system require the participation of several stakeholders. This article is requested by the required improvements of the legislative quality of the National Assembly, it is to draw the people's participation in the policymaking process to the question of public policy lobbying in the National Assembly. Is whether the legal rationale for the public policy lobbying in the National Assembly in Vietnam sufficient and specific? The article also provides the comments on the advantages and challenges for the public policy lobbying in the National Assembly of Vietnam today to find solutions for them to improve the legislative quality of development and improvement by the National Assembly of Vietnam, ensuring the law is both a tool and a measure of the implementation mechanism of the direct democracy in Vietnam. Thông tin bài viết: Từ khóa: vận động chính sách công, xây dựng pháp luật, góp ý, dân chủ, dân chủ trực tiếp, giám sát, phản biện xã hội, Quốc hội, Chính phủ. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 31/05/2018 Biên tập : 11/06/2018 Duyệt bài : 18/06/2018 Article Infomation: Keywords: Lobbying of public policies; law developments; comments; democracy; direct democracy; supervision; social feedback; National Assenbly; Government. Article History: Received : 31 May 2018 Edited : 11 Jun 2018 Approved : 18 Jun 2018 THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG Ở QUỐC HỘI VIỆT NAM NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 3Số 14(366) T6/2018 1. Những thuận lợi đối với vận động chính sách công ở Quốc hội Việt Nam Thứ nhất, thuận lợi về bối cảnh lịch sử Nếu như những năm cuối của thế kỷ 20 ở Việt Nam, vận động chính sách công (VĐCSC) nói chung và VĐCSC ở Quốc hội Việt Nam là đề tài khá mới mẻ thì gần đây, cùng với trào lưu xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân phát triển mạnh mẽ thì vấn đề chính sách công và VĐCSC đã được nghiên cứu dựa trên các chuẩn mực lý thuyết và sự nhận thức thống nhất về vai trò của hoạt động này1. Bên cạnh đó, sự nỗ lực tham gia nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội như chính trị học, chính sách công, luật học, xã hội học, hành chính học với nhiều nhà khoa học có tên tuổi ở Việt Nam (trong đó có nhiều đại biểu Quốc hội, nhiều nhà quản lý có uy tín, nhiều giáo sư đầu ngành) tiến hành các công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau về VĐCSC đã tạo nên một môi trường học thuật thuận lợi cho việc nghiên cứu và hiện thực hoá hoạt động này trong thực tiễn chính trường Quốc hội. Bối cảnh quốc tế với những bài học đắt giá của việc thiếu coi trọng vai trò của hoạt động VĐCS của Chính phủ Việt Nam, nhóm lợi ích của Việt Nam trên các nghị trường một số nước (đánh thuế chống phá giá cao 1 VĐCSC ở Quốc hội được nhìn nhận ở 3 khía cạnh cơ bản: đối tượng vận động, chủ thể vận động và phương thức vận động. (1) về đối tượng VĐCSC ở Quốc hội được xác định 3 nhóm: nhóm 1 là các đại biểu Quốc hội; nhóm 2: căn cứ vào từng loại chính sách để tiếp cận vận động đến các chủ thể khác nhau như các Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Uỷ viên thường trực các Uỷ ban của Quốc hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội ; nhóm 3 là Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ phụ trách về việc dự thảo chính sách; (2) Về chủ thể VĐCSC ở Quốc hội gồm 4 nhóm: nhóm 1 là người dân mang nghĩa rộng rãi là cử tri và nhóm cử tri; nhóm 2 căn cứ vào chính sách cụ thể để hình thành nên nhóm chủ thể là các nhóm lợi ích mong muốn đạt được của chính sách (đối tượng điều chỉnh trực tiếp và đối tượng có liên quan mong muốn mang lại lợi ích từ chính sách công); nhóm 3 là tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; tổ chức nghề nghiệp; nhóm 4: các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và nước ngoài (3) Về phương thức vận động chính sách ở Quốc hội chia làm 2 phương thức: phương thức 1 là vận động trực tiếp diễn ra trong các Uỷ ban của Quốc hội và các nhà lãnh đạo Chính phủ, các Bộ trưởng; phương thức 2 là vận động gián tiếp: qua các kênh thông tin truyền thông, qua hội thảo, hội nghị, qua các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, thông qua qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội; thông qua việc các Hội, Liên hiệp hội đóng góp ý kiến xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật, các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương cũng như tích cực tham gia vào các hoạt động cụ thể thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước, vận động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tài trợ cho các chương trình chính sách công 2 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, trang 167. về cá tra và cá ba sa làm thiệt hại nhiều triệu đô la Mỹ cho các doanh nghiệp Việt Nam) đã củng cố thêm cho việc nhìn nhận về vai trò của VĐCSC. Từ đó thừa nhận về quy trình chính sách công với VĐCSC vừa là quy trình quan trọng vừa là yếu tố tác động đến chất lượng và hiệu quả của chính sách công. Đây là thuận lợi được thừa nhận từ thực tế. Thứ hai, thuận lợi do quá trình dân chủ hoá mạnh mẽ đời sống xã hội và thực hiện dân chủ XHCN đã tác động tích cực đến quá trình VĐCSC của Quốc hội Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân, ý thức về dân chủ trong xã hội được nâng lên Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh tế”2. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 cụ thể hoá và nhấn mạnh quan điểm phát huy dân chủ tại Điều 3: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân”. Thuận lợi hơn nữa đó là, Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn tiếp theo NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 4 Số 14(366) T6/2018 “Tiếp tục phát huy dân chủ XHCN bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện. Tập trung xây dựng những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân”3, đồng thời “thể chế hoá và thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, “Đẩy mạnh dân chủ hoá xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai trò chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Tổ chức thực hiện tốt Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội”4. Trên cơ 3 Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, trang 169. 4 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, trang 170. 5 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 trong Chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” đã nêu: “Điều 28: 1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”. Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 và Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 nêu trách nhiệm của đại biểu của dân trong việc tiếp thu ý kiến của dân như: về trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân của đại biểu Quốc hội: “Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân; Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết” (Điều 28 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014); về quyền tham gia đóng góp ý kiến vào văn bản quy phạm pháp luật: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức khác, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có quyền tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”; về quyền tham gia kiến nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể gửi kiến nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực bằng văn bản hoặc thông qua trang thông tin điện tử...”; Bên cạnh đó, còn có một số văn bản của Đảng và Chính phủ về giám sát và tưvấn, phản biện xã hội như: Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2003 Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”, Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007. 6 Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25 Hiến pháp 2013). Đồng thời lần đầu tiên, Hiến pháp năm 2013 đã hiến định các nguyên tắc thực hiện quyền con người, quyền công dân trong đó có quyền tiếp cận thông tin (Điều 14, 16, 21, 28 Hiến pháp năm 2013). 7 Có gần 50 văn bản luật liên quan đến tiếp cận thông tin mà Việt Nam đã ban hành trong thời gian qua (Xem Phụ lục rà soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến tiếp cận thông tin: sở chính trị này, hệ thống pháp luật đã có quy định làm cơ sở pháp lý cho VĐCSC, tạo điều kiện thuận lợi cho VĐCSC ở Việt Nam nói chung và Quốc hội nói riêng5. Thứ ba, công khai, minh bạch là yếu tố quan trọng, thuận lợi cơ bản thúc đẩy VĐCSC ở Quốc hội Việt Nam. Công khai, minh bạch trong quá trình ban hành chính sách công gắn liền với quyền tiếp cận thông tin của tổ chức, cá nhân, nhất là những tổ chức, có nhân chịu sự điều chỉnh và có lợi liên quan trực tiếp, gián tiếp đến chính sách công đó6. Việc ban hành Luật Tiếp cận thông tin cùng với việc cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, thực hiện chủ trương của Đảng, đồng thời nội luật hóa một số quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã tạo ra một hệ thống các quy phạm pháp luật với nhiều văn bản pháp luật7 (luật và văn bản dưới luật) đã được ban hành quy định về quyền được thông tin và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra và nắm giữ. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5Số 14(366) T6/2018 Bên cạnh đó, nhiều quan điểm khác nhau trong quá trình ban hành chính sách được trao đổi công khai trên các diễn đàn chính trị và xã hội, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng không chỉ thể hiện sự đa dạng hoá về lợi ích mà còn thể hiện ý chí của đa số và thiểu số làm cơ sở cho việc lưạ chọn chính sách phù hợp với ý chí và quyền lợi của nhân dân. Đây là lý do để việc nghiên cứu và hiện thực hoá VĐCSC ở Việt Nam tiếp tục được triển khai có hiệu quả, góp phần quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Ngoài ra, VĐCSC ở Quốc hội Việt Nam còn có thuận lợi như nguồn lực cung cấp cho VĐCSC (nguồn nhân lực và yếu tố kỹ thuật, công nghệ) đang được tăng cường và nâng cao8. Sự quan tâm của xã hội đối với VĐCSC diễn ra ở các trạng thái khác nhau từ ủng hộ đến phản đối, từ tích cực đến tiêu cực tạo nên sự phong phú, đa dạng, thể hiện 8 Số lượng sinh viên, học sinh cao học được đào tạo về chính sách công theo chương trình chuẩn ngày tăng, chất lượng ngày càng đảm bảo. Số lượng đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức tham gia quy trình chính sách công có năng lực, trình độ, trí tuệ và tâm huyết ngày càng nhiều. 9 Quan điểm thứ nhất cho rằng, không thể và không cần phải VĐCSC ở Quốc hội. Bởi lẽ Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong quá trình ban hành chính sách công phải cân đối tất cả các quyền và lợi ích của các đối tượng chịu sự điều chỉnh để từ đó có quyết sách chính xác. Hơn nữa, còn có quan điểm “vận động chính sách là việc tuyên truyền, giải thích, động viên những người nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các chính sách tự nguyện xây dựng các chính sách theo nguyện vọng chính đáng của người vận động”. Theo quan điểm này, “Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, khái niệm nêu trên bao hàm trong nó một quy trình ngược. Bởi lẽ, xây dựng, ban hành các chính sách là quyền của cơ quan nhà nước các cấp, thể hiện ý chí của người quản lý đối với người bị quản lý. Vì vậy, sẽ khó có thể xẩy ra việc người bị quản lý lại tuyên truyền, giải thích, động viên những người có chức năng, quyền hạn trong quản lý làm theo nguyện vọng của mình mặc dù đó là những nguyện vọng chính đáng, hợp pháp”. Ngoài ra, nhóm những người không ủng hộ VĐCSC ở Quốc hội còn cho rằng, việc VĐCSC ở Quốc hội dẫn đến sự thiếu công bằng trong chính sách được ban hành, thậm chí VĐCSC còn tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng khó kiểm soát hoặc trong xã hội tồn tại khuynh hướng nghề “vận động chính sách” theo hướng tiêu cực với tên gọi đội ngũ “cò”, “chân gỗ” hay cách gọi thâm thuý “con quái vật tìm cách luồn lách vào các phòng ban, hành lang Quốc hội của các quốc gia để lũng đoạn” hay như vận động chính sách có thể dẫn đến nguy cơ chính sách do Quốc hội ban hành bị bóp méo hay bế tắc, hay vận động chính sách dẫn đến hiện tượng “doanh nghiệp hối lộ quan chức dưới nhiều hình thức như tiền, tài sản, cổ phần, dịch vụ, cho con du học, đánh bóng, chạy chức... Đổi lại, doanh nghiệp được hợp đồng béo bở, được hưởng chính sách ưu đãi và được che chắn, bảo vệ”. Quan điểm thứ hai cho rằng, cần phải có vận động chính sách trong Quốc hội bởi đại biểu Quốc hội không thể hiểu hết quyền và lợi ích của các cử tri và nhóm cử tri, nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội, vận động chính sách để đảm bảo tính dân chủ trong quy trình làm luật. Theo quan điểm này, VĐCSC ở Quốc hội là cần thiết, là tất yếu và không thể hạn chế. Những người theo quan điểm này khẳng định có chủ thể ban hành chính sách công thì có đối tượng VĐCSC, thậm chí xã hội càng phức tạp, càng nhiều lợi ích xung đột thì càng cần phải thừa nhận vai trò của VĐCSC ở Quốc hội. Điều này càng đúng với trường hợp các đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm, thiếu thời gian nghiên cứu, thiếu tài liệu liên quan đến chính sách, quy trình lấy ý kiến ý nhân dân chưa được thực hiện có hiệu quả thì VĐCSC ở Quốc hội được xem là quá trình cung cấp thông tin một cách tập trung, tích cực. Những người theo quan điểm này còn cho rằng, cần phải VĐCSC ở Quốc hội vì quá trình vận động này phản ánh tính đạo lý, việc vận động tiến hành không chỉ nhằm mục đích vận động cho những chính sách có lợi cho người vận động mà còn vận động cho những chính sách họ cho rằng cần và nên có cho một nhóm khác (thường là nhóm yếu thế trong xã hội). sự cạnh tranh và chọn lựa chính sách tích cực. Các yếu tố này tạo nên sự thuận lợi cho VĐCSC ở Quốc hội, góp phần nâng cao chất lượng ban hành chính sách công của Quốc hội Việt Nam. 2. Những thách thức đối với vận động chính sách công ở Quốc hội Việt Nam Thứ nhất, sự chưa thống nhất trong nhận thức về vai trò của VĐCSC ở Quốc hội Việt Nam. Hiện nay tồn tại hai khuynh hướng ủng hộ và không ủng hộ VĐCSC ở Quốc hội9. Cả hai quan điểm này đều có sự hợp lý và không hợp lý song nếu không có sự giải mã về vai trò của VĐCSC ở Quốc hội một cách khoa học xuất phát từ văn hoá chính trị và cấu trúc của thể chế chính trị thì sự mâu thuẫn của hai quan điểm này đã và sẽ là thách thức lớn đối với VĐCSC ở Quốc hội. Thứ hai, cơ sở pháp lý về VĐCSC NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 6 Số 14(366) T6/2018 chưa hoàn thiện và yêu cầu của việc thực thi pháp luật có hiệu quả là thách thức lớn cho việc hiện thực hoá hoạt động này. Điều này thể hiện trong nội dung pháp luật về VĐCSC còn manh mún, thiếu toàn diện, đầy đủ, thống nhất, minh bạch và khả thi. Đồng thời, các đòi hỏi về tính ổn định, tính toàn diện, khả thi đang đặt ra yêu cầu chính sách công phải tuân thủ các quy trình xây dựng chính sách và thừa nhận rộng rãi về hoạt động VĐCSC tại Quốc hội. Bên cạnh đó thách thức lớn đặt ra là cần tiếp thu và giải trình thoả đáng về các vấn đề chính sách được vận động tại Quốc hội. Thứ ba, sự chưa thừa nhận VĐCSC như một nghề và đối tượng VĐCSC được hình thành như một đội ngũ những người hành nghề là rào cản lớn cho VĐCSC ở Quốc hội Việt Nam Bên cạnh đó, quan niệm cho rằng VĐCSC gây lãng phí nguồn lực của xã hội và thậm chí việc không tính toán nổi các chi phí cho hoạt động vận động chính sách. Việc xác định các nguồn ngân sách: ngân sách công, ngân sách tư cho VĐCSC của Quốc hội cũng là thách thức cần giải quyết Việc hạn chế về thời gian và khả năng tham gia trong quy trình chính sách của đại biểu Quốc hội là có, nhưng chưa đưa ra được các giải pháp thiết thực cũng đang là thách thức đối với VĐCSC. Điều này được lý giải rằng “các vấn đề chính trị rất rộng còn các chính trị gia lại phải đưa ra quyết định dựa trên những thông tin hạn chế và thông qua một cách tiếp cận qua loa. Cái khó thực chất lại nằm ở những chi tiết nhỏ nhưng thông thường các nhà chính trị không có thời gian hay nguồn tin cụ thể để đi sâu vào từng chi tiết”10. Đây cũng chính là những thách thức, rào cản cho việc hiện thực hoá VĐCSC ở Quốc hội. 10 Lionel Zetter, Vận động hành lang – Nghệ thuật chính trị, dong%20hanh%20lang%20-%20Nghe%20thuat%20thuyet%20phuc%20chinh%20tri.pdf 11 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...” 12 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, trang 189. Thứ tư, bối cảnh toàn cầu hóa và chủ trương hội nhập ngày càng sâu rộng, sự tham gia tích cực vào sân chơi quốc tế của Việt Nam sẽ làm cho nhu cầu về VĐCSC gia tăng theo cả hai chiều: VĐCSC với Quốc hội và VĐCSC do các Hiệp hội, doanh nghiệp và kể cả việc Chính phủ Việt Nam tiến hành VĐCSC ở các nước đối tác. Do đó, hội nhập quốc tế sâu rộng là tiền đề phát triển song cũng là thách thức đối với VĐCSC ở Quốc hội Việt Nam. Thứ năm, biểu hiện của tham nhũng và suy thoái tư tưởng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên hiện nay đang có chiều hướng gia tăng11. Văn kiện Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn”12. Do đó, nếu không được khắc phục được nguy cơ này sẽ là thách thức rất lớn đối với việc thừa nhận về VĐCSC ở Việt Nam hiện nay. Thứ sáu, yếu tố vật chất, công nghệ cho VĐCSC ở Quốc hội chuyên nghiệp là yêu cầu, thách thức hữu hình đối với VĐCSC ở Quốc hội Việt Nam. Đó là sự thừa nhận các văn phòng vận động hành lang, sự cung cấp ngân sách công cho các hoạt động VĐCSC, nỗ lực ban hành các quy định pháp luật về giới hạn các lợi ích đại biểu Quốc hội được nhận từ các cuộc vận động; các biện pháp kỷ luật nghiêm khắc trong Đảng, trong Quốc hội về liêm chính, đạo đức nghề đại biểu nếu vi phạm quy định về VĐCSC; các quy định pháp luật hình sự đối với những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng từ VĐCSC cũng như quy định về các tội phạm tham nhũng trong VĐCSC, v.v.. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 7Số 14(366) T6/2018 3. Vấn đề đặt ra đối với việc hiện thực hoá vận động chính sách công ở Quốc hội Việt Nam 1. Cần có sự nhận thức thống nhất về VĐCSC ở Quốc hội Việt Nam, xuất phát từ nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động này và tính quy luật của hoạt động: Vận động chính sách là quá trình tạo ra sự ủng hộ, xây dựng sự nhất trí, hình thành bầu không khí thuận lợi và môi trường ủng hộ đối với một đường lối hay một vấn đề cụ thể thông qua một hệ thống các hành động có kế hoạch và được tổ chức tốt do một nhóm các cá nhân hay các tổ chức phối hợp với nhau thực hiện. Thông qua hoạt động này, các chính sách công được ban hành là sản phẩm có chất lượng, dân chủ, minh bạch, hiệu quả, phản ánh đầy đủ lợi ích của người dân, của cử tri. Đồng thời cần thống nhất trong cách gọi và cách hiểu để không có mâu thuẫn về VĐCSC và vận động hành lang. 2. Cần đánh giá toàn diện và dự báo đầy đủ, chính xác những tiêu cực của quá trình VĐCSC ở Quốc hội như tính bất công, tính trục lợi từ phía người vận động và người được vận động, tính cục bộ ngành, địa phương, nhóm lợi ích và cả nguy cơ tham nhũng, tệ quan liêu, hệ luỵ của xã hội về môi trường sinh thái từ các biến tướng của VĐCSC thành các hoạt động “chạy dự án”, “chạy chính sách” Đồng thời cần đảm bảo tính toán được các chi phí xã hội cần thiết và không cần thiết cho hoạt động này. 3. Cần tổng kết thực tiễn, xác định mô hình chuẩn cho VĐCSC ở Quốc hội Việt Nam để chính sách công do Quốc hội ban hành thực sự có chất lượng và hiệu quả. Rà soát lại quy trình ban hành chính sách, sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo văn bản pháp luật được ban hành khách quan, minh bạch như tính đến việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và ý kiến của đại biểu Quốc hội có mối quan hệ lợi ích đối với dự án luật; rà soát quy định pháp luật để loại trừ hiện tượng công văn nội bộ của ngành trái quy định luật và nghị định. Sự thừa nhận VĐCSC ở Quốc hội đòi hỏi Quốc hội ban hành nhiều quy tắc hoạt động, trong đó Quy tắc VĐCSC ở Quốc hội cần được ưu tiên ban hành. 4. Tăng cường hoạt động giám sát xã hội, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong giám sát và phản biện xã hội. Coi đây là kênh quan trọng của việc hiện thực hoá VĐCSC ở Quốc hội Việt Nam. Đồng thời là cơ chế hữu hiệu phát hiện các biểu hiện tiêu cực phát sinh từ quá trình VĐCSC ở Quốc hội■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Xuân Tiền, Vận động chính sách ở Việt Nam, những vướng mắc và tháo gỡ, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Vận động chính sách: thực tiễn và pháp luật do Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam và VCCI phối hợp tổ chức tháng 8/2008. 2. Đào Trí Úc - Vũ Công Giao, VĐCSC, Lý luận và thực tiễn, Nxb lao động, H., 2015. Lionel Zetter, Vận động hành lang – Nghệ thuật chính trị, Van%20dong%20hanh%20lang%20-%20Nghe%20thuat%20thuyet%20phuc%20chinh%20tri.pdf 3. Nguyễn Minh Phương, “Tổ chức và hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ ở nước ta” Tạp chí Lý luận Chính trị số 3/2014; 4. Hồ Hường, “Vận động chính sách: "Gót chân Asin" của các hiệp hội doanh nghiệp” (2013) Tổng hợp kết quả của báo cáo nghiên cứu: “Thực trạng năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam” do VCCI tổ chức nghiên cứu và hội thảo. 5. David Austen - Smith (1993), Information and Influence: Lobbying for Agendas and Votes, American Journal of Political Science, Vol. 37, No 3, pp. 799 - 833. 60. David Austen - Smith and John R. Wright (1994), “Counteractive Lobbying”, American Journal of Political Science, Vol. 38, No. 1, pp. 25 - 44. 6. Trịnh Thị Xuyến (2008), Vận động hành lang: từ thế giới đến thực tế Việt Nam, Tạp chí Mặt trận, (57), tr. 32 - 36. 7. SPERI (2006), Tài liệu tổng quan về vận động hành lang, phục vụ Hội thảo “Vận động hành lang - thực tiễn và pháp luật”. Hồ Văn Thông (1998), Hệ thống chính trị các nước tư bản phát triển hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 8 Số 14(366) T6/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuan_loi_va_thach_thuc_doi_voi_van_dong_chinh_sach_cong_o_q.pdf
Tài liệu liên quan