Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm và thực hiện quyền con người

Các cuộc giám sát chuyên đề, giám sát cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân ngày càng được tăng cường, như: giám sát việc thi hành Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra; giám sát công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tạo việc làm cho người dân có đất bị thu hồi; giám sát việc thực hiện cổ phần hóa trong các doanh nghiệp nhà nước và bán cổ phiếu cho người lao động; giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn; giám sát việc thực hiện các chương trình, mục tiêu quan trọng quốc gia, xóa đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc ít người và miền núi; giám sát việc di dân tái định cư tại công trình thủy điện Sơn La; giám sát về giáo dục phổ thông, về trường phổ thông dân tộc nội trú; giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và bệnh viện lớn; tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số địa phương. Ðặc biệt, trong năm 2008, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật khiếu nại, tố cáo trong ba năm 2005 - 2007. Qua giám sát, đã phát hiện một số vấn đề còn bất cập làm hạn chế việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, phân tích các nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân, đồng thời đề nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Có thể thấy rằng, hoạt động giám sát của Quốc hội đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm sự hoạt động đúng đắn, có hiệu quả của các cơ quan nhà nước, thúc đẩy việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến quyền con người; đồng thời chỉ ra những quy định của pháp luật còn thiếu hoặc chưa phù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung để bảo đảm việc thực thi. Tuy nhiên, hoạt động giám sát có lúc, có nơi còn hình thức, kết quả mới dừng ở kiến nghị, kể cả nghị quyết về chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, việc thực hiện kiến nghị sau giám sát chưa được đôn đốc một cách đầy đủ. Các cơ quan của Quốc hội còn có những hạn chế về thời gian và nguồn lực nên việc tổ chức giám sát các vụ việc cụ thể theo khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân còn chưa được nhiều.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm và thực hiện quyền con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 24(161) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 5122009 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; Nhà nước hoạt động là vì con người, bảo đảm và thực hiện quyền con người, ngay từ ngày đầu thành lập (năm 1945), Nhà nước Việt Nam đã khẳng định những nội dung cơ bản về quyền con người; và những nội dung đó được thể hiện nhất quán và ngày càng đầy đủ trong các bản Hiến pháp của Nhà nước ta; từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và đặc biệt là Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”; “Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội”; “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”1. Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội Việt Nam luôn quán triệt sâu sắc các quan điểm và tư tưởng cơ bản nêu trên trong toàn bộ Quyền con người là một vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản, phản ánh trình độ phát triển của một xã hội, được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp tư tưởng khoa học nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là triệt để giải phóng con người với đạo lý đầy lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam “Thương người như thể thương thân”, đã đề ra mục đích, lý tưởng của toàn Ðảng, toàn dân ta là phấn đấu để Tổ quốc được độc lập, nhân dân được tự do, “đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Cương lĩnh của Ðảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 xác định, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Trên thực tế, Ðảng ta luôn luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. với việc bảo đảm và thực hiện quyền con người QUỐC HỘI VIỆT NAM (1) Xem: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các Ðiều 50, 51, 52. NGUYễN PHú TRọNG GS, TS. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. 6 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(161) 122009 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT hoạt động của mình, góp phần rất quan trọng vào việc bảo đảm và thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Trong hoạt động lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội đã thể chế hóa các nội dung về quyền con người, quy định các cơ chế bảo đảm thực hiện quyền con người, ban hành nhiều văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý để thực thi các quyền con người. Chỉ tính từ giữa năm 1992 (là thời điểm Hiến pháp năm 1992 có hiệu lực thi hành) đến hết năm 2008, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 547 văn bản luật, pháp lệnh và nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật. Các văn bản này đã quy định một cách khá đầy đủ và toàn diện về quyền con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội... cũng như về cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền đó. Cụ thể như sau: - Trong lĩnh vực chính trị: Các quyền và nghĩa vụ thể hiện tập trung ở việc công dân được tham gia thực hiện quyền lực nhà nước, bao gồm: quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Ðiều 54 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”2. Cụ thể hóa nội dung này của Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành các luật: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2002; Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 1994, được sửa đổi vào năm 2003. Thực tế các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đã diễn ra một cách dân chủ theo đúng quy định của pháp luật. Trong nhiều văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể các quyền của công dân tham gia trực tiếp và gián tiếp vào công việc quản lý nhà nước, như quyền được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra, giám sát. Riêng quyền thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các nghị quyết về quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn (năm 1998); quy chế dân chủ trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (năm 1998); quy chế dân chủ trong hoạt động của các cơ quan (năm 1998); pháp lệnh về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường (năm 2007). Ðây là một (2) Xem Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội đọc lời bế mạc kỳ họp - Ảnh: Đình Nam Số 24(161) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 7122009 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT nét khá đặc sắc của Việt Nam trong việc phát huy và thực hiện quyền dân chủ trực tiếp ở cơ sở, được bạn bè quốc tế ghi nhận. - Trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội: Hiến pháp năm 1992 đã quy định công dân có các quyền và nghĩa vụ học tập; quyền và nghĩa vụ lao động; quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe; quyền về nhà ở; quyền sở hữu, tự do kinh doanh,... Các quyền và nghĩa vụ này đều đã được Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cụ thể hóa trong các luật và pháp lệnh. Như: Luật Giáo dục năm 1998, được thay thế bằng Luật giáo dục năm 2005; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, được thay thế bằng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (năm 1989); Bộ luật Lao động năm 1994, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006 và 2007; Luật Dạy nghề (năm 2006); Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (năm 2006); Luật Phòng, chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người HIV/AIDS (năm 2006); Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (năm 2007); Luật Bình đẳng giới (năm 2006); Luật Nhà ở (năm 2005); Luật Xây dựng (năm 2003); Pháp lệnh về người tàn tật (năm 1998); Pháp lệnh người cao tuổi (năm 2000),... Trong các quyền nêu trên, quyền tự do kinh doanh là quyền mới được quy định trong Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong điều kiện mới, tạo tiền đề quan trọng cho việc thực thi dân chủ và quyền con người. Ðể cụ thể hóa vấn đề này, Quốc hội cũng đã ban hành nhiều văn bản luật, như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Ðầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Hàng hải, Luật Ðầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước,... - Về các quyền liên quan đến phụ nữ và trẻ em: Ðây là lĩnh vực xã hội rất quan tâm, đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, góp phần quan trọng vào những thành tựu về bảo đảm và thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em. Các quy định cụ thể trong Luật Bình đẳng giới cùng với các quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em; các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ thai sản, chế độ đối với lao động nữ3,... đã tạo điều kiện để phụ nữ từng bước thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người; đồng thời, cũng góp phần phòng, chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, trẻ em. Các quyền cơ bản của trẻ em như: quyền được sống, được bảo vệ thân thể, nhân phẩm; quyền được chăm sóc sức khỏe; quyền được học tập, được phát triển; quyền được vui chơi, giải trí; quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng... đều được cụ thể hóa trong các quy định của pháp luật4. Quốc hội đã phê chuẩn việc Việt Nam tham gia Công ước Quốc tế về bảo vệ trẻ em; thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1998, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2004. Nội dung này cũng được quy định tại nhiều văn bản luật khác. Trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, Ðảng và Nhà nước vẫn dành nhiều ưu đãi cho trẻ em bằng việc miễn phí khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, chính sách phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở,... là một cố gắng lớn. - Về các quyền nhân thân: Quốc hội đã quy định khá cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật, bao gồm: quyền tự do đi lại, tự do cư trú5; quyền tự do ngôn luận6; quyền tự do tín ngưỡng7; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền được bảo đảm bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín8; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền bất khả xâm phạm về thân thể... (3) Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Luật Bảo hiểm y tế; Luật Dạy nghề; Luật Thanh niên. (4) Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Giáo dục. (5) Bộ luật Dân sự; Pháp lệnh xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam; Luật Cư trú. (6) Luật Báo chí năm 1990, sửa đổi năm 1999; Luật Xuất bản năm 2004, sửa đổi năm 2008. (7) Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Ðất đai; Bộ luật Hình sự. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 8 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(161) 122009 Trong nhóm các quyền này, quyền bất khả xâm phạm về thân thể là quyền tự do cá nhân đặc biệt quan trọng, được Ðiều 71 của Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân, trừ những trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt hoặc giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Ðiều 72 của Hiến pháp còn quy định: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Ðể bảo đảm thực thi những quy định đó của Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, gồm: Bộ luật Hình sự (1999); Bộ luật Tố tụng hình sự (2003); Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2004; Luật Ðặc xá (năm 2007). Trong các văn bản pháp luật này, ngoài việc quy định cụ thể về quyền bất khả xâm phạm của công dân, còn có những quy định thể hiện tính chất nhân đạo của Ðảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội, như về việc đặc xá; về việc bảo đảm quyền bào chữa, quyền khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo; về chế độ thăm nuôi, nhận quà và đặc biệt là về chế độ ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh cho phạm nhân. Nghị quyết số 388/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra đã quy định, công dân bị thiệt hại do bị oan có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Tuy trong quá trình thực hiện còn một số vướng mắc cần phải sửa đổi, nhưng nghị quyết này đã thể hiện quan điểm nhất quán của Ðảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm tính đúng đắn trong hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng. Mới đây, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự theo hướng bỏ bớt hình phạt tử hình đối với một số tội danh; Luật Lý lịch tư pháp, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước... là các luật liên quan nhiều đến các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân. Quyền khiếu nại, tố cáo cũng là một trong những quyền quan trọng của công dân, được pháp luật bảo vệ. Ðiều 74 của Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống làm hại người khác”. Ðể cụ thể hóa các nội dung trên của Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, được sửa đổi, bổ sung vào năm 2004 và năm 2005; đồng thời quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như: Luật Ðất đai, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật về Luật sư, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt... Ðiểm đáng chú ý là, Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: công dân, tổ chức khi thực hiện quyền khiếu nại, có quyền lựa chọn việc khiếu nại đến các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án bằng con đường tố tụng tư pháp; trong quá trình khiếu nại, tố cáo, công dân có quyền nhờ luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Về quyền tự do tín ngưỡng, Ðiều 70 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không (8) Bộ luật hình sự; Pháp lệnh Bưu chính - viễn thông. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Số 24(161) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 9122009 theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Ðể thực hiện các quy định này, trước đây chỉ có các văn bản của Chính phủ, nhưng gần đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nâng lên thành một văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, đó là Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo. - Về vấn đề xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân: Quốc hội đã cụ thể hóa các quan điểm, tư tưởng của Ðảng về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là tại các địa phương có nhiều khó khăn. Trong các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và năm năm đã nêu rõ các mục tiêu phấn đấu và kế hoạch chi ngân sách nhà nước, chỉ tiêu giảm nghèo, tạo việc làm...; hoặc trong các Nghị quyết về chương trình mục tiêu và dự án trọng điểm quốc gia đã khẳng định các chủ trương đầu tư lớn, các dự án lớn tại địa bàn có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn, như: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; dự án khí, điện, đạm Bà Rịa - Vũng Tàu; dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất; dự án đường Hồ Chí Minh; dự án Thủy điện Sơn La... Các nghị quyết này của Quốc hội đã phát huy hiệu lực, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Ðiều cần nói thêm là, cùng với việc quy định các quyền cơ bản của công dân, Quốc hội còn đặc biệt coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền đó. Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2001, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội,... đều đã thể hiện rõ ý tưởng này, có nhiều điều quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, cơ chế vận hành, trách nhiệm, quyền hạn,... bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của công dân, làm cho nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Tóm lại, tuy còn những quy định chưa đủ cụ thể, chưa thật đồng bộ, tính khả thi chưa cao, nhưng rõ ràng hệ thống pháp luật của Việt Nam đã quy định khá đầy đủ và toàn diện về quyền con người và cơ chế bảo đảm thực hiện quyền con người. Trong đó có nhiều quy định tương thích với các chuẩn mực và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thậm chí có một số quy định còn ưu việt hơn. Hầu hết các luật, pháp lệnh khi quy định về các chính sách của Nhà nước đều bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích của Nhà nước và toàn xã hội. Ðương nhiên, không phải cứ có pháp luật là giải quyết được mọi vấn đề, nhưng đây là điều kiện mang tính quyền lực nhà nước, là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam. Trong hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật: Việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phải làm sao thực thi đúng pháp luật, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống, biến thành hiện thực sinh động. Trong thời gian qua, Ðảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có kết quả các chính sách và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và thực hiện quyền con người; có nhiều việc rất thành công được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận, đánh giá cao (như vấn đề đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, thương binh, gia đình liệt sĩ, công tác xóa đói, giảm nghèo, thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc những người có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện các sinh hoạt văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo,...). Ðó là những thực tế không ai có thể xuyên tạc được. Cùng với công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, Quốc hội đã thường xuyên tiến hành hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật, coi 10 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 24(161) 122009 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT đây là một nhiệm vụ rất quan trọng bảo đảm cho luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội được thực hiện trong thực tế. Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông qua các hình thức: xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; giám sát chuyên đề một số lĩnh vực; giám sát cụ thể một số vụ việc quan trọng; tiến hành chất vấn,... Các cuộc giám sát chuyên đề, giám sát cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân ngày càng được tăng cường, như: giám sát việc thi hành Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra; giám sát công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tạo việc làm cho người dân có đất bị thu hồi; giám sát việc thực hiện cổ phần hóa trong các doanh nghiệp nhà nước và bán cổ phiếu cho người lao động; giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn; giám sát việc thực hiện các chương trình, mục tiêu quan trọng quốc gia, xóa đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc ít người và miền núi; giám sát việc di dân tái định cư tại công trình thủy điện Sơn La; giám sát về giáo dục phổ thông, về trường phổ thông dân tộc nội trú; giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và bệnh viện lớn; tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số địa phương... Ðặc biệt, trong năm 2008, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật khiếu nại, tố cáo trong ba năm 2005 - 2007. Qua giám sát, đã phát hiện một số vấn đề còn bất cập làm hạn chế việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, phân tích các nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân, đồng thời đề nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Có thể thấy rằng, hoạt động giám sát của Quốc hội đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm sự hoạt động đúng đắn, có hiệu quả của các cơ quan nhà nước, thúc đẩy việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến quyền con người; đồng thời chỉ ra những quy định của pháp luật còn thiếu hoặc chưa phù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung để bảo đảm việc thực thi. Tuy nhiên, hoạt động giám sát có lúc, có nơi còn hình thức, kết quả mới dừng ở kiến nghị, kể cả nghị quyết về chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, việc thực hiện kiến nghị sau giám sát chưa được đôn đốc một cách đầy đủ. Các cơ quan của Quốc hội còn có những hạn chế về thời gian và nguồn lực nên việc tổ chức giám sát các vụ việc cụ thể theo khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân còn chưa được nhiều. Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Ðảng về quyền con người, chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về vấn đề này để từ đó khẩn trương xây dựng, bổ sung các cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị của công dân; trong các hoạt động tố tụng hình sự, tố tụng dân sự,... Ban hành mới một số đạo luật để cụ thể hóa đầy đủ hơn những quyền công dân đã được Hiến pháp năm 1992 quy định; đồng thời rà soát, bổ sung, sửa đổi những quy định của pháp luật còn chưa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta. Ðẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực thi pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; khắc phục các tệ quan liêu, gây phiền hà, sách nhiễu dân, vi phạm quyền công dân. Thông qua các hoạt động đối ngoại (kể cả đối ngoại nghị viện) và công tác thông tin, tuyên truyền ra nước ngoài, làm cho kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ, hiểu đúng những việc làm của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta trên lĩnh vực này. Ðồng thời kiên quyết đấu tranh vạch trần những âm mưu đen tối và bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch muốn sử dụng con bài “dân chủ”, “nhân quyền” để phá hoại, can thiệp vào công việc nội bộ nước ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquoc_hoi_viet_nam_voi_viec_bao_dam_va_thuc_hien_quyen_con_ng.pdf