Thứ hai, nâng cao nhận thức đối với
Công ước số 151 và 154.
Quan hệ lao động ở khu vực công có
nhiều đặc thù so với khu vực tư nhân, tuy
nhiên, dù trong khuôn khổ nào thì các quyền
tự do cơ bản của con người, của công dân
cần phải được tôn trọng. Hơn nữa, một bộ
phận công chức làm việc trong các cơ quan
thuộc nhà nước nhưng có tính chất công việc
không bị ràng buộc bởi khối hành chính và
không thuộc đối tượng giữ chức vụ quản
lý như: người làm trong cơ quan sự nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, lao động
hợp đồng (chưa thuộc biên chế nhà nước)
cần được bảo đảm đầy đủ quyền tổ chức và
quyền thương lượng tập thể. Do vậy, các
quy định về bảo vệ quyền tổ chức và các
quy định xác định điều kiện làm việc trong
ngành công vụ tại Công ước 151 cần được
nâng cao nhận thức. Ngoài ra, dù ở khu vực
tư hay khu vực công thì các kỹ thuật nhằm
xúc tiến thương lượng tập thể của Công ước
154 và Khuyến nghị 163 đều nên được tham
khảo và áp dụng khi có điều kiện.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định của pháp luật quốc tế về quyền tổ chức, quyền thương lượng tập thể và một số yêu cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Quy định của pháp luật quốc tế về
quyền tổ chức và thương lượng tập thể
1.1 Về chủ thể quyền
2 Điều 55 của Hiến chương 1945 quy định “Sự tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền và các tự do cơ bản của tất cả mọi
người không phân biệt chủng tộc nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo”.
Điều 55 Hiến chương Liên hiệp quốc
(LHQ) năm 19452, với nguyên tắc tôn trọng
và tuân thủ triệt để quyền tự do nói chung,
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TỔ CHỨC,
QUYỀN THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ VÀ MỘT SỐ YÊU CẦU1
1 Bài viết là một phần kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2018 “Quyền tổ chức và thương lượng tập
thể: Tiêu chuẩn pháp luật quốc tế, thực trạng và giải pháp cho Việt Nam” do Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì, Ths.
Trần Hà Thu làm chủ nhiệm.
Tóm tắt:
Từ việc thống kê và phân tích các quy định của pháp luật quốc tế
về chủ thể, nội dung, nguyên tắc và các biện pháp bảo đảm quyền
tổ chức, thương lượng tập thể cho cả khu vực công và khu vực tư
trong các văn kiện của Tổ chức Lao động quốc tế và Liên hiệp
quốc, bài viết đề xuất phương hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao
động.
Trần Hà Thu*
* ThS. Viện Nghiên cứu Lập pháp
Abstract
This article provides systematical summary and analysis of the
international provisions on the subjects, the contents, the principles
and measures for ensuring the rights to organize and the ones to
collective bargaining in the Conventions of ILO and UN for the
private and public sectors and also specific recommendations for
further amendment of the Labour Code.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: thương lượng tập thể, quyền
lao động, pháp luật quốc tế, Bộ luật
Lao động.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 13/07/2018
Biên tập : 10/08/2018
Duyệt bài : 18/08/2018
Article Infomation:
Keywords: Collective bargaining,
labour rights, international law,
Labour Code
Article History:
Received : 13 Jul. 2018
Edited : 10 Aug. 2018
Approved : 18 Aug. 2018
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15Số 20(372) T10/2018
đã đặt nền tảng cho các quy định cụ thể về
quyền tự do lập hội, trong đó bao hàm quyền
tổ chức quy định tại Điều 20, 23 Tuyên ngôn
Quốc tế về Nhân quyền (UDHR) năm 19483
và Điều 22 Công ước Quốc tế về các Quyền
Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICCPR)4 năm
1966. Theo đó, nếu như quy định tại UDHR
cho phép khẳng định nguyên tắc không
giới hạn chủ thể thực hiện quyền tổ chức
và tham gia hội đoàn thì nội dung của Điều
22 ICCPR cho phép: “Mọi người có quyền
tự do lập hội với những người khác, kể cả
quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo
vệ lợi ích của mình”. Điều 8 ICCPR nhấn
mạnh “a) Quyền của mọi người được
thành lập và gia nhập công đoàn do mình
lựa chọn, theo quy chế của tổ chức đó, để
thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã
hội của mình...; b) Quyền của các tổ chức
công đoàn được thành lập các liên hiệp công
đoàn quốc gia và quyền của các liên hiệp
công đoàn quốc gia được thành lập hay gia
nhập các tổ chức công đoàn quốc tế”. Quy
định của điều luật này đã chỉ ra một cách
chi tiết hơn chủ thể của quyền tổ chức, đồng
thời, phát triển quyền đó lên một bước cao
hơn đó là quyền được thành lập tổ chức của
tổ chức. Như vậy, chủ thể của quyền tổ chức
bao gồm: Mọi cá nhân và mọi tổ chức của
cá nhân.
Chi tiết hơn nữa, Công ước số 87 của
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)5 đã chỉ rõ
chủ thể của quyền tổ chức bao gồm: người
lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động
(NSDLĐ) (Điều 2); tổ chức của NLĐ và tổ
3 UDHR: The Universal Declaration of Human Rights, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, Điều 20: “Ai cũng có quyền
tự do hội họp và lập hội có tính cách hòa bình. Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn” và Điều 23: “Ai cũng
có quyền thành lập công đoàn và gia nhập công đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình”.
4 ICESCR: International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế,
Xã hội và Văn hóa năm 1966.
5 ILO: International Labour Organization (Tổ chức Lao động Quốc tế).
6 Phần III quy định về những thuận lợi dành cho tổ chức của công chức đã nhấn mạnh “các đại diện của các tổ chức công
chức được dành những thuận lợi thích hợp để họ thi hành nhanh chóng và có hiệu quả những chức năng của họ, cả trong
và ngoài giờ làm việc”.
7 Điều 3 Công ước 154 về Xúc tiến thương lượng tập thể năm 1981 quy định: “Khi pháp luật hoặc thực tiễn quốc gia đã
thừa nhận sự tồn tại của các đại diện NLĐ như xác định trong Đoạn 1 Điều 3 của Công ước về Các đại diện NLĐ, 1971,
pháp luật hoặc thực tiễn quốc gia có thể quy định rằng từ “thương lượng tập thể”, trong Công ước này, cũng có thể bao
gồm cả những cuộc thương lượng với các đại diện đó ở mức độ nào”.
chức của NSDLĐ (Điều 3).
Riêng ở khu vực công, ILO ban hành
Công ước số 151. Theo đó, Điều 9 của Công
ước khẳng định: “Cũng như những NLĐ
khác, công chức phải được các quyền dân sự
và chính trị thiết yếu cho việc thực thi bình
thường quyền tự do công đoàn...”. Như vậy,
tương tự như NLĐ và NSDLĐ ở khu vực
tư nhân, trong lĩnh vực công, “công chức”
là chủ thể của quyền tổ chức. Đồng thời,
tổ chức của công chức cũng là chủ thể của
quyền tổ chức và được tổ chức hoạt động để
thực thi các chức năng của họ6.
Đối với quyền thương lượng tập thể,
Điều 4 Công ước số 98 của ILO khẳng định
“...khuyến khích và xúc tiến việc triển khai
và sử dụng hoàn tất các thể thức thương
lượng tự nguyện giữa một bên là NSDLĐ và
các tổ chức của NSDLĐ với một bên là các
tổ chức của NLĐ”. Điều 2 Công ước số 154
tiếp tục cho phép xác định chủ thể của quyền
thương lượng tập thể: “...thuật ngữ thương
lượng tập thể áp dụng cho mọi cuộc thương
lượng giữa một bên là một NSDLĐ, một
nhóm NSDLĐ hoặc một hay nhiều tổ chức
của NSDLĐ, với một bên là một hay nhiều
tổ chức của NLĐ”. Điều 3 Công ước này còn
nhấn mạnh, thương lượng tập thể còn có thể
bao gồm cả những cuộc thương lượng với
“đại diện của NLĐ” nếu pháp luật và thực
tiễn quốc gia thừa nhận sự tồn tại của các đại
diện NLĐ7. Các quy định vừa nêu cho phép
xác định quyền thương lượng tập thể có thể
diễn ra giữa: (1) NSDLĐ/ nhóm NSDLĐ
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 20(372) T10/2018
với một hay nhiều tổ chức của NLĐ; (2)
Một hay nhiều tổ chức của NSDLĐ với một
hay nhiều tổ chức của NLĐ và (3) Nếu các
quốc gia có thừa nhận “đại diện của NLĐ”
thì thương lượng tập thể còn có thể diễn ra
giữa NSDLĐ/nhóm NSDLĐ/một hay nhiều
tổ chức của NSDLĐ với đại diện của NLĐ.
Như vậy, chủ thể của quyền thương
lượng tập thể ở lĩnh vực tư sẽ bao gồm:
NSDLĐ; tổ chức của NSDLĐ; tổ chức của
NLĐ; hoặc đại diện của NLĐ nếu pháp luật
và thực tiễn quốc gia thừa nhận đại diện của
NLĐ8.
Ở khu vực công, Điều 7 Công ước 151
quy định: “...cho phép thương lượng những
điều kiện phục vụ giữa chính quyền hữu
quan với các tổ chức công chức...hoặc... cho
phép đại diện của công chức được tham gia
để xác định điều kiện phục vụ nói trên”. Quy
định này một lần nữa khẳng định chủ thể của
quyền thương lượng tập thể bao gồm: chính
quyền, tổ chức của công chức hoặc đại diện
của công chức.
Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, các
quy định về phạm vi áp dụng tại Điều 9
Công ước 87, Điều 5c Công ước 98 và Điều
1 Công ước 151 đã loại trừ các chủ thể là
“lực lượng vũ trang” và “cảnh sát”, “quan
chức cấp cao” và trao cho quốc gia quyền tự
quy định mức độ áp dụng.
1.2 Về nội dung của quyền
Đối với quyền tổ chức, các nội dung
của quyền tổ chức ở khu vực tư được nêu
chủ yếu tại Công ước số 87, được cụ thể hóa
khác nhau theo chủ thể của quyền. Theo đó,
chủ thể của quyền tổ chức là cá nhân “
có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ
chức” (Điều 2); chủ thể là tổ chức “ có
quyền lập ra điều lệ, những quy tắc quản lý,
tự do bầu các đại diện, tổ chức việc điều hành
8 Tổ chức của NLĐ được phân biệt với đai diện của NLĐ theo quy định của Điều 3 Công ước 135 về việc bảo vệ và tạo
điều kiện thuận lợi dành cho đại diện NLĐ trong các doanh nghiệp năm 1971, theo đó đại diện NLĐ là: “...các đại diện
công đoàn, cụ thể là các đại diện được công đoàn hoặc các đoàn viên công đoàn chỉ định hoặc bầu ra; hoặc các đại diện
được bầu ra, cụ thể là các đại diện được những NLĐ tự do bầu ra, theo đúng quy định của pháp luật hoặc quy định hoặc
các thỏa ước tập thể mà các chức năng của họ không bao gồm các hoạt động được coi là thuộc đặc quyền riêng của công
đoàn trong các nước hữu quan...”
hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt
động của mình” (Điều 3) và “... có quyền
hợp thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, và
mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn
đó đều có quyền gia nhập, đều có quyền
liên kết với các tổ chức quốc tế của NLĐ
và NSDLĐ”. Như vậy, nếu như nội dung
của quyền tổ chức của cá nhân bao gồm: (1)
Quyền tổ chức ra tổ chức của mình hoặc (2)
Quyền gia nhập vào bất kỳ tổ chức nào thì
đối với chủ thể là tổ chức, một loạt các vấn
đề phái sinh sau khi tổ chức được nên như:
điều lệ, quy tắc quản lý; tự do bầu đại diện;
tổ chức điều hành; hợp thành các liên đoàn/
tổng liên đoàn và gia nhập, liên kết với các
tổ chức quốc tế hay tự do trong việc giải thể.
Bên cạnh đó, để thực hiện chức năng
đại diện của mình, tổ chức của NLĐ còn có
thể tổ chức các cuộc đình công hợp pháp
hoặc các hoạt động khác nhằm phản đối
những chính sách không có lợi cho NLĐ. Có
thể thấy rằng, các chuẩn mực quốc tế đã đi
từ quyền của cá nhân đến quyền của tổ chức
do cá nhân lập ra với mức độ chi tiết tăng
lên, đồng nghĩa với việc nội dung của quyền
tổ chức của tổ chức rộng hơn nội dung của
quyền tổ chức của cá nhân.
Ở khu vực công, mặc dù Công ước số
151 không bao hàm một điều luật cụ thể nào
về quyền tổ chức, tuy nhiên việc Công ước
thường xuyên sử dụng thuật ngữ công đoàn
trong các quy định về bảo vệ quyền tổ chức
cho thấy, quyền tổ chức chính là “quyền tạo
ra tổ chức của công chức” hay “quyền thành
lập ra tổ chức công chức” và “quyền gia
nhập tổ chức công chức”.
Đối với quyền thương lượng tập thể,
Điều 2 Công ước số 154, khi đưa ra định
nghĩa thương lượng tập thể, đã cho phép
khẳng định nội dung của quyền gồm: quyền
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 20(372) T10/2018
được thảo luận để xác định điều kiện lao
động, sử dụng lao động; quyền được thảo
luận để giải quyết những vấn đề giữa NSDLĐ
với NLĐ và các vấn đề nảy sinh khác. Đồng
thời, Công ước 151 cũng xác định nội dung
của quyền thương lượng tập thể ở khu vực
công đó là: quyền được thương lượng về
những điều kiện phục vụ (Điều 7).
1.3 Các nguyên tắc của quyền
Các Công ước quốc tế bao hàm 04
nguyên tắc cơ bản đối với quyền tổ chức:
Thứ nhất, nguyên tắc tự do thực hiện.
Điều 20 UDHR 1948, khẳng định
nguyên tắc của việc tham gia công đoàn là
“... không ai bị bắt buộc”. Tương tự, Điều
8 ICESCR 1966 quy định chủ thể của quyền
tổ chức được “... thành lập và gia nhập công
đoàn do mình lựa chọn...”; “Quyền của các
công đoàn được hoạt động tự do... Bên cạnh
đó, Điều 2 Công ước số 87 cũng cho phép
việc thực hiện quyền tổ chức của cá nhân “...
không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào,
đều không phải xin phép trước, theo sự
lựa chọn của mình...”. Điều này có nghĩa là
quyền tổ chức phải được thực hiện một cách
tự do, bất kể là cá nhân hay tổ chức. Các chủ
thể này được tự do lựa chọn, thành lập hay
gia nhập theo ý muốn của mình mà không
phải chịu bất kỳ sự ép buộc nào. Ngoài ra,
Điều 4 Công ước số 87 khẳng định: “Các
tổ chức của NLĐ và của NSDLĐ không thể
bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc
phải giải tán hoặc đình chỉ”. Như vậy, khi
cá nhân tự do lựa chọn tổ chức để tham gia
hoặc tự do thành lập tổ chức thì tổ chức cũng
có quyền tự do hoạt động hoặc giải tán.
Ở khu vực công, nguyên tắc này được
nhắc lại một cách không rõ ràng trong Công
ước số 151 bằng khái niệm tổ chức công
9 “...Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã
hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏe và đạo đức xã hội hoặc bảo
vệ quyền và tự do của những người khác” (Điều 21, ICCPR 1966) ; “ ...Việc thực hiện quyền này chỉ bị những hạn chế
bởi quy định trong pháp luật và là cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia và trật tự công cộng,
hoặc vì mục đích bảo vệ các quyền và tự do của những người khác” (khoản a, Điều 8 của ICESCR 1966) và “Pháp
luật quốc gia không được có những quy định mang tính xâm hại, cũng như không được áp dụng với mục đích xâm hại
tới những đảm bảo đã được quy định trong Công ước này” (khoản 2, Điều 8 của Công ước số 87).
chức: “Mọi tổ chức, bất kỳ thành phần ra
sao, có mục đích xúc tiến và bảo vệ lợi ích
của công chức” (Điều 3). Do vậy, việc thành
lập tổ chức của công chức là tự do và không
phân biệt thành phần. Nguyên tắc này gắn
với quyền tổ chức ở cả khu vực công và khu
vực tư.
Thứ hai, nguyên tắc không bị giới hạn
bởi pháp luật trong nước trừ một số trường
hợp nhất định.
Phù hợp với sự tự do trong việc thực
hiện quyền tổ chức, các văn kiện quốc tế
khẳng định việc không bị giới hạn bởi pháp
luật của các quốc gia thành viên. Cụ thể,
Điều 21 ICCPR 1966, Điều 8 ICESCR 1966
và Điều 8 Công ước số 87 của ILO9 đều cho
phép hiểu một cách thống nhất rằng: Quyền
tổ chức chỉ có thể bị hạn chế cho các mục
đích an ninh quốc gia, an toàn, trật tự công
cộng; để bảo vệ sức khỏe, đạo đức xã hội;
để bảo vệ quyền và tự do của những người
khác và cần thiết cho một xã hội dân chủ.
Thêm vào đó, việc hạn chế quyền tổ chức
phải bằng các quy định của pháp luật; đồng
thời, các mục đích nhằm xâm hại đến quyền
phải bị loại trừ.
Thứ ba, nguyên tắc bảo vệ khỏi hành
vi phân biệt đối xử vì lý do công đoàn.
Các hành vi được coi là xâm hại đến
quyền tổ chức được quy định tại Điều 2
Công ước số 98 và Điều 4 Công ước số 151.
Điều 2 Công ước số 98 quy định,
quyền tổ chức của cá nhân NLĐ có thể bị
xâm phạm bởi các hành vi: “phụ thuộc việc
làm của NLĐ vào một điều kiện là người đó
không được gia nhập công đoàn hoặc phải
từ bỏ tham gia công đoàn” hoặc “gây ra việc
sa thải NLĐ hoặc làm phương hại người
đó bằng cách khác, với lý do là người đó
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
18 Số 20(372) T10/2018
gia nhập công đoàn, hoặc tham gia các hoạt
động công đoàn ngoài giờ làm việc hoặc với
sự đồng ý của NSDLĐ trong giờ làm việc”.
Đối với khu vực công, cách thức liệt
kê hành vi can thiệp được sử dụng tại Điều 4
Công ước 151, cụ thể là “... hành vi có ý đồ:
- Phụ thuộc việc sử dụng một công
chức vào điều kiện người đó không được gia
nhập một tổ chức của công chức hoặc thôi
tham gia vào tổ chức đó;
- Sa thải một công chức hoặc làm hại
người đó bằng một thủ đoạn khác vì lý do
người đó gia nhập một tổ chức công chức
hoặc tham gia những hoạt động bình thường
của tổ chức này”.
Các quy định nêu trên cho thấy biểu
hiện giống nhau của các hành vi phân biệt
đối xử vì lý do công đoàn ở cả khu vực tư và
khu vực công, đồng thời, khẳng định nguyên
tắc cấm mọi hành vi có các biểu hiện như
trên.
Thứ tư, nguyên tắc bảo vệ công đoàn
trước hành vi can thiệp.
Hai nội dung của nguyên tắc này được
khẳng định tại Công ước số 87 và 98, theo
đó, nếu như khoản 2 Điều 1 của Công ước số
98 khẳng định nguyên tắc không can thiệp
vào công việc của nhau giữa tổ chức của
NLĐ và NSDLĐ thì khoản 2 Điều 3 Công
ước số 87 nhấn mạnh khả năng không thể bị
can thiệp bởi cơ quan nhà nước. Nghiên cứu
các quy định có liên quan, chúng tôi thấy có
hai hình thức mà ILO đã vận dụng khi đưa ra
những quy định về nguyên tắc này bao gồm:
Một là, khẳng định sự nghiêm cấm các
hành vi can thiệp như quy định tại khoản 2,
Điều 3 Công ước số 87 rằng “... Các cơ quan
có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp
có tính chất hạn chế quyền đó hoặc cản trở
việc thi hành hợp pháp quyền đó” và “Các
tổ chức của NLĐ và của NSDLĐ phải được
hưởng sự bảo vệ thích đáng chống lại mọi
hành vi của những phái viên hay thành viên
của mỗi bên để can thiệp vào việc tổ chức
điều hành và quản lý nội bộ của phía bên
kia” (khoản 1 Điều 2, Công ước số 98).
Tương tự, trong hoạt động công vụ, Điều
5 Công ước 151 khẳng định: “Các tổ chức
của công chức phải được quyền độc lập
hoàn toàn đối với cấp chính quyền. Các tổ
chức công chức phải được hưởng sự bảo vệ
thích đáng chống lại mọi hành vi của các cấp
chính quyền can thiệp vào việc thành lập,
điều hành và quản lý các tổ chức đó”. Như
vậy, bằng cách thể hiện câu chữ có phần
khác nhau nhưng các cụm từ “tránh mọi sự
can thiệp”, “độc lập hoàn toàn” cho thấy sự
thống nhất về nguyên tắc không chịu sự can
thiệp trong các văn bản nêu trên.
Hai là, liệt kê các biểu hiện của hành
vi can thiệp như:
- Hành vi nhằm dẫn tới việc tạo ra
những tổ chức của NLĐ được sự chế ngự
của NSDLĐ hay một tổ chức của NSDLĐ;
- Hành vi nhằm nâng đỡ những tổ chức
của NLĐ bằng tài chính hay bằng những
cách khác, với ý đồ đặt các tổ chức đó dưới
sự điều tiết của những NSDLĐ hay tổ chức
của NSDLĐ.
Ở khu vực công, các hành vi có thể là:
- Hành vi nhằm dẫn tới việc tạo ra
những tổ chức của công chức dưới sự chế
ngự của chính quyền;
- Hành vi nhằm nâng đỡ những tổ
chức của công chức bằng tài chính hoặc
bằng những cách khác, với ý đồ đặt các tổ
chức đó dưới sự điều tiết của chính quyền.
Có thể thấy, các hành vi này thường
là trực tiếp đối với chủ thể quyền là cá nhân
và gián tiếp/ hoặc dưới dạng khó nhận thấy
hơn đối với chủ thể quyền là tổ chức. Đồng
thời, những quy định dành cho khu vực công
không có sự khác biệt đối với những quy
định dành cho khu vực tư, mà theo đó mọi
hành vi ra điều kiện đối với người làm công
ăn lương, đe dọa sa thải hoặc làm hại đến
người đó để làm ảnh hưởng tới việc gia nhập
hoặc tham gia vào một tổ chức đều bị coi là
“hành vi can thiệp” vào quyền tổ chức của
chủ thể quyền.
Bên cạnh việc đưa ra các nguyên tắc
cơ bản cho quyền tổ chức, các văn kiện quốc
tế còn khuyến khích các quốc gia thành viên
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
19Số 20(372) T10/2018
áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo
đảm việc việc thực hiện và tuân thủ những
nguyên tắc này. Các biện pháp này được thể
hiện dưới quy định mang tính khuyến nghị
chung như: “Nếu nhất thiết, phải thiết lập
những cơ cấu phù hợp với điều kiện quốc
gia, để đảm bảo cho việc tôn trọng quyền tổ
chức đã được xác định” (Điều 3, Công ước
số 98) hay “Công chức phải được hưởng sự
bảo vệ thích đáng đối với mọi hành vi phân
biệt đối xử chống công đoàn trong việc làm
của họ” (khoản 1 Điều 4, Công ước số 151);
“Các đại diện của tổ chức công chức được
công nhận phải được dành những thuận lợi
thích hợp để họ thi hành nhanh chóng và có
hiệu quả những chức năng của họ, cả trong
và ngoài giờ làm việc” (khoản 1 Điều 6,
Công ước số 151).
So với quyền tổ chức, các quy định về
nguyên tắc dành cho quyền thương lượng
tập thể có phần chi tiết hơn và thường được
lồng ghép cùng với tiêu chuẩn về biện pháp
bảo đảm tuân thủ.
Điều 4 Công ước số 98 quy định: “Nếu
cần thiết, phải có những biện pháp phù hợp
với điều kiện quốc gia để khuyến khích và
xúc tiến việc triển khai và sử dụng hoàn tất
các thể thức thương lượng tập thể tự nguyện
giữa một bên là các tổ chức của NLĐ với
một bên là các tổ chức của NLĐ, nhằm quy
định những điều khoản và điều kiện sử dụng
lao động bằng thỏa ước tập thể”. Quy định
này vừa khẳng định “nguyên tắc tự nguyện”
của thương lượng tập thể, vừa ràng buộc
trách nhiệm của quốc gia thành viên để đưa
ra các biện pháp bảo đảm thực hiện. Nguyên
tắc tự nguyện này được tái khẳng định tại
Điều 2 Khuyến nghị số 163 cho chủ thể là tổ
chức đại diện cho NLĐ và NSDLĐ.
10 Trước đó, năm 1980 và 1982, Việt Nam đã là thành viên của ILO, vì lý do kỹ thuật nên tới năm 1992 mới quay trở lại
là thành viên của ILO.
11 CPTPP: Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement
for Trans-Pacific Partnership).
12 Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam, khi có hiệu lực sẽ miễn thuế hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và
toàn bộ 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu.
2. Các yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam
Trở lại là thành viên của ILO năm
199210, với nỗ lực thực hiện các nghĩa vụ
của một thành viên, Việt Nam đã phê chuẩn
21 công ước của ILO, trong đó bao gồm 5
trên tổng số 8 công ước cơ bản. Tuy nhiên,
Công ước 87 và Công ước 98 (là 2 trong số
8 công ước cơ bản của ILO); các Công ước
151 và Công ước 154 là những công ước mà
Việt Nam chưa phê chuẩn. Đây đều là những
công ước có chứa đựng những quy định của
pháp luật quốc tế cơ bản về quyền tổ chức
và thương lượng tập thể ở khu vực tư và khu
vực công lập. Trong khi đó, cả CPTPP11 và
EVFTA12 đều viện dẫn quyền tự do liên kết
và công nhận hiệu quả quyền thương lượng
tập thể của Tuyên bố 1998, được cụ thể hóa
bởi cặp Công ước số 87 và 98 - vốn được
coi là các tiêu chuẩn lao động quốc tế nền
tảng. Theo thống kê của ILO, trên thế giới
hiện nay có 165 quốc gia phê chuẩn Công
ước 98, 156 quốc gia phê chuẩn Công ước
87 trong khi đó chỉ có 54 quốc gia phê chuẩn
Công ước 151 và 47 quốc gia đã phê chuẩn
Công ước 154. Bối cảnh nêu trên đặt ra một
số yêu cầu đối với Việt Nam như sau:
Thứ nhất, nhanh chóng thúc đẩy việc phê
chuẩn đối với cả hai Công ước số 87 và 98.
Chiến lược Hội nhập quốc tế về lao
động - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030
theo Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày
20/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã xác
định mục tiêu cụ thể: “... Đến năm 2020, phê
chuẩn các công ước cơ bản còn lại và một số
công ước khác của Tổ chức Lao động quốc
tế (ILO)...” (Điều 2 của Mục II). Tuy nhiên,
tại thời điểm hiện nay, chúng ta mới chỉ có
kế hoạch cho việc phê chuẩn Công ước số
98 và nâng cao nhận thức đối với Công ước
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
20 Số 20(372) T10/2018
số 8713. Điều này là chưa hợp lý bởi vì hai
công ước này có sự thống nhất về quyền tổ
chức (Công ước số 87 đưa ra các nguyên tắc
cơ bản cho quyền tự do hiệp hội và quyền
tổ chức và Công ước số 98 cụ thể hóa các
điều kiện nhằm đảm bảo cho việc thực hiện
quyền tự do hiệp hội, quyền tổ chức). Bên
cạnh đó, áp lực từ bối cảnh quốc tế và nghĩa
vụ là thành viên của ILO buộc “Tất cả các
thành viên, dù phê chuẩn hay chưa phê
chuẩn các công ước này đều có nghĩa vụ, với
tư cách là thành viên của tổ chức, phải tôn
trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa một cách có
thành ý phù hợp với Điều lệ, các nguyên tắc
liên quan đến quyền cơ bản và là nội dung
của Công ước” (Điều 2 Tuyên bố 1998).
Tính đến nay, ILO có 187 quốc gia thành
viên14, LHQ có 19315 thành viên đồng nghĩa
với việc trên thế giới hiện nay có 193 quốc
gia được công nhận. Như vậy, 187/193 quốc
gia trên thế giới dù đã phê chuẩn hay chưa
phê chuẩn Công ước của ILO về quyền tổ
chức và thương lượng tập thể nhưng với vai
trò là thành viên của ILO và là đối tác trong
tương lai của các hiệp định tự do thương
mại, đều phải coi các chuẩn mực quốc tế về
quyền tổ chức và thương lượng tập thể có
tính ràng buộc nhất định và nỗ lực đảm bảo
thực hiện nó. Mặc dù việc thực hiện Công
ước số 87 sẽ khó hơn Công ước số 98 bởi
lẽ Công ước số 87 nghiêm cấm sự can thiệp
của nhà nước đối với hoạt động của tổ chức
của NLĐ cũng như NSDLĐ. Tuy nhiên, hạn
chế tối đa sự can thiệp của nhà nước vào
quan hệ lao động là phù hợp với định hướng
phát triển nền kinh tế thị trường mà chúng ta
đang theo đuổi.
Thứ hai, nâng cao nhận thức đối với
Công ước số 151 và 154.
Quan hệ lao động ở khu vực công có
nhiều đặc thù so với khu vực tư nhân, tuy
nhiên, dù trong khuôn khổ nào thì các quyền
13 Xem thêm bản Dự thảo kế hoạch chi tiết xem xét gia nhập Công ước số 98 và nâng cao nhận thức về Công ước số 87
của ILO do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành.
14 Theo số liệu được cung cấp trên trang web chính thức: www.ilo.org
15 Theo số liệu được cung cấp trên trang web chính thức www.un.org
tự do cơ bản của con người, của công dân
cần phải được tôn trọng. Hơn nữa, một bộ
phận công chức làm việc trong các cơ quan
thuộc nhà nước nhưng có tính chất công việc
không bị ràng buộc bởi khối hành chính và
không thuộc đối tượng giữ chức vụ quản
lý như: người làm trong cơ quan sự nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, lao động
hợp đồng (chưa thuộc biên chế nhà nước)
cần được bảo đảm đầy đủ quyền tổ chức và
quyền thương lượng tập thể. Do vậy, các
quy định về bảo vệ quyền tổ chức và các
quy định xác định điều kiện làm việc trong
ngành công vụ tại Công ước 151 cần được
nâng cao nhận thức. Ngoài ra, dù ở khu vực
tư hay khu vực công thì các kỹ thuật nhằm
xúc tiến thương lượng tập thể của Công ước
154 và Khuyến nghị 163 đều nên được tham
khảo và áp dụng khi có điều kiện.
Thứ ba, xác định phương hướng đối
với việc sửa đổi toàn diện Bộ luật Lao động
về các nội dung liên quan đến quyền tổ chức
và thương lượng tập thể.
Một là, bổ sung các khái niệm như
“tổ chức đại diện của NLĐ”, “tổ chức của
NSDLĐ”, “phân biệt đối xử”, “can thiệp”,
“thiện chí”, “tự nguyện” để làm rõ các khái
niệm liên quan đến chủ thể và nguyên tắc
của quyền tổ chức và thương lượng tập thể;
Hai là, ghi nhận sự tồn tại của tổ chức
đại diện của NLĐ bên cạnh tổ chức công
đoàn và quy định nguyên tắc hoạt động giữa
hai hình thức tổ chức của NLĐ này.
Ba là, cần có quy định về nguyên
tắc thành lập và hoạt động cho tổ chức của
NSDLĐ;
Bốn là, liệt kê được các hành vi vi
phạm nguyên tắc thương lượng tập thể, hành
vi vi phạm trong quá trình thương lượng tập
thể của các chủ thể■
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
21Số 20(372) T10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_dinh_cua_phap_luat_quoc_te_ve_quyen_to_chuc_quyen_thuong.pdf