Quy định điều kiện hành nghề của người hành nghề khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế tư nhân hiện nay

Thứ tư, cần bổ sung quy định đối với các trường hợp người nước ngoài đến Việt Nam để giảng dạy, chuyển giao kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám chữa bệnh nhân đạo hoặc hành nghề khám chữa bệnh nhân đạo trong một khoảng thời gian ngắn sẽ được thừa nhận chứng chỉ hành nghề mà người hành nghề đã được nước xuất xứ cấp và rút ngắn các hồ sơ, thủ tục đối với những đối tượng. Thứ năm, cần quy định cụ thể trong nội dung xác nhận về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề, là điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm: (i) khả năng thực hiện các kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề (người hướng dẫn hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của người đăng ký thực hành trong quá trình thực hành), (ii) có đạo đức nghề nghiệp bao gồm việc thực hiện nghĩa vụ theo Điều 36,37,38,39 của Luật khám bệnh, chữa bệnh và việc thực hiện Quy tắc ứng xử của Bộ y tế. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể, mỗi người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn thực hành cho tối đa 05 người thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng một thời gian nhằm đảm bảo chất lượng về chuyên môn cho người thực hành.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định điều kiện hành nghề của người hành nghề khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế tư nhân hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 32 QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM CHỮA BỆNH TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ TƯ NHÂN HIỆN NAY Đinh Thị Thanh Thủy1 1. Quy định về điều kiện hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở y tế tư nhân 1.1. Điều kiện về chủ thể Để được tham gia vào quan hệ dịch vụ khám chữa bệnh, với tư cách là bên cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, cá nhân hành nghề cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh trước hết phải có năng lực chủ thể phù hợp. Theo đó, năng lực pháp luật của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết (khoản 3, Điều 16 Bộ luật dân sự 2015); và năng lực hành vi đầy đủ của cá nhân được xác định là người từ đủ mười tám tuổi trở lên (người thành niên) không thuộc trường hợp quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 (người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người hạn chế năng lực hành vi dân sự). Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2011) quy định người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là “người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề)”2. Khái niệm người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được áp dụng trong các cơ sở y tế công lập và y tế tư nhân. Trong đó, khám bệnh là “việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận” và chữa bệnh là “việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh”3. Như vậy, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải là người được (i) cấp 1 Giảng viên, Trường Đại học Thương mại 2 Khoản 6, Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. 3 Khoản 1, khoản 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Tóm tắt tiếng Việt: Trong quan hệ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế tư nhân, chủ thể cung ứng trực tiếp các dịch vụ khám chữa bệnh (người hành nghề) tới người bệnh phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ về hành nghề khám chữa bệnh trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề. Bài viết phân tích các quy định của pháp luật khám bệnh, chữa bệnh về các điều kiện hành nghề của người khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế tư nhân; đánh giá thực trạng thực hiện các quy định về điều kiện hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện. Từ khoá: Chứng chỉ hành nghề; điều kiện hành nghề; cơ sở y tế tư nhân; người hành nghề; đăng ký hành nghề; khám bệnh, chữa bệnh. Nhận bài: 05/01/2017; Hoàn thành biên tập: 05/02/2017; Duyệt đăng: 30/02/2017 Tóm tắt tiếng Anh: Abstract: In clinical relationship of private medical establishments, subject directly providing medical services (workers) to the patient must meet strict conditions of medical practice before getting Certificate of practicing health care. The article analyzes provisions of the law on giving health examination and treatment regarding to conditions of the person practicing health care in private health facilities; assesses status of implementation of the regulations on conditions for professional practice of medical practitioners, and give some recommendations for finalization. Keywords: Certificate of practicing health care; conditions of practicing health care; private medical establishments; medical practitioners; register for practicing health care; health examination and treatment. Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 33 chứng chỉ hành nghề ; (ii) thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh. 1.2. Điều kiện hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khi đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, ngoài các điều kiện về chủ thể thì cần tuân thủ những nguyên tắc, điều kiện về hành nghề, bao gồm: 1.2.1. Các nguyên tắc đăng ký hành nghề Thứ nhất, một người hành nghề chỉ được đăng ký chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, không được đồng thời làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật từ hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trở lên. Thứ hai, một người hành nghề chỉ được đăng ký làm người phụ trách một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không được đồng thời làm người phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác). Thứ ba, người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể kiêm nhiệm phụ trách khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng chỉ được phụ trách một khoa và phải phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo của người đó. Thứ tư, người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ. Thứ năm, người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước không được đăng ký làm người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước4. Thứ sáu, người hành nghề đã đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm việc ngoài giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên cùng địa bàn tỉnh nhưng tổng thời gian làm ngoài giờ không quá 200 giờ theo quy định của Bộ luật lao động. Thứ bảy, người hành nghề đã đăng ký hành nghề tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không được đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh khác với nơi mình đang hành nghề để bảo đảm tính liên tục, ổn định trong cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Thứ tám, người hành nghề đã đăng ký hành nghề ở một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ luân phiên cán bộ từ tuyến trên xuống tuyến dưới, khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc thực hiện kỹ thuật chuyên môn (ví dụ: hội chẩn, mổ phiên) theo hợp đồng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải đăng ký hành nghề. 1.2.2. Người hành nghề cần tuân thủ các quy định về nội dung và hình thức đăng ký hành nghề bao gồm địa điểm, thời gian hành nghề, vị trí chuyên môn nơi người hành nghề đảm nhiệm; hình thức đăng ký hành nghề phải được thực hiện bằng văn bản5. Quy định tất cả nhân viên y tế, dù là y tế công lập hay y tế tư nhân đều phải có chứng chỉ hành nghề khi hành nghề bắt đầu được đề cập trong Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Quy định về người hành nghề xin cấp chứng chỉ hành nghề trong khu vực y tế tư nhân bao gồm: (i) Bác sĩ, y sĩ; (ii) Điều dưỡng viên (iii) Hộ sinh viên (iv) Kỹ thuật viên (v) Lương y; (vi) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền6. Quy định về chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh là yêu cầu bắt buộc đối với người 4 Khoản 13, Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 5 Điều 11 Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011của Bộ Y tế về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 6 Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 34 hành nghề được hầu hết các quốc gia quy định khá chặt chẽ và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Khoản 4 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đã nêu rõ: Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là “văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này”. Người đủ điều kiện hành nghề được chia thành hai nhóm người: (i) người Việt Nam, (ii) người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo đó, Luật khám bệnh, chữa bệnh cũng quy định những điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề với những đối tượng này. Người hành nghề sẽ bị thu hồi hoặc đình chỉ chứng chỉ hành nghề trong các trường hợp (i) Chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền; (ii) Chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật (iii) Người hành nghề không hành nghề trong thời hạn 02 năm liên tục (iv) Người hành nghề được xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh (v) Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp (vi) Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề (vii) Người hành nghề thuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật khám bệnh, chữa bệnh7. 2. Thực trạng thực hiện các quy định về điều kiện hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở y tế tư nhân - Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện 2.1. Thực trạng thực hiện các quy định về điều kiện hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở y tế tư nhân Thông qua việc quy định các điều kiện hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở y tế tư nhân đã có những tác động tích cực và hiệu quả trong việc quản lý, hội nhập và nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, các điều kiện chặt chẽ đối với người hành nghề đã góp phần hiệu quả trong việc đảm bảo quyền được chăm sóc, khám và chữa bệnh an toàn, chất lượng của người bệnh. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đã ký một số cam kết thỏa thuận cùng thừa nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN về điều kiện người hành nghề là bác sĩ, nha sĩ và điều dưỡng, việc thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh là một yếu tố quan trọng giúp Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh những kết quả đạt được nói trên, trong giai đoạn hiện nay, nhiều quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện hoạt động của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có quy định về điều kiện hành nghề đã bộc lộ nhiều bất cập, cụ thể: 2.1.1. Quy định về thời hạn và điều kiện của chứng chỉ hành nghề: Theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, việc cấp chứng chỉ hành nghề chỉ cấp một lần và có giá trị vĩnh viễn (Điều 25 Luật khám bệnh, chữa bệnh). Quy định này được xem là tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề với tư cách là thủ tục hành chính nhưng lại không phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, đó là yêu cầu phải thừa nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề khi hội nhập vào khu vực kinh tế chung. Vì sự khác biệt trên, bác sĩ ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được công nhận hành nghề khi ra nước ngoài. Nhiều dự án ODA về y tế trong khu vực ASEAN cũng bị cắt giảm. Quy định này dẫn đến việc nhiều bác sĩ, y tá thường khám và điều trị theo thói quen, kinh nghiệm và những kiến thức cũ, trong khi các mô hình bệnh, diễn biến bệnh hiện nay đã trở nên rất phức tạp, làm người bệnh phải kéo dài thời gian điều trị, gây tốn kém về tiền bạc và thời gian, hoặc nguy hiểm về tính mạng cho người bệnh. Đồng thời, chứng chỉ hành nghề “vô thời hạn” khiến cho việc kiểm tra, giám sát các tiêu 7 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 35 chuẩn, điều kiện hoạt động của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân cũng như trình độ chuyên môn của người hành nghề trong thực tiễn của cơ quan quản lý Nhà nước gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, đa số các nước phát triển đều quy định về gia hạn hoặc định kỳ cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề nhằm để đảm bảo người hành nghề bên cạnh những kinh nghiệm, kiến thức đã có vẫn phải liên tục học hỏi những phương thức điều trị mới của y khoa trong nước cũng như trên thế giới trong khám bệnh, chữa bệnh. Tại Việt Nam, việc xét cấp chứng chỉ hành nghề chỉ căn cứ vào hồ sơ mà không tổ chức kiểm tra lý thuyết và thực hành sát hạch tay nghề, không gắn với đào tạo liên tục ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực chuyên môn về y tế và gây khó khăn cho việc đánh giá năng lực của Bộ y tế khi tiến hành các thủ tục cấp mới hoặc cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề, do đó, thực chất việc cấp chứng chỉ hành nghề vẫn chỉ mang tính hình thức. Bên cạnh đó, quy định này chỉ đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục, thuận lợi cho việc xét cấp chứng chỉ hành nghề cho nhân viên y tế trong thời gian ngắn nhưng không phù hợp với những đòi hỏi khắt khe về chuyên môn của ngành y và xu hướng chung của thế giới. Việt Nam không có quy định về thi quốc gia để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề trong khi đa số các nước đã thực hiện như một phương thức bắt buộc để kiểm soát chất lượng hành nghề của nhân viên y tế. 2.1.2. Quy định về văn bản xác nhận quá trình thực hành của người hành nghề: Hệ thống văn bản pháp quy về khám bệnh, chữa bệnh đã bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, chưa phù hợp với thực tế như quy định về bắt buộc người đăng ký hành nghề phải trải qua thời gian thực hành lâm sàng nhất định tại các cơ sở y tế nhưng không quy định cụ thể về nội dung, yêu cầu năng lực đầu ra và cơ chế theo dõi, đánh giá năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành. Yêu cầu đối với văn bản xác nhận quá trình thực hành của người hành nghề gồm 03 nội dung chính: (i) xác nhận về thời gian thực hành; (ii) xác nhận năng lực chuyên môn; (iii) xác nhận đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác nhận này còn định tính, chưa có tiêu chí cụ thể như năng lực chuyên môn được đánh giá qua những yếu tố nào; chưa giới hạn số người hướng dẫn thực hành cho người hành nghề nhằm đảm bảo chất lượng và chuyên môn thực hành; nhiều cơ sở thực hành coi việc xác nhận quá trình thực hành chỉ là hình thức, chưa ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế đối với quá trình khám bệnh, chữa bệnh của người đăng ký thực hành trong quá trình thực hành. Bên cạnh đó, trước đây, theo Thông tư 41/2011/TT-BYT thì thời gian học định hướng chuyên khoa và sau đại học đều tính vào thời gian thực hành. Thông tư 41/2015/TT-BYT sửa đổi bổ sung Thông tư 41/2011/TT-BYT vẫn quy định thời gian học định hướng chuyên khoa và sau đại học được tính là thời gian thực hành nhưng quy định rõ là áp dụng với trường hợp học bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp 1, 2. Thời gian học thạc sĩ và tiến sĩ y khoa sẽ không được tính là thời gian thực hành dù đó cũng là hình thức đào tạo sau đại học. Mục đích của các nhà lập pháp nhằm tách bạch hệ thống đào tạo về y học lâm sàng và đào tạo phục vụ nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về cơ chế đào tạo đối với các đối tượng người hành nghề và đối tượng nghiên cứu khoa học trong y học. 2.1.3. Về khái niệm “chứng chỉ hành nghề”: Việt Nam là một trong ít nước (Singapore, Malaysia..) sử dụng cụm từ “chứng chỉ hành nghề”, còn các nước phần lớn sử dụng cụm từ “giấy phép hành nghề”. Thuật ngữ “chứng chỉ” dễ gây hiểu lầm là loại giấy tờ này được cấp một lần và không bị thu hồi. Hoặc quan điểm cho rằng chứng chỉ hành nghề là văn bản chứng nhận về trình độ chuyên môn đủ khả năng hành nghề của người hành nghề8 (ở đây 8 Luật gia Vũ Xuân Tiến, Chứng chỉ hành nghề là gì? 218961.bld HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 36 là hành nghề khám bệnh, chữa bệnh). Rõ ràng, với đặc thù của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người, trình độ chuyên môn của người hành nghề nếu không được liên tục đào tạo, thực hành và học hỏi thì quan điểm cho rằng cứ có chứng chỉ hành nghề là có đủ khả năng chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh thật sự đáng lo ngại. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện chỉ cấp 1 loại chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong khi số đông các nước đều cấp nhiều loại giấy phép hành nghề nhằm đảm bảo vị thế pháp lý cho nhiều hình thức hành nghề, nhiều nhóm tham gia hành nghề trong thực tế, ví dụ giấy phép hành nghề hạn chế (tiền hành nghề) cấp trong thời gian thực tập cho đối tượng bác sĩ y khoa (sau khi tốt nghiệp cử nhân y khoa và được đào tạo tiếp để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh); giấy phép hành nghề cho bác sĩ đa khoa sau khi thi đỗ kỳ thi quốc gia về chứng chỉ hành nghề Để khắc phục những hạn chế của việc cấp chứng chỉ một lần, Luật khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư số 41/2011/TT-BYT đã quy định nếu người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời hạn 02 năm liên tiếp hoặc không hành nghề trong 02 năm liên tục thì sẽ thuộc các trường hợp phải thu hồi chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, trên thực tế quy định này hầu như không có tính khả thi vì cơ quan quản lý Nhà nước không dễ dàng kiểm soát được hoạt động của những người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với đủ các chức danh như bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên trong khu vực y tế tư nhân. Hơn nữa những cơ sở đủ điều kiện tiến hành đào tạo liên tục cho cán bộ y tế theo Thông tư 22/2013/TT-BYT không nhiều, hiện chỉ giới hạn trong khu vực y tế công, chính điều này đã không tạo ra động lực cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn. 2.2. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hiện nay Thứ nhất, liên quan đến quy định về cấp chứng chỉ hành nghề của người hành nghề trong Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề, cần sửa đổi theo hướng chứng chỉ hành nghề sau khi được cấp chỉ có thời hạn trong vòng 05 (năm) năm, cứ định kỳ 05 năm sẽ thi hoặc sát hạch lại. Mục đích nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đối với người hành nghề, và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục hoàn thiện bảo đảm an toàn cho người bệnh và tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong thanh kiểm tra chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động. Thời hạn 05 năm cấp phép lại là phù hợp với các lý do: (i) Thời hạn 05 năm là đủ để các cơ sở y tế thực hiện các giải pháp nhằm nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực và cải thiện cơ chế quản lý phù hợp với các tiêu chí và điều kiện cấp phép hoạt động. (ii) Khoảng thời gian 5 năm cũng là khoảng thời gian mà cần có những thay đổi về các điều kiện cấp phép cho phù hợp với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật. (iii) Khoảng thời gian này cũng phù hợp với các chu kỳ về tài chính, quản lý, đầu tư của Nhà nước. Thứ hai, quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 chưa đề cập đến việc người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được bổ sung hoặc thay đổi phạm vi chuyên môn của họ, vì vậy trong thời gian tới, khi sửa luật, cần đưa quy định có thể bổ sung hoặc thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề, vì trong thực tế khi yêu cầu người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, nhu cầu tất yếu là họ có thể mở rộng hay thay đổi chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh. Thứ ba, liên quan đến quá trình thực hành của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hiện nay. Quá trình thực hành là một trong những điều kiện phải có để được cấp chứng chỉ hành nghề. Trong đó, thời gian thực hành của Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 37 người hành nghề theo quy định hiện hành là (i) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ; (ii) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ; (iii) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên hoặc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên. Tuy nhiên, số lượng các thầy thuốc có tuổi đời rất trẻ (tốt nghiệp đại học y và có thời gian thực hành theo quy định và các điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề) nhưng lại không đi đôi với chất lượng chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người bênh đang là vấn đề “cấp thiết” cần được nghiên cứu, sửa đổi quy định của pháp luật. Thứ tư, cần bổ sung quy định đối với các trường hợp người nước ngoài đến Việt Nam để giảng dạy, chuyển giao kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám chữa bệnh nhân đạo hoặc hành nghề khám chữa bệnh nhân đạo trong một khoảng thời gian ngắn sẽ được thừa nhận chứng chỉ hành nghề mà người hành nghề đã được nước xuất xứ cấp và rút ngắn các hồ sơ, thủ tục đối với những đối tượng. Thứ năm, cần quy định cụ thể trong nội dung xác nhận về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề, là điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm: (i) khả năng thực hiện các kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề (người hướng dẫn hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của người đăng ký thực hành trong quá trình thực hành), (ii) có đạo đức nghề nghiệp bao gồm việc thực hiện nghĩa vụ theo Điều 36,37,38,39 của Luật khám bệnh, chữa bệnh và việc thực hiện Quy tắc ứng xử của Bộ y tế. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể, mỗi người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn thực hành cho tối đa 05 người thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng một thời gian nhằm đảm bảo chất lượng về chuyên môn cho người thực hành. Thứ sáu, thực hiện kiểm tra sát hạch chuyên môn là cơ sở để quản lý trình độ chuyên môn về cả lý thuyết và thực hành trước khi hành nghề cùng với việc chứng chỉ hành nghề cho tất cả các đối tượng hành nghề. Điều này sẽ đảm bảo được mặt bằng chất lượng chuyên môn và an toàn trong khám chữa bệnh giữa các vùng, miền, khu vực trên cả nước, thúc đẩy nâng cao trình độ chuyên môn và là một trong những yếu tố đảm bảo cho người dân trên toàn quốc được hưởng dịch vụ y tế chất lượng như nhau. Mặt khác, đối với quản lý nhà nước, đây cũng là cơ sở để cho quản lý chất lượng chuyên môn và an toàn điều trị tốt hơn. Như vậy, với quy định này thì tất cả các cá nhân muốn hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cả trong cơ sở y tế nhà nước và tư nhân đều sẽ được bình đẳng trước pháp luật trong vấn đề đảm bảo về trình độ chuyên môn và thực hành khi hành nghề trên toàn quốc và được quản lý hành nghề một cách chăt chẽ. Việc thi sát hạch chuyên môn và cấp chứng chỉ hành nghề đã được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng và là một xu thế tất yếu trong việc quản lý hành nghề chuyên môn của các cá nhân. Trong số các nước thuộc khu vực ASEAN hiện chỉ còn 2 nước là Việt Nam và Lào là chưa triển khai thực hiện các quy định này. Việc đào tạo để lấy văn bằng chỉ thể hiện trình độ đào tạo, không thể coi là điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề mà chỉ là một trong các điều kiện để người hành nghề thi chứng chỉ hành nghề. Đặc biệt, Cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức thành lập vào ngày 31/12/2015, theo đó trong lĩnh vực y tế có 03 ngành nghề được tự do di chuyển trong khối theo Thỏa thuận khung công nhận lẫn nhau, đó là nha sĩ, bác sĩ và điều dưỡng. Khi đó, các chuyên gia y tế có trình độ cao của các nước trong khu vực sẽ đến Việt Nam khám chữa bệnh, người bệnh sẽ được các bác sĩ có trình độ cao tại Việt Nam điều trị thay vì phải ra nước ngoài điều trị với chi phí rất tốn kém và mất thời gian, đất nước cũng không bị “chảy máu ngoại tệ”. Ngược lại, các bác sĩ Việt Nam khi ra nước ngoài khám chữa bệnh cũng phải tuân thủ các quy định hành nghề của nước sở tại. Do đó, để phù hợp với thông lệ quốc tế, cần chỉnh sửa, bổ sung quy định về thi chứng chỉ hành nghề trong Luật khám HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 38 bệnh, chữa bệnh theo hướng cần phải có kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Hà Nội. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 41/2011/TT- BYT ngày 14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội. Bộ Y tế (2015), Thông tư số 41/2015/TT- BYT ngày 16/11/2015 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội. Bộ Y tế (2015), Báo cáo số 63/BC-BYT ngày 15/3/2015 về quản lý nhà nước đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội. Mai Danh, Bất cập chứng chỉ hành nghề đối với cán bộ y tế, nguồn: cap-chung-chi-hanh-nghe-doi-voi-can-bo-y- te.aspx 4. Hình thức đơn yêu cầu Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính theo Điều 362 BLTTDS năm 2015. Theo quy định tại Điều 165 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì khi khởi kiện vụ án dân sự, người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Xuất phát từ thực tiễn giải quyết vụ án dân sự cho thấy, với cơ chế quản lý hành chính và trình độ hiểu biết pháp luật của đương sự hiện nay thì quy định này là rào cản đối với quyền khởi kiện của đương sự. Do đó, khoản 5 Điều 189 BLTTDS năm 2015 đã sửa quy định này theo hướng, kèm theo đơn khởi kiện người có thể chỉ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm8. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 362 BLTTDS năm 2015 quy định : “Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”. Như vậy, quy định này chưa thực sự bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong việc dân sự và đương sự trong vụ án dân sự nên Nghị quyết hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2015 nên hướng dẫn khoản 5 Điều 362 BLTTDS năm 2015 như sau: “Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu gửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”. Trên đây là nghiên cứu của tác giả về thủ tục yêu cầu, thụ lý việc dân sự và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân của đương sự, rất mong nhận được ý kiến trao đổi của quý bạn đọc./. 8 Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án. BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG THỦ TỤC YÊU CẦU VÀ THỤ LÝ VIỆC DÂN SỰ (Tiếp theo trang 31)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquy_dinh_dieu_kien_hanh_nghe_cua_nguoi_hanh_nghe_kham_chua_b.pdf
Tài liệu liên quan