+ Không nên vừa chạy xe vừa nghe
điện thoại, kể cả người ngồi phía sau;
khi cần dùng điện thoại nên dừng lại,
quan sát xung quanh hay di chuyển đến
vị trí an toàn mới sử dụng điện thoại
nhằm đề phòng cướp giật. Khi sử dụng
điện thoại di động thông minh, iPad.
cần chú ý kích hoạt các chức năng bảo
mật như mật khẩu, định vị, tìm kiếm.
để giúp cơ quan chức năng xác định vị
trí, thu hồi hoặc vô hiệu hóa thiết bị khi
bị cướp giật.
+ Không nên đi một mình, đi về quá
khuya trên các cung đường vắng, thiếu
ánh sáng hoặc đi vào những nơi chưa
quen đường, những đoạn đường thường
xảy ra cướp, cướp giật. Khi rút tiền từ các
ngân hàng và ATM, nên có người đi cùng
và chú ý quan sát, cảnh giác khi rời khỏi
các địa điểm này.
+ Khi bị cướp giật cần phải nhanh
chóng phản xạ, chỉ truy đuổi khi xác định
được không có đối tượng cản địa, phải làm
chủ được tốc độ và cố gắng hô hoán thật
to để người khác hỗ trợ. Trường hợp giao
thông đông đúc, tay lái yếu thì không nên
bất chấp truy đuổi đối tượng, nhiều nạn
nhân vì luyến tiếc tài sản đã tăng ga đuổi
theo đối tượng một cách vô thức, việc làm
này rất nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn cho
mình và người khác, đồng thời các đối
tượng cướp giật sẵn sàng manh động ra
tay chống trả nếu bị truy đuổi gắt gao.
+ Cần nhanh chóng trấn tĩnh và ghi
nhớ đặc điểm đối tượng (số lượng, tầm
vóc, độ tuổi, đầu tóc, quần áo, giầy dép,
các đặc điểm đặc biệt.) cùng đặc điểm
phương tiện của đối tượng gây án (loại xe,
biển số xe, màu xe) và hướng tẩu thoát
để trình báo ngay cho cơ quan công an
gần nhất, điều này có ý nghĩa quan trọng
giúp cơ quan công an nhanh chóng định
hướng trong việc truy bắt đối tượng theo
dấu vết nóng cũng như điều tra làm rõ
thủ phạm.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định về di dân tự do và công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên địa bàn thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
61Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát
1. Một số khái niệm và quy định của
pháp luật liên quan đến việc di dân
1.1. Một số khái niệm về di dân
Theo Từ điển Tiếng Việt, di dân được
hiểu là: “đưa dân dời đến nơi khác để
sinh sống”. Như vậy có thể hiểu, đây là
sự dịch chuyển của con người trong một
không gian và thời gian nhất định kèm
theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay
vĩnh viễn. Nói cách khác, di dân là sự di
chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này
đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết
lập nơi cư trú mới trong một không gian,
thời gian nhất định.
Với cách hiểu như trên, có thể chia
thành nhiều cách để phân loại di dân theo
các giác độ khác nhau tùy thuộc mục đích
tiếp cận và nghiên cứu. Cụ thể, nếu căn cứ
vào độ dài thời gian cư trú có thể chia thành
di dân lâu dài, di dân tạm thời, di dân mùa
vụ, di dân chuyển tiếp, di cư con lắc. Trong
đó, di dân lâu dài bao gồm người di chuyển
đến nơi mới với mục đích sinh sống lâu dài
và thường không quay trở về quê hương
cũ sinh sống. Ví dụ như những người do
chuyển công tác, lập nghiệp nơi khác Di
dân tạm thời là di dân trong một thời gian
ngắn sau đó lại trở về nơi ở cũ sau, người
dân không có ý định định cư lâu dài. Di
dân mùa vụ là di dân theo công việc mùa,
vụ, vào thời nông nhàn người dân nông
thôn ra thành thị kiếm việc làm, đến thời
điểm cấy cày, gặt hái lại trở về nông thôn
để làm việc. Di dân con lắc là người dân đi
lại hàng ngày, không định cư ở nơi đến. Ví
dụ như: dân cư từ các tỉnh Hưng Yên, Hà
Nam, Thái Nguyên đến thành phố Hà
Nội vào buổi sáng để làm ăn, buôn bán sau
đó đến chiều tối lại trở về nhà.
* Thạc sĩ, Học viện Chính trị Công an nhân dân
QUY ĐỊNH VỀ DI DÂN TỰ DO VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ AN NINH, TRẬT TỰ TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI
DƯƠNG THANH LIÊM *
Hiện nay, thực trạng di dân tự do từ các địa phương đến khu vực địa bàn
nội thành Hà Nội đã và đang tạo áp lực lớn về các vấn đề chính trị, kinh
tế - xã hội, làm tăng đột biến về dân số cơ học, tạo áp lực về việc làm, giao
thông, cũng như gây khó khăn cho công tác quản lý của chính quyền đô thị,
an ninh, trật tự ở Thành phố Hà Nội. Bài viết chỉ ra thực tiễn công tác quản
lý nhà nước đối với tình trạng di dân tự do đến Thành phố Hà Nội, đồng
thời đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết tình trạng trên.
Từ khóa: Di dân tự do, an ninh trật tự, quản lý Nhà nước.
Currently, the issues of free migration from locals to the central
area of Hanoi has been putting high pressure on politic, socio-economic,
employment, transportations; leading to a sudden increase in mechanical
population as well as making it difficult in urban management activity of
security and social order in the area of Hanoi Capital. The article points out
the reality of state management activities on free migration to Hanoi City,
then proposes several solutions to address that matter.
Keywords: Free migration, security and social order, state management.
QUY ĐỊNH VỀ DI DÂN TỰ DO VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC...
62 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018
Căn cứ vào khoảng cách di dân, có
thể chia thành di dân gần hay xa. Di dân
giữa các quốc gia gọi là hình thức di dân
quốc tế, giữa các vùng, các đơn vị hành
chính trong một quốc gia thì gọi là di dân
nội địa.
Theo tính pháp lý, người ta phân biệt
di dân hợp pháp và di dân bất hợp pháp,
di dân tự do hay di dân có tổ chức. Di
dân hợp pháp là di dân phù hợp với luật
pháp của một quốc gia. Hiện tượng di dân
nhưng không được phép của chính quyền
nơi đi hoặc nơi đến hoặc không thực hiện
đầy đủ các thủ tục theo quy quy định
của pháp luật được gọi là di dân bất hợp
pháp. Ví dụ như việc vượt biên trái phép,
di tản từ đất nước không ổn định về chính
trị, kinh tế sang các quốc gia ổn định và
phát triển... Di dân có tổ chức là việc di
dân do Nhà nước hoặc chính quyền các
cấp có thẩm quyền, cơ quan chuyên trách
về di dân thực hiện. Ví dụ như: Việc tổ
chức, điều động dân cư, đi xây dựng các
khu kinh tế mới, giãn dân Di dân tự do
là di dân không có kế hoạch, chương trình
của Nhà nước và của địa phương, sự dịch
chuyển mang tính tự phát của cá nhân, hộ
gia đình từ địa phương đang cư trú đến
một địa phương khác.
Di dân tự do về địa bàn Thủ đô Hà
Nội là hiện tượng dịch chuyển dân cư từ
những địa phương khác bên ngoài Thủ
đô đến Thủ đô cư trú, sinh sống, làm việc,
học tập trong một khoảng thời gian
nhất định không theo kế hoạch, chương
trình của Nhà nước hay chính quyền Thủ
đô đề ra.
1.2. Một số quy định của pháp luật
hiện hành liên quan trực tiếp đến di dân
Tự do cư trú, đi lại là một trong
những quyền cơ bản của công dân được
khẳng định tại Điều 23 Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam năm 2013: “Công
dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong
cả nước, có quyền ra nước ngoài và từ
nước ngoài về nước. Việc thực hiện các
quyền này do pháp luật quy định”. Như
vậy, Hiến pháp không đề cập đến thuật
ngữ “di dân” hay “di dân tự do” nhưng
theo cách hiểu nêu trên và quy định của
Hiến pháp năm 2013 thì tự do cư trú, đi lại
là quyền gắn liền với việc di dân, di dân
tự do của công dân Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 3 Luật cư trú
năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2013
(Luật cư trú) thì Công dân có quyền tự do
cư trú theo quy định của Luật cư trú và
các quy định khác của pháp luật có liên
quan. Khi có đủ điều kiện đăng ký thường
trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường
trú, tạm trú. Quyền tự do cư trú của công
dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Khoản 1 Điều 9 Luật cư trú quy định cho
phép công dân có quyền lựa chọn quyết
định nơi cư trú, tạm trú của mình phù
hợp với quy định của pháp luật. Về hình
thức cư trú, tại Điều 1 Luật cư trú có đề cập
đến tạm trú và thường trú, trong đó tạm
trú có thể hiểu là cứ trú thời gian ngắn,
mang tính tạm thời, còn thường trú là cư
trú, sinh sống thường xuyên tại một nơi.
Thường trú hay tạm trú đều phải được
đăng ký với cơ quan Nhà nước. Trong
Luật cư trú không có quy định nào đề cập
đến di dân hay di dân tự do mà việc di
dân và di dân tự do có nội hàm trong khái
niệm tạm trú và thường trú.
Tại khoản 2 Điều 9 Luật Thủ đô năm
2012 về quản lý dân cư quy định: “Hội
đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban
hành chính sách ưu tiên đầu tư và huy
động các nguồn lực đầu tư xây dựng các
khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ
DƯƠNG THANH LIÊM
63Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát
thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại,
thuận tiện ở ngoại thành; phối hợp với
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
trong Vùng Thủ đô phát triển kinh tế - xã
hội và giải quyết việc làm nhằm hạn chế
tình trạng di dân tự phát vào nội thành”.
Như vậy, Luật Thủ đô không đề cập đến
thuật ngữ “di dân tự do” nhưng đề cập
đến thuật ngữ “di dân tự phát”. Chúng tôi
cho rằng đây là hai khái niệm về cơ bản là
thống nhất và có nội hàm như nhau.
Liên quan đến điều kiện để công dân
đang sinh sống bên ngoài Thủ đô Hà Nội
có thể được sinh sống thường xuyên một
cách hợp pháp (được đăng ký thường
trú), có một số văn bản sau:
+ Điều 20 Luật cư trú quy định: Việc
đăng ký thường trú ở ngoại thành Thủ đô
Hà Nội chỉ cần đáp ứng các điều kiện của
Luật cư trú như bất cứ địa phương nào
mà không cần các điều kiện đặc biệt gì và
không bị giới hạn bởi bất cứ tiêu chí nào
khác. Riêng đối với việc đăng ký thường
trú vào nội thành thành phố Hà Nội được
thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều
19 của Luật Thủ đô. Theo đó, những
trường hợp sau công dân được đăng ký
thường trú ở nội thành Thủ đô Hà Nội:
* Công dân được người có sổ hộ
khẩu thường trú đồng ý cho nhập vào
sổ hộ khẩu của họ nếu thuộc một trong
các trường hợp như: Vợ về ở với chồng;
chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ;
cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao
động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi
việc về ở với anh, chị, em ruột; người
khuyết tật, mất khả năng lao động, người
bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức, khả năng điều khiển
hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì,
chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; người
chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc
còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả
năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội,
ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác,
cậu ruột, người giám hộ; người thành niên
độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh,
chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông
bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.
* Công dân được điều động, tuyển
dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức
hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc
theo chế độ hợp đồng không xác định thời
hạn và có chỗ ở hợp pháp.
* Công dân trước đây đã đăng ký
thường trú tại thành phố Hà Nội, nay trở
về Hà Nội sinh sống tại chỗ ở hợp pháp
của họ.
+ Đối với những trường hợp di cư bất
hợp pháp vào nội thành Thủ đô Hà Nội,
tức di chuyển vào sinh sống tại nội thành
Hà Nội không đăng ký tạm trú, thường trú
sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy
định tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-
CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy,
chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo quy định này, đối với hành vi không
thực hiện đúng quy định về cư trú sẽ bị
phạt tiền từ một trăm nghìn đồng đến bốn
triệu đồng và có thể bị phạt bổ sung bằng
các hình thức tịch thu tang vật, phương
tiện vi phạm; buộc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ
tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật;
buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được
do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
buộc hủy bỏ hợp đồng lao động trái quy
định của pháp luật.
2. Thực tiễn công tác quản lý nhà
nước đối với tình trạng di dân tự do và
tác động đối với tình hình an ninh, trật
tự trên địa bàn Thủ đô
QUY ĐỊNH VỀ DI DÂN TỰ DO VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC...
64 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018
Theo thống kê cho thấy, dân số Hà
Nội tăng mạnh mẽ trong nửa thế kỷ gần
đây. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở
rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất
tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người.
Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục
thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số
vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Dân số Hà
Nội tăng đều đặn trong suốt thập niên
1990, cùng với quá trình đô thị hóa, dân
số Hà Nội đạt 2.672.122 người vào năm
1999. Sau đợt mở rộng địa giới hành
chính gần đây nhất vào năm 2008, thành
phố Hà Nội có 6.520.674 người. Theo kết
quả cuộc điều tra dân số năm 2009, dân số
Hà Nội là 6.717.232 người. Tính đến năm
2017 dân số Hà Nội là 7.242.200 người,
tăng 1,0% so với năm 2016(1). Di dân tự do
ngoại tỉnh đến thành phố Hà Nội ngày
càng tăng nhanh cả về số lượng và quy
mô đã và đang tác động không nhỏ đến
đời sống xã hội ở đô thị, ngoài mặt tác
động tích cực, góp phần bổ sung nguồn
lực lao động cho Thành phố, đẩy mạnh
sự phát triển đa dạng của các lĩnh vực, các
ngành nghề, dịch vụ, có ý nghĩa đối với sự
tăng trưởng kinh tế của quá trình đô thị
hóa và công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, di
dân vào đô thị Hà Nội cũng đã góp phần
gây nên nhiều vấn đề phức tạp cho công
tác quản lý xã hội.
Hiện nay, di dân tự do đến khu vực
địa bàn nội thành Hà Nội chủ yếu từ vùng
ngoại thành Hà Nội và vùng nông thôn
ở các tỉnh lân cận thuộc đồng bằng sông
Hồng. Việc di cư tự do đã tạo áp lực lớn
về các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội,
làm tăng đột biến về dân số cơ học, tạo áp
lực về việc làm, giao thông, gây khó khăn
cho công tác quản lý của chính quyền đô
thị. Đặc biệt, đã tác động ảnh hưởng đến
công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật
1 Nguồn: năm 2017
tự ở đô thị Hà Nội.
Mặc dù hàng năm, Hà Nội đã xây
dựng thêm hàng triệu mét vuông diện
tích nhà chung cư nhưng đây vẫn là một
trong những thành phố có giá bất động
sản đắt đỏ so với thu nhập của người
dân, khiến cho những cư dân có thu nhập
trung bình và thấp phải sống trong điều
kiện chật chội, thiếu tiện nghi, sống ghép
nhiều hộ gia đình trong một ngôi nhà...
Điều này cũng gây khó khăn trong việc
xác định chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư
trú, khó khăn cho công tác quản lý nhà
nước về cư trú.
Việc di dân tự do vào nội thành Hà
Nội đã tạo ra những vấn đề tiêu cực như
tình hình giao thông quá tải, đất công bị
lấn chiếm, xây dựng nhà ở bất hợp pháp,
sự xuất hiện của các cơ sở kinh doanh cho
thuê trọ, lưu trú ngày càng nhiều, tình
trạng tách chuyển hộ khẩu, nhập nhờ
diễn ra thường xuyên, nhiều người không
thực hiện đúng quy định về thông báo
lưu trú, ở trong một thời gian tương đối
dài nhưng không đăng ký tạm trú... gây
khó khăn trong quản lý nhà nước về hành
chính và cư trú.
Những hào nhoáng của cuộc sống đô
thị, những cám dỗ, cạm bẫy nơi phồn hoa
đô thị đã làm cho không ít người di dân tự
do bị ngỡ ngàng và bị cuốn vào vòng xoáy
của mặt trái của xã hội và không ít trong số
họ đã tham gia vào các hoạt động tệ nạn,
thậm chí phạm tội. Đặc điểm nổi bật của
tội phạm do người di dân tự do gây ra ở
thành phố Hà Nội là luôn luôn biến động
về nơi ở, họ chấp nhận cuộc sống tạm bợ,
thiếu thốn, di chuyển thường xuyên, liên
tục nhằm che giấu hành vi phạm tội và
trốn tránh bị phát hiện.
Một số lượng không nhỏ người lao
động ngoại tỉnh, học sinh, sinh viên từ tỉnh
khác đến tạm trú, lưu trú trên địa bàn Thủ
DƯƠNG THANH LIÊM
65Số 04 - 2018 Khoa học Kiểm sát
đô Hà Nội nhưng không làm các thủ tục
về tạm trú, tạm vắng, kéo theo cả khách,
bạn bè đến ở qua đêm, thậm chí ở trong
thời gian nhiều ngày nhưng không khai
báo, nhiều nhà nghỉ, khách sạn không
thực hiện đúng quy định về khai báo cho
khách, không thực hiện các yêu cầu về thủ
tục, hồ sơ phục vụ công tác kiểm soát tình
trạng cư trú là một trong những nguyên
nhân đe dọa đến trật tự trị an và an toàn
xã hội của Thủ đô Hà Nội, đòi hỏi công
tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự
luôn luôn được tăng cường, củng cố. Tuy
nhiên, hiện nay sự phối hợp giữa các lực
lượng quản lý về an ninh trật tự trên địa
bàn Thủ đô vẫn còn rời rạc, sự trao đổi
thông tin giữa nơi đi và nơi đến của đối
tượng di dân tự do còn chưa kịp thời và
chặt chẽ, thiếu thường xuyên, chưa kịp
thời. Cá biệt có trường hợp đối tượng nơi
khác đến tạm trú, hoạt động phạm pháp
trong thời gian dài nhưng Công an cơ
sở không nắm được, trong đó có cả đối
tượng truy nã.
3. Một số kiến nghị, đề xuất
3.1. Kiến nghị, đề xuất hoàn thiện
pháp luật
Để hạn chế việc di dân tự do, cư trú
bất hợp pháp, cứ trú không đăng ký tạm
trú, thường trú trên địa bàn Thủ đô Hà
Nội chúng tôi cho rằng trước hết cần đưa
vào Luật cư trú và Luật Thủ đô những quy
phạm pháp luật nhằm hạn chế việc di dân
tự do chứ không chỉ dừng lại ở việc quy
định về tạm trú, thường trú như hiện nay
vì không thể sử dụng quy định về quản
lý cư trú thay cho quy định về quản lý di
dân được.
Các quy định của Luật cư trú và Luật
Thủ đo nên được quy định một cách rành
mạch để người dân dễ hiểu và dễ thực
hiện, tránh tình trạng quy định dẫn chiếu
“lòng vòng” như hiện nay, cụ thể như
khoản 6 Điều 20 Luật cư trú sửa đổi năm
2013 quy định: “Việc đăng ký thường trú
vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện
theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật
Thủ đô”. Trong khi khoản 4 Điều 19 Luật
Thủ đô lại quy định: “Công dân thuộc
một trong các trường hợp sau đây thì
được đăng ký thường trú ở nội thành:
các trường hợp quy định tại các khoản 2,
3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú”.
Do vậy, khi sửa Luật cư trú và Luật
Thủ đô cần quy định cụ thể các điều kiện
để công dân được đăng ký thường trú vào
nội thành thành phố Hà Nội và quy định
cụ thể những trường hợp công dân được
đăng ký thường trú ở nội thành đối với
thành phố trực thuộc Trung ương trong
các điều luật tương ứng.
Các trường hợp di dân tự do, cư trú
bất hợp pháp, vi phạm việc đăng ký tạm
trú, thường trú sẽ bị xử phạt bằng tiền
từ một trăm nghìn đồng đến bốn triệu
đồng theo quy định tại Điều 8 Nghị định
167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của
Chính phủ. Với mức phạt này chúng tôi
cho rằng là chưa đủ răn đe nên cần tăng
mức phạt và cần bổ sung hình thức xử lý
là trục xuất khỏi nội thành Thủ đô đối với
những trường hợp vừa vi phạm quy định
về cứ trú, đồng thời phạm tội trong thời
gian cư trú bất hợp pháp.
3.2. Kiến nghị đề xuất tổ chức thực
hiện việc quản lý nhà nước
Trong thời gian tới, hiện tượng di dân
tự do đến Hà Nội sẽ có những diễn biến
phức tạp cả về số lượng và hình thức cư
trú. Để hạn chế các tác động tiêu cực của
hiện tượng di dân tự do và để nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh,
trật tự chúng tôi kiến nghị, đề xuất một số
biện pháp sau:
- Xây dựng chính sách kinh tế, xã hội
QUY ĐỊNH VỀ DI DÂN TỰ DO VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC...
66 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018
như có chính sách hỗ trợ việc làm cho
số người ở nông thôn vì bị thu hồi đất
nông nghiệp chưa có việc làm; chính sách
khuyến khích, thu hút và tăng cường vốn
đầu tư xây dựng các khu công nghiệp,
khu chế xuất ở những vùng nông thôn,
để nhanh chóng tạo ra việc làm giải quyết
nhu cầu việc làm cho người dân ngay tại
địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân về vốn, kỹ thuật cũng như
kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi;
tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm,
hướng sản xuất và tạo thuận lợi cho họ
đầu ra của sản phẩm...
- Cần quy định rõ phạm vi trách
nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các sở,
ban, ngành, các đoàn thể xã hội, tổ chức
quần chúng và công dân trong công tác
quản lý, giúp đỡ, hỗ trợ người nhập cư
trên tất cả các phương diện khi họ đến
thành phố làm ăn, sinh sống. Phân công
cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của từng lực
lượng cũng như mối quan hệ phối hợp
trong quản lý để phòng ngừa hành vi gây
mất an ninh, trật tự do người di dân tự do
gây ra trên địa bàn Hà Nội.
- Quản lý nhà nước về cư trú theo
Luật Cư trú hiện hành và các quy định về
điều kiện và thủ tục đăng ký thường trú
ở nội thành Hà Nội theo Luật Thủ đô. Để
các quy định mới về đăng ký thường trú ở
nội thành Hà Nội được áp dụng một cách
có hiệu quả thì các cơ quan chức năng nhà
nước cần tiếp tục nghiên cứu, thống nhất
một số vấn đề như: khắc phục việc áp dụng
các biện pháp hành chính nhằm giảm nhập
cư mới chỉ hạn chế số người được đăng ký
hộ khẩu thường trú, chứ không hạn chế
được số người chuyển về nội thành sinh
sống. Như vậy, các biện pháp này chưa có
tác dụng hạn chế nhập cư mà còn gây khó
khăn cho công tác quản lý cư trú của cơ
quan chức năng khi số người có hộ khẩu
thường trú một nơi nhưng thường xuyên
sinh sống ở một nơi khác.
- Nâng cao trách nhiệm của cơ quan
chức năng quản lý xã hội đối với di dân
tự do đến Hà Nội, coi đây là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị các cấp, trong
đó, trách nhiệm chính, đầu tiên thuộc
chính quyền Hà Nội và chính quyền địa
phương ở nông thôn nơi đi của di dân tự
do. Bên cạnh đó, cũng cần tập trung nâng
cao trách nhiệm của lực lượng Công an,
cụ thể là lực lượng Cảnh sát Quản lý hành
chính về trật tự xã hội trong việc quản lý
cư trú đối với di dân tự do đến Hà Nội.
(Xem tiếp trang 42)
Hành vi của Nguyễn Văn A và đồng phạm, phạm tội “Đánh bạc” theo quy định tại
Điều 321 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thuộc thẩm quyền xét xử của
Tòa án nhân dân tỉnh M.
Sau khi đăng tải và tập hợp ý kiến trao đổi của các tác giả gửi tới Tòa soạn về 01 tình huống
trên Tạp chí Khoa học Kiểm sát số 02 năm 2018, Ban biên tập đã có sự trao đổi với các chuyên gia
trong lĩnh vực Luật tố tụng hình sự và đi đến thống nhất:
TRẢ LỜI CỦA TÒA SOẠN TẠP CHÍ KHOA HỌC KIỂM SÁT
VỀ 01 TÌNH HUỐNG ĐĂNG TẢI TRÊN TẠP CHÍ SỐ 02/2018
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA...
42 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2018
võng cùng chiều với mình thì phải chạy
thật chậm, đi sát vào lề đường, tạm thời
dừng xe ở địa điểm an toàn hoặc cố gắng
đi đến khu vực có nhiều người để tránh bị
xâm hại.
+ Không nên vừa chạy xe vừa nghe
điện thoại, kể cả người ngồi phía sau;
khi cần dùng điện thoại nên dừng lại,
quan sát xung quanh hay di chuyển đến
vị trí an toàn mới sử dụng điện thoại
nhằm đề phòng cướp giật. Khi sử dụng
điện thoại di động thông minh, iPad...
cần chú ý kích hoạt các chức năng bảo
mật như mật khẩu, định vị, tìm kiếm...
để giúp cơ quan chức năng xác định vị
trí, thu hồi hoặc vô hiệu hóa thiết bị khi
bị cướp giật.
+ Không nên đi một mình, đi về quá
khuya trên các cung đường vắng, thiếu
ánh sáng hoặc đi vào những nơi chưa
quen đường, những đoạn đường thường
xảy ra cướp, cướp giật. Khi rút tiền từ các
ngân hàng và ATM, nên có người đi cùng
và chú ý quan sát, cảnh giác khi rời khỏi
các địa điểm này.
+ Khi bị cướp giật cần phải nhanh
chóng phản xạ, chỉ truy đuổi khi xác định
được không có đối tượng cản địa, phải làm
chủ được tốc độ và cố gắng hô hoán thật
to để người khác hỗ trợ. Trường hợp giao
thông đông đúc, tay lái yếu thì không nên
bất chấp truy đuổi đối tượng, nhiều nạn
nhân vì luyến tiếc tài sản đã tăng ga đuổi
theo đối tượng một cách vô thức, việc làm
này rất nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn cho
mình và người khác, đồng thời các đối
tượng cướp giật sẵn sàng manh động ra
tay chống trả nếu bị truy đuổi gắt gao.
+ Cần nhanh chóng trấn tĩnh và ghi
nhớ đặc điểm đối tượng (số lượng, tầm
vóc, độ tuổi, đầu tóc, quần áo, giầy dép,
các đặc điểm đặc biệt...) cùng đặc điểm
phương tiện của đối tượng gây án (loại xe,
biển số xe, màu xe) và hướng tẩu thoát
để trình báo ngay cho cơ quan công an
gần nhất, điều này có ý nghĩa quan trọng
giúp cơ quan công an nhanh chóng định
hướng trong việc truy bắt đối tượng theo
dấu vết nóng cũng như điều tra làm rõ
thủ phạm./.
QUY ĐỊNH VỀ DI DÂN TỰ DO
(Tiếp theo trang 66)
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp
luật cho người di dân tự do để nâng cao ý
thức, trách nhiệm trong giữ vững an ninh,
trật tự Hà Nội, làm cho người di dân tự do
thấy rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong
công tác đăng ký thường trú, tạm trú, lưu
trú... Thông qua các tổ chức đảng, chính
quyền, các cơ quan, xí nghiệp, trường học,
các tổ chức đoàn thể quần chúng, các tổ
chức xã hội và các hình thức sinh hoạt của
các đơn vị dân cư, đơn vị sản xuất, để tổ
chức, hướng dẫn cho cán bộ và nhân dân
tham gia công tác quản lý nhà nước về cư
trú. Việc tổ chức tuyên truyền sâu rộng
trong nhân dân phải đa dạng dưới nhiều
hình thức tuyên truyền, vận động khác
nhau. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho
người di dân tự do thực hiện tốt quyền tự
do cư trú đồng thời phục vụ tốt cho công
tác quản lý xã hội của Nhà nước.
Thực hiện đúng, kịp thời, công khai
việc xử lý vi phạm của người di dân tự
do đến Hà Nội. Nếu việc xử phạt nghiêm
minh, kịp thời sẽ có tác dụng răn đe, hạn
chế việc vi phạm pháp luật của người di
dân tự do./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_dinh_ve_di_dan_tu_do_va_cong_tac_quan_ly_nha_nuoc_ve_an.pdf