Vấn đề họ và tên trên các giấy tờ hộ
tịch và nhân thân do Nhà nước Việt Nam
cấp cho công dân
Một bất cập liên quan đến họ và tên
trên giấy tờ hộ tịch và nhân thân mà các
cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
thường xuyên phải giải quyết là xác định/
phân biệt các thành phần họ/tên để làm các
thủ tục hành chính ở nước sở tại. Trên thực
tế, tất cả các giấy tờ hộ tịch và nhân thân
được Nhà nước Việt Nam cấp cho công dân
đều không phân định rõ ràng họ và tên. Trên
Giấy khai sinh và Hộ chiếu đều chỉ có một
dòng ghi chung họ và tên, trong khi các
giấy tờ tương ứng của phần lớn các nước
đều phân định họ (tiếng Anh: Family name;
tiếng Pháp: Nom de famille) và tên (tiếng
Anh: First name hoặc Given name; tiếng
Pháp: Prénom). Thậm chí nhiều trường hợp
mang họ ghép của cha mẹ như Trần Nguyễn
Vân Anh. Trường hợp họ đơn (Trần, Đinh,
Nguyễn ) có thể xác nhận theo tập quán và
dựa vào họ và tên của người cha. Tuy nhiên,
trong các trường hợp họ ghép của cha mẹ
như ví dụ nêu trên, công dân muốn xác định
Trần Nguyễn là họ nhưng các cơ quan đại
diện không có cơ sở để xác nhận. Ngoài ra
còn các họ có ghi theo chi như: Trịnh Xuân,
Nguyễn Hữu, Ngô Văn Rõ ràng, việc các
văn bản pháp luật hiện hành của nước ta
chưa rõ ràng và còn nhiều mâu thuẫn về vấn
đề họ tên đang là rào cản không nhỏ đối với
tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định về tên của công dân Việt Nam trong bộ luật dân sự năm 2015 nhìn dưới góc độ hộ tịch có yếu tố nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY ĐỊNH VỀ TÊN CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ
NĂM 2015 NHÌN DƯỚI GÓC ĐỘ HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Tóm tắt:
Một trong những quy định mới của Bộ luật Dân sự Việt Nam
(BLDS) năm 2015 so với BLDS năm 2005 đã hết hiệu lực là quy
định về giới hạn đối với việc đặt tên của công dân Việt Nam, “tên
của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc
khác của Việt Nam” (khoản 3, Điều 26). Trong thực tiễn, quy định
mới này có thể gây ra những vướng mắc khi thực hiện, đặc biệt
là đối với các trường hợp có yếu tố nước ngoài 1 vốn đang ngày
càng trở nên phổ biến dưới tác động của quá trình hội nhập quốc
tế sâu rộng.
1 Trường hợp “có yếu tố nước ngoài” ở đây được hiểu là trường hợp: (1) Sự việc, hành vi, thủ tục dân sự diễn ra ở nước
ngoài; (2) Một trong các bên liên quan có quốc tịch nước ngoài ; (3) Cả hai trường hợp trên. Xem thêm định nghĩa về
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong BLDS năm 2015 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Vũ Đoàn Kết*
Lý Vân Anh**
* Giảng viên Học viện Ngoại giao
* Giảng viên Học viện Ngoại giao
Abstract
One of the new provisions of Civil Code of 2015 in comparison
with the ones of the expired Civil Code of 2005 is the regulation on
the naming of Vietnamese citizens, that is "the name of Vietnamese
citizens must be in Vietnamese or other ethnic languages of
Vietnam "(clause 3, Article 26). In practice, this new regulation
may cause difficulties in enforcements, especially for cases where
foreign elements are becoming increasingly popular under the
impact of international integration in depths.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Bộ luật Dân sự; tên gọi; công
dân Việt Nam; giấy tờ hộ tịch; xuất nhập
cảnh
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 26/08/2019
Biên tập : 10/09/2019
Duyệt bài : 12/09/2019
Article Infomation:
Keywords: Civil Code; names;
Vietnamese residents; imigrations; civil
status paper.
Article History:
Received : 26 Aug. 2019
Edited : 10 Sep. 2019
Approved : 22 Sep. 2019
1. Quy định về tên gọi của công dân Việt
Nam và các vấn đề pháp lý đặt ra
Điều 26 BLDS năm 2015 đã bổ sung
thêm nhiều quy định mới về tên họ của cá
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
39Số 18(394) T9/2019
nhân so với Điều 26 BLDS năm 20052, trong
đó có quy định hạn chế việc đặt tên đối với
công dân Việt Nam. Cụ thể là khoản 3 Điều
26 BLDS năm 2015 quy định về việc đặt
tên bị hạn chế trong những trường hợp “xâm
phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ
luật này”. Bên cạnh hạn chế chung này, đoạn
2 của khoản 3 Điều này còn bổ sung một yêu
cầu cụ thể : “Tên của công dân Việt Nam
phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác
của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng
một ký tự mà không phải là chữ”.
Cũng theo khoản 1, Điều 26 BLDS
năm 2015, tên của công dân (trong cụm từ
« việc đặt tên ») có thể được hiểu là thành
phần cuối trong trật tự họ tên (bao gồm cả
chữ đệm, nếu có). Căn cứ vào quy định này,
việc cha mẹ đặt tên bằng tiếng nước ngoài
cho con là công dân Việt Nam sẽ bị coi là vi
phạm Điều 26.
Quy định nêu trên về tên gọi có một
số điểm không rõ ràng, có thể dẫn tới việc
áp dụng không thống nhất. Chẳng hạn, từ
«tên» trong quy định tại khoản 3 Điều 26
BLDS năm 2015 được hiểu như thế nào?
Chúng tôi cho rằng, khoản 3 Điều 26 BLDS
năm 2015 có thể được hiểu theo 3 cách khác
nhau: Cách thứ nhất, quy định này áp dụng
cho tên gọi đầy đủ của một người, bao gồm
cả họ và tên, đều phải bằng tiếng Việt; cách
thứ hai, tên Việt có nghĩa là thành phần cuối
cùng trong trật tự họ và tên. Theo cách hiểu
này, họ bằng tiếng nước ngoài được chấp
nhận; cách thứ ba, chỉ cần một thành phần
trong họ và tên bằng tiếng Việt.
Thực tế công tác hộ tịch tại nước ngoài
cho thấy, cha mẹ trẻ sinh ra ở nước ngoài
không gặp khó khăn trong vấn đề chọn họ
2 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 được thông qua ngày 14/6/2005, đã được thay thế bởi BLDS năm 2015.
3 Chúng tôi sẽ nêu bất cập trong việc ghi họ trên các giấy tờ hộ tịch và nhân thân do Nhà nước Việt Nam cấp cho công
dân ở phần sau.
(có thể họ của cha hoặc họ ghép của cha và
mẹ)3. Tuy nhiên, việc chọn tên riêng cho trẻ
(tiếng anh là “first name” hoặc “given name”,
tiếng Pháp là “prénom”) thường có bất cập.
Cha mẹ trẻ và tập quán tại các nước đều
thuận theo hướng chọn tên riêng của trẻ theo
tiếng địa phương, một mặt giúp thuận tiện
trong giao dịch, giao tiếp; mặt khác không
tạo ra sự phân biệt, kỳ thị giữa trẻ sinh ra có
yếu tố nước ngoài và trẻ sinh ra có cha mẹ
là người sở tại. Ngay cả đối với người thành
niên, khi sinh sống, làm việc, nhập quốc tịch
nước sở tại họ cũng lưu ý việc thêm một tên
bằng tiếng sở tại để thuận tiện trong giao
tiếp và hội nhập.
Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, để
tạo điều kiện thuận lợi cho công dân sinh
sống, làm việc, định cư lâu dài ở nước ngoài,
cần phải diễn giải theo cách thứ ba, theo đó
chỉ yêu cầu một thành phần trong họ và tên
bằng tiếng Việt là đủ, bởi điều này vẫn đảm
bảo có yếu tố tiếng Việt trong họ và tên của
người có quốc tịch Việt Nam. Cách hiểu
này cũng phù hợp với quy định tại Điều 27
BLDS năm 2015 cho phép vợ, chồng được
thay đổi họ theo họ của người kia trong quan
hệ hôn nhân, gia đình có yếu tố nước ngoài
(điểm e khoản 1).
Mặt khác, các quy định của pháp luật
hiện hành của nước ta không cho thấy, Điều
26 BLDS năm 2015 sẽ được áp dụng đối
với những thủ tục nào? Liệu điều khoản này
cần được tuân thủ trong mọi trường hợp đối
với tất cả các công dân Việt Nam hiện tại và
tương lai: bao gồm các thủ tục nhập quốc
tịch Việt Nam, thủ tục đăng ký khai sinh
lần đầu tại cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam, thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc đăng ký
khai sinh đã được thực hiện tại cơ quan có
thẩm quyền của nước ngoài; hay chỉ áp dụng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
40 Số 18(394) T9/2019
đối với thủ tục đăng ký khai sinh lần đầu tại
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (trong
đó có cơ quan đại diện)? Chỉ áp dụng với
các trương hợp sẽ nhập quốc tịch Việt Nam
sau ngày 01/01/2017 hay điều chỉnh cả các
trường hợp đã có quốc tịch Việt Nam trước
ngày 01/01/2017? Điều này sẽ dẫn đến các
hệ quả áp dụng khác nhau, thậm chí dẫn đến
tình trạng thiếu nhất quán giữa các cơ quan
làm công tác hộ tịch trong và ngoài nước,
giữa các cơ quan đại diện ở các nước khác
nhau và ở cùng một nước nhưng trước và
sau thời điểm 01/01/2017.
Một câu hỏi khác đặt ra là, quy định về
việc đặt tên tại khoản 3, Điều 26 BLDS năm
2015 có mâu thuẫn với nguyên tắc tôn trọng
quyền tự do cá nhân được nêu tại khoản 2
Điều 3 của Bộ luật này hay không?
Trước hết, có thể thấy quy định «tên
của công dân Việt Nam phải bằng tiếng
Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam»
không phải là một điều cấm trong luật Việt
Nam; do đó, việc đặt tên bằng tiếng nước
ngoài không thể bị coi là vi phạm điều cấm.
Hơn nữa, việc đặt tên theo tiếng nước ngoài,
mặc dù có thể gây ra một số khó khăn thực
tế (như cách phát âm, cách viết trên các văn
bản hành chính khi hành vi này được thực
hiện ở trong nước) cũng không thể bị coi là
trái với đạo đức xã hội hay vi phạm quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác.
Ngược lại, nếu đòi hỏi công dân Việt
Nam phải đặt tên theo tiếng Việt thì sẽ gây
phức tạp đối với trẻ có cha hoặc mẹ là người
nước ngoài hoặc trẻ đã được khai sinh ở
nước ngoài với tên theo tiếng nước ngoài.
Chẳng hạn, để trẻ được chấp nhận đăng ký
khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền Việt
Nam hoặc ghi vào sổ hộ tịch, trong khi trẻ
đã có tên nước ngoài theo khai sinh nước
ngoài, cha mẹ trẻ phải thực hiện cải chính
4 Ngoài ra, hiện chưa có quy định nào nêu rõ thế nào là tên tiếng Việt hoặc thuần Việt. Thực tế cho thấy đa số tên của
người Việt Nam đều có yếu tố Hán – Việt, chẳng hạn như Hồng Sơn, Nhật Minh, Minh Triết, v.v..
hoặc đổi tên trẻ thành tên tiếng Việt tại cơ
quan có thẩm quyền sở tại. Đây là điều hoàn
toàn không đơn giản bởi ở nhiều nước, việc
cải chính tên họ phải được thực hiện tại tòa
án. Ngoài ra, yêu cầu này sẽ gây ra nhiều
khó khăn cho người dân vì việc đổi tên trên
khai sinh kéo theo những hệ lụy về giấy tờ
khác như hộ chiếu, thẻ cư trú, sổ gia đình,
bảo hiểm xã hội, v.v.., gây tốn phí thời gian,
tiền của của công dân. Ngoài ra, một khó
khăn khác cũng đặt ra về mặt ngôn ngữ là
tên thuần Việt thường có dấu, dẫn đến trên
văn bản giấy tờ do cơ quan đại diện cấp
bằng tiếng Việt và bản dịch cũng khó đồng
nhất. Chúng tôi cho rằng, quy định như vậy
gây ra nhiều khó khăn, phiền phức cho công
dân hơn.
Trong thực tế, với quá trình hội nhập
toàn cầu sâu rộng như hiện nay, việc trẻ sinh
ra có yếu tố nước ngoài được đăng ký khai
sinh tại các cơ quan có thẩm quyền Việt
Nam ở trong nước cũng không còn là trường
hợp hiếm hoặc cá biệt. Còn tại các cơ quan
đại diện (CQĐD), việc đăng ký khai sinh
thường chủ yếu rơi vào trường hợp có cả cha
lẫn mẹ là người Việt Nam. Tuy nhiên, với
các trường hợp chỉ có một bên cha hoặc mẹ
là người Việt Nam hoặc do quy định đặc thù
trẻ sinh ra trên lãnh thổ nước sở tại bắt buộc
phải làm thủ tục đăng ký khai sinh với nước
sở tại trước, thủ tục thường nhật của CQĐD
là ghi vào sổ hộ tịch việc đăng ký khai sinh
đã được thực hiện tại cơ quan thẩm quyền
nước ngoài. Việc trẻ có bố hoặc mẹ là người
nước ngoài, hoặc cả gia đình đang định cư ở
nước ngoài, dẫn tới việc lựa chọn tên nước
ngoài cho trẻ là điều dễ hiểu và với mục
đích đảm bảo sự thuận tiện, phù hợp với nơi
định cư. Hơn nữa, khi cha mẹ trẻ làm thủ tục
đăng ký khai sinh ở nước sở tại, việc chọn
tên tiếng Việt4 cũng gây khó khăn cho chính
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
41Số 18(394) T9/2019
quyền sở tại vì tên tiếng Việt thường phải
có dấu. Điều này gần như bất khả thi với
các nước sử dụng các ký tự không thuộc hệ
chữ la-tinh (Lào, Campuchia, Trung Quốc,
Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước
Ả-rập). Vì vậy, khi làm thủ tục ghi sổ hộ
tịch tại CQĐD phải dịch, phiên âm. Đối với
các nước theo hệ chữ la-tinh, khi làm thủ tục
ghi sổ hộ tịch tại CQĐD phải tiến hành thêm
dấu và điều này dẫn đến khác biệt giữa văn
bản do nước sở tại cấp và văn bản do CQĐD
ban hành, không hoàn toàn phù hợp với quy
định tại Luật Hộ tịch 2014 và các văn bản
hướng dẫn thi hành.
Một câu hỏi khác đặt ra là, liệu quy
định hạn chế về tên gọi trong BLDS năm
2015 có cho phép cơ quan có thẩm quyền
Việt Nam từ chối đăng ký khai sinh cho trẻ
nếu trẻ không được đặt tên bằng tiếng Việt?
Nếu có, liệu sự từ chối này có dẫn tới vi
phạm quyền được khai sinh là một trong các
quyền cơ bản của công dân được ghi nhận
cụ thể tại Điều 30 BLDS năm 2015? Hơn
thế nữa, Điều 42 Hiến pháp năm 2013, công
nhận quyền của công dân được lựa chọn
ngôn ngữ giao tiếp và coi việc “sử dụng
ngôn ngữ mẹ đẻ” là một quyền chứ không
phải là một nghĩa vụ bắt buộc. Vậy quy định
này của BLDS năm 2015 có trái với Hiến
pháp, mâu thuẫn với chính các nguyên tắc
cơ bản trong BLDS năm 2015?
Khúc mắc về thủ tục đăng ký khai sinh
này cũng sẽ lặp lại đối với thủ tục ghi sổ hộ
tịch. Cho tới khi BLDS năm 2015 có hiệu
lực (01/01/2017), thủ tục ghi sổ hộ tịch việc
đăng ký khai sinh đã được thực hiện tại cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài được
thực hiện theo quy định của Luật Hộ tịch
năm 2014 và các văn bản thi hành (Nghị
định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư số
15/2015/TT-BTP). Khoản 9, Điều 19 Thông
5 Luật Quốc tịch số 24/2008/QH12, ngày 13/11/2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 theo Luật số 56/2014/QH13 ngày
24/6/2014.
tư của Bộ Tư pháp hướng dẫn: “Khi ghi vào
Sổ hộ tịch, phải ghi theo đúng nội dung của
giấy tờ hộ tịch”. Tuy nhiên, khi BLDS có
hiệu lực, hướng dẫn này đã trở nên vênh với
khoản 3, Điều 26 BLDS năm 2015, đối với
các trường hợp trẻ đã đăng ký khai sinh tại
cơ quan có thẩm quyền nước ngoài mang họ
và tên, hoặc tên bằng tiếng nước ngoài. Để
đảm bảo vừa tuân thủ Điều 26 BLDS năm
2015 và pháp luật về hộ tịch, cha mẹ trẻ đã
có tên nước ngoài buộc phải làm thủ tục cải
chính, đổi tên cho trẻ. Như đã nêu ở trên đây,
tại nhiều nước, thủ tục này rất phức tạp và
dẫn tới những tốn kém vô lý cho công dân,
gây thêm khó khăn trong cuộc sống và hội
nhập của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Quy định về tên gọi tại Điều 26 BLDS
năm 2015 có ảnh hưởng gì tới việc đã và
sẽ nhập quốc tịch Việt Nam của người nước
ngoài? Thậm chí, có thể đi xa hơn, việc trẻ
bị từ chối đăng ký khai sinh hoặc ghi sổ hộ
tịch có ảnh hưởng như thế nào tới quốc tịch
Việt Nam của trẻ?
Điều 2 Luật Quốc tịch năm 20085 ghi
nhận quyền có quốc tịch của cá nhân và
Điều 8 thể hiện cam kết của nhà nước Việt
Nam trong việc hạn chế tình trạng không
quốc tịch. Điều 15 và 16 Luật Quốc tịch quy
định rõ: trẻ có cha hoặc mẹ là công dân Việt
Nam thì có quyền có quốc tịch Việt Nam.
Điều 19 Luật này quy định người nước
ngoài được phép nhập quốc tịch Việt Nam
theo những điều kiện được nêu ra. Khoản 4,
Điều 19 Luật Quốc tịch năm 2008 quy định:
“Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có
tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin
nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được
ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch
Việt Nam”. Có thể thấy, nếu như quy định
về tên gọi Việt Nam là một trong các điều
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
42 Số 18(394) T9/2019
kiện để nhập quốc tịch Việt Nam, yêu cầu
này không đặt ra trong Luật quốc tịch đối
với người sinh ra có cha/mẹ là công dân Việt
Nam. Việc từ chối khai sinh cho trẻ không
có tên Việt do đó không đương nhiên làm
mất quốc tịch Việt Nam của trẻ, nhưng lại
gây ra những hệ lụy thực tế bởi theo Điều 11
Luật Quốc tịch, giấy tờ để chứng minh quốc
tịch Việt Nam là giấy khai sinh Việt Nam và
để làm được các giấy tờ Việt Nam cho trẻ
đều cần phải có giấy khai sinh Việt Nam.
2. Vấn đề họ và tên trên các giấy tờ hộ
tịch và nhân thân do Nhà nước Việt Nam
cấp cho công dân
Một bất cập liên quan đến họ và tên
trên giấy tờ hộ tịch và nhân thân mà các
cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
thường xuyên phải giải quyết là xác định/
phân biệt các thành phần họ/tên để làm các
thủ tục hành chính ở nước sở tại. Trên thực
tế, tất cả các giấy tờ hộ tịch và nhân thân
được Nhà nước Việt Nam cấp cho công dân
đều không phân định rõ ràng họ và tên. Trên
Giấy khai sinh và Hộ chiếu đều chỉ có một
dòng ghi chung họ và tên, trong khi các
giấy tờ tương ứng của phần lớn các nước
đều phân định họ (tiếng Anh: Family name;
tiếng Pháp: Nom de famille) và tên (tiếng
Anh: First name hoặc Given name; tiếng
Pháp: Prénom). Thậm chí nhiều trường hợp
mang họ ghép của cha mẹ như Trần Nguyễn
Vân Anh. Trường hợp họ đơn (Trần, Đinh,
Nguyễn) có thể xác nhận theo tập quán và
6 Xem bài viết về chủ đề này trên BBC Tiếng Việt, ngày 15/01/2018, https://www.bbc.com/vietnamese/culture-so-
cial-42689897, truy cập ngày 22/8/2019.
7 Nghị quyết số 36 NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ
đồng bào ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, đồng thời duy trì
quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước”. Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Trong quá
trình nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục gia tăng cả về
số lượng và địa bàn cư trú, có cuộc sống ngày càng ổn định, có tiềm lực về tri thức và kinh tế, có vị trí và ảnh hưởng
trong xã hội nước sở tại. Tình hình quốc tế, trong nước và những yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong thời gian tới đòi hỏi công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần được tăng cường, hỗ trợ cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục phát triển vững mạnh, nâng cao uy tín, tham gia tích cực vào việc tăng cường quan hệ
hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước sở tại; góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
dựa vào họ và tên của người cha. Tuy nhiên,
trong các trường hợp họ ghép của cha mẹ
như ví dụ nêu trên, công dân muốn xác định
Trần Nguyễn là họ nhưng các cơ quan đại
diện không có cơ sở để xác nhận. Ngoài ra
còn các họ có ghi theo chi như: Trịnh Xuân,
Nguyễn Hữu, Ngô Văn Rõ ràng, việc các
văn bản pháp luật hiện hành của nước ta
chưa rõ ràng và còn nhiều mâu thuẫn về vấn
đề họ tên đang là rào cản không nhỏ đối với
tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta6.
3. Giải pháp
Theo chúng tôi, giải pháp đảm bảo
tính nhất quán và quyền lợi cho công dân
Việt Nam là cần sửa đổi BLDS năm 2015
theo hướng, bỏ quy định cụ thể về tên phải
bằng tiếng Việt tại đoạn 2 của khoản 3 Điều
26 BLDS năm 2015. Trong khi chờ đợi
việc sửa đổi này, trước mắt, cần có văn bản
hướng dẫn giải thích quy định này của pháp
luật (BLDS năm 2015) phù hợp với các
trường hợp có yếu tố nước ngoài. Giải pháp
này được đề xuất trên tinh thần pháp luật
cần phải được áp dụng linh hoạt phù hợp với
thực tiễn và tạo thuận lợi cho công dân, có
tính đến bối cảnh toàn cầu hóa, phù hợp với
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004
của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối
với người Việt Nam ở nước ngoài trong
tình hình mới và gần đây nhất là Chỉ thị số
45-CT/TW ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị7
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
43Số 18(394) T9/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_dinh_ve_ten_cua_cong_dan_viet_nam_trong_bo_luat_dan_su_n.pdf