Quyền con người trong cách mạng công nghiệp lần thứ bốn

Vấn đề thứ hai cần nhận thức rõ và sớm có biện pháp phù hợp là xu hướng dịch chuyển phân công lao động. Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp có thể loại ra hàng loạt nhân lực thì thế mạnh nông nghiệp của Việt Nam còn rất thiếu và yếu. Do đó cần có chính sách chuyển dịch lực lượng lao động từ khối các ngành công nghiệp sang khối nông nghiệp làm bước đệm cho ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Hơn nữa, sự dịch chuyển này còn có ý nghĩa trước nguy cơ về suy giảm an ninh lương thực hiện nay cũng như trong tương lai. Về mặt pháp lý, Việt Nam cần có những bước tiến rõ ràng hơn và nhanh nhạy hơn nhằm đáp ứng được khả năng điều phối các quan hệ xã hội phát sinh mới khi ứng dụng thành quả của các công nghệ mới, đặc biệt là các nền tảng trí tuệ nhân tạo và không gian ảo. Mặc dù Hiến pháp năm 2013 cùng một số đạo luật cơ bản mới được ban hành và đã trở thành những công cụ pháp lý vững chắc cho nhu cầu bảo đảm các quyền con người cả của các cá nhân và các nhóm, nhưng quá trình thực hiện cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập và chậm trễ khiến cho thách thức đối với việc cải cách pháp luật trong thời kỳ cách mạng công nghiệp mới là rất lớn do những biến đổi được tạo ra rất nhanh kèm theo những hệ quả rất rộng và khó khắc phục. Cụ thể, đối với việc bảo đảm một số quyền con người của cá nhân như quyền riêng tư trong đời sống thực và trên không gian ảo vẫn chưa có biện pháp pháp lý phù hợp khiến cho các hành vi xâm phạm quyền (bao gồm của cả các cơ quan nhà nước) có xu hướng gia tăng

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền con người trong cách mạng công nghiệp lần thứ bốn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn đặt ra những thách thức đối với vấn đề bảo đảm các quyền con người ở Việt Nam. Điều này đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các chủ thể khác có liên quan khác cần tìm hiểu, chuẩn bị và thay đổi cả về nhận thức, công cụ pháp luật và hành động thực tiễn trong việc bảo vệ và bảo đảm các quyền con người. Vũ Công Giao* Nguyễn Anh Đức** * PGS. TS. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội ** ThS. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Abstract The Fourth Industrial Revolution has been posed challenges for human rights assurance in Vietnam. It is required the government agencies, social organizations and other stakeholders are well prepared and to change both their awareness, legal instruments and practical actions for both protection and assurance of the human rights Thông tin bài viết: Từ khóa: mô hình tố tụng hình sự, tố tụng hình sự, tranh tụng, mô hình tranh tụng, mô hình tố tụng tranh tụng, mô hình thẩm cứu, mô hình thẩm vấn, cải cách tư pháp. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 28/01/2018 Biên tập : 22/02/2018 Duyệt bài : 26/02/2018 Article Infomation: Keywords: The Fourth Industrial Revolution; human rights; vulnerable social group Article History: Received : 28 Jan. 2018 Edited : 22 Feb. 2018 Approved : 26 Feb. 2018 QUYỀN CON NGƯỜI TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ BỐN 1. Khái quát về cách mạng công nghiệp lần thứ bốn “Cách mạng công nghiệp lần thứ bốn” là cụm từ gây ấn tượng theo nhiều nghĩa trong thời gian gần đây ở Việt Nam. Bên cạnh những tán thưởng mang tính lạc quan thì cũng không ít những lo lắng, ái ngại, đặc biệt khi xét trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, ít nhất là về khía cạnh kinh tế. Theo đó, hầu hết đều cho rằng, cuộc cách mạng lần này sẽ tạo ra những thay đổi vô cùng lớn đối với đời sống con người. Dù còn khá mới mẻ, nhưng về cơ bản có thể hiểu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn được đánh dấu bằng sự tồn tại của các công cụ hỗ trợ kết nối và lan tỏa giá NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 3Số 11(363) T6/2018 trị. Theo công ty tư vấn Gartner, đó là “sự kết nối các hệ thống nhúng và các cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ giữa chế tạo, kinh doanh và các quy trình cũng như chức năng bên trong các hoạt động đó” và kỳ vọng sẽ tạo ra “các hệ thống vật chất ảo” (cyber-physical systems)1. Một định nghĩa khác được cho là đơn giản hơn đưa ra bởi Klaus Schwab, người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới, cho rằng cuộc cách mạng này “đặc trưng bởi sự kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học”2. Cũng theo Klaus Schwab3, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn sẽ đem lại nhiều lợi ích như nâng cao thu nhập và mức sống của cư dân trên toàn cầu nhờ vào các công nghệ hỗ trợ đời sống; các chi phí vận tải, liên lạc, thương mại cũng sẽ giảm, từ đó góp phần tạo ra các thị trường mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những dự liệu lạc quan đó được minh chứng bằng một số nhận định về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn tới hoạt động kinh doanh và cách thức quản trị nhà nước. Thứ nhất, hoạt động kinh doanh thương mại đã và đang ngày càng có nhiều biến đổi dựa trên các nền tảng công nghệ, giúp cho khả năng đáp ứng các nhu cầu của đời sống con người ngày càng tốt hơn theo những phương thức mới trong khi vẫn giảm tối đa các chi phí cũng như thời gian mà lại tăng được hiệu năng của giá trị sử dụng. Điều này có thể thấy rõ qua ví dụ về sự khác biệt giữa dịch vụ vận chuyển truyền thống với dịch vụ vận chuyển trên nền tảng công nghệ như Uber, Grab; hay giữa các hình thức phân phối, mua bán truyền thống với các “chợ trực tuyến” phủ sóng toàn cầu như Amazon, Alibaba, E-bay, Nhưng không 1 Gartner, What Is Industrie 4.0 and What Should CIOs Do About It?, https://www.gartner.com/newsroom/id/3054921, truy cập ngày 5/1/2018. 2 Klaus Schwab (2016), The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to respond, Diễn đàn Kinh tế thế giới, https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-fourth-industrial-revolution-what-it-means-and-how-to-respond, truy cập ngày 5/1/2018. 3 Tlđd. dừng ở đó, “xu hướng chính sẽ là sự phát triển các nền tảng công nghệ cho phép kết nối các cơ sở sản xuất với người tiêu dùng mà sẽ phá vỡ cấu trúc sản xuất và phân phối hiện có, giảm bớt các khâu trung gian giữa bên sản xuất và bên sử dụng”. Các thay đổi đó, xét đến cùng sẽ dẫn đến nhu cầu cải tổ nguồn nhân lực sản xuất, văn hóa sản xuất và các hình thức tổ chức quản lý sản xuất. Thứ hai, quản trị nhà nước sẽ chứng kiến một số thay đổi lớn như cách thức người dân tham gia vào quản lý nhà nước sẽ được cải thiện nhờ các nền tảng công nghệ; các chính phủ cũng sẽ có cơ hội nâng cao hiệu năng quản lý nhờ những công nghệ giám sát mới và khả năng kiểm soát sẵn có đối với hạ tầng kỹ thuật số; quy trình hoạch định chính sách truyền thống sẽ không còn phù hợp trong bối cảnh các nhu cầu và diễn biến xã hội thay đổi nhanh chóng, không chỉ trên đời sống thực mà còn cả ở các không gian ảo được tạo lập. Về mặt đối ngoại, những công nghệ mới có thể giúp các quốc gia gắn kết với nhau tốt hơn, chia sẻ các nguồn lực và phối hợp tốt hơn trong giải quyết những bất đồng. Mặc dù vậy, nguy cơ và hậu quả của các xung đột phi truyền thống được cho là sẽ khó kiểm soát, như các cuộc tấn công mạng hay việc chế tạo và sử dụng các loại vũ khí sinh hóa trở nên dễ dàng hơn. Những thay đổi kể trên chắc chắn không dừng ở việc tác động tới thay đổi hành vi của mỗi con người, mà hơn thế đặt ra dấu hỏi đối với vị thế của con người trong tương lai trong mối tương quan với các thực thể khác. Và đây mới chính là những thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thụ hưởng các quyền của mỗi người. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 4 Số 11(363) T6/2018 2. Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ bốn đối với quyền cá nhân của con người 2.1 Tư cách chủ thể quyền Sự tham gia ngày càng phổ biến của các công nghệ mới trong các lĩnh vực của đời sống con người đang đặt ra bài toán về mối quan hệ giữa chúng với con người tự nhiên. Thực tế cho thấy, những công nghệ mới hoàn toàn có thể thay thế con người trong việc “tư duy” và “quyết định hành động” (như các trí tuệ nhân tạo). Điều đó có nghĩa là, con người đang đứng trước những mối quan hệ pháp lý mới hoàn toàn khác so với những thực thể pháp lý chúng ta đã từng gặp như các pháp nhân, thậm chí cả các giao dịch điện tử (hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử,). Cho đến nay, dù có tư cách pháp lý riêng nhưng các pháp nhân hay các hình thức giao dịch điện tử vẫn phải được thực hiện thông qua hành vi của con người. Trong khi đó, sự xuất hiện của các trí tuệ nhân tạo sẽ có thể không cần tới, thậm chí không thể bị điều khiển bởi ý chí của con người. Minh chứng điển hình là hồi cuối tháng 7/2017, hai chương trình trí tuệ nhân tạo do các kỹ sư Facebook phát triển đã tự tạo ra một ngôn ngữ riêng để liên lạc với nhau mà không kỹ sư nào hiểu được nội dung giao tiếp đó4, dù rằng sau đó các nhà nghiên cứu nói rằng “có thể hiểu được kết quả của cuộc hội thoại”5. Ngày 25/10/2017, Ả-rập Xê-út đã gây chú ý với quyết định trao tư cách công dân cho người máy có tên Sophia dẫn tới một vấn đề pháp lý rõ hơn. Rằng nữ công dân Sophia có tư cách pháp lý bình đẳng với những nữ công dân khác ở quốc gia này hay không, như sự đòi hỏi phải theo Hồi giáo hay những yêu cầu về sự xuất hiện của nữ giới nơi công cộng, 4 Báo Nhân dân (2017), Facebook xóa sổ trí tuệ nhân tạo có khả năng tự sáng tạo ra ngôn ngữ mới, vn/congnghe/item/33622102-facebook-xoa-so-tri-tue-nhan-tao-co-kha-nang-tu-sang-tao-ra-ngon-ngu-moi.html, truy cập ngày 15/1/2018. 5 VNReview(2017), Facebook đã không hoảng sợ và tắt chương trình AI tự tạo ra ngôn ngữ như tin đồn, view.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/2232722/facebook-da-khong-hoang-so-va-tat-ai-tu-tao- ra-ngon-ngu-nhu-tin-don, truy cập ngày 15/1/2018. Những động thái như vậy cho thấy, xu hướng mở rộng phạm vi chủ thể của các quyền thay vì chỉ dành cho chủ thể truyền thống là các cá nhân con người. Và xu hướng đó đang đặt ra một số vấn đề cụ thể hơn như: liệu có hay không sự xuất hiện của sự phân biệt địa vị pháp lý giữa con người với người máy tương tự như đã từng tồn tại giữa chủ nô và nô lệ trước đây? Pháp luật có cách thức nào để dung hòa sự khác biệt về nhu cầu giữa con người với các thực thể mang trí tuệ nhân tạo? Hay xa hơn như liệu có khả năng các trí tuệ nhân tạo trở thành thành viên của hội đồng xét xử tại Tòa án, ít nhất là với tư cách của “hội thẩm nhân dân” hay “bồi thẩm đoàn”?... Ngoài ra, khả năng thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của người máy cũng là thách thức đối với các nhà lập pháp trong bối cảnh mới. Rõ ràng là chúng ta không thể truy cứu trách nhiệm pháp lý giống như đối với pháp nhân khi xảy ra một vấn đề/thiệt hại nào đó. Bởi xét đến cùng, trách nhiệm của pháp nhân vẫn phải được thực thi bởi những con người đại diện cho pháp nhân đó. Còn người máy thì có thể không cần đến người đại diện về pháp lý. Điều may mắn hiện nay là chúng ta chưa phải ưu tiên giải quyết cho vấn đề tư cách chủ thể quyền này, mà cần chú trọng tới những vấn đề nhãn tiền hơn. 2.2 Những tác động đối với quyền cá nhân trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Có thể nói, những dấu hiệu rõ ràng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn là khả năng bảo đảm những quyền con người nhất định, mà điển hình là các quyền về kinh tế, xã hội do những thực trạng đã diễn ra trong nhiều năm gần đây. Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu McKinsey, thực hiện khảo sát trên 46 quốc gia và hơn 800 ngành NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5Số 11(363) T6/2018 nghề, khoảng 400 - 800 triệu nhân công trên toàn thế giới sẽ bị thay thế bởi người máy và các thiết bị tự động hóa vào năm 2030, trong số đó sẽ có khoảng 75 đến 375 triệu người phải lựa chọn nghề nghiệp khác và phải học các kỹ năng mới6. Như vậy, có thể thấy rằng, tác động ban đầu của cuộc cách mạng lần này thiên về khía cạnh tiêu cực đối với quyền về lao động việc làm, khiến cho một lực lượng lao động lớn bị loại ra khỏi các cơ hội việc làm hiện tại, bên cạnh một phần không nhỏ hơn là lực lượng thất nghiệp sẵn có. Đây không chỉ là bài toán đối với riêng lĩnh vực chế tạo sản xuất để phải tìm ra cách thức/công việc mới cho lực lượng lao động dôi dư mà còn đòi hỏi chính bản thân người lao động phải nỗ lực cải thiện năng lực cá nhân. Không những thế, ngay cả khi đã tìm được một công việc mới thì người lao động vẫn có thể phải chịu những sức ép về hiệu suất lao động để không tiếp tục bị thay thế. Ngoài quyền làm việc phải chịu tác động tiêu cực (ở giai đoạn ban đầu), sẽ kéo theo nhu cầu ngày càng tăng và có giai đoạn tăng đột biến về bảo đảm an sinh xã hội, giáo dục đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, duy trì và nâng cấp các dịch vụ công cộng cơ bản (như y tế, nhà ở, môi trường,): - Gánh nặng thất nghiệp hoặc thu nhập thấp đòi hỏi các chính sách về y tế phải trở nên dễ tiếp cận hơn (như về chi phí y tế, số lượng và chất lượng nguồn lực cả vật chất và con người). Thời gian qua đã chứng kiến nhiều tiến bộ của y học, đặc biệt là việc đưa vào sử dụng hệ thống quản lý điện tử hay áp dụng các kỹ thuật tự động trong khám, chữa trị một số loại bệnh tật. Và xu hướng cho thấy, ngày càng có nhiều hoạt động y tế được thực hiện trên cơ sở các thiết bị công nghệ hơn để vừa tăng hiệu quả điều trị và tiết kiệm được các chi phí có liên quan. Khả 6 McKinsey (2017), What the future of work will mean for jobs, skills, and wages, https://www.mckinsey.com/glob- al-themes/future-of-organizations-and-work/what-the-future-of-work-will-mean-for-jobs-skills-and-wages, truy cập ngày 5/1/2018. năng kết nối của các thiết bị hiện nay cũng như trong tương lai còn có thể giúp con người không nhất thiết phải di chuyển tới các cơ sở y tế mà có thể được khám và điều trị từ xa với hiệu năng cao. Thậm chí, mỗi người cũng có thể tự trở thành người chăm sóc y tế cho bản thân nhờ các thiết bị theo dõi, cảnh báo về tình trạng sức khỏe mà hiện nay cũng đã được biết đến nhiều (dù các chức năng còn ở mức đơn giản và vẫn cần sự can thiệp sớm của chuyên gia y tế). Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn mà một trong các lĩnh vực trọng điểm là công nghệ sinh hóa được tập trung phát triển, chúng ta cũng hoàn toàn tin tưởng về khả năng điều trị một số loại bệnh mà hiện nay chưa có giải pháp. Bên cạnh những tác động tích cực đó, một mâu thuẫn truyền thống giữa nhu cầu bảo đảm quyền về sức khỏe với bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm y tế (thuốc, dược phẩm, thiết bị,) vẫn sẽ là chủ đề gây tranh cãi và tiếp tục là gánh nặng đối với người bệnh. - Về quyền đối với môi trường, người ta tin rằng các công nghệ mới sẽ thân thiện hơn với môi trường sống hiện nay, giảm phát thải các khí gây hại, hoặc ít nhất là cũng sẽ phổ biến hơn những công nghệ xử lý chất thải an toàn. Cụ thể hơn, những nguồn tài nguyên thiết yếu nhưng dễ bị ô nhiễm sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ làm sạch như nguồn nước, không khí. Những công việc mới cũng có thể xuất hiện như các công ty kinh doanh không khí sạch đang dần khẳng định vị thế của họ cũng như cho thấy nhu cầu thương mại hóa mặt hàng này đang tăng lên. Tuy nhiên, vẫn là yếu tố chi phí khiến cả khi đã xuất hiện các công nghệ mới xử lý ô nhiễm thì đó hẳn không phải là giải pháp cho đa số dân chúng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp trong khi ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 6 Số 11(363) T6/2018 lại tác động đến hầu hết mọi người. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà nước trong việc xây dựng và thực thi các chính sách nghiêm khắc đối với những hành vi gây nguy hại cho môi trường sống. - Về quyền lương thực, cho đến hiện nay vẫn là bài toán gây đau đầu không chỉ các cơ quan nhà nước mà còn với nhiều tổ chức xã hội. Do ảnh hưởng từ suy thoái môi trường, việc trồng trọt, chăn nuôi trở nên khó khăn và đem lại hiệu năng không đồng đều. Thực tế đó đang khiến cho an ninh lương thực là vấn đề được cảnh báo trên phạm vi toàn cầu và thể hiện ở hai khía cạnh. Một là thiếu nguồn cung lương thực7 khiến cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp đến 2050 phải tăng tới 70%. Liên hiệp quốc cũng đã phải đưa ra cảnh báo, nếu nguồn cung lương thực không được đảm bảo, đến năm 2020, thế giới sẽ có thêm 60 triệu người nữa bị thiếu ăn cùng với gần 01 tỷ người suy dinh dưỡng8. Hai là khả năng tiếp cận lương thực an toàn và bình đẳng cũng bị đe dọa dẫn tới nguy cơ phân hóa sâu sắc hơn trên cơ sở giàu, nghèo. Hiện nay vẫn tồn tại nghịch lý là trong khi không ít trẻ em phải chịu tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu ăn thì “ít nhất 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đang bị béo phì hoặc thừa cân”9. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do sử dụng thức ăn không đảm bảo an toàn dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thức ăn được sản xuất công nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn được cho rằng sẽ giúp tăng năng suất cũng như hiệu quả phân phối lương thực, chất lượng lương thực được cải thiện hơn. - Đối với nhóm các quyền về văn hóa, 7 Giữa năm 2016, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố báo cáo cho thấy lượng lương thực dự trữ của ba nước xuất khẩu lớn nhất thế giới đã sụt giảm ở mức lớn nhất kể từ 2003. an-ninh-luong-thuc-vi-the-he-tuong-lai-37576.html, truy cập ngày 5/1/2018. 8 Báo Quốc tế (2016), Đảm bảo an ninh lương thực vì thế hệ tương lai, aHR1YW4=/dam-bao-an-ninh-luong-thuc-vi-the-he-tuong-lai-37576.html, truy cập ngày 5/1/2018. 9 Báo Quốc tế (2016), Đảm bảo an ninh lương thực vì thế hệ tương lai, tlđd. 10 Dân trí (2015), Thanh niên châu Âu gia nhập Hồi giáo cực đoan ngày càng nhiều, nien-chau-au-gia-nhap-hoi-giao-cuc-doan-ngay-cang-nhieu-1426270917.htm, truy cập ngày 5/1/2018. con người có khả năng tiếp cận tốt hơn với các hoạt động văn hóa, giải trí nhờ vào sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ về chất lượng cũng như giá thành phù hợp hơn. Và ở góc độ nào đó, nhờ vào sự chuyển dịch phân công lao động sang những ngành nghề mới, khía cạnh văn hóa, các giá trị đạo đức và cộng đồng sẽ được thúc đẩy và quan tâm nhiều hơn. Sự thúc đẩy đó nằm ở cả khía cạnh giao thoa giữa các giá trị văn hóa, giảm bớt những mâu thuẫn, xung đột mà hiện nay đang là nguyên nhân của cả các xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này hoàn toàn có thể được hiện thực hóa nhờ vào các thiết bị, phương tiện kết nối và chia sẻ dựa trên nền tảng “kết nối vạn vật” (Internet of Things) và hệ thống Siêu dữ liệu (Big data) vốn là những trọng điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần này. Dù vậy, chúng ta cũng không thể quá lạc quan do cũng từ khả năng kết nối mạnh mẽ mà có thể khiến cho việc phát tán các giá trị văn hóa phản nhân văn, thậm chí mang tính cực đoan có thể dễ dàng hơn. Bằng chứng là chỉ trong thời gian tồn tại ngắn ngủi, Tổ chức nhà nước Hồi giáo (ISIL) đã chỉ nhờ internet mà thu hút được hàng ngàn chiến binh có nguồn gốc châu Âu, đặc biệt là những người ở lứa tuổi thanh thiếu niên có trình độ tin học được tiếp cận giáo lý Hồi giáo cực đoan10. 3. Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ bốn với các quyền của nhóm Về cơ bản, quyền của nhóm được hiểu là “những quyền đặc thù, chung của một tập thể hay một nhóm xã hội nhất định, mà để được hưởng thụ các quyền này cần phải là thành viên của nhóm, và đôi khi cần phải NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 7Số 11(363) T6/2018 thực hiện cùng với các thành viên khác của nhóm”11. Hiện tại, quyền của nhiều nhóm xã hội đã được ghi nhận bởi pháp luật nhân quyền quốc tế dưới các hình thức tuyên bố, điều ước hoặc khuyến nghị bao gồm quyền của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người sống chung với HIV/ AIDS, người lao động di trú, người thiểu số, người bản địa, người không có quốc tịch, người bị tước tự do, Do không dễ gì xác định và phân tích những tác động tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần này đối với từng nhóm quyền, nên các tác giả cho rằng tạm thời chỉ nên phân tích những tác động chung đối với một số quyền tiêu biểu của các nhóm, bao gồm quyền không bị phân biệt đối xử, quyền bình đẳng, quyền phát triển. Trong đó, quyền không bị phân biệt đối xử giữa các nhóm người vẫn là mối quan tâm hàng đầu hiện nay dù trên thực tế đã có những cải thiện. Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, những rào cản truyền thống về giới tính, độ tuổi, sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng có thể tiếp tục được giảm bớt. Các công nghệ mới cũng có thể hỗ trợ tốt hơn cho mọi người để việc giao tiếp, phối hợp không còn phải chịu tác động của những định kiến truyền thống. Ví dụ như trong lĩnh vực lao động sẽ cơ bản dựa trên yếu tố năng lực trí tuệ, kỹ năng để tuyển dụng thay vì phải cân nhắc đến tình trạng sức khỏe giữa nam và nữ; giữa người khuyết tật với người không khuyết tật; hay nhờ vào các thiết bị giám sát sức khỏe, người sống chung với HIV/AIDS có thể hòa nhập tốt hơn với cộng đồng; “chủ nghĩa lý lịch” cũng không thể tiếp tục duy trì ảnh hưởng của nó trong ít nhất là các hoạt động quản lý dân cư, giáo dục và tuyển dụng lao động vốn mang đậm dấu ấn các hình thức phân biệt trên cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, sắc tộc, chủng tộc, Có nhiều quan điểm cho rằng, để hạn chế sự phân biệt đối xử cần trước hết thúc đẩy thực 11 Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.65. hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức có liên quan đến phân biệt đối xử như các chủ thể bị phân biệt, các hình thức phân biệt, nhưng chúng tôi cho rằng, vấn đề cốt lõi không nằm ở đó mà phải có những công cụ hỗ trợ để mọi người tự xác định và đánh giá hành vi của bản thân tương tự thiết bị dự báo nguy cơ xâm phạm quyền. Bởi vì xét cho cùng, những định kiến và phân biệt đối xử của người này với người khác cũng chỉ nhằm bảo vệ chính bản thân họ khỏi những hệ lụy mà họ cho rằng sẽ gặp phải nếu như không phân biệt đối xử. Bên cạnh quyền không bị phân biệt đối xử, quyền bình đẳng giữa các nhóm và trong xã hội nói chung cũng sẽ có những thay đổi đáng kể, đặc biệt trước nguy cơ gia tăng sự phân hóa giàu, nghèo trong xã hội khiến cho cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các quyền của các cá nhân hay các nhóm sẽ trở nên khác nhau. Về vấn đề này có thể phân tích trên hai khía cạnh chính: bình đẳng về pháp lý và bình đẳng thực tế. Về cơ bản, pháp luật nhân quyền quốc tế yêu cầu các quốc gia phải thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong hệ thống pháp luật nhưng thực tế không phải quốc gia nào cũng đã đạt được. Ở một số nước, vị thế của người phụ nữ vẫn khác biệt rất nhiều so với nam giới mà với lý do niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, những hạn chế đó chắc chắn không thể được xóa bỏ trong tương lai gần. Ngoài ra, kể cả ở những quốc gia đạt được hệ thống pháp lý bảo đảm nguyên tắc bình đẳng nhưng việc thực hiện trên thực tế lại chưa tốt, điển hình như Việt Nam. Ngay cả về khía cạnh pháp lý, quyền bình đẳng cũng cần được hiểu dưới hai dạng là bình đẳng về địa vị pháp lý (tức tư cách chủ thể pháp lý) và bình đẳng về cơ hội được bảo vệ bởi pháp luật. Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp mới, chúng tôi cho rằng, khía cạnh bình đẳng pháp lý giữa các nhóm sẽ có rất ít biến động mà chủ yếu thay đổi về bình NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 8 Số 11(363) T6/2018 đẳng thực tế. Ở đó, các nhóm chủ thể khác nhau có khả năng thực hiện những hành vi áp đặt lẫn nhau. Dễ thấy nhất là nguy cơ bất bình đẳng trong lao động, không chỉ giữa nam và nữ mà còn đối với nhóm lao động trẻ em (hoặc chưa thành niên). Các phương thức sản xuất và phân phối mới có thể khiến người lao động không cần trực tiếp có mặt tại các công xưởng hay các địa điểm công cộng mà có thể làm việc trực tuyến. Với xu hướng đó, lao động chưa thành niên và lao động trẻ em hoàn toàn có thể gia tăng vì nhu cầu thu nhập thêm (hoặc thu nhập riêng) và có thể chi phí các nhà tuyển dụng phải bỏ ra ít hơn. Nguy cơ thấy rõ là phạm vi các ngành nghề có sự tham gia của nhóm này cũng sẽ trở nên khó kiểm soát, và các nhóm lao động này cũng có thể bị lạm dụng sức lao động, hay không được bảo đảm các quyền lợi thuộc về nghĩa vụ của người sử dụng lao động. 4. Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ bốn với việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn là diễn tiến tất yếu của lịch sử và có ảnh hưởng đến toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia còn kém phát triển như Việt Nam do chưa có đủ nền tảng hạ tầng cũng như năng lực tiếp cận. “Mức độ sẵn sàng của Việt Nam đối với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở mức trung bình thấp. Điều này thể hiện qua hai khía cạnh, các chỉ số và công nghệ. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực công nghệ ở Việt Nam về cơ bản vẫn chưa sẵn sàng, chưa tương đương với ASEAN. Chúng ta còn có một điểm yếu nữa là năng suất lao động của Việt Nam còn thấp. Tuy nhiên, ưu điểm của nước ta là mật độ thuê bao di động vượt xa các nước có mức thu nhập tương đương 12 Lê Xuân Công, Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề ở Việt Nam, thong/cach-mang-cong-nghiep-4-0-va-nhung-van-de-o-viet-nam-383787.html, truy cập ngày 5/1/2018. 13 Báo cáo tại phiên họp toàn thể Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, có 80% sinh viên, cử nhân ra trường hiện đang chạy xe cho Uber, Grab. Xem: Báo Mới (2017), 80% tài xế xe ôm Grab, Uber là sinh viên, cử nhân thất nghiệp, https://baomoi.com/80-tai-xe-xe-om-grab-uber- la-sinh-vien-cu-nhan-that-nghiep/c/23619716.epi, truy cập ngày 5/1/2018 trong khu vực ASEAN”12. Qua đó có thể thấy, vấn đề cơ bản mà Việt Nam phải đối mặt trước tiên cũng thuộc về lĩnh vực lao động với hệ thống hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực là hai điểm mấu chốt. Có thể lấy ngay ví dụ về cuộc cạnh tranh giữa hệ thống vận tải sử dụng nền tảng công nghệ (Grab, Uber) với hệ thống vận tải truyền thống ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã cho thấy những vấn đề rất đáng quan tâm như: lực lượng lao động truyền thống chịu ảnh hưởng lớn tới cơ hội việc làm và thu nhập; lực lượng nhân lực trẻ có khả năng nắm bắt cơ hội nhanh chóng nhưng không đúng với trọng tâm mà dễ bị cuốn theo những công việc gắn với lợi ích trước mắt13 mà chưa tập trung phát triển nghề nghiệp có tính bền vững; trong khi đó, hành lang pháp lý lại không theo kịp những diễn biến mới khiến xảy ra nhiều xung đột cả giữa các chủ thể kinh doanh dịch vụ và giữa những người lao động. Cũng từ ví dụ thực tiễn này cho thấy các doanh nghiệp truyền thống khi đứng trước sự cạnh tranh bởi các nhà cung cấp dịch vụ cùng loại nhưng có sử dụng nền tảng công nghệ cũng đã phải tự tìm cách thích ứng bằng việc dần thay đổi các hình thức cung cấp dịch vụ (sự xuất hiện mảng dịch vụ xe ôm công nghệ của hãng Mai Linh) thay vì lặp lại phương pháp thường thấy là kêu gọi, vận động tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa nội địa. Một ví dụ khác cũng cho thấy thực tế Việt Nam cũng đã chịu những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn. Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), 86% người lao động Việt Nam trong ngành dệt may - da giày và 3/4 lao động trong ngành điện - điện tử có thể phải đối mặt với NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 9Số 11(363) T6/2018 nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóa14. Ở nhiều công ty sản xuất mỹ nghệ ở Bình Dương, 90% công nhân đã phải nghỉ việc15. Tại hội thảo quốc tế “Phát triển công nghiệp thông minh - Smart Industry World 2017” diễn ra vào ngày 5/12/2017, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết: “đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một chiến lược riêng thúc đẩy công nghiệp 4.0. Việt Nam cần có một cái nhìn đầy đủ hơn, đa chiều hơn và phải có một chiến lược tiếp cận hợp lý để có thể nắm bắt cơ hội, cải thiện vị thế của mình và không bị tụt hậu trong cuộc cách mạng này”16. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, chúng ta đã có sự bắt nhịp khá nhanh trước những đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tuy nhiên, sự chủ động đó chủ yếu vẫn là áp dụng những thành quả tự động hóa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba trong sản xuất kinh doanh. Về mặt chính sách, Việt Nam còn lúng túng trong việc xác định hướng đi tiếp theo, hay các nội dung trọng điểm cần tập trung để nắm bắt các cơ hội này. Hơn thế nữa, các chính sách hiện hành mới chỉ xoay quanh khía cạnh kinh tế với sự tham gia chủ yếu của các doanh nghiệp mà chưa có những dự báo, đánh giá liên quan đến những thay đổi về giáo dục, những nguy cơ về môi trường, lương thực, hay thách thức đối với việc bảo đảm các quyền cá nhân của con người như quyền riêng tư trước nguy cơ xâm phạm bởi Nhà nước hoặc bên thứ ba, đối với việc thực hiện các quyền và tự do cá nhân khác cũng như các quyền của nhóm,. Chúng tôi cho rằng, Việt Nam cần chú trọng hơn đến các vấn đề cụ thể thay vì chỉ đưa ra các kêu gọi hưởng ứng hay thúc đẩy phát triển nền kinh tế số. Những chú trọng này cần phải xuất phát từ nhận thức rằng mọi tiến trình phát triển đều phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là bảo vệ 14 Nhịp cầu đầu tư (2017), Cần làm gì trước nguy cơ mất việc vì robot?, can-lam-gi-truoc-nguy-co-mat-viec-vi-robot-3318203/, truy cập ngày 5/1/2018 15 Nhịp cầu đầu tư (2017), Robot đang “đe dọa” con người như thế nào?, dang-de-doa-con-nguoi-nhu-the-nao-3319583/, truy cập ngày 5/1/2018 16 ICTNews (2017), Công nghiệp Việt Nam chuyển mình trong cuộc cách mạng 4.0, cong-nghiep-viet-nam-chuyen-minh-trong-cuoc-cach-mang-4-0-161900.ict, truy cập ngày 5/1/2018 con người và nâng cao chất lượng sống của con người nói chung chứ không dựa trên ưu tiên cho bất kỳ nhóm chủ thể nào, dù rằng trong đó, vẫn có thể xác định những nhóm chủ thể trọng tâm. Vấn đề thứ hai cần nhận thức rõ và sớm có biện pháp phù hợp là xu hướng dịch chuyển phân công lao động. Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp có thể loại ra hàng loạt nhân lực thì thế mạnh nông nghiệp của Việt Nam còn rất thiếu và yếu. Do đó cần có chính sách chuyển dịch lực lượng lao động từ khối các ngành công nghiệp sang khối nông nghiệp làm bước đệm cho ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Hơn nữa, sự dịch chuyển này còn có ý nghĩa trước nguy cơ về suy giảm an ninh lương thực hiện nay cũng như trong tương lai. Về mặt pháp lý, Việt Nam cần có những bước tiến rõ ràng hơn và nhanh nhạy hơn nhằm đáp ứng được khả năng điều phối các quan hệ xã hội phát sinh mới khi ứng dụng thành quả của các công nghệ mới, đặc biệt là các nền tảng trí tuệ nhân tạo và không gian ảo. Mặc dù Hiến pháp năm 2013 cùng một số đạo luật cơ bản mới được ban hành và đã trở thành những công cụ pháp lý vững chắc cho nhu cầu bảo đảm các quyền con người cả của các cá nhân và các nhóm, nhưng quá trình thực hiện cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập và chậm trễ khiến cho thách thức đối với việc cải cách pháp luật trong thời kỳ cách mạng công nghiệp mới là rất lớn do những biến đổi được tạo ra rất nhanh kèm theo những hệ quả rất rộng và khó khắc phục. Cụ thể, đối với việc bảo đảm một số quyền con người của cá nhân như quyền riêng tư trong đời sống thực và trên không gian ảo vẫn chưa có biện pháp pháp lý phù hợp khiến cho các hành vi xâm phạm quyền (bao gồm của cả các cơ quan nhà nước) có xu hướng gia tăng■ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 10 Số 11(363) T6/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquyen_con_nguoi_trong_cach_mang_cong_nghiep_lan_thu_bon.pdf
Tài liệu liên quan