những hạn chế quy định về quyền
kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát
nhân dân trong thi hành án phạt tù và đề
xuất giải pháp hoàn thiện
Mặc dù hiệu lực của quyền kiến nghị
không được Luật THAHS năm 2010 và Luật
Tổ chức VKSND năm 2014 quy định về thời
hạn Tòa án, Cơ quan quản lý THAHS, cơ
quan THAHS, cơ quan được giao một số
nhiệm vụ THAHS có trách nhiệm thực
hiện. Tuy nhiên, hiện nay theo mẫu số 57/
TH ban hành kèm theo Quyết định số 39/
QĐ-VKSTC ngày 26/01/2018 của VKSND
tối cao ban hành biểu mẫu nghiệp vụ về
công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và
THAHS thì thủ trưởng đơn vị bị kiến nghị
tổ chức thực hiện chấm dứt, khắc phục vi
phạm pháp luật; xử lý người vi phạm pháp
luật; áp dụng biện pháp phòng ngừa (nếu
có) và trả lời cho Viện kiểm sát bằng văn
bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận
được kiến nghị. Tuy nhiên, để có căn cứ
pháp lý, việc bổ sung việc trả lời thực hiện
kiến nghị của Viện kiểm sát trong Luật Tổ
chức VKSND là cần thiết.
Bên cạnh đó, trong Luật Tổ chức
VKSND cần bổ sung cho Viện kiểm sát
quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm,
giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các quyết
định giảm, miễn, tha tù trước thời hạn có
điều kiện của Tòa án để có căn cứ pháp lý
khi Viện kiểm sát thực hiện các quyền này.
Trên cơ sở đánh giá những hạn chế của
pháp luật Việt Nam về kiểm sát thi hành
án phạt tù nêu trên, chúng tôi kiến nghị bổ
sung các nội dung vào điểm đ khoản 2 Điều
25 và khoản 3 Điều 26 Luật Tổ chức VKSND
năm 2014 như sau:
“ Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện
kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc thi hành án
hình sự
2. Khi kiểm sát thi hành án hình sự, Viện
kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
đ) Kháng nghị hành vi, quyết định có vi
phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm
quyền trong việc thi hành án hình sự; kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm đối với các quyết định miễn,
giảm thời hạn chấp hành án, tha tù trước
thời hạn có điều kiện”.
“Điều 26. Trách nhiệm thực hiện yêu cầu,
kiến nghị, kháng nghị, quyết định của Viện kiểm
sát nhân dân trong việc thi hành án hình sự
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền kháng nghị, kiến nghị của viện kiểm sát nhân dân trong thi hành án phạt tù, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25Khoa học kiểm sátSố 01 - 2019
Đinh hoàng Quang
Theo Từ điển Tiếng Việt, kháng nghị là “Bày tỏ ý kiến phản đối bằng văn bản chính thức” 1; kiến nghị là “nêu ý kiến
đề nghị về một việc chung với cơ quan có thẩm
quyền”2. Theo quy định của pháp luật Việt
Nam, khi kiểm sát thi hành án phạt tù, nếu
phát hiện những vi phạm của cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền trong thi hành án phạt
tù thì Viện kiểm sát có quyền ban hành
kháng nghị hoặc kiến nghị. Như vậy, có thể
hiểu, quyền kháng nghị, kiến nghị của Viện
kiểm sát nhân dân (VKSND) trong thi hành
án phạt tù là việc bày tỏ ý kiến phản đối
bằng văn bản, nêu ý kiến đề nghị về việc thi
hành án phạt tù của VKSND đối với những
vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
1 Trang 492, Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng
Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Hà
Nội - Đà Nẵng 2004.
2 Trang 524, Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng
Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Hà
Nội - Đà Nẵng 2004.
thẩm quyền trong thi hành án phạt tù.
Để có cái nhìn tổng quan quy định của
pháp luật Việt Nam về quyền kháng nghị,
kiến nghị của VKSND, cần có những nghiên
cứu về quá trình hình thành của quyền này
trong lịch sử; qua đó, so sánh, đối chiếu
với các quy định của hiện tại sẽ giúp đưa
ra những định hướng cho việc hoàn thiện
pháp luật trong tương lai. Việc nghiên cứu
khái quát về lịch sử quyền kháng nghị, kiến
nghị của VKSND được giới hạn từ năm
1945 đến nay.
I. Lịch sử quy định quyền kháng nghị,
kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân
trong thi hành án phạt tù
Theo Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS)
năm 2015 thì khi thực hành quyền công tố
và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
hoạt động tố tụng hình sự, Viện trưởng
QUYỀN KHÁNG NGHỊ, KIẾN NGHỊ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TRONG THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
ĐInh hoàng Quang*
* Thạc sĩ, Phòng QLKH&HTQT, Trường Đại học
Kiểm sát Hà Nội
Kháng nghị, kiến nghị là những quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát nhân
dân nhằm khắc phục và xử lý vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi
hành án phạt tù. Các quyền hạn này đã được quy định trong các Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân trước đây và được duy trì cho đến hiện nay nhưng đã
xuất hiện những hạn chế, bất cập. Bài viết phân tích lịch sử hình thành và phát
triển quy định của pháp luật Việt Nam về nội dung quyền này, đưa ra những
bất cập trong quy định pháp luật hiện nay và đề xuất hướng hoàn thiện.
Từ khóa: Kháng nghị, kiến nghị, thi hành án phạt tù.
Protests and petitions are legal powers of the People’s Procuracies to
overcome and handle violations of authorities, organizations and individuals
in execution of imprisonment sentence. These rights have been regulated in
Law on organizations of the People’s Procuracies until now; however, there
are some limitations and inadequacies. The paper analyzes formation and
development history of Vietnamese legal provisons on these rights, then
points out shortcomings as well as recommendations.
Keywords: Protest, petition, execution of imprisonment sentence.
26
QUYỀN KHÁNG NGHỊ, KIẾN NGHỊ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN...
Khoa học kiểm sát Số 01 - 2019
Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền
hạn: Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm,
giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết
định của Tòa án3; Thực hiện quyền kiến
nghị theo quy định của pháp luật4; Kiểm
sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện
quyền kiến nghị theo quy định của pháp
luật5. Như vậy, việc kháng nghị theo thủ
tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
bản án, quyết định của Tòa án thuộc thẩm
quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát; kiến
nghị thuộc thẩm quyền của Kiểm sát viên.
Tuy nhiên, khi nào thì kháng nghị hoặc
kiến nghị trong thi hành án phạt tù thì các
BLTTHS không quy định nhưng lại được
hướng dẫn ở Luật Tổ chức VKSND và các
văn bản hướng dẫn trước đây.
Theo Thông tư số 1522-NC/TH ngày
11/8/1960 của Tòa án nhân dân tối cao về
việc giảm án tha tù trước thời hạn đã hướng
dẫn Viện kiểm sát có quyền kháng nghị
đến Tòa án cấp trên để xét lại mức giảm án
trong trường hợp bất đồng ý kiến giữa Tòa
án với Viện kiểm sát trong việc xét xử giảm
án tha tù6.
Luật Tổ chức VKSND năm 1981 quy
định các VKSND có quyền kiến nghị hoặc
kháng nghị với các cơ quan, đơn vị hữu
quan, yêu cầu sửa đổi, bãi bỏ hoặc đình chỉ
những văn bản, biện pháp hoặc việc làm vi
phạm pháp luật trong việc chấp hành án;
xử lý hành chính người chịu trách nhiệm
về việc làm vi phạm pháp luật đó (khoản
3 Điều 16); Kiến nghị hoặc kháng nghị với
cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu sửa
3 Điểm I khoản 2 Điều 36 BLTTHS năm 2003 quy
định Viện trưởng Viện kiểm sát có nhiệm vụ,
quyền hạn: Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
các bản án, quyết định của Tòa án
4 Điểm o Khoản 2 Điều 41 BLTTHS năm 2015
5 Điểm o Khoản 1 Điều 42 BLTTHS năm 2015
6 Trang 154 - 155, Tập hệ thống hóa luật lệ về hình
sự (1945 - 1974) - Tập I, TAND tối cao, Hà Nội - 1979.
đổi, bãi bỏ hoặc đình chỉ các văn bản, biện
pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật và
xử lý người chịu trách nhiệm về việc làm vi
phạm pháp luật (khoản 7 Điều 19). Các kiến
nghị, kháng nghị cơ quan, đơn vị hữu quan
có trách nhiệm xem xét và trả lời trong thời
hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày
nhận được kiến nghị, kháng nghị. Trong
trường hợp đặc biệt cần có thời hạn dài hơn
thì phải được sự đồng ý của VKSND. Nếu
không nhất trí thì phải báo cho VKSND biết
rõ lý do (Điều 17, Điều 20). Riêng đối với
quyền kiến nghị, kháng nghị trong kiểm sát
giam, giữ và cải tạo, trong trường hợp đặc
biệt cần có thời hạn dài hơn thì phải được
sự đồng ý của VKSND. Nếu không nhất trí
với quyết định, kiến nghị, kháng nghị đó thì
cơ quan và nhân viên hữu quan phải nói rõ
lý do và có quyền yêu cầu VKSND trên một
cấp xét lại. VKSND phải xét và quyết định
trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày
kể từ ngày nhận được yêu cầu (Điều 20).
Ngoài ra, trong Thông tư số 04-89/TT-
LN ngày 15/8/1989 của Tòa án nhân dân tối
cao, VKSND tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp
về việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt
tù. Theo đó, việc kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm được
thực hiện theo quy định của BLTTHS7. Như
vậy, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát
bao gồm: kiến nghị, kháng nghị yêu cầu sửa
đổi, bãi bỏ hoặc đình chỉ những văn bản,
biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật
trong thi hành án phạt tù và kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Thứ nhất, đối với kiến nghị, kháng nghị
yêu cầu sửa đổi, bãi bỏ hoặc đình chỉ những
văn bản, biện pháp hoặc việc làm vi phạm
pháp luật trong thi hành án phạt tù
Trên cơ sở Luật Tổ chức VKSND năm
7 Trang 76, Hệ thống hóa các văn bản cần thiết cho
công tác kiểm sát; Tập II Kiểm sát giam, giữ, cải
tạo, VKSND tối cao, năm 1991.
27Khoa học kiểm sátSố 01 - 2019
Đinh hoàng Quang
1981, Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày
06/09/1989 của Bộ Nội vụ, VKSND tối cao
về công tác giam giữ, cải tạo và kiểm sát
giam giữ, cải tạo hướng dẫn khi VKSND
tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật
nơi giam, giữ, cải tạo thấy có văn bản, biện
pháp hoặc việc làm trái pháp luật thì kiến
nghị, kháng nghị tới Ban giám thị, cơ quan
quản lý cùng cấp hoặc cấp dưới để yêu cầu
sửa chữa, bãi bỏ hoặc đình chỉ văn bản, biện
pháp hoặc việc làm trái pháp luật đó. Ban
giám thị, cơ quan quản lý có trách nhiệm
nghiên cứu thực hiện yêu cầu của Viện
kiểm sát đề ra trong kiến nghị, kháng nghị
và trả lời cho Viện kiểm sát biết trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến
nghị, kháng nghị. Trường hợp đặc biệt cần
có thời gian dài hơn hoặc trường hợp không
nhất trí với kiến nghị, kháng nghị của Viện
kiểm sát thì cơ quan quản lý, Ban giám thị
thực hiện và thông báo tới Viện kiểm sát
biết kết quả trong thời hạn 30 ngày8.
Ngoài ra, Thông tư còn quy định,
VKSND qua công tác kiểm sát nơi giam,
giữ và cải tạo nếu thấy vi phạm pháp luật
của ngành hữu quan cần có kiến nghị, yêu
cầu các ngành có trách nhiệm thực hiện đầy
đủ các quy định của pháp luật Nhà nước,
tạo điều kiện để cơ quan quản lý giam, giữ,
cải tạo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật9.
Như vậy, kiến nghị của VKSND được mở
rộng hơn về đối tượng bị kiến nghị có thể là
ngành hữu quan.
Đối với kháng nghị của VKSND trong
kiểm sát thi hành án phạt tù được quy định
trong các Luật Tổ chức VKSND năm 1992,
2002; theo đó VKSND có nhiệm vụ, quyền
hạn kháng nghị với Toà án nhân dân, cơ
8 Trang 81, Hệ thống hóa các văn bản cần thiết cho
công tác kiểm sát; Tập II Kiểm sát giam, giữ, cải
tạo, VKSND tối cao, năm 1991.
9 Trang 81, Hệ thống hóa các văn bản cần thiết cho
công tác kiểm sát; Tập II Kiểm sát giam, giữ, cải
tạo, VKSND tối cao, năm 1991.
quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới,
chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị
có trách nhiệm trong việc thi hành án, yêu
cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc
bãi bỏ những văn bản, chấm dứt việc làm
vi phạm pháp luật trong việc thi hành án10;
Kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp
dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi
hoặc bãi bỏ văn bản, chấm dứt việc làm vi
phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi
phạm pháp luật11. Các kháng nghị này phải
được Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án,
chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và
cá nhân có liên quan có trách nhiệm trả lời
trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày
nhận được kháng nghị. Trường hợp không
nhất trí với kháng nghị trong việc giam, giữ
và cải tạo (việc tạm giữ, tạm giam, quản lý
và giáo dục người chấp hành án phạt tù) thì
cơ quan, đơn vị hữu quan có quyền khiếu
nại lên VKSND cấp trên trực tiếp; VKSND
cấp trên trực tiếp phải giải quyết trong thời
hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được
khiếu nại. Quyết định của VKSND cấp trên
trực tiếp phải được chấp hành12.
Tuy nhiên, trong các Luật Tổ chức
VKSND năm 1992, năm 2002 không quy
định VKSND có quyền kiến nghị trong thi
hành án phạt tù. Chỉ đến Luật thi hành án
hình sự (THAHS) năm 2010 đã sửa đổi quy
định về quyền kháng nghị, kiến nghị của
VKSND; mặc dù, các quyền này còn được
quy định chung chung. Theo khoản 6 Điều
141 Luật THAHS năm 2010 thì Viện kiểm
sát có nhiệm vụ, quyền hạn kháng nghị,
kiến nghị, yêu cầu Toà án, cơ quan THAHS
cùng cấp, cấp dưới, cơ quan, tổ chức được
10 Khoản 3 Điều 20 Luật Tổ chức VKSND năm
1992; Khoản 5 Điều 24 Luật Tổ chức VKSND năm
2002.
11 Khoản 7 Điều 23 Luật Tổ chức VKSND năm 1992;
Khoản 6 Điều 27 Luật Tổ chức VKSND năm 2002.
12 Điều 21, 24 Luật Tổ chức VKSND năm 1992;
Điều 25, 29 Luật Tổ chức VKSND năm 2002
28
QUYỀN KHÁNG NGHỊ, KIẾN NGHỊ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN...
Khoa học kiểm sát Số 01 - 2019
giao một số nhiệm vụ THAHS trong việc
THAHS và cá nhân có liên quan; yêu cầu
đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ
quyết định có vi phạm pháp luật trong việc
THAHS; chấm dứt hành vi vi phạm pháp
luật. Toà án, cơ quan quản lý THAHS, cơ
quan THAHS, cơ quan được giao một số
nhiệm vụ THAHS có trách nhiệm trả lời các
kháng nghị này trong thời hạn 15 ngày, kể
từ ngày nhận được kháng nghị; nếu không
nhất trí với kháng nghị đó thì các cơ quan
này có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp; Viện kiểm sát cấp trên
trực tiếp phải giải quyết trong thời hạn
15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Quyết định của Viện kiểm sát cấp trên trực
tiếp phải được thi hành (Điều 143).
Đến Luật Tổ chức VKSND năm 2014 đã
quy định cụ thể hơn về những quyền này,
theo đó: VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn
kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm
pháp luật của cơ quan, người có thẩm
quyền trong việc THAHS (điểm đ khoản
2 Điều 25); Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân chấm dứt, khắc phục vi phạm
pháp luật trong THAHS; xử lý nghiêm
minh người vi phạm (điểm e Khoản 2 Điều
25). Các kiến nghị, kháng nghị của VKSND
trong việc THAHS thì cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải
quyết, trả lời hoặc thi hành theo quy định
của Luật THAHS (khoản 3 Điều 26). Đặc
biệt, lần đầu tiên, các trường hợp kháng
nghị, kiến nghị đã được giải thích trong
văn bản pháp luật. Theo đó, kháng nghị khi
hành vi, bản án, quyết định của cơ quan,
cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư
pháp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng,
xâm phạm quyền con người, quyền công
dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Cơ quan,
người có thẩm quyền phải giải quyết kháng
nghị của VKSND theo quy định của pháp
luật (khoản 1 Điều 5). Khi hành vi, quyết
định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật
ít nghiêm trọng không thuộc trường hợp
kháng nghị thì VKSND kiến nghị cơ quan,
tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm
pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi
phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu
sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị
cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp
dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm
pháp luật và tội phạm. Cơ quan, tổ chức, cá
nhân liên quan có trách nhiệm xem xét, giải
quyết, trả lời kiến nghị của VKSND theo
quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 5).
Như vậy, quyền kiến nghị của VKSND bao
gồm: kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm
pháp luật, xử lý nghiêm minh người vi
phạm pháp luật và kiến nghị phòng ngừa.
Ngoài ra, trong các văn bản hướng dẫn
BLTTHS và Luật THAHS quy định quyền
kiến nghị, kháng nghị của VKSND. Theo
tiểu mục 1.5 mục 5 phần III Nghị quyết số
02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/20017 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn thi hành một số quy định
trong Phần thứ năm “Thi hành bản án và
quyết định của Tòa án” của BLTTHS thì
Viện kiểm sát có quyền kháng nghị đối
với văn bản thông báo không chấp nhận
đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc
kháng nghị đối với quyết định hoãn chấp
hành hình phạt tù. Hay trong Thông tư
liên tịch số 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-
VKSNDTC-BQP-BYT ngày 15/5/2013 của
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Tòa
án nhân dân tối cao, VKSND tối cao hướng
dẫn thi hành quy định về tạm đình chỉ chấp
hành án phạt tù đối với phạm nhân thì khi
Viện kiểm sát có quyền kiến nghị đối với
văn bản thông báo không chấp nhận đề
nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
hoặc kháng nghị đối với quyết định tạm
đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Tuy nhiên, Luật THAHS năm 2010 và
29Khoa học kiểm sátSố 01 - 2019
Đinh hoàng Quang
Luật Tổ chức VKSND năm 2014 không
quy định về thời hạn Tòa án, Cơ quan
quản lý THAHS, cơ quan THAHS, cơ
quan được giao một số nhiệm vụ THAHS
có trách nhiệm thực hiện kiến nghị của
Viện kiểm sát.
Thứ hai, đối với kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
BLTTHS năm 1988, 2003 và 2015 đều
có quy định về thủ tục phúc thẩm, giám
đốc thẩm, tái thẩm; theo đó, đối tượng bị
kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, giám
đốc thẩm, tái thẩm là bản án, quyết định
của Tòa án. Tuy nhiên, trong các điều luật
cụ thể liên quan đến thi hành án phạt tù
không có hướng dẫn việc xem xét kháng
nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
đối với quyết định nào của Tòa án trong
thi hành án phạt tù. Chỉ đến BLTTHS năm
2015 mới quy định Viện kiểm sát có quyền
kháng nghị đối với quyết định về việc chấp
nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù
trước thời hạn có điều kiện, quyết định hủy
quyết định tha tù trước thời hạn có điều
kiện. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải
quyết kháng nghị được thực hiện theo quy
định tại Chương XXII – Xét xử phúc thẩm
của BLTTHS (Khoản 11 Điều 368).
Ngoài ra, tại điểm 13, 14 Phần IV Nghị
quyết số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/207
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định
trong phần thứ năm “Thi hành bản án và
quyết định của Tòa án” của BLTTHS thì
Quyết định của Toà án về việc miễn, giảm
thời hạn chấp hành hình phạt có thể bị Viện
kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm
sát cùng cấp là bảy ngày, của Viện kiểm sát
cấp trên là mười lăm ngày, kể từ ngày Toà
án ra quyết định. Việc phúc thẩm quyết
định của Toà án về miễn, giảm thời hạn
chấp hành hình phạt được thực hiện theo
quy định của BLTTHS. Quy định này được
bổ sung bởi Nghị quyết số 02/2010/NQ-
HĐTP ngày 22/10/2010 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao bổ sung một
số hướng dẫn của Nghị quyết số 01/2007/
NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 và Nghị quyết
số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao; theo đó, quyết định của Toà án về việc
miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt
có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Trường
hợp người đang chấp hành hình phạt tù
mà thời gian được giảm bằng với thời hạn
tù còn lại mà họ phải chấp hành thì quyết
định của Toà án về việc giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù được thi hành ngay, mặc
dù quyết định đó có thể bị Viện kiểm sát
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Tuy
nhiên, Nghị quyết không quy định về trình
tự, thủ tục kháng nghị và giải quyết kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm đối với quyết định miễn, giảm thời
hạn chấp hành án phạt tù13.
Theo Thông tư liên tịch số 02/2013/
TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC
ngày 15/05/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, Tòa án nhân dân tối cao, VKSND
tối cao hướng dẫn thi hành các quy định
về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối
với phạm nhân thì quyết định của Tòa án về
giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có thể
bị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm
sát cấp trên trực tiếp kháng nghị theo thủ
tục phúc thẩm. Thời hạn kháng nghị của
Viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, của
Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười
lăm ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
Việc phúc thẩm quyết định của Tòa án về
13 Xem thêm: Triệu Quang Định, Bàn về kháng nghị
của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện công tác kiểm
sát việc quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù
đối với một số quyết định của Tòa án nhân dân, Tạp chí
Kiểm sát. Số 10 (5-2008).
30
QUYỀN KHÁNG NGHỊ, KIẾN NGHỊ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN...
Khoa học kiểm sát Số 01 - 2019
giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được
thực hiện theo quy định tại Điều 253 của
BLTTHS. Tuy nhiên, Thông tư cũng không
quy định việc kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định giảm
thời hạn chấp hành án phạt tù.
Và theo Thông tư liên tịch số 04/2018/
TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC
ngày 09/02/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, Tòa án nhân dân tối cao, VKSND tối
cao quy định phối hợp thực hiện quy định
của BLTTHS năm 2015 về tha tù trước thời
hạn có điều kiện quy định: Viện kiểm sát
có quyền kháng nghị đối với quyết định về
việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề
nghị rút ngắn thời gian thử thách và trình
tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết kháng
nghị được thực hiện theo quy định của
BLTTHS năm 2015 (khoản 6 Điều 12).
II. những hạn chế quy định về quyền
kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát
nhân dân trong thi hành án phạt tù và đề
xuất giải pháp hoàn thiện
Mặc dù hiệu lực của quyền kiến nghị
không được Luật THAHS năm 2010 và Luật
Tổ chức VKSND năm 2014 quy định về thời
hạn Tòa án, Cơ quan quản lý THAHS, cơ
quan THAHS, cơ quan được giao một số
nhiệm vụ THAHS có trách nhiệm thực
hiện. Tuy nhiên, hiện nay theo mẫu số 57/
TH ban hành kèm theo Quyết định số 39/
QĐ-VKSTC ngày 26/01/2018 của VKSND
tối cao ban hành biểu mẫu nghiệp vụ về
công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và
THAHS thì thủ trưởng đơn vị bị kiến nghị
tổ chức thực hiện chấm dứt, khắc phục vi
phạm pháp luật; xử lý người vi phạm pháp
luật; áp dụng biện pháp phòng ngừa (nếu
có) và trả lời cho Viện kiểm sát bằng văn
bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận
được kiến nghị. Tuy nhiên, để có căn cứ
pháp lý, việc bổ sung việc trả lời thực hiện
kiến nghị của Viện kiểm sát trong Luật Tổ
chức VKSND là cần thiết.
Bên cạnh đó, trong Luật Tổ chức
VKSND cần bổ sung cho Viện kiểm sát
quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm,
giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các quyết
định giảm, miễn, tha tù trước thời hạn có
điều kiện của Tòa án để có căn cứ pháp lý
khi Viện kiểm sát thực hiện các quyền này.
Trên cơ sở đánh giá những hạn chế của
pháp luật Việt Nam về kiểm sát thi hành
án phạt tù nêu trên, chúng tôi kiến nghị bổ
sung các nội dung vào điểm đ khoản 2 Điều
25 và khoản 3 Điều 26 Luật Tổ chức VKSND
năm 2014 như sau:
“ Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện
kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc thi hành án
hình sự
2. Khi kiểm sát thi hành án hình sự, Viện
kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
đ) Kháng nghị hành vi, quyết định có vi
phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm
quyền trong việc thi hành án hình sự; kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm đối với các quyết định miễn,
giảm thời hạn chấp hành án, tha tù trước
thời hạn có điều kiện”.
“Điều 26. Trách nhiệm thực hiện yêu cầu,
kiến nghị, kháng nghị, quyết định của Viện kiểm
sát nhân dân trong việc thi hành án hình sự
3. Đối với kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân chấm dứt, khắc phục vi phạm
pháp luật trong thi hành án hình sự; xử lý
nghiêm minh người vi phạm thì thủ trưởng
đơn vị bị kiến nghị tổ chức thực hiện chấm dứt,
khắc phục vi phạm pháp luật; xử lý người vi
phạm pháp luật và trả lời cho Viện kiểm sát
bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận được kiến nghị. Đối với kiến nghị,
kháng nghị, quyết định, yêu cầu khác của Viện
kiểm sát nhân dân trong việc thi hành án hình sự
thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải
xem xét, giải quyết, trả lời hoặc thi hành theo quy
định của Luật thi hành án hình sự. “./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quyen_khang_nghi_kien_nghi_cua_vien_kiem_sat_nhan_dan_trong.pdf