Kết luận
1) QSHTT có cơ sở là kinh tế, không
phải chỉ là một thứ luật pháp. Phải tiếp cận
nó theo tư duy kinh tế, tức là ý thức đến sự
đánh đổi giữa những mục tiêu đặt ra. Ðiều
oái oăm là QSHTT ngày càng khó bảo vệ
(công nghệ sao chép ngày càng cao, tổn
phí bắt chước ngày càng hạ) thì các nước
phát triển lại càng gây áp lực đối với các
nước kém phát triển về bảo vệ QSHTT
2) Như vậy, một chính sách về QSHTT
phải: (i) cân nhắc nên cho QSHTT vào công
nghiệp nào, nên bảo vệ luật về QSHTT
khắt khe đến mức nào. (ii) được xem
như một bộ phận của toàn bộ chính sách
kinh tế, đặc biệt là gắn liền với chính sách
thương mại và đầu tư nước ngoài.
3) Đối với một nước đang phát triển,
mở cửa, QSHTT có liên hệ đến nhiều lĩnh
vực rất khác nhau và có nhiều mục đích
rất khác nhau. Ðặc biệt, trong các thương
thảo quốc tế, QSHTT có thể được dùng
như một lá bài để đòi hỏi những nhượng
bộ từ các nước khác, cũng như để tránh
các nước khác trả đũa về hàng xuất khẩu.
4) Trong ngắn và trung hạn, phải để
ý đến ảnh hưởng của QSHTT ở chỗ nó sẽ
phân phối thu nhập từ những nước đang
phát triển sang những nước đã phát triển.
5) Ðối với câu hỏi: “Một nước kém phát
triển thì chặt chẽ hoá QSHTT sẽ có đóng
góp nhiều cho tăng trưởng hay không?”-
câu trả lời vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có
một sự đồng thuận trong giới kinh tế rằng
sự đóng góp ấy cần có những điều kiện hỗ
trợ. Quan trọng nhất là: (i) vốn con người
phải khá phát triển, (ii) thị trường đầu vào
phải mềm dẻo, (iii) cơ cấu công nghệ hạ
tầng phải đủ tốt, (iv) nền kinh tế phải mở,
(v) có chính sách bảo hộ cạnh tranh.
6) Trong một thế giới có sự phân hóa
chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia
và trong mỗi quốc gia, QSHTT không thể
không phản ảnh nhu cầu san bằng những
chênh lệch bất công đó. Nó không thể chỉ
là để phục vụ quyền lợi người sản xuất
hay người phát mình.
7) Trong chừng mực nhất định mà ta
dựa vào chế độ QSHTT để khuyến khích
người nước ngoài nghiên cứu và phát
triển công nghệ thích hợp, cũng không
nên quên rằng những nước đang phát triển
cũng sẽ thụ hưởng thành quả của những
phát minh ấy.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
Hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ
(QSHTT) đã trở thành một vấn đề nổi
cộm ở nhiều quốc gia và đầu mối của
nhiều tranh chấp quốc tế. Ở cấp vi mô,
các nhà sản xuất (nhất là các công ty đa
quốc gia) đặc biệt quan tâm và đòi hỏi về
QSHTT. Bởi vì:
Thứ nhất, sở hữu trí tuệ là một lợi
thế độc quyền ngày càng quan trọng, khi
những lợi thế khác (như khả năng chia cắt
thị trường) ngày càng yếu.
Thứ hai, đa số nghiên cứu phát minh
ngày càng tốn kém, mà sao chép, mô
phỏng lại ngày càng dễ dàng. Vì những
biện pháp bảo mật thông thường không
còn công hiệu, tư doanh cần hậu thuẫn
của nhà nước để bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Thứ ba, hầu hết các công ước quốc tế
về QSHTT đã khá lâu đời, cần cập nhật,
bổ sung.
Ở cấp vĩ mô, vai trò của QSHTT trong
các tranh chấp quốc tế là do sự khác biệt
quyền lợi giữa các nước đã phát triển và các
nước chưa phát triển, cần du nhập và mô
phỏng công nghệ nước ngoài. Đối với đa số
các nước phát triển thì QSHTT là cần thiết
cho tiến bộ công nghệ, lợi cho kinh doanh,
tốt cho xã hội. Theo họ, QSHTT (nhất là
bằng phát minh) cũng tốt cho các nước kém
phát triển, vì nó khuyến khích phát minh
ở các nước ấy, thu hút đầu tư từ ngoài, du
nhập công nghệ mới. Do đó, nói chung, lập
trường của các nước phát triển là QSHTT
phải rộng rãi và được thực sự bảo vệ.
PGS.TS. Hà Đức Trụ *
Tóm tắt: Vai trò của sở đối với phát triển kinh tế. Bài viết xem xét QSHTT là
gì, việc thực thi nó ra sao ở các nước phát triển và đang phát triển, các nước giàu và
nghèo. Tác giả cũng nghiên cứu sự liên quan giữa việc thực thi QSHTT với toàn cầu
hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngoại thương và Việt Nam phải sở hữu trí tuệ và
quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) ngày càng trở nên quan trọng trí vấn đề này ra sao.
Từ khóa: Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế.
Abstract: The article clarifies what intellectual property means, how it works in
developed and developing countries, or in the poor and rich countries. The author
also examines the relationship between the implementation of intellectual property
and globalization, foreign direct investment and foreign trade and the question is how
Vietnam deals with this issue.
Key words: intellectual property, intellectual property right, patent.
* Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh
và Công nghệ Hà Nội
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
28
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
Các quốc gia đang phát triển thì nhìn
vấn đề có hơi khác. Dù rằng, nói chung,
QSHTT sẽ khuyến khích phát minh,
nhưng trên thực tế hầu hết các phát minh
công nghệ đều từ các quốc gia tiền tiến,
do đó, sự thắt chặt QSHTT sẽ gây khó
khăn cho các nước kém phát triển, đang
cần mô phỏng công nghệ. Các nước này
cũng lo ngại QSHTT sẽ bị các nước phát
triển lạm dụng: đăng ký bản quyền những
tác phẩm văn hoá cỗ truyền, những gen
đặc chủng, có thể thương mại hoá hơn
nữa, thực thi chế độ QSHTT sẽ lấy nhiều
nhân lực và ngân sách có thể dùng vào
những hoạt động phát triển khác. Nói tóm
lại, nhiều nước cho rằng QSHTT dường
như được ấn định bởi các quốc gia phát
triển, chỉ có lợi cho họ và gây khó khăn
cho các nước đang phát triển.
1. Quyền sở hữu trí tuệ
a) Tại sao phải có QSHTT?
Nhìn từ triết học, có hai quan điểm
khác nhau về “sở hữu trí tuệ”. Quan điểm
thứ nhất cho rằng tác phẩm, sáng kiến là
do công sức, tài ba riêng của cá nhân sáng
tạo, do đó QSHTT phải là thuộc cá nhân
ấy. Quan điểm thứ hai cho rằng sản phẩm
trí tuệ là tài sản chung, mọi sáng kiến hay
khám phá đều là sự hun đúc của tiền nhân,
đóng góp của xã hội và người sáng tạo
chỉ là một thực thể ngẫu nhiên phát hiện
ra những kết quả đó. Theo quan điểm này,
người sáng tạo có thể được tôn vinh, khen
thưởng, nhưng quyền sử dụng kết quả sang
tạo đó không thể giới hạn cho riêng ai.
Nhìn từ kinh tế học, nhất là kinh tế
tân cổ điển, thì sự cần thiết của QSHTT
(và quyền tư hữu nói chung) phải được
phán xét theo bản chất của phúc lợi cộng
đồng. Bởi vì:
Một là, QSHTT sẽ khuyến khích mọi
người sáng tạo và dọn đường cho những
phát minh tiếp theo. Muốn được cấp bằng
sáng chế, người phát minh phải công bố chi
tiết phát minh của mình và dựa vào những
thông tin này, người khác có thể đưa ra
phát minh kế tiếp. Mặt khác, nếu được cấp
quyền sở hữu một cách rộng rãi, người phát
minh sẽ yên tâm tìm những phát minh liên
quan. Thiếu quyền đó, nhiều phát minh sẽ
có nguy cơ trùng lặp, lãng phí.
Hai là, QSHTT là biện pháp sử dụng
lơi nhuận để thúc đẩy người phát minh đi
vào sản xuất. Một số thị trường (nhất là
các sản phẩm và dịch vụ mới) sẽ khó xuất
hiện, nếu doanh nhân không đươc khuyến
khích sản xuất. Do đó, dù suy nghĩ thế nào
đi nữa về bản chất triết lý của sở hữu trí
tuệ, thì tiếp cận kinh tế khẳng định, vì phúc
lợi chung, cần phải có QSHTT. Bởi vì, một
mặt, xã hội cần có những biện pháp cụ thể
để khuyến khích sáng tạo và, mặt khác,
nếu quản lý quá chặt chẽ, thì sản phẩm trí
tuệ sẽ không được xã hội tận dụng.
b) Tại sao QSHTT phải do nhà nước,
thay vì thị trường, quyết định?
Mọi người đều thừa nhận rằng xã
hội nên khuyến khích và tận dụng những
tác phẩm của trí tuệ. Tuy nhiên, có nhiều
người cho rằng thị trường hoàn toàn tự do
sẽ có nhiều cách khuyến khích và đưa lợi
ích của phát minh vào thực tế. Chẳng hạn,
chỉ cần có động cơ lợi nhuận, nhiều phát
minh, sáng tác sẽ được thúc đẩy. Vả lại,
về bản chất, có nhiều phát minh không thể
bắt chước, sao chép được. Do đó, QSHTT
do nhà nước cấp phát là không cần thiết.
Nhưng tại sao vẫn cần tới QSHTT do
nhà nước cấp phát? Phải chăng chính sự
cạnh tranh kinh tế sẽ thúc đẩy các hoạt
động sáng tạo? Đa số các nhà kinh tế cho
rằng QSHTT là cần thiết, vì giữa sản phẩm
trí tuệ và sản phẩm hiện vật có sự khác
biệt căn bản: sản phẩm trí tuệ càng được
nhiều người sử dụng thì mức hữu ích của
nó càng nhiều, phúc lợi xã hội càng tăng.
Cơ chế thị trường không thể giải quyết
vấn đề này một cách tối hảo, vì chỉ người
29
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
mua là đươc phép sử dụng các kết quả
sáng tạo của trí tuệ. Vì thế, QSHTT sẽ
công khai hoá phát minh, cho phép mọi
người sử dụng miễn phí sau một khoảng
thời gian nhất định, là một giải pháp khắc
phục những thất bại thị trường.
c) Đặc tính kinh tế của QSHTT
QSHTT bao hàm nhiều vấn đề cần
được giải đáp. Những vấn đề này có quan
hệ qua lại với nhau. Hãy phân tích riêng
rẽ từng vấn đề:
- Thời hạn hiệu lực của bằng sáng
chế. Có lẽ đây là điều cơ bản nhất trong
quy định về QSHTT, tức là thời gian mà
người có bằng đó được độc quyền sử dụng.
Thời gian này càng dài thì độc quyền càng
lâu và độc quyền sẽ làm suy giảm phúc lợi
xã hội (trừ vài ngoại lệ). Song, nếu thời
hạn hiệu lực quá ngắn, thì về mặt lý thuyết,
sẽ không cho người có tài đủ động lực để
phát minh. Như vậy, QSHTT lý tưởng phải
dung hoà hai tiêu chí này: đủ lâu để gián
tiếp khuyến khích phát minh và không nên
quá lâu, vì trì hoãn tận dụng tối đa sáng
kiến sẽ gây lãng phí cho xã hội.
- Loại phát minh. Cách phân loại và
nội dung quy định trong QSHTT có ảnh
hưởng quan trọng đến loại phát minh.
QSHTT chỉ nhằm vào các chỉ tiêu kinh tế
trước mắt sẽ thiên vị những “phát minh vặt”
có lợi ích thương mại ngay lập tức, bỏ qua
những phát minh căn bản không đem lại
lợi nhuận ngay, có khả năng thúc đẩy nhiều
phát minh khác, quan trọng hơn về lâu dài.
- Ngành công nghiệp. Trên thực tế,
QSHTT có thể được luật pháp bảo vệ qua
bốn hình thức chính: bản quyền, bằng sáng
chế, thương hiệu, bí mật kinh doanh. Tuy
mọi ngành công nghiệp đều cần QSHTT,
nhưng mỗi ngành có nhu cầu khác nhau về
QSHTT, về mức độ quan trọng tương đối
giữa bản quyền, bằng sáng chế, thương
hiệu và bí mật kinh doanh. Do sự khác
biệt này, tùy vào chính sách phát triển
công nghiệp, nhà nước có thể cấp phát và
bảo vệ không đồng đều các loại SHTT
khác nhau cũng như phân biệt công nghệ
mô phỏng và công nghệ sáng chế.
- Danh nghĩa và thực tế. Trên thực
tế, hiệu lực của QSHTT tuỳ thuộc vào đặc
tính của toàn bộ nền kinh tế, kể cả đuờng
lối và công cụ điều tiết của chính phủ.
Thêm vào đó, QSHTT tuỳ thuộc vào việc
nhà nước coi trọng nó tới mức nào. Nói
cách khác, hiệu lực pháp lý của QSHTT
có thể rất khác nhau trên thực tế.
2. Quyền sở hữu trí tuệ trong nền
kinh tế thị trường
QSHTT là một bộ phận luật pháp, có
ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực hoạt động
kinh tế, đặc biệt là những giao lưu quốc tế:
xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài (FDI),
sự nhượng quyền (licensing). Ảnh hưởng
này rất khó xác định, vì có rất nhiều biến
số. Cái chính là nó tùy thuộc vào, một là,
lý do công ty nước ngoài chọn FDI, thay
vì xuất khẩu hoặc licensing; hai là, cơ cấu
công nghiệp (nhất là lối cạnh tranh giữa các
công ty khách và chủ) và, ba là, khả năng
bắt chước của nước chủ nhà. Ngoài ra,
cũng cần nhắc lại, trong QSHTT còn có sự
khác nhau giữa bằng sáng chế, bản quyền,
thương hiệu và bí quyết kinh doanh.
a) Ảnh hưởng của QSHTT đến khối
lượng xuất nhập khẩu
Liên hệ giữa QSHTT và xuất nhập
khẩu là một đề tài được nhiều người chú ý.
Ảnh hưởng này tuỳ vào hai yếu tố chính:
khả năng bắt chước và cơ cấu công nghiệp.
(i) Nếu khả năng bắt chước kém,
thì thắt chặt QSHTT sẽ không làm thay
đổi mức sản xuất trong nước và do đó sẽ
không ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu.
Mặt khác, nếu khả năng này là cao, thì
thắt chặt QSHTT cho nước ngoài sẽ tạo
thêm “chướng ngại” cho các nhà sản xuất
trong nước, do đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến
khối lượng ngoại thương, chia các nước ra
30
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
làm bốn loại, theo hai tiêu chuẩn: cường
độ QSHTT và khả năng bắt chước.
Nếu khả năng bắt chước chưa cao, thì
thắt chặt QSHTT sẽ làm tăng nhập khẩu, do
đó sẽ làm tăng thế độc quyền của các công
ty ngoại trong thị trường nội. Các quốc gia
kém khả năng bắt chước cần tăng nổ lực
chống độc quyền. Các nước nhỏ, nghèo, lại
ít có khả năng thực hiện điều đó.
(ii) Ảnh hưởng của QSHTT đến ngoại
thương cũng tuỳ thuộc vào cơ cấu công
nghiệp. Nếu công ty ngoại phải cạnh
tranh với nhiều công ty nội thì QSHTT
không có nhiều ảnh hưởng. Song nếu
thị phần vốn của công ty đã lớn thì thắt
chặt QSHTT sẽ làm thị phần đó lớn thêm.
Nhưng ảnh hưởng chung đến thị trường
thì lại khó tiên đoán, bởi lẽ nó có hai hiệu
ứng tương phản. Một mặt, QSHTT càng
chặt thì thế lực thị trường của công ty
ngoại càng mạnh, song mặt khác nó cũng
làm thị trường nhỏ lại vì sự rút lui của các
công ty nhỏ. Ảnh hưởng tối hậu sẽ tuỳ
vào hiệu ứng nào mạnh hơn.
3. Ảnh hưởng của quyền sở hữu trí
tuệ đến đầu tư trực tiếp từ ngoài
Nói chung, QSHTT càng chặt chẽ
thì càng giảm mô phỏng và càng khuyến
khích đầu tư trực tiếp từ ngoài (FDI). Tuy
nhiên, ảnh hưởng này tùy thuộc vào lọai
công nghệ: cũ hoặc mới, có dễ bắt chước
hay không.
Đối với các công nghệ cũ (đã chuẩn
hóa) thì FDI tuỳ thuộc phần lớn vào giá
phí đầu vào, tầm cỡ thị trường, cước
chuyên chở và những lợi thế khác. Do đó,
thắt chặt QSHTT sẽ không có ảnh hưởng
đáng kể đến FDI. Đối với các công nghệ
tân tiến thì thắt chặt QSHTT sẽ thu hút
FDI, khuyến khích chuyển giao công
nghệ, nhất là loại dễ bắt chước. Lý do là
bằng phát minh, bản quyền và thương hiệu
sẽ làm tăng giá trị của “tài sản tri thức”
và cách khai thác loại tài sản đó hữu hiệu
nhất là trong nội bộ doanh nghiệp. Về
phương diện này, cũng nên xem đến các
yếu tố khác (loại công nghệ, trình độ bắt
chước, mức độ cạnh tranh) ở trong nước.
Ngoài ra, một chế độ QSHTT rộng rãi và
thực thi cũng khuyến khích các công ty
nước ngoài tìm kiếm công nghệ thích hợp
với địa phương.
Ảnh hưởng của QSHTT đến mức độ
cho thuê công nghệ cũng là đáng chú ý.
Theo nhiều mô hình, chặt chẽ hoá QSHTT
sẽ tăng mức độ licensing, của các công ty
ngoại cho các công ty nội, vì lẽ QSHTT
càng mạnh thì phí licensing càng thấp (vì
dễ trừng phạt các công ty nhận license song
lại tiết lộ bí mật). Tuy nhiên, cũng có người
cho rằng các công ty nước ngoài sẽ nghiêng
về FDI thay vì cấp license vì họ ngại tiết lộ
bí quyết công nghệ do thủ tục đòi hỏi.
4. Phân biệt người phát minh và
loại công nghệ
QSHTT phải thiên vị người phát
minh trong nước so với người phát minh
nước ngoài. (Sự phân biệt đối xử đó có
lợi cho ai - người sản xuất hay người
tiêu dùng? - lại là một vấn đề). Tuy rằng
hầu hết các thoả hiệp quốc tế không cho
phép phân biệt đối xử giữa người trong và
ngoài nước, song trên thực tế không khó
tìm những đặc tính tiêu biểu để phân biệt
đối xử theo quốc tịch, chẳng hạn như bắt
buộc hồ sơ xin giấy phép phải viết bằng
tiếng Việt. Như vậy, ý nghĩa đầu tiên có
thể là nhà nước sẽ không cho người nước
ngoài QSHTT mạnh bằng cho công dân
mình. Chúng ta cũng muốn khuyến khích
các phát minh hữu ích và thích hợp với
nước ta hơn là những phát minh hữu ích
cho mọi quốc gia. Những phát minh có
giá trị chung sẽ có nhiều nước, nhiều tổ
chức quốc tế thúc đẩy.
Những nhận xét trên đưa đến nhận
định: trong quyết định cấp QSHTT cho
các công ty nước ngoài, một yếu tố quan
31
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
trọng là khả năng mô phỏng, sáng tạo
trong nước. Phải có một chế độ về QSHTT
thế nào để khuyến khích những sáng tạo,
mô phỏng của người trong nước và bảo
vệ QSHTT của họ trong các thị trường
hải ngoại. Song, khả năng đó tuỳ thuộc
vào ngành công nghiệp và trình độ công
nghệ của chúng ta. Vậy nó liên hệ đến
giai đoạn phát triển và cũng đừng quên
rằng một ngày nào đó, chính các nhà phát
minh Việt Nam cũng cần được bảo đảm
QSHTT ở nước ngoài.
5. Quyền sở hữu trí tuệ và toàn
cầu hoá
Một xu thế hiện đại là ngày càng có
nhiều thảo luận giữa các nước nhằm cắt
giảm các rào cản thương mại, đồng bộ hoá
luật lệ, thuế má và nhất là chế độ QSHTT.
Để có một lập trường hợp lý trong các
thương lượng này, chúng ta cần chú ý đến
khác biệt giữa lợi ích quốc gia và lợi ích
quốc tế của QSHTT và ảnh hưởng của
QSHTT đến chênh lệch giàu nghèo giữa
các nước. Cũng đừng nên quên rằng các
nước đang phát triển còn muốn bảo tồn
những kiến thức và nếp sống cổ truyền,
chống lại khuynh hướng thương mại hoá,
ngăn ngừa văn hoá đồi trụy ngoại lai. Tuy
nhiên, kinh nghiệm cho thấy tác động của
QSHTT trong những mục đích này rất
khó xác định.
Đồng bộ hoá QSHTT sẽ làm giảm đi
tầm quan trọng của QSHTT trong quyết
định của các công ty về nơi đầu tư và cách
kinh doanh (nhất là giữa FDI và chuyển
giao công nghệ). Nói cách khác, những
quốc gia đang tiến hành thắt chặt QSHTT
sẽ thấy lợi thế so sánh của mình mạnh
thêm, trong khi những quốc gia đã có
QSHTT khá chặt chẽ thì lại thấy lợi thế
của mình kém đi.
6. Sở hữu trí tuệ và phát triển
kinh tế
a) Sở hữu trí tuệ và phát triển
Dùng QSHTT như một “công cụ”
để phát triển quốc gia không phải là một
ý mới. Chính các nước hiện nay đã phát
triển cũng đã tích cực sử dụng công cụ này
trong quá khứ. Các nước khác có cách áp
dụng QSHTT của mình. Chẳng hạn, một
phần chiến lược “bắt kịp” nổi tiếng của
Nhật cũng là dựa vào du nhập công nghệ
nước ngoài, qua một chế độ QSHTT cố ý
nâng đỡ, phổ biến tri thức hơn là sáng tác.
Gần đây hơn, Đài Loan và Hàn Quốc đã
khá lỏng lẻo trong vấn đề bảo vệ QSHTT:
cái chính cũng là để các nhà sản xuất của
họ dễ bắt chước công nghệ nước ngoài.
Chỉ từ sau nửa cuối thập kỷ 1980, vì áp
lực của Mỹ, các nơi này mới mạnh mẽ
bảo vệ QSHTT. Công nghiệp dược phẩm
của Ấn Độ cũng đã phát triển tương đối
khá vì trong đạo luật về QSHTT năm
1970 của họ công nghệ này đã được đặc
biệt quan tâm.
Dù nhiều quốc gia đã có kinh nghiệm
như đã nói ở trên, tác động thực tế của
QSHTT đến phát triển không phải là dễ
phân tích. Bảo vệ tài sản tri thức sẽ khuyến
khích phát minh và cách tân công nghệ,
song thắt chặt QSHTT cũng sẽ tăng giá
thành, gây thêm khó khăn cho mô phỏng
và nhiều lạm dụng khác. Hơn nữa, trong
ngắn hạn, thắt chặt QSHTT có thể gây
nhiều tổn phí về kinh tế và xã hội.
Khi trình độ phát triển trong nước
còn thấp, thì bảo hộ công nghệ sáng chế
là không có ích lợi trực tiếp, song bảo đảm
nhãn hiệu, thương hiệu nước ngoài sẽ có ích
lợi gián tiếp ở chỗ nó tạo cảm tình cho các
công ty nuớc ngoài mà không hại gì cho ta.
Mặt khác, QSHTT cho các công nghệ mà
ta có thể mô phỏng thì có thể lỏng lẻo hơn,
tạo cơ hội cho những nhà sản xuất nội địa.
Lẽ dĩ nhiên, chúng ta cũng cần một quyền
sở hữu đáng kể nhằm bảo vệ các người mô
phỏng trong nước chống sao chép.
Nghiên cứu kinh tế lượng cho thấy
32
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
một nền kinh tế phát triển tăng trưởng
nhanh cũng là có QSHTT ngày càng chặt
chẽ. Lý do có thể là vì một nền kinh tế
mở cần QSHTT để tăng chất lượng hàng
hoá để cạnh tranh. Hơn nữa, công ty trong
những nền kinh tế phát triển sẽ ít ngần
ngại chấp nhận phí tổn chuyển giao công
nghệ và thích ứng nó vào hoàn cảnh địa
phương. Đáng kể hơn nữa, QSHTT, độ
mở của kinh tế, FDI và sự tích luỹ vốn
con ngưới hầu như cộng tác với nhau để
tăng năng suất và tốc độ tăng trưởng
b) QSHTT và thu nhập
Ảnh huởng đến mức độ thu nhập.
Theo nghiên cứu kinh tế lượng, có một liên
hệ rõ rệt giữa mức độ thu nhập của một
nước và cường độ QSHTT ở nước ấy. Tuy
nhiên, chiều liên hệ thay đổi tuỳ theo mức
độ thu nhập đang có. Ở những nước có thu
nhập còn rất thấp thì hầu như QSHTT có
lỏng lẻo đi một ít thì thu nhập lại cao hơn.
Ở những nước có thu nhập trung bình, khi
thu nhập tăng lên thì QSHTT cũng cao
hơn. Và những nước đã phát triển, có thu
nhập cao nhất thì quy mô và cường độ của
QSHTT cũng là lớn nhất.
Ảnh hưởng đến chênh lệch thu
nhập trong nước. Ở đa số các quốc gia
đang phát triển, những người có thu nhập
thấp chỉ có thể sữ dụng những loại hàng
hoá tân thời (chẳng hạn như phần mềm
máy vi tính) bằng cách sao chép. Vì thế,
thắt chặt QSHTT sẽ giúp duy trì, hay mở
rộng thêm sự chênh lệch giàu nghèo.
7. Kết luận
1) QSHTT có cơ sở là kinh tế, không
phải chỉ là một thứ luật pháp. Phải tiếp cận
nó theo tư duy kinh tế, tức là ý thức đến sự
đánh đổi giữa những mục tiêu đặt ra. Ðiều
oái oăm là QSHTT ngày càng khó bảo vệ
(công nghệ sao chép ngày càng cao, tổn
phí bắt chước ngày càng hạ) thì các nước
phát triển lại càng gây áp lực đối với các
nước kém phát triển về bảo vệ QSHTT
2) Như vậy, một chính sách về QSHTT
phải: (i) cân nhắc nên cho QSHTT vào công
nghiệp nào, nên bảo vệ luật về QSHTT
khắt khe đến mức nào. (ii) được xem
như một bộ phận của toàn bộ chính sách
kinh tế, đặc biệt là gắn liền với chính sách
thương mại và đầu tư nước ngoài.
3) Đối với một nước đang phát triển,
mở cửa, QSHTT có liên hệ đến nhiều lĩnh
vực rất khác nhau và có nhiều mục đích
rất khác nhau. Ðặc biệt, trong các thương
thảo quốc tế, QSHTT có thể được dùng
như một lá bài để đòi hỏi những nhượng
bộ từ các nước khác, cũng như để tránh
các nước khác trả đũa về hàng xuất khẩu.
4) Trong ngắn và trung hạn, phải để
ý đến ảnh hưởng của QSHTT ở chỗ nó sẽ
phân phối thu nhập từ những nước đang
phát triển sang những nước đã phát triển.
5) Ðối với câu hỏi: “Một nước kém phát
triển thì chặt chẽ hoá QSHTT sẽ có đóng
góp nhiều cho tăng trưởng hay không?”-
câu trả lời vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có
một sự đồng thuận trong giới kinh tế rằng
sự đóng góp ấy cần có những điều kiện hỗ
trợ. Quan trọng nhất là: (i) vốn con người
phải khá phát triển, (ii) thị trường đầu vào
phải mềm dẻo, (iii) cơ cấu công nghệ hạ
tầng phải đủ tốt, (iv) nền kinh tế phải mở,
(v) có chính sách bảo hộ cạnh tranh.
6) Trong một thế giới có sự phân hóa
chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia
và trong mỗi quốc gia, QSHTT không thể
không phản ảnh nhu cầu san bằng những
chênh lệch bất công đó. Nó không thể chỉ
là để phục vụ quyền lợi người sản xuất
hay người phát mình.
7) Trong chừng mực nhất định mà ta
dựa vào chế độ QSHTT để khuyến khích
người nước ngoài nghiên cứu và phát
triển công nghệ thích hợp, cũng không
nên quên rằng những nước đang phát triển
cũng sẽ thụ hưởng thành quả của những
phát minh ấy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quyen_so_huu_tri_tue_trong_nen_kinh_te_thi_truong.pdf