Thứ nhất, các cơ sở giáo dục đại học
cần xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông
tin mở, chuẩn bị đầy đủ điều kiện và năng
lực để chuyển dần sang thông tin từ các tác
phẩm in truyền thống sang hình thức số; cần
phải biết đáp ứng, tiếp cận người đọc trên
các nền tảng công nghệ mới; tăng cường xây
dựng các website, đẩy mạnh xây dựng hình
ảnh, bộ nhận diện thương hiệu, chiến lược
phát triển cho trường mình.
Thứ hai, phát triển thị trường sách điện
tử và dịch vụ xuất bản mới trên cơ sở “kết
hợp hài hòa” với thị trường sách in truyền
thống. Theo đó, phân phối khéo léo kết hợp
giữa 2 loại hình sách in truyền thống và sách
điện tử, để dần thu hút người đọc, đặc biệt là
những người có thời gian sử dụng máy tính
cao, thông qua quảng cáo, trích đăng trên
mạng Internet; xây dựng hệ thống thư viện
điện tử thuận lợi phục vụ cho tra cứu, tìm
kiếm sản phẩm xuất bản truyền thống.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền tác giả đối với tác phẩm trong môi trường công nghiệp 4.0 tại các cơ sở giáo dục Đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
TRONG MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Tóm tắt:
Bài viết phân tích sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cách mạng công
nghiệp (CMCN) 4.0 đến việc bảo vệ quyền tác giả nói chung
và bảo vệ quyền tác giả đối với các tác phẩm tại các cơ sở giáo
dục đại học nói riêng; nhận diện các loại tác phẩm thuộc quyền
sở hữu của nhà trường, xác định phạm vi quyền tác giả của nhà
trường với người học; chỉ rõ những đặc thù và giới hạn của hành
vi trích dẫn, sao chép tác phẩm để tránh tình trạng “đạo văn”;
phân tích các hành vi quản trị quyền tác giả đối với tác phẩm của
nhà trường; và cuối cùng, rút ra các bài học cho cơ sở giáo dục
đại học trong việc bảo vệ tốt nhất quyền tác giả đối với tác phẩm
trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.
Vũ Thị Hồng Yến*
* PGS.TS. Phó trưởng Khoa Luật - Trường Đại học Sài Gòn
Abstract
This article is focused on analysis of the strong impacts of the 4.0
Industrial Revolution on the protection of copyright in general
and copyright protection on the works at educational institutions,
in higher education in particular; identification of the types of
works owned by the education institution, the scope of copyright
between the education institution and the learners; specification
of the characteristics and scope of the act of quoting, copying
the works to avoid "plagiarism" act; analysis of the copyright
management on the school's works; and finally, provisions
of lessons learnt for higher education institutions in the most
appropriate manner of copyright protection to the works in the
context of 4.0 Industrial Revolution.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: quyền tác giả; cách mạng công
nghiệp lần thứ tư; giáo dục đại học; trí
tuệ nhân tạo; dữ liệu lớn
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 08/08/2019
Biên tập : 17/08/2019
Duyệt bài : 22/08/2019
Article Infomation:
Keywords: Copyright; the Fourth
Industrial Revolution; higher education;
artificial intelligence; big data
Article History:
Received : 08 Aug. 2019
Edited : 17 Aug. 2019
Approved : 22 Aug. 2019
1. Khái quát về cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của nó đến
quyền tác giả đối với tác phẩm
CMCN 4.0 hay còn gọi là cuộc
CMCN lần thứ 4 đang diễn ra và ảnh hưởng
đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có
Việt Nam – là một trong những nước có tốc
độ phát triển Internet hàng đầu khu vực và
trên thế giới. Bằng sự xóa nhòa mọi giới hạn,
ranh giới về không gian, thời gian, CMCN
4.0 mở ra một bước ngoặt mới về tốc độ chia
sẻ và lan tỏa thông tin, trong đó có các tác
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
11Số 21(397) T11/2019
phẩm. CMCN 4.0 được phát triển trên 3 trụ
cột chính đó là kỹ thuật số, công nghệ sinh
học và vật lý, có khả năng kết nối vạn vật lại
với nhau và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh
vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành
công nghiệp.
Trọng tâm của các ngành công nghiệp
này bao gồm: sự đột phá công nghệ trong
lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI, Robots, Internet
vạn vật, xe tự lái, công nghệ in 3D, công
nghệ Nano. Trong đó, các yếu tố cốt lõi của
Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ
nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of
Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data)1.
Có thể nói, công nghệ đang và sẽ tiếp
tục làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta
sống, làm việc và hưởng thụ; đặc biệt trong
lĩnh vực quyền tác giả, cụ thể:
Thứ nhất, về cách thức mà độc giả
thưởng thức các tác phẩm: nếu trước đây
khán giả phải đi mua vé xem phim, kịch,
tuồng ở rạp, phải đến triển lãm xem tranh
hay phải chờ chương trình truyền hình phát
sóng mới có thể thưởng thức được các tác
phẩm nghệ thuật; hoặc người đọc phải đi
mua sách và đọc sách giấy thì nay với hệ
thống giải trí đa phương tiện kỹ thuật số,
mọi người đều có thể ngồi ở nhà để xem, để
đọc, để nghe các tác phẩm. Điều này luôn là
1 Nguồn https://blogchiasekienthuc.com/dan-cong-nghe/cach-mang-4-0-la-gi.html
Trí tuệ nhân tạo (tên đầy đủ là Artificial Intelligence): Được hiểu như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến
việc tự động hóa các hành vi thông minh. AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể
tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ
lập trình là việc ứng dụng các hệ thống học máy (tiếng Anh: machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong
các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người
như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi.
Internet of Things: Theo định nghĩa của Wikipedia mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối
Internet viết tắt là IoT (tiếng Anh: Internet of Things); khi mà đối với mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định
danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất, không cần
đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ
không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau,
với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào.
Big Data: Theo định nghĩa của Gartner: “Big Data là tài sản thông tin, mà những thông tin này có khối lượng dữ liệu
lớn, tốc độ cao và dữ liệu đa dạng, đòi hỏi phải có công nghệ mới để xử lý hiệu quả nhằm đưa ra được các quyết định
hiệu quả, khám phá được các yếu tố ẩn sâu trong dữ liệu và tối ưu hóa được quá trình xử lý dữ liệu.
xu hướng lựa chọn tối ưu bởi tính giản tiện,
tiết kiệm và nhanh chóng của chúng.
Thứ hai, về phương thức xuất bản
các tác phẩm: Các nhà xuất bản không chỉ
in ấn, cung cấp các ấn phẩm truyền thống
mà còn đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ
nội dung, thông tin để kết nối giữa tác giả
và người đọc. Không những thế, nhà xuất
bản còn đóng vai trò chủ động đặt hàng đối
với các tác giả trên cơ sở khảo sát, đánh giá
nhu cầu của độc giả. Một số những công ty
truyền thông lớn với ưu thế nắm giữ dữ liệu
lớn (big data) sẽ cung cấp và chia sẻ thông
tin tác phẩm trực tiếp cho các độc giả online
nhanh nhất và hiệu quả nhất thông qua phần
mềm quét và lọc dữ liệu.
Thứ ba, xuất hiện hình thức xuất bản
trực tiếp từ các cá nhân: Không cần qua thao
tác biên tập, giới thiệu, quảng bá của nhà
xuất bản truyền thống; các tác giả hiện nay
đưa “đứa con tinh thần” của mình đến thẳng
người đọc qua Internet. Lúc này, các tập
đoàn truyền thông nắm giữ hạ tầng big data
sẽ thay thế vai trò của nhà xuất bản.
Thứ tư, xuất hiện các sách điện tử
cùng tồn tại song song với các sách in giấy
truyền thống. Ebook (sách điện tử) với các
thiết bị, phần mềm hỗ trợ đọc, trao đổi, mua
bán sách trực tuyến đã tạo ra một cuộc cách
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
12 Số 21(397) T11/2019
mạng thật sự trong giới xuất bản. Các sách
điện tử được tích hợp trên nhiều hệ điều
hành: Window, Mac, Linux, iOS, Android,
Blackberry, WebOS. Với hình ảnh, audio,
video được tích hợp vào Ebook trên tương
tác thời gian thực nên rất trực quan, sống
động; và tất nhiên sẽ là lựa chọn tối ưu của
người đọc.
Thứ năm, về cách thức biên tập: Sự
phát triển của trí thông minh nhân tạo sẽ hỗ
trợ tối đa biên tập viên trong một số khâu
công việc chẳng hạn như tổng hợp tất cả các
nguồn thông tin về cùng một chủ đề trên toàn
cầu, giúp biên tập viên kiểm định được chất
lượng bản thảo, kiểm soát được tình trạng
“đạo văn” và tiếp cận được sự tiến bộ nhanh
chóng của khoa học và công nghệ... Biên tập
viên cần có kiến thức cơ bản về lập trình, tổ
chức xuất bản qua thiết bị di động (mobile
publishing), bằng các phương tiện truyền
thông xã hội (social publishing) và xây dựng
dữ liệu (data book)...
2. Quyền tác giả đối với tác phẩm tại các
cơ sở giáo dục đại học
Quyền tác giả là quyền của tác giả,
chủ sở hữu tác phẩm đối với các tác phẩm
văn học, nghệ thuật khoa học, bao gồm các
quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền tác
giả có đặc điểm: các tác phẩm bảo hộ phải
có tính nguyên gốc (có sự độc lập trong việc
tạo ra tác phẩm); chỉ bảo hộ hình thức mà
không bảo hộ nội dung của tác phẩm.
Tác phẩm tại các cơ sở giáo dục đại học
được hiểu là các tác phẩm có nội dung chủ
yếu phục vụ cho hoạt động đào tạo của nhà
trường và lĩnh vực nghiên cứu của Viện. Các
tác phẩm này được chia thành 2 mảng: các tác
phẩm phục vụ trực tiếp hay được phát sinh từ
hoạt động đào tạo của nhà trường (như giáo
trình, bài giảng, sách hướng dẫn học, khoá
luận, luận văn, luận án) và những tác phẩm
đáp ứng nhu cầu của thị trường do các doanh
nghiệp hay các nhà xuất bản, đơn vị khác đặt
hàng. Tìm hiểu về quyền tác giả tại các cơ sở
giáo dục đại học làm phát sinh những vấn đề
như: những chủ thể nào được xác lập quyền
trên các tác phẩm này, phạm vi quyền đến
đâu và cách quản trị, khai thác thương mại
các tác phẩm này.
2.1. Các chủ thể liên quan đến các tác
phẩm được tạo ra trong các cơ sở giáo dục
và đào tạo
Thứ nhất, giảng viên (gồm giảng viên
cơ hữu thuộc diện biên chế theo hình thức
viên chức hay giảng viên ký hợp đồng lao
động với nhà trường; và giảng viên thỉnh
giảng), cán bộ trong các phòng, ban, khoa
của nhà trường: Thông thường giảng viên
cơ hữu hoặc cán bộ trong các phòng ban sẽ
đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học với nhà
trường (cá nhân giảng viên làm chủ nhiệm
đề tài), sau đó nhà trường ra quyết định giao
nhiệm vụ cùng với việc ký hợp đồng nghiên
cứu sáng tạo với giảng viên đó và với các tác
giả khác cộng tác thực hiện đề tài.
Thứ hai, học viên, sinh viên theo các
hệ và chương trình đào tạo của nhà trường:
- Nếu học viên, sinh viên thực hiện
các công trình nghiên cứu khoa học theo
nhiệm vụ thuộc chương trình đào tạo (khoá
luận, luận văn, luận án) để được cấp bằng
thì cần phải có: quyết định của nhà trường
phê duyệt tên đề tài và quyết định cử người
hướng dẫn khoa học cho sinh viên, học viên;
- Nếu học viên, sinh viên tự nguyện
đăng ký làm đề tài nghiên cứu khoa học
với nhà trường thì cũng cần có quyết định
giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của nhà
trường (nhằm phát động phong trào sinh
viên nghiên cứu khoa học của sinh viên).
Thứ ba, các cá nhân, pháp nhân khác có
quan hệ hợp tác nghiên cứu với nhà trường:
Đó là nhà trường ký hợp đồng nghiên cứu
với các cá nhân, pháp nhân này (hợp đồng
thuê viết phần mềm quản lý dữ liệu thông
tin, hợp đồng thuê thiết kế lô gô).
Thứ tư, thư viện: một trong những
chức năng của thư viện là cung cấp thông tin
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
13Số 21(397) T11/2019
về các tác phẩm mà nhà trường nắm quyền
sở hữu quyền tác giả. Có những thư viện đã
thực hiện việc số hoá tất cả các tài liệu trên
- đây chính là hành vi thực hiện việc phân
phối tác phẩm thuộc về chủ sở hữu quyền
tác giả nên thư viện cần có sự cho phép của
chủ sở hữu quyền tác giả2. Nếu việc cung cấp
thông tin dưới dạng số hoá làm ảnh hưởng
đến việc khai thác bình thường của tác phẩm
hoặc có mục đích thương mại thì phải có sự
cho phép và trả mức thù lao hợp lý theo thoả
thuận với chủ sở hữu quyền tác giả.
2.2. Xác lập quyền sở hữu quyền tác
giả đối với tác phẩm tại cơ sở giáo dục
đại học
Cơ sở giáo dục đại học là pháp nhân,
không thể trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm mà
phải thông qua các cá nhân, nhóm cá nhân
cụ thể. Sẽ có những trường hợp sau đây:
(i) Trường hợp nhà trường ký hợp
đồng thuê sáng tạo với các tác giả hoặc giao
nhiệm vụ cho các tác giả thì nhà trường là
chủ sở hữu của quyền tác giả đối với tác
phẩm, nghĩa là nhà trường có đầy đủ các
quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả;
các cá nhân trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm
được ghi nhận là tác giả của tác phẩm. Tác
giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác
giả có các quyền nhân thân và quyền được
nhận tiền thù lao.
(ii) Trường hợp học viên, sinh viên viết
khoá luận, luận văn, luận án theo nhiệm vụ
học tập thì họ có quyền sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm đó. Vì học viên, sinh viên
2 Điểm đ khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền tài sản bao gồm cả quyền “Truyền đạt tác phẩm đến công
chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác”.
3 Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ quy định chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao
kết hợp đồng với tác giả:
1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy
định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều
tạo ra tác phẩm không phải theo hợp đồng
thuê nghiên cứu sáng tạo với nhà trường.
Nếu họ tự ý sử dụng cơ sở vật chất, nguyên
vật liệu của nhà trường thì nhà trường có thể
yêu cầu hoàn trả các chi phí vật chất đó. Nếu
có cá nhân, tổ chức đầu tư nguồn lực cho
việc làm khoá luận, luận văn, luận án của
người học thì họ có quyền sở hữu quyền tài
sản đối với các tác phẩm này, nếu không có
thoả thuận khác. Tuy nhiên, theo Quy chế
đào tạo hiện hành thì người học phải nộp
một bản (1 bản cứng và 1 bản mềm) vào thư
viện của nhà trường để phục vụ cho hoạt
động nghiên cứu và đào tạo của nhà trường.
2.3. Quản lý và khai thác quyền tác giả đối
với các tác phẩm trong các cơ sở giáo dục
và đào tạo
2.3.1. Quản lý và khai thác quyền tác
giả đối với các tác phẩm
Quản lý quyền tác giả là thực hiện các
biện pháp kiểm soát đối với tác phẩm để xác
lập quyền, khai thác, bảo vệ và phát triển giá
trị của tác phẩm đó. Khai thác quyền tác giả
là việc thực hiện các biện pháp kinh tế để thu
được lợi nhuận từ việc sử dụng các tác phẩm
đó. Khai thác quyền tác giả là một hoạt động
thuộc quản lý quyền tác giả. Các hoạt động
đó bao gồm:
- Công bố tác phẩm: Theo quy định của
Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), quyền công bố
thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên,
đối với các khoá luận, luận văn, luận án được
thực hiện theo nhiệm vụ đào tạo thì quyền
công bố thuộc về nhà trường3. Cũng cần lưu ý
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
14 Số 21(397) T11/2019
trường hợp: nếu cơ sở giáo dục đào tạo không
thực hiện việc công bố trong một thời gian
hợp lý do cơ sở giáo dục đào tạo quy định mà
không có lý do thoả đáng thì tác giả của tác
phẩm được quyền công bố.
- Quản lý tác phẩm: Lưu giữ và bảo
vệ các chứng cứ về quá trình sáng tạo ra tác
phẩm hoặc căn cứ xác lập quyền sở hữu tác
phẩm; có thể thực hiện việc đăng ký bản
quyền để giảm thiểu nghĩa vụ chứng minh
quyền nếu có tranh chấp xảy ra.
- Khai thác thương mại quyền tác giả
đối với tác phẩm: Lựa chọn hình thức khai
thác thương mại khả thi (xuất bản sách, dịch
sang ngôn ngữ khác); lựa chọn cách thức
phân phối tác phẩm (số hóa và xuất bản sách
điện tử, sách nói), lập danh sách, phân
tích và đánh giá đối tác tiềm năng có nhu
cầu sử dụng tác phẩm (cơ quan lập pháp, toà
án, cơ quan công chứng, các cơ sở đào tạo
khác). Thông thường các cơ sở giáo dục đại
học, nhà trường sẽ tạo lập, khai thác và quản
lý các tác phẩm thông qua các loại hợp đồng
như sau:
(i) Hợp đồng nghiên cứu/giao việc:
được áp dụng cho tất cả các dự án nghiên
cứu giữa nhà trường với các thành viên, cán
bộ nghiên cứu của nhà trường. Nhà trường
cấp kinh phí và cơ sở vật chất cho nhân viên
thực hiện việc nghiên cứu theo yêu cầu của
dự án;
(ii) Hợp đồng dịch vụ nghiên cứu/
20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4 “Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát
thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;”.
hợp đồng nghiên cứu theo yêu cầu: là hợp
đồng được ký kết giữa nhà trường với các
doanh nghiệp trong đó nhà trường thực hiện
các nhiệm vụ nghiên cứu theo yêu cầu của
doanh nghiệp;
(iii) Hợp đồng hợp tác phát triển/hợp
đồng hợp tác nghiên cứu chung: được áp
dụng khi nhà trường cần có sự kết hợp với
các chủ thể có vốn, nhân lực với các chuyên
môn cụ thể;
(iv) Hợp đồng chuyển giao quyền
sử dụng (li-xăng) hoặc hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả: được ký kết giữa nhà
trường với các chủ thể có nhu cầu khai thác,
sử dụng hoặc sở hữu quyền tác giả đối với
các tác phẩm này.
- Bảo vệ quyền và giải quyết tranh
chấp về quyền tác giả đối với tác phẩm trên
nguyên tắc ưu tiên hoà giải; nắm được các
quy định tố tụng về khởi kiện tại toà án.
2.4. Hành vi sao chép, trích dẫn tác phẩm
tại các cơ sở giáo dục đại học
Luật SHTT có quy định về hành vi sao
chép, trích dẫn tác phẩm của người khác không
bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả4. Tuy
nhiên, vẫn cần phải giải thích về một số từ ngữ
được sử dụng trong điều luật để có hướng giải
quyết khi có tranh chấp xảy ra:
Một là, cần có sự giải thích về tính
“hợp lý” của hành vi trích dẫn tác phẩm được
quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 25 Luật
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15Số 21(397) T11/2019
SHTT. Dựa trên nguyên tắc chung bảo vệ
quyền tác giả thì hành vi trích dẫn tác phẩm
của người khác được coi là hợp lý nếu thoả
mãn 3 điều kiện như sau: (i) việc sao chép,
trích dẫn phải hướng đến mục đích minh
chứng hay bình luận cho tác phẩm của mình.
Khi trình bày quan điểm cá nhân của mình,
tác giả lấy thông tin từ các tác phẩm khác
như là những nguồn tin phụ, là chứng cứ để
làm sáng tỏ cho quan điểm của tác giả; hoặc
các thông tin được trích dẫn chỉ là nguồn tư
liệu để tác giả đưa ra những quan điểm bình
luận (có thể ủng hộ hoặc phản đối). Do đó,
nếu thông tin trích dẫn mà không phải để
chứng minh hay không có những bình luận
của tác giả hoặc hàm ý các thông tin được
trích dẫn xem như là quan điểm chính của
tác giả thì không phải là sự trích dẫn “hợp
lý”; (ii) việc trích dẫn, sao chép các thông
tin không được làm ảnh hưởng đến việc
khai thác bình thường của tác phẩm được
sao chép, trích dẫn. Nếu tác giả trích dẫn,
sao chép toàn bộ tác phẩm hoặc phần cơ
bản tác phẩm của người khác để tạo nên tác
phẩm của mình thì vô hình trung đã “triệt
tiêu” tác phẩm được trích dẫn, sao chép. Bởi
lẽ, người đọc sẽ không cần phải tìm đọc tác
phẩm được trích dẫn, sao chép nữa vì nó đã
có sẵn trong tác phẩm này rồi. Hậu quả là
ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường
của tác phẩm bị sao chép, trích dẫn; (iii) tỷ
lệ phần trăm của phần sao chép, trích dẫn
so với dung lượng của tác phẩm được tạo
5 Theo án lệ của Toà án ở một số nước thì tỷ lệ sao chép không được quá 8% dung lượng của tác phẩm.
6 Giảng dạy nhằm mục đích thương mại được hiểu là các bài giảng này nằm ngoài chương trình đào tạo chung của nhà
trường và có những hợp đồng giảng dạy của giảng viên với các cơ sở khác có thu tiền.
7 Xem điểm a, khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 2 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ: “2. Tổ chức, cá nhân sử dụng
tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không
gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất
xứ của tác phẩm”.
8 Các môn học ở các trường đại học hiện nay được thực hiện theo tín chỉ, theo đó mỗi môn đều có đề cương môn học.
Trong đề cương môn học này có phần tài liệu môn học bắt buộc (tên các giáo trình, sách chuyên khảo, sách hướng dẫn
môn học) mà sinh viên buộc phải có để học.
thành cần phải được cân nhắc để bảo đảm
hàm lượng khoa học và tính sáng tạo của tác
giả tác phẩm đó. Nếu số trang của tác phẩm
được sao chép, trích dẫn quá nhiều5 sẽ khiến
cho sự sáng tạo của tác giả trong tác phẩm
đó gần như không có.
Hai là, cần xác định rõ điều kiện của
hành vi trích dẫn tác phẩm để giảng dạy
trong nhà trường: (i) không làm sai ý tác giả
và (ii) không nhằm mục đích thương mại.
Trường hợp giảng viên sử dụng tác phẩm
của người khác, thiết kế thành bài giảng của
mình và dùng nó để giảng trong các chương
trình có tính thương mại thì phải trả thù lao
cho chủ sở hữu quyền tác giả6.
Ba là, đối với môi trường của các
trường đại học cần phải có các giải pháp để
giải quyết xung đột giữa lợi ích của chủ sở
hữu quyền tác giả với nhu cầu nghiên cứu
học tập của số đông sinh viên. Luật SHTT
quy định cho phép hành vi sao chép 1 bản để
nghiên cứu trên nguyên tắc không làm ảnh
hưởng đến việc khai thác bình thường của
tác phẩm7. Chúng tôi muốn nhấn mạnh về
tính đặc thù của hành vi sao chép trong môi
trường đại học ở những điểm như sau: (i)
loại tác phẩm được sao chép là sách chuyên
khảo, giáo trình, hướng dẫn môn học gắn
với nội dung của các môn học trong chương
trình đào tạo8; (ii) địa điểm sao chép là
nơi thực hiện hoạt động giảng dạy (có thể
ở trong trường hoặc ngoài trường theo các
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
16 Số 21(397) T11/2019
chương trình liên kết đào tạo); (iii) đối tượng
sao chép là người học9. Đây là những tài liệu
phục vụ cho việc đào tạo, giảng dạy nên nhu
cầu đọc buộc người học phải có và số lượng
bản sao sẽ luôn luôn là bằng hoặc xấp xỉ
với số lượng người học tại thời điểm đó –
điều này tất yếu ảnh hưởng đến việc khai
thác bình thường của tác phẩm và phương
hại đến lợi ích của chủ sở hữu quyền tác giả
xét cả về phương diện vật chất và tinh thần.
Vì vậy, trong khi chờ các chế tài cụ thể của
pháp luật thì nhà trường nên chọn biện pháp
thích hợp nhất là quy định về trách nhiệm
kỷ luật với người học theo quy chế mà nhà
trường tự xây dựng10.
3. Kiến nghị
Là một trong những quốc gia có tốc độ
phát triển Internet hàng đầu khu vực và trên
thế giới, Việt Nam thực sự có những nền
tảng quan trọng để bước vào giai đoạn xuất
bản 4.0. Tuy nhiên, để nắm chắc cơ hội, chủ
động cho việc bảo vệ tốt nhất quyền tác giả
thì các cơ sở giáo dục đại học cần phải có
những giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, các cơ sở giáo dục đại học
cần xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông
tin mở, chuẩn bị đầy đủ điều kiện và năng
lực để chuyển dần sang thông tin từ các tác
phẩm in truyền thống sang hình thức số; cần
phải biết đáp ứng, tiếp cận người đọc trên
các nền tảng công nghệ mới; tăng cường xây
dựng các website, đẩy mạnh xây dựng hình
ảnh, bộ nhận diện thương hiệu, chiến lược
phát triển cho trường mình.
Thứ hai, phát triển thị trường sách điện
tử và dịch vụ xuất bản mới trên cơ sở “kết
9 Tối thiểu mỗi lớp được mở khoảng 50 sinh viên trở lên.
10 Kinh nghiệm của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh xử lý đối với hành vi sao chép giáo trình của sinh viên,
xem thêm https://plo.vn/ban-doc/photo-giao-trinh-hoc-xu-sao-cho-vua-682413.html
hợp hài hòa” với thị trường sách in truyền
thống. Theo đó, phân phối khéo léo kết hợp
giữa 2 loại hình sách in truyền thống và sách
điện tử, để dần thu hút người đọc, đặc biệt là
những người có thời gian sử dụng máy tính
cao, thông qua quảng cáo, trích đăng trên
mạng Internet; xây dựng hệ thống thư viện
điện tử thuận lợi phục vụ cho tra cứu, tìm
kiếm sản phẩm xuất bản truyền thống.
Thứ ba, thay đổi phương thức giáo
dục dựa trên ứng dụng các công nghệ thông
tin hiện đại. Cách giảng dạy và hình thức,
phương pháp giảng dạy ngày nay đã có
những chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu của
môi trường công nghệ 4.0; đó là dịch vụ cung
cấp chương trình đào tạo trực tuyến, thông
qua mạng Internet (như học theo chương
trình elearning) và các tác phẩm của nhà
trường sẽ được đóng gói qua các sản phẩm
cụ thể. Người học sẽ được cung cấp mã số
thẻ để có thể tham gia vào chương trình học
trực tuyến. Bài học không chỉ là việc gỉảng
viên thuyết trình đơn thuần mà có tương tác
trực tiếp (giảng viên với 1 học viên hoặc
với 1 nhóm học viên), có kèm theo video
tình huống minh họa, sinh động – bài giảng
trở thành một tác phẩm cần được bảo vệ tác
quyền và đưa vào khai thác thương mại cho
số lượng người học không giới hạn về không
gian, thời gian. Do đó, việc tích hợp các bài
giảng vào chương trình phần mềm của các
điện thoại thông minh là sự lựa chọn không
thể khác, bởi trong môi trường công nghệ
4.0 điện thoại smart phone được xem là vật
bất ly thân của con người.
Thứ tư, cần nghiên cứu và tìm kiếm
giải pháp an ninh truyền thông hiệu quả, đặc
(Xem tiếp trang 36)
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17Số 21(397) T11/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quyen_tac_gia_doi_voi_tac_pham_trong_moi_truong_cong_nghiep.pdf