Quyền tự do học thuật trong giáo dục Đại học

Tiếp theo, Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý tốt cho tự chủ đại học và tự do học thuật. Việc xây dựng riêng một Luật về giáo dục đại học là phù hợp với xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, xét riêng về các giảng viên trong các cơ sở giáo dục công lập cũng thấy những điểm đặc thù. Họ là viên chức, công chức nên pháp luật điều chỉnh hoạt động của họ có sự kết hợp giữa Luật Giáo dục đại học và Luật Viên chức, Luật Cán bộ, công chức. Giảng viên đại học công vừa có những quyền và nghĩa vụ chung của giảng viên theo pháp luật về giáo dục đại học, vừa có thêm những quyền và nghĩa vụ đặc thù của pháp luật về công chức, viên chức. Việc xây dựng khung pháp lý cho tự chủ đại học và tự do học thuật cần hướng tới sự bình đẳng giữa giảng viên của hai khu vực đại học công và đại học tư. Trên thực tế hiện nay, có ý kiến chỉ ra rằng, trong khu vực đại học công lập, các quy định tự chủ đại học trong các lĩnh vực pháp luật khác nhau (Luật Giáo dục đại học, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, v.v.) có thể chưa thực sự đảm bảo và thậm chí gây cản trở các trường trong việc thực hiện tự chủ”39. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, các trường đại học tiên tiến cần xây dựng hướng dẫn, quy tắc nội bộ về tự do học thuật. Để xây dựng quy tắc nội bộ cho về tự do học thuật cho riêng mình, các trường đại học Việt Nam có thể tham khảo Khuyến nghị về vai trò của giảng viên đại học của UNESCO,40 Tuyên bố của Diễn đàn toàn cầu về Tự do học thuật, Tự chủ và Tương lai của Dân chủ,41 Hướng dẫn của Liên đoàn Giáo viên Hoa Kỳ,42 và chính sách của Đại học Melbourne

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quyền tự do học thuật trong giáo dục Đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3Số 9(409) - T5/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học* Bùi Tiến Đạt TS. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội Thông tin bài viết: Từ khóa: Tự do học thuật, tự do ngôn luận, Luật Giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học, giảng viên. Lịch sử bài viết: Ngày nhận bài : 29/4/2020 Biên tập : 03/5/2020 Duyệt bài : 04/5/2020 Article Infomation: Keywords: Academic freedom, freedom of expression, Law on Higher Education; university; lecturer. Article History: Received : 29 Apr. 2020 Edited : 03 May. 2020 Approved : 18 May. 2020 Tóm tắt: Tự do học thuật được quan niệm rộng rãi là một phần của quyền tự do ngôn luận vốn đã được luật nhân quyền quốc tế và các Hiến pháp Việt Nam ghi nhận. Tuy nhiên, vấn đề này còn ít được quan tâm nghiên cứu và chú trọng đảm bảo trong thực tiễn ở Việt Nam. Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã bổ sung điều khoản về tự chủ học thuật của cơ sở giáo dục đại học và giảng viên. Bài viết này phân tích tầm quan trọng thiết yếu của quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học từ kinh nghiệm thế giới và từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm bảo đảm quyền này ở Việt Nam. Abstract: Freedom of academics is universally conceptualised as part of right to freedom of expression, which has been well-recognised by international law on human rights and the Constitutions of Vietnam. However, it can be observed that little attention is put to review and assure for implementation in Vietnam. The 2018 amenments of Law on Higher Education of 2012 record supplemental provisions on academic autonomy of universities and lecturers. This article provides analysis of the essential inportance of the right to freedom of academic in higher education and also provides recommendations for assurance of this right in Vietnam. Năm 2013, các thảo luận về Đề án đổi mới giáo dục được cho là sẽ “làm lay chuyển nền giáo dục”, đã bàn tới chủ đề tự do học thuật1. Luật Giáo dục đại học 2012 trong lần sửa đổi, bổ sung năm 2018 gần đây đã bổ sung điều khoản về tự chủ học thuật của cơ sở giáo dục đại học và giảng viên. Theo đó, cơ sở giáo dục đại học có “quyền tự chủ * Bài viết là kết quả nghiên cứu của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2019-2020 “Pháp luật về viên chức trong lĩnh vực giáo dục - Thực trạng và giải pháp”, (Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ nhiệm: Nguyễn Thạch Toàn). 1 Đề án có tên đầy đủ là “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Số 9(409) - T5/20204 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn”2 và giảng viên có quyền “độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học”3. Mặc dù các điều khoản này không dùng thuật ngữ “tự do học thuật” nhưng vẫn thể hiện tinh thần của quyền này. Sửa đổi vừa nêu góp phần nâng cao quyền tự do học thuật của cả cơ sở giáo dục đại học và giảng viên. Vậy quyền tự do học thuật là gì? Vai trò của nó trong cải cách giáo dục ra sao? Cần lưu ý vấn đề gì nhằm bảo đảm quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học ở Việt Nam? 1. Quan niệm chung và vai trò của tự do học thuật trong cải cách giáo dục trên thế giới Quan niệm về quyền tự do học thuật Lịch sử loài người đã trải qua những bài học quý báu cho thấy sự cần thiết của tự do học thuật (academic freedom) trong phát triển xã hội. Socrates (470-399 TCN) đã phải chịu án tử hình vì những tư tưởng của ông bị cho là đầu độc giới trẻ Athens. Galileo (1564-1642) đã phải chịu án chung thân vì ủng hộ thuyết nhật tâm của Copernic. Trong thời hiện đại, nhiều giáo viên từng bị sa thải vì giảng dạy về thuyết tiến hóa của Darwin4. Về lịch sử giáo dục, tự chủ đại học được áp dụng tại Đại học Humboldt (lấy tên của Wilhelm von Humboldt) để cải cách đại học kiểu Napoleon thành đại học nghiên cứu5. Quyền tự do học thuật được hiểu là bộ phận của quyền tự do ngôn luận và cần được bảo vệ ở mọi cấp độ giáo dục6. Đây là một quyền phổ quát của giới học giả7. Ở Hoa Kỳ, quyền này được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp. Ở nhiều nơi trên thế giới với nền giáo dục, khoa học phát triển, “tự do học thuật tồn tại trong môi trường giáo dục đại học (GDĐH) như một lẽ đương nhiên”8. Năm 1997, UNESCO công bố bản Khuyến nghị về vai trò của giảng viên đại học, trong đó dành sự quan tâm rất lớn đến vấn đề tự do học thuật9. Thời đại ngày nay, tự do học thuật là cốt lõi của tự chủ đại học, vốn thường được phân tích ở bốn khía cạnh tổ chức, tài chính, nhân sự và học thuật10. Tự do học thuật thường được hiểu là quyền tự quyết của nhà trường 2 Bao gồm ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật (Khoản 3 Điều 32 Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung 2018). 3 Khoản 7 Điều 55, Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung 2018). 4 George Robinson and Janice Moulton, Academic Freedom, Encyclopedia of Ethics, 2nd Edition, edited by L. & C. Becker, Garland Publishing, 2001. 5 Lâm Quang Thiệp, Tự chủ, tự do học thuật và trách nhiệm giải trình của đại học ở Việt Nam, 2016; https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/tu-chu-tu-do-hoc-thuat-va-trach-nhiem-giai-trinh-cua-dai-hoc-o-viet- nam-post166437.gd. 6 Charles J. Russo (ed), Encyclopedia of Law and Higher Education, Sage, 2010. 7 Huong Thi Minh Ngo, Opportunities and constraints on human rights education when academic freedom is not guaranteed: the case of Vietnam, Human Rights Education Review – Volume 2(2), p. 14. 8 Đỗ Thị Ngọc Quyên, Tự chủ và tự do học thuật trong giáo dục đại học Việt Nam, 2019; 9 Trong tài liệu này, thuật ngữ “academic freedom” xuất hiện tới 18 lần (UNESCO, Recommendation concerning the Status of Higher-Education Teaching Personnel, 1997; URL_ID=13144&URL_DO=DO_TOPIC&URL_SECTION=201.html. 10 Estermann, T., Nokkala, T., & Steinel, M, University Autonomy in Europe II - The Scorecard from European University Association (EUA), 2011; University_Autonomy_in_Europe_II_-_The_Scorecard.sflb.ashx. trong các vấn đề học thuật như tuyển sinh, nội dung đào tạo, đảm bảo chất lượng, mở ngành và ngôn ngữ giảng dạy. Tuy nhiên, đây chỉ là một khía cạnh của tự do học thuật dưới góc độ quyền tự chủ của tổ chức (nhà trường, cơ sở giáo dục – đào tạo). Dưới góc độ cá nhân người giảng dạy - nghiên cứu, tự do học thuật được hiểu là “tự do của một người trong việc giảng dạy và nghiên cứu nhằm tìm kiếm sự thật không giới hạn mà không gặp phải nỗi sợ hãi về hình phạt hay mất việc vì đã xâm phạm một quan điểm chính thống về chính trị, tôn giáo hay xã hội”11. Như một sự kết hợp hai quan điểm nêu trên, theo Bách khoa toàn thư Britannica, tự do học thuật được hiểu rất rộng là “sự tự do của người dạy và người học trong việc dạy, học, tìm hiểu kiến thức và nghiên cứu mà không có sự can thiệp hay giới hạn vô lý của pháp luật, nội quy hay áp lực công cộng”12. Theo đó, tự do học thuật cần được đảm bảo cho cả giáo viên và sinh viên. Người dạy có quyền tìm hiểu những chủ đề mà họ quan tâm, quyền trình bày nghiên cứu của họ tới người khác, quyền công bố những dữ liệu và kết luận mà không bị kiểm soát và có quyền dạy theo cách họ thấy phù hợp. Người học có quyền học những lĩnh vực họ quan tâm, có quyền trình bày ý kiến và rút ra kết luận riêng13. Quyền tự do học thuật và Hiến pháp Không phải Hiến pháp nào cũng quy định rõ ràng về quyền tự do học thuật, nhưng quyền này vẫn luôn được coi là một quyền cơ bản khi là một bộ phận của quyền tự do biểu đạt14. Ngày càng nhiều Hiến pháp công nhận tự do học thuật là quyền tương đối độc lập với tự do biểu đạt. Trên thế giới hiện nay đã có 72 bản Hiến pháp, bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau, quy định về quyền tự do học thuật (right to academic freedom)15. Trong đó, có nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Campuchia... Hiến pháp Thái Lan quy định “giáo dục, đào tạo, việc dạy và học, nghiên cứu và truyền bá tri thức theo các nguyên tắc học thuật được đảm bảo miễn là không trái với nghĩa vụ công dân hay đạo đức tốt đẹp của con người”. Vai trò của tự do học thuật trong cải cách giáo dục Tự do học thuật không chỉ là một quyền cơ bản cần được ghi nhận và bảo vệ bằng Hiến pháp, mà còn là đòn bẩy quan trọng của cải cách giáo dục. Tự do học thuật giúp giải phóng con người. Tạo ra những con người tự do chính là mục tiêu của một nền giáo dục khai phóng. 5Số 9(409) - T5/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 11 Leo Goedegebuure, Frans Kaiser, Peter maassen and Egbert de Weert, Higher Education Policy in International Perspective: An overview, in Leo Goedegebuure, Frans Kaiser, Petermaassen, Lyn meek, Frans van Vught and Egbert de Weert (eds), “Higher Education Policy: An International Comparative Perspective”, Pergamon Press, 1993, 1, p. 8. 12 13 14 Điều 19 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người 1948 ghi nhận “mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào, và không có giới hạn về biên giới”. Điều 25, Hiến pháp Việt Nam 2013 tuyên bố: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”. 15 https://www.constituteproject.org/. Công cuộc cải cách giáo dục đại học chỉ có thể thành công và các đại học Việt Nam chỉ có thể phát triển mạnh khi quyền tự do học thuật được đảm bảo theo những chuẩn mực chung của những nơi đã sản sinh các đại học hàng đầu thế giới. Tự do học thuật cần được đảm bảo mạnh mẽ nhất ở giáo dục đại học. Các trường đại học, dù là công hay tư, chỉ có thể đạt được đẳng cấp quốc tế nếu được tự chủ thực sự. Mà một trong những yếu tố quan trọng của tự chủ đại học là sự tự chủ trong việc dạy và học, nghiên cứu và truyền bá tri thức. Đối với giảng viên, họ cần được đảm bảo bằng chế độ làm việc ổn định như hợp đồng dài hạn. Hơn nữa, họ có thể nghiên cứu và thảo luận những vấn đề mới mẻ, gây tranh cãi mà không bị phân biệt đối xử hay trù dập. Cơ chế này đảm bảo cho giảng viên sự chuyên tâm cũng như tự do giảng dạy, nghiên cứu mà không sợ bị mất việc. Ngoài ra, hệ thống thư viện, tài liệu, thiết bị nghiên cứu - giảng dạy phải tạo sự thuận tiện cho giảng viên, sinh viên, thậm chí cả công chúng, tiếp cận và sử dụng. Sinh viên được linh hoạt lựa chọn khóa học, môn học, giảng viên. Kinh nghiệm ở Australia cho thấy, ngay cả ở những đại học hàng đầu thế giới, quyền của giảng viên cũng dễ bị xâm phạm. Năm 2005, Andrew Fraser, giảng viên Đại học Macquarie, tố cáo Đại học Deakin đã xâm phạm quyền tự do học thuật bằng cách chỉ đạo cho Tạp chí luật của trường không đăng bài báo của Fraser ủng hộ chính sách nước Australia da trắng16. Đây là những vấn đề đã gây rất nhiều tranh cãi. 2. Cơ sở pháp lý bảo vệ quyền tự do học thuật ở Việt Nam Thuật ngữ “quyền tự do học thuật” không xuất hiện trực tiếp trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, bằng các quy định hiện hành, pháp luật Việt Nam vẫn đặt cơ sở pháp lý cho sự phát triển và bảo đảm tự do học thuật. Hiến pháp năm 2013 Điều 25 Hiến pháp ghi nhận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Theo góc độ giải thích Hiến pháp, quyền tự do học thuật hàm chứa trong quyền tự do ngôn luận vốn được hiến định từ lâu. Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) Cho đến nay, “tự do học thuật” là một thuật ngữ không phổ biến trong pháp luật Việt Nam. Việt Nam nằm ngoài hơn 70 quốc gia có quy định về quyền tự do học thuật trong Hiến pháp. Khi mới được ban hành, Luật Giáo dục đại học năm 2012, mặc dù nhấn mạnh tự chủ đại học, cũng không đề cập về quyền tự do học thuật. Cho đến gần đây, lần sửa đổi, bổ sung năm 2018, Luật đã bổ sung điều khoản về quyền tự chủ học thuật của cơ sở giáo dục đại học và giảng viên, góp phần nâng cao việc bảo đảm quyền tự do học thuật. Theo đó, cơ sở giáo dục đại học có “quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn”17 và giảng viên có quyền “độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước Số 9(409) - T5/20206 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 16 17 Bao gồm ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật (Khoản 3 Điều 32 Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung 2018). và xã hội”18. Cách diễn đạt này thể hiện tinh thần của quyền tự do học thuật. Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) Theo quy định của Luật Viên chức năm 2010, viên chức “được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao”19. Quy định này phần nào thể hiện tinh thần tự do học thuật. Bên cạnh đó, Luật nghiêm cấm viên chức “lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội”20. 3. Một số khuyến nghị nhằm bảo đảm quyền tự do học thuật trong giáo dục đại học ở Việt Nam Đổi mới quan niệm về tự do học thuật Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề tự do học thuật còn ít được quan tâm nghiên cứu. Trong các cuộc thảo luận về tự chủ đại học, “tự do học thuật vẫn là một khái niệm xa lạ và hiếm khi được nhắc đến”21. Thực tiễn cho thấy, quan niệm về tự do học thuật chưa được nhận thức một cách đầy đủ. Có ý kiến cho rằng, quyền tự do học thuật theo cách hiểu của các nước phương Tây không được bảo đảm ở Việt Nam22. Ý kiến khác còn cho rằng, “tự do học thuật vẫn còn là vấn đề nhạy cảm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”23. Chúng tôi cho rằng, chính vì những nhận thức chưa đầy đủ này về tự do học thuật đã dẫn đến những hạn chế trong phát triển giáo dục ở nước ta và là một trong những nguyên nhân dẫn đến giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn thua kém nhiều quốc gia Đông Nam Á. Nghiên cứu khảo sát nhiều trường đại học ở Việt Nam cho thấy, cho đến nay, rất ít trường đại học nêu rõ tự do học thuật là sứ mệnh hay giá trị cốt lõi của mình. Một trong số hiếm hoi là Đại học Quốc gia TP. HCM, vốn được công nhận là một trong hai Đại học quốc gia với quyền tự chủ cao24, xác định rõ mục tiêu trong sứ mệnh của mình là “xây dựng môi trường sáng tạo khoa học, tự do học thuật”25. Trong khi đó, Đại học Quốc gia Hà Nội chỉ xác định tầm nhìn “trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao” mà không nêu rõ vấn đề tự do học thuật trong sáu giá trị cốt lõi (Chất lượng cao; Sáng tạo; Tiên phong; Tích hợp; Trách nhiệm; Phát triển bền vững)26. Trường Đại học Tôn Đức 7Số 9(409) - T5/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 18 Khoản 7 Điều 55, Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung 2018). 19 Theo khoản 5 Điều 11 về quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp. 20 Điều 19 - Những việc viên chức không được làm. 21 Đỗ Thị Ngọc Quyên, Tự chủ và tự do học thuật trong giáo dục đại học Việt Nam, 2019; 22 Huong Thi Minh Ngo, Opportunities and constraints on human rights education when academic freedom is not guaranteed: the case of Vietnam, Human Rights Education Review – Volume 2(2), p.8. 23 Jamil Salmi and Ly Thi Pham, Academic Governance and Leadership in Vietnam: Trends and Challenges, Journal of International and Comparative Education, 2019, Volume 8, Issue 2, p. 112. 24 Đại học quốc gia là “trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển” (khoản 1 Điều 2 Nghị định 186/2013 về Đại học quốc gia). 25 https://vnuhcm.edu.vn/ve-dhqg-hcm/33396864/306864/316864. 26 https://www.vnu.edu.vn/home/?C1917. Thắng xác định triết lý giáo dục “vì sự khai sáng cho nhân loại”, có mục tiêu trở thành “đại học nghiên cứu tinh hoa trong TOP 200 đại học tốt nhất thế giới” với “tiếp cận những gì mới nhất về học thuật và thực tiễn” nhưng cũng không khẳng định rõ về tự do học thuật27. Tuy nhiên, các trường đại học hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các nước khác vẫn duy trì truyền thống của các trường đại học tiên tiến trên thế giới bằng cách khẳng định rõ tự do học thuật là sứ mệnh hoặc giá trị cốt lõi. Đại học Fulbright tuyên bố, độc lập trong đó có tự do học thuật là giá trị cốt lõi28. Đại học Việt - Đức tuyên bố, sứ mệnh “được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng sự tự do trong học thuật, thống nhất giữa giảng dạy, nghiên cứu và tự chủ về thể chế”29. Đi tìm sự phát triển của các nghiên cứu, một số học giả chỉ ra rằng, ở Việt Nam vấn đề tự do học thuật thường được lồng ghép vào vấn đề “tự chịu trách nhiệm” (“self- responsibility”) hay “chịu trách nhiệm xã hội” (“social responsibility”), vốn phản ánh khái niệm trách nhiệm giải trình (accountability) và tự chủ (autonomy)30. Hiện nay, Luật Giáo dục đại học của Việt Nam đã ghi nhận vấn đề quyền tự chủ và vấn đề trách nhiệm giải trình31. Theo GS. Lâm Quang Thiệp, “quyền tự chủ cùng với trách nhiệm giải trình” là mô hình tự chủ Việt Nam nên theo đuổi32. Quan niệm về tự do học thuật có liên quan nhưng không đồng nhất với khái niệm tự chủ đại học. Hai vấn đề này đan xen lẫn nhau. Trong tài liệu Khuyến nghị về vai trò của giảng viên đại học của UNESCO, tự do học thuật được phân tích ở sáu khía cạnh: (i) tự chủ của tổ chức; (ii) trách nhiệm giải trình của tổ chức; (iii) quyền và tự do cá nhân; (iv) tự quản trị và quyền tham gia; (v) nghĩa vụ và trách nhiệm của giảng viên; (vi) bảo đảm nghề nghiệp33. Quyền tự do học thuật là quyền của nhà giáo của mọi cấp bậc giáo dục và nói rộng ra là quyền của mỗi cá nhân, tổ chức giáo dục, nghiên cứu chứ không chỉ gắn với đại học. Số 9(409) - T5/20208 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 27 https://www.tdtu.edu.vn/gioi-thieu/su-mang-tam-nhin-chinh-sach-chat-luong. 28 https://fulbright.edu.vn/vi/su-menh/. 29 https://vgu.edu.vn/vi/vision-mission-and-values. 30 Don F. Westerheijden, Leon Cremonini, and Roelien van Empel, Accreditation in Vietnam’s Higher Education System, in Harman, Hayden and Pham (eds), “Reforming Higher Education in Vietnam: Challenges and Priorities”, 2010, p. 185. 31 Điều 4, Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi, bổ sung 2018): “11. Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học. 12. Trách nhiệm giải trình là việc cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm báo cáo, minh bạch thông tin đối với người học, xã hội, cơ quan quản lý có thẩm quyền, chủ sở hữu và các bên liên quan về việc tuân thủ quy định của pháp luật và thực hiện đúng quy định, cam kết của cơ sở giáo dục đại học”. 32 Lâm Quang Thiệp, Tự chủ, tự do học thuật và trách nhiệm giải trình của đại học ở Việt Nam, 2016; https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/tu-chu-tu-do-hoc-thuat-va-trach-nhiem-giai-trinh-cua-dai-hoc-o-viet- nam-post166437.gd. 33 UNESCO, Recommendation concerning the Status of Higher-Education Teaching Personnel, 1997; Tiếp cận tự do học thuật như là một bộ phận của quyền tự do tư tưởng và ngôn luận Tự do học thuật nếu được tiếp cận như một quyền sẽ là một phần của quyền tự do ngôn luận vốn đã được luật nhân quyền quốc tế và Hiến pháp Việt Nam ghi nhận. Giống như phần lớn các quyền hiến định khác, tự do học thuật không phải là quyền tuyệt đối mà là một quyền tương đối, tức là có thể bị giới hạn trong những hoàn cảnh nhất định. Ở nhiều quốc gia, quyền tự do học thuật (hay quyền tự do ngôn luận nói chung) bị hạn chế trong các trường hợp tiêu biểu như: kích động bạo lực, tuyên truyền về chủ nghĩa phát xít, phân biệt chủng tộc. Sự giới hạn quyền hiến định này thường được quy định bởi các đạo luật hoặc các phán quyết của tòa án. Sự giới hạn cần đảm bảo tuân thủ nguyên tắc giới hạn quyền con người được quy định tại Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người 1948. Theo đó, quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật nhằm tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý trong một xã hội dân chủ. Không ai được phép giải thích các quyền theo hướng hạn chế quá đáng đến mức làm mất đi ý nghĩa của quyền. Ngoài những hạn chế do pháp luật quy định ở mức ít nhất có thể, quyền tự do học thuật được tôn trọng. Hiến pháp Việt Nam 2013 đã phần nào thể hiện nguyên tắc giới hạn quyền này tại khoản 2 Điều 1434. Theo quy định của Luật Giáo dục đại học, quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn của cơ sở giáo dục đại học phải “bảo đảm không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng, không xuyên tạc lịch sử, ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục và đoàn kết các dân tộc Việt Nam, hòa bình, an ninh thế giới, không có nội dung truyền bá tôn giáo”35. Đối với giảng viên, Luật Giáo dục đại học quy định giảng viên có quyền “độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học” nhưng phải “trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội”36. Trên cơ sở hai quy định chung giới hạn quyền tự chủ học thuật này, các điều khoản khác của hai văn bản vừa nêu cũng như rải rác nhiều văn bản pháp luật khác sẽ xác định rõ hơn những giới hạn trong các trường hợp cụ thể37. Tham khảo kinh nghiệm thế giới về xây dựng thể chế cho tự do học thuật Trước hết, Nhà nước cần có chính sách ủng hộ, thúc đẩy và bảo đảm tự do học thuật như là giá trị cốt lõi của tự chủ đại học. Bên cạnh đó, chính “các trường đại học cần nghiên cứu, xây dựng các cơ chế cho phép và khuyến khích tự do học thuật như là một khía cạnh của tự chủ đại học để phát huy tốt nội lực của đội ngũ giảng viên”38. 9Số 9(409) - T5/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 34 “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. 35 Điểm c, khoản 1, Điều 13 Nghị định số 99/2019 (phần in nghiêng do tác giả nhấn mạnh). 36 Khoản 7 Điều 55 Luật Giáo dục đại học (phần in nghiêng do tác giả nhấn mạnh). 37 Chẳng hạn, các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý kỷ luật đối với người làm việc theo hợp đồng lao động v.v 38 Đỗ Thị Ngọc Quyên, Tự chủ và tự do học thuật trong giáo dục đại học Việt Nam, 2019; Số 9(409) - T5/202010 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Tiếp theo, Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý tốt cho tự chủ đại học và tự do học thuật. Việc xây dựng riêng một Luật về giáo dục đại học là phù hợp với xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, xét riêng về các giảng viên trong các cơ sở giáo dục công lập cũng thấy những điểm đặc thù. Họ là viên chức, công chức nên pháp luật điều chỉnh hoạt động của họ có sự kết hợp giữa Luật Giáo dục đại học và Luật Viên chức, Luật Cán bộ, công chức. Giảng viên đại học công vừa có những quyền và nghĩa vụ chung của giảng viên theo pháp luật về giáo dục đại học, vừa có thêm những quyền và nghĩa vụ đặc thù của pháp luật về công chức, viên chức. Việc xây dựng khung pháp lý cho tự chủ đại học và tự do học thuật cần hướng tới sự bình đẳng giữa giảng viên của hai khu vực đại học công và đại học tư. Trên thực tế hiện nay, có ý kiến chỉ ra rằng, trong khu vực đại học công lập, các quy định tự chủ đại học trong các lĩnh vực pháp luật khác nhau (Luật Giáo dục đại học, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, v.v...) có thể chưa thực sự đảm bảo và thậm chí gây cản trở các trường trong việc thực hiện tự chủ”39. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, các trường đại học tiên tiến cần xây dựng hướng dẫn, quy tắc nội bộ về tự do học thuật. Để xây dựng quy tắc nội bộ cho về tự do học thuật cho riêng mình, các trường đại học Việt Nam có thể tham khảo Khuyến nghị về vai trò của giảng viên đại học của UNESCO,40 Tuyên bố của Diễn đàn toàn cầu về Tự do học thuật, Tự chủ và Tương lai của Dân chủ,41 Hướng dẫn của Liên đoàn Giáo viên Hoa Kỳ,42 và chính sách của Đại học Melbourne43. Kết luận Tự chủ học thuật ở Việt Nam cần thực sự hướng tới quan niệm về tự do học thuật phổ biến trên thế giới nhằm phát triển giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng hướng tới trình độ khu vực và thế giới. Dưới góc độ pháp lý, tự do học thuật cần được tiếp cận là một bộ phận của quyền tự do tư tưởng và ngôn luận. Thể chế về tự do học thuật không chỉ dừng ở các quy định của pháp luật mà còn ở chính sách đồng bộ của Nhà nước và quyết tâm của các trường đại học n 39 Đỗ Thị Ngọc Quyên, Tự chủ và tự do học thuật trong giáo dục đại học Việt Nam, 2019. 40 Trong tài liệu này, thuật ngữ “academic freedom” xuất hiện tới 18 lần (UNESCO, Recommendation concerning the Status of Higher-Education Teaching Personnel, 1997; URL_ID=13144&URL_DO=DO_TOPIC&URL_SECTION=201.html. 41 Global Forum on Academic Freedom, Institutional Autonomy, and The Future of Democracy, 2019; https://rm.coe.int/global-forum-declaration-global-forum-final-21-06-19-003-/16809523e5. 42 American Federation of Teachers Higher Education, Academic Freedom in the 21st-Century College and University: Academic Freedom for All Faculty and Instructional Staff - The AFT Statement on Academic Freedom, 2007. 43 University of Melbourne, Academic Freedom of Expression Policy; https://policy.unimelb.edu. au/MPF1224.3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquyen_tu_do_hoc_thuat_trong_giao_duc_dai_hoc.pdf
Tài liệu liên quan