Thực tiễn dạy học cho thấy, tất cả kĩ năng tiếng Anh
nói chung và kĩ năng nói tiếng Anh nói riêng rất cần sự
luyện tập thường xuyên và lâu dài mới đem lại kết quả cao
cho người học. Không ai học ngoại ngữ mà không mắc lỗi,
cho nên SV cần tự tin và kiên nhẫn giao tiếp thật nhiều
trong lớp học và đặc biệt là bên ngoài lớp học, trong cuộc
sống thực tế thì mới có thể nâng cao kĩ năng và năng lực
ngoại ngữ cho bản thân. Thông qua quá trình rèn luyện,
học tập đó, SV sẽ nâng cao năng lực ngoại ngữ, củng cố
thêm từ vựng và tự điều chỉnh, sửa dần những lỗi sai cơ
bản để hoàn thiện từng ngày kĩ năng nói tiếng Anh của
mình. Quá trình rèn luyện này, cần được dẫn dắt, trợ giúp
của giáo viên và phải được tiến hành thường xuyên và lâu
dài, bởi vì kĩ năng nói tiếng Anh rất quan trọng và cần thiết
không chỉ trong quá trình học tập của SV Trường ĐHCN
TP. Hồ Chí Minh, mà còn giúp ích rất nhiều trong quá
trình phỏng vấn xin việc và làm việc sau khi tốt nghiệp đại
học. Tuy nhiên, thời gian luyện tập trên lớp học hạn chế là
một trở ngại lớn với SV Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh;
do đó, tham gia rèn luyện bên ngoài lớp học thông qua các
hoạt động thực tế rất hữu ích và cần thiết với SV.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện kĩ năng ứng phó với stress cho sinh viên ngành sư phạm mầm non trường cao đẳng sư phạm Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 24-27; 59
24
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS
CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN
Nguyễn Thị Cẩm Tú - Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Ngày nhận bài: 05/06/2018; ngày sửa chữa: 08/06/2018; ngày duyệt đăng: 04/07/2018.
Abstract: The paper analyzes the groups of skills needed to cope with the stress of early childhood
teachers. Also, the article proposes some measures to practice students majoring in preschool
education at Nghe An College of Education to cope with stress and balance psychological changes
in their life and job, bringing high efficiency in children care and education.
Keywords: Stress, coping skills, preschool teachers, preschool students.
1. Mở bài
Theo các nghiên cứu và thực tiễn gần đây cho thấy,
giáo viên nói chung và giáo viên mầm non (GVMN) nói
riêng thuộc nhóm nghề có nguy cơ stress cao, mức độ
stress diễn ra ở GVMN khá phổ biến. Sự thay đổi nhanh
chóng của xã hội về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống
đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mà trước đây GVMN chưa
gặp, chưa phải ứng phó. Do đó, GVMN thường hành
động theo cảm tính và có thể sẽ gặp rủi ro. Chính vì thế,
GVMN trong xã hội ngày nay cần có kĩ năng ứng phó
(KNƯP) để sống tốt và làm tốt nhiệm vụ nghề nghiệp.
Mặt khác, trong xã hội hiện đại, tâm lí của trẻ em
cũng mang đặc trưng của xã hội. Điều này có nghĩa là,
GVMN phải đối mặt với nhiều vấn đề trong chăm sóc và
giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, hoạt động giảng dạy của
GVMN có những đặc thù riêng về đối tượng, nội dung,
thời gian giảng dạy và các đặc điểm khác đã tác động và
trở thành những tác nhân gây stress cho GVMN. Thực tế
cho thấy, nhiều GVMN có thời gian làm việc không phải
8 tiếng mà lên tới 10 tiếng mỗi ngày; phải làm việc với
trách nhiệm cao để đảm bảo an toàn tính mạng của hàng
chục trẻ, đảm bảo cho trẻ ngoan, ăn hết suất, ngủ ngon
đủ giấc, hứng thú, tích cực tìm tòi khám phá để phát triển
1 cách toàn diện,... Với áp lực công việc như vậy, stress
rất có thể xuất hiện ở họ. Vì vậy, để yêu thích và làm tốt
công việc của mình, bản thân GVMN phải có khả năng
ứng phó với những khó khăn, yêu cầu cao của công việc,
của cuộc sống. Vì vậy, KNƯP với stress được xem là kĩ
năng (KN) cần thiết của mỗi GVMN.
Sinh viên (SV) sư phạm mầm non (SPMN) sẽ trở
thành GVMN trong tương lai, sẽ là những người chăm
sóc, giáo dục cho các “mầm xanh” của đất nước, việc giáo
dục, hình thành và rèn luyện KNƯP cho họ là rất cần thiết
để giúp họ có được tâm lí ổn định, nhanh nhẹn, khéo léo,
biết cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất
trong công việc chuyên môn sau khi ra trường.
Bài viết phân tích các nhóm kĩ năng cần thiết để ứng
phó với stress của giáo viên mầm non và biện pháp rèn
luyện kĩ năng ứng phó với stress cho SV SPMN, để họ đạt
được cân bằng tâm lí trong cuộc sống và nghề nghiệp, đem
lại hiệu quả cao trong công việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Các khái niệm cơ bản về kĩ năng, stress, kĩ năng
ứng phó với stress
- Khái niệm “kĩ năng” (KN). Tuy có nhiều định
nghĩa về KN nhưng các tác giả đều có chung một quan
niệm, đó là gắn KN với hoạt động của cá nhân. Nó là
phương thức hành động phù hợp với điều kiện, yêu cầu
của hoạt động và giúp mang lại hiệu quả của hoạt động.
Từ đó, có thể hiểu: KN là sự vận dụng tri thức, kinh
nghiệm vào các thao tác gắn với điều kiện thực tiễn của
hoạt động cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động đó.
Khái niệm ứng phó xuất phát từ tiếng Anh “cope” có
nghĩa là ứng phó, đương đầu, đối mặt, thường là trong
những tình huống bất thường, những tình huống khó khăn
và stress. Ứng phó là hành động tích cực của chủ thể, bao
gồm cả hành động bên ngoài lẫn tâm lí bên trong nhằm
giải quyết và giảm được mức độ ảnh hưởng xấu của những
tình huống gây mệt mỏi, căng thẳng hoặc những tình
huống vượt quá khả năng của cá nhân [1; tr 26].
- Khái niệm “stress”. Theo tiếng Latinh, stress được
bắt nguồn từ “Strictus” và một phần của từ “string-ere” có
nghĩa là căng thẳng, nghịch cảnh, bất hạnh, đè nén. Trong
tiếng Anh, “stress” có nghĩa là nhấn mạnh. Thuật ngữ này
được dùng trong vật lí học để chỉ sức nén mà vật liệu phải
chịu. Năm 1914, W.B. Cannon sử dụng trong sinh học với
ý nghĩa là căng thẳng cảm xúc. Dưới góc độ tâm lí học,
stress là trạng thái căng thẳng về mặt tâm lí được biểu
hiện ở mặt tâm thể, nhận thức, cảm xúc và hành vi của con
người khi họ đối mặt với những sự kiện mà họ nhận thấy
vượt quá khả năng ứng phó bình thường của mình trong
hoạt động cũng như trong cuộc sống [2; tr 76].
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 24-27; 59
25
Khái niệm “KNƯP với stress”. Từ việc tổng hợp các
khái niệm về KN, ứng phó, stress, KNƯP, chúng tôi cho
rằng, KNƯP với stress là sự vận dụng tri thức, kinh
nghiệm vào các thao tác gắn với điều kiện thực tiễn của
hoạt động bằng cách nhận thức những việc gây ra stress
và biểu hiện của stress, xác định điều kiện khả thi (các
phương án đối phó) và thực hiện những phương án nhằm
giải quyết, giảm bớt, tác động xấu của stress xuất hiện
trong quá trình sống và hoạt động.
Khi gặp stress trong cuộc sống cũng như trong công
việc, GVMN cần tìm cách vượt qua stress để có thể lấy
lại được sự cân bằng và làm việc đạt hiệu quả. Khi đó, họ
cần nỗ lực nhận diện stress trong cuộc sống của mình, tại
sao mình bị stress, phải đối diện với stress như thế nào và
cần hành động ra sao để vượt qua stress - đó chính là
KNƯP với stress [1; tr 28].
2.2. Các nhóm kĩ năng ứng phó với stress của giáo viên
mầm non
Việc xác định các nhóm KN thành phần của KNƯP
với stress dựa vào đặc điểm stress trong hoạt động sống
của GVMN, quá trình kiểm soát stress tiến tới giải quyết
vấn đề.
2.2.1. Nhóm kĩ năng nhận thức vấn đề gây stress và biểu
hiện của stress
Hai KN này là cơ sở xác định các phương án ứng phó
và giải quyết, giảm bớt stress.
- KN nhận thức vấn đề gây stress: Khi sống và hoạt
động, GVMN có thể gặp những tình huống gây stress.
Những tình huống gây stress thường là những tình huống
xuất phát từ chính các loại hình hoạt động. Những
GVMN bị stress thường coi công việc là khó khăn, thậm
chí những khó khăn được coi là vượt quá sức chịu đựng
của cá nhân. Cho nên, nhận ra được nguyên nhân là điều
rất quan trọng, giúp GVMN có căn cứ để tìm ra các cách
thức ứng phó hiệu quả, bởi việc giải tỏa stress bao giờ
cũng bắt nguồn từ việc làm suy yếu, hay hạn chế ảnh
hưởng của các nguyên nhân tạo ra nó.
GVMN có KN nhận thức vấn đề gây stress sẽ thấy
được những yếu tố khách quan và chủ quan gây stress ở
họ. Đây là cơ sở giúp GVMN tìm phương án phù hợp để
giải tỏa được stress.
- KN nhận thức biểu hiện của stress. Nhận thức được
stress chính là nhận ra các biểu hiện của stress, cũng như
mức độ của stress mà GVMN đang gặp phải. Những biểu
hiện của stress rất đa dạng, bao gồm cả những biểu hiện
về mặt cơ thể cũng như những biểu hiện tâm lí. Đó có thể
là những dấu hiệu đôi khi tưởng rất bình thường như: mệt
mỏi, bỗng dưng ngủ nhiều hơn hoặc mất ngủ, ăn ít hoặc
rất thèm ăn,... cho đến những dấu hiệu nguy cấp như cảm
thấy khó thở, chán nản và tuyệt vọng, thường xuyên gặp
ác mộng và mê sảng... Việc nhận thức đầy đủ về stress
trong cuộc sống của mình giúp GVMN có cơ sở để vạch
ra các chiến lược ứng phó với stress phù hợp điều kiện
của bản thân [1; tr 29].
2.2.2. Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress
KN xác định các phương án ứng phó với stress bao gồm:
- KN huy động các nguồn thông tin, tài liệu về các
phương án ứng phó. Sau khi nhận thức được vấn đề gây
stress và biểu hiện stress GVMN cần có KN huy động
các nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó,
bằng cách: tìm kiếm, kiểm tra, xem xét các tài liệu liên
quan đến phương án ứng phó với stress; tham khảo thông
tin hỗ trợ: tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn,
huy động kinh nghiệm bản thân,...
- KN phân tích phương án ứng phó. Sau khi có đầy đủ
tư liệu về phương án ứng phó, GVMN cần phân tích ưu,
nhược điểm, giá trị của từng phương án lựa chọn. KN phân
tích các phương án bao gồm các biểu hiện: + Mô tả các
phương án ứng phó cụ thể đối với stress; + Nêu được cơ sở
của việc xác định các phương án ứng phó stress; + Phân
tích các phương án ứng phó: ưu, nhược điểm, giá trị của
từng phương án lựa chọn, đánh giá trên nhiều phương diện
như: thời gian, tính hiệu quả, cảm xúc,... Chỉ ra mỗi phương
án đáp ứng ở mức độ sự hài lòng, đưa ra các phương án
thay thế nếu cần với mục tiêu đạt hiệu quả tốt nhất.
- KN ra quyết định lựa chọn các phương án ứng phó.
Ra quyết định là việc làm quan trọng và không đơn giản.
Do đó, để có quyết định đúng, mỗi GVMN cần tìm hiểu
kĩ vấn đề, biết xác định các phương án giải quyết, đánh
giá đầy đủ kết quả của mỗi phương án và so sánh các
phương án để đưa ra quyết định cuối cùng. KN này sẽ
giúp GVMN hình dung cụ thể cách giải quyết vấn đề
stress, có được cái nhìn toàn diện, đầy đủ và cụ thể về các
phương án ứng phó với stress, từ đó có được khả năng tự
quyết định hành động một cách độc lập.
Biểu hiện của KN ra quyết định lựa chọn các phương
án ứng phó: + Xác định một phương án phù hợp nhất
trong số các phương án được đưa ra để giải quyết stress;
+ Biết sắp xếp các phương án ứng phó theo thứ tự ưu tiên
(nếu có nhiều phương án); + Mô tả trình tự, cách thức
thực hiện các phương án ứng phó được chọn lựa, nếu các
phương án có những hạn chế hoặc khó khăn trong việc
triển khai thực hiện thì đề xuất các biện pháp khắc phục
khó khăn đó [1].
2.2.3. Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó
nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề
- KN kiên định thực hiện các phương án ứng phó. KN
kiên định là khả năng thể hiện thái độ quyết tâm bảo vệ
và thực hiện những điều mình muốn, từ chối những điều
mình không muốn dựa trên sự tôn trọng và kết hợp hài
hòa lợi ích. Dựa vào những phương án ứng phó với stress
đã trình bày ở trên, KN kiên định thực hiện các phương
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 24-27; 59
26
án ứng phó thể hiện ở những điểm sau: + Biết rõ bản thân
muốn gì, cần gì, có những quyền gì trong hoạt động cũng
như cuộc sống nói chung; + Nói ra những điều mình
muốn và mình cần; + Tin tưởng bản thân có quyền và có
giá trị; + Giữ vững quan điểm, lập trường trước áp lực,
căng thẳng, những yêu cầu đi ngược với nhu cầu, mong
muốn của bản thân hoặc có khả năng ảnh hưởng xấu đến
mình và người khác; + Biết cân bằng giữa thái độ hiếu
thắng, gây hấn, vị kỉ và phục tùng, phụ thuộc.
- KN thực hiện các phương án ứng phó. Việc thực
hiện các phương án ứng phó với stress cần được tiến
hành trên cơ sở của các phương án ứng phó đã được xác
lập. Như vậy KN thực hiện các phương án ứng phó thể
hiện ở ba nhóm thao tác sau đây: + Nhóm thao tác thể
hiện phương án ứng phó bằng sự nỗ lực của bản thân
GVMN: cố gắng tập trung giải quyết vấn đề; tự rèn
luyện; + Nhóm thao tác thể hiện phương án ứng phó bằng
sự trợ giúp từ người khác trong và ngoài trường: bạn bè,
người có chuyên môn; + Nhóm thao tác thể hiện phương
án ứng phó bằng phản ứng tiêu cực: Lo lắng, buông xuôi,
chấp nhận, bỏ qua vấn đề.
- KN quản lí thời gian. Dù ở trong công việc nào,
GVMN vẫn phải biết quản lí thời gian của mình một cách
hiệu quả. Cụ thể: + Liệt kê các công việc cần làm trong
tuần theo thứ tự ưu tiên; + Xác định khối lượng và yêu
cầu cần đạt cho mỗi công việc; + Sắp xếp, phân bố tổng
thời gian hợp lí trong tuần; + Sắp xếp các công việc khác
một cách khoa học nhất để dành thời gian cho công việc
chính; + Kết hợp hợp lí giữa làm việc và nghỉ ngơi, thư
giãn; + Tranh thủ ý kiến của người khác khi lập kế
hoạch;... Nếu GVMN có KN quản lí thời gian, họ sẽ có
xu hướng kiểm soát được phần lớn stress [1].
2.3. Rèn luyện kĩ năng ứng phó với stress cho sinh viên
sư phạm mầm non
2.3.1. Vai trò của kĩ năng ứng phó với stress đối với sinh
viên sư phạm mầm non
Trong quá trình học tập, ngoài việc được tiếp thu hệ
thống tri thức cơ bản, chuyên ngành, SV SPMN, còn
được học những kiến thức mang tính nghiệp vụ về công
tác giáo dục trẻ mầm non. Đặc thù nghề nghiệp đã đặt ra
những yêu cầu cao đối với GVMN, đòi hỏi họ không
những giỏi về chuyên môn mà còn cần có lối sống, hành
vi mô phạm, đạo đức trong sáng, lòng yêu nghề, yêu trẻ
sâu sắc. Có KNƯP giúp SV mầm non có khả năng nhận
thức được các vấn đề có thể gây stress trong quá trình
hoạt động nghề nghiệp, nhận thức được biểu hiện của
stress, giúp họ có tâm lí tốt quá trình học tập, đồng thời
biết hành động một cách phù hợp trong mọi hoàn cảnh,
mọi tình huống. Những SV có KNƯP tốt sẽ có những
hành vi, những phản ứng, cử chỉ đúng đắn, những quyết
định phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh, biết kiềm
chế cảm xúc và có những xử lí phù hợp với tình huống
của cuộc sống.
Có thể nói, thông qua các hoạt động học tập, rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm, với vai trò là GVMN tương
lai, KNƯP là yếu tố giúp mỗi SV SPMN: - Tiếp cận hoạt
động nghề nghiệp một cách dễ dàng; - Điều hòa hoạt
động thần kinh của bản thân, giữ gìn sức khỏe tinh thần
và thể lực, dễ dàng vượt qua được các áp lực, căng thẳng
để luôn tìm được niềm vui, tình thương trong công việc
với trẻ nhỏ, cởi mở trong cuộc sống; - Hiểu cảm xúc của
chính mình và của người khác để có thể kiểm soát cảm
xúc, từ đó điều hòa, tạo dựng được các mối quan hệ xã
hội tích cực, mang lại hiệu quả cao trong chăm sóc, giáo
dục trẻ, công tác xã hội hóa giáo dục.
2.3.2. Rèn luyện kĩ năng ứng phó cho sinh viên sư phạm
mầm non
- SV cần tự bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về KNƯP
cho bản thân. Các giảng viên cần định hướng để mỗi SV
xác định đúng đắn động cơ, mục tiêu học tập chuyên
ngành SPMN; định hướng để các em có ý thức tự tìm
hiểu và nắm bắt các thông tin về ngành học ngoài các bài
giảng trên lớp. SV cần tự trau dồi phong cách sư phạm
cho bản thân: thể hiện sự tôn trọng với thầy, cô giáo; tích
cực học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện KN nghiệp vụ
cho bản thân; luôn hòa đồng, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè,
có thái độ vui vẻ, cởi mở với những người xung quanh
mình; SV SPMN phải tự nhận thức được đặc thù nghề
nghiệp mà mình lựa chọn, từ đó có ý thức bồi dưỡng
KNƯP cho bản thân trong quá trình học tập, đặc biệt là
trong quá trình kiến tập, thực tập, tạo được môi trường
tương tác với trẻ để luôn cải thiện được tình trạng cảm
xúc cùng mối quan hệ của trẻ.
- Áp dụng một số phương thức rèn luyện KNƯP trong
quá trình học tập các bộ môn về Tâm lí - Giáo dục,
phương pháp và trong quá trình tham gia rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm thường xuyên:
+ Nhanh chóng giảm áp lực, giải tỏa căng thẳng.
Giảng viên có thể hướng dẫn SV nghiên cứu tài liệu và
tìm hiểu về đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ mầm non, học
cách nhận biết những biểu hiện của sự căng thẳng, phân
loại các phản ứng của bản thân khi tiếp cận với trẻ (cáu
giận, chán nản, buồn phiền, lạnh nhạt,...) để chọn lựa
những hành động khắc phục phù hợp (giữ điềm tĩnh, làm
dịu hay khích lệ,...).
+ Luôn tạo mối liên hệ với cảm xúc và tìm ảnh hưởng
của nó đến suy nghĩ và hành động của mình. Trong quá
trình cùng một lúc tiếp xúc nhiều trẻ trong 1 lớp khiến
giáo viên luôn gặp phải những trạng thái cảm xúc rất
khác nhau cho dù không mong muốn. Hãy theo dõi, đối
mặt với những trạng thái cảm xúc đó và tìm cách điều
chỉnh chúng một cách linh hoạt.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 24-27; 59
27
+ Tăng cường các hình thức giao tiếp “không lời
nói” trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với trẻ. Để thu hút
sự chú ý của trẻ nhỏ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ,
SV cần tích cực sử dụng phương thức truyền thông,
truyền cảm bằng ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, nụ cười, điệu
bộ, thao tác, dáng điệu,...); bao quát trẻ, thường xuyên
“đọc” và “trả lời” những “tin nhắn” bằng tín hiệu cơ thể
của trẻ một cách hiệu quả.
+ Sử dụng sự hài hước, nghệ thuật, trò chơi. Đây là
cách thức có thể tự “giải độc”, vượt qua những khó khăn
trong công việc. Tiếng cười sảng khoái, vẻ mặt rạng rỡ,
bầu không khí cởi mở, vui vẻ là những “liều thuốc bổ” quý
giá cho tinh thần, tình cảm của cô và trẻ, từ đó có thể nâng
cao hiệu quả các hoạt động. Giảng viên có thể áp dụng
cách thức này trong giờ giảng hoặc cho SV thực hành ngay
trên lớp, trong các giờ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
- Một số hoạt động giúp SV mầm non Trường CĐSP
Nghệ An tăng cường, phát triển KNƯP
Vào mỗi học kì, SV đều được kiến tập, đặc biệt là đợt
thực tập sư phạm. Để tăng cường, phát triển KNƯP, cần
yêu cầu SV:
+ Lập kế hoạch hoạt động, học tập. Trong quá trình
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, cần hướng dẫn và yêu cầu
SV tự xây dựng kế hoạch hoạt động và học tập của bản
thân, từ đó giúp các em biết cách sắp xếp thời gian hợp lí
để đưa ra các hoạt động phù hợp để đạt hiệu quả tối đa
trong công việc. Bên cạnh đó, hướng dẫn SV làm sổ nhật
kí rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để các em có thể tích lũy
được các kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình rèn
luyện năng lực sư phạm nói chung, KNƯP nói riêng.
+ Quan sát các tình huống ở trường mầm non, cách
xử lí các công việc và các tình huống xảy ra. Xây dựng
hệ thống các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong hoạt
động sư phạm ở trường mầm non và yêu cầu SV lên kế
hoạch tập xử lí. Việc quan sát các tình huống xảy ra ở
trường mầm non và cách xử lí của giáo viên giúp cho SV
nắm được những nguyên nhân có thể gây ra stress, biểu
hiện của chúng, và dựa trên hình mẫu là GVMN, SV có
thể học tập, định hình được những tình huống xảy ra
trong hoạt động sư phạm của bản thân sau này. Việc yêu
cầu SV tập xử lí các tình huống một cách hệ thống từ đơn
giản đến phức tạp nhằm mục đích nâng cao nhận thức và
KNƯP với stress cho SV.
+ Quan sát hoạt động và biểu hiện của trẻ. Quản lí
cảm xúc bao gồm việc quan sát, tìm hiểu cách trẻ “quản lí,
điều khiển cảm xúc của mình” để từ đó ứng phó với cuộc
xung đột, tạo nên những mối thân tình giữa trẻ này với trẻ
khác hoặc giữa trẻ với giáo viên. Nhóm SV trong lớp kiến,
thực tập cần dành thời gian cùng phối hợp quan sát và ghi
nhận tình trạng chung về xúc cảm, tình cảm và các mối
quan hệ tình cảm của một nhóm trẻ, sau đó chọn cách quan
sát cá nhân trẻ hoặc tình huống cụ thể bằng cách giải quyết
các câu hỏi như: Cảm xúc của trẻ được thể hiện như thế
nào? Trẻ có quan tâm đến các bạn trong lớp, trẻ có gặp vấn
đề gì trong tình cảm không? Những vấn đề đó có ảnh
hưởng đến hoạt động của trẻ? Cái gì có thể là hữu ích cho
trẻ này? Làm thế nào để làm tăng hiệu quả học tập, vui
chơi của trẻ? Cách thức giáo viên hay bạn bè hỗ trợ trẻ?...
để thu thập thông tin và phân tích, rút kinh nghiệm.
+ Tìm hiểu về những kiểu cách giao tiếp, nhận thức
của trẻ em để so sánh, xác định phương thức giáo dục.
Mỗi cá nhân trẻ có một kiểu hoạt động nhận thức riêng,
ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển trí thông minh về cảm
xúc và kiểu giao tiếp của trẻ; vì thế, việc yêu cầu SV tìm
hiểu về những kiểu cách giao tiếp, nhận thức của trẻ em
để so sánh, xác định phương thức giáo dục là rất cần thiết.
Ví dụ: nếu xét theo tính trội về cách tiếp thu và xử lí
thông tin có ba loại trẻ: đối với trẻ trội về trực quan -
không gian, nên tăng cường sử dụng nhiều hình ảnh trong
lớp như tranh tường, sách, truyện tranh, ảnh, sơ đồ, biểu
bảng,...; đối với trẻ trội về nghe - nói, nên tăng cường sử
dụng băng đĩa, phương tiện âm thanh - hình ảnh, kể
chuyện, sử dụng bài hát, thơ truyện,...; đối với trẻ trội về
xúc giác - vận động cơ thể, nên sử dụng các bài tập biểu
cảm “không dùng lời nói”, các trò chơi mô phỏng vận
động, phối hợp hoạt động âm nhạc - vận động với sử
dụng các trò chơi phân vai, đóng kịch,...
+ Tạo môi trường thân thiện, an toàn về cảm xúc
trong lớp học. Hướng dẫn SV biết tạo môi trường thân
thiện, an toàn về cảm xúc trong lớp học, phát triển mối
quan hệ gần gũi, tích cực giữa trẻ và cô giáo, luôn giúp
trẻ thành công chính là chìa khóa để tạo ra một môi
trường lớp học thân thiện, an toàn về tình cảm.
Có thể thúc đẩy mối quan hệ tích cực với trẻ nhỏ bằng
lòng cảm thông, yêu thương, sự chú ý lắng nghe và đáp
ứng những nhu cầu về cảm xúc của trẻ; làm sao cho mọi
trẻ đều cảm thấy mình được công nhận, bảo vệ, được học
hỏi mà không sợ bị chế giễu hoặc sỉ nhục.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động “quần chúng”,
mang tính nghệ thuật để cô và trẻ được “xả stress”, củng
cố niềm tin, được tự do trong biểu cảm có sự tham gia
của người lớn với tư cách là những tấm gương, hình mẫu.
3. Kết luận
Lí luận và thực tiễn giáo dục hiện nay cho thấy,
KNƯP và việc sử dụng nhằm nâng cao năng lực sư phạm
cũng như hiệu quả của quá trình dạy - học có vai trò quan
trọng đối với GVMN. Vì vậy, SV SPMN không chỉ cần
rèn luyện cho KNƯP cho bản thân mà còn phải biết tổ
chức hình thành, bồi dưỡng KNƯP cho trẻ như một trong
những nền tảng phát triển nhân cách. Chính vì nhiệm vụ
(Xem tiếp trang 59)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 435 (Kì 1 - 8/2018), tr 54-59
59
hợp với bản thân, một số phần mềm được yêu thích như:
Side By Side, EF Englishtown, 101 Languages Of The
World, WordSmart, EyeSpeak English,... Hầu hết các
phần mềm được cung cấp miễn phí, dung lượng vừa phải
và rất dễ sử dụng với SV. Khi học tập trên các phần mềm
này, SV không chỉ luyện tập kĩ năng nói, mà còn được
nâng cao kĩ năng nghe, làm giàu thêm vốn từ vựng và
luyện đọc, luyện viết.
3. Kết luận
Thực tiễn dạy học cho thấy, tất cả kĩ năng tiếng Anh
nói chung và kĩ năng nói tiếng Anh nói riêng rất cần sự
luyện tập thường xuyên và lâu dài mới đem lại kết quả cao
cho người học. Không ai học ngoại ngữ mà không mắc lỗi,
cho nên SV cần tự tin và kiên nhẫn giao tiếp thật nhiều
trong lớp học và đặc biệt là bên ngoài lớp học, trong cuộc
sống thực tế thì mới có thể nâng cao kĩ năng và năng lực
ngoại ngữ cho bản thân. Thông qua quá trình rèn luyện,
học tập đó, SV sẽ nâng cao năng lực ngoại ngữ, củng cố
thêm từ vựng và tự điều chỉnh, sửa dần những lỗi sai cơ
bản để hoàn thiện từng ngày kĩ năng nói tiếng Anh của
mình. Quá trình rèn luyện này, cần được dẫn dắt, trợ giúp
của giáo viên và phải được tiến hành thường xuyên và lâu
dài, bởi vì kĩ năng nói tiếng Anh rất quan trọng và cần thiết
không chỉ trong quá trình học tập của SV Trường ĐHCN
TP. Hồ Chí Minh, mà còn giúp ích rất nhiều trong quá
trình phỏng vấn xin việc và làm việc sau khi tốt nghiệp đại
học. Tuy nhiên, thời gian luyện tập trên lớp học hạn chế là
một trở ngại lớn với SV Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh;
do đó, tham gia rèn luyện bên ngoài lớp học thông qua các
hoạt động thực tế rất hữu ích và cần thiết với SV.
Tài liệu tham khảo
[1] Thủ tướng Chính phủ (2008). Quyết định số
1400/QĐ-TTG ngày 30/9/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Dạy và học
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai
đoạn 2008-2020”.
[2] Khamkhien A (2010). Teaching English speaking
and English speaking tests in the Thai context: A
reflection from Thai perspectives. English Language
Journal, Vol. 3(1), pp. 184-200.
[3] Bygate M. (1987). Speaking. Oxford University Press.
[4] Celce-Murcia M - Olshtain E (2000). Discourse and
context in language teaching. Cambridge:
Cambridge University Press.
[5] Juhana (2012). Psychological Factors That Hinder
Students from Speaking in English Class (A Case
Study in a Senior High School in South Tangerang,
Banten, Indonesia). Journal of Education and
Practice, Vol. 3, No. 12, pp. 100-110.
[6] Thornbury - Scott (2000). How to Teach Speaking.
New York: Longman.
[7] Harmer, J. (1984). The Practice of English
Language Teaching. London: Longman.
[8] Skinner - Ch (1958). Essential Of Education
Psychology. Prentice Hall Inc, Engelwood Cliffs,
New York.
[9] Brown - Douglas (2001). Teaching by Principles:
An Interactive Approach to Language Pedagogy.
New York: Longman.
[10] Wongsuwana (2006). Speech could be trained.
Thailand Education Journal, Vol. 21, pp. 44-50.
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS...
(Tiếp theo trang 27)
cao cả đó, mỗi SV SPMN muốn trở thành những giáo
viên có KNƯP tốt thì ngay trong quá trình học tập ở
trường sư phạm cần rèn luyện KNƯP cho bản thân một
cách thường xuyên, nghiêm túc và có hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
[1] Đỗ Văn Đoạt (2012). Kĩ năng ứng phó với stress -
một mặt quan trọng của nhân cách giáo viên mầm
non. Kỉ yếu hội thảo “Mô hình nhân cách giáo viên
mầm non trong thời kì hội nhập quốc tế”, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] Trịnh Viết Then - Mai Thị Nguyệt Nga (2014). Ứng
phó với stress của giáo viên mầm non trên địa bàn
quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí
Khoa học, Trường Đại học Văn hiến, số 05, tr 76-83.
[3] Đỗ Văn Đoạt (2014). Kĩ năng ứng phó với stress
trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên
trường đại học sư phạm. Luận án tiến sĩ Tâm lí học,
Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam.
[4] Đặng Phương Kiệt (1998). Stress và đời sống. NXB
Khoa học xã hội.
[5] Trần Thị Quốc Minh (1996). Phân tích tâm lí tình
huống có vấn đề trong mối quan hệ giữa giáo viên
và trẻ mẫu giáo. Luận án phó tiến sĩ Tâm lí chuyên
ngành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[6] Phạm Thanh Hương (2006). Stress và sức khỏe. Tạp
chí Tâm lí học, số 4, tr 60-62.
[7] Trịnh Viết Then (2014). Mức độ stress của giáo viên
mầm non trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố
Hồ Chí Minh. Kỉ yếu Hội thảo quốc tế Tâm lí học
học đường lần thứ 4, tháng 8/2014, Trường Đại học
Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 467-478.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ren_luyen_ki_nang_ung_pho_voi_stress_cho_sinh_vien_nganh_su.pdf