KẾT LUẬN
Qua điều trị nội mạch cho 80 bệnh nhân bị rò
động mạch cảnh xoang hang sau chấn thương
tại BV ĐHYD TPHCM trong khoảng thời gian 3
năm. Chúng tôi thu được các kết quả sau:
Về chẩn đoán
Triệu chứng lâm sàng điển hình trên 90%
trường hợp (đỏ mắt, lồi mắt, âm thổi ở mắt, liệt
vận nhãn), nên chỉ bằng các triệu lâm sàng
chúng ta có thể chẩn đoán khá chính xác những
bệnh nhân bị rò động mạch cảnh xoang hang.
Siêu âm Doppler thấy tĩnh mạch mắt dãn, có
dấu hiệu thông động tĩnh mạch hay trên CT scan
sọ não có cản quang thấy xoang hang dãn và bắt
thuốc sớm, tĩnh mạch mắt dãn mắt lồi thì cần
nghĩ đến rò động mạch cảnh xoang hang. Chụp
mạch máu não kỹ thuật số xóa nền xác định
chẩn đoán 100% trường hợp.
Về điều trị
Tỷ lệ thành công chung, bít được hoàn toàn
lỗ rách là 97,5% (78/80 trường hợp), tỷ lệ biến
chứng về thần kinh trong nghiên cứu là 1,25%.
Không có trường hợp nào tử vong do tai biến
thủ thuật. Bằng cách chọc trực tiếp động mạch
cảnh trong ở cổ hay phối hợp mổ bộc lộ động
mạch động mạch cảnh ở cổ ngay tại phòng DSA,
sau đó các ống thông được luồn trực tiếp vào
động mạch cảnh, chúng tôi đã điều trị thành
công nhiều trường hợp rò động mạch cảnh
xoang hang tái phát sau thả cơ hoặc cột động
mạch cảnh ở cổ. Sự cải thiện các triệu chứng sau
điều trị là rất tốt: ù tai, âm thổi ở mắt mất ngay
sau điều trị, triệu chứng lồi mắt, đỏ mắt giảm
sau 1 tuần, liệt vận nhãn, giảm thị lực sẽ phục
hồi sau vài tháng ngoại trừ mù mắt theo dõi hơn
18 tháng không thấy dấu hiệu phục hồi.
Việc nắm rõ các chỉ định khi nào cần can thiệp
cấp cứu bệnh nhân dò mạch cảnh xoang hang là
điều hết sức cần thiết tránh việc điều trị chậm trể
hiệu quả phục hồi sẽ không cao nhất là khi bệnh
nhân đã diễn tiến mù mắt hoặc xuất huyết.
Can thiệp nội mạch trong điều trị rò động
mạch cảnh xoang hang với tỷ lệ thành công cao,
ít tai biến, là phương pháp nên được lựa chọn
đầu tiên.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rò động mạch cảnh xoang hang do chấn thương và can thiệp nội mạch cấp cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 232
RÒ ĐỘNG MẠCH CẢNH XOANG HANG DO CHẤN THƯƠNG
VÀ CAN THIỆP NỘI MẠCH CẤP CỨU
Trần Chí Cường*, Trần Triệu Quốc Cường*, Võ Tấn Sơn**, Huỳnh Hồng Châu**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả việc áp dụng can thiệp nội mạch trong điều trị rò động mạch cảnh
xoang hang trực tiếp sau chấn thương và trình bày những trường hợp rò động mạch cảnh xoang hang cần can
thiệp cấp cứu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tổng số 80 bệnh nhân được chẩn đoán rò động mạch cảnh xoang
hang sau chấn thương đầu được điều trị nội mạch bít lỗ rách tại bệnh viện ĐHYD TPHCM, trong khoảng thời
gian: từ tháng 10/2004 đến tháng 9/2007. Đây là nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu: Trong số 80 ca rò trực tiếp: 97,5% sau chấn thương đầu do TNGT, 2,5% sau chấn
thương do tai nạn sinh hoạt. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất: ù tai, âm thổi ở mắt 96.3%, lồi mắt 87.5%,
đỏ mắt, sung huyết kết mạc 85%, liệt vận nhãn 56.3%, mù mắt 12.5%, chảy máu mũi họng nặng 2,5%, xuất
huyết dưới nhện 1,25%. Lỗ rò được bít hoàn toàn chiếm 97.5%.Biến chứng liệt nữa người 1.25%. Đặc biệt
chúng tôi điều trị cấp cứu 10 trường hợp dò động mạch cảnh xoang hang nặng: kèm vỡ động mạch cảnh chảy
máu mũi họng 2 ca, xuất huyết dưới nhện 1 ca, mù mắt tiến triển nhanh 2 ca, giả phình trong xoang bướm dọa
vỡ 3 ca, giàm tri giác do trào ngược tĩnh mạch nông võ não 2 ca.
Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy can thiệp nội mạch là phương pháp điều trị mới, với tỷ lệ
thành công cao, ít tai biến, là phương pháp nên được lựa chọn đầu tiên để điều trị rò động mạch cảnh xoang
hang.
ABSTRACT
ENDOVASCULAR AND EMERGENCY TREATMENT OF TRAUMATIC
CAROTID CAVERNOUS FISTULAS: REVIEW 80 CONSECUTIVE CASES
Tran Chi Cuong, Tran Trieu Quoc Cuong, Vo Tan Son, Huynh Hong Chau
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 233 - 240
Objectives: To evaluate the results of endovascular and emergency treatment of patients having traumatic
carotid-cavernous fistulas (CCF).
Methods: A prospective study, from October 2004 to October 2007 in University Medical Center of HCM
city, eighty consecutive patients underwent endovascular embolization procedure treatment of traumatic carotid-
cavernous fistulas.
Results: Among 80 traumatic CCF, 97.5% suffered from head trauma traffic accident, 2.5% resulted from
others trauma. The most common symptoms were orbital bruit 96.3%, proptosis 87,5%, chemosis 85%, abducens
palsy 56.3%, visual loss 12.5%, severe nose and throat bleeding 2.5%, subarachnoid hemorrhage 1.25%.
The fistulas were successfully occluded in 97.5%. The neurological complication rate (hemiparesis) was
1.25%. Especially we have performed successfully 10 emergency procedures for severe tramatic CCF accompanied
with: severe nose and throat bleeding causes by rupture ICA pseudoaneurysm in 2 cases, subarachnoid
hemorrhage in 1 case, rapid progressive visual loss and blind in 2 cases, unrupture pseudoaneurysm ICA in
sphenoid sinus in 3 cases, neurological deficit causes by cortical vein reflux and venous congestion in 2 cases.
* Phân khoa Ngoại Thần Kinh BV ĐHYD TP HCM
** Bộ Môn Ngoại Thần Kinh ĐHYD TP HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 233
Conclusion: On the basis of these results, we conclude that Endovascular therapy provides a high
rate of fistula obliteration with low complication rate and is the best initial procedure to treat Carotid
Cavernous Fistulas.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rò động mạch cảnh xoang hang là sự thông
nối bất thường từ động mạch cảnh qua xoang
tĩnh mạch hang (xoang hang). Sự thông nối này
có thể là trực tiếp do rach thành động mạch cảnh
trong, đoạn đi trong xoang hang hay gián tiếp
qua các nhánh động mạch màng cừng của động
mạch cảnh trong hoặc cảnh ngoài. Hậu quả của
sự thông nối bất thường này gây ứ trệ dẫn lưu
của xoang hang và cả các tĩnh mạch đổ về xoang
hang. Rò động mạch cảnh xoang hang trực tiếp
hay gặp sau chấn thương đầu gây xé rách thành
động mạch cảnh trong, đoạn đi trong xoang
hang, hoặc do vỡ túi phình động mạch cảnh
trong ở đoạn này, cũng có thể xuất hiện sau các
thủ thuật vùng sàn sọ cạnh xoang hang và động
mạch cảnh. Đối với rò động mạch cảnh xoang
hang gián tiếp đa số là khởi phát tự phát, nữ mắc
bệnh nhiều hơn nam, một số ít khởi phát sau
mang thai và sanh con như theo ghi nhận của
Walker và Allegre.
Đa số các trường hợp rò động mạch cảnh
xoang hang ở Việt Nam là rò trực tiếp, thường
khởi phát sau chấn thương đầu do TNGT, và
khá thường gặp so với trên thế giới. Số lượng
bệnh nhân chấn thương đầu gia tăng kéo theo số
bệnh nhân rò động mạch cảnh xoang hang cũng
gia tăng đáng kể. Do đó việc chẩn đoán đúng
bệnh và điều trị kịp thời là vấn đề rất quan
trọng. Bởi vì ngày nay bằng can thiệp nội mạch
chúng ta có thể chữa khỏi bệnh này và nếu cấp
cứu kịp thời chúng ta có thể cứu sống những
bệnh nhân chảy máu mũi họng nặng do rò động
mạch cảnh xoang hang hay vỡ động mạch cảnh
sau chấn thương.
Sơ lược giải phẫu vùng xoang hang
Xoang hang mỗi bên nằm ở vùng thân
xương bướm, nhận máu chủ yếu từ tĩnh mạch
mắt trên, và tĩnh mạch mắt dưới. máu từ xoang
hang sẽ đồ về tĩnh mạch đá trên và đá dưới sau
đó đổ về xoang ngang và tĩnh mạch cảnh. Ngoài
ra cần lưu ý là xoang hang có thể thông nối với
tĩnh mạch nông vỏ não vùng trên lều và đám rối
tĩnh mạch vùng nền sọ-chẩm liên quan dẫn lưu
tĩnh mạch hố sau.
Liên quan đến động mạch: động mạch cảnh
trong trước khi vào sọ cấp máu cho não sẽ đi
trong xoang đám rối tĩnh mạch hang và cho các
nhánh nhỏ trong đoạn này cấp máu cho màng
não và tuyến yên.Liên quan về thần kinh: ngoài
động mạch cảnh trong, xoang hang còn liên
quan mật thiết với các dây thần kinh vận nhãn:
dây III, IV, VI, và hạch thần kinh sinh ba, dây V1.
Phân loại rò động mạch cảnh xoang hang
Theo tác giả Barrow rò động mạch cảnh
xoanag hang được phân thành 4 types: A, B, C, D.
Type A: Thông nối trực tiếp từ động mạch
cảnh trong và xoang hang (hay gặp nhất)
Type B: Thông nối gián tiếp từ các nhánh nhỏ
của động mạch cảnh trong vào xoang hang
(hiếm gặp).
Type C: Thông nối gián tiếp từ các nhánh nhỏ
của động mạch cảnh ngoài vào xoang hang (rò
màng cứng: dural fistula).
Type D: Thông nối gián tiếp từ các nhánh nhỏ
của động mạch cảnh trong và động mạch cảnh
ngoài vào xoang hang.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá việc áp dụng can thiệp nội mạch
trong điều trị rò động mạch cảnh- xoang hang.
Đối tượng
Nghiên cứu 80 bệnh nhân được chẩn đoán
lâm sàng rò động mạch cảnh xoang hang sau
chấn thưong đầu được chụp mạch máu não xóa
nền DSA và được điều trị nội mạch tại BV ĐHYD
TP. HCM từ tháng 10/2004 đến tháng 9/2007.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 234
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu tiền cứu, cắt ngang.
Phương pháp điều trị phương tiện
Phương pháp điều trị: chúng tôi thực hiện
can thiệp nội mạch sử dụng máy chụp mạch
máu xóa nền DSA để đưa bóng hoặc coils
(những cuộn xoắn bằng platinum) qua những
ống thông trong lòng mạch máu đến nơi mạch
máu bị rách và bít tắc lỗ rách. Việc sử dụng bóng
hay coils là tùy thuộc vào kích thước lỗ rách sau
chụp DSA. Kết quả bít lổ rách được chụp kiểm
tra ngay sau đặt và theo dõi các triệu chứng lâm
sàng, tái khám lại sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
Chỉ định điều trị cấp cứu khi
- Thị lực diễn tiến xấu nhanh (sẽ dẫn đến
mù mắt).
- Chảy máu mũi họng nặng trên bệnh nhân
dò mạch cảnh xoang hang.
- Túi giả phình động mạch cảnh trong xoang
bướm, (nếu vỡ dễ gây tử vong).
- Bệnh nhân dò mạch cảnh xoang hang tri
giác xấu dần.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung
Tuổi, giới
Nam Nữ
Tỉ lệ 82,5% 17,5%
Tuổi nhỏ nhất là 17 tuổi lớn nhất 75 tuổi tuổi
trung bình: 33,8 tuổi.
Nguyên nhân
Nguyên nhân: Tỉ lệ
Chấn thương đầu do TNGT 97,5%
Chấn thương thể thao 1,25%
Bị đánh 1,25%
Lâm sàng
Cơ năng
- Nghe tiếng kêu ù ù trong tai gặp trong 95%
các trường hợp rò động mạch cảnh xoang hang
trực tiếp sau chấn thương.
Thực thể
Triệu chứng Tỉ lệ
Đỏ mắt phù nề sung huyết kết mạc. 93,7%
Lồi mắt 96,3%
Nghe trên mắt có âm thổi 96,3%
Giảm thị lực: Sáng tối (+), 3/10-7/10. 30%
Sáng tối (-) 12,5%
Liệt vận nhãn các dây III, IV, VI. 56,3%
Tăng nhãn áp. 12,5%
Chảy máu mũi xoang do vỡ giả phình
trong xoang bướm.
2,5%
Xuất huyết dưới nhện hôn mê sâu 1,25%.
Cận lâm sàng
Siêu âm Doppler động mạch cảnh-tĩnh mạch mắt
- Có 45 trường hợp siêu âm doppler thấy dãn
tĩnh mạch mắt sau đó những bệnh nhân này
được chụp DSA và xác định chính xác là rò động
mạch cảnh xoang hang trực tiếp.
- Dấu hiệu điển hình trên siêu âm doppler
là: Tĩnh mạch mắt dãn to, có hiện tượng thông
nối động tĩnh mạch, tĩnh mạch mắt bị động
mạch hóa.
CT scan sọ não có cản quang
- Được thực hiện trong 30 ca tất cả những ca
này đều thấy được các dấu hiệu:
- Xoang hang và tĩnh mạch mắt dãn to, bắt
thuốc cản quang sớm.
- Mắt lồi.
DSA (Digital Subtraction Angiography)
- Thấy được luồng thông từ động mạch cảnh
- xoang hang-tĩnh mạch mắt ngay thì động mạch
là tiêu chuẩn và để xác định chẩn đoán và phân
loại lỗ rò.
Hình minh hoạt rò động mạch cảnh xoang hang:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 235
Siêu âm Doppler
CT scan có cản quang
DSA mạch máu não
Kết quả điều trị
Cách điều trị
Cách điều trị Tỉ lệ
Đặt bóng 87,5%
Đặt coil 12,5%
Hình minh họa điều trị rò động mạch cảnh
xoang bằng bóng.
Kỹ thuật đặt bóng bít lỗ rách
Hình DSA trước và sau đặt bóng.
Triệu chứng ở mắt trước đặt bóng
Cùng bệnh nhân, sau đặt bóng 48h
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 236
Kết quả điều trị
Lỗ rò được bít hoàn toàn 78/80 trường hợp
chiếm 97,5%.
Kết quả Tỉ lệ
Bít được hoàn toàn lỗ rách 97,5%
Chưa bít được hoàn toàn 2,5%
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 11 ca rò
động mạch cảnh xoang hang tái phát bao gồm: 3
ca tái phát sau mổ cột động mạch cảnh trong, 6
ca tái phát sau mổ cột động mạch cảnh chung, 2
ca tái phát sau thả cơ qua lỗ mở động mạch cảnh
ở cổ (chưa cột động mạch cảnh).Việc điều trị cho
những bệnh nhân đã cột động mạch cảnh gặp
rất nhiều khó khăn. Chúng tôi phải chọn dò trực
tiếp động mạch cảnh trong ở cổ và đặt bóng
thành công 4 ca, 3 ca phải đi bằng đường động
mạch thông sau, 1 ca cần phải phối hợp ngoại
khoa bộc lộ động mạch cảnh trong phía trên nơi
cột sau đó luồn ống thông trực tiếp vào động
mạch cảnh để thả bóng kết quả là bít được hoàn
toàn lỗ thông.
Có 1 trường hợp không đến được lỗ rách:
bệnh nhân rò động mạch cảnh xoang hang trực
tiếp tái phát sau mổ cột động mạch cảnh trong
trên bệnh nhân tuần hoàn thông nối qua đa giác
Willis không tốt (bệnh nhân bị liệt nửa người sau
cột động mạch cảnh trong), nên không thể đi
đến lỗ rách.
Trong nghiên cứu có 10 trường hợp dò động
mạch cảnh xoang hang nặng chúng tôi bít được
lỗ rách hoàn toàn trong 10 trường hợp, kết quả
sau can thiệp:
Tình trạng cấp cứu Số ca Kết quả
Chảy máu mũi họng nặng 2 ca Cứu sống bệnh nhân
Giả phình trong xoang bướm
dọa vỡ
3 ca Bít được hoàn toàn
túi phình
Giàm tri giác do trào ngược
tĩnh mạch nông võ não
2 ca Phục hồi hoàn toàn
Mù mắt tiến triển nhanh 2 ca Có phục hồi thị lực
Xuất huyết dưới nhện bệnh
nhân hôn mê sâu
1 ca Không cải thiện
Đánh giá các triệu chứng sau thủ thuật
Sau thủ thuật nếu thấy lỗ rách đã được bít
hoàn toàn trên hình chụp DSA kiểm tra thì
triệu chứng âm thổi ở mắt sẽ mất ngay sau làm
thủ thuật.
Các triệu chứng lồi mắt, đỏ mắt sẽ cải thiện
rõ sau 24h và trở về bình thường sau vài ngày
hoặc vài tuần tùy theo mức độ nặng nhẹ trước
điều trị, trung bình là 1 tuần.
Đối với các triệu chứng liệt vận nhãn sự
phục hồi sẽ chậm hơn, trong nghiên cứu này có
45 ca có liệt vận nhãn chiếm 56,3% tất cả các
trường hợp liệt vận nhãn đều phục hồi hoàn
toàn trong thời gian trung bình khoảng 3 tháng.
Đối với các trường hợp giảm thị lực kể cả sáng
tối (+) khoảng 70% bệnh nhân có cải thiện sau
thủ thuật trong thời gian trung bình 3-4 tháng.
Riêng các trường hợp những bệnh nhân mù mắt
ngay sau chấn thương do thương tổn thần kinh
thị không phân biệt được sáng tối thì khả năng
phục hồi rất kém. Trường hợp theo dõi lâu nhất
đã được 18 tháng vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.
Đối với bệnh nhân bị xuất huyết dưới nhện hôn
mê mặc dù đã can thiệp bít lỗ rách và túi phình
được hoàn toàn nhưng bệnh nhân vẫn không cải
thiện do tình trạng co thắt mạch máu nặng xảy
ra sau xuất huyết.
Tai biến và biến chứng
Trong mẫu nghiên cứu này chúng tôi có 1
trường hợp bị liệt nửa người chiếm 1,25%. Triệu
chứng xuất sau làm thủ thuật 12h sau đó phục hồi
gần hoàn toàn (bệnh nhân có thể tự đi lại được sau
4 tháng). Bệnh nhân này lớn tuổi (55T) tăng huyết
áp nhiều năm, hẹp động mạch não giữa cùng bên
động mạch cảnh bị rách, lỗ rách lớn không bảo tồn
được động mạch cảnh đoạn rách.
Các tai biến khác: tụ máu nơi chọc kim:
vùng bẹn: 3 ca, ở cổ 1 ca, chiếm 5%. Tai biến
này trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi thì
nhẹ và tự khỏi.
Theo dõi sau thủ thuật
Tất cả các bệnh nhân đều được tái khám
đánh giá lại về triệu chứng lâm sàng sau 1 tuần,
1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm. Tất cả những
trường hợp bít được lỗ rách hoàn toàn, thấy trên
hình DSA kiểm tra sau thủ thuật, theo dõi đến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 237
nay ca làm đầu tiên đã được 36 tháng hiện không
có trường hợp nào tái thông lỗ rách. Không ghi
nhận trường hợp nào dị ứng với chất gây tắc là
bóng, coil. Có một trường hợp chụp DSA kiểm tra
phát hiện giả phình vùng xoang hang sau thủ
thuật đặt bóng do động mạch cảnh bị rách không
lành tốt, bệnh nhân không triệu chứng.
BÀN LUẬN
Bệnh rò động mạch cảnh xoang hang được
Traves mô tả đầu tiên vào năm 1809.
Năm 1931 Brook điều trị bệnh này bằng cách
thả miếng cơ qua một lỗ mở động mạch cảnh ở
cổ để bít lỗ rách.
Năm 1964 Hamby trình bày phương pháp
điều trị kết hợp giữa cột động mạch cản ở cổ và
thả cơ bít lỗ rách.
Đến năm 1974 Serbinenko, một phẫu thuật
viên thần kinh người Nga, là người đầu tiên mô
tả và sử dụng một catheter gắn một quả bóng có
thể tách rời (detachable balloon) để bít lỗ rách
mà có thể bảo tồn động mạch cảnh. Từ đó đến
nay phương pháp này ngày càng được hoàn
thiện và phát triển, nhất là khi có máy chụp
mạch máu kỹ thuật số xóa nền DSA (Digital
Subtraction Angiography) và ngày càng được áp
dụng rộng rãi.
Hiện nay đối với rò động mạch cảnh xoang
hang, can thiệp nội mạch điều trị bằng cách luồn
những ống thông từ động mạch hay tĩnh mạch
đùi sau đó dùng bóng, coil hoặc keo để bít lỗ
rách tùy theo kích thước và đặc điểm của lỗ rò(6).
Về điều trị rò động mạch cảnh xoang hang ở
Việt Nam, năm 1972 Lê Xuân Trung, Tôn Thất
Tùng(8,7) đã điều trị rò động mạch cảnh xoang
hang theo phương pháp Brook. Năm 1989,
Trương Văn Việt(12) đã trình bày một phương
pháp điều trị bít lỗ rò bằng một miếng cơ có thể
điều khiển được bằng một catheter qua một lỗ
mở ở động mạch cảnh chung và báo cáo 56 ca rò
động mạch cảnh xoang hang được điều trị bằng
phương pháp này. Năm 1999 Trương Văn Việt,
Nguyễn Đình Tùng(13) đã tổng kết điều trị cho 176
bệnh nhân với tử vong 2, liệt nửa người 4, tái
phát 20. Năm 2003 Nguyễn Đình Tùng báo cáo
điều trị 123 trường hợp rò động mạch cảnh
xoang hang phương pháp gây tắc bằng cơ có
điều khiển với kết quả tốt 86,2%, yếu liệt nửa
người 5 bệnh nhân (4,065%), tái phát 9 bệnh
nhân (7,03%), chảy máu 1 bệnh nhân (0,8%),
không gây tắc được 2 bệnh nhân (1,62%)(113).
Trên thế giới, sau khi Serbinenko(11) báo cáo kết
quả việc dùng bóng có thể tách rời để điều trị các
bệnh lý mạch máu não đến nay, kỹ thuật này ngày
càng được áp dụng rộng rãi. Năm 1981 Debrun và
cộng sự báo cáo 54 trường hợp rò động mạch cảnh
xoang hang sau chấn thương được điều trị bằng
bóng và kết quả bít được lỗ rách hoàn toàn bằng
bóng trong 51 ca (94,4%) và bảo tồn được động
mạch cảnh trong 59% trường hợp; 3 ca bị liệt nửa
người chiếm 5,5%(2). Năm 1990 Higashida, Halback
và cộng sự tổng kết từ năm 1981-1989 có 87 trường
hợp túi phình động mạch cảnh trong xoang hang
được điều trị bằng bóng trong đó có 8 ca túi phình
vỡ gây rò động mạch cảnh xoang hang trực tiếp(5).
Năm 1995 Lewis và cộng sự báo cáo 100 trường
hợp rò động mạch cảnh xoang hang trực tiếp được
điều trị bằng bóng từ 1979-1992 tỉ lệ bít được lỗ
rách bằng bóng là 86% bảo tồn được động mạch
cảnh trong 66 trường hợp, tỉ lệ biến chứng là 4%
bao gồm nhồi máu não, liệt nửa người, chảy máu
não có 1 ca tử vong liên quan đến thủ thuật đặt
bóng(9).
Đối với những trường hợp rò động mạch
cảnh xoang hang tái phát sau mổ cột động mạch
cảnh, can thiệp nội mạch gặp nhiều khó khăn.
Các đường đi khác để đến lỗ rách có thể là:
đường động mạch thông sau, đường tĩnh mạch
đá dưới đến xoang hang, đường tĩnh mạch mắt
trên, nếu các đường trên không thực hiện được
thì chọc dò trực tiếp động mạch cảnh trên nơi cột
có thể được đặt ra. Năm 1991 Monsein(10) và cộng
sự báo cáo điều trị 4 trường hợp rò động mạch
cảnh xoang hang bằng đường tĩnh mạch mắt
trên, kết quả là bít được hoàn toàn lỗ rách, không
biến chứng. Năm 1989 Halbach(4) báo cáo 3
trường hợp rò động mạch cảnh xoang hang bị
tắc động mạch cảnh trong được điều trị bằng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 238
cách chọc trực tiếp động mạch cảnh trong sau
nơi bị tắc và dùng bóng hoặc coil để bít lỗ rách,
không biến chứng.
0
20
40
60
80
100
Nguyeãn Ñình
Tuøng
Debrun Lewis Kirsch M Nghieân Cöùu naøy
Thaønh Coâng
Taùi Phaùt
Bieán Chöùng
Biểu đồ so sánh kết quả điều trị một số tác giả.
Về ảnh hưởng lâu dài của việc điều trị rò
động mạch cảnh xoang hang năm 1983 FY Tsai(3)
báo cáo 74 trường hợp được theo dõi trong 6
năm: giả phình sau đặt bóng có thể tự lành, liệt
các dây vận nhãn thoáng qua gặp trong 16%,
bóng xẹp sớm có thể trôi đi làm tắc động mạch
cảnh trong hoặc các nhánh của nó.
KẾT LUẬN
Qua điều trị nội mạch cho 80 bệnh nhân bị rò
động mạch cảnh xoang hang sau chấn thương
tại BV ĐHYD TPHCM trong khoảng thời gian 3
năm. Chúng tôi thu được các kết quả sau:
Về chẩn đoán
Triệu chứng lâm sàng điển hình trên 90%
trường hợp (đỏ mắt, lồi mắt, âm thổi ở mắt, liệt
vận nhãn), nên chỉ bằng các triệu lâm sàng
chúng ta có thể chẩn đoán khá chính xác những
bệnh nhân bị rò động mạch cảnh xoang hang.
Siêu âm Doppler thấy tĩnh mạch mắt dãn, có
dấu hiệu thông động tĩnh mạch hay trên CT scan
sọ não có cản quang thấy xoang hang dãn và bắt
thuốc sớm, tĩnh mạch mắt dãn mắt lồi thì cần
nghĩ đến rò động mạch cảnh xoang hang. Chụp
mạch máu não kỹ thuật số xóa nền xác định
chẩn đoán 100% trường hợp.
Về điều trị
Tỷ lệ thành công chung, bít được hoàn toàn
lỗ rách là 97,5% (78/80 trường hợp), tỷ lệ biến
chứng về thần kinh trong nghiên cứu là 1,25%.
Không có trường hợp nào tử vong do tai biến
thủ thuật. Bằng cách chọc trực tiếp động mạch
cảnh trong ở cổ hay phối hợp mổ bộc lộ động
mạch động mạch cảnh ở cổ ngay tại phòng DSA,
sau đó các ống thông được luồn trực tiếp vào
động mạch cảnh, chúng tôi đã điều trị thành
công nhiều trường hợp rò động mạch cảnh
xoang hang tái phát sau thả cơ hoặc cột động
mạch cảnh ở cổ. Sự cải thiện các triệu chứng sau
điều trị là rất tốt: ù tai, âm thổi ở mắt mất ngay
sau điều trị, triệu chứng lồi mắt, đỏ mắt giảm
sau 1 tuần, liệt vận nhãn, giảm thị lực sẽ phục
hồi sau vài tháng ngoại trừ mù mắt theo dõi hơn
18 tháng không thấy dấu hiệu phục hồi.
Việc nắm rõ các chỉ định khi nào cần can thiệp
cấp cứu bệnh nhân dò mạch cảnh xoang hang là
điều hết sức cần thiết tránh việc điều trị chậm trể
hiệu quả phục hồi sẽ không cao nhất là khi bệnh
nhân đã diễn tiến mù mắt hoặc xuất huyết.
Can thiệp nội mạch trong điều trị rò động
mạch cảnh xoang hang với tỷ lệ thành công cao,
ít tai biến, là phương pháp nên được lựa chọn
đầu tiên.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 239
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Debrun G, Lacour P, Vinuela F, Fox A, Drake CG, Caron
JP.Treatment of 54 traumatic carotid-cavernous fistulas. J
Neurosurg. 1981 Nov;55(5):678-92.
2 Debrun GM, Vinuela F, Fox AJ, Davis KR, Ahn HS.
Indications for treatment and classification of 132 carotid-
cavernous fistulas. Neurosurgery. 1988 Feb;22(2):285-9.
3 FY Tsai, GB Hieshima, CM Mehringer, V Grinnell and HW
Pribram, Delayed effects in the treatment of carotid-cavernous
fistulas, AJNR 1983 Vol 4, Issue 3 357-361.
4 Halbach VV, Higashida RT, Hieshima GB and Hardin CW,
Direct puncture of the proximally occluded internal carotid
artery for treatment of carotid cavernous fistulas. 1989 AJNR
Vol 10, Issue 1 151-154.
5 Higashida RT, Halbach VV, Dowd C, Barnwell SL,
Dormandy B, Bell J, Hieshima GB. Endovascular detachable
balloon embolization therapy of cavernous carotid artery
aneurysms: results in 87 cases. J Neurosurg. 1990
Jun;72(6):857-63.
6 Kirsch M, Henkes H, Liebig T, Weber W, Esser J, Golik S,
Kuhne D. Endovascular management of dural carotid-
cavernous sinus fistulas in 141 patients. Neuroradiology.
2006 Jul;48(7):486-90. Epub 2006. Apr 26.
7 Lê Xuân Trung, Lỗ động mạch cảnh xoang hang, Bệnh lý
ngoại khoa thần kinh, 1988, Trường Đại học Y Dược
Tp.Hồ Chí Minh, 333-340.
8 Lê Xuân Trung, Lỗ thông động mạch cảnh với xoang hang,
Tạp chí y học Việt nam 1966, 2, 101-107.
9 Lewis AI, Tomsick TA, Tew JM Jr. Management of 100
consecutive direct carotid-cavernous fistulas: results of
treatment with detachable balloons. Neurosurgery. 1995
Aug;37(2):357.
10 Monsein LH, Debrun GM, Miller NR, Nauta HJ, ChazalyJR.
Treatment of dural carotid-carcernous fistulas via the superior opthalmic
vein. AJNR 1991 May-jun; 12(3):435-9.
11 Serbinenko FA. Balloon catheterization and occlusion of major
cerebral vessels. J Neurosurg 1974; 41: 1974.
12 Trương Văn Việt; Nguyễn Đình Tùng (1999), Rò động mạch
cảnh xoang hang, Hội nghị Việt- Úc về ngoại thần kinh,
Bệnh viện Chợ Rẫy, 24-25.
13 Trương Văn Việt; Nguyễn Đình Tùng (2002), Rò động mạch
cảnh xoang hang, Chuyên đề ngoại thần kinh, , Nhà xuất
bản y học, 403-41.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 240
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Thần Kinh 241
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ro_dong_mach_canh_xoang_hang_do_chan_thuong_va_can_thiep_noi.pdf