Sân khấu dù kê khmer Nam Bộ bảo tồn và phát triển

Định hướng xây dựng “Nhà hát nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ” trong tương lai, đây sẽ là nơi tập hợp các nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú, các chuyên gia am hiểu lĩnh vực nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ; khai thác và học tập vốn cổ trong nghệ thuật ca Bassac; tổ chức nghiên cứu học thuật lĩnh vực sân khấu Dù kê và biểu diễn đúng phong cách nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ chính thống. Trên cơ sở đó, “Nhà hát nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ” sẽ là nơi phục hồi, chỉnh lí, cải biên những vở diễn Dù kê truyền thống, tiêu biểu và cũng là nơi phát hiện các hạt nhân nghệ thuật và tạo nguồn đào tạo các lớp nghệ thuật sân khấu Dù kê - hệ chính quy. Tổ chức nghiên cứu khoa học, sưu tầm các bài ca Bassac, các kịch bản sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, đặc biệt là biên soạn sách song ngữ Khmer - Việt, Khmer – Anh về nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ để thuận tiện giới thiệu và quảng bá rộng rãi loại hình nghệ thuật này đến công chúng trong và ngoài nước. Mạnh dạn bổ sung vào chương trình tour du lịch khách đến tham quan có nghỉ đêm tại tỉnh Trà Vinh chương trình biểu diễn ca, múa, nhạc Khmer và trích đoạn sân khấu Dù kê, nhằm giới thiệu, quảng bá loại hình sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ với bạn bè trong nước và quốc tế. Đây cũng sẽ là đầu ra của học sinh, sinh viên các lớp đào tạo hệ chính quy ngành Diễn viên Sân khấu Khmer Nam Bộ trong tương lai.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sân khấu dù kê khmer Nam Bộ bảo tồn và phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư nên việc giữ gìn và phát huy vốn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong giai đoạn hiện nay cần phải có một chiến lược bền vững. Hội thảo “Nghệ thuật Sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” được tổ chức tại Trường Đại học Trà Vinh có thể xem là một sự kiện khởi sắc, thể hiện sự bền vững ở góc độ thực thi công việc về văn hóa tộc người Khmer. Các bài tham luận trong hội thảo sẽ là những đóng góp có giá trị thực tiễn để làm rõ vấn đề đặt ra. Riêng bài tham luận này góp phần điểm lại sơ bộ hoạt động về công tác nghiên cứu và làm rõ hoạt động phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc Khmer tại đơn vị nhà trường. Qua đó, thể hiện sự đồng tình trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về văn hóa dân tộc. Đặc biệt cần chú trọng tạo mọi điều kiện nghiên cứu về loại hình văn hóa dân tộc đang có nguy cơ bị mai một, khuyến khích việc đầu tư phục dựng, sân khấu hóa hình thức biểu diễn và vận dụng đặc điểm thuận lợi trong xu thế hội nhập góp phần quảng bá giá trị văn hóa tộc người Khmer đến với khu vực và thế giới. Có thể nhận thấy việc chú trọng nghiên cứu về văn hoá Khmer Nam Bộ đến thực tiễn phát huy các giá trị văn hoá nghệ thuật dân tộc là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng hàng đầu để đơn vị Trường Đại học Trà Vinh có được nền tảng khoa học vững chắc trong việc đào tạo nguồn nhân lực hiểu biết sâu rộng về văn hoá tộc người Khmer cho địa bàn. Đây cũng chính là mục tiêu và phương hướng giúp nhà trường phấn đấu xây dựng Khoa Ngôn ngữ - Văn hoá - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ thành khoa trọng điểm quốc gia góp phần vào sự nghiệp giữ gìn và phát huy vốn giá trị văn hoá tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam vào sự phát triển chung của đất nước. Tài liệu tham khảo Đàm Văn Hiển, Trần Văn Bổn, Lê Hàm. 2012. Sân khấu dân gian. NXB Văn hóa dân tộc. Đào Huy Quyền – Sơn Ngọc Hoàng – Ngô Khị. 2007. Nhạc khí dân tộc Khmer Sóc Trăng. Nxb Tổng hợp Tp. HCM. Hoàng Túc. 2011. Diễn ca Khmer Nam Bộ. NXB Thời đại. Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc, Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị yến Tuyết. 1987. Người Khmer tỉnh Cửu Long. NXB Sở Văn hóa Thông tin Cửu Long. Ngô Văn Tưởng. 2007. Báo cáo kết quả điều tra Di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh. NXB Sở Văn hóa Thông tin Cửu Long. Nhóm tác giả. Sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. NXB Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Sóc Trăng – Phân viện Văn hóa Nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh SÂN KHẤU DÙ KÊ KHMER NAM BỘ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN Trần Thanh Tâm1 Tóm tắt Bài viết giới thiệu nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ như là một loại hình nghệ thuật sân khấu mới, vừa mang tính thống nhất, vừa có nét riêng biệt độc đáo, được hình thành và phát triển ngày càng rõ nét trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng từ những năm 20 thế kỷ XX. Hiện nay, sân khấu Dù kê đang thiếu trầm trọng các kịch bản đương đại để dàn dựng; thiếu đội ngũ đội soạn giả, đạo diễn, diễn viên, nhạc công trẻ để kế thừa, trong khi các thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ Khmer đã lớn tuổi; đặc biệt cả nước chưa có trường đào tạo hệ chính quy, chuyên ngành diễn viên và nhạc công sân khấu Dù kê nên loại hình nghệ thuật sân khấu Dù kê rất có nguy cơ bị mai một, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ Từ khóa: nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, Dù kê, nghệ thuật sân khấu, Khmer Nam Bộ. Abstract Du ke theatre of Southern Khmer is a new theatrical art which retains both common and original features. It has been formed and developed more distinctly in the provinces of Tra Vinh and Soc Trang since the 1920s. Currently, there is a great shortage of modern Du ke scenarios, the inheritance of young composers, directors, actors, actresses and musicians while the Khmer artists are getting older. In addition, there still have no regular schools that train actors, actresses and musicians for Du ke theatre. As a result, Du ke theatrical art is likely to fall into oblivion. Therefore, this paper is to propose solutions to preserve and develop Du ke theatre of Southern Khmer. Key words: Southern Khmer Du ke theatrical art, Du ke, theatrical art, southern Khmer. 1 Học viên lớp Cao học Văn hoá Khmer Nam Bộ, Khoá học 2012 - 2014 1. Mở đầu Người Khmer Nam Bộ có quyền tự hào là dân tộc ít người duy nhất ở Việt Nam có hai loại hình sân khấu kịch hát dân tộc Rô băm và Dù kê. Riêng sân khấu Dù kê đã được bảo tồn và phát triển trong đời sống văn hoá xã hội của người Khmer Nam Bộ đến nay gần tròn một thế kỷ, rất được người Khmer Nam Bộ và nước bạn Campuchia yêu mến. Trong những năm qua, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều tác giả có bài viết, tham luận về sân khấu Dù kê Nam Bộ. Nhìn chung các công trình này chủ yếu mô tả về quá trình hình thành và phát triển sân khấu Dù kê ở Nam Bộ từ những năm 1920 đến nay; giới thiệu đôi nét về đặc điểm nghệ thuật sân khấu Dù kê; một số bài viết về thực trạng công tác bảo tồn sân khấu Dù kê; chưa có nhiều công trình khoa học quan tâm nghiên cứu về sự phát triển bền vững của sân khấu Dù kê Khmer trong đời sống văn hoá tinh thần của người Khmer Nam Bộ trong thời gian tới. 2. Nội dung 2.1. Đôi nét về Dù kê Tỉnh Trà Vinh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.288,09 km2, tổng số dân là 1.012.648 người, trong đó dân tộc Khmer là 320.392 người, chiếm 31,63% (Số liệu của Cục Thống kê Trà Vinh năm 2011). Người Khmer chủ yếu sống xen kẽ và tập trung thành từng cụm dân cư theo phum sróc trên những giồng cát cao. Trong quá trình cùng cộng cư trên vùng đất tỉnh Trà Vinh, các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa luôn có truyền thống đoàn kết, gắn bó với nhau trong khai phá thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, lao động sản xuất, xây dựng xóm làng ngày càng phát triển. Đặc biệt, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá lẫn nhau đã tạo cho người dân Khmer ở Trà Vinh có một bản sắc văn hoá độc đáo, đa dạng và phong phú trong nền văn hoá Việt Nam thống nhất. Hầu như bất cứ người dân Khmer nào ở tỉnh Trà Vinh cũng biết thông thạo ít nhất một loại hình nghệ thuật của dân tộc mình (âm nhạc, múa, sân Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014140 Soá 13, thaùng 3/2014 141 khấu). Nếu có dịp đi bất cứ nơi đâu trong vùng có dân tộc Khmer (nhất là trong dịp tết, lễ hội) thì chúng ta sẽ nghe thấy đâu đó những giai điệu dân ca Khmer, các điệu múa Rom-vong, Rom-leo, Sravan, À day, trống Sà-dam hay hát Dù kê. Nghệ thuật sân khấu Dù kê của người dân Khmer là một loại hình nghệ thuật sân khấu mới. Nó vừa mang tính thống nhất, vừa có nét riêng biệt độc đáo và được hình thành ngày càng rõ nét. Đây là kết quả của sự thích ứng với cuộc sống, hoàn cảnh và sự tương tác, giao lưu, tiếp biến văn hóa với các dân tộc bản địa trên vùng đất Nam Bộ. Chữ “Dù kê” do đọc trại từ “Dì kê” - tên một loại kịch hát có ảnh hưởng từ kịch hát Chăm Bà La Môn, có từ lâu đời của vương quốc Campuchia và đã được người Khmer du nhập vào vùng biên giới Tri Tôn, tỉnh An Giang. Dù kê: Tên gọi tuy hết sức mộc mạc, dân dã nhưng bản thân nó cũng phản ánh được phần nào nguồn gốc khai sinh ra nó. Đặc biệt, từ “Dùh kê”, đây là đặc điểm phát âm trong sinh hoạt đời thường của người dân Khmer Nam Bộ, mỗi khi phát âm đều không nghe rõ âm sắc giữa Dì và Dù, mà chỉ nghe rõ nhất ở âm “D” ở đầu, còn âm “ì” và “ù” dường như chỉ thoáng qua chung là âm “ùh” mà thôi, nhất là khi nói nhanh nó chẳng khác gì là âm câm,... Cũng không loại trừ khả năng do sự phiên âm của tên gọi ở thời kỳ Pháp thuộc từ “Dì kê” (Yikê) thành từ Dù kê (Yukê). Qua nhiều nguồn tài liệu, trao đổi, phỏng vấn các nghệ nhân, nghệ sĩ và trực tiếp xem nhiều buổi biểu diễn, chúng tôi nhận thấy Dù kê là hình thức sân khấu dân gian, loại hình nghệ thuật tổng hợp của dân tộc Khmer và là sự tổng hoà các loại hình nghệ thuật: văn học, múa, âm nhạc, có tính cải tiến. Sân khấu Dù kê có sự giao lưu, tiếp biến với các loại hình nghệ thuật khác, như: Rô-băm, hát Tiều, Cải lương v.v quá trình giao lưu được biểu hiện rõ nét nhất là trong phong cách biểu diễn, hoá trang, phục trang, vũ đạo, võ thuật và các là làn điệu bài ca, bản nhạc được sử dụng trong sân khấu Dù kê cho đến ngày nay. Ngày nay đã khẳng định nghệ thuật sân khấu Dù kê là lối hát tuồng tương tự như sân khấu Cải lương của người Kinh. Một loại hình nghệ thuật sân khấu tổng hợp về ca, múa, nhạc, mà ở đó đạo diễn, văn nghệ sĩ hay diễn viên biểu diễn dựa theo tác phẩm kịch bản, để tạo ra những hình tượng nghệ thuật trên sân khấu hay khán đài cho khán giả xem. Đây là loại hình nghệ thuật rất được người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer tỉnh Trà Vinh nói riêng yêu thích và là loại hình nghệ thuật có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người Khmer tỉnh Trà Vinh. 2.2. Sự hình thành và phát triển sân khấu Dù kê Nam Bộ Theo nhiều tài liệu đã phát hành, ngay từ những năm đầu thập kỷ 20, 30 của thế kỷ XX, tại hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh đã hình thành và phát triển các gánh hát Dù kê trong dân gian với các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống độc đáo và có kinh nghiệm sáng tạo trong dàn dựng kịch bản. Các nguồn tài liệu nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ đều có quan điểm cho rằng, nghệ thuật sân khấu Dù kê của người dân tộc Khmer được ra đời bởi một nhóm văn nghệ sĩ, trí thức người Khmer Nam Bộ rất có tâm huyết, am hiểu nghệ thuật và thông thạo văn học, thơ ca Khmer. Trong đó, có ông Thạch Xua/Suor (Thầy Xua) ở xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và ông Lý Kọn (còn gọi là Chhà Kọn) là người Khmer lai Triều Châu, ấp Sóc Vồ, xã An Ninh, tỉnh Sóc Trăng đứng ra tập hợp các thanh niên yêu thích văn nghệ, có năng khiếu về ca hát, biểu diễn để tổ chức luyện tập, dàn dựng. Qua một thời gian đưa ra biểu diễn và được đông đảo khán giả nhiệt liệt cổ vũ, hưởng ứng, gánh hát Dù kê Nam Bộ được hình thành và phát triển, chủ yếu ở hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. Một số gánh hát sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ tiêu biểu, như: Tỉnh Sóc Trăng: khoảng từ năm 1919-1944, gánh Dù kê Tự Lập Ban của Chà Kọn - Sóc Vồ, xã An Ninh, huyện Mỹ Mỹ Tú; từ năm 1933-1943, gánh Dù kê Tổ Lập Thành của Tà Thại; từ năm 1934-1945, gánh Dù kê Tổ Lập Thành của Chhà Tỷ - Vũng Thơm; từ năm 1946-1972, gánh Dù kê Tự lập Ban của Bà Lý Thị Sô Phi con ông Chhà Kọn; từ năm 1949-1968, gánh Dù kê Ánh Sáng của Tà Kươn, xã Đại Tâm, Mỹ Xuyên Tỉnh Trà Vinh: năm 1926, gánh Dù kê Bà Bầu - xã Nguyệt Hoá; năm 1929-1930, gánh Dù kê của Xã Nhương - Tri Tân; năm 1930, gánh Dù kê của Quản Sách - xã Lương Hòa; một số gánh Dù kê của Tà Chuôl - xã Tập Ngãi; gánh Dù kê của Tà Tưng, Tà Mục - xã Long Đức; gánh Dù kê Tự Lập Thành của Tà Tia - xã Lưu Nghiệp Anh, Trà Cú; sau đó nhập gánh với của Tà Yên - Càng Long để lập gánh Võ Lập Thành; năm 1934, Quản Sách giao gánh hát lại cho Thạch Hoa và đặt tên là Hoa Long Thành, đoàn hát bằng tiếng Khmer lẫn tiếng Việt; khoảng năm 1930-1937, gánh Dù kê Nhật Nguyệt Quang của Sơn Kưu - Trà Cú; năm 1952- 1953, gánh Dù kê Nhật Nguyệt Thành của Thạch Vông, Thạch Tu Quang; năm 1965-1975, gánh Dù kê Nhật Nguyệt Quang Sơn Kưu giao cho ông Cơ - xã Đại An quản lý... Ngoài ra, hầu như ở khắp nơi của hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, người ta thấy xuất hiện các gánh hát Dù kê liên tiếp được thành lập, không có tên, không danh hiệu chính thức, thường là quy mô nhỏ có tính tự phát chủ yếu để góp vui cho các cuộc lễ hội của phum, sróc. Tuy nhiên, các gánh hát Dù kê dân gian tự phát thường thiếu sự chặt chẽ về tổ chức, quản lý; thiếu đội ngũ diễn viên, nhạc công; thiếu vở diễn hoàn chỉnh; các trang bị thiết bị, trang phục, đạo cụ thiếu đồng bộ nên chưa nhận được sự ủng hộ cao của khán giả, sau một thời gian đã tự tan rã. Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ ra đời không chỉ ảnh hưởng ở trong phạm vi của một tỉnh, khu vực Nam Bộ mà còn mở rộng phạm vi đến đất nước Chùa Tháp anh em. Người dân Campuchia yêu mến nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ và đặt tên rất gần gũi, thân quen, đó là “Lakhôn Basắc”2 và tên gọi này vẫn tồn tại đến ngày nay. 2 Lakhôn Bassac: “Bassac” là tên sông Bassac do người Khmer Campuchia gọi, có tên gọi khác của người Kinh là Hậu giang hay sông Hậu (Tự điển Bách khoa toàn thư - Sông Cửu Long); “Lakhôn Bassac” được hiểu là “Sân khấu của người ở xứ Basac / xứ sông Hậu” Lakhôn Bassac: “Từ sau năm 1930, gánh hát Dù kê của ông Chhà Kọn - Sóc Trăng đã tổ chức nhiều chuyến lưu diễn và đã được đông đảo công chúng Campuchia yêu thích. Sự thành công của gánh Chhà Kọn đã gây nên dư luận tốt, tạo tiếng vang khắp cả đất nước Chùa Tháp. Vào đầu thập kỷ 30 thế kỷ XX (1930-1931), nhân có cuộc tổ chức triển lãm trước Hoàng cung ở Nông Phênh 03 ngày, 03 đêm mừng thọ của mình, nhà vua Si Sô Wáth – Mô Ni Vông (lên ngôi từ năm 1927-1941) đã cho quan cận thần mời gánh hát của ông Chhà Kọn vào Hoàng cung biểu diễn cho nhà vua và hoàng tộc xem. Khi kết thúc buổi biểu diễn, Nhà vua hết lòng khen ngợi và thán phục tài thông minh sáng tạo của người Khmer Nam Bộ, nên hạ chỉ cho mời ông bầu gánh Dù kê Nam Bộ đến nhập triều để yết kiến nhà vua. Qua thăm hỏi gia đình, nguồn gốc của gánh hát Dù kê, khi biết rằng gánh hát Dù kê này là của những người ở Sróc Khlêng, nghe xong nhà vua nói: “À, gánh hát này thật ra của người ở xứ sở Bassac, vậy thì nên gọi gánh hát của các người là “Krom Lakhôn Bassac” (gánh hát Bassac/ Basắc) để người dân ở Campuchia ai cũng đều biết Lakhôn Bassac là sân khấu Dù kê của người dân xứ Basắc”. Cũng từ sự kiện đó, sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ ở Campuchia chính thức có thêm tên mới là “Lakhôn Bassac” và tên gọi này tồn tại cho đến ngày nay đối với người dân Campuchia”. * [Sơn Lương (chủ biên) 2012,“Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1920-2000”, trang 113]. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ - 1962 , Tỉnh uỷ Trà Vinh chủ trương thành lập đoàn văn công Khmer nhằm phục vụ kháng chiến được toàn diện và sâu rộng hơn; giao cho ông Thạch Voi – Phó Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Trà Vinh tập hợp tác giả Kim Sơn, họa sĩ Phong Ba, đạo diễn Năm Tri đến huyện Cầu Kè - nơi có sẵn đội văn nghệ Khmer truyền thống. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 14/4/1963, Đoàn Văn công Khmer tỉnh Trà Vinh chính thức được thành lập tại ấp Cây Xanh, xã Tam Ngãi, xã Châu Điền, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh – tiền thân của Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh ngày nay. Sau năm 1975, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh Trà Vinh trưởng thành, phát triển để hoà nhịp và gắn liền với những thành tựu chung của đất nước. Đoàn còn là cái nôi đào tạo, diễn viên, nhạc công sân khấu Dù kê, không chỉ cho Đoàn mà còn cung cấp cho các đoàn, đội văn nghệ Khmer trong và ngoài tỉnh, hỗ trợ thành lập Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang, Minh Hải; thường xuyên biểu diễn trích đoạn sân khấu Dù kê phục vụ khách trong, ngoài nước và được cử sang phục vụ nước bạn Campuchia. Cho đến hôm nay, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh là một trong những đoàn nghệ thuật Khmer Nam Bộ biểu diễn Dù kê vừa giữ được nét nghệ thuật truyền thống, vừa có sự tiếp nhận văn hóa hiện đại, được khán giả Trà Vinh cũng như các khán giả tỉnh Nam Bộ yêu thích, mến mộ. Đến năm 1985, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh lần đầu tiên tham dự Hội diễn Sân khấu Chuyên nghiệp toàn quốc lần III tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Nghĩa Bình (nay là tỉnh Bình Định), từ ngày 1/7-15/7/1985 do Bộ Văn hóa - Thông tin và Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức. Đoàn đã đạt 4 huy chương Vàng (có 01 huy chương vàng về kịch bản), 7 huy chương Bạc. Từ những thành công đó, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận “Loại hình Dù kê là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp ở Việt Nam”. Nhìn chung, xuất phát điểm từ hình thức đội văn nghệ Khmer truyền thống dân gian, trưởng thành đoàn hát Dù kê chuyên nghiệp và hiện nay Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014140 Soá 13, thaùng 3/2014 141 khấu). Nếu có dịp đi bất cứ nơi đâu trong vùng có dân tộc Khmer (nhất là trong dịp tết, lễ hội) thì chúng ta sẽ nghe thấy đâu đó những giai điệu dân ca Khmer, các điệu múa Rom-vong, Rom-leo, Sravan, À day, trống Sà-dam hay hát Dù kê. Nghệ thuật sân khấu Dù kê của người dân Khmer là một loại hình nghệ thuật sân khấu mới. Nó vừa mang tính thống nhất, vừa có nét riêng biệt độc đáo và được hình thành ngày càng rõ nét. Đây là kết quả của sự thích ứng với cuộc sống, hoàn cảnh và sự tương tác, giao lưu, tiếp biến văn hóa với các dân tộc bản địa trên vùng đất Nam Bộ. Chữ “Dù kê” do đọc trại từ “Dì kê” - tên một loại kịch hát có ảnh hưởng từ kịch hát Chăm Bà La Môn, có từ lâu đời của vương quốc Campuchia và đã được người Khmer du nhập vào vùng biên giới Tri Tôn, tỉnh An Giang. Dù kê: Tên gọi tuy hết sức mộc mạc, dân dã nhưng bản thân nó cũng phản ánh được phần nào nguồn gốc khai sinh ra nó. Đặc biệt, từ “Dùh kê”, đây là đặc điểm phát âm trong sinh hoạt đời thường của người dân Khmer Nam Bộ, mỗi khi phát âm đều không nghe rõ âm sắc giữa Dì và Dù, mà chỉ nghe rõ nhất ở âm “D” ở đầu, còn âm “ì” và “ù” dường như chỉ thoáng qua chung là âm “ùh” mà thôi, nhất là khi nói nhanh nó chẳng khác gì là âm câm,... Cũng không loại trừ khả năng do sự phiên âm của tên gọi ở thời kỳ Pháp thuộc từ “Dì kê” (Yikê) thành từ Dù kê (Yukê). Qua nhiều nguồn tài liệu, trao đổi, phỏng vấn các nghệ nhân, nghệ sĩ và trực tiếp xem nhiều buổi biểu diễn, chúng tôi nhận thấy Dù kê là hình thức sân khấu dân gian, loại hình nghệ thuật tổng hợp của dân tộc Khmer và là sự tổng hoà các loại hình nghệ thuật: văn học, múa, âm nhạc, có tính cải tiến. Sân khấu Dù kê có sự giao lưu, tiếp biến với các loại hình nghệ thuật khác, như: Rô-băm, hát Tiều, Cải lương v.v quá trình giao lưu được biểu hiện rõ nét nhất là trong phong cách biểu diễn, hoá trang, phục trang, vũ đạo, võ thuật và các là làn điệu bài ca, bản nhạc được sử dụng trong sân khấu Dù kê cho đến ngày nay. Ngày nay đã khẳng định nghệ thuật sân khấu Dù kê là lối hát tuồng tương tự như sân khấu Cải lương của người Kinh. Một loại hình nghệ thuật sân khấu tổng hợp về ca, múa, nhạc, mà ở đó đạo diễn, văn nghệ sĩ hay diễn viên biểu diễn dựa theo tác phẩm kịch bản, để tạo ra những hình tượng nghệ thuật trên sân khấu hay khán đài cho khán giả xem. Đây là loại hình nghệ thuật rất được người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer tỉnh Trà Vinh nói riêng yêu thích và là loại hình nghệ thuật có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người Khmer tỉnh Trà Vinh. 2.2. Sự hình thành và phát triển sân khấu Dù kê Nam Bộ Theo nhiều tài liệu đã phát hành, ngay từ những năm đầu thập kỷ 20, 30 của thế kỷ XX, tại hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh đã hình thành và phát triển các gánh hát Dù kê trong dân gian với các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống độc đáo và có kinh nghiệm sáng tạo trong dàn dựng kịch bản. Các nguồn tài liệu nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ đều có quan điểm cho rằng, nghệ thuật sân khấu Dù kê của người dân tộc Khmer được ra đời bởi một nhóm văn nghệ sĩ, trí thức người Khmer Nam Bộ rất có tâm huyết, am hiểu nghệ thuật và thông thạo văn học, thơ ca Khmer. Trong đó, có ông Thạch Xua/Suor (Thầy Xua) ở xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và ông Lý Kọn (còn gọi là Chhà Kọn) là người Khmer lai Triều Châu, ấp Sóc Vồ, xã An Ninh, tỉnh Sóc Trăng đứng ra tập hợp các thanh niên yêu thích văn nghệ, có năng khiếu về ca hát, biểu diễn để tổ chức luyện tập, dàn dựng. Qua một thời gian đưa ra biểu diễn và được đông đảo khán giả nhiệt liệt cổ vũ, hưởng ứng, gánh hát Dù kê Nam Bộ được hình thành và phát triển, chủ yếu ở hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. Một số gánh hát sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ tiêu biểu, như: Tỉnh Sóc Trăng: khoảng từ năm 1919-1944, gánh Dù kê Tự Lập Ban của Chà Kọn - Sóc Vồ, xã An Ninh, huyện Mỹ Mỹ Tú; từ năm 1933-1943, gánh Dù kê Tổ Lập Thành của Tà Thại; từ năm 1934-1945, gánh Dù kê Tổ Lập Thành của Chhà Tỷ - Vũng Thơm; từ năm 1946-1972, gánh Dù kê Tự lập Ban của Bà Lý Thị Sô Phi con ông Chhà Kọn; từ năm 1949-1968, gánh Dù kê Ánh Sáng của Tà Kươn, xã Đại Tâm, Mỹ Xuyên Tỉnh Trà Vinh: năm 1926, gánh Dù kê Bà Bầu - xã Nguyệt Hoá; năm 1929-1930, gánh Dù kê của Xã Nhương - Tri Tân; năm 1930, gánh Dù kê của Quản Sách - xã Lương Hòa; một số gánh Dù kê của Tà Chuôl - xã Tập Ngãi; gánh Dù kê của Tà Tưng, Tà Mục - xã Long Đức; gánh Dù kê Tự Lập Thành của Tà Tia - xã Lưu Nghiệp Anh, Trà Cú; sau đó nhập gánh với của Tà Yên - Càng Long để lập gánh Võ Lập Thành; năm 1934, Quản Sách giao gánh hát lại cho Thạch Hoa và đặt tên là Hoa Long Thành, đoàn hát bằng tiếng Khmer lẫn tiếng Việt; khoảng năm 1930-1937, gánh Dù kê Nhật Nguyệt Quang của Sơn Kưu - Trà Cú; năm 1952- 1953, gánh Dù kê Nhật Nguyệt Thành của Thạch Vông, Thạch Tu Quang; năm 1965-1975, gánh Dù kê Nhật Nguyệt Quang Sơn Kưu giao cho ông Cơ - xã Đại An quản lý... Ngoài ra, hầu như ở khắp nơi của hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, người ta thấy xuất hiện các gánh hát Dù kê liên tiếp được thành lập, không có tên, không danh hiệu chính thức, thường là quy mô nhỏ có tính tự phát chủ yếu để góp vui cho các cuộc lễ hội của phum, sróc. Tuy nhiên, các gánh hát Dù kê dân gian tự phát thường thiếu sự chặt chẽ về tổ chức, quản lý; thiếu đội ngũ diễn viên, nhạc công; thiếu vở diễn hoàn chỉnh; các trang bị thiết bị, trang phục, đạo cụ thiếu đồng bộ nên chưa nhận được sự ủng hộ cao của khán giả, sau một thời gian đã tự tan rã. Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ ra đời không chỉ ảnh hưởng ở trong phạm vi của một tỉnh, khu vực Nam Bộ mà còn mở rộng phạm vi đến đất nước Chùa Tháp anh em. Người dân Campuchia yêu mến nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ và đặt tên rất gần gũi, thân quen, đó là “Lakhôn Basắc”2 và tên gọi này vẫn tồn tại đến ngày nay. 2 Lakhôn Bassac: “Bassac” là tên sông Bassac do người Khmer Campuchia gọi, có tên gọi khác của người Kinh là Hậu giang hay sông Hậu (Tự điển Bách khoa toàn thư - Sông Cửu Long); “Lakhôn Bassac” được hiểu là “Sân khấu của người ở xứ Basac / xứ sông Hậu” Lakhôn Bassac: “Từ sau năm 1930, gánh hát Dù kê của ông Chhà Kọn - Sóc Trăng đã tổ chức nhiều chuyến lưu diễn và đã được đông đảo công chúng Campuchia yêu thích. Sự thành công của gánh Chhà Kọn đã gây nên dư luận tốt, tạo tiếng vang khắp cả đất nước Chùa Tháp. Vào đầu thập kỷ 30 thế kỷ XX (1930-1931), nhân có cuộc tổ chức triển lãm trước Hoàng cung ở Nông Phênh 03 ngày, 03 đêm mừng thọ của mình, nhà vua Si Sô Wáth – Mô Ni Vông (lên ngôi từ năm 1927-1941) đã cho quan cận thần mời gánh hát của ông Chhà Kọn vào Hoàng cung biểu diễn cho nhà vua và hoàng tộc xem. Khi kết thúc buổi biểu diễn, Nhà vua hết lòng khen ngợi và thán phục tài thông minh sáng tạo của người Khmer Nam Bộ, nên hạ chỉ cho mời ông bầu gánh Dù kê Nam Bộ đến nhập triều để yết kiến nhà vua. Qua thăm hỏi gia đình, nguồn gốc của gánh hát Dù kê, khi biết rằng gánh hát Dù kê này là của những người ở Sróc Khlêng, nghe xong nhà vua nói: “À, gánh hát này thật ra của người ở xứ sở Bassac, vậy thì nên gọi gánh hát của các người là “Krom Lakhôn Bassac” (gánh hát Bassac/ Basắc) để người dân ở Campuchia ai cũng đều biết Lakhôn Bassac là sân khấu Dù kê của người dân xứ Basắc”. Cũng từ sự kiện đó, sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ ở Campuchia chính thức có thêm tên mới là “Lakhôn Bassac” và tên gọi này tồn tại cho đến ngày nay đối với người dân Campuchia”. * [Sơn Lương (chủ biên) 2012,“Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1920-2000”, trang 113]. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ - 1962 , Tỉnh uỷ Trà Vinh chủ trương thành lập đoàn văn công Khmer nhằm phục vụ kháng chiến được toàn diện và sâu rộng hơn; giao cho ông Thạch Voi – Phó Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Trà Vinh tập hợp tác giả Kim Sơn, họa sĩ Phong Ba, đạo diễn Năm Tri đến huyện Cầu Kè - nơi có sẵn đội văn nghệ Khmer truyền thống. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 14/4/1963, Đoàn Văn công Khmer tỉnh Trà Vinh chính thức được thành lập tại ấp Cây Xanh, xã Tam Ngãi, xã Châu Điền, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh – tiền thân của Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh ngày nay. Sau năm 1975, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh Trà Vinh trưởng thành, phát triển để hoà nhịp và gắn liền với những thành tựu chung của đất nước. Đoàn còn là cái nôi đào tạo, diễn viên, nhạc công sân khấu Dù kê, không chỉ cho Đoàn mà còn cung cấp cho các đoàn, đội văn nghệ Khmer trong và ngoài tỉnh, hỗ trợ thành lập Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang, Minh Hải; thường xuyên biểu diễn trích đoạn sân khấu Dù kê phục vụ khách trong, ngoài nước và được cử sang phục vụ nước bạn Campuchia. Cho đến hôm nay, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh là một trong những đoàn nghệ thuật Khmer Nam Bộ biểu diễn Dù kê vừa giữ được nét nghệ thuật truyền thống, vừa có sự tiếp nhận văn hóa hiện đại, được khán giả Trà Vinh cũng như các khán giả tỉnh Nam Bộ yêu thích, mến mộ. Đến năm 1985, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh lần đầu tiên tham dự Hội diễn Sân khấu Chuyên nghiệp toàn quốc lần III tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Nghĩa Bình (nay là tỉnh Bình Định), từ ngày 1/7-15/7/1985 do Bộ Văn hóa - Thông tin và Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức. Đoàn đã đạt 4 huy chương Vàng (có 01 huy chương vàng về kịch bản), 7 huy chương Bạc. Từ những thành công đó, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận “Loại hình Dù kê là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp ở Việt Nam”. Nhìn chung, xuất phát điểm từ hình thức đội văn nghệ Khmer truyền thống dân gian, trưởng thành đoàn hát Dù kê chuyên nghiệp và hiện nay Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014142 Soá 13, thaùng 3/2014 143 là Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh là một chặng đường phát triển liên tục đầy sáng tạo của nhiều thế hệ nghệ sĩ dân tộc Khmer. Đây là kết quả của sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc Khmer, Kinh, Hoa đã cùng cộng cư, chan hòa trên vùng đất Nam Bộ. Cho đến nay, nghệ thuật sân khấu Dù kê đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người Khmer Nam Bộ. 2.3. Thực trạng sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ Khu vực Nam Bộ có tất cả 11 Nghệ sĩ Ưu tú Khmer (NSUT). Trong những năm qua, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh có 5/6 NSƯT, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng có 3/4 NSƯT và Đoàn Nghệ thuật Khmer Kiên Giang có một NSƯT luôn đóng vai trò nòng cốt giữ gìn và phát huy nghệ thuật sân khấu Dù kê. Tuy nhiên, do việc đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công cho sân khấu Dù kê để bổ sung cho các đoàn chủ yếu là truyền nghề, hướng dẫn kinh nghiệm bằng phương pháp “truyền miệng” là chính, trong khi các nghệ nhân, nghệ sĩ Khmer này ngày càng lớn tuổi, một số đã mất, nên việc bổ sung đội ngũ diễn viên trẻ, tài năng là rất khan hiếm. Qua khảo sát, điền dã thực tế, trao đổi với các lãnh đạo ngành Văn hoá, Thể thao & Du lịch một số địa phương; phỏng vấn một số lãnh đạo đoàn, nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên sân khấu Dù kê; tham khảo các bài báo, bài viết về sân khấu Dù kê, chúng tôi nhận thấy hiện nay loại hình sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ rất có nguy cơ bị mai một, do các yếu tố sau: Một số đoàn chuyên nghiệp chất lượng nghệ thuật từng lúc chưa đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của khán giả. Thiếu vở diễn Dù kê mới chất lượng, nhất là thiếu kịch bản đề tài đương đại để dàn dựng nhằm thu hút khán giả. Thiếu đội ngũ diễn viên, nhạc công trẻ, tài năng đáp ứng thị hiếu người xem. Thiếu đội ngũ soạn giả, đạo diễn có trình độ và am hiểu về sân khấu Dù kê để phát hiện tìm những yếu tố mới trong biên soạn kịch bản và đột phá trong khâu dàn dựng vở diễn Dù kê phù hợp với xã hội đương đại. Thiếu sự quảng bá các kịch bản Dù kê cho các đoàn Dù kê nghiệp dư để duy trì phong trào và tạo nguồn cho các đoàn chuyên nghiệp. Một số địa phương có phong trào văn hoá - văn nghệ Khmer phát triển và một số địa phương khác có các nghệ nhân sân khấu Dù kê lão thành rất muốn khôi phục câu lạc bộ, đội, nhóm hát sân khấu Dù kê để biểu diễn tại địa phương trong các dịp lễ hội Khmer trong năm, nhưng chưa có nơi đào tạo để bổ sung nhạc công, diễn viên sân khấu Dù kê phù hợp với thời gian học tập của học viên; hoặc có gia đình nghệ nhân khi phát hiện có con, cháu còn nhỏ tuổi rất có năng khiếu về biểu diễn sân khấu Dù kê, nhưng chưa có nơi nào đào tạo chuyên nghiệp dài hạn để sau này các con, cháu có thể theo nghề lâu dài. Thời gian vừa qua, khu vực Nam Bộ chưa có nơi nào tổ chức tuyển sinh đào tạo các chuyên ngành diễn viên, nhạc công sân khấu Dù kê do thiếu đội ngũ giáo viên, giảng viên cơ hữu và đạt chuẩn. Đến cuối năm 2012, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh tổ chức thực hiện Đề án đào tạo, bổ sung đội ngũ diễn viên cho Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh Trà Vinh, đây là đơn vị đầu tiên khu vực Nam Bộ đăng ký Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Trà Vinh mở mã ngành mới và tổ chức tuyển sinh lớp trung cấp chuyên nghiệp, ngành “Nghệ thuật biểu diễn kịch múa (Ca kịch Dù kê)”, hệ chính quy, khóa học 2012-2015, đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong địa bàn tỉnh Trà Vinh, đã trúng tuyển 26 học sinh. Tuy nhiên, chỉ tuyển các thí sinh trong địa bàn tỉnh Trà Vinh thì chưa thể đáp ứng nhu cầu học tập và bổ sung đội ngũ diễn viên trẻ sân khấu cho các đoàn nghệ thuật Khmer trong khu vực Nam Bộ. Thiếu sự giới thiệu, quảng bá loại hình văn hoá - nghệ thuật Khmer và sân khấu Dù kê trong các tour du lịch khách đến tham quan và có nghỉ đêm tại tỉnh Trà Vinh. Mặc khác, hiện nay, có một số nghệ nhân Khmer tài năng xuất sắc, lưu giữ nhiều bài ca Bassac cổ xưa, có công phổ biến, truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ, được đồng nghiệp và quần chúng kính trọng, đủ tiêu chuẩn phong tặng “Nghệ nhân ưu tú”, nhưng chưa được Nhà nước ghi nhận. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, phương tiện tuyên truyền hiện đại, sự du nhập ồ ạt những băng, đĩa hình và sản phẩm phi văn hóa từ bên ngoài, phần nào đó đã làm phai mờ và lệch lạc đi nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của dân tộc vốn có từ lâu đời. Một điều rất cần quan tâm là qua trao đổi, phỏng vấn một bộ phận thanh niên dân tộc Khmer, có nhiều thanh niên không biết về nguồn gốc, xuất xứ nghệ thuật sân khấu Dù kê, thậm chí các thanh niên này cho rằng không quan tâm đến sân khấu Dù kê, mà chỉ quan tâm đến các loại hình âm nhạc hiện đại. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận Việc bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, vừa mang tính truyền thống, đạo lý, văn hoá vừa mang tính đoàn kết của các dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa) đã cùng nhau chung sức phát triển nên loại hình sân khấu độc đáo này là việc làm hết sức cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp và cộng đồng. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ rộng rãi, bằng nhiều hình thức trong cộng đồng dân cư, nhất là giới trẻ Khmer sẽ giúp cho thế hệ trẻ hiểu được việc bảo tồn và phát huy vốn văn hoá độc đáo của dân tộc mình là điều cần thiết. Đào tạo chuyên ngành “Nghệ thuật biểu diễn kịch múa (Ca kịch Dù kê)” cần được nâng cấp lên bậc cao đẳng, đại học, để chính những học sinh, sinh viên này là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp; cũng là người giữ gìn, truyền đạt những kiến thức, văn hoá cội nguồn của dân tộc và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc Khmer một cách tốt nhất. Đây sẽ là lực lượng diễn viên, nhạc công trẻ cung cấp cho các đoàn nghệ thuật Khmer từ tỉnh đến cơ sở trong khu vực Nam Bộ và sẽ là nguồn đào tạo đội ngũ giảng viên, soạn giả, đạo diễn sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ trong tương lai. 3.2. Kiến nghị Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển sân khấu Dù kê Nam Bộ một cách bền vững, như sau: Định kỳ mở lớp bồi dưỡng ngắn hạn đào tạo diễn viên sân khấu Dù kê và nhạc cụ dân tộc Khmer nhằm tạo phong trào trong công chúng Khmer và tạo nguồn đào tạo các lớp sân khấu Dù kê hệ chính quy, dài hạn. Mở mới ngành đào tạo bậc Trung cấp Chuyên nghiệp “Diễn viên sân khấu kịch hát- ca kich Dù kê ” - hệ Chính quy, thời gian đào tạo 3 năm, đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Mở mới mã ngành đào tạo bậc cao đẳng, đại học chuyên ngành “Diễn viên sân khấu Khmer Nam Bộ” hoặc “Diễn viên sân khấu kịch hát – ca kịch/sân khấu Dù kê” - hệ chính quy, đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp Trung cấp Chuyên nghiệp ngành “Diễn viên sân khấu kịch hát - ca kịch Dù kê ”. Mở rộng quy mô và đối tượng tuyển sinh khu vực Nam Bộ và có chính sách, đãi ngộ đối với học sinh, sinh viên học chuyên ngành Nghệ thuật Khmer Nam Bộ; Đào tạo hoặc liên kết đào tạo cán bộ trình độ đại học các ngành: Biên kịch sân khấu, sáng tác âm nhạc, đạo diễn sân khấu, biên đạo múa, đối tượng tuyển chọn là học sinh tốt nghiệp các lớp Trung cấp Chuyên nghiệp khối ngành nghệ thuật Khmer Nam Bộ; Định kỳ mở trại sáng tác kịch bản hoặc tổ chức thi sáng tác kịch bản sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, khuyến khích các đề tài xã hội đương đại để cung cấp kịch bản sân khấu Dù kê mới, đảm bảo chất lượng và sẽ phong phú đề tài cho các Đoàn Dù kê chuyên và không chuyên nghiệp lựa chọn, sao cho đề tài kịch bản phù hợp với tình hình địa phương mình; Định kỳ tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn sân khấu Dù kê cấp tỉnh và cấp toàn quốc, để các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, kỹ thuật viên các đoàn có dịp giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; Định hướng xây dựng “Nhà hát nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ” trong tương lai, đây sẽ là nơi tập hợp các nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú, các chuyên gia am hiểu lĩnh vực nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ; khai thác và học tập vốn cổ trong nghệ thuật ca Bassac; tổ chức nghiên cứu học thuật lĩnh vực sân khấu Dù kê và biểu diễn đúng phong cách nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ chính thống. Trên cơ sở đó, “Nhà hát nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ” sẽ là nơi phục hồi, chỉnh lí, cải Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014142 Soá 13, thaùng 3/2014 143 là Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh là một chặng đường phát triển liên tục đầy sáng tạo của nhiều thế hệ nghệ sĩ dân tộc Khmer. Đây là kết quả của sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc Khmer, Kinh, Hoa đã cùng cộng cư, chan hòa trên vùng đất Nam Bộ. Cho đến nay, nghệ thuật sân khấu Dù kê đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người Khmer Nam Bộ. 2.3. Thực trạng sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ Khu vực Nam Bộ có tất cả 11 Nghệ sĩ Ưu tú Khmer (NSUT). Trong những năm qua, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh có 5/6 NSƯT, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng có 3/4 NSƯT và Đoàn Nghệ thuật Khmer Kiên Giang có một NSƯT luôn đóng vai trò nòng cốt giữ gìn và phát huy nghệ thuật sân khấu Dù kê. Tuy nhiên, do việc đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công cho sân khấu Dù kê để bổ sung cho các đoàn chủ yếu là truyền nghề, hướng dẫn kinh nghiệm bằng phương pháp “truyền miệng” là chính, trong khi các nghệ nhân, nghệ sĩ Khmer này ngày càng lớn tuổi, một số đã mất, nên việc bổ sung đội ngũ diễn viên trẻ, tài năng là rất khan hiếm. Qua khảo sát, điền dã thực tế, trao đổi với các lãnh đạo ngành Văn hoá, Thể thao & Du lịch một số địa phương; phỏng vấn một số lãnh đạo đoàn, nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên sân khấu Dù kê; tham khảo các bài báo, bài viết về sân khấu Dù kê, chúng tôi nhận thấy hiện nay loại hình sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ rất có nguy cơ bị mai một, do các yếu tố sau: Một số đoàn chuyên nghiệp chất lượng nghệ thuật từng lúc chưa đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của khán giả. Thiếu vở diễn Dù kê mới chất lượng, nhất là thiếu kịch bản đề tài đương đại để dàn dựng nhằm thu hút khán giả. Thiếu đội ngũ diễn viên, nhạc công trẻ, tài năng đáp ứng thị hiếu người xem. Thiếu đội ngũ soạn giả, đạo diễn có trình độ và am hiểu về sân khấu Dù kê để phát hiện tìm những yếu tố mới trong biên soạn kịch bản và đột phá trong khâu dàn dựng vở diễn Dù kê phù hợp với xã hội đương đại. Thiếu sự quảng bá các kịch bản Dù kê cho các đoàn Dù kê nghiệp dư để duy trì phong trào và tạo nguồn cho các đoàn chuyên nghiệp. Một số địa phương có phong trào văn hoá - văn nghệ Khmer phát triển và một số địa phương khác có các nghệ nhân sân khấu Dù kê lão thành rất muốn khôi phục câu lạc bộ, đội, nhóm hát sân khấu Dù kê để biểu diễn tại địa phương trong các dịp lễ hội Khmer trong năm, nhưng chưa có nơi đào tạo để bổ sung nhạc công, diễn viên sân khấu Dù kê phù hợp với thời gian học tập của học viên; hoặc có gia đình nghệ nhân khi phát hiện có con, cháu còn nhỏ tuổi rất có năng khiếu về biểu diễn sân khấu Dù kê, nhưng chưa có nơi nào đào tạo chuyên nghiệp dài hạn để sau này các con, cháu có thể theo nghề lâu dài. Thời gian vừa qua, khu vực Nam Bộ chưa có nơi nào tổ chức tuyển sinh đào tạo các chuyên ngành diễn viên, nhạc công sân khấu Dù kê do thiếu đội ngũ giáo viên, giảng viên cơ hữu và đạt chuẩn. Đến cuối năm 2012, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh tổ chức thực hiện Đề án đào tạo, bổ sung đội ngũ diễn viên cho Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh Trà Vinh, đây là đơn vị đầu tiên khu vực Nam Bộ đăng ký Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Trà Vinh mở mã ngành mới và tổ chức tuyển sinh lớp trung cấp chuyên nghiệp, ngành “Nghệ thuật biểu diễn kịch múa (Ca kịch Dù kê)”, hệ chính quy, khóa học 2012-2015, đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong địa bàn tỉnh Trà Vinh, đã trúng tuyển 26 học sinh. Tuy nhiên, chỉ tuyển các thí sinh trong địa bàn tỉnh Trà Vinh thì chưa thể đáp ứng nhu cầu học tập và bổ sung đội ngũ diễn viên trẻ sân khấu cho các đoàn nghệ thuật Khmer trong khu vực Nam Bộ. Thiếu sự giới thiệu, quảng bá loại hình văn hoá - nghệ thuật Khmer và sân khấu Dù kê trong các tour du lịch khách đến tham quan và có nghỉ đêm tại tỉnh Trà Vinh. Mặc khác, hiện nay, có một số nghệ nhân Khmer tài năng xuất sắc, lưu giữ nhiều bài ca Bassac cổ xưa, có công phổ biến, truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ, được đồng nghiệp và quần chúng kính trọng, đủ tiêu chuẩn phong tặng “Nghệ nhân ưu tú”, nhưng chưa được Nhà nước ghi nhận. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, phương tiện tuyên truyền hiện đại, sự du nhập ồ ạt những băng, đĩa hình và sản phẩm phi văn hóa từ bên ngoài, phần nào đó đã làm phai mờ và lệch lạc đi nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của dân tộc vốn có từ lâu đời. Một điều rất cần quan tâm là qua trao đổi, phỏng vấn một bộ phận thanh niên dân tộc Khmer, có nhiều thanh niên không biết về nguồn gốc, xuất xứ nghệ thuật sân khấu Dù kê, thậm chí các thanh niên này cho rằng không quan tâm đến sân khấu Dù kê, mà chỉ quan tâm đến các loại hình âm nhạc hiện đại. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận Việc bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, vừa mang tính truyền thống, đạo lý, văn hoá vừa mang tính đoàn kết của các dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa) đã cùng nhau chung sức phát triển nên loại hình sân khấu độc đáo này là việc làm hết sức cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp và cộng đồng. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ rộng rãi, bằng nhiều hình thức trong cộng đồng dân cư, nhất là giới trẻ Khmer sẽ giúp cho thế hệ trẻ hiểu được việc bảo tồn và phát huy vốn văn hoá độc đáo của dân tộc mình là điều cần thiết. Đào tạo chuyên ngành “Nghệ thuật biểu diễn kịch múa (Ca kịch Dù kê)” cần được nâng cấp lên bậc cao đẳng, đại học, để chính những học sinh, sinh viên này là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp; cũng là người giữ gìn, truyền đạt những kiến thức, văn hoá cội nguồn của dân tộc và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc Khmer một cách tốt nhất. Đây sẽ là lực lượng diễn viên, nhạc công trẻ cung cấp cho các đoàn nghệ thuật Khmer từ tỉnh đến cơ sở trong khu vực Nam Bộ và sẽ là nguồn đào tạo đội ngũ giảng viên, soạn giả, đạo diễn sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ trong tương lai. 3.2. Kiến nghị Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển sân khấu Dù kê Nam Bộ một cách bền vững, như sau: Định kỳ mở lớp bồi dưỡng ngắn hạn đào tạo diễn viên sân khấu Dù kê và nhạc cụ dân tộc Khmer nhằm tạo phong trào trong công chúng Khmer và tạo nguồn đào tạo các lớp sân khấu Dù kê hệ chính quy, dài hạn. Mở mới ngành đào tạo bậc Trung cấp Chuyên nghiệp “Diễn viên sân khấu kịch hát- ca kich Dù kê ” - hệ Chính quy, thời gian đào tạo 3 năm, đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Mở mới mã ngành đào tạo bậc cao đẳng, đại học chuyên ngành “Diễn viên sân khấu Khmer Nam Bộ” hoặc “Diễn viên sân khấu kịch hát – ca kịch/sân khấu Dù kê” - hệ chính quy, đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp Trung cấp Chuyên nghiệp ngành “Diễn viên sân khấu kịch hát - ca kịch Dù kê ”. Mở rộng quy mô và đối tượng tuyển sinh khu vực Nam Bộ và có chính sách, đãi ngộ đối với học sinh, sinh viên học chuyên ngành Nghệ thuật Khmer Nam Bộ; Đào tạo hoặc liên kết đào tạo cán bộ trình độ đại học các ngành: Biên kịch sân khấu, sáng tác âm nhạc, đạo diễn sân khấu, biên đạo múa, đối tượng tuyển chọn là học sinh tốt nghiệp các lớp Trung cấp Chuyên nghiệp khối ngành nghệ thuật Khmer Nam Bộ; Định kỳ mở trại sáng tác kịch bản hoặc tổ chức thi sáng tác kịch bản sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, khuyến khích các đề tài xã hội đương đại để cung cấp kịch bản sân khấu Dù kê mới, đảm bảo chất lượng và sẽ phong phú đề tài cho các Đoàn Dù kê chuyên và không chuyên nghiệp lựa chọn, sao cho đề tài kịch bản phù hợp với tình hình địa phương mình; Định kỳ tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn sân khấu Dù kê cấp tỉnh và cấp toàn quốc, để các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, kỹ thuật viên các đoàn có dịp giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; Định hướng xây dựng “Nhà hát nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ” trong tương lai, đây sẽ là nơi tập hợp các nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú, các chuyên gia am hiểu lĩnh vực nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ; khai thác và học tập vốn cổ trong nghệ thuật ca Bassac; tổ chức nghiên cứu học thuật lĩnh vực sân khấu Dù kê và biểu diễn đúng phong cách nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ chính thống. Trên cơ sở đó, “Nhà hát nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ” sẽ là nơi phục hồi, chỉnh lí, cải Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014144 Soá 13, thaùng 3/2014 145 biên những vở diễn Dù kê truyền thống, tiêu biểu và cũng là nơi phát hiện các hạt nhân nghệ thuật và tạo nguồn đào tạo các lớp nghệ thuật sân khấu Dù kê - hệ chính quy. Tổ chức nghiên cứu khoa học, sưu tầm các bài ca Bassac, các kịch bản sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, đặc biệt là biên soạn sách song ngữ Khmer - Việt, Khmer – Anh về nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ để thuận tiện giới thiệu và quảng bá rộng rãi loại hình nghệ thuật này đến công chúng trong và ngoài nước. Mạnh dạn bổ sung vào chương trình tour du lịch khách đến tham quan có nghỉ đêm tại tỉnh Trà Vinh chương trình biểu diễn ca, múa, nhạc Khmer và trích đoạn sân khấu Dù kê, nhằm giới thiệu, quảng bá loại hình sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ với bạn bè trong nước và quốc tế. Đây cũng sẽ là đầu ra của học sinh, sinh viên các lớp đào tạo hệ chính quy ngành Diễn viên Sân khấu Khmer Nam Bộ trong tương lai. Đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” cho các nghệ nhân sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ đủ tiêu chuẩn theo quy định. Tài liệu tham khảo Đặng Vũ Thị Thảo. 1988. Sân khấu truyền thống của người Khmer ĐBSCL. NXB Tổng hợp Hậu Giang. Định Văn Linh. 1988. Văn hoá Khmer trong quá trình giao lưu và phát triển ở ĐBSCL. NXB Tổng hợp Hậu Giang. Hoàng Túc. 1988. Tìm hiểu vốn văn hoá dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang. Kim Thịnh. 2003. Báo cáo Tổng kết kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh Trà Vinh (14/4/1963-14/4/2003). Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII (1998) về “ Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Phan An. 2009. Dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội. Phạm Thị Phương Hạnh. 2011. Văn hoá Khmer Nam Bộ - Nét đẹp trong bản sắc văn hoá Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. Hà Nội. Sơn Lương. 2012. Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 1920-2000. Hội Văn học Nghệ thuật Sóc Trăng. Trần Văn Bổn. 2012. Sân khấu dân gian. NXB Văn hoá Dân tộc. Trường Lưu (chủ biên). 1993. Văn hoá người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Văn hoá Dân tộc - Nghệ thuật. KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ TRONG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TRÀ VINH Ngô Hoàng Đại Long1 Nguyễn Văn Cần2 TÓM TẮT Sản phẩm văn hóa là sản phẩm của lịch sử và luôn mang dấu ấn của thời đại. Hiện nay, nhiều sản phẩm văn hóa mới ra đời phục vụ cuộc sống và phát triển hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch sẽ tạo nên các sản phẩm du lịch. Việc tạo nên các sản phẩm du lịch từ văn hóa chính là thành quả của “văn hóa du lịch và nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer chính là bản sắc vùng đất Trà Vinh”. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung này. Từ khoá: sản phẩm du lịch, Dù kê, sản phẩm văn hoá, văn hoá du lịch, Trà Vinh ABSTRACT Culture closely connects to history and bears contemporary stamp. Nowadays, many cultural products are for serving spiritual life and tourism development. Tourism will bring about its product. The tourism product made from culture is the result of tourism culture and Khmer Du ke theatre is a character of Tra Vinh. This article will analyze clearly this content. Keywords: tourism product, Du ke, cultural products, tourism culture, Tra Vinh 1 Trung tâm Nghiên cứu Biển & Đảo, ĐH KHXH&NV TP. HCM 2 Khoa Du lịch & Việt Nam học, ĐH Nguyễn Tất Thành 1. DẪN NHẬP Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích 2.288.09 km2 với dân số là 1.012.648 người (theo Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2011), bao gồm một thành phố trực thuộc tỉnh và bảy huyện, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Vĩnh Long, phía Nam giáp Sóc Trăng, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, có 65 km bờ biển. Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km đi bằng quốc lộ 53, khoảng cách chỉ còn 130 km nếu đi bằng quốc lộ 60, cách thành phố Cần Thơ 95 km. Tỉnh Trà Vinh là vùng địa lý cộng cư của ba dân tộc chính là Kinh, Khmer, Hoa và một số ít các dân tộc khác. Trong đó, người Kinh có tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu dân số của tỉnh với 684.119 người chiếm 67,5% dân số của tỉnh. Đồng bào Khmer ở Trà Vinh có 320.292 người (chiếm 31,63%), đông thứ hai cả nước sau tỉnh Sóc Trăng Đây là một vùng văn hóa với những đặc trưng độc đáo và khác biệt so với các tiểu vùng văn hóa khác trong vùng văn hóa Tây Nam Bộ. Vì khi nhắc vùng đất Trà Vinh, người ta nghĩ ngay đến những ngôi chùa Khmer độc đáo đậm chất huyền bí, bên cạnh đó là những lễ hội truyền thống: Chol Chnam Thmay, Ok Om Bok, Dolta và ẩm thực đa sắc màu như: chính sự cộng cư của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer đã tạo nên vùng đất Trà Vinh rất phong phú và đặc trưng. Nhưng có lẽ, điều đặc biệt vẫn sinh tồn và phát triển một cách bền bỉ với thời gian và không gian của người Khmer nơi đây, đó chính là: nghệ thuật sân khấu Dù kê, múa Lâm Thol, vũ điệu Apsara với dàn nhạc ngũ âm của họ. Đặc biệt, Dù kê - nghệ thuật sân khấu độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng đất Trà vinh nói riêng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay thì vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer là một yêu cầu cấp thiết. Đồng thời, đây cũng là thời điểm cần phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa ra bên ngoài, quảng bá hơn nữa tính sự đa dạng, độc đáo và bản sắc văn hóa của Trà Vinh nói riêng và Việt Nam nói chung ra ngoài phạm vi vùng, khu vực và thế giới. Hoạt động du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo của vùng chính là kênh văn hóa quan trọng để chuyển tải những nét độc đáo ra bên ngoài, đồng thời thông qua du lịch sẽ góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsan_khau_du_ke_khmer_nam_bo_bao_ton_va_phat_trien.pdf