KẾT LUẬN
Với tổ hợp kỹ thuật hoàn chỉnh bao gồm
máy gia tốc vòng, hệ thống sản xuất và kiểm tra
chất lượng, Đơn vị PET‐CT và Cyclotron Bệnh
viện Chợ Rẫy đã hoàn thiện qui trình thao tác
chuẩn và sản xuất thành công (18F)FDG thỏa
mãn các chỉ tiêu về chất lượng theo Dược điển
Hoa kỳ. Việc sản xuất, kiểm tra chất lượng
(18F)FDG không những đòi hỏi phải tuân thủ
quy trình, thao tác chuẩn, các chỉ tiêu của thuốc
tiêm thông thường mà còn phải tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định về an toàn bức xạ
nhằm đảm bảo an toàn cho người sản xuất, bệnh
nhân và môi trường.
Đơn vị PET‐CT và Cyclotron đã vận hành,
sản xuất an toàn, ổn định, trong đó có 240 mẻ
sản xuất thành công, cung cấp (18F)FDG phục vụ
cho 1.965 lượt bệnh nhân có chỉ định chụp PET.
Dược chất phóng xạ (18F)FDG sản xuất ra
được sử dụng tại bệnh viện đồng thời có thể
được cung cấp cho các trung tâm khác trong khu
vực chỉ trang bị máy PET‐CT.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sản xuất và kiểm tra chất lượng (¹⁸f)fludeoxyglucose ((¹⁸f)fdg) tại bệnh viện chợ Rẫy trong 3 năm hoạt động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 664
SẢN XUẤT VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG (18F)FLUDEOXYGLUCOSE
((18F)FDG) TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TRONG 3 NĂM HOẠT ĐỘNG.
Nguyễn Công Đức*, Nguyễn Thị Phương Nam*, Ngô Thanh Linh*, Hoàng Công Khu*, Trần Bá Phước*
TÓM TẮT
Tổng quan: Bệnh viện Chợ rẫy là cơ sở đầu tiên tại Việt nam trang bị hệ thống hoàn chỉnh bao gồm một
máy ghi hình PET/CT Biograph; máy Gia tốc vòng Eclipse HP; phòng thí nghiệm Sản xuất và Kiểm tra chất
lượng để sản xuất dược chất phóng xạ (18F)FDG sử dụng trong ghi hình chẩn đoán dùng máy cắt lớp điện
toán phát dương điện tử (PET ‐ Positron Emmission Tomography).
Mục tiêu: Báo cáo hoạt động sản xuất (18F)FDG tại Đơn vị PET‐CT và Cyclotron của Bệnh viện Chợ
rẫy từ tháng 3 năm 2009 đến nay.
Phương pháp: Việc sản xuất (18F)FDG trở thành thường quy. Các chỉ tiêu chất lượng của (18F)FDG
bao gồm độ sạch hạt nhân, độ sạch hóa phóng xạ, độ sạch hóa học, các chỉ tiêu về sinh học như độ vô trùng,
nội độc tố vi khuẩn được kiểm tra nghiêm ngặt trên từng lô sản phẩm. Qui trình sản xuất và kiểm tra chất
lượng được thực hiện theo các Qui trình thao tác chuẩn (SOP).
Kết quả: Sản xuất thành công 240 mẻ (18F)FDG với các chỉ tiêu chất lượng phù hợp các tiêu chuẩn của
dược điển Hoa kỳ. Tổng hoạt độ phóng xạ sản xuất được là 6.078,42 GBq (18F)FDG và phục vụ cho 1.965
lượt bệnh nhân.
Kết luận: (18F)FDG được sản xuất tại Đơn vị PET‐CT và Cyclotron của Bệnh viện Chợ rẫy có chất
lượng tốt, ổn định, phù hợp tiêu chuẩn dược điển Hoa kỳ, phục vụ cho bệnh nhân tại bệnh viện đồng thời có
thể được cung cấp cho các bệnh viện khác chỉ trang bị máy PET‐CT.
Từ khóa: (18F)FDG, (18F)Fludeoxyglucose, Dược phẩm phóng xạ cho PET, Kiểm tra chất lượng.
ABSTRACT
PRODUCTION AND QUALITY CONTROL OF (18F)FLUDEOXYGLUCOSE ((18F)FDG) AT CHORAY
HOSPITAL IN 3 YEARS OF OPERATION
Nguyen Cong Duc, Nguyen Thi Phuong Nam, Ngo Thanh Linh, Hoang Cong Khu, Tran Ba Phuoc
*Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 664 ‐ 669
Overview: Cho Ray Hospital is the first facility in Vietnam equipped with an overall system including
one Biograph PET/CT Scanner; one Eclipse HP cyclotron; the complete production and quality control
laboratories for producing the (18F)FDG radiopharmaceutical used in PET diagnostic imaging.
Objective: This paper is to report the production of (18F)FDG in PET‐CT and Cyclotron Unit of Cho
Ray Hospital from March 2009 up to now.
Subjects and Methods: The production of (18F)FDG has become routine. The quality criteria of
(18F)FDG consist of the radionuclide purity, the radiochemical purity, the content of chemical impurities, the
sterility and the bacterial endotoxins which have been strictly checked on every product batch. The
production and quality control procedures have been carried out according to the Standard Operating
Procedures (SOP).
* Đơn vị PET‐CT và Cyclotron, BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: KS. Nguyễn Công Đức, ĐT: 0908538816, Email: ngcongduc@vnn.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 665
Results: 240 batches of (18F)FDG produced successfully with the quality standards conformed to that in
the United State Pharmacopoeia. Total radioactivity produced was 6,078.42 GBq of (18F)FDG and served for
1,965 patients.
Conclusion: (18F)FDG produced in PET‐CT and Cyclotron Unit of Cho Ray hospital with good quality,
stability consistent with the United States Pharmacopeia standards have been administrated for patients in
the hospital and may be provided to other hospitals equipped with PET/CT scanner only.
Keywords: (18F)FDG, (18F)Fludeoxyglucose, PET radiopharmaceuticals, Quality control.
GIỚI THIỆU
18F‐Fludeoxyglucose: 2‐(18F)‐fluoro‐2‐deoxy‐
D‐glucose ((18F)FDG) là một dược phẩm phóng
xạ quan trọng được đánh dấu với một nguồn
phát positron, được dùng trong ghi hình chẩn
đoán sử dụng máy cắt lớp điện toán phát dương
điện tử (PET, PET/CT). (18F)FDG là một chất
tương tự như đường glucose. Để sản xuất
(18F)FDG, các cơ sở cần có máy gia tốc vòng, một
hệ tủ kín che chắn phóng xạ nhằm đảm bảo các
yêu cầu về An toàn bức xạ, hệ tổng hợp hóa học
tự động cùng một hệ thống các thiết bị kiểm tra
chất lượng.
Tính đến 15 tháng 2 năm 2012, sau 255 lần
hoạt động của máy gia tốc dành riêng cho sản
xuất (18F–)Fluoride, trong đó có 240 lần tổng
hợp thành công dược chất phóng xạ dùng cho
bệnh nhân với tổng hoạt độ phóng xạ của
(18F)FDG là 6.078,42 GBq, chẩn đoán cho 1.965
lượt bệnh nhân.
THỰC NGHIỆM
Vật liệu
Tiền chất mannose triflate (1,3,4,6‐Tetra‐O‐
acetyl‐2‐O‐trifluoromethanesulfonyl‐ beta ‐D‐
mannopyranose), Kryptofix(R) 2.2.2.
(aminopolyether), Acetonitrile, dung dịch
potassium carbonate, dung dịch HCl 1 N, nước
cất dùng cho HPLC, tất cả các hóa chất đều đạt
độ tinh khiết cao.
Hệ thống sản xuất và kiểm tra chất lượng
Việc sản xuất (18F–)Fluoride được thực hiện
trên máy gia tốc Eclipse HP, (18F)FDG được tổng
hợp trên hệ tổng hợp hóa học tự động
EXPLORA FDG4 của hãng Siemens, đặt trong hệ
tủ kín che chắn phóng xạ của hãng COMECER,
Italia. Hoạt độ phóng xạ của bia sau khi chiếu xạ
và sản phẩm cuối cùng được xác định bằng máy
đo hoạt độ phóng xạ PET‐Dose, COMECER.
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng
bao gồm xác định dư lượng dung môi trong sản
phẩm bằng máy sắc ký khí hiệu Agilent
Technologies 7890A, hệ cột DB‐WAX, xác định
độ sạch hóa phóng xạ bằng máy đọc sắc ký lớp
mỏng BIOSCAN AR‐2000, độ sạch hạt nhân
bằng máy phân tích phổ đa kênh MCA.
Sản xuất (18F–)Fluoride
Điểm đặc trưng của đồng vị phóng xạ Fluor‐
18 (18F): năng lượng bêta cộng cực đại Emax+)
= 0,633 MeV (96,7%); năng lượng tia gamma E()
= 0,511 MeV (193,4%); thời gian bán phân rã vật
lý T1/2 = 109,8 phút.
(18F–)Fluoride được sản xuất bằng việc
chiếu xạ nước làm giàu Oxy‐18, (H218O với độ
giàu của Oxy‐18 là 97%, hãng ISOTEC™, USA)
trong thân bia bằng tantalum qua phản ứng
hạt nhân 18O(p,n)18F, dùng proton 11 MeV từ
máy gia tốc Eclipse HP với cường độ dòng tại
bia là 60 μA và thể tích của bia nước làm giàu
là 2,4 mL. Sau khi chiếu xạ, bia được chuyển từ
máy gia tốc sang hệ tổng hợp hóa học, quá
trình được thực hiện tự động bằng cách dùng
khí trơ đẩy bia trong đường ống có che chắn
chì và sau đó quá trình tổng hợp hóa học tiếp
theo được thực hiện trong hệ tổng hợp đặt
trong tủ kín có che chắn phóng xạ.
Tổng hợp (18F)FDG
Bia nước sau khi chiếu xạ được chuyển vào
cột trao đổi anion dạng carbonate (Sep‐Pak®
Light Accell Plus QMA cartridge), tại đây ion
(18F–)Fluoride được giữ trên cột và sau đó được
tách bởi dung dịch potassium carbonate 0,5 M
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 666
và được chuyển vào bình phản ứng của hệ tổng
hợp Explora FDG4 (Hình 1). Quá trình tổng hợp
diễn ra khoảng 45‐50 phút.
Hình 1: Hệ tổng hợp hóa học tự động Explora FDG4,
Siemens.
Nguyên tắc tổng hợp
Quá trình tổng hợp (18F)FDG bằng con
đường phản ứng thay thế ái nhân(2,3).
Trong phân tử mannose triflate, các nhóm
hydroxyl (–OH) của những vị trí 1,3,4,6 sẽ được
mang mặt nạ và được bảo vệ bởi một nhóm
acetyl, vị trí carbon số 2 chứa nhóm triflate. Với
sự có mặt của chất xúc tác Kryptofix K222 và
dung môi acetonitrile, ion (18F–) fluoride tiến gần
đến phân tử mannose triflate ở vị trí carbon số 2,
nhóm triflate sẽ tách ra và hình thành (18F)FDG.
Quá trình tổng hợp (18F)FDG trong hệ
Explora FDG4 theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1
Trên cột trao đổi anion QMA, chiết ion (18F–
)Fluoride vào bình phản ứng bằng dung dịch
K222/CH3CN:
(18F)F–|(dung dịch, 18O) + K2CO3|(dung
dịch,16O)/K222/CH3CN → (K/K222)+/(18F)F–|(dung
dịch,16O)/CH3CN+H218O
Giai đoạn 2
Chưng cất với acetonitrile trong bình phản
ứng:
(K/K222)+ /(18F)F–|(dung dịch, 16O)/CH3CN
(K/K222)+/(18F)F– (khan)
Giai đoạn 3
Giai đoạn chính ‐ Phản ứng ái nhân fluor
hóa mannose triflate bằng (18F)fluor phóng xạ để
tạo ra sản phẩm trung gian gắn với (18F)fluor.
to
(K / K222)+ / (18F)F–(khan) + Mannose Triflate Tetra‐Acetyl
(18F)FDG
Trong giai đoạn này, mannose triflate phản
ứng với ion (18F–)fluoride để tạo ra sản phẩm
trung gian đã (18F)fluor hóa là 2‐deoxy‐2‐
(18F)fluoro‐1,3,4,6‐tetra‐O‐acetyl‐‐D‐
glucopyranose. Sau phản ứng fluor hóa,
acetonitrile ngay lập tức được bay hơi. Ion (18F–
)fluoride không tham gia phản ứng và phức chất
(K/K222)+ sẽ được tách sau đó trong quá trình tinh
chế sản phẩm.
Giai đoạn 4
Thủy phân:
Thủy phân HCl
Tetra‐Acetyl (18F)FDG (18F)FDG (thô)
Giai đoạn này thủy phân tetra‐acetyl
(18F)FDG bằng xúc tác acid sau khi cho bay hơi
dung môi. Acid hydrochloric 1 N được thêm vào
và hỗn hợp trong bình phản ứng được nung cho
tới khi các nhóm bảo vệ acetyl tách khỏi tetra‐
acetyl (18F)FDG, các nhóm acetyl được biến đổi
thành acid acetic.
Giai đoạn 5
Tinh chế qua lọc:
Tinh chế
(18F)FDG (thô) (18F)FDG
Giai đoạn cuối cùng trong quá trình tổng
hợp là tinh chế dung dịch thô (18F)FDG, quá
trình tinh chế được hoàn thành bằng cách cho
hỗn hợp phản ứng thủy phân qua cột tinh chế
bao gồm nhựa trao đổi cation để tách phức
(K/K222)+, các nhựa chậm để trung hòa acid, cột
oxyt nhôm để loại bỏ các ion (18F–)fluoride chưa
phản ứng và cột silica C‐18 để giữ lại các chất
không phân cực như vết của sản phẩm trung
gian tetra‐acetyl (18F)FDG và cuối cùng sản
phẩm được khử khuẩn bằng cách lọc qua màng
lọc 0,22 m.
Quá trình tổng hợp (18F)FDG được tóm tắt
theo sơ đồ ở hình 2.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 667
Hình 2: Tổng hợp (18F)FDG bằng phản ứng thay thế
ái nhân.
Kiểm tra chất lượng
Độ tinh khiết hạt nhân phóng xạ ‐ nhận dạng
hạt nhân phóng xạ
A: Dùng một mẫu dung dịch (18F)FDG cần
kiểm tra đặt vào buồng ion hóa của phổ kế
gamma SpectroWipe™ AccuSync Medical
Research Corporation, ghi phổ tia gamma của
chế phẩm. Phổ tia gamma của dung dịch phải
đồng nhất với phổ tia gamma của một mẫu
chuẩn (18F)Fluor trong đó nó biểu thị một đỉnh
lớn ở 0,511 MeV.
B: Đặt lọ dung dịch (18F)FDG cần kiểm tra
vào buồng ion hóa của máy đo hoạt độ phóng
xạ PET‐Dose, COMECER, xác định hoạt độ
phóng xạ, biểu thị dưới dạng MBq (mCi), theo
những khoảng thời gian xác định, tối thiểu bằng
1/5 thời gian bán rã của đồng vị (18F)Fluor. Thời
gian bán rã đo được của (18F)Fluor là giữa 105 và
115 phút.
Độ tinh khiết hoá học
Xác định dư lượng dung môi trong dung
dịch (18F)FDG trên máy sắc ký khí hiệu Agilent
Technologies 7890A. Hệ cột DB‐WAX : Dài 30
m; I.D. 0,250 (mm); Film 0,25 (m); Giới hạn
nhiệt độ: từ 20 oC đến 250 oC (Durabond) USA.
Dung môi hữu cơ cần kiểm tra bao gồm
Ethanol, Acetonitrile. Ngoài ra, Kryptofix(R)
2.2.2 tham gia trong quá trình tách (18F–
)fluoride cũng được xác định sự hiện diện
bằng cách dùng sắc ký lớp mỏng và hiện màu.
Các chỉ tiêu phải phù hợp là hàm lượng
Ethanol không lớn hơn 0,5 % và không hơn
0,04 % đối với Acetonitrile.
Độ tinh khiết hoá phóng xạ
Dùng băng sắc ký lớp mỏng TLC Silica gel
60 F254 kích thước 2 cm x 10 cm, hệ dung môi
acetonitrile: nước cất (95:5). Xác định phân bố
sắc ký trên máy BIOSCAN AR‐2000. Xác định
giá trị Rf của (18F–)Fluoride, (18F)FDG và các sản
phẩm acetyl, sản phẩm không thủy phân (Rf 18F–
= 0,0; Rf (18F)FDG = 0,55; Rf Sản phẩm acetyl,
không thủy phân = 0,7).
Hoạt độ phóng xạ của (18F)Fluor dưới dạng
(18F)FDG không nhỏ hơn 90,0 %.
Các chỉ tiêu sinh học
Để xác định độ vô khuẩn, sản phẩm sau khi
lưu giữ để phân rã hết phóng xạ được gửi đến
phòng thí nghiệm vi sinh học để xác định sự
hiện diện của vi khuẩn và nấm mốc. Nội độc tố
vi khuẩn được xác định bằng phương pháp LAL
(Limulus amebocyte lysate) dùng máy Endosafe
Portable Test System (PTS).
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Tổng hợp (18F)FDG
Hoạt độ phóng xạ của (18F)FDG được sản
xuất phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân, thấp
nhất là 5.020,16 MBq và nhiều nhất là 45.956,96
MBq/ lô sản xuất, sản phẩm thu được trong một
thể tích thay đổi từ 8,0 – 19,5 mL, nồng độ
phóng xạ đạt từ 505,05 – 3.565,74 MBq/mL. Hiệu
suất tổng hợp dao động từ 34,80‐74,80 % khi
chưa hiệu chỉnh thời gian bán rã, so với đã hiệu
chỉnh là 47,10 ‐ 99,30 % (Bảng 1).
Bảng 1: Tổng hợp (18F)FDG
Tổng số lần sản
xuất : 240
Hoạt độ phóng xạ thu
được/lô sản xuất (MBq)
Hiệu suất tổng hợp
(chưa hiệu chỉnh) (%)
Hiệu suất tổng hợp
(đã hiệu chỉnh) (%)
Thể tích sản
phẩm (mL)
Nồng độ phóng
xạ (MBq/mL)
Tối thiểu 5.020,16 34,80 47,10 8,00 505,05
Tối đa 45.956,96 74,80 99,30 19,50 3.565,74
Trung bình 25.326,75 59,67 81,03 15,18 1.726,93
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 668
Chất lượng phân tích
Độ tinh khiết hạt nhân phóng xạ ‐ nhận dạng
hạt nhân phóng xạ
Sử dụng máy đo hoạt độ phóng xạ để xác
định thời gian bán phân rã (18F) Fluor của dung
dịch. Kết quả thời gian bán phân rã của (18F)
Fluor nằm trong khoảng 105‐114,8 phút. Phổ
gamma của mẫu hiện diện ở vị trí đỉnh 0,511
MeV.
Hình 3: Phổ gamma của sản phẩm cuối cùng xác
định trên phổ kế gamma MCA.
Độ sạch hóa học
Kết quả phân tích hàm lượng ethanol và
acetonitrile trong mẫu có giá trị tương ứng là từ
0,001‐0,097 g/100 mL và 0,001‐0,035 g/100 mL
(Bảng 2). Hàm lượng Kryptofix(R) 2.2.2 trong
mẫu luôn nhỏ hơn 50 g/mL.
Hình 4: Phổ phân tích sắc ký khí xác định hàm lượng
ethanol và acetonitrile có trong mẫu.
Độ sạch hóa phóng xạ
Tỉ lệ phần trăm của (18F)FDG trong mẫu đạt
giá trị 93,44 ‐ 98,59 %, (18F–)Fluoride ở mức 0,01 ‐
1,19 %, và các sản phẩm acetyl, sản phẩm không
thủy phân là 1,28 ‐ 6,33 % (Bảng 2, Hình 5). Sản
phẩm đạt tiêu chuẩn dược điển Hoa kỳ.
Bảng 2: Kết quả phân tích chất lượng (18F)FDG
Giá trị Độ tinh khiết hóa phóng xạ Các bẩn hóa học
(18F) FDG (%) (18F–) Fluoride (%) (18F) Sản phẩm acetyl, không
thủy phân (%)
Ethanol (g/100
mL)
Acetonitrile
(g/100 mL)
Tối thiểu 93,44 0,01 1,28 0,001 0,001
Tối đa 98,59 1,19 6,33 0,097 0,035
Trung bình 96,39 0,12 3,49 0,033 0,013
Giới hạn ≥ 90 % < 10 % ≤ 0,5 ≤ 0,04
Hình 5: Phổ sắc ký lớp mỏng của dược chất phóng xạ
(18F)FDG.
Các chỉ tiêu sinh học
Kết quả kiểm tra độ vô khuẩn của các lô sản
phẩm đều đạt. Sản phẩm không chứa chất gây
sốt, giới hạn hàm lượng endotoxin <12,5 EU/mL.
KẾT LUẬN
Với tổ hợp kỹ thuật hoàn chỉnh bao gồm
máy gia tốc vòng, hệ thống sản xuất và kiểm tra
chất lượng, Đơn vị PET‐CT và Cyclotron Bệnh
viện Chợ Rẫy đã hoàn thiện qui trình thao tác
chuẩn và sản xuất thành công (18F)FDG thỏa
mãn các chỉ tiêu về chất lượng theo Dược điển
Hoa kỳ. Việc sản xuất, kiểm tra chất lượng
Ethanol
Acetonitrile
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 669
(18F)FDG không những đòi hỏi phải tuân thủ
quy trình, thao tác chuẩn, các chỉ tiêu của thuốc
tiêm thông thường mà còn phải tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định về an toàn bức xạ
nhằm đảm bảo an toàn cho người sản xuất, bệnh
nhân và môi trường.
Đơn vị PET‐CT và Cyclotron đã vận hành,
sản xuất an toàn, ổn định, trong đó có 240 mẻ
sản xuất thành công, cung cấp (18F)FDG phục vụ
cho 1.965 lượt bệnh nhân có chỉ định chụp PET.
Dược chất phóng xạ (18F)FDG sản xuất ra
được sử dụng tại bệnh viện đồng thời có thể
được cung cấp cho các trung tâm khác trong khu
vực chỉ trang bị máy PET‐CT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fludeoxyglucose F 18 Injection pp 2192‐2193. The United
States Pharmacopeia: USP 31‐ 2008. The United States
Pharmacopeial convention. 12601 Twinbrook Parkway,
Rockville, MD 20852.
2. Hamacher K., Coenen H. H., and Stöcklin G. (1986). “Efficient
Stereospecific Synthesis of No‐Carrier‐Added 2‐(18F)‐Fluoro‐2‐
Deoxy‐D‐Glucose Using Aminopolyether Supported
Nucleophilic Substitution”. J Nucl Med; 27 (2) : 235‐238.
3. Siemens Molecular Imaging, Inc., “Explora FDG4 Operating
Instructions”. 2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- san_xuat_va_kiem_tra_chat_luong_ffludeoxyglucose_ffdg_tai_be.pdf