Như vậy, EURO-Score là thang điểm có giá
trị dự đoán tử vong sớm cao qua nhiều nghiên
cứu trên nhiều dân số khác nhau (bảng 6, 7).
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả
tương tự. Độ chính xác là cao nhất cho thang
điểm EURO-Score (0,85 theo bảng 3, 4).
Nếu xét riêng từng loại phẫu thuật, trong
phẫu thuật van tim, thang điểm Parsonnet có thể
dùng để dự đoán tử vong (giá trị p= 0,29, bảng 2)
nhưng giá trị dự đoán không cao với diện tích
dưới đường cong ROC là 0,55 (bảng 5). Trong
nhóm phẫu thuật bắc cầu mạch vành thì thang
điểm Parsonnet có giá trị dự đoán tốt với giá trị
p= 0,18 (bảng 2) và diện tích dưới đường cong
ROC là 0,73 (bảng 3).
Trong nhóm phẫu thuật van tim,thang điểm
Bernstein-Parsonnet có độ lặp lại kém (giá trị p =
0,00, bảng 2) nhưng diện tích dưới đường cong
ROC lại rất cao 0,95 (bảng 5) cho thấy thang
điểm này vẫn có giá trị dự đoán và có thể ứng
dụng được nếu nâng cao độ lặp lại bằng cách
điều chỉnh một số yếu tố nguy cơ thích hợp.
Trong nhóm phẫu thuật bắc cầu mạch vành,
thang điểm Bernstein-Parsonnet có giá trị dự
đoán tốt với p = 0,08 (bảng 2) và diện tích dưới
đường cong ROC 0,74 (bảng 5). Hai thang điểm
Parsonnet và Bernstein-Parsonnet đều có giá trị
dự đoán kém trên nhóm phẫu thuật van và tốt
trên nhóm phẫu thuật vành là do ngay từ đầu,
các thang điểm này đã được xây dựng trên cơ sở
dữ liệu gồm chủ yếu là phẫu thuật vành - đây là
nhóm bệnh phổ biến ở Âu, Mỹ.
Khác với 2 thang điểm trên, thang điểm
EURO-Score có giá trị dự đoán tốt với cả 2 loại
phẫu thuật. Giá trị p luôn lớn hơn 0,05 (theo
bảng 2) và diện tích dưới đường cong ROC luôn
cao, dao động trong khoảng hẹp (0,83-0,86, theo
bảng 5). Điều này cho thấy thang điểm EUROScore có tính ứng dụng tốt nhất.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh 3 thang điểm tiên lượng tử vong sớm Parsonnet, Bernstein-Parsonnet và Euro-Score trong phẫu thuật van tim và bắc cầu mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 1
SO SÁNH 3 THANG ĐIỂM TIÊN LƯỢNG TỬ VONG SỚM
PARSONNET, BERNSTEIN-PARSONNET VÀ EURO-SCORE
TRONG PHẪU THUẬT VAN TIM VÀ BẮC CẦU MẠCH VÀNH
Phan Quốc Huy*, Đặng Vạn Phước*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tiên lượng sống còn trước một đại phẫu như phẫu thuật tim là rất quan trọng. Chúng tôi nghiên
cứu tính ứng dụng của 3 thang điểm Parsonnet, Bernstein- Parsonnet và Euro-score để tiên luợng tử vong sớm
trên người Việt Nam trưởng thành phẫu thuật van tim và bắc cầu mạch vành.
Đối tượng phương pháp: Hồi cứu. Đánh giá tiên lượng tử vong sớm cho tất cả các ca phẫu thuật van tim
và bắc cầu mạch vành trong năm 2007 tại khoa Phẫu thuật tim hở-bệnh viện Chợ Rẫy bằng 3 thang điểm. Độ lặp
lại được xác định qua Hosmer-Lemeshow test. Độ chính xác được xác định bằng diện tích dưới đường cong
ROC.
Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ tử vong sớm là 4,7%. Giá trị p khi đánh giá độ lặp lại của các
thang điểm Parsonnet, Bernstein- Parsonnet và Euro-score lần lượt là 0,03; 0,10; 0,16. Diện tích dưới đường
cong ROC của 3 thang điểm lần lượt là 0,63; 0,73; 0,85.
Kết luận: Thang điểm Euro-score có độ lặp lại tốt và độ chính xác cao nhất trên cả 2 loại phẫu thuật van tim
và bắc cầu mạch vành.
ABSTRACT
COMPARISON OF THREE SCORES PREDICTING EARLY DEATH PARSONNET, BERNSTEIN-
PARSONNET, EURO-SCORE IN VALVE SURGERY AND AORTIC CORONARY BYPASS
Phan Quoc Huy, Dang Van Phuoc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 72 - 78
Background-Objective: Survival prognosis in such great operation as cardiac surgery is very important
problem. We study the applicability of three scores Parsonnet, Bernstein- Parsonnet and Euro-score to predict
early death in Vietnamese adults who underwent valve surgery and aortic coronary bypass.
Method: Retrospective. Predict early death for all of valve surgery and aortic coronary bypass in 2007 done
at Open Heart Surgery Department-Cho Ray Hospital. Use Hosmer-Lemeshow to assess calibration. Use area
under curve ROC to assess discrimination. Results: Our research has early death rate 4.7%. P-value in
calibration assessment of three scores Parsonnet, Bernstein- Parsonnet and Euro-score are 0.03; 0.10; 0.16,
respectively. Area under curve ROC (AUC) of three scores are 0.63; 0.73; 0.85, respectively.
Conclusion: Euro-score has the best calibration and discrimination in both types of surgery, valve surgery
and aortic coronary bypass.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề tiên lượng sống còn trước một cuộc
phẫu thuật mang ý nghĩa rất quan trọng đối
với bệnh nhân, thân nhân và các thầy thuốc
liên quan(3). Đặc biệt trong phẫu thuật tim hở,
một đại phẫu dùng đến máy tim phổi nhân
tạo, thì vấn đề này càng quan trọng hơn(9).
Hiện tại đã có hơn 15 thang điểm tiên lượng tử
vong trong phẫu thuật tim(9). Song vấn đề này
còn khá mới tại Tp Hồ Chí Minh và chưa có
nghiên cứu nào đánh giá tính ứng dụng của
các thang điểm. Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
* Bộ môn Nội – Đại học Y Dược TP.HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 2
Xác định độ lặp lại của các thang điểm
Xác định và so sánh độ chính xác của 3 thang
điểm
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hồi cứu
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đã phẫu thuật tại khoa phẫu
thuật Tim bệnh viện Chợ Rẫy thỏa các tiêu
chuẩn sau:
Tuổi từ 18 trở lên
Thời gian phẫu thuật từ tháng 01/2007 đến
tháng 12/2007
Có phẫu thuật van tim, hoặc thay van, hoặc
sửa van, bao gồm van 2 lá, van 3 lá và van động
mạch chủ
Có phẫu thuật bắc cầu chủ vành
Có phẫu thuật van tim hoặc phẫu thuật bắc
cầu kết hợp với phẫu thuật khác như vá thông
liên nhĩ, thông liên thất, cắt khâu ống động
mạch, thay đoạn phình động mạch chủ
Phẫu thuật van tim kết hợp với phẫu thuật
bắc cầu chủ vành
Tất cả các bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn
vào được đánh giá tiên lượng tử vong sớm bằng
3 thang điểm. Tử vong sớm được định nghĩa là
tử vong trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật.
Sau đây là 3 thang điểm dùng trong nghiên
cứu, thang điểm Parsonnet và EURO-Score có
phần mềm máy tính để tính toán tử vong dự
đoán(2,15,18).
Xử lý kết quả
Thông tin được lưu trữ và xử lý bằng các
phần mềm SPSS 15.0, Stata 8.0 và MedCalc 5.0.
Chúng tôi đánh giá tính ứng dụng của mỗi
thang điểm dựa trên độ lặp lại và độ chính
xác(11). Độ lặp lại được xác định bằng test
Hosmer-Lemeshow goodness of fit(10), để xác
định tương quan giữa giá trị tử vong dự đoán
bằng thang điểm và giá trị thực tế quan sát được,
xét trên từng phân nhóm nguy cơ theo từng
phân vị 10 bằng Stata 8.0.
Thang điểm Parsonnet
Thang điểm EURO-Score
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 3
Thang điểm Bernstein-Parsonnet
Giả thuyết không là thang điểm phù hợp,
có nghĩa là không có sự khác biệt giữa giá trị
dự đoán và thực tế. Giá trị p <0,05 sẽ bác bỏ giả
thuyết không, có nghĩa là có sự khác biệt giữa
giá trị dự đoán và điều chứng tỏ thang điểm
không có giá trị dự đoán. Thang điểm có độ
lặp lại tốt được mong đợi có p>0,05. Độ chính
xác được xác định bằng đường cong ROC
(Relative Operating Characteristic) là đường
cong tương quan giữa dương tính thật và âm
tính thật(6). Diện tích dưới đường cong thay đổi
từ 0 đến 1. Một thang điểm có diện tích dưới
đường cong 0,5 không có giá trị dự đoán. Diện
tích càng gần 1 thang điểm càng có độ chính
xác cao. Diện tích 0,5-0,7 được cho là có giá trị
dự đoán kém và từ 0,7-0,9 là tốt(4). Chúng tôi
sử dụng phần mềm MedCalc 5.0 để so sánh
các diện tích dưới đường cong với nhau theo
phương pháp mà Hanley và McNeil đã mô
tả(7).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng cộng 384 bệnh nhân phẫu thuật đã
được đánh giá trong nghiên cứu.
Bảng 1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Số bệnh nhân (tỷ lệ %)
Nữ 205 (53,4)
Tuổi 48,6 ± 16,1
PT van 253 (65,9)
PT bắc cầu mạch vành 121 (31,5)
Kết hợp 10 (2,6)
Tử vong sớm 18 (4,7)
* PT: phẫu thuật
Bảng 2. Test Hosmer-Lemeshow goodness-of-fit của
các thang điểm
Giá trị p Chung Nhóm van Nhóm vành
Parsonnet 0,003 0,29 0,18
Bernstein-Parsonnet 0,10 0,00 0,08
Euro-Score 0,16 0,81 0,45
Bảng 3. Diện tích dưới đường cong của các thang
điểm
AUC* Khoảng tin cậy 95%
Parsonnet 0,63 0,58-0,68
Bernstein-Parsonnet 0,73 0,68-0,77
Euro-Score 0,85 0,81-0,88
* AUC: (Area Under Curve): diện tích dưới đường
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 4
cong ROC
Bảng 4. So sánh diện tích dưới đường cong của các
thang điểm
Khác biệt Giá trị p
Bernstein-Parsonnet > Parsonnet 0,098 0,14
EURO-Score > Parsonnet 0,220 0,000
EURO-Score > Bernstein-Parsonnet 0,122 0,035
Bảng 5. Giá trị diện tích dưới đường cong ROC theo
loại phẫu thuật
Diện tích Nhóm van Nhóm vành
Parsonnet 0,55 0,73
Bernstein-Parsonnet 0,95 0,74
Euro-Score 0,86 0,83
BÀN LUẬN
Thang điểm Parsonnet là thang điểm ra đời
rất sớm (1989), chỉ sau hệ thống phân tầng nguy
cơ phẫu thuật tim theo hội Tim Montreal (1983).
Tuy nhiên, hệ thống phân tầng Montreal chỉ là
bước đầu, xây dựng trên 500 bệnh nhân và chỉ
có 3 tầng nguy cơ(17). Thang điểm Parsonnet ra
đời sau, xây dựng trên cơ sở dữ liệu lớn (3.500
bệnh nhân), các yếu tố nguy cơ bước đầu có định
nghĩa rõ ràng và tử vong của phẫu thuật được
dự đoán bằng con số phần trăm cụ thể(18). Cơ sở
dữ liệu gồm những ca phẫu thuật tim ở người
trưởng thành (≥18 tuổi), hầu hết là phẫu thuật
van tim, bắc cầu mạch vành hoặc kết hợp. Đó là
lý do tại sao trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ
chọn bệnh nhân từ 18 tuổi, có phẫu thuật van
tim, bắc cầu mạch vành hoặc kết hợp. Thang
điểm Parsonnet đã được sử dụng để so sánh với
các thang điểm khác(5, 8, 13) hay làm nền tảng để
đưa ra những thang điểm khác (thang điểm
French(4)). Do đó, mặc dù thang điểm đã ra đời
khá lâu, chúng tôi vẫn chọn vào nghiên cứu.
Bảng điểm Parsonnet, như trình bày ở trên,
bao gồm 16 nhóm yếu tố nguy cơ nhỏ, trong đó
các yếu tố nguy cơ: giới nữ, tuổi ≥ 70, đái tháo
đường, tăng huyết áp, phân suất tống máu thất
trái có định nghĩa rõ ràng. Tuy nhiên, 2 nhóm
yếu tố nguy cơ cuối cùng là tình trạng nặng nề
(catastrophic states) và hoàn cảnh hiếm gặp (rare
circumstances), được đánh giá mức độ nặng từ
0-5, thì hoàn toàn không có định nghĩa, chỉ dựa
trên quyết định của phẫu thuật viên. Trong bài
báo nguồn, tác giả cũng không đề cập rõ ràng
vấn đề này. Đây là điểm yếu của thang điểm
Parsonnet, mà các tác giả khác gọi là tính chủ
quan của người đánh giá. Tuy hai yếu tố nguy
cơ này làm tăng con số tử vong dự đoán lên
nhiều nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi, 2
yếu tố này rất ít gặp.
Tử vong trong nghiên cứu của Parsonnet là
tử vong sớm, tức là tử vong trong vòng 30 ngày
sau phẫu thuật, cũng được áp dụng làm định
nghĩa kết cục cho nghiên cứu của chúng tôi. Tiêu
chí này có ưu điểm là dễ đánh giá, ít sai lệch và
có thể lấy từ nhiều nguồn thông tin. Điều này
đặc biệt quan trọng trong các nghiên cứu hồi
cứu như của chúng tôi. Mặc dù tiêu chí này
không phản ánh chi phí điều trị, thời gian nằm
viện hay chất lượng điều trị nói chung nhưng
đây là vấn đề quan trọng nhất và cũng là vấn đề
được nghiên cứu rộng rãi nhất(9). Tiêu chí bệnh
mắc phải có tương quan với chi phí điều trị, thời
gian nằm viện và chất lượng điều trị nhưng rất
khó khăn trong việc đánh giá, do phổ bệnh mắc
phải sau phẫu thuật tim hở là rất rộng và chưa
thể thống nhất định nghĩa của các bệnh mắc
phải(9). Cho nên, chúng tôi chọn tiêu chí tử vong
là kết cục của nghiên cứu.
Để khắc phục các yếu điểm của thang điểm
Parsonnet, thang điểm Bernstein-Parsonnet với
cơ sở dữ liệu rất lớn (10.703 bệnh nhân) là hiệu
chỉnh mới nhất của thang điểm Parsonnet(2).
Một số yếu tố nguy cơ đã được lược bỏ và
định nghĩa các yếu tố nguy cơ rõ ràng hơn. Để
đáp ứng mục tiêu đơn giản, nhanh chóng cung
cấp thông tin tại giường bệnh, thang điểm
Bernstein-Parsonnet đã được thiết kế thành
một tấm thiệp nhỏ 2 mặt, bao gồm các yếu tố
nguy cơ, điểm số và biểu đồ ước đoán tử vong
phẫu thuật dựa trên tổng điểm số. Năm 2006
đã có một nghiên cứu cho rằng thang điểm
Bernstein-Parsonnet có giá trị tốt hơn thang
điểm EURO-Score(1). Về thang điểm EURO-
Score cũng được xây dựng trên cơ sở dữ liệu
rất lớn (13.302 bệnh nhân). Điểm đặc biệt của
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 5
nghiên cứu là đa trung tâm, đa quốc gia và
định nghĩa tất cả các yếu tố nguy cơ rất rõ
ràng(15). Thang điểm EURO-Score đang được
nghiên cứu rất rộng rãi và những kết quả cho
thấy có giá trị dự đoán tốt(4,5,12,13,20). Thang điểm
EURO-Score, do đó, cũng được chúng tôi đưa
vào nghiên cứu.
Như đã trình bày, mỗi thang điểm cần
được xem xét độ lặp lại và độ chính xác. Độ
chính xác được xác định chủ yếu bằng diện
tích dưới đường cong ROC. Diện tích này từ
50-70% thì thang điểm có ít giá trị để dự đoán.
Những thang điểm có diện tích dưới đường
cong ROC từ 70% trở lên được xem là có giá trị
dự đoán tốt. Diện tích càng gần 1 thì thang
điểm càng có giá trị.
Theo bảng 2, khi thực hiện Hosmer-
Lemeshow test, giá trị p của thang điểm
Parsonnet, Bernstein-Parsonnet và EURO-Score
lần lượt là 0,003; 0,10; 0,16. Vì giả thuyết Ho của
test này là không có sự khác biệt giữa giá trị dự
đoán và giá trị quan sát được nên giá trị p>0,05
giúp chấp nhận giả thuyết Ho, có nghĩa là thang
điểm có giá trị dự đoán. Áp dụng điều này,
trong các thang điểm có thể thấy thang
Parsonnet có độ lặp lại kém, trong khi 2 thang
điểm Bernstein-Parsonnet và EURO-Score đều
có độ lặp lại tốt. Điều này bộc lộ điểm yếu của
thang điểm Parsonnet là mang tính chủ quan
của người đánh giá.
Xét về độ chính xác, giá trị diện tích dưới
đường cong ROC ứng với thang điểm
Parsonnet, Bernstein-Parsonnet, EURO-Score lần
lượt là 0,63; 0,73; và 0,85 (bảng 3). Sự khác biệt
giữa 2 giá trị AUC của thang điểm Parsonnet và
Bernstein-Parsonnet là không có ý nghĩa thống
kê (p=0,14 theo bảng 4). Như vậy, tuy thang
điểm Bernstein-Parsonnet đã hiệu chỉnh thang
điểm Parsonnet nên có độ lặp lại tốt hơn nhưng
độ chính xác không tốt hơn thang điểm
Parsonnet. Riêng thang điểm EURO-Score có giá
trị AUC cao hơn 2 thang điểm còn lại có ý nghĩa
thống kê với p<0,05 theo bảng 4. Từ những so
sánh này, có thể kết luận thang điểm EURO-
Score có giá trị dự đoán tử vong sớm tốt nhất.
Bảng 6 so sánh kết quả của chúng tôi với những
tác giả khác.
Bảng 6. So sánh diện tích dưới đường cong ROC của
các thang điểm
Năm Parsonnet Bernstein- Parsonnet EURO-Score
Chúng tôi 2007 0,63 0,73 0,85
Zheng Z(20) 2006 0,711 0,813
Berman(1) 2006 0,83 0,73
Karabulut(12) 2003 0,824
Kawachi(13) 2001 0,72 0,82
Geissler(5) 2000 0,755 0,786
Nashef(15) 1999 0,787
Gabrielle(4) 1996 0,64
Tất cả các nghiên cứu trên đều có cùng tiêu
chí là đánh giá tử vong sớm, nghĩa là 30 ngày
sau phẫu thuật tim.
Nói về thang điểm Parsonnet, nghiên cứu
của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Gabrielle,
tác giả người Pháp. Tuy nhiên, các tác giả khác
đều công bố kết quả cao hơn, và theo các tác giả
này, thang điểm Parsonnet có giá trị dự đoán tử
vong sớm.
Về thang điểm Bernstein-Parsonnet,đây là
thang điểm mới được xây dựng, còn ít được
chú ý. Kết quả của chúng tôi cho thấy thang
điểm này có giá trị tốt để dự đoán tử vong
trước phẫu thuật. Điểm đặc biệt của thang
điểm này là tính đơn giản, dễ dàng thực hiện ở
bất cứ nơi nào. Trong khi phần nhiều các
thang điểm muốn ứng dụng được đều cần có
một chương trình máy tính, chẳng hạn như
thang điểm Parsonnet và EURO-Score thì
thang điểm Bernstein-Parsonnet, với thiết kế
nhỏ gọn, có thể bỏ túi được, giúp chúng ta ước
đoán nhanh chóng, dễ dàng tỷ lệ tử vong ngay
tại giường bệnh với độ chính xác đáng tin cậy.
Cũng cần nói thêm, kết quả trong nghiên cứu
của chúng tôi còn thấp hơn của tác giả Berman
là 0,83. Có lẽ, trong tương lai sẽ có nhiều
nghiên cứu về thang điểm này.
Về thang điểm Euro-score, bảng 6 cho thấy
thang điểm này có giá trị dự đoán cao nhất, và
điều này được chứng minh qua nhiều nghiên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 6
cứu. Tác giả Kawachi nghiên cứu trên người
châu Á và tác giả Geissler trên người châu Âu so
sánh trực tiếp 2 thang điểm Parsonnet và EURO-
Score đều công bố EURO-Score có giá trị hơn.
Các tác giả khác ứng dụng thang điểm EURO-
Score cho trung tâm phẫu thuật tim của mình
đều cho giá trị dự đoán tử vong sớm cao. Giá trị
diện tích dưới đường cong ROC qua các nghiên
cứu trên dao động trong khoảng hẹp (0,78-0,82),
ngoại trừ nghiên cứu của Berman. Một số nghiên
cứu khác của EURO-Score xin trình bày trong
bảng 7
Bảng 7. Giá trị diện tích dưới đường cong ROC
trong một số nghiên cứu về EURO-Score
Tác
giả Nashef
(14)
Nilsson(16) Roques
(19) (các nước tham
gia nghiên cứu EURO-Score)
Nước Bắc Mỹ Thụy Điển Đức Pháp Ý Anh Phần Lan
Tây
Ban
Nha
Diện
tích 0,77 0,84 0,83 0,85 0,88 0,76 0,85 0,78
Như vậy, EURO-Score là thang điểm có giá
trị dự đoán tử vong sớm cao qua nhiều nghiên
cứu trên nhiều dân số khác nhau (bảng 6, 7).
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả
tương tự. Độ chính xác là cao nhất cho thang
điểm EURO-Score (0,85 theo bảng 3, 4).
Nếu xét riêng từng loại phẫu thuật, trong
phẫu thuật van tim, thang điểm Parsonnet có thể
dùng để dự đoán tử vong (giá trị p= 0,29, bảng 2)
nhưng giá trị dự đoán không cao với diện tích
dưới đường cong ROC là 0,55 (bảng 5). Trong
nhóm phẫu thuật bắc cầu mạch vành thì thang
điểm Parsonnet có giá trị dự đoán tốt với giá trị
p= 0,18 (bảng 2) và diện tích dưới đường cong
ROC là 0,73 (bảng 3).
Trong nhóm phẫu thuật van tim,thang điểm
Bernstein-Parsonnet có độ lặp lại kém (giá trị p =
0,00, bảng 2) nhưng diện tích dưới đường cong
ROC lại rất cao 0,95 (bảng 5) cho thấy thang
điểm này vẫn có giá trị dự đoán và có thể ứng
dụng được nếu nâng cao độ lặp lại bằng cách
điều chỉnh một số yếu tố nguy cơ thích hợp.
Trong nhóm phẫu thuật bắc cầu mạch vành,
thang điểm Bernstein-Parsonnet có giá trị dự
đoán tốt với p = 0,08 (bảng 2) và diện tích dưới
đường cong ROC 0,74 (bảng 5). Hai thang điểm
Parsonnet và Bernstein-Parsonnet đều có giá trị
dự đoán kém trên nhóm phẫu thuật van và tốt
trên nhóm phẫu thuật vành là do ngay từ đầu,
các thang điểm này đã được xây dựng trên cơ sở
dữ liệu gồm chủ yếu là phẫu thuật vành - đây là
nhóm bệnh phổ biến ở Âu, Mỹ.
Khác với 2 thang điểm trên, thang điểm
EURO-Score có giá trị dự đoán tốt với cả 2 loại
phẫu thuật. Giá trị p luôn lớn hơn 0,05 (theo
bảng 2) và diện tích dưới đường cong ROC luôn
cao, dao động trong khoảng hẹp (0,83-0,86, theo
bảng 5). Điều này cho thấy thang điểm EURO-
Score có tính ứng dụng tốt nhất.
KẾT LUẬN
Đây là một trong những nghiên cứu tiên
phong tại Việt Nam, bước đầu ứng dụng các
thang điểm tiên lượng trong phẫu thuật tim nói
chung và sự ứng dụng các thang điểm tiên
lượng tử vong sớm nói riêng. Nghiên cứu chúng
tôi cho thấy các thang điểm trên có thể ứng dụng
được trên người Việt Nam phẫu thuật van tim
và bắc cầu mạch vành.
Tuy nhiên, với mục tiêu so sánh tính ứng
dụng của 3 thang điểm Parsonnet, Bernstein-
Parsonnet và EURO-Score để dự đoán tỷ lệ tử
vong sớm, chúng tôi kết luận thang điểm EURO-
Score có độ lặp lại và độ chính xác cao nhất.
Thang điểm này có giá trị dự đoán tốt trên cả hai
nhóm phẫu thuật van tim và bắc cầu mạch vành.
Chúng tôi kiến nghị ứng dụng thang điểm
EURO-SCORE để tiên lượng tử vong sớm cho
bệnh nhân Việt Nam được phẫu thuật van tim
và bắc cầu mạch vành. Bước đầu là để thông tin
chính xác cho bệnh nhân và gia đình, về sau
chúng tôi hy vọng có thể ứng dụng thang điểm
để so sánh chất lượng điều trị giữa các phẫu
thuật viên, giữa các trung tâm phẫu thuật tim.
Về tương lai, chúng tôi mong sẽ có những
nghiên cứu tiền cứu, có thể kiểm soát chặt chẽ
các yếu tố nguy cơ, với qui mô lớn và mở rộng
cho nhiều loại phẫu thuật tim khác. Các nghiên
cứu này sẽ giúp đưa ra những điều chỉnh thích
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 7
hợp nhất cho bệnh nhân Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berman, M., et al. (2006). Validation of the 2000 Bernstein-
Parsonnet Score Versus the EuroSCORE as a Prognostic Tool
in Cardiac Surgery. Ann Thorac Surg,81: p. 537-41.
2. Bernstein, A.D. and V. Parsonnet (2000). Bedside Estimation
of Risk as an Aid for Decision-Making in Cardiac Surgery.
Ann Thorac Surg,69: p. 823-8.
3. Dung, N.H. (2001). Phẫu thuật động mạch vành. Tim mạch
học giản yếu,Chương 19: p. 158-160.
4. Gabrielle, F., et al. (1997). Is the Parsonnet’s score a good
predictive score of mortality in adult cardiac surgery:
assessment by a French multicentre study. European Journal
of Cardio-thoracic Surgery,11: p. 406-14.
5. Geissler, H.J., et al. (2000). Risk stratification in heart surgery:
comparison of six score systems. European Journal of Cardio-
thoracic Surgery,17: p. 400-6.
6. Grunkemeier, G.L. and R. Jin (2001). Receiver Operating
Characteristic Curve Analysis of Clinical Risk Models. Ann
Thorac Surg,72: p. 323-6.
7. Hanley, J.A. and B.J. McNeil (1983). A method for comparing
the areas under Receiver Operating Characteristic curves
derived from the same cases. Radiology,148: p. 839-43.
8. Higgins, T., E. FG, and L. FD (1992). Stratification of morbidity
and mortality outcome by preoperative risk factors in
coronary artery bypass patients. JAMA,267: p. 2344-8.
9. Higgins, T.L. (1998). Quantifying Risk and Assessing
Outcome in Cardiac Surgery. Journal of Cardiothoracic and
Vascular Anesthesia,112(3): p. 330-40.
10. Hosmer, D. and L. S (1989). Applied Logistic Regression. John
Wiley & Sons.
11. Ivanov, J., J.V. Tu, and C.D. Naylor (1999). Ready-Made,
Recalibrated, or Remodeled?: Issues in the Use of Risk Indexes
for Assessing Mortality After Coronary Artery Bypass Graft
Surgery. Circulation,99: p. 2098-2104.
12. Karabulut, H., et al. (2003). EuroSCORE overestimates the
cardiac operative risk. Cardiovascular Surgery,11(4): p. 295-8.
13. Kawachi, Y., et al. (2001). Risk stratification analysis of
operative mortality in heart and thoracic aorta surgery:
comparison between Parsonnet and EuroSCORE additive
model. European Journal of Cardio-thoracic Surgery,20: p.
961-6.
14. Nashef, S.A.M., F. Roques, and B.G. Hammill (2002).
Validation of European system for cardiac operative risk
evaluation (EURO Score) in North American cardiac surgery.
European Journal of Cardio-thoracic Surgery,22: p. 101-5.
15. Nashef, S.A.M., et al. (1999). European system for cardiac
operative risk evaluation (EuroSCORE). European Journal of
Cardio-thoracic Surgery,16: p. 9-13.
16. Nilsson, J., et al. (2004). Early Mortality in Coronary Bypass
Surgery: The EuroSCORE Versus the Society of Thoracic
Surgeons Risk Algorithm. Ann Thorac Surg,77: p. 1235-40.
17. Paiement, B., P. C, and D. I (1983). A simple classification of
the risk in cardiac surgery. Can Anaesth Soc J,30: p. 61-68.
18. Parsonnet, V., D. Dean, and A.D. Bernstein (1989). A Method
of Uniform Stratification of Risk for Evaluating the Results of
Surgery in Acquired Adult Heart Disease.
Circulation,79(suppl I): p. I3-I12.
19. Roques, F., et al. (1999). Risk factors and outcome in European
cardiac surgery: analysis of the EuroSCORE multinational
database of 19030 patients. European Journal of Cardio-
thoracic Surgery,15: p. 816-23.
20. Zheng, Z., et al. (2006). Prediction value for operative
mortality of four different coronary artery bypass graft risk
stratification models in Chinese patients. Zhonghua Xin Xue
Guan Bing Za Zhi,34(6): p. 504-7.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_3_thang_diem_tien_luong_tu_vong_som_parsonnet_bernst.pdf