Bàn về mối tương quan giữa Clcr24h với các
công thức ước đoán dựa vào Scre và ScysC trong
nghiên cứu của chúng tôi, hai công thức có mối
tương quan thấp nhất với Clcr24h là MDRD và
Cockcroft Gault. Điều này phù hợp với nghiên
cứu của Andrew và cộng sự về đánh giá ĐLCT
trên 365 người tình nguyện hiến thận sử dụng
độ thanh lọc iothalamate làm tiêu chuẩn để so
sánh, đã ghi nhận trên người khỏe mạnh, ĐLCT
không thể ước đoán chính xác nhờ vào công
thức Cockcroft Gault và MDRD(2). Tuy nhiên,
trong nghiên cứu ứng dụng eGFR trong thực
hành lâm sàng đánh giá chức năng lọc cầu thận
của tác giả Trần Thị Bích Hương trên 101 sinh
viên tình nguyện khỏe mạnh và 403 bệnh nhân
bệnh thận lại cho thấy bên cạnh công thức
Cockcroft-Gault, công thức MDRD có thể ứng
dụng trong lâm sàng tốt(5). Có sự khác biệt trên
có thể là do công thức MDRD được xây dựng
trên đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân suy
thận, trong khi nghiên cứu của chúng tôi thực
hiện trên 60 người hiến thận khỏe mạnh có
Clcr24h ≥ 80ml/phút/1,73m2(9). Để khắc phục
nhược điểm của công thức MDRD, công thức
CKD-EPI cũng do nhóm nghiên cứu công thức
MDRD thiết lập, nhằm đánh giá các trường hợp
có GFR>60ml/phút/1,73m2. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, khi Clcr24h ≥ 90ml/phút/1,73m2,
công thức CKD-EPI creatinine – cystatin C 2012
phối hợp cả creatinine huyết thanh và cystatin C
huyết thanh có mối tương quan chặt tốt nhất với
Clcr24h. Bàn về các công thức ước đoán dựa vào
Scr và ScysC, Lesley và cộng sự tập hợp 13
nghiên cứu gồm 5352 đối tượng đưa ra kết luận
công thức ước đoán phối hợp cả Scr và ScysC
chính xác hơn so các công thức chỉ đơn thuần
dựa vào Scr hoặc ScysC(6). Bên cạnh đó, cũng
theo nghiên cứu của chúng tôi, khi ĐLCT nhỏ
hơn 90ml/phút, công thức ước đoán có mối
tương quan tốt nhất với Clcr24h là công thức Le
Bricon dựa vào ScysC. Từ các kết quả trên có thể
gợi ý rằng trong thực hành lâm sàng, nếu điều
kiện cơ sở y tế cho phép, chúng ta có thể phối
hợp thêm cystatin C huyết thanh nhằm tối ưu
hóa cách lựa chọn người hiến thận phù hợp.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh các phương pháp đánh giá độ lọc cầu thận trên người hiến thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 189
SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ LỌC CẦU THẬN
TRÊN NGƯỜI HIẾN THẬN
Trần Thái Thanh Tâm*, Hoàng Khắc Chuẩn**, Mai Đức Hạnh**, Thái Minh Sâm**, Nguyễn Thị Lệ***,
Trần Ngọc Sinh***
TÓM TẮT
Mở đầu: Một trong những mục tiêu quan trọng của ghép thận là phải đảm bảo được chức năng của thận
ghép cũng như bảo tồn chức năng thận của người hiến. Vì vậy, việc đánh giá độ lọc cầu thận (ĐLCT) trên người
cho thận là một trong các bước hết sức cần thiết nhằm lựa chọn người cho thận phù hợp. Do đó, chúng tôi muốn
so sánh các phương pháp đánh giá ĐLCT nhằm tìm ra phương pháp tối ưu.
Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa creatinine huyết thanh (Scr), cystatin C huyết thanh (ScysC), độ
lọc cầu thận (ĐLCT) theo các công thức ước đoán dựa vào Scr và ScysC (Cockcroft Gault, MDRD, CKD-EPI, Le
Bricon) và ĐLCT dựa trên kỹ thuật gamma camera bằng 99mTechnetium – DTPA theo kỹ thuật Gate (mGFR) với
độ thanh lọc creatinine 24 giờ (Clcr 24h).
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang, tiền cứu.
Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành trên 60 người trưởng thành bình thường tình nguyện hiến thận (28
nam, 32 nữ). Giá trị Scr, ScysC trung bình lần lượt là: 0,82±0,12 mg/dL và 0,904±0,13mg/L. 1/ScysC có mối
tương quan thuận, mức độ chặt với ĐLCT theo mGFR và Clcr24h với hệ số tương quan lần lượt là r1= 0,661,
r2=0,538 (p<0,0001), tốt hơn so với 1/Scr với r3=0,512 và r4=0,414 (p<0,0001). Clcr24h có mối tương quan
thuận, mức độ chặt với mGFR (r= 0,641, p<0.0001). CKD-EPI cre-cysC 2012 có mối tương quan thuận mức độ
chặt tốt nhất đối với độ thanh lọc creatinine 24 giờ (r=0,59, p<0,0001). Tuy nhiên, nếu Clcr24h
<90ml/phút/1,73m2 thì công thức eGFR Le Bricon lại có mối tương quan thuận tốt nhất (r=0,477, p=0,005).
Kết luận: Phối hợp ScysC cùng Scr và ĐLCT theo công thức CKD-EPI creatinine-cystatin C 2012 và công
thức Le Bricon sẽ phản ánh tốt nhất ĐLCT trên người trưởng thành bình thường nhằm góp phần lựa chọn người
hiến thận phù hợp nhất.
Từ khóa: độ lọc cầu thận, creatinine huyết thanh, cystatin C huyết thanh, công thức ước đoán ĐLCT
ABSTRACT
EVALUATING GLOMERULAR FILTRATION RATE IN LIVING KIDNEY DONORS
Tran Thai Thanh Tam, Hoang Khac Chuan, Mai Duc Hanh, Thai Minh Sam, Nguyen Thi Le,
Tran Ngoc Sinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 189 - 196
Background: Assurance of normal donor renal function and normal kidney allograft function is a critical
component of donor evaluation.
Objective: To define the correlation between serum creatinine (Scr), serum cystatin C (ScysC), estimated
creatinine clearance by Cockcroft Gault, eGFR based on Scr, ScysC (MDRD, CKD-EPI creatinine 2009, CKD-
EPI creatinine cystatin C 2012, CKD-cystatin C 2012 and Le Bricon), 99mTc-DTPA clearance (mGFR) and 24h
creatinine clearance (Clcr24h).
Method: Prospective, cross-sectional study.
* Bộ Môn Sinh lý, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ ** Khoa Ngoại Niệu, BV Chợ Rẫy
*** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS CKII Hoàng Khắc Chuẩn, ĐT: 0913846817, Email: hoangkhacchuan@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 190
Results: A total of 60 healthy individuals (28 males, 32 females) participated in the study. The mean of Scr,
ScysC were 0.82±0.12 mg/dL và 0.904±0.13mg/L, respectively. 1/ScysC had better correlation with mGFR and
Clcr24h (r1= 0.661, r2=0.538 (p<0,0001)) than 1/Scr (r3=0.512 và r4=0.414 (p<0,0001)). Also, Clcr24h had close
correlation with mGFR and (r= 0.641, p<0.0001). When Clcr24h ≥90ml/min/1.73m2, eGFR of CKD-EPI
creatinine – cystatin C 2012 equation performed the best correlation with Clcr24h (r= 0.59, p<0.0001). However,
if Clcr24h <90ml/min/1.73m2, eGFR by Le Bricon had the strongest correlation with Clcr24h (r= 0,477, p=0,005).
Conclusion: The combination of Scr, ScysC and eGFR of CKD-EPI creatinine – cystatin C 2012 equation
and eGFR by Le Bricon optimized the GFR evaluating in living kidney donors.
Keywords: glomerular filtration rate, serum creatinine, serum cystatin C, eGFR
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép thận là một trong các phương pháp
thay thế thận được lựa chọn điều trị hàng đầu
trên các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.
Ghép thận thành công không chỉ làm tăng khả
năng sống còn của người bệnh mà còn mang đến
chất lượng cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng nguồn
thận từ người cho chết não vẫn còn rất hạn chế,
không thể đáp ứng được nhu cầu ghép thận
ngày càng tăng lên nhanh chóng, do đó đưa đến
giải pháp lấy thận từ người cho sống làm nguồn
thay thế. Một trong những mục tiêu quan trọng
của ghép thận là phải đảm bảo được chức năng
của thận ghép cũng như bảo tồn chức năng thận
của người hiến. Để làm được như vậy, việc đánh
giá độ lọc cầu thận (ĐLCT) trên người cho thận
là một trong các bước hết sức cần thiết nhằm lựa
chọn người cho thận phù hợp.
Tiêu chuẩn vàng để đo ĐLCT bao gồm kỹ
thuật đo độ thanh lọc (ĐTL) inulin, ĐTL dược
chất phóng xạ (99mTechnetium- DTPA, 51Cr-
EDTA, 125Iod-Iothalamate ), thế nhưng tại Việt
Nam không phải bệnh viện nào cũng có thể thực
hiện được kỹ thuật này. Vì vậy, trong thực hành
lâm sàng, đánh giá ĐLCT bằng kỹ thuật sinh hóa
dựa vào creatinine và cystatin C huyết thanh và
các công thức ĐLCT ước đoán (eGFR) từ các chất
trên là những phương pháp được sử dụng rộng
rãi do dễ dàng thực hiện và nhanh chóng Tuy
nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu và
nhược điểm riêng. Để lựa chọn người hiến thận
phù hợp, thông thường chọn điểm cắt ở ĐLCT
trên 80ml/phút, hoặc trên 90ml/phút nhằm bảo
tồn chức năng thận của người sau hiến thận tốt
hơn(3). Chính vì vậy, với mục tiêu xác định chính
xác ĐLCT trên người hiến thận, góp phần đảm
bảo chức năng thận cho cả người cho và nhận
thận sau này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu so
sánh các phương pháp đánh giá ĐLCT bằng
đồng vị phóng xạ và kỹ thuật sinh hóa trên
người hiến thận nhằm tìm ra phương pháp đánh
giá phù hợp nhất cho từng đối tượng với các
mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định giá trị trung bình của creatinine
huyết thanh (Scr), cystatin C huyết thanh
(ScysC), ĐTL creatinine 24 giờ (Clcr24h), ĐLCT
dựa trên kỹ thuật gamma camera bằng
99mTechnetium – DTPA theo kỹ thuật Gate
(mGFR) và eGFR dựa vào Scr và ScysC (MDRD,
CKD-EPI creatinine 2009, CKD-EPI creatinine
cystatin C 2012, CKD-cystatin C 2012 và Le
Bricon).
- Xác định mối tương quan giữa Scr, ScysC,
eGFR (MDRD, CKD-EPI creatinine 2009, CKD-
EPI creatinine cystatin C 2012, CKD-cystatin C
2012 và Le Bricon) và mGFR với ĐTL creatinine
24 giờ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Nghiên cứu được tiến hành trên 60 người
trưởng thành bình thường có độ tuổi từ 18 đến
62, tình nguyện hiến thận.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ 05/2013 đến tháng 05/2014 tại phòng
khám Ghép thận, bệnh viện Chợ rẫy.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 191
Tiêu chuẩn loại trừ
Ung thư, đái tháo đường, suy tim, các bệnh
lý thận
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, cắt ngang, mô tả.
Cách tiến hành
Các đối tượng nghiên cứu được giải thích cụ
thể mục đích nghiên cứu và các bước thực hiện
để hạn chế những sai sót trong quá trình lấy
máu và lưu trữ nước tiểu, cũng như thực hiện đo
ĐTL dược chất phóng xạ 99m-technetium
DTPA.
Các đối tượng nghiên cứu được khám sức
khỏe tổng quát bao gồm: đo huyết áp, đo chiều
cao, cân trọng lượng, siêu âm bụng tổng quát,
siêu âm tim, ghi điện tim
Kỹ thuật xét nghiệm
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
Để loại trừ bệnh lý đường tiết niệu như
nhiễm trùng tiểu, tiểu máu, tiểu đạm....Đối
tượng nghiên cứu được cấp 1 lọ nhựa trắng, sạch
vô trùng để lấy 3ml nước tiểu giữa dòng.
Cách lấy nước tiểu 24 giờ
Các bệnh nhân được cung cấp thống nhất
bình nhựa sạch có thể tích 5 lít và được hướng
dẫn cách đổ ống thuốc bảo quản nước tiểu 24 giờ
là acid acetic 50% (5ml) nhằm ức chế sự phát
triển của vi khuẩn và một số enzym làm chuyển
hóa các protein có trong nước tiểu. Đồng thời,
bệnh nhân được hướng dẫn cách lấy nước tiểu
24 giờ theo đúng qui trình. Ngoài ra, bệnh nhân
không dùng các thuốc có ảnh hưởng đến kết quả
định lượng creatinin huyết thanh (Scr) và
creatinin trong nước tiểu: cimetidine,
trimethoprim, glucose, aspirin trước và trong
ngày lấy máu thử và lấy nước tiểu.
Xét nghiệm máu
trước ngày lấy máu, các đối tượng nghiên
cứu được dặn không ăn sáng trong ngày hôm
sau (cùng ngày đem nước tiểu đến phòng xét
nghiệm).
Tại phòng xét nghiệm, các đối tượng được
lấy 3 ml máu tĩnh mạch. Dùng máu đông để
định lượng Scr và ScysC.
+ Kỹ thuật định lượng Scr và creatinin nước
tiểu
Xét nghiệm đo nồng độ Scr được tiến hành
với phương pháp động học Jaffe và được phân
tích bằng máy phân tích tự động HITACHI 917,
sử dụng bộ thuốc thử có chứng nhận IVD.
+ Kỹ thuật định lượng ScysC (mg/L)
Xét nghiệm đo nồng độ ScysC được tiến
hành với phương pháp đo độ đục hạt Latex (test
Latex turbidimetry) và được phân tích bằng máy
phân tích hoá học MINDRAY BS300
+ Tính độ ĐTL creatinin 24 giờ (Clcr24h) hiệu
chỉnh theo diện tích da
Clcr24h đo được (ml/phút) = (U x V) /P
Clcr24h hiệu chỉnh theo 1,73m2 da = Clcr24h
đo được x 1,73/diện tích da (DTD)
(ml/phút/1,73m2)
Với DTD (m2 da) = (chiều cao (cm) x cân
nặng (kg) / 3600)1/2
Các xét nghiệm được tiến hành tại khoa Sinh
Hóa bệnh viện Chợ Rẫy
Kỹ thuật gamma camera bằng 99mTechnetium –
DTPA theo kỹ thuật Gate
mGFR = 9,8127 x Uptake - 6,8252
Các công thức ĐLCT ước đoán dựa vào Scr,
ScysC đơn thuần và phối hợp cả hai chất trên
Bảng 1: Các công thức ước đoán dựa vào Scr và ScysC (4,9,10)
CT, giới tính Scr (mg/dL) Scys C (mg/L) eGFR
Cockcroft - Gault: ước đoán độ thanh lọc creatinine (eClcrCG)
((140 – tuổi) x cân nặng)/(72 x Scr) (x0.85 nếu là nữ)
MDRD (Modification of Diet in Renal Disease Study)
186×(Scr)-1.154 ×(tuổi)-0.203 ×0.742 (nếu là nữ)× 1.210(nếu da đen)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 192
CT, giới tính Scr (mg/dL) Scys C (mg/L) eGFR
Le Bricon
(78 x (1/Scys) + 4)
CKD-EPI creatinin 2009 (CKD-EPI cre 2009)
Nữ ≤ 0,7 GFR = 144 × (Scr/0,7)-0.329× 0,993tuổi (x1,159 nếu da đen)
Nữ > 0,7 GFR = 144 × (Scr/0,7)-1,209× 0,993tuổi (x1,159 nếu da đen)
Nam ≤ 0,9 GFR = 141 × (Scr/0,9)-0.411× 0,993tuổi (x1,159 nếu da đen)
Nam > 0,9 GFR = 141 × (Scr/0,9)-1,209× 0,993tuổi (x1,159 nếu da đen)
CKD-EPI cystatin C 2012 (CKD-EPI cys 2012)
≤ 0,8 GFR = 133 × (Scys/0,8)-0.499× 0,996tuổi (x 0,932 nếu là nữ)
> 0,8 GFR = 133 × (Scys/0,8)-1,328× 0,996tuổi (x 0,932 nếu là nữ)
CKD-EPI creatinin-cystatin C 2012 (CKD-EPI cre-cys 2012)
Nữ ≤ 0,7 ≤ 0,8 GFR = 130 × (Scr/0,7)-0,248 x(Scys/0,8)-0.375× 0,995 tuổi
(x1,08 nếu da đen)
Nữ ≤ 0,7 > 0,8 GFR = 130 × (Scr/0,7)-0,248 x(Scys/0,8)-0.711
× 0,995 tuổi (x1,08 nếu da đen)
Nữ > 0,7 ≤ 0,8 GFR = 130 × (Scr/0,7)-0,601 x(Scys/0,8)-0.375
× 0,995 tuổi (x1,08 nếu da đen)
Nữ > 0,7 > 0,8 GFR = 130 × (Scr/0,7)-0,601 x(Scys/0,8)-0.711
× 0,995 tuổi (x1,08 nếu da đen)
Nam ≤ 0,9 ≤ 0,8 GFR = 135 × (Scr/0,9)-0,207 x(Scys/0,8)-0.375
× 0,995 tuổi (x1,08 nếu da đen)
Nam ≤ 0,9 > 0,8 GFR = 135 × (Scr/0,9)-0,207 x(Scys/0,8)-0.711
× 0,995 tuổi (x1,08 nếu da đen)
Nam > 0,9 ≤ 0,8 GFR = 135 × (Scr/0,9)-0,601 x(Scys/0,8)-0.375
× 0,995 tuổi (x1,08 nếu da đen)
Nam > 0,9 > 0,8 GFR = 135 × (Scr/0,9)-0,601 x(Scys/0,8)-0.711
× 0,995 tuổi (x1,08 nếu da đen)
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 60 người
trưởng thành bình thường tình nguyện hiến
thận tại bệnh viện Chợ Rẫy bao gồm: 28 nam và
32 nữ với độ tuổi trung bình: 48,75 ± 8,2
Bảng 2: Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
Chung (n=60) Nam (n=28) Nữ (n=32)
Tuổi (năm) 48,75±8,2 48,21±9 49,22±7,5
Chiều cao
(cm)**
158,4± 7,35 164,21±4,65 153,38±5,2
Cân nặng
(kg)*
58,03±7,66 60,46±7,59 55,9±7,16
BMI 23,1±2,76 22,4±2,4 23,78±2,92
BUN (mg%) 13,44±3,47 14,09±3,75 12,87±3,15
ScysC (mg/L) 0,904±0,13 0,9±0,13 0,91±0,13
Scr (mg%)** 0,82±0,12 0,89±0,1 0,77±0,1
*p<0,05 **p<0,01
Trong các đặc điểm trên, chiều cao, cân nặng
và Scr giữa nam và nữ có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
Đánh giá ĐLCT theo các phương pháp
đồng vị phóng xạ, sinh hóa và các phương
pháp ước đoán
Bảng 3: Độ thanh lọc creatinine 24 giờ, ước đoán
ĐTL creatinine theo Cockcroft Gault và mGFR
ĐLCT
(ml/phút/1,73m
2
)
Chung
(n=60)
Nam (n=28) Nữ (n=32)
Clcr24h 91,92±13,2 92,17±14.1 91.7±12,6
eClcrCG 89,53±14,73 91,68±14,16 87,65±15,18
mGFR 97,52±12,23 94,78±11,03 99,9±12,88
Bảng 4: ĐLCT theo các công thức ước đoán từ
creatinine và cystatin C
ĐLCT
(ml/phút/1,73m
2
)
Chung
(n=60)
Nam (n=28) Nữ (n=32)
MDRD** 87,45±14,46 93,78±13,88 81,9±12,75
CKD-EPI cre 2009* 95,72±13,48 99,75±11,63 92,19±14,16
CKD-EPI cre-cysC
2012*
93,9±12,64 97,57±12,4 90,69±12,14
CKD-EPI cysC
2012
90,97±15,45 94,96±15,46 87,47±14,8
Le Bricon 92±12,31 92,27±12,1 91,78±12,68
*p<0,05 **p<0,01
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 193
Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ
về ĐLCT theo phương pháp ước đoán MDRD,
CKD-EPI creatinine 2009, CKD-EPI creatinine –
cystatin C 2012.
Khảo sát sự tương quan
Sự tương quan giữa Scr, ScysC với tuổi, cân
nặng, BMI
Bảng 5: Mối tương quan giữa Scr, ScysC với tuổi,
cân nặng, BMI
Scr ScysC
Tuổi (năm) r=0,197(p=0,13) r =0,285(p=0,095)
Cân nặng (kg) r=0,376(p=0,003)** r =0,139(p=0,289)
BMI (kg/m2) r =0,076(p=0,562) r =0,06(p=0,647)
*p<0,01
Scr có mối tương quan thuận, mức độ trung
bình, có ý nghĩa thống kê với cân nặng và không
có mối tương quan với tuổi và BMI. ScysC không
có mối tương quan với cả 3 yếu tố trên.
Sự tương quan giữa 1/Scr và 1/ScysC với ĐLCT
theo đồng vị phóng xạ và Clcr24 giờ
Bảng 6: Mối tương quan giữa 1/Scr và 1/ScysC với
mGFR và Clcr24 giờ
1/Scr 1/ScysC
mGFR r =0,512(p=0,000)** r =0,661(p=0,000)**
Clcr24h r =0,414(p=0,001)** r =0,536(p=0,000)**
**p<0,01
Do Scr và ScysC tỉ lệ nghịch với ĐLCT, nên
ta xét mối tương quan giữa tỉ số 1/Scr và 1/ScysC
với mGFR và Clcr24h. 1/ScysC có mối tương
quan thuận, mức độ chặt, có ý nghĩa thống kê
với ĐLCT theo mGFR và Clcr24h với hệ số
tương quan lần lượt là r1= 0,661, r2=0,538, tốt
hơn so với 1/Scr với r3=0,512 và r4=0,414.
r=0,512
Hình 1: Mối tương quan giữa 1/Scr và mGFR
r= 0,661
Hình 2: Mối tương quan giữa 1/ScysC và Mgfr
r=0,414
Hình 3: Mối tương quan giữa 1/Scr và Clcr24h
r=0,538
Hình 4: Mối tương quan giữa 1/ScysC và Clcr24h
Bảng 7: Mối tương quan giữa độ thanh lọc creatinine
24h Clcr24h với eClcrCG và mGFR
Chung
(n=60)
Clcr24h
≥90ml/phút/1,73m2
(n=27)
<90ml/phút/1,73m2
(n=33)
eClcrCG r =0,422
(p=0,001)*
r =0,362
(p=0,063)
r =0,185
(p=0,301)
mGFR r =0,641
(p=0,000)**
r =0,427
(p=0,026)*
r =0,338
(p=0,046)*
1/Scr
mGFR
mGFR
1/ScysC
Clcr24h
1/Scr
Clcr24h
1/ScysC
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 194
ĐTL creatinine 24 giờ có mối tương quan
thuận mức độ chặt với mGFR và tương quan
thuận mức độ trung bình với eClcrCG.
Bảng 8: Mối tương quan giữa Clcr24h với các công thức ĐLCT ước đoán dựa vào Scr và ScysC
Clcr24h
Chung (n=60) ≥90ml/phút/1,73m2 (n=27) <90ml/phút/1,73m2 (n=33)
MDRD r =0,485
(p=0,000)**
r =0,429
(p=0,026)*
r =0,167
(p=0,353)
CKD-EPI cre 2009 r =0,514
(p=0,000)**
r =0,412
(p=0,033)*
r =0,285
(p=0,108)
CKD-EPI cre-cysC 2012 r =0,59
(p=0,000)**
r =0,511
(p=0,006)**
r =0,385
(p=0,027)*
CKD-EPI cysC 2012 r =0,532
(p=0,000)**
r =0,502
(p=0,008)**
r =0,448
(p=0,009)**
Le Bricon r =0,508
(p=0,000)**
r =0,428
(p=0,0026)**
r =0,477
(p=0,005)**
*p<0,05 **p<0,01
Độ thanh lọc creatinine 24 giờ có mối tương
quan thuận mức độ chặt tốt nhất đối với CKD-
EPI cre-cysC 2012, rồi đến CKD-EPI cysC 2012.
Tuy nhiên, nếu Clcr24h <90ml/phút/1,73m2 thì
công thức eGFR Le Bricon lại có mối tương quan
thuận tốt nhất.
BÀN LUẬN
Để đánh giá ĐLCT, trên lâm sàng người ta
thường dùng Scr, Clcr 24 giờ, công thức ước
đoán ĐTL creatinine Cockcroft-Gault. Tuy
nhiên, trên đối tượng người hiến thận, chúng
tôi phối hợp nhiều phương pháp khác nhau
nhằm đánh giá GFR chính xác nhất, góp phần
đảm bảo chức năng thận của người hiến và
người nhận sau này.
Creatinine huyết thanh và cystatin C huyết
thanh
Creatinine huyết thanh có thể bị ảnh hưởng
bởi tuổi, giới tính, chủng tộc, lượng protein nhập
vào và khối lượng cơ, trong khi cystatin C huyết
thanh lại ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên(5,12).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ScysC không
có mối tương quan với tuổi, cân nặng, BMI, và
không có sự khác biệt giữa nam và nữ, trong khi
Scr phụ thuộc cân nặng và giới tính. Đồng thời,
1/ScysC có mối tương quan thuận, mức độ chặt
với mGFR tốt hơn so với 1/Scr, cho thấy ScysC
phản ánh ĐLCT tốt hơn Scr. Tương tự, nghiên
cứu của Trần Thị Liên Minh, Nguyễn Thị Lệ trên
285 người trưởng thành bình thường cho thấy
ngoài Scr, ĐTL creatinine 24 giờ thì ScysC cũng
là một chỉ số đáng quan tâm, nhất là để đánh giá
sớm sự giảm ĐLCT(7). Một nghiên cứu của Hazel
và cộng sự trên 309 người khỏe mạnh cho thấy
creatinine huyết thanh, ĐTL creatinine ước đoán
theo Cockcroft Gault và ScysC lần lượt là 68-118
µmol/L, 58-120 ml/phút/1,73m2 and 0,51-0,98
mg/L, và kết luận là ScysC là một xét nghiệm
tầm soát đơn giản và nhậy hơn so với Scr trong
phát hiện sớm sự thay đổi ĐLCT(4). Bên cạnh đó,
trong một nghiên cứu khác của Alessandra khi
đánh giá ảnh hưởng của khối lượng cơ và các
hoạt động thể lực trên Scr, creatinine nước tiểu
và ScysC trên 170 người khỏe mạnh cho thấy
khối lượng cơ chỉ ảnh hưởng trên Scr và
creatinine nước tiểu mà không ảnh hưởng
ScysC(1). Từ đó cho thấy ScysC là một chỉ số
không bị ảnh hưởng bởi khối lượng cơ và phản
ánh ĐLCT tốt hơn Scr.
Mối tương quan giữa ĐTL creatinine 24 giờ
với ĐLCT dựa trên kỹ thuật gamma camera
bằng 99mTechnetium – DTPA theo kỹ thuật
Gate và các eGFR dựa vào creatinine huyết
thanh và cystatin C huyết thanh
Độ thanh lọc creatinine 24 giờ là phương
pháp tốt, được áp dụng nhiều nhất trong đánh
giá ĐLCT, tuy nhiên phương pháp này tốn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 195
nhiều thời gian, có thể sai sót trong quá trình thu
gom, lưu trữ nước tiểu và creatinine được bài tiết
thêm tại ống thận. Tuy nhiên, nghiên cứu này
cho thấy Clcr24h có mối tương quan thuận, mức
độ chặt với mGFR, do đó phối hợp cả hai
phương pháp trên nhằm đánh giá chức năng
chung của cả hai thận và chức năng từng thận
riêng lẻ tốt nhất trong lựa chọn người hiến thận
và thận hiến.
Bàn về mối tương quan giữa Clcr24h với các
công thức ước đoán dựa vào Scre và ScysC trong
nghiên cứu của chúng tôi, hai công thức có mối
tương quan thấp nhất với Clcr24h là MDRD và
Cockcroft Gault. Điều này phù hợp với nghiên
cứu của Andrew và cộng sự về đánh giá ĐLCT
trên 365 người tình nguyện hiến thận sử dụng
độ thanh lọc iothalamate làm tiêu chuẩn để so
sánh, đã ghi nhận trên người khỏe mạnh, ĐLCT
không thể ước đoán chính xác nhờ vào công
thức Cockcroft Gault và MDRD(2). Tuy nhiên,
trong nghiên cứu ứng dụng eGFR trong thực
hành lâm sàng đánh giá chức năng lọc cầu thận
của tác giả Trần Thị Bích Hương trên 101 sinh
viên tình nguyện khỏe mạnh và 403 bệnh nhân
bệnh thận lại cho thấy bên cạnh công thức
Cockcroft-Gault, công thức MDRD có thể ứng
dụng trong lâm sàng tốt(5). Có sự khác biệt trên
có thể là do công thức MDRD được xây dựng
trên đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân suy
thận, trong khi nghiên cứu của chúng tôi thực
hiện trên 60 người hiến thận khỏe mạnh có
Clcr24h ≥ 80ml/phút/1,73m2(9). Để khắc phục
nhược điểm của công thức MDRD, công thức
CKD-EPI cũng do nhóm nghiên cứu công thức
MDRD thiết lập, nhằm đánh giá các trường hợp
có GFR>60ml/phút/1,73m2. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, khi Clcr24h ≥ 90ml/phút/1,73m2,
công thức CKD-EPI creatinine – cystatin C 2012
phối hợp cả creatinine huyết thanh và cystatin C
huyết thanh có mối tương quan chặt tốt nhất với
Clcr24h. Bàn về các công thức ước đoán dựa vào
Scr và ScysC, Lesley và cộng sự tập hợp 13
nghiên cứu gồm 5352 đối tượng đưa ra kết luận
công thức ước đoán phối hợp cả Scr và ScysC
chính xác hơn so các công thức chỉ đơn thuần
dựa vào Scr hoặc ScysC(6). Bên cạnh đó, cũng
theo nghiên cứu của chúng tôi, khi ĐLCT nhỏ
hơn 90ml/phút, công thức ước đoán có mối
tương quan tốt nhất với Clcr24h là công thức Le
Bricon dựa vào ScysC. Từ các kết quả trên có thể
gợi ý rằng trong thực hành lâm sàng, nếu điều
kiện cơ sở y tế cho phép, chúng ta có thể phối
hợp thêm cystatin C huyết thanh nhằm tối ưu
hóa cách lựa chọn người hiến thận phù hợp.
KẾT LUẬN
Ngoài Scr, ScysC cũng là một chỉ số đáng
quan tâm, phản ánh ĐLCT tốt hơn, nhất là để
đánh giá sớm sự giảm ĐLCT trên người hiến
thận. ĐTL creatinine 24 giờ có mối tương quan
thuận, mức độ chặt với mGFR, có thể thay thế
mGFR trong đánh giá chức năng thận. Công
thức CKD-EPI creatinine-cystatin C 2012 và công
thức Le Bricon ước đoán ĐLCT tốt hơn so với các
công thức khác. Phối hợp ScysC cùng Scr và
ĐLCT theo công thức CKD-EPI creatinine-
cystatin C 2012 và công thức Le Bricon sẽ phản
ánh tốt nhất ĐLCT trên người trưởng thành bình
thường nhằm góp phần lựa chọn người hiến
thận phù hợp nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baxmann AC, Ahmed MS, Marques NC, Menon VB, Pereira
AB, Kirsztajn GM, Heilberg IP (2008), “Influence of Muscle
Mass and Physical Activity on Serum and Urinary Creatinine
and Serum Cystatin C”, Clin J Am Soc Nephrol, Vol 3(2), pp.
348–354.
2. Bia MJ, Ramos EL, Danovitch JM, Gaston RS, Harmon WE,
Leichtman AB, Lundin PA, Neylan J, Kasiske BL (1995),
“Evaluation of living renal donor: The current practice of US
transplant centers”. Transplantation, volume 60, pp. 322-327.
3. Cockcroft DW, Gault MH (1976), “Prediction of creatinine
clearance from serum creatinine”, Nephron 16, pp.31-41.
4. Inker LA, Schmid CH, Tighiouart H, Eckfeldt JH, Feldman HI,
Greene T, Kusek JW, Manzi J, Van Lente F, Zhang YL, Coresh
J, Levey AS; CKD-EPI Investigators (2012), “Estimating
Glomerular Filtration Rate from Serum Creatinine and
Cystatin C”, N Engl J Med, Vol 367, pp.20-29
5. Levey AS, Bosch JP, Lewis JB, Greene T, Rogers N, Roth D
(March 1999). "A more accurate method to estimate
glomerular filtration rate from serum creatinine: a new
prediction equation. Modification of Diet in Renal Disease
Study Group". Annals of Internal Medicine 130 (6): 461–70.
6. Levey AS, Stevens LA, Schmid CH, Zhang YL, Castro AF 3rd,
Feldman HI, Kusek JW, Eggers P, Van Lente F, Greene T,
Coresh J; CKD-EPI (Chronic Kidney Disease Epidemiology
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 196
Collaboration) (2009). “A new equation to estimate glomerular
filtration rate”. Ann Intern Med. 2009; 150 (9):604-612
7. Trần Thị Bích Hương (2010), “Ứng dụng eGFR trong thực
hành lâm sàng đánh giá chức năng lọc cầu thận”, Tạp chí Y
học Tp. Hồ Chí Minh, tập 14 (2), trang 613-620.
Ngày nhận bài báo: 13/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/5/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/7/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_cac_phuong_phap_danh_gia_do_loc_cau_than_tren_nguoi.pdf