So sánh đặc điểm vi học và thành phần hóa học của thân rễ thiên niên kiện ở côn đảo với thân rễ thiên niên kiện (homalomena occulta (lour.) schott)

Kết quả phân tích thành phần hóa học của tinh dầu 3 mẫu thân rễ Thiên niên kiện bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC - MS) cho thấy: Thành phần các chất trong tinh dầu của mẫu 1 đa dạng hơn so với mẫu 2 và mẫu 3, trong đó có Linalol chiếm tỷ lệ khá cao là 36,98%. Thành phần một số chất chiếm tỷ lệ khá cao trong tinh dầu của mẫu 2 là : Alpha - Cadinol 31,742%;.tau. - Muurolol 20,3%; Linalol 14,708% và Delta - Cadinene 10,055%. Đối với mẫu 3, một số thành phần chiếm tỷ lệ khá cao trong tinh dầu là: Alpha - Cadinol 28,339%;.tau. - Muurolol 19,679%; Beta - Cadinene 11,967% và Linalol 10,831%. Nhìn chung, 3 mẫu tinh dầu đều có khá nhiều thành phần giống nhau, tuy khác nhau về hàm lượng. Điểm khác biệt là thành phần chiếm ưu thế trong 2 mẫu tinh dầu chưng cất từ thân rễ Thiên niên kiện thu hái tại Côn Đảo là Alpha - Cadinol, còn ở mẫu tinh dầu chưng cất từ thân rễ Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) là Linalol.

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh đặc điểm vi học và thành phần hóa học của thân rễ thiên niên kiện ở côn đảo với thân rễ thiên niên kiện (homalomena occulta (lour.) schott), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 217 SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM VI HỌC VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THÂN RỄ THIÊN NIÊN KIỆN Ở CÔN ĐẢO VỚI THÂN RỄ THIÊN NIÊN KIỆN (HOMALOMENA OCCULTA (LOUR.) SCHOTT) Đinh Thị Hài Hương* ,Trần Thị Thanh Tú** , Dương Thị Mộng Ngọc***, Phan Phước Hiền*, Trần Công Luận*** TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh về đặc điểm vi học và thành phần hóa học 2 mẫu thân rễ Thiên niên kiện thu hái tại Côn Đảo với thân rễ Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott). Phương pháp nghiên cứu: Đặc điểm vi học được xác định bằng phương pháp vi phẫu và soi bột. Phân tích thành phần hóa thực vật bằng các phản ứng hóa học và kỹ thuật sắc ký lớp mỏng. Định tính và định lượng các cấu tử trong tinh dầu bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS). Kết quả: Các đặc điểm vi học và các thành phần hóa học chính của 2 mẫu thân rễ Thiên niên kiện ở Côn Đảo đa số đều giống với thân rễ Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott). Kết luận: Các đặc điềm vi học, thành phần hóa thực vật và các cấu tử trong tinh dầu của 2 mẫu thân rễ Thiên niên kiện ở Côn Đảo rất giống với thân rễ Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott). Kết quả này là nền tảng cho việc định danh và khai thác sử dụng 2 mẫu Thiên niên kiện ở Côn Đảo làm nguồn dược liệu quý. Từ khóa: Thiên niên kiện, đặc điểm vi học, sắc kí khí ghép khối phổ ABSTRACT COMPARISON OF ANATOMICAL CHARATERISTICS AND CHEMICAL CONSTITUENTS OF THE RHIZOME SAMPLES OF HOMALOMENA SP. COLLECTED AT CON DAO AND THE RHIZOME OF HOMALOMENA OCCULTA (LOUR.) SCHOTT Dinh Thi Hai Huong, Tran Thi Thanh Tu, Duong Thi Mong Ngoc, Phan Phuoc Hien, Tran Cong Luan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012 : 217 – 223 Objectives: Comparison of anatomical charateristics and chemical constituents of the rhizome samples of Homalomena sp. collected at Con Dao and the rhizome of Homalomena occulta (Lour.) Schott Methods: Transverse sections of the samples after the dual dye and their powder were observed and described by microscopy. Chemical constituents of the samples were identified by chemical reactions and thin layer chromatography. Essential oils of the samples were extracted by steam distillation. The chemical compositions of the essential oils were determined by Gas Chromatography Mass Spectrometry (GC/MS). Results: The anatomical charateristics and chemical constituents of the rhizoma samples of the Homalomena sp. collected at Con Đao are very similar with the rhizoma Homalomena occulta (Lour.) Schott. Conclusion: The anatomical charateristics, chemical components and essential oils of Homalomena sp. at Con Dao are very similar with Homalomena occulta (Lour.) Schott. This result is fundamental to identify, exploit and use them as medicinal plants.. Key word: Homalomena sp., anatomical charateristics, GC-MS * Đại học Nông Lâm TP. HCM ** Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM *** Trung Tâm Sâm & Dược Liệu TP. HCM Tác giả liên lạc: PGS.TS.Trần Công Luận ĐT: 0903671323 Emai: congluan53@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 218 ĐẶT VẤN ĐỀ Thân rễ Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) được xếp vào loại cây thuốc quý, đóng vai trò quan trọng trong các bài thuốc cổ truyền của Việt Nam cũng như một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia Thân rễ Thiên niên kiện được dùng chữa thấp khớp, tay chân và các khớp xương nhức mỏi hoặc co quắp tê bại, rất tốt cho những người cao tuổi, già yếu; chữa đau dạ dày, làm thuốc kích thích tiêu hóa; toàn cây được dùng chữa bệnh ngoài da (5) Ngoài ra, thân rễ Thiên niên kiện được dùng làm chất thơm và kích thích, bột thân rễ cho vào thuốc lá hoặc trong thành phần các thuốc bột để hít, tinh dầu chiết từ thân rễ Thiên niên kiện được dùng làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa, làm dầu xoa bóp (5) Ở Việt Nam, thân rễ Thiên niên kiện có trữ lượng khá phong phú trong khu vực. Tuy nhiên, do khai thác liên tục nhiều năm, nguồn cây thuốc này đã bị giảm sút nhiều. Kể thêm nạn phá rừng trầm trọng và triền miên cũng là nguyên nhân làm thu hẹp vùng phân bố tự nhiên của thân rễ Thiên niên kiện.Trong đợt điều tra thực địa ở Vườn Quốc gia Côn Đảo vào tháng 12/2010 của Trung tâm Sâm và Dược Liệu TP. HCM cùng Đại học Nông Lâm TP. HCM, đoàn khảo sát đã thu thập được 2 mẫu thân rễ Thiên niên kiện có cuống lá xanh và cuống lá tím đỏ với trữ lượng có thể khai thác được. Vì vậy, việc so sánh về đặc điểm vi học, thành phần hóa học và tinh dầu của 2 mẫu thân rễ này với thân rễ Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) là rất cần thiết. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Mẫu 1: Thân rễ Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) Mẫu 2: Thân rễ Thiên niên kiện cuống lá xanh, thu hái ở Côn Đảo.Mẫu 3: Thân rễ Thiên niên kiện cuống lá tím đỏ, thu hái ở Côn Đảo.Các mẫu thân rễ đều được loại bỏ rễ phụ, phơi khô và xay thành bột thô. Dung môi - Hóa chất Dung môi: cloroform, methanol, dietyl ether, n-hexan, ethanol 96%, toluen , nước cất 2 lần. Hóa chất: dung dịch m-dinitrobenzen 1%, dung dịch NaOH 10%, KOH 10%, dung dịch H2SO4 đậm đặc, HCl đậm đặc, Na2SO4 khan, dung dịch chì acetat 30%, dung dịch FeCl3 1%, Magie kim loại. Các thuốc thử: Valser - Mayer, Dragendorff, Bouchardat, Fehling, Vanilin 1% trong EtOH 96%, Dụng cụ - Thiết bị Bộ dụng cụ xác định hàm lượng nước, bộ dụng cụ định lượng tinh dầu 100ml (Đức), bồn chiết siêu âm ELMA LC60H, cân phân tích METLER, tủ sấy, đèn soi UV-VIS, máy cô quay BUCHI, máy đo quang phổ khả kiến, máy sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS), bình triển khai sắc kí lớp mỏng, bản mỏng tráng sẵn silicagel Các phương pháp Khảo sát vi học Mô tả cấu tạo vi phẫu và bột dược liệu qua kính hiển vi sau khi đã cắt ngang và nhuộm kép với carmin và lục iod hoặc đã xay dược liệu thành bột theo các phương pháp thường quy (1, 2).Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật: mẫu dược liệu thu thập được phân tích sơ bộ thành phần hóa học theo phương pháp phân tích của trường đại học dược Rumani có cải tiến, kết hợp với các phản ứng hóa học chuyên biệt (1, 2). Định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (1 ,2,3). Định tính coumarin: hệ dung môi Benzen – Ethyl acetat (9:1), quan sát bản mỏng dưới đèn tử ngoại với λ = 365 nm, các vết cho màu xanh dương, xanh dương – xanh lá cây, vàng, nâu,.Định tính hợp chất polyphenol: hệ dung môi Ethyl acetat – methanol – nước (100 : 17 : 13), Quan sát bản mỏng dưới đèn tử ngoại với λ = 254 nm , các vết chất tắt quang, phun FeCl 5% trong cồn 96%, vết chất có màu xanh rêu hoặc xanh đen, xông hơi dung dịch NH3 đậm đặc, vết chất có màu vàng. Khảo sát tính chất và hàm lượng tinh dầu (4) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 219 Định lượng tinh dầu trong dược liệu bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Định tính và định lượng tinh dầu bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC - MS).Điều kiện GC/MS : Chương trình nhiệt và các thông số thực nghiệm được điều chỉnh trên GC, các thông số này được tối ưu hóa và áp dụng trên GC - MS như sau: Inject: 0,2 μl, pha loãng khoảng 5 lần, áp suất đầu cột 9,3 psi, tỉ lệ chia dòng 1: 50. Kết quả được so sánh với thư viện mẫu. KẾT QUẢ Khảo sát vi học Vi phẫu thân rễ Bảng 1. So sánh kết quả vi phẫu thân rễ 3 mẫu Mẫu 1 (TNK dược dụng) Mẫu 2 (TNK xanh) Mẫu 3 (TNK đỏ) Tiết diện tròn, chia thành vùng vỏ và vùng tủy rõ rệt Tiết diện tròn, chia thành vùng vỏ và vùng tủy rõ rệt. Tiết diện tròn, chia thành vùng vỏ và vùng tủy rõ rệt. Vùng vỏ: chiếm tỉ lệ nhỏ (khoảng 15 – 20%), theo thứ tự từ ngoài vào trong lần lượt là: Vùng vỏ: chiếm tỉ lệ nhỏ (khoảng 15 – 20%), theo thứ tự từ ngoài vào trong lần lượt là: Vùng vỏ: chiếm tỉ lệ nhỏ (khoảng 15 – 20%), theo thứ tự từ ngoài vào trong lần lượt là: Lớp biểu bì: gồm những lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước khoảng 32,5 – 45 µm. Lớp biểu bì: gồm những lớp tế bào hình chữ nhật, Kích thước khoảng 32,5 – 45 µm. Lớp biểu bì: không thấy rõ Lớp bần: tế bào hình chữ nhật nằm ngang, kích thước khoảng 17,5 x 42,5 µm, xếp khít nhau. Lớp bần: tế bào hình chữ nhật nằm ngang, kích thước khoảng 22,5 x 90 µm, xếp khít nhau. Lớp bần: tế bào hình chữ nhật nằm ngang, kích thước khoảng 12,5 x 37,5 µm, xếp khít nhau. Mô mềm vỏ là những tế bào vách mỏng, hình lục giác gần tròn, xếp khít nhau, đường kính từ 37,5 – 75 µm. Mô mềm vỏ là những tế bào vách mỏng, hình lục giác gần tròn, xếp khít nhau, đường kính khoảng 47,5 µm. Mô mềm vỏ là những tế bào vách mỏng, hình lục giác gần tròn, xếp khít nhau, đường kính từ 50 – 57,5 µm. Rải rác ở những tế bào này có chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai màu nâu, kích thước khoảng 45µm. Rải rác ở những tế bào này ta thấy chúng có chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai màu nâu, kích thước khoảng 50 µm. Rải rác ở những tế bào này ta thấy chúng có chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai màu nâu, kích thước 45– 55µm. Có nhiều ống tiết, đường kính từ 162,5 – 200 µm. Ống tiết: không có Ống tiết: không có Không có tinh thể calci oxalate hình kim. Có chứa tinh thể calci oxalate hình kim, màu xám, hợp thành bó dài khoảng 27,5 – 97,5 µm. Có chứa tinh thể calci oxalate hình kim, màu xám, hợp thành bó dài khoảng 40 – 50 µm. Nội bì không phân biệt rõ. Nội bì không phân biệt rõ. Nội bì không phân biệt rõ. Vùng tủy: chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 80 – 85%), mang mô dẫn truyền gồm nhiều bó libe - gỗ xếp với nhau nằm rải rác trong vùng tủy. Vùng tủy: chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 80 – 85%), mang mô dẫn truyền gồm nhiều bó libe - gỗ xếp với nhau nằm rải rác trong vùng tủy. Vùng tủy: chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 80 – 85%), mang mô dẫn truyền gồm nhiều bó libe - gỗ xếp với nhau nằm rải rác trong vùng tủy. Bó mạch gồm 2 thành phần là libe và gỗ. Ống gỗ có đường kính từ 20 – 62,5 µm. Bó mạch gồm 2 thành phần là libe và gỗ. Ống gỗ có đường kính từ 22,5 – 32,5 µm. Bó mạch gồm 2 thành phần là libe và gỗ. Ống gỗ có đường kính từ 10 -15 µm. Ngoài ra còn có rất nhiều bó sợi đường kính khoảng 20 µm. Không có bó sợi. Rải rác có bó sợi, đường kính từ 20 – 25µm. Mô mềm tủy gồm các tế bào vách mỏng, dạng lục giác gần tròn, xếp lộn xộn. Mô mềm tủy gồm các tế bào vách mỏng, dạng lục giác gần tròn, xếp lộn xộn. Mô mềm tủy gồm các tế bào vách mỏng, dạng lục giác gần tròn, xếp lộn xộn. Nhìn chung, về mặt vi phẫu cho thấy các mẫu thân rễ tương đối giống nhau về tiết diện, thành phần cấu tạo các lớp từ ngoài vào trong, từ vùng vỏ đến vùng tủy. Tuy nhiên, có một số điểm không tương đồng sau: 3 mẫu có sự khác nhau về kích thước của các cấu phần (lớp bần, mô mềm, các tế bào, ống gỗ,). Mẫu 1 có nhiều ống tiết ở vùng vỏ, nhiều bó sợi ở vùng tủy trong khi hai mẫu 2 và 3 hầu như không có hoặc rất ít. Hai mẫu 2 và 3 có nhiều tinh thể calci oxalat hình kim, màu xám, hợp thành bó. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 220 Soi bột Bảng 2. So sánh kết quả soi bột 3 mẫu Mẫu 1 (TNK dược dụng) Mẫu 2 (TNK xanh) Mẫu 3 (TNK đỏ) Bột dược liệu có màu vàng nâu trong KOH 5%. Bột dược liệu có màu vàng nâu trong KOH 5%. Bột dược liệu có màu vàng nâu trong KOH 5%. Mảnh bần có tế bào hình chữ nhật nằm ngang, kích thước 50 x 120 µm. Mảnh bần có tế bào hình chữ nhật nằm ngang, kích thước 50 x 100 µm. Mảnh bần có tế bào hình lục giác gần như hình chữ nhật nằm ngang, kích thước 60 x 100 µm. Mảnh mô mềm có tế bào vách mỏng, hình lục giác, đường kính 43 – 60 µm. Mảnh mô mềm có tế bào vách mỏng, hình lục giác, đường kính 50 – 100 µm. Mảnh mô mềm có tế bào vách mỏng, hình lục giác, đường kính 63 – 75 µm. Mảnh mô cứng có tế bào vách dày, hình lục giác, kích thước đều nhau, đường kính khoảng 43 µm. Mảnh mô cứng có tế bào vách dày, hình lục giác, kích thước không đều nhau, đường kính trung bình khoảng 50 µm. Mảnh mô cứng có tế bào vách dày, hình lục giác gần tròn hay lục giác gần chữ nhật, không đồng đều, kích thước từ 63 – 75 µm. Mảnh mạch vạch đường kính khoảng 35 µm. Mảnh mạch vạch đường kính khoảng 30 µm. Mảnh mạch vạch đường kính khoảng 43 µm. Mảnh mạch mạng đường kính khoảng 68 µm. Mảnh mạch mạng đường kính khoảng 45 µm. Mảnh mạch mạng đường kính khoảng 53 µm. Mảnh mạch xoắn đường kính khoảng 33 µm. Mảnh mạch xoắn đường kính khoảng 50 µm. Mảnh mạch xoắn đường kính khoảng 50 µm. Tinh thể calci oxalat có 2 dạng là hình kim và hình cầu gai. Tinh thể dạng hình kim dài khoảng 40 – 45 µm, nằm rải rác hay được bao bọc trong một túi mỏng. Tinh thể dạng hình cầu gai đường kính khoảng 45 µm. Tinh thể dạng hình cầu gai chiếm đa số, tinh thể hình kim nằm rải rác. Tinh thể calci oxalate có 2 dạng là hình kim và hình cầu gai. Tinh thể hình kim dài khoảng 40 – 45 µm, nằm rải rác hay được bao bọc trong một túi mỏng. Tinh thể hình cầu gai đường kính khoảng 30 µm. Tinh thể hình kim chiếm chủ yếu, tinh thể hình cầu gai thưa thớt. Tinh thể calci oxalate có 2 dạng là hình kim và hình cầu gai. Tinh thể hình kim dài khoảng 40 – 45 µm, nằm rải rác hay được bao bọc trong một túi mỏng. Tinh thể hình kim đường kính khoảng 38 µm. Tinh thể hình cầu gai nhiều hơn hình kim nhưng không đáng kể. Hạt tinh bột hình vảy, kích thước 15 µm x 25 µm, nằm rải rác. Hạt tinh bột hình trứng, kích thước 10 x 13 µm. Hạt tinh bột hình trứng, kích thước 5 x 10 µm. Mẫu 1 có hạt tinh bột hình vảy trong khi mẫu 2 và 3 là tinh bột hình trứng. Mẫu 1 có tinh thể calci oxalate hình cầu gai nhiều hơn hẳn hình kim, mẫu 2 có tinh thể hình kim và hình cầu gai rải rác như nhau và mẫu 3 có tinh thể hình kim nhiều hơn hình cầu gai. Về cơ bản, 3 mẫu dược liệu đều mang những thành phần cấu tử giống nhau, chủ yếu khác biệt về kích thước. Nhưng 2 điểm khác biệt trên có thể dùng làm cơ sở cho công tác kiểm nghiệm dược liệu, phân biệt các mẫu thân rễ Thiên niên kiện trên. Thành phần hóa thực vật Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật: Mẫu thân rễ Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) cho thấy sự hiện diện của các nhóm hợp chất: tinh dầu, coumarin, triterpenoid, flavonoid, acid hữu cơ, chất khử và hợp chất polyuronic. Mẫu thân rễ Thiên niên kiện cuống xanh cho thấy sự hiện diện của các nhóm hợp chất: tinh dầu, tannin, coumarin, triterpenoid, flavonoid, acid hữu cơ, chất khử và hợp chất polyuronic. Mẫu thân rễ Thiên niên kiện cuống đỏ cho thấy sự hiện diện của các nhóm hợp chất: tinh dầu, tannin, coumarin, triterpenoid, flavonoid, acid hữu cơ, chất khử và hợp chất polyuronic. Định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng Hợp chất coumarin Quan sát bản sắc ký đồ dưới đèn tử ngoại λ = 365 nm, các vết chất ở 3 mẫu đều phát quang trong khoảng Rf = 0,094 – 0,753 với các màu sắc là vàng, nâu, xanh dương. Quan sát bản sắc đồ khi soi dưới đèn tử ngoại ở λ = 365 nm sau khi phun TT KOH 10% trong EtOH 96% cho thấy các vết chất phát quang với màu xanh dương trong khoảng Rf = 0,159 – 0,753. Các vết thu được từ mẫu 2 và mẫu 3 có giá trị Rf và màu sắc Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 221 tương đồng với nhau, và sự tương đồng giữa các vết của hai mẫu này nhiều hơn so với các vết thu được từ mẫu 1. Hợp chất polyphenol Trên sắc ký đồ, của vết chất thu được của cả 3 mẫu đều tắt quang khi soi dưới đèn tử ngoại với λ = 254 nm, hiện màu xanh rêu khi phun TT FeCl35% trong EtOH 96% và hiện màu vàng khi xông hơi dung dịch NH3 đậm đặc. Các vết thu được từ mẫu 2 và mẫu 3 có giá trị Rf và màu sắc tương đồng với nhau, và sự tương đồng giữa các vết của hai mẫu này nhiều hơn so với các vết thu được từ mẫu 1. Khảo sát tính chất và hàm lượng tinh dầu Định tính bằng sắc ký lớp mỏng Benzen: Ethyl acetat (9 : 1) Toluen : Ethyl acetat (15 : 5) TT Vanilin 1% trong EtOH 96% TT vanillin 1% trong EtOH 96% Hình 1: SKLM định tính tinh dầu với hệ Benzen: Ethyl acetat (9:1) và Toluen:Ethyl acetat (15:5) Trên sắc ký đồ của hệ dung môi Benzen: Ethyl acetat (9 : 1), các vết thu được từ mẫu 1, mẫu 2 và mẫu 3 có giá trị Rf và màu sắc tương đồng với nhau. Tuy nhiên, mẫu 1 có nhiều vết chất hơn mẫu 2 và mẫu 3.Trên sắc ký đồ của hệ dung môi Toluen:Ethyl acetat (15:5), các vết thu được từ mẫu 1, mẫu 2 và mẫu 3 có giá trị Rf và màu sắc tương đồng với nhau. Tuy nhiên, mẫu 1 có nhiều vết chất hơn mẫu 2 và mẫu 3. Xác định hàm lượng tinh dầu Qua kết quả đánh giá về hàm lượng tinh dầu của 3 mẫu cho thấy, hàm lượng tinh dầu của 2 mẫu thân rễ Thiên niên kiện thu hái tại Côn Đảo thấp hơn nhiều so với mẫu thân rễ Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott). Trong đó, mẫu thân rễ Thiên niên kiện có cuống lá xanh có hàm lượng thấp nhất. Bảng 3. Hàm lượng tinh dầu trong các mẫu (%) Mẫu Khối lượng(g) Thể tích tinh dầu (ml) SEM Thể tích tinh dầu TB (ml) Độ ẩm các mẫu (%) Hàm lượng tinh dầu (%) 1 45,658 0,450 0,033 0,517 ±0,033 11,867 ±0,176 1,172 53,247 0,550 53,250 0,550 2 46,906 0,100 0,007 0,107 ±0,007 12,267 ±0,267 0,243 56,287 0,120 46,940 0,100 3 49,980 0,20 2E-17 0,200 ±2E-17 11,667 ±0,176 0,453 50,020 0,20 50,100 0,20 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 222 Từ bảng 3 cho thấy: Hàm lượng tinh dầu của mẫu 1 lớn hơn 0,5%; đạt tiêu chuẩn DĐVN IV. Hàm lượng tinh dầu hai mẫu 2 và 3 thấp hơn mức quy định của DĐVN IV, tuy nhiên mẫu 3 cho hàm lượng cao hơn mẫu 2. Định tính và định lượng bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) Tinh dầu 3 mẫu thử lần lượt được xác định thành phần hóa học trên sắc ký ghép khối phổ (GC - MS). Chương trình nhiệt và các thông số thực nghiệm được điều chỉnh trên GC, các thông số này được tối ưu hóa và áp dụng trên GC - MS như sau: Inject: 0,2 μl, pha loãng khoảng 5 lần, áp suất đầu cột 9,3 psi, tỉ lệ chia dòng 1: 50. Bảng 4: Thành phần hóa học tinh dầu STT Thành phần Công thức Hàm lượng (%) Mãu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 2H-Pyran, 2-ethenyltetrahydro-2,6,6-trimethyl- C10H18O 0,234 Beta-Myrcene C10H16 1,164 0,240 0,314 3-carene C10H16 0,277 Alpha-Terpinene C10H16 0,310 m-Cymene C10H14 1,214 D-Limonene 0,260 Sylvestrene C10H16 0,974 0,275 E-Ocimene C10H16 0,351 Z-Ocimene C10H16 0,583 0,202 Gamma-Terpinene C10H16 0,340 Linalool oxide C10H18O2 0,850 Linalool C10H18O 36,98 14,708 10,831 Hotrienol C10H16O 1,194 d-Camphor C10H16O 0,610 Lilac aldehyde C C10H16O2 0,133 Terpinen-4-ol C10H18O 7,499 0,257 0,569 p-Cymen-8-ol C10H14O 0,513 Terpineol C10H18O 4,748 2,001 1,945 Eucarvone C10H14O 0,398 Cis-Geraniol C10H18O 0,985 0,713 2,6-Octadien-1-ol,3,7-dimethyl- (Nerol) C10H18O 2,426 2,241 2,197 Phellandral C10H16O 0,604 Nerol acetate (p.44) C12H20O2 0,560 Copaene 0,147 Geraniol acetate (p.46) C12H20O2 0,289 Caryophyllene C15H24 0,268 0,288 0,498 Alpha-Caryophyllene (p.48) C15H24 0,662 0,402 0,655 Alloaromadendren C15H24 0,312 0,323 0,528 Delta-Cadiene C15H24 10,055 0,289 Gamma-Muurolene C15H24 0,311 0,647 0,972 Eudesma-4(14),11-diene 0,162 0,481 0,793 Guaiene (gamma-Gurjunene) C15H24 0,365 0,456 0,512 .Alpha. -Muurolene C15H24 0,705 1,566 1,1-Isopropyl-4,7-dimethyl-1,2,4a,5,6,8a- hexahydronaphthalene 2,130 .Gamma.-Cadinene C15H24 1,049 2,938 3,913 Beta - Cadinene C15H24 3,032 11,967 4-Isopropyl-1,6-dimethyl-1,2,3,4,4a,7- hexahydronaphthalene 0,350 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 223 STT Thành phần Công thức Hàm lượng (%) Mãu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Alpha-Muurolene 0,742 Alpha.-Calacorene C15H20 0,328 0,917 0,805 +/-,-trans-Nerolidol C15H26O 0,46 0,831 0,787 Spathulenol C15H24O 0,721 (-)-Spathulenol 3,251 0,695 Juniper camphor 0,627 0,596 Ledol (p.70) C15H26O 0,736 1,543 1,408 Cubenol C15H26O 0,341 0,917 0.848 .tau.-Muurolol C15H26O 5,174 20,300 19,679 Delta-Cadinol C15H26O 0,623 2,522 2,561 Alpha-Cadinol C15H26O 8,54 31,742 28,339 Ar-tumerone (p.83) 0,412 0,433 Alpha-Bisabolol (p.83) C15H26O 0,529 6-Isopropenyl-4,8a-dimethyl-1,2,3,5,6,7,8,8a- octahydro-naphthalen-ol C15H24O 0,247 Palmitic acid C16H32O2 1,357 Tổng cộng 90,198 97,516 98,062 Kết quả phân tích thành phần hóa học của tinh dầu 3 mẫu thân rễ Thiên niên kiện bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC - MS) cho thấy: Thành phần các chất trong tinh dầu của mẫu 1 đa dạng hơn so với mẫu 2 và mẫu 3, trong đó có Linalol chiếm tỷ lệ khá cao là 36,98%. Thành phần một số chất chiếm tỷ lệ khá cao trong tinh dầu của mẫu 2 là : Alpha - Cadinol 31,742%;.tau. - Muurolol 20,3%; Linalol 14,708% và Delta - Cadinene 10,055%. Đối với mẫu 3, một số thành phần chiếm tỷ lệ khá cao trong tinh dầu là: Alpha - Cadinol 28,339%;.tau. - Muurolol 19,679%; Beta - Cadinene 11,967% và Linalol 10,831%. Nhìn chung, 3 mẫu tinh dầu đều có khá nhiều thành phần giống nhau, tuy khác nhau về hàm lượng. Điểm khác biệt là thành phần chiếm ưu thế trong 2 mẫu tinh dầu chưng cất từ thân rễ Thiên niên kiện thu hái tại Côn Đảo là Alpha - Cadinol, còn ở mẫu tinh dầu chưng cất từ thân rễ Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) là Linalol. KẾT LUẬN Các đặc điểm vi học, thành phần hóa học và thành phần tinh dầu của 2 mẫu thân rễ Thiên niên kiện Côn Đảo rất giống với thân rễ Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott). Kết quả này là nền tảng cho việc việc định danh và khai thác sử dụng 2 mẫu thân rễ Thiên niên kiện ở Côn Đảo như là nguồn dược liệu quý. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Hùng (2006), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Bộ môn dược liệu, khoa dược, Đại học Y Dược, Tp. HCM, tr. 2-3, 28-35, 47-48, 50. 2. Trần Hùng (2004), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Bộ môn dược liệu, khoa dược, Đại học Y Dược, Tp. HCM, tr. 12-15, 38- 40, 44-45. 3. Dược điển Việt Nam IV(2010), NXB Y học Hà Nội. Phụ lục tr. 40. 4. Lê Ngọc Thạch (2003), Tinh dầu, NXB đại học quốc gia Tp. HCM, tr. 169-171. 5. Viện dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập II, NXB Khoa học kỹ thuật Tp.HCM, tr. 868-871.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_dac_diem_vi_hoc_va_thanh_phan_hoa_hoc_cua_than_re_th.pdf
Tài liệu liên quan