TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh độ khít sát ở các thành (thành trục và thành mặt nhai) và ở vùng đường hoàn tất của sườn sứ zirconia cho mão toàn sứ với sườn kim loại cho mão sứ-kim loại.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu in vitro được thiết kế dựa theo phương pháp của Chang (2004) và Beuer (2008). Từ một cùi răng khô của răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên, lấy dấu bằng cao su và đổ mẫu bằng thạch cao cứng. Mười mẫu được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 5 mẫu: Nhóm 1: thực hiện 5 sườn zirconia bằng hệ thống Cercon 2.2 (Denstply). Nhóm 2: thực hiện 5 sườn Ni-Cr bằng phương pháp đúc truyền thống. Gắn sườn phục hình vào cùi răng thạch cao tương ứng bằng cao su lỏng. Dùng đĩa cắt kim cương cắt qua sườn phục hình và cùi răng thạch cao theo chiều ngoài-trong. Đo độ dày lớp cao su (ở thành mặt nhai, thành trục và vùng đường hoàn tất) dưới kính hiển vi quang học chuyên dùng (Olympus GX51) mỗi vùng đo tại 14 điểm (đơn vị tính µm).
Kết quả: (1) Độ khít sát ở các thành (thành trục và thành mặt nhai) của sườn zirconia lần lượt là 73,61 ± 4,80µm và 75,53 ± 21,25µm, của sườn Ni-Cr lần
SO SÁNH ĐỘ KHÍT SÁT CỦA SƯỜN ZIRCONIA CHO MÃO TOÀN SỨ VỚI SƯỜN KIM LOẠI CHO MÃO SỨ-KIM LOẠI
17 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh độ khít sát của sườn zirconia cho mão toàn sứ với sườn kim loại cho mão sứ - Kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SO SÁNH ĐỘ KHÍT SÁT CỦA SƯỜN ZIRCONIA CHO MÃO TOÀN
SỨ VỚI SƯỜN KIM LOẠI CHO MÃO SỨ-KIM LOẠI
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh độ khít sát ở các thành (thành trục và
thành mặt nhai) và ở vùng đường hoàn tất của sườn sứ zirconia cho mão toàn
sứ với sườn kim loại cho mão sứ-kim loại.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu in vitro được thiết kế dựa theo phương
pháp của Chang (2004) và Beuer (2008). Từ một cùi răng khô của răng cối nhỏ
thứ nhất hàm trên, lấy dấu bằng cao su và đổ mẫu bằng thạch cao cứng. Mười
mẫu được chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 5 mẫu: Nhóm 1: thực hiện 5 sườn
zirconia bằng hệ thống Cercon 2.2 (Denstply). Nhóm 2: thực hiện 5 sườn Ni-Cr
bằng phương pháp đúc truyền thống. Gắn sườn phục hình vào cùi răng thạch
cao tương ứng bằng cao su lỏng. Dùng đĩa cắt kim cương cắt qua sườn phục
hình và cùi răng thạch cao theo chiều ngoài-trong. Đo độ dày lớp cao su (ở
thành mặt nhai, thành trục và vùng đường hoàn tất) dưới kính hiển vi quang
học chuyên dùng (Olympus GX51) mỗi vùng đo tại 14 điểm (đơn vị tính µm).
Kết quả: (1) Độ khít sát ở các thành (thành trục và thành mặt nhai) của sườn
zirconia lần lượt là 73,61 ± 4,80µm và 75,53 ± 21,25µm, của sườn Ni-Cr lần
lượt là 74,73 ± 14,82µm và 99,20 ± 38,03µm, sự khác biệt không có ý nghĩa
với giá trị p lần lượt là 0,82 và 0,10; p>0,05. (2) Độ khít sát ở vùng đường hoàn
tất của sườn Ni-Cr (78,67 ± 31,23µm) cao hơn có ý nghĩa so với sườn zirconia
(121,21 ± 11,90µm) (p=0,01; p<0,05), nhưng đều nằm trong khoảng lâm sàng
chấp nhận được. (3) Trung bình độ khít sát của sườn zirconia là 90,12 ±
10,08µm và sườn Ni-Cr là 84,20 ± 22,01µm, sự khác biệt không có ý nghĩa
(p=0,45; p>0,05).
Kết luận: trung bình độ khít sát của cả hai nhóm trong khoảng giá trị chấp
nhận được trên lâm sàng (<100µm).
Từ khóa: độ khít sát ở các thành (thành trục và thành mặt nhai), sứ zirconia,
sườn phục hình, cùi răng thạch cao.
ABSTRACT
COMPARISON OF FIT OF ZIRCONIA COPING TO ALL-CERAMIC
CROWN
WITH METAL COPING TO METAL-CERAMIC CROWN
Nguyen Khanh My, Hoang Tu Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol.14 – Supplement of No 1 – 2010: 349 - 355
Purpose: the aim of this in vitro study was to compare the marginal and
internal (axial and occlusal) fit of zirconia coping to metal coping.
Materials and Methods: ten stone dies were fabricated from one extracted
maxillary right first premolar. They were randomly divided into 2 groups of 5
dies each. Group 1: 5 zirconia copings fabricated with Computerized-assisted
design (CAD)/Computerized-assisted manufacturing (CAM) system (Cercon,
Denstply). Group 2: 5 Ni-Cr copings were prepared on dies using conventional
lost-wax casting technique. The inner surface of the copings was filled with the
light body material. The copings were then placed onto the stone dies. After
embedding, the copings were sectioned bucco-lingually. The obtained sections
were measured at occlusal, axial, and marginal locations under specialized light
microscope (Olympus GX51). The fit was measured as the thickness of the
light body impression material at the measuring points. This resulted in forteen
measurements at each location, making 84 measurements for each replica. A
total of 840 measurements were made. The Student’s paired t test was used to
detect significant differences between zirconia coping – stone die and Ni-Cr
coping – stone die misfits.
Results: the mean gap widths of the zirconia coping were 75.53µm at the
occlusal location; 73.61µm at the axial wall; 121.21µm at the margin; and
90.12µm in total. The mean gap widths of the Ni-Cr coping were 99.20µm at
the occlusal location, 74.73µm at the axial wall; 78.67 at the margin; and 84.20
in total. There were no differences in internal (axial, occlusal) fit among the
two groups. Although the marginal fit of the coping Ni-Cr was significantly
smaller than the zirconia coping, the values obtained were clinically
satisfactory. In conclusion, the fit of the zirconia coping was not significantly
different from the Ni-Cr coping.
Conclusion: the mean marginal gaps of the two groups were within the range
of clinically acceptable values (<100µm).
Keywords: marginal and internal (axial and occlusal) fit, zirconia, copings,
stone dies.
MỞ ĐẦU
Sự xuất hiện của phục hình sứ-kim loại cách đây trên 40 năm là một bước
tiến lớn trong việc tạo ra những phục hình giống màu răng, nó giúp loại bỏ
những bất lợi vốn có của phục hình kim loại mặt nhựa được sử dụng phổ
biến vào thời điểm đó như: kém thẩm mỹ, đổi màu nhựa, mòn nhiều… Sau
nhiều năm, phục hình sứ-kim loại đã được chứng minh là an toàn, có ứng
dụng ngày càng rộng rãi và thành công cao trên lâm sàng. Phục hình sứ-kim
loại trở thành một tiêu chuẩn trong phục hình cố định, dùng để so sánh với
những phương pháp hay vật liệu mới(Error! Reference source not found.). Tuy nhiên nó
vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: sườn kim loại thiếu độ truyền sáng làm giảm
tính thẩm mỹ, nhất là ở vùng cổ răng do lộ kim loại; nguy cơ gây dị ứng kim
loại, đặc biệt là các kim loại thường (nickel, beryllium); nguy cơ bong mặt
sứ(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Đây chính là mối băn
khoăn của nhiều nhà lâm sàng và là một vấn đề hấp dẫn đối với các nhà nghiên
cứu trong việc tìm ra những vật liệu và phương pháp mới, ưu việt hơn.
Trong những năm cuối thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI, khi cơ hội
tích hợp những tiến bộ của công nghệ cao (về vật liệu, công nghệ thông tin, cơ
khí tự động hóa…) trở thành hiện thực, nhiều hệ thống toàn sứ ra đời, có khả
năng giải quyết được vấn đề thẩm mỹ và tương hợp sinh học. Nhưng do bản
chất dòn, dễ nứt gãy và độ bền uốn thấp của vật liệu sứ, trong thời kỳ đầu, các
phục hình sứ không kim loại chưa được chỉ định rộng rãi (chỉ dùng cho inlay,
onlay, mão và mặt dán răng trước…ít chịu lực)( Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.). Trong những năm gần đây, sứ nha khoa đã ứng dụng nhiều
công nghệ gốm sứ tiên tiến: gốm oxit kỹ thuật có độ tinh khiết cao, tạo ra cấu
trúc đơn pha và tinh thể mịn. Vật liệu làm sườn cho phục hình toàn sứ hiện nay
có lượng pha tinh thể đến 99%(Error! Reference source not found.). Vật liệu làm sườn sứ
có độ bền uốn cao (>900 MPa) được sử dụng tương đối phổ biến hiện nay là sứ
zirconia (ZrO2), nhờ đặc điểm có màu trắng và liên kết tốt với lớp sứ bên trên.
Sườn sứ zirconia sử dụng công nghệ CAD/CAM trong chế tác.
Trên thế giới, sau mười năm sử dụng trên lâm sàng, các loại sườn sứ đã chứng
tỏ ưu thế về thẩm mỹ, tính tương hợp sinh học. Riêng sườn sứ zirconia, với độ
bền cao, có thể ứng dụng cho phục hình mão và cầu răng sau(Error! Reference source
not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.). Ở Việt Nam, sứ zirconia (chế tác bằng công nghệ CAD/CAM) đã được
sử dụng.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tính chất cơ học và lý học ưu việt của zirconia
về độ bền uốn; độ bền nén tương đương một số hợp kim làm sườn phục hình
sứ-kim loại và cao hơn các hệ thống sườn sứ khác như sứ alumina, sứ trường
thạch, sứ leuxit(Error! Reference source not found.). Về thời gian tồn tại của phục hình
toàn sứ, do là vật liệu mới nên chưa có nghiên cứu lâm sàng nào đủ thời gian để
đánh giá và so sánh với phục hình sứ-kim loại. Một trong những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại mà người ta có thể quan sát được là độ khít sát
của phục hình. Độ khít sát là một vấn đề quan trọng và được chú ý nhiều trên
lâm sàng, đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của phục hình nhờ phòng ngừa sâu
răng và viêm nha chu gây ra do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn trong mảng
bám(0,0,Error! Reference source not found.). Tuy nhiên, đối với phục hình toàn sứ, chưa có
nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Một số nghiên cứu đã tiến hành cho
các kết quả không giống nhau, thậm chí chênh lệch nhiều. Nhưng tất cả đều đi
đến kết luận độ khít sát của sườn sứ zirconia nằm trong khoảng lâm sàng chấp
nhận được(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.), cao hơn sườn titanium, sườn sứ alumina…(Error! Reference source not found.) , và
nhỏ hơn sườn bằng hợp kim(Error! Reference source not found., Error! Reference source not found.).
Tại Việt Nam, phục hình toàn sứ là một kỹ thuật tương đối mới, chưa có nghiên
cứu nào được thực hiện. Qua nghiên cứu y văn và căn cứ vào tình hình thực tế,
với mong muốn đóng góp vào việc tìm hiểu về phục hình toàn sứ, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu so sánh độ khít sát của sườn zirconia cho phục hình toàn
sứ với sườn kim loại bằng hợp kim Ni-Cr cho phục hình sứ-kim loại (vốn
được coi là vật liệu chuẩn hiện nay), với câu hỏi nghiên cứu: Có sự khác biệt
về độ khít sát giữa sườn zirconia so với sườn kim loại không?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: So sánh độ khít sát của sườn zirconia cho mão toàn sứ
với sườn kim loại cho mão sứ-kim loại.
Mục tiêu cụ thể
1. So sánh độ khít sát ở các thành (thành trục và thành mặt nhai) của sườn
zirconia với sườn kim loại.
2. So sánh độ khít sát ở vùng đường hoàn tất của sườn zirconia với sườn kim
loại.
3. So sánh độ khít sát trung bình của sườn zirconia với sườn kim loại.
VẬT LIỆU -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu cùi răng khô của răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên đã được mài theo tiêu
chuẩn: độ thuôn 60-80, mặt nhai mài từ 1,5-2mm, góc mở ở mặt nhai từ 1200-
1400, chiều cao cùi răng tính đến điểm giữa mặt nhai >4mm, đường hoàn tất
bờ vai 1mm, các góc cạnh được mài tròn. Thực hiện 5 sườn zirconia làm từ
hệ thống CAD/CAM (Cercon 2.2, Dentsply) và 5 sườn Ni-Cr đúc bằng kỹ
thuật truyền thống.
Phương tiện nghiên cứu
Vật liệu: 2 khối zirconia tiền thiêu kết 38mm, loại màu hồng (Denstply).
Hợp kim Ni-Cr (Super 1, Hoa Kỳ). Cao su lấy dấu nặng (putty) Aquasil
(Denstply). Cao su lấy dấu nhẹ (Light body) AquasilTM LV (Denstply).
Thạch cao cứng (GC. corp).
Trang thiết bị: hệ thống CAD/CAM Cercon: gồm Cercon eye, Cercon brain
(laser scanner and milling unit), Cercon base, Cercon heat để chế tác sườn sứ
zirconia. Máy đúc cao tần hiệu Bego cho sườn hợp kim Ni-Cr đúc. Đĩa cắt
kim cương. Kính hiển vi quang học với độ chính xác đến µm (x50) chuyên
dùng để khảo sát bề mặt vật liệu, có phần mềm dùng đo kích thước Olympus
GX51.
Tiến trình thực hiện nghiên cứu
Bước 1:
Cắm mẫu răng khô của răng cối nhỏ hàm trên vào đế thạch cao hình
trụ, sau đó mài cùi theo những tiêu chuẩn đã đưa ra.
Dùng cao su lấy dấu nặng và nhẹ lấy dấu mẫu cùi răng khô theo
phương pháp lấy dấu 2 hỗn hợp, lấy 10 dấu, đổ ngay 10 mẫu bằng thạch
cao cứng.
Bước 2: chia ngẫu nhiên 10 mẫu cùi răng làm 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 5
mẫu:
Nhóm 1: thực hiện sườn zirconia bằng hệ thống CAD/CAM Cercon 2.2 (thực
hiện tại labo Minh Phước – Tp. Hồ Chí Minh). Cercon eye quét mẫu cùi răng
thạch cao bằng tia laser, thể hiện hình ảnh mẫu cùi răng trên máy tính dưới
dạng dữ liệu số. Từ các dữ liệu số, tái lập lại hình ảnh mẫu cùi răng trên máy
tính. Điều chỉnh trên máy tính để đạt độ dày của sườn zirconia là 0,5mm (hệ
thống cho phép trong khoảng từ 0,5-1mm); khoảng hở giữa sườn zirconia và
mẫu thạch cao là 30µm (hệ thống cho phép điều chỉnh trong khoảng từ 0-
60µm). Sườn zirconia được thiết kế trên máy tính nhờ Cercon art (một hệ thống
phần cứng và phần mềm dùng để thiết kế sườn cho mão và cầu răng). Sau đó,
gắn khối zirconia tiền thiêu kết vào một bộ phận giữ trong Cercon brain, quá
trình cắt tự động diễn ra với một loại lưỡi khoan carbide tungsten đặc biệt.
Ban đầu cắt thô sau đó là cắt mịn. Lúc này sườn zirconia tiền thiêu kết có
kích thước lớn hơn kích thước sau cùng khoảng 30%. Tháo khối zirconia ra
khỏi phần giữ, cẩn thận loại bỏ các phần nối bằng “đầu thổi cát” mịn (bột
aluminum oxide) cho tới khi sườn zirconia tách ra hoàn toàn. Điều chỉnh để
loại bỏ những chi tiết thừa. Sườn zirconia “thô” được đưa vào Cercon heat
nung trong 8 tiếng. Trong quá trình nung, sườn zirconia “thô” sẽ bị co lại
khoảng 30% thể tích, mức độ co được tính toán trên máy tính. Sau đó điều
chỉnh nếu cần để có được những sườn zirconia cuối cùng.
Nhóm 2: thực hiện sườn kim loại Ni–Cr trên 5 mẫu còn lại bằng phương pháp
đúc truyền thống (thực hiện tại labo của khoa Răng Hàm Mặt - Đại Học Y
Dược Thành Phố Hồ Chí Minh). Quét chất làm hở đai (Poo-Fit) lên cùi răng
thạch cao nhưng chừa lại vùng đường hoàn tất, mục đích là tạo khoảng trống
cho xi măng gắn sau này. Quét một lớp chất cách ly mỏng (Picosep) cách ly
thạch cao và sáp. Tạo mẫu sườn kim loại bằng sáp inlay xanh với độ dày
0,3mm. Cắm cây đúc – Vô ống đúc. Nung ống đúc từ nhiệt độ phòng lên
khoảng 950oC trong một tiếng. Sau đó giữ ở nhiệt độ này trong một tiếng
tiếp theo. Gỡ vật đúc sau khi đúc. Làm nguội, kiểm tra lại độ dày và sự khít
sát của sườn kim loại.
Bước 3: gắn sườn phục hình vào cùi răng thạch cao và cắt các mẫu (thực
hiện tại labo Minh Phước – Thành phố Hồ Chí Minh). Trộn cao su nhẹ
AquasilTM LV (Denstply). Bơm cao su nhẹ vào trong lòng các sườn zirconia
và sườn kim loại đến khoảng nửa chiều cao, sau đó đặt lên trên mẫu cùi răng
thạch cao đúng vị trí, dùng ngón tay cái ấn chặt đồng thời kiểm tra để chắc
chắn sườn phục hình đã xuống hết và giữ đến khi cao su đông hoàn toàn. Xác
định mặt phẳng đi qua đỉnh múi ngoài và đỉnh múi trong của sườn phục hình,
vẽ trên sườn phục hình bằng bút ghi được trên kim loại. Dùng đĩa cắt kim
cương cắt qua sườn phục hình, cùi răng thạch cao theo hướng ngoài trong.
Bước 4: đo độ dày lớp cao su nhẹ trên kính hiển vi (thực hiện tại Công Ty
SAMECO–Tp. Hồ Chí Minh). Tiến hành đo các mẫu trên kính hiển vi
Olympus GX51, dùng độ phóng đại 50. Đơn vị tính là µm. Mỗi mẫu được cắt
làm 2 phần. Mỗi phần đo tại 3 vùng: thành mặt nhai, thành trục, vùng đường
hoàn tất. Tại mỗi vùng đo 14 điểm. Vậy mỗi mẫu được đo ở 84 điểm. Tổng
cộng là 840 phép đo được thực hiện.
Phương pháp kiểm định thống kê
Tính số trung bình, độ lệch chuẩn của chiều dày lớp cao su gắn
(chiều dày càng lớn, độ khít sát càng thấp) cho các thành (thành trục và
thành mặt nhai) và vùng đường hoàn tất của các mẫu nghiên cứu.
Sử dụng test t student trong phần mềm SPSS/PC (version 16.0) để so
sánh các giá trị trung bình.
KẾT QUẢ
Độ khít sát ở các thành (bảng 1): Nhóm sườn zirconia: độ khít sát trung
bình ở thành mặt nhai là: 75,53 ± 21,25µm, thành trục là: 73,61 ± 4,80µm.
Nhóm sườn Ni-Cr: độ khít sát trung bình ở thành mặt nhai là: 99,20 ±
38,03µm, thành trục là: 74,73 ± 14,82µm.
Bảng 1: Độ khít sát (TB ± ĐLC) và so sánh giữa sườn zirconia với sườn Ni-Cr
ở các thành (thành trục và thành mặt nhai)
Sườn
zirconia
Sườn Ni-Cr Số đo
(µm)
TB± ĐLC TB ± ĐLC
P
Thành
mặt
nhai
Thành
trục
75,53 ±
21,25
73,61±4,80
99,20±38,03
74,73±14,82
0,10
(NS)
0,82
(NS)
(Phép kiểm t student)
Ở thành mặt nhai, độ dày lớp cao su của nhóm sườn Ni-Cr lớn hơn nhóm
sườn zirconia không có ý nghĩa (p>0,05). Ở thành trục sự khác biệt giữa 2
nhóm cũng không có ý nghĩa (p>0,05).
Độ khít sát ở vùng đường hoàn tất (bảng 2): ở nhóm sườn zirconia, độ khít sát
trung bình ở vùng đường hoàn tất là 121,21 ± 11,90µm. Ở nhóm sườn Ni-Cr,
độ khít sát trung bình ở vùng đường hoàn tất là 78,67 ± 31,23µm. (hình 1, 2)
Bảng 2: Độ khít sát (TB ± ĐLC), so sánh giữa sườn zirconia với sườn Ni-Cr ở
vùng đường hoàn tất
Sườn
zirconia
Sườn
Ni-Cr
Số đo
(µm) TB ±
ĐLC
TB ±
ĐLC
P
Đường
hoàn tất
121,21 ±
11,90
78,67 ±
31,23
0,01
(*)
(Phép kiểm t student)
Ở vùng đường hoàn tất, độ dày lớp cao su ở nhóm sườn zirconia lớn hơn
nhóm sườn Ni-Cr có ý nghĩa (p<0,05).
Hình 1: Độ dày lớp cao su vùng đường hoàn tất của sườn zirconia: mẫu ZM2’.
Hình 2: Độ dày lớp cao su vùng đường hoàn tất của sườn Ni – Cr. A. Mẫu
KV1 với sườn Ni – Crôm sát đường hoàn tất. B. Mẫu KV4 với độ dày lớp cao
su tương đối lớn.
Độ khít sát trung bình tính chung các vùng (bảng 3): tính trung bình tất cả
các vùng, độ khít sát của nhóm sườn zirconia là 90,12± 10,08µm. Độ khít sát
trung bình tất cả các vùng của nhóm sườn Ni-Cr là 84,20± 22,01µm.
Bảng 3: Độ khít sát (TB ± ĐLC) và so sánh trung bình giữa sườn zirconia với
sườn Ni-Cr
Sườn
zirconia
Sườn
Ni-Cr
Số đo
(µm) TB ±
ĐLC
TB
±ĐLC
P
Chung 90,12
±10,08
84,20±
22,01
0,45(NS)
(Phép kiểm t student)
Xét chung tất cả các vùng, sự khác biệt về độ khít sát giữa 2 nhóm là không
có ý nghĩa (p>0,05). Tuy nhiên độ khít sát của nhóm Ni-Cr cao hơn nhóm
zirconia. Độ phân tán số liệu ở nhóm sườn Ni-Cr cao hơn nhóm sườn
zirconia. (biểu đồ 1). Nhóm Ni-Cr: Mặt trong của sườn Ni-Cr có nhiều chỗ
mấp mô, không đều; trong lòng các sườn đều có bọt. Nhóm zirconia: Cao su
trải đều trên toàn bộ cùi răng thạch cao, mặt trong của sườn đều đặn, khối
zirconia đặc chắc, không có bọt.
Biểu đồ 1: So sánh độ khít sát giữa sườn zirconia và sườn Ni-Cr ở các vùng
được đo đạc (TB ± ĐLC).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu in vitro đánh giá độ khít sát trên năm sườn phục hình đúc bằng
Ni-Cr và năm sườn phục hình sứ zirconia trên mẫu cùi răng thạch cao của
răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên, bằng phương pháp đo bề dày lớp cao su gắn,
khảo sát dưới kính hiển vi quang học chuyên dùng (x50), cho phép rút ra một
số kết luận sau:
1. Độ khít sát ở các thành (thành trục và thành mặt nhai) của sườn zirconia lần
lượt là 73,61 ± 4,80µm và 75,53 ± 21,25µm, của sườn Ni-Cr lần lượt là 74,73
± 14,82µm và 99,20 ± 38,03µm, sự khác biệt không có ý nghĩa với giá trị p
lần lượt là 0,82 và 0,10; p>0,05.
2. Độ khít sát ở vùng đường hoàn tất của sườn Ni-Cr (78,67 ± 31,23µm) cao
hơn có ý nghĩa so với sườn zirconia (121,21 ± 11,90µm) (p=0,01; p<0,05),
nhưng đều nằm trong khoảng lâm sàng chấp nhận được.
3. Trung bình độ khít sát của sườn zirconia là 90,12 ± 10,08µm và sườn Ni-Cr
là 84,20 ± 22,01µm, sự khác biệt không có ý nghĩa (p=0,45; p>0,05).
Xét về độ khít sát, cả hai loại vật liệu này đều đạt yêu cầu trên lâm sàng,
xứng đáng là vật liệu lựa chọn cho nha khoa phục hồi, góp phần làm tăng
tuổi thọ của phục hình trên lâm sàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 201_9735.pdf