Nghiên cứu trên 57 xác của Sinkeet S
thực hiện ở châu Phi, khoảng 7% trường
hợp không xuất hiện điểm Griffith’s hoặc
mạch máu xuất hiện với mức độ ít hay
nghèo nàn (khoảng 32%) [8]. Điều này làm
cho hiện tượng thiếu máu miệng nối trong
một số trường hợp cắt đại tràng trở nên
trầm trọng hơn (là điểm nối kết giữa
nhánh ĐM Sigma tận cùng nối với nhánh
ĐM trực tràng trên). Khi phẫu tích cần phải
hạ đại tràng góc lách. Tất cả điều này làm
cho miệng nối ở đại tràng trái dễ bị căng
và thiếu máu nuôi hơn hơn, phẫu tích
khó hơn, dễ xảy ra tai biến trong mổ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, cả 2 nhóm
không có trường hợp nào phải chuyển
mổ mở, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa 2 nhóm về tai biến trong mổ (tổn
thương niệu quản trái trong 1 BN, p = 0.001),
với cắt đại tràng phải, thời gian mổ nhanh
hơn (80 và 120 phút, p < 0,001), máu mất
ít hơn (60 so với 80 ml, p = 0,002).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số
lượng hạch nạo vét được trung bình trên
mỗi BN tương đương nhau. Nghiên cứu
của các tác giả Hàn Quốc [9], số lượng
hạch nạo vét được ở BN ung thư đại
tràng phải nhiều hơn so với đại tràng trái,
do dẫn lưu bạch huyết ở đại tràng phải
luôn phong phú hơn. Điều này có thể giải
thích: do số lượng BN nghiên cứu của
chúng tôi không đủ đại diện cho dân số,
số ca cắt đại tràng phải phần lớn thực
hiện trong giai đoạn đầu, khi kinh nghiệm
phẫu tích và phẫu tích hạch của nhóm
nghiên cứu còn ít, chúng tôi cũng như
Dae Ro LIM nhận thấy do đại tràng trái
dài hơn, nằm sâu hơn, xung quanh có
nhiều cơ quan nên việc bóc tách khó hơn,
vì vậy số lượng hạch nạo vét được cũng
hạn chế, mặc dù trên 1/2 số hạch nạo vét
được ở đại tràng phải, số lượng hạch di
căn lại ít hơn ở đại tràng trái [10].
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải và đại tràng trái do ung thư tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
51
SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐẠI TRÀNG PHẢI
VÀ ĐẠI TRÀNG TRÁI DO UNG THƯ TẠI
BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Huỳnh Thanh Long*; Nguyễn Thành Nhân*; Trần Quốc Hưng*
Phạm Vinh Quang**; Phạm Việt Khương*; Phạm Minh Tuấn*; Nguyễn Văn Xuyên**
TÓM TẮT
Mục tiêu: so sánh kết quả sớm giữa 2 nhóm bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt đại
tràng phải và trái do ung thư. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu những bệnh nhân được
phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải và trái do ung thư tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 11 - 2011
đến 12 - 2015. Kết quả: tổng cộng 103 bệnh nhân (tuổi trung bình 59,61; 54,5% nam).
Nhóm được phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải có tuổi trung bình cao hơn (65 so với 54) và
có ít bệnh lý đi kèm hơn (48% so với 61%). Về mức độ khó của phẫu thuật, cả 2 nhóm đều
không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở, khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về
tai biến trong mổ (tổn thương niệu quản trái trong 1 trường hợp), cắt đại tràng phải có thời gian
mổ nhanh hơn (80 so với 120 phút), máu mất ít hơn (60 so với 80 ml). Về kết quả sớm sau mổ,
tỷ lệ biến chứng sau mổ 3% và 6,7%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm
về biến chứng như nhiễm trùng vết mổ, nhồi máu cơ tim, viêm phổi..., ngoại trừ 1 trường hợp
tắc ruột sau cắt đại tràng trái cần mổ lại. Với cắt đại tràng phải, thời gian nằm viện ngắn hơn
(5,7 so với 6,9 ngày), thời gian đi ngoài ngắn hơn (1 so với 2,5 ngày), thời gian trung tiện của
2 nhóm tương đương nhau (2 ngày). Liên quan đến kết quả ung thư học, số lượng hạch trung bình
nạo vét được trên mỗi bệnh nhân tương đương nhau (17,5 và 17,4). Kết luận: phẫu thuật nội soi
cắt đại tràng phải có thời gian mổ ngắn hơn, ít tai biến và biến chứng, thời gian nằm viện ngắn hơn.
* Từ khóa: Ung thư đại tràng; Cắt đại tràng phải; Cắt đại tràng trái; Phẫu thuật nội soi.
Comparision of Laparoscopic Surgical Outcomes between Right
and Left Colectomy due to Cancer at the Nguyen Tri Phuong Hospital
Summary
Objectives: To compare the intraoperative and postoperative outcomes between right laparoscopic
colectomy and left laparoscopic colectomy for colon cancer. Subjects and methods: Retrospective
analysis of patients who underwent elective right laparoscopic colectomy or left laparoscopic
colectomy for colon cancer between November 2011 and December 2015 at Nguyen Tri Phuong
Hospital. Results: A total of 103 patients (mean age 59.61 years old; 54.5% males) were analyzed.
* Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Huỳnh Thanh Long (bshuynhlong@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 10/06/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/07/2018
Ngày bài báo được đăng: 01/08/2018
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
52
The right laparoscopic colectomy group had a higher mean age (65 vs. 54), and comorbidity
rate (61 vs. 48%). Regarding technical difficulty, there was no difference in conversion rate, but
in intraoperative complications, a significant difference was found between the groups (ureter
injured in 1 case), mean operative time was significantly shorter for right laparoscopic colectomy
(80 vs 120 mins), blood loss was lesser than for right laparoscopic colectomy (60 vs 80 mL).
Regarding postoperative outcome, overall complication rates were 3 and 6.7% for right and left
colectomy, respectively, there were no differences between the group complications, including
superficial or deep surgical site infections, myocardial infarction, pneumonia excluded ileus...
shorter hospital stay (5.7 vs 6.9 days, first flatus occurred at postoperative day 2 in both groups);
first stool was observed after a median of 1 (right) and 2.5 days (left), respectively. Regarding to
oncologic outcome, mean number of lymph node harvested were 17.5 and 17.4. Conclusions:
Right laparoscopic colectomy for colon cancer was independently associated with a shorter
operative time, less complications, shorter hospital stay.
* Keywords: Colon cancer; Right laparoscopic colectomy; Left laparoscopic colectomy; Laparoscopy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, ung thư đại tràng đứng
thứ hai sau ung thư dạ dày trong ung thư
đường tiêu hóa [1]. Ung thư đại tràng ở
Việt Nam thường được chẩn đoán ở giai
đoạn muộn, bệnh nhân (BN) đến muộn,
bệnh thường ở giai đoạn xâm lấn, có biến
chứng hoặc di căn xa. Do đó kết quả điều
trị bị hạn chế, tỷ lệ sống sau 5 năm thấp
và chất lượng cuộc sống sau mổ không
cao [1, 4]. Điều trị ung thư đại tràng chủ
yếu bằng phẫu thuật [1, 4, 5], hầu hết
phẫu thuật viên cho rằng cắt đại tràng trái
có nhiều nguy cơ hơn cắt đại tràng phải
do kỹ thuật khó hơn, đại tràng trái máu
nuôi kém hơn nên dễ bị xì rò miệng nối hơn
đại tràng phải. Chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này nhằm: So sánh kết quả sớm giữa
2 nhóm BN được phẫu thuật nội soi cắt
đại tràng phải và trái do ung thư.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
BN điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri
Phương được chẩn đoán ung thư biểu mô
tuyến ống nguyên phát đại tràng và điều
trị bằng phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt đại
tràng từ 01 - 2011 đến 12 - 2015.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không liên lạc được BN.
- Không lấy được hồ sơ bệnh án.
- BN có u khác trên khung đại tràng
hoặc di căn xa trước mổ.
- BN có ASA IV.
2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
* Kỹ thuật mổ:
Trong phẫu thuật nội soi cắt đại tràng
phải tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,
chúng tôi áp dụng kỹ thuật phẫu tích từ
trong ra: đầu tiên xác định và nhấc bó
mạch hồi kết tràng lên trên, xuống dưới
và hướng về phía bên phải BN, mở phúc
mạc dọc theo tĩnh mạch (TM) mạc treo
tràng trên. Phẫu tích và thắt tận gốc động
TM hồi kết tràng, trong lúc phẫu tích tách
rời tá tràng. Tiếp tục phẫu tích dọc theo
TM mạc treo tràng trên hướng về phía
đầu BN, thắt bó mạch đại tràng phải tận
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
53
gốc nếu có, sau đó phẫu tích vào giữa hai
lớp của mạc Told, bảo tồn lá tạng của
mạc treo đại tràng. Quá trình phẫu tích từ
trong ra hoàn tất khi đi qua cân Gerota.
Trong lúc phẫu tích, cần nhận và tránh
làm tổn thương tá tràng, niệu quản phải
và bó mạch sinh dục phải, sau đó cắt mạc
nối lớn, di động đại tràng góc gan và di
động hoàn toàn đại tràng lên và mạc treo
đoạn cuối hồi tràng ra khỏi thành bụng
sau. Đối với cắt đại tràng trái: phẫu tích từ
trong ra. Đầu tiên xác định ụ nhô và nhấc
bó mạch mạc treo tràng dưới lên trên và
hướng về phía bên trái BN, mở phúc mạc
dọc theo ụ nhô cho đến gốc động mạch (ĐM)
mạc treo tràng dưới. Phẫu tích dọc theo
ĐM mạc treo tràng dưới, bộc lộ và thắt
tận gốc ĐM đại tràng trái. Phẫu tích và
thắt TM mạc treo tràng dưới. Tại vị trí
này, thắt lại ĐM đại tràng trái lần thứ hai.
Tiếp tục phẫu tích dọc theo ĐM mạc treo
tràng dưới hướng về phía chân BN, thắt
một hay nhiều nhánh ĐM đại tràng Sigma.
Trong lúc phẫu tích, cần nhận và tránh
làm tổn thương niệu quản trái và bó mạch
sinh dục trái.
* Thu thập số liệu: thu thập từ hồ sơ
bệnh án từ lúc mổ đến sau phẫu thuật
1 tháng. Lưu trữ và thống kê số liệu bằng
phần mềm SPSS 18.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm BN.
- Tuổi: tuổi trung bình 59,61. Nhóm được PTNS cắt đại tràng phải có tuổi trung bình
cao hơn nhóm cắt đại tràng trái (65 so với 54; p < 0.001) và có ít bệnh lý đi kèm hơn
(48% so với 61%, p = 0,003).
- Giới tính: đại tràng phải 23 BN nữ (69,7%), đại tràng trái 47 BN nam (67,1%).
Đại tràng phải ở nữ nhiều hơn nam, trong khi đại tràng trái ở nam nhiều hơn nữ.
2. Phương pháp phẫu thuật.
Cắt đại tràng phải: 33 BN ( 32%), cắt đại tràng trái 70 BN (68%).
3. Kết quả sớm.
Bảng 1:
Thời gian mổ
(phút)
Lượng máu mất
(ml)
Tỷ lệ tai biến
(%)
Tỷ lệ biến chứng
(%)
Đại tràng phải 80 60 0 3
Đại tràng trái 120 80 0,97 6,7
- Chuyển mổ mở: cả 2 nhóm không có trường hợp nào phải chuyển mổ mở.
- Tai biến trong mổ: 1 BN tổn thương niệu quản trái trong cắt đại tràng trái, khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p = 0,001).
- Thời gian mổ: cắt đại tràng phải nhanh hơn đại tràng trái (80 phút và 120 phút,
p < 0,001).
- Máu mất: cắt đại tràng phải mất ít máu hơn đại tràng trái (60 ml và 80 ml, p = 0,002).
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
54
- Tỷ lệ biến chứng sau mổ: 2 nhóm cắt đại tràng phải và trái lần lượt là 3 và 6,7%
(p = 0,041), khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về biến chứng như
nhiễm trùng vết mổ, nhồi máu cơ tim, viêm phổi, tắc ruột
Bảng 2: Thời gian hồi phục.
Thời gian trung tiện
(ngày)
Thời gian ăn lại
đường miệng (ngày)
Thời gian vận
động (ngày)
Thời gian xuất
viện (ngày)
Đại tràng phải 2 2.1 1 5,7
Đại tràng trái 2 3,5 2,5 6,9
- Thời gian nằm viện cắt đại tràng phải ngắn hơn đại tràng trái (5,7 và 6,9 ngày,
p = 0,003).
- Thời gian đi ngoài: cắt đại tràng phải ngắn hơn đại tràng trái (1 và 2,5 ngày,
p = 0,009).
- Thời gian trung tiện: 2 nhóm tương đương nhau (2 ngày, p = 0,37).
Bảng 3: Số lượng hạch nạo vét được.
Số BN Số lượng hạch Hạch di căn Tỷ lệ hạch di căn (%)
Số hạch trung
bình trên 1 BN
Đại tràng phải 33 579 45 3 17,5
Đại tràng trái 70 1.221 153 8 17,4
Tổng số 103 1.800 198 11 21,3
Số lượng hạch trung bình nạo vét được trên mỗi BN giữa 2 nhóm tương đương
nhau (17,5 và 17,4, p = 0,064), đại tràng trái có di căn hạch nhiều hơn.
BÀN LUẬN
* Đặc điểm mẫu nghiên cứu:
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi,
ung thư đại tràng phải có tuổi lớn hơn so
với ung thư ở đại tràng trái, tương tự
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
[4, 6, 7], ung thư đại tràng phải ở nữ gặp
nhiều hơn nam.
Bệnh lý kết hợp: đại tràng phải hay gặp
ở phụ nữ, lớn tuổi hơn, có nhiều bệnh lý
kết hợp hơn so với đại tràng trái [4, 6, 7].
* Kết quả sớm:
Ung thư đại tràng phải có nhiều điểm
khác biệt so với ung thư đại tràng trái, do có
nguồn gốc phôi thai học cũng như giải
phẫu, mô học, gen và miễn dịch khác
nhau [4]. Ung thư đại tràng phải thường
liên quan với thiếu máu do thiếu sắt, lớn
tuổi (phù hợp với kết quả của chúng tôi)
và giai đoạn tiến triển [7]. Bên cạnh đó,
ung thư đại tràng phải có khuynh hướng
phát triển về kích thước vào trong lòng
ruột, u dạng chồi sùi. Ngược lại, ung thư
đại tràng trái có khuynh hướng xâm lấn
trong thành ruột, xâm nhiễm theo chu vi,
làm hẹp lòng ruột và gây tắc ruột [4, 7].
Ở đại tràng trái, máu nuôi kém hơn và có
thể có những điểm tới hạn, nhánh tận của
ĐM đại tràng Sigma hình thành nên vòng
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
55
nối trong mạc treo đại tràng, do nhánh nối
với nhánh xuống của ĐM đại tràng trái ở
đầu gần, nhánh nối với ĐM trực tràng trên
ở đầu xa tạo thành mạng lưới ĐM viền
quanh đại tràng Sigma, ở vùng này cũng
có điểm gián đoạn của ĐM viền, gọi là
điểm tới hạn Sudeck [8]. Khoảng 16%
trường hợp nhánh lên ĐM đại tràng trái
cho một nhánh lên nối trực tiếp với
nhánh trái của ĐM đại tràng giữa hình
thành cung Riolan, một nhánh xuống nối
với các nhánh tận của đại tràng Sigma
tạo thành cung mạch viền. Trên vòng nối
cung ĐM viền, tại điểm nối kết giữa 2 dòng
chảy hình thành trong thời kỳ phôi thai
của ruột giữa và ruột sau tồn tại điểm
gián đoạn gọi là điểm tới hạn Griffith’s.
Nghiên cứu trên 57 xác của Sinkeet S
thực hiện ở châu Phi, khoảng 7% trường
hợp không xuất hiện điểm Griffith’s hoặc
mạch máu xuất hiện với mức độ ít hay
nghèo nàn (khoảng 32%) [8]. Điều này làm
cho hiện tượng thiếu máu miệng nối trong
một số trường hợp cắt đại tràng trở nên
trầm trọng hơn (là điểm nối kết giữa
nhánh ĐM Sigma tận cùng nối với nhánh
ĐM trực tràng trên). Khi phẫu tích cần phải
hạ đại tràng góc lách. Tất cả điều này làm
cho miệng nối ở đại tràng trái dễ bị căng
và thiếu máu nuôi hơn hơn, phẫu tích
khó hơn, dễ xảy ra tai biến trong mổ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, cả 2 nhóm
không có trường hợp nào phải chuyển
mổ mở, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa 2 nhóm về tai biến trong mổ (tổn
thương niệu quản trái trong 1 BN, p = 0.001),
với cắt đại tràng phải, thời gian mổ nhanh
hơn (80 và 120 phút, p < 0,001), máu mất
ít hơn (60 so với 80 ml, p = 0,002).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số
lượng hạch nạo vét được trung bình trên
mỗi BN tương đương nhau. Nghiên cứu
của các tác giả Hàn Quốc [9], số lượng
hạch nạo vét được ở BN ung thư đại
tràng phải nhiều hơn so với đại tràng trái,
do dẫn lưu bạch huyết ở đại tràng phải
luôn phong phú hơn. Điều này có thể giải
thích: do số lượng BN nghiên cứu của
chúng tôi không đủ đại diện cho dân số,
số ca cắt đại tràng phải phần lớn thực
hiện trong giai đoạn đầu, khi kinh nghiệm
phẫu tích và phẫu tích hạch của nhóm
nghiên cứu còn ít, chúng tôi cũng như
Dae Ro LIM nhận thấy do đại tràng trái
dài hơn, nằm sâu hơn, xung quanh có
nhiều cơ quan nên việc bóc tách khó hơn,
vì vậy số lượng hạch nạo vét được cũng
hạn chế, mặc dù trên 1/2 số hạch nạo vét
được ở đại tràng phải, số lượng hạch di
căn lại ít hơn ở đại tràng trái [10].
Bảng 4: So sánh kết quả sớm với một số tác giả khác.
Máu mất (ml) Thời gian mổ (phút) Tai biến Biến chứng Hạch
Chúng tôi 60 80 80 120 0,97% 2% 6% 17,5 17,4
P. N. Thi [2] 60,50 80,20 70 169 2,8% 5,9% 8% 11,5 13,3
Sarli L [11] 65 90 90 110 2% 12% 6,5% 7% 18,5 19,6
Parson [12] 70 100 120 150 4% 13% 2,3% 10% 16,2 21,4
T. Đ. X Tùng [3] 100 150 90 130 1,3% 2,6% 5% 8,2% 12 12
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
56
Về kết quả sớm sau mổ, tỷ lệ biến
chứng sau mổ 3% và 6,7% (p = 0,041),
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa 2 nhóm về các biến chứng như
nhiễm trùng vết mổ, nhồi máu cơ tim,
viêm phổi, thời gian nằm viện ngắn hơn
(5,7 so với 6,9 ngày, p = 0,003), thời gian
đi đại tiện ngắn hơn (1 so với 2,5 ngày,
p = 0,009), thời gian trung tiện của 2 nhóm
tương đương nhau (2 ngày, p = 0,057),
tương đương với kết quả của một số tác
giả trong nước và trên thế giới. Nhiều
nghiên cứu chứng minh BN ung thư đại
tràng phải thường là phụ nữ, lớn tuổi
hơn, kích thước u lớn, tỷ lệ biệt hóa kém
nhiều hơn [9, 10, 12].
KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải do
ung thư có thời gian mổ ngắn hơn, ít mất
máu hơn, thời gian mổ nhanh hơn, ít xảy
ra tai biến, biến chứng hơn, thời gian nằm
viện ngắn hơn so với cắt đại tràng trái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Tấn Long. Ung thư đại tràng.
Bệnh học ngoại khoa tiêu hóa. Nhà xuất bản
Y học. 2008, tr.261-270.
2. Phạm Ngọc Thi. Khả năng cắt đại tràng
của phẫu thuật nội soi trong ung thư đại tràng.
Luận văn Chuyên khoa Cấp II. Trường Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 2006.
3. Trần Đặng Xuân Tùng. Kết quả lâu dài
sau phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại
tràng. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 2011.
4. Marvin L. Coman. Colon and Rectal
Surgery. 5th edition. Lippincott Williams &
Wilkins. 2011, pp.908-911.
5. Powell A.G, Wallace R, McKee R.F.
The relationship between tumour site,
clinicopathological characteristics and cancer-
specific survival in patients undergoing
surgery for colorectal cancer. Colorectal Dis.
2012, 14, pp.1493-1499.
6. Hansen IO, Jess P. Possible better long-
term survival in left versus rightsided colon
cancer: A systematic review. Dan Med J.
2012, 59, p.4444.
7. Saltzstein S.L, Behling C.A. Age and
time as factors in the left to right shift of the
subsite of colorectal adenocarcinoma: A study
of 213,383 cases from the California Cancer
Registry. J Ckin Gastroenterol. 2007, 41,
pp.173-177.
8. Sinkeet S, Muthoka J, Saidi H.
Branching pattern of inferior mesenteric artery
in a black African population: A dissection
study. ISRN Anatomy. 2013, pp.1-4.
9. Guan X, Chen W, Liu Z et al. Whether
regional lymph nodes evaluation should be
equally required for both right and left colon
cancer. Oncotarget. 2016, 13, pp.59945-
59956.
10. Dae Ro Lim, Jung Kul Kuk, Taehyung
Kim et al. Comparison of oncological
outcomes of right-sided colon cancer versus
left-sided colon cancer after curative resection.
Which side is better outcome?. Medicine. 2017,
pp.96-42.
11. Sarli L, Lusco D.D, Regina G.
Predicting conversion to open surgery in
laparoscopic left hemicolectomy. Surgery
Laparoscopy Endoscopy and Percutaneous
Techniques. 2006,16 (4), pp.212-216.
12. Parson H.M, Begun J.W, Kuntz K.M et
al. Lympho node evaluation for colon cancer
and node positivity over the past 20 years.
The Journal of the American Medical
Association. 2011, 306, pp.1089-1097.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
so_sanh_ket_qua_phau_thuat_noi_soi_cat_dai_trang_phai_va_dai.pdf