Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước với xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao tầng mặt: nghiên cứu dọc trên phim đo sọ ở trẻ từ 3-13 tuổi

Giá trị trung bình chiều dài nền sọ trước, chiều dài tương đối của xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao các tầng mặt trước Trong quá trình phát triển từ 3-13 tuổi, chiều dài nền sọ trước, chiều dài xương hàm trên và xương hàm dưới đều tăng đáng kể theo tuổi. Chiều dài nền sọ trước trung bình là 58,84 mm lúc 3 tuổi và 69,16 mm lúc 13 tuổi. Chiều dài tương đối của xương hàm trên là 79,81 mm lúc 3 tuổi và 97,66mm lúc 13 tuổi. Chiều dài tương đối của thân xương hàm dưới là 56,33 mm lúc 3 tuổi và 79,26 mm lúc 13 tuổi. Như vậy, theo chiều trước sau khối sọ mặt tăng trưởng đáng kể theo tuổi. Bên cạnh sự tăng trưởng đáng kể theo chiều trước sau, khối sọ mặt còn tăng trưởng đáng kể cả theo chiều đứng: chiều cao các tầng mặt giữa, tầng mặt dưới và chiều cao toàn bộ tầng mặt trước tăng dần theo tuổi. Lúc 3 tuổi chiều cao tầng mặt giữa 41,80 mm và tăng dần đến 56,81 lúc 13 tuổi. Chiều cao tầng mặt dưới là 55,66 lúc 3 tuổi và 68,20 mm lúc 13 tuổi. Như vậy chiều cao toàn bộ tầng mặt tăng từ 95,63 mm đến 123,53 mm từ 3 đến 13 tuổi. So với trẻ 3 tuổi trong mẫu nghiên cứu, các số đo SN, Ba-ANS, Go-Gn, N-ANS, ANS-Me và N-Me lần lượt tăng là 17.54%, 22.37%, 40.71%, 35.91%, 22.53% và 29.17%. Rõ ràng, theo chiều trước sau từ 3 đến 13 tuổi, hàm dưới tăng trưởng nhiều nhất (Go-Gn) trong khi đó theo chiều đứng thì tầng giữa mặt tăng nhanh hơn so với tầng mặt dưới. Tuy nhiên, nhìn chung toàn bộ kích thước của tầng mặt (tính từ N đến Me) tăng 29,17% từ lúc trẻ 3 tuổi cho đến 13 tuổi (Bảng 2 và Biểu đồ 2). Tóm lại trong giai đoạn từ 3- 13 tuổi: chiều dài nền sọ trước, chiều dài của xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao các tầng mặt trước đều tăng đáng kể theo tuổi.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước với xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao tầng mặt: nghiên cứu dọc trên phim đo sọ ở trẻ từ 3-13 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 TƯƠNG QUAN GIỮA CHIỀU DÀI NỀN SỌ TRƯỚC VỚI XƯƠNG HÀM TRÊN, XƯƠNG HÀM DƯỚI VÀ CHIỀU CAO TẦNG MẶT: NGHIÊN CỨU DỌC TRÊN PHIM ĐO SỌ Ở TRẺ TỪ 3-13 TUỔI Đống Khắc Thẩm*, Hoàng Tử Hùng* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu là xác định sự thay đổi do tăng trưởng của chiều dài nền sọ trước và mối tương quan giữa chiều dài nền sọ trước với xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao tầng mặt ở trẻ từ 3 đến 13 tuổi. Phương pháp: Mẫu nghiên cứu bao gồm 503 phim sọ nghiêng của trẻ 3-13 tuổi, được lấy từ nhóm mẫu của dự án nghiên cứu hình thái sọ mặt răng của trẻ từ 3-18 tuổi tại khoa Răng Hàm Mặt- ĐHYD. Số trung bình và độ lệch chuẩn của các đặc điểm như chiều dài nền sọ trước (SN) và xương hàm trên (Ba-ANS), xương hàm dưới (Ba-Me, Go- Gn), và chiều cao tầng mặt (N-ANS, ANS-Me, N-Me) được thu thập tại các thời điểm khác nhau trong quá trình theo dõi sự phát triển của trẻ: lúc 3 tuổi, 5 tuổi, 7 tuổi, 9 tuổi, 11 tuổi và 13 tuổi. Nghiên cứu cũng đồng thời phân tích mối tương quan của các đặc điểm trong suốt quá trình phát triển nêu trên từ lúc trẻ 3 tuổi đến 13 tuổi. Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ là chiều dài nền sọ trước tăng đáng kể theo tuổi (p<0,05). Kết luận: có mối tương quan chặt chẽ giữa chiều dài nền sọ trước với xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao tầng mặt trước (r= 0,64-0,79; p<0,001). ABSTRACT RELATIONSHIP BETWEEN THE ANTERIOR CRANIAL BASE LENGTH AND THE MAXILLA, MANDIBLE AND FACIAL HEIGHT (A STUDY ON LATERAL CEPHALOGRAMS IN CHILDREN AGED 3-13 YEARS) Dong Khac Tham, Hoang Tu Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 10 - 15 The aim of this investigation was to evaluate the changes of the anterior cranial base length and its relationship with the cranial base length and the maxilla, mandible and facial height in children from 3 to 13 years old. Method: The study included 503 lateral cephalograms of children at age 3 (60); 5 (87); 7 (71); 9 (130); 11 (94) and 13 (61). The results of the study showed that the anterior cranial base length (SN) increased significantly with age (p<0.05). Conclusion: The anterior cranial base angle was strongly related to the relative length of the maxilla (BaANS); the relative length of the mandible ( GoGn) and the facial height (N-ANS; ANS-Me and N-Me) (r= 0.64-0.79; p<0.001). MỞ ĐẦU Các dạng sai hình khớp cắn là do sự tương tác theo chiều đứng và chiều trước sau giữa độ cắn phủ và cắn chìa của khớp răng. Chính độ cắn phủ và cắn chìa lại chịu ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng của khối xương hàm trên và xương hàm dưới. Khối mặt tăng trưởng theo hướng xuống dưới và ra trước do chịu ảnh hưởng tương tác của hai hướng phát triển theo chiều đứng và chiều trước sau, điều này giúp hình thành các dạng mặt khác nhau. Các quá trình tương tác này diễn ra từ lúc trẻ còn rất nhỏ và tiếp tục cho *: Khoa RHM – ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh 11 đến khi quá trình tăng trưởng hoàn tất. Sự thay đổi của khớp răng có bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng của khối xương mặt, còn sự thay đổi của khối mặt theo chiều đứng và chiều trước sau có bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng của khối sọ và nền sọ. Nhiều tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng mối liên quan giữa sọ- nền sọ với khối xương mặt. Yoshihiro Tanabe (2002)(15) nghiên cứu ở trẻ 3-5 tuổi đã cho thấy chiều dài nền sọ trước tăng theo tuổi và có mối tương quan với chiều cao mặt. Bishara và Jakobsen (1985)(1), Donald H. (1983)(3), Sarhan (1997)(10), Jarvinen (1997)(5), Hoàng Tử Hùng (1991)(6) và Trần Thúy Nga (1999)(12) khi nghiên cứu trên phim sọ nghiêng, đã nhận định về sự thay đổi của góc nền sọ trong những nhóm nghiên cứu khác nhau và ảnh hưởng của nó trong sự phát triển của xương mặt. Mục đích của nghiên cứu này mô tả đặc điểm nền sọ trong mối liên quan với xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao tầng mặt cũng như mối tương quan của các đặc điểm này ở trẻ em Việt Nam từ 3 đến 13 tuổi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 503 phim sọ nghiêng của trẻ em từ 3-13 tuổi, trong đó bao gồm: 60 phim của trẻ 3 tuổi; 87 phim của trẻ 5 tuổi; 71 trẻ 7 tuổi; 130 phim của trẻ 9 tuổi; 94 phim của trẻ 11 tuổi và 61 phim trẻ 13 tuổi. Kỹ thuật chọn mẫu Mẫu nghiên cứu được chọn theo kỹ thuật chọn mẫu tổng thể từ nhóm mẫu nghiên cứu hình thái sọ mặt răng của trẻ từ 3-18 tuổi tại khoa Răng Hàm Mặt- ĐHYD ở các thời điểm trẻ 3 tuổi, 5 tuổi, 7 tuổi, 9 tuổi, 11 tuổi và 13 tuổi thoả mãn các tiêu chí sau: + Còn đủ răng trên cung hàm. + Có ông-bà, cha-mẹ là người Việt Nam, dân tộc Kinh. + Mặt nhìn nghiêng chấp nhận được với hai môi khép kín ở tư thế tự nhiên. + Đã được chụp phim sọ nghiêng tại Khoa RHM, ĐHYD Tp.HCM theo lịch trình của dự án nghiên cứu. + Các phim chụp đạt yêu cầu của nghiên cứu. Trang thiết bị Loại phim sử dụng: phim tia X hiệu Kodak Dental Film cỡ 8 x 10 (T.MartTM CAT 2589852) (20,3 x 25,4cm) được tăng cường độ nhạy của phim với tia X bằng cassette hiệu Kodak Lanex Regular Screen 8x10 inch có chứa cửa sổ để ghi mã số của đối tượng nghiên cứu. Máy chụp phim: Hiệu PANEX – EX số hiệu X100 EC-9405, với loại ống đầu dài 65KVP, 10mA trong thời gian từ ½ đến 1½ giây. Kỹ thuật chụp phim Đối tượng đuợc chụp phim ở tư thế đứng, với đầu ở tư thế tự nhiên, hai môi khép kín, răng ở cắn khít trung tâm. Đầu bên trái của đối tượng nghiên cứu tiếp xúc với phim để giảm độ phóng đại và độ méo lệch. Chùm tia X đi qua tai ngoài vào thẳng góc với phim. Khoảng cách từ đầu côn đến mặt phẳng dọc giữa của đối tượng nghiên cứu là 1,52m. Tất cả các phim được chụp bởi duy nhất một kỹ thuật viên tại bộ môn tia X, khoa RHM, ĐHYD TP.HCM. Điều này giúp giảm thiểu sai số do thay đổi kỹ thuật chụp phim. Vẽ nét trên phim sọ nghiêng Tất cả các phim sọ nghiêng đạt yêu cầu nghiên cứu (phim chụp phải rõ nét, chụp đúng kỹ thuật, khớp cắn ở tư thế cắn khít trung tâm) đều do một người vẽ nét trên giấy vẽ nét chuyên dùng trong chỉnh hình răng mặt với viết chì đường kính nhỏ 0,5 mm. Để vẽ nét: đặt phim lên hộp xem phim với mặt quay sang phải; sử dụng giấy can 0,003 matte và viết chì đầu nhọn 0,5mm đồ lại các cấu trúc cần nghiên cứu theo phương pháp vẽ nét đã được thống nhất trên thế giới (nếu cấu trúc có hai hình ảnh, vẽ theo đường giữa của hai hình ảnh). 12 Các điểm chuẩn - Điểm S: tâm của hố yên xương bướm. - Điểm N: điểm trước nhất của đường khớp trán-mũi. - Điểm Ba: điểm dưới nhất của bờ trước lỗ chẩm. - Điểm ANS: điểm gai mũi trước. - Điểm Gn: được xác định bởi giao điểm của cằm với phân giác của góc hợp bởi mặt phẳng hàm dưới theo Downs với mặt phẳng mặt. - Điểm Me: ñiểm dưới nhất của cằm trên mặt phẳng dọc giữa. - Điểm Go: được xác định bởi giao điểm của góc hàm và phân giác của góc hợp bởi mặt phẳng hàm dưới theo Downs với tiếp tuyến của bờ sau nhánh đứng xương hàm dưới (không tính cổ lồi cầu). Các đường thẳng và mặt phẳng: - SN: chiều dài của nền sọ trước. - Ba-ANS: khoảng cách từ điểm sau nhất của nền sọ sau tới điểm gai mũi trước của xương hàm trên. - Ba-Me: khoảng cách từ điểm sau nhất của nền sọ sau tới điểm thấp nhất của cằm. - Go-Gn: -Mặt phẳng hàm dưới theo Steiner: chiều dài của thân xương hàm dưới. - N-ANS: khoảng cách từ điểm N đến gai mũi trước, đây là kích thước theo chiều đứng của tầng mặt giữa. - ANS-Me: khoảng cách từ điểm gai mũi trước đến điểm Me, đây là kích thước theo chiều đứng của tầng mặt dưới. - N-Me: chiều cao của mặt. Cách đo trên phim + Tổng cộng 503 phim của 60 trẻ 3 tuổi ; 87 trẻ 5 tuổi; 71trẻ 7 tuổi; 130 trẻ 9 tuổi; 94 trẻ 11tuổi và 61 trẻ 13 tuổi. Tất cả các phim được vẽ và scan vào máy vi tính. + 10% của 503 phim được chọn ngẫu nhiên để vẽ và đo lại với phương pháp như trên. Nếu sai số do 2 lần thực hiện được đánh giá là 0,5 mm cho các số đo kích thước và 0,5° cho các số đo về góc thì các sai số này chấp nhận được trong phân tích phim sọ nghiêng. Xử lý số liệu Các số liệu, dữ kiện thu thập được nhập vào máy vi tính và được lưu giữ lại: + Các số liệu được phân tích thống kê theo chương trình SPSS for Window để tính số trung bình, độ lệch chuẩn, các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. + Tính hệ số tương quan giữa chiều dài nền sọ trước (S-N) và chiều dài tương đối của xương hàm trên (Ba-ANS); chiều dài tương đối của xương hàm dưới (Go-Gn); chiều cao tầng mặt trước (N-Me); chiều cao tầng mặt trước giữa (N- ANS) và chiều cao tầng mặt trước dưới (ANS- Me) bằng hệ số tương quan Pearson. Hình 1: Bảng vẽ nét: điểm chuẩn S, N, Ba, ANS, Me, Go, Gn ; Các đoạn thẳng: SN, Ba-ANS, Go-Gn, N- Me, N-ANS, ANS- Me KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sự thay đổi tăng trưởng của chiều dài nền sọ trước và mối tương quan giữa chiều dài nền sọ trước với xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao tầng mặt ở trẻ từ 3 đến 13 tuổi trong nghiên cứu được trình bày ở bảng kết quả nghiên cứu 1, 2 và biểu đồ 1 sau đây. Sự thay đổi của các số đo SN, Ba-ANS, GoGn, N-ANS, ANS-Me và N-Me được trình bày trong bảng 1 và biểu đồ 1. Có sự khác biệt có 13 ý nghĩa thống kê (p<0,001) về các giá trị đo được giữa các nhóm tuổi. Điều này có nghĩa là SN, Ba- ANS, GoGn, N-ANS, ANS-Me và N-Me tăng dần từ lúc trẻ 3 tuổi đến 13 tuổi. Bảng 1: Giá trị trung bình của các số đo trên phim sọ nghiêng ở các lứa tuổi: Tuổi (n) 3 (60) 5 (87) 7 (71) 9 (130) 11 (94) 13 (61) TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC SN* 58,84 2,67 62,41 2,86 64,44 2,54 66,27 2,87 67,89 2,91 69,16 3,06 Ba-ANS* 79,81 3,33 85,60 3,69 88,46 3,40 92,16 4,69 94,88 3,83 97,66 4,83 GoGn* 56,33 2,82 62,80 2,98 65,95 3,07 71,02 3,97 74,99 3,88 79,26 4,18 N-ANS* 41,80 2,82 45,18 2,26 48,38 2,56 51,64 2,87 54,52 3,11 56,81 3,32 ANS-Me* 55,66 3,19 59,25 3,18 60,87 3,84 62,99 4,01 64,90 3,89 68,20 5,27 N-Me* 95,63 4,68 102,47 4,05 107,56 4,39 113,06 5,39 117,95 5,44 123,53 6,71 * Phân tích ANOVA một yếu tố, p<0,001. 14 20 40 60 80 100 120 140 3 tuổi 5 tuổi 7 tuổi 9 tuổi 11 tuổi 13 tuổi SN* Ba-ANS* GoGn* N-ANS* ANS-Me* N-Me* Biểu đồ 1: Sự thay đổi của các số đo SN, Ba-ANS, GoGn, N-ANS, ANS-Me và N-Me ở trẻ từ 3 đến 13 tuổi. Từ trẻ 3 đến 13 tuổi Tỷ lệ % tăng của các số đo ở ở trẻ 5, 7, 9, 11 và 13 tuổi so với trẻ 3 tuổi được trình bày ở bảng 2 và biểu đồ 2. Các giá trị của số đo nền sọ trước, chiều dài tương đối của xương hàm trên và xương hàm dưới, và chiều cao mặt của trẻ tăng đồng biến theo tuổi, cao nhất ở trẻ 13 tuổi khi so với cùng giá trị trên trẻ 3 tuổi. Bảng 2: Tỷ lệ % tăng của các số đo nền sọ trước, chiều dài tương đối của xương hàm trên và xương hàm dưới cũng như chiều cao mặt ở trẻ 5, 7, 9, 11 và 13 tuổi so với trẻ 3 tuổi T l % tăng so vi tr 3 tui Số ño 5 tui 7 tui 9 tui 11 tui 13 tui SN* 6,07% 9,52% 12,63% 15,38% 17,54% Ba-ANS* 7,25% 10,84% 15,47% 18,88% 22,37% GoGn* 11,49% 17,08% 26,08% 33,13% 40,71% N-ANS* 8,09% 15,74% 23,54% 30,43% 35,91% ANS-Me* 6,45% 9,36% 13,17% 16,60% 22,53% N-Me* 7,15% 12,48% 18,23% 23,34% 29,17% Kết quả về mối liên quan giữa chiều dài nền sọ trước (SN) và chiều dài tương đối của xương hàm trên (Ba-ANS); xương hàm dưới (Go-Gn) và các chiều cao tầng mặt trước được trình bày trong bảng 3.2. Có một sự tương quan thuận, chặt chẽ giữa SN với các số đo Ba- ANS, Go-Gn, N-ANS, ANS-Me và N-Me (p<0,01). 0% 10% 20% 30% 40% 50% 5 tuổi 7 tuổi 9 tuổi 11 tuổi 13 tuổi SN* Ba-ANS* GoGn* N-ANS* ANS-Me* N-Me* Biểu đồ 2: Diễn biến tỷ lệ % tăng các số đo nền sọ trước, chiều dài tương đối của xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao mặt ở trẻ 5, 7, 9, 11 và 13 tuổi so với trẻ 3 tuổi Bảng 3: Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước (SN) với chiều dài tương đối của xương hàm trên (Ba-ANS); xương hàm dưới (Go-Gn) và các chiều cao tầng mặt trước Hệ số tương quan r Giá tr p SN và Ba-ANS 0,786 *** SN và GoGn 0,752 *** SN và N-ANS 0,747 *** SN và ANS-Me 0,636 *** 15 SN và N-Me 0,774 *** ***p<0,001 BÀN LUẬN Giá trị trung bình chiều dài nền sọ trước, chiều dài tương đối của xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao các tầng mặt trước Trong quá trình phát triển từ 3-13 tuổi, chiều dài nền sọ trước, chiều dài xương hàm trên và xương hàm dưới đều tăng đáng kể theo tuổi. Chiều dài nền sọ trước trung bình là 58,84 mm lúc 3 tuổi và 69,16 mm lúc 13 tuổi. Chiều dài tương đối của xương hàm trên là 79,81 mm lúc 3 tuổi và 97,66mm lúc 13 tuổi. Chiều dài tương đối của thân xương hàm dưới là 56,33 mm lúc 3 tuổi và 79,26 mm lúc 13 tuổi. Như vậy, theo chiều trước sau khối sọ mặt tăng trưởng đáng kể theo tuổi. Bên cạnh sự tăng trưởng đáng kể theo chiều trước sau, khối sọ mặt còn tăng trưởng đáng kể cả theo chiều đứng: chiều cao các tầng mặt giữa, tầng mặt dưới và chiều cao toàn bộ tầng mặt trước tăng dần theo tuổi. Lúc 3 tuổi chiều cao tầng mặt giữa 41,80 mm và tăng dần đến 56,81 lúc 13 tuổi. Chiều cao tầng mặt dưới là 55,66 lúc 3 tuổi và 68,20 mm lúc 13 tuổi. Như vậy chiều cao toàn bộ tầng mặt tăng từ 95,63 mm đến 123,53 mm từ 3 đến 13 tuổi. So với trẻ 3 tuổi trong mẫu nghiên cứu, các số đo SN, Ba-ANS, Go-Gn, N-ANS, ANS-Me và N-Me lần lượt tăng là 17.54%, 22.37%, 40.71%, 35.91%, 22.53% và 29.17%. Rõ ràng, theo chiều trước sau từ 3 đến 13 tuổi, hàm dưới tăng trưởng nhiều nhất (Go-Gn) trong khi đó theo chiều đứng thì tầng giữa mặt tăng nhanh hơn so với tầng mặt dưới. Tuy nhiên, nhìn chung toàn bộ kích thước của tầng mặt (tính từ N đến Me) tăng 29,17% từ lúc trẻ 3 tuổi cho đến 13 tuổi (Bảng 2 và Biểu đồ 2). Tóm lại trong giai đoạn từ 3- 13 tuổi: chiều dài nền sọ trước, chiều dài của xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao các tầng mặt trước đều tăng đáng kể theo tuổi. Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước và chiều trước sau xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao các tầng mặt trước Chiều dài nền sọ trước có tương thuận khá chặt với chiều trước sau của xương hàm trên và xương hàm dưới. Điều này có nghĩa khi nền sọ trước tăng kích thước, xương hàm trên và xương hàm dưới cũng dài thêm. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng của nền sọ sẽ chậm hơn mức độ tăng trưởng của khối mặt. Nền sọ tăng trưởng thêm 10,32 mm từ 3 đến 13 tuổi trong khi chiều dài tương đối của xương hàm tăng thêm 17,85 mm và xương hàm dưới tăng thêm 22,93 mm từ 3-13 tuổi. Điều này hợp lý với sự tăng trưởng chung của khối sọ mặt. Không những chiều dài mặt có tương quan với nền sọ, chiều cao mặt cũng có tương quan thuận với chiều dài nền sọ trước. Khi nền sọ trước tăng kích thước, chiều cao các tầng mặt trước cũng tăng theo. Như vậy, khối mặt tăng trưởng cả theo chiều đứng và chiều trước sau cùng với sự tăng trưởng của nền sọ. Chính nhờ sự tăng trưởng cả theo chiều trước sau và chiều đứng của khối mặt mà hướng tăng trưởng của cả khối mặt nhìn chung cũng như hình thể dạng mặt hầu như ít bị thay đổi trong quá trình tăng trưởng. 16 KẾT LUẬN 1/ Từ 3- 13 tuổi, khối sọ mặt tăng trưởng đáng kể theo chiều trước sau và chiều đứng bao gồm: - Sự gia tăng kích thước của nền sọ trước. - Chiều dài tương đối của xương hàm trên, xương hàm dưới; trong đó xương hàm dưới tăng trưởng về phía trước nhanh nhất. - Chiều cao của các tầng mặt trước: tầng mặt giữa tăng trưởng nhiều hơn tầng mặt dưới. 2/ Chiều dài nền sọ trước có tương quan thuận với chiều cao cũng như chiều trước sau của mặt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bishara S.E., Jakobsen J.R. (1985), “Longitudinal changes in three normal facial types”, Am. j. orthod, 8, pp.466-502. 2. Cousin M.R.P. (1966), “Remarques sur quelques corrélations cranio-faciales”, Orthod. Francaise, 37, pp.675-686. 3. Donald H. (1983), “Enlow on craniofacial growth”, JCO, Oct, pp.669-679. 4. Frans P.G, Van der Linden, Donald H. Enlow. (1971), “A study of the anterior cranial base”, Angle Orthodontist, 41(2), pp.119- 124. 5. Jarvinen S. (1997), “Relation of the SNA angle to the saddle angle”, American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, Dec, pp.670-673. 6. Hoàng Tử Hùng (1991), “Một số đặc điểm hình thái nhân chủng ở đầu, mặt và răng người Êđê”, Tập san Hình Thái Học tập 1, pp. 24-29. 7. Midy M.J. (1966), “ Étude statistique sur la relation entre l'angulation de la base du crâne, le profil facial et les rapports antéro- postérieurs du maxillaire et de la mandibule”, Orthod. Francaise, 37, pp.655-574. 8. Muller L., Caillard P., Delaire J., Loreille J.P., Sarazin J. (1983), “Céphalométrie et orthodontie”, SNPMD éditeur Paris. 9. Nguyễn Quang Quyền (1974), Nhân trắc học và ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam, Nhà xuất bản Y Học. 10. Sarhan O. A. (1997), “Rotational effects of S-N on the dentoskeletal pattern within the range of normal”, Angle Orthodontist, 1, pp. 43-49. 11. Steiner C. C. (1959), “Cephalometrics in clinical practice”, Amer. J. Ortho, Jan, 29(1), pp.8-29. 12. Trần Thúy Nga (1999), “Sự tăng trưởng của nền sọ ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi theo phương pháp nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng”, Tập san Hình Thái Học tập 9, số 2, pp. 59-63. 13. Ursi W., Trotman C., Mc Namara J., Behrents R. (`1993), “Sexual dismorphism in normal craniofacial growth”, Angle Ortodontist, 63(1), pp 47-56. 14. Virginia B., Knott. (1973), “Growth of the Mandible Relative to a cranial base line”, Angle Orthodontist, 43(3), pp.305-313. 15. Yoshihiro Tanabe, Yo Taguchi, Tadashi Noda. (2002), “Relationship between cranial base structure and maxillofacial components in children aged 3-5 years”, European Journal of Orthodontics, 24, pp.175-181.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftuong_quan_giua_chieu_dai_nen_so_truoc_voi_xuong_ham_tren_xu.pdf
Tài liệu liên quan