Độ nhạy, độ chuyên của DT
Với ngưỡng chẩn đoán là 21mmHg, DT có
độ nhạy rất cao >90%, do đó ít bỏ sót chẩn đoán
tăng nhãn áp, phù hợp khi tầm soát với số lượng
lớn bệnh nhân, đồng thời độ chuyên cũng rất
cao ≈90% nên làm giảm tỉ lệ dương tính giả
trong chẩn đoán. Độ khả dĩ dương LR+ =8,57
cho thấy khi bệnh nhân có giá trị DT ≥21mmHg
thì nguy cơ bị tăng nhãn áp tăng thêm 8,57 lần.
Diện tích dưới đường cong AUC =0,956 cho thấy
DT có tính hiệu quả rất cao trong việc tầm soát
các trường hợp tăng nhãn áp.
Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy độ chênh
lệch giữa nhãn áp kế đo qua mi và GAT tăng
dần khi giá trị nhãn áp thực càng cao có thể do
mi mắt đóng vài trò là một vật đệm có tác dụng
khác nhau khi nhãn áp thực càng tăng, độ đàn
hồi của nhãn cầu thay đổi. Ngoài ra một số
nguyên nhân khác cũng có thể góp phần dẫn
đến sai số trong hoạt động của nhãn áp kế đo
qua mi bao gồm:
- Sự dẫn truyền lực từ bề mặt mi đến tiền
phòng không giống nhau do sự thay đổi về
mô đàn hồi, hình thái và thành phần cấu tạo
của mắt.
- Hướng nhìn của bệnh nhân, vị trí không
thẳng đứng của nhãn áp kế, vị trí đặt đầu đo
trên mi thay đổi.
- Giải phẫu và cấu tạo của mi mắt khác
nhau.
- Độ đàn hồi của củng mạc khác nhau phụ
thuộc vào bản chất của nó và vị trí so với rìa giác
mạc.
- Độ dày trung tâm giác mạc. Toker và cộng
sự(11) cho thấy có sự ảnh hưởng nhất định của độ
dày trung tâm giác mạc lên giá trị đo bằng nhãn
áp kế Diaton.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh nhãn áp kế đo qua MI Diaton và nhãn áp kế Goldmann, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 12
SO SÁNH NHÃN ÁP KẾ ĐO QUA MI DIATON
VÀ NHÃN ÁP KẾ GOLDMANN
Phan Thị Anh Thư*, Trần Thị Phương Thu*
TÓM TẮT
Mở đầu: Nhãn áp kế điện tử mới Diaton đo nhãn áp qua mi mắt, không tiếp xúc trực tiếp với giác mạc.
Mục tiêu: So sánh kết quả của nhãn áp kế đo qua mi Diaton (DT) và nhãn áp kế Goldmann (GAT).
Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 315 mắt chọn ngẫu nhiên từ các bệnh nhân ngoại trú đến khám
tại khoa Glôcôm, Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh. Mỗi mắt được đo với DT và GAT theo thứ tự ngẫu nhiên
trong vòng 5 phút.
Kết quả: Giá trị nhãn áp trung bình là 18,49±6,49mmHg khi đo với DT và 18,50±8,04mmHg với GAT, Độ
chênh lệch trung bình giữa DT và GAT là -0,02±3,86mmHg (p>0,05). Giá trị DT có mối tương quan rất cao với
GAT (r=0,88; p<0,001). Khi so sánh với GAT, có 72,06% giá trị DT sai lệch trong khoảng ±3mmHg. Với
ngưỡng chẩn đoán là 21mmHg, DT có độ nhạy là 91,67% và độ chuyên là 89,30%.
Kết luận: DT là một công cụ tầm soát tốt khi đo với số lượng lớn tại phòng khám và đặc biệt trên mắt không
thể đo được bằng GAT.
Từ khoá: nhãn áp, nhãn áp kế Golmann, nhãn áp kế đo qua mi.
ABSTRACT
DIATON TRANSPALPEBRAL TONOMETRY VERSUS STANDARD GOLDMANN APPLANATION
TONOMETRY
Phan Thi Anh Thu, Tran Thi Phuong Thu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 12 - 18
Background: The new digital Diaton tonometer measures intraocular pressure through the eyelid without
corneal contact.
Purpose: The purpose of this study was to compare intraocular pressure (IOP) measurements obtained with
the Diaton transpalpebral tonometer (DT), and Goldmann applanation tonometer (GAT).
Method: This study included 315 eyes selected randomly from the outpatients who attended Glaucoma
Department, Eye Hospital Hochiminh City. The intraocular pressure of each eye was measured with DT and
GAT within 5 minutes in random order.
Results: The average IOP reading was 18.49±6.49mmHg for DT, and 18.50±8.04mmHg for GAT. The
mean difference between DT and GAT was -0.02±3.86mmHg (p>0.05).There were very high correlation between
IOP readings obtained using DT and GAT (r=0.88; p<0.001). Compared with GAT 72.06% of the IOP readings
measured by DT were in an interval of ± 3mmHg. A cut-off value of 21mmHg gives a sensitivity of 91.67% and
specificity of 89.30%.
Conclusions: The eyelid tonometer DT may be helpful as a screening tool in routine eye exams and
especially when GAT is not applicable.
Keywords: intraocular pressure, Goldmann applanation tonometer, Diaton transpalpebral tonometer.
* Bộ môn Mắt ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Phan Thị Anh Thư ĐT: 0908611604 Email: hi.phanthu@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 13
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng áp lực nội nhãn là yếu tố nguy cơ duy
nhất có thể kiểm soát nhằm hạn chế tiến triển
của bệnh glaucoma(1,5,9). GAT ra đời vào năm
1954 và trở thành tiêu chuẩn vàng cho đến ngày
nay. Tuy nhiên, phương pháp đo tiếp xúc trực
tiếp với giác mạc có nhiều sai số và đôi khi
không thể thực hiện được trên các bệnh nhân có
bệnh lý giác mạc, phù giác mạc, bất thường độ
dày và độ cong giác mạc, thoái hóa hoặc mới
phẫu thuật giác mạc. Sử dụng GAT mất nhiều
thời gian, đòi hỏi phải có sinh hiển vi và thực
hiện bởi bác sĩ đã được huấn luyện. Đo nhãn áp
ở trẻ nhỏ và bệnh nhân không ngồi được gặp
nhiều khó khăn. DT ra đời đo nhãn áp qua mi
không tiếp xúc trực tiếp với giác mạc, có thể đo
ở tư thế ngồi hoặc nằm, thời gian đo nhanh,
thích hợp để tầm soát trên số lượng lớn bệnh
nhân(14). Nhãn áp kế này chưa được sử dụng ở
Việt Nam vì vậy cần có một nghiên cứu đánh
giá trước khi áp dụng rộng rãi.
Mục tiêu nghiên cứu
- So sánh giá trị trung bình và đánh giá mức
độ tương quan giữa hai nhãn áp kế.
- Đánh giá độ nhạy và độ chuyên của DT.
PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Các bệnh nhân ngoại trú đến khám tại khoa
Glôcôm, Bệnh viện Mắt TP.HCM.
Phương pháp nghiên cứu
Cắt ngang mô tả có phân tích
Cỡ mẫu
Ước lượng độ sai lệch trung bình về kết quả
đo của hai phương pháp trên cùng một mẫu nghiên
cứu, với khoảng tin cậy 95% là
.
Công thức ước lượng cỡ mẫu:
n
Với:
- : độ sai lệch trung bình của hai nhãn áp kế.
- : phương sai của d.
- 0,05 1,96.
Mẫu thăm dò ban đầu của chúng tôi thực
hiện trên 150 mắt cho kết quả Sd = 4,29, chọn sai
số d = 0,5mmHg thì cỡ mẫu tối thiểu là 283 mắt.
Nghiên cứu này thực hiện trên 315 mắt.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các bệnh nhân hợp tác tốt và không có tiêu
chuẩn loại trừ.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Tật khúc xạ cao (cận thị > -6D, viễn thị >
+3D, loạn thị > 3D).
- Sẹo giác mạc, loạn dưỡng, tân mạch, giác
mạc chóp.
- Đã phẫu thuật nội nhãn hoặc giác mạc.
- Mắt nhỏ hoặc mắt bò, co thắt mi, rung giật
nhãn cầu, đang có tình trạng viêm nhiễm ở mắt,
có bệnh lý mi mắt (chắp, lẹo, u bướu, phù mi,
sẹo mi), mộng thịt độ 2 – 4.
- Tiền sử dị ứng thuốc tê nhỏ mắt.
Các bước tiến hành
Đo nhãn áp mỗi mắt bằng GAT và DT trong
vòng 5 phút theo trình tự ngẫu nhiên.
- GAT: được đo bởi một bác sĩ có kinh
nghiệm sử dụng GAT lâu năm tại khoa Glôcôm,
Bệnh viện Mắt TPHCM và hoàn toàn không biết
kết quả đo bằng DT.
- Gây tê mắt bằng dung dịch Dicaine 1%,
nhuộm giác mạc bằng dung dịch fluoresceine 1%.
- Mỗi mắt được đo 2 lần liên tiếp nhau, nếu
kết quả đo trong hai lần chênh lệch không quá
2mmHg sẽ được chấp nhận với kết quả lấy
trung bình cộng của hai lần đo.
- DT: được đo bởi người làm đề tài đã được
huấn luyện về kỹ năng đo và hoàn toàn không
biết kết quả đo bằng GAT.
- Test máy trước khi đo. Đo nhãn áp qua
vùng sụn mi trên, khi mắt ở vị trí nhìn xuống tạo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 14
thành một góc 45º, khi đó bờ mi trên tiếp xúc với
rìa giác mạc phía trên.
- Máy tự động tính ra giá trị trung bình của 6
lần đo liên tiếp. Ghi nhận giá trị nhãn áp trung
bình này khi không có báo lỗi kèm theo trị số
nhãn áp (L: máy không đặt thẳng trục, H: có sai
số trong quá trình di chuyển của lõi trục).
Phân tích thống kê
Tất cả các số liệu được nhập bằng phần mềm
Epidata 3.1 và xử lý thống kê bằng chương trình
Stata 10.0 và phần mềm R. Mức ý nghĩa p<0,05.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện trên 315 mắt
của 164 bệnh nhân trong đó có 78 nam (47,6%)
và 86 nữ (52,4%), độ tuổi trung bình là
53,04±14,21năm, nhỏ nhất là 16 tuổi và lớn
nhất là 86 tuổi. 55% bệnh nhân đến từ các tỉnh
lân cận và miền Trung, số còn lại cư ngụ tại
TPHCM. Nghiên cứu gồm 156 mắt phải
(49,5%) và 159 mắt trái (50,5%).
So sánh giá trị trung bình của hai nhãn áp
kế
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu (n = 315).
Diaton Goldmann d
M±SD 18,49±6,49 18,50±8,04 -0,02±3,86
Min–Max 5,0–46,0 6,0–50,0 -14,0–9,0
Trung vị 18,0 17,0 0,0
Q1–Q3 14,0–21,0 14,0–21,0 -2,0–2,0
Paired t-test p=0,93
Với: - M ± SD: Trung bình ± độ lệch chuẩn (mmHg); - Q1
– Q3: Khoảng tứ phân vị 25% và 75% (mmHg); - Min –
Max: Giá trị nhỏ nhất – lớn nhất (mmHg); - Độ chênh lệch
d = giá trị DT – giá trị GAT (mmHg).
Giá trị nhãn áp trung bình là
18,49±6,49mmHg (phạm vi từ 5,0 đến
46,0mmHg) khi đo với DT, 18,50±8,04mmHg
(phạm vi từ 6,0 đến 50,0mmHg) với GAT,
trung vị lần lượt là 18,0 và 17,0mmHg. Giá trị
trung bình của độ chênh lệch d là -
0,02±3,86mmHg (phạm vi từ -14,0 đến
9,0mmHg), trung vị là 0,0mmHg.
Bảng 2. Giá trị trung bình của hai nhãn áp kế trong
các nhóm nhãn áp.
Diaton Goldmann d Test
Nhóm A (n1=156)
M±SD 14,38±3,39 13,06±2,57 1,32±2,88 Wilcoxon
Trung vị 14,0 14,0 1,0 P<0,05
Nhóm B (n2=100)
M±SD 19,21±3,25 18,95±1,70 0,26±2,96 Paired t-test
Trung vị 19,0 18,0 0,0 P=0,38
Nhóm C (n3=59)
M±SD 28,10±6,24 32,14±7,65 -4,03±4,70 Wilcoxon
Trung vị 27,0 30,0 -3,0 P<0,05
Nhóm A: giá trị đo bằng DT cao hơn GAT có
ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Nhóm B: giá trị đo bằng DT tương đương
giá trị đo bằng GAT (p>0,05).
Nhóm C: giá trị đo bằng DT thấp hơn GAT
có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3. Mức độ chênh lệch giữa hai nhãn áp kế.
|d| N=315 A(n1=156) B(n2=100) C(n3=59)
mmHgTần số % Tần số % Tần số % Tần số %
≤2 198 62,86 103 66,03 70 70,00 25 42,37
≤3 227 72,06 115 73,72 81 81,00 31 52,54
>5 44 13,97 14 8,97 9 9,00 21 35,59
Tỉ lệ giá trị DT sai lệch trong khoảng
±3mmHg so với GAT trong các nhóm A, B, C lần
lượt là: 73,72%; 81,00%; 52,54% và trong cả mẫu
nghiên cứu là 72,06%.
Bảng 4. Độ chênh lệch trung bình trong các nhóm.
Đặc điểm n ± SD Test
Nữ 169 -0,11±3,55
Giới:
Nam 146 0,09±4,20
Wilcoxon
p=0,5152
Phải 156 -0,13±3,73
Mắt:
Trái 159 0,09±3,90
Wilcoxon
p=0,6694
Tuổi: 20 6 -3,83±4,36
20đến 30 26 -0,27±3,28
30 đến 40 21 -0,71±4,58
40 đến 50 51 0,04±3,48
50 đến 60 98 0,24±4,34
60 đến 70 78 0,00±3,63
70 đến 80 27 0,48±3,33
80 8 0,00±2,27
Kruskal-Wallis
p=0,4294
Không có sự khác biệt về giá trị đo của hai
nhãn áp kế theo các nhóm giới tính nam nữ,
nhóm mắt phải trái và nhóm tuổi (p>0,05).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 15
Sự tương quan và phương trình hồi quy
Bảng 5. Sự tương quan giữa hai nhãn áp kế.
Sự tương quan Diaton & Goldmann d & Goldmann
r 0,88 0,60
p <0,001 <0,001
Phương trình hồi quy Y=5,34+0,71X Yd=5,34–0,29X
X: giá trị đo được bằng GAT.
- Giá trị đo bằng DT có mối tương quan
thuận rất cao với GAT, r=0,88 (p<0,001).
- Độ chênh lệch d có mối tương quan nghịch
khá cao với GAT, r=0,60 (p<0,001).
- Giá trị nhãn áp đo được bằng GAT trên
21mmHg được định nghĩa là có tăng nhãn áp.
Bảng 7. Độ nhạy và độ chuyên của nhãn áp kế
Diaton
Ngưỡng (mmHg) Sens(%) Spec(%) LR+ LR-
≥19 95,83 72,43 3,48 0,06
≥20 91,67 79,84 4,55 0,10
≥21 91,67 89,30 8,57 0,09
≥22 83,33 92,59 11,25 0,18
≥23 77,78 95,47 17,18 0,23
Với: - Độ khả dĩ dương: LR+ = sens/(1-spec). - Độ khả dĩ
âm: LR- = (1-sens)/spec.
Với ngưỡng chẩn đoán 21mmHg, DT có độ
nhạy là 91,67% và độ chuyên là 89,30%.
0.
00
0.
25
0.
50
0.
75
1.
00
Se
ns
iti
vi
ty
0.00 0.25 0.50 0.75 1.00
1-Specificity
Diaton ROC area: 0.956 Goldmann ROC area: 01
Reference
Biểu đồ 1. Đường cong ROC của hai nhãn áp kế.
BÀN LUẬN
DT là phiên bản thứ 2 của nhãn áp kế đo qua
mi TGDc-01, ra đời từ năm 2006 và được Cơ
quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ
(FDA) cấp giấy chứng nhận an toàn năm 2007.
DT có sự cải tiến về thiết bị cảm biến âm thanh
đối với vị trí thẳng đứng và phầm mềm mới tự
động tính ra giá trị nhãn áp trung bình từ 6 lần
đo. Cho đến hiện tại, trên thế giới có rất ít
nghiên cứu về DT. Theo báo cáo của Garway-
Heath và cộng sự(2), đối với GAT trong điều kiện
đo lý tưởng và chính xác thì sai số giữa các lần
đo của cùng một người đo là 2,5mmHg, sai số
giữa hai người đo khác nhau là 4,0mmHg. Theo
Amini H. và cộng sự(1), sai số do định cỡ có thể
chấp nhận trên lâm sàng là 2,5mmHg, các trị số
này có thể tăng lên đáng kể do ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khác. Do đó, cũng như nhiều tác
giả khác chúng tôi chọn độ chênh lệch có thể
chấp nhận được trên lâm sàng trong khoảng
±3,0mmHg để đánh giá mức độ phù hợp của hai
nhãn áp kế(12,13). Tuy nhiên, theo Ruokonen PC.
và cộng sự(7) khi dựa trên tiêu chuẩn ISO 8612
dành cho nhãn áp kế thì độ chênh lệch có thể
chấp nhận là ±5,0mmHg và chỉ cho phép 5% độ
chênh lệch nằm ngoài khoảng ±5,0mmHg trong
mỗi nhóm nhãn áp: ≤16mmHg (nhóm A: nhãn
áp thấp), từ 16 đến <23mmHg (nhóm B: nhãn áp
trung bình), ≥23mmHg (nhóm C: nhãn áp cao)(7).
So sánh giá trị trung bình của hai nhãn áp
kế
Độ chênh lệch d giữa hai nhãn áp kế có
phân phối gần như bình thường do đó dùng
kiểm định t cho các biến số theo cặp cho thấy
giá trị trung bình của DT và GAT khác nhau
không có ý nghĩa thống kê trong cả mẫu
(p>0,05). Kết luận của chúng tôi khác với tác
giả Li Y(3) có lẽ do cỡ mẫu và phạm vi nhãn áp
trong nghiên cứu khác nhau.
Thực hiện phân tích độ phù hợp giữa DT và
GAT dựa trên biểu đồ Bland-Altman: Giá trị của
DT và GAT phân bố tập trung dọc theo đường
bằng nhau chứng tỏ sự phù hợp cao của hai
nhãn áp kế. Vì độ chênh lệch có phân phối bình
thường nên 95% giá trị độ chênh lệch d nằm
trong giới hạn từ -7,59 đến 7,55mmHg, giới hạn
này lớn hơn so với độ chênh lệch có thể chấp
nhận ±5,0mmHg. Theo nghiên cứu của Li Y. và
cộng sự(3) thì giới hạn này là từ -6,40 đến
9,90mmHg. Độ chênh lệch d càng âm khi nhãn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 16
áp càng tăng do đó d thay đổi tuỳ theo mức
nhãn áp đo được và kết quả này cũng tương tự
ghi nhận của Annette Troost đối với nhãn áp kế
đo qua mi phiên bản đầu tiên TGDc-01(12).
Khi so sánh DT và GAT trong từng khoảng
nhãn áp cụ thể, kết quả của chúng tôi tương tự
kết quả của Li Y. và cộng sự(3), trong khoảng
nhãn áp thấp (0 – 10mmHg theo Li Y.(3),
≤16mmHg theo chúng tôi) giá trị DT cao hơn
GAT, từ 16 – 23mmHg thì giá trị DT tương
đương GAT, trong khoảng nhãn áp cao thì DT
cho kết quả thấp hơn GAT. Theo Sandner D. và
cộng sự(8), khi tiến hành nghiên cứu trên TGDc-
01 cũng cho kết quả tương tự. Theo Lösch A. và
cộng sự(4) khi nhãn áp càng cao thì giá trị đo
được bằng TGDc-01 càng kém tin cậy vì độ
chênh lệch càng tăng. Điều này có thể được giải
thích do mi mắt có vẻ hoạt động như một vật
đệm khác nhau ở các mức nhãn áp khác nhau.
Do đó, DT được cải tiến từ TGDc-01 có lẽ vẫn
chưa loại bỏ hoàn toàn triệt để những tác dụng
của mi mắt lên kết quả nhãn áp đo được.
Khảo sát trên cả mẫu có 72,06%, giá trị DT
sai lệch trong khoảng ±3mmHg so với GAT.
Theo Li Y. và cộng sự(3), tỉ lệ này là 76,4%. Trên
20% giá trị DT có độ chênh lệch trên 3mmHg so
với GAT. Tham khảo một số nghiên cứu đối với
TGDc-01, theo Sandner D. và cộng sự(8) thực
hiện đo nhãn áp trên 199 mắt của 103 người có
nhãn áp từ 5 đến 40mmHg, có 81% sai số trong
khoảng ±3mmHg, do đó ông đã đề nghị nhãn áp
kế đo qua mi là một công cụ tầm soát hữu ích
trên những mắt không thể đo được bằng GAT.
Theo nghiên cứu của Troost và cộng sự(13) có
38% độ chênh lệch nằm ngoài khoảng ±3mmHg,
do đó không khuyến cáo dùng nhãn áp kế
TGDc-01 thay thế cho GAT.
Khi xét trong từng khoảng nhãn áp cụ thể,
trong nhóm nhãn áp trung bình và thấp, DT có
vẻ ít sai lệch hơn (nhóm A có 74% và nhóm B
có 81% giá trị DT sai lệch trong khoảng
±3mmHg). Nhóm nhãn áp cao có đến gần 50%
giá trị đo được có sai số nằm ngoài khoảng
±3mmHg. Cả ba nhóm đều có trên 5% giá trị
độ chênh lệch nằm ngoài khoảng ±5mmHg do
đó không nên dùng nhãn áp kế Diaton đơn
độc thay thế nhãn áp kế Goldmann để theo dõi
điều trị bệnh nhân glôcôm.
Phép kiểm Wilcoxon rank-sum (Mann-
Whitney) còn cho thấy giới tính và mắt phải hay
trái không ảnh hưởng đến độ chênh lệch giữa
DT và GAT (p>0,05). Phân tích bằng phép kiểm
Kruskal-Wallis, nhận thấy độ tuổi không ảnh
hưởng đến sự chênh lệch số đo của DT và GAT
(p>0,05). Các kết luận này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Li Y(3).
Sự tương quan và phương trình hồi quy
Giá trị đo bằng DT có mối tương quan
thuận rất cao và có ý nghĩa thống kê với GAT,
hệ số tương quan Pearson r=0,88 (p<0,001). Giá
trị r2=0,78 cho thấy 78% sự biến đổi của DT có
thể quy cho mối quan hệ tuyến tính với GAT.
Theo Li Y. và cộng sự(3), hệ số tương quan
r=0,738 cũng khá cao. Độ chênh lệch d có sự
tương quan nghịch khá cao và có ý nghĩa
thống kê với giá trị đo bằng GAT, hệ số tương
quan Pearson r=0,60 (p<0,001). Khi nhãn áp
càng cao thì giá trị đại số của độ chênh lệch d
càng giảm hay kết quả đo được từ DT càng
thấp hơn GAT. Điều này cũng phù hợp với các
phân tích của chúng tôi về mức độ chênh lệch
trong từng khoảng nhãn áp cụ thể.
Từ các kết quả cho thấy giá trị đo bằng DT
cao hơn GAT khi nhãn áp ≤16mmHg, nhưng độ
chênh lệch không nhiều, điều này ít gây nguy
hiểm vì không gây bỏ sót các trường hợp tăng
nhãn áp thực sự. Trong khoảng 16 – 23mmHg
thì kết quả đo của 2 nhãn áp kế là như nhau và
81% có độ chênh lệch trong khoảng ±3mmHg,
do đó trong khoảng này thì DT có độ chính xác
đủ để sử dụng trên lâm sàng trong những
trường hợp không thể đo bằng nhãn áp kế tiếp
xúc, tuy nhiên 9% có độ chênh lệch >±5mmHg
nên không thể thay thế hoàn toàn GAT. Trong
khoảng nhãn áp ≥23mmHg, giá trị đo bằng DT
thấp hơn GAT, và khoảng 50% giá trị có độ
chênh lệch > ±3mmHg, do đó không nên dùng
để theo dõi và điều trị bệnh nhân có nhãn áp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 17
cao, trong những trường hợp này cần kết hợp
thêm một kỹ thuật đo nhãn áp khác để có được
thông tin chính xác về nhãn áp của bệnh nhân.
Độ nhạy, độ chuyên của DT
Với ngưỡng chẩn đoán là 21mmHg, DT có
độ nhạy rất cao >90%, do đó ít bỏ sót chẩn đoán
tăng nhãn áp, phù hợp khi tầm soát với số lượng
lớn bệnh nhân, đồng thời độ chuyên cũng rất
cao ≈90% nên làm giảm tỉ lệ dương tính giả
trong chẩn đoán. Độ khả dĩ dương LR+ =8,57
cho thấy khi bệnh nhân có giá trị DT ≥21mmHg
thì nguy cơ bị tăng nhãn áp tăng thêm 8,57 lần.
Diện tích dưới đường cong AUC =0,956 cho thấy
DT có tính hiệu quả rất cao trong việc tầm soát
các trường hợp tăng nhãn áp.
Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy độ chênh
lệch giữa nhãn áp kế đo qua mi và GAT tăng
dần khi giá trị nhãn áp thực càng cao có thể do
mi mắt đóng vài trò là một vật đệm có tác dụng
khác nhau khi nhãn áp thực càng tăng, độ đàn
hồi của nhãn cầu thay đổi. Ngoài ra một số
nguyên nhân khác cũng có thể góp phần dẫn
đến sai số trong hoạt động của nhãn áp kế đo
qua mi bao gồm:
- Sự dẫn truyền lực từ bề mặt mi đến tiền
phòng không giống nhau do sự thay đổi về
mô đàn hồi, hình thái và thành phần cấu tạo
của mắt.
- Hướng nhìn của bệnh nhân, vị trí không
thẳng đứng của nhãn áp kế, vị trí đặt đầu đo
trên mi thay đổi.
- Giải phẫu và cấu tạo của mi mắt khác
nhau.
- Độ đàn hồi của củng mạc khác nhau phụ
thuộc vào bản chất của nó và vị trí so với rìa giác
mạc.
- Độ dày trung tâm giác mạc. Toker và cộng
sự(11) cho thấy có sự ảnh hưởng nhất định của độ
dày trung tâm giác mạc lên giá trị đo bằng nhãn
áp kế Diaton.
KẾT LUẬN
Nhiều loại nhãn áp kế mới đã được giới
thiệu trong những năm gần đây, tất cả đều được
so sánh với tiêu chuẩn vàng là GAT để đánh giá
mức độ chính xác. Hiện tại, có rất ít nghiên cứu
về nhãn áp kế Diaton. Tuy nhiên, các nghiên cứu
đều cho thấy có những triển vọng khả quan về
nhãn áp kế đo qua mi này. Theo Li Y. và cộng
sự(3), DT không thể thay thế GAT trong theo dõi
và điều trị bệnh glôcôm nhưng là một công cụ
tầm soát hữu ích vì những tiện ích nó. Theo
Mustafa Ilker Toker và cộng sự(11), DT có mối
tương quan vừa phải với GAT và bị ảnh hưởng
khi giác mạc mỏng. Tuy nhiên, DT có thể được
chọn lựa thay thế cho GAT khi đo trên bệnh
nhân có bệnh lý giác mạc. Theo Shaun M. D. và
cộng sự(10), DT có độ tương hợp cao với nhãn áp
kế hơi nên có ích trên lâm sàng khi thăm khám
thường quy đặc biệt là ở những bệnh nhân mới
phẫu thuật khúc xạ hoặc có bệnh lý giác mạc. Do
đó, DT là một công cụ tầm soát tốt khi đo với số
lượng lớn tại phòng khám và đặc biệt có ích trên
mắt không thể đo được bằng GAT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amini H, et al. (2009). “Prevalence of calibration errors in
Goldmann applanation tonometers”. J. Ophthalmic. Vis. Res,
4(3): 147 – 150.
2. Garway–Heath DF et al. (2007). “Measurement of intraocular
pressure”. In: Weinreb RN, Brandt JD, Garway-Heath DF,
Medeiros FA (Eds). Intraocular pressure. Kugler Publications,
Amsterdam, Holland: 17 – 54.
3. Li Y, Shi J, Duan X, Fan F (2009). “Transpalpebral
measurement of intraocular pressure using the Diaton
tonometer versus standard Goldmann applanation
tonometry”. Graefe’s Archive for Clinical and Experimental
Ophthalmology.
4. Lösch A, Scheuerle A, Rupp V, Auffarth G, Becker M (2005).
“Transpalpebral measurement of intraocular pressure using
the TGDc-01 tonometer versus standard Goldmann
applanation tonometry”. Graefe’s Archive for Clinical and
Experimental Ophthalmology, 243(4): 313 – 316.
5. Medeiros FA (Eds.). “Intraocular pressure”. Kugler Publication,
Amsterdam, the Netherlands: 59 – 74.
6. Nguyễn Thành Long (2007). “Bệnh glôcôm”. Trong: Lê Minh
Thông (Ed.). “Nhãn khoa lâm sàng”. Nhà xuất bản Y học: 127 –
150.
7. Ruokonen PC, Schwenteck T, Draeger J (2007). “Evaluationof
the impedance tonometers TGDc-01 and iCare according to
international ocular tonometer standards ISO 8612”. Graefe’s
Archive for Clinical and Experimental Ophthalmology, 245: 1259 –
1265.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 18
8. Sandner D, Böhm A, Kostov S, Pillunat L (2005).
“Measurement of intraocular pressure with the
“transpalpebral tonometer” TGDc-01 in comparison with
applanation tonometry”. Graefe’s Archive for Clinical and
Experimental Ophthalmology, 243(6): 563 – 569.
9. SEAGIG (2008). “Epidemiology of glaucoma in Asia”. Asia
Pacific Glaucoma Guidelines Second Edition Scientific
Communications International, Sydney: 3 – 4.
10. Shaun MD, Babu R, Janakiraman P (2008): Comparison of
Diaton tonometry and non contact tonometry in Indian
subjects”. AIOC 2008 Proceedings Glaucoma Session II: 260 – 263.
11. Toker MI et al. (2008). “Central corneal thickness and Diaton
transpalpebral tonometry”. Graefe’s Archive for Clinical and
Experimental Ophthalmology, 246(6): 881 – 889.
12. Troost A et al. (2005). “Deviations between transpalpebral
tonometry using TGDc-01 and Goldmann applanation
tonometry depending on the IOP level”. Graefe’s Archive for
Clinical and Experimental Ophthalmology, 243(9): 853 – 858.
13. Troost A et al. (2005). “Transpalpebral tonometry: reliability
and comparion with Goldmann applanation tonometry and
palpation in healthy volunteers”. Br. J. Ophthalmol., 89: 280 –
283.
14. Webb JA (2009). “Transpalpebral tachnique: pen-like
tonometer designed to be patient – friendly”. Ophthalmology
Times, 34(20): 42 – 44.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_nhan_ap_ke_do_qua_mi_diaton_va_nhan_ap_ke_goldmann.pdf