KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc sửdụng LLN để sẽ tăng tỉ lệ tắc nghẽn
hô hấp ở nhóm < 45 tuổi và giảm tỉ lệ tắc nghẽn
hô hấp ở nhóm ≥ 45 tuổi so với khi dùng tiêu
chuẩn FEV1/FVC <0,7. Ngoài ra, việc sử dụng
chỉ số này để chẩn đoán COPD cũng giúp giảm
tỉ lệ COPD so với khi dùng tiêu chuẩn GOLD.
Mặc dù có sự khác biệt vể tỉ lệ tắc nghẽn hô
hấp cũng như tỉ lệ COPD khi chẩn đoán bằng
tiêu chuẩn FEV1/FVC< LLN và FEV1/FVC<0,7,
nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu tiền
cứu nào thực sự có giá trị cao để quyết định xem
dùng tiêu chuẩn nào sẽ chẩn đoán chính xác tắc
nghẽn hô hấp cũng như COPD hơn với một chi
phí phù hợp.
Chúng tôi có phần nghiêng về phía sử dụng
tiêu chuẩn LLN vì nó mang ý nghĩa sinh lý hơn,
phụ thuộc vào tuổi, giới, chủng tộc và chiều cao
của mỗi người, nhưng chúng tôi cũng đề nghị
cần có thêm nhiều nghiên cứu tiền cứu theo dõi
tiến triển của những bệnh nhân tắc nghẽn hô
hấp chỉ thỏa một trong hai tiêu chuẩn trên để
quyết định xem nên dùng tiêu chuẩn nào sẽ có
lợi hơn cho bệnh nhân cũng như cho nền kinh tế
y tế.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh tỉ lệ tắc nghẽn hô hấp và copd chẩn đoán bằng tiêu chuẩn FEV1/FVC <0,7 và FEV1/FVC , để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 577
SO SÁNH TỈ LỆ TẮC NGHẼN HÔ HẤP VÀ COPD CHẨN ĐOÁN
BẰNG TIÊU CHUẨN FEV1/FVC <0,7 VÀ FEV1/FVC
<GIỚI HẠN BÌNH THƯỜNG DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC
Hà Quốc Hưng*, Vũ Trần Thiên Quân** Lê Thị Tuyết Lan**
TÓM TẮT
Mở đầu - Mục tiêu: So sánh giữa chỉ số giới hạn bình thường dưới (LLN) và 0,7 trong chẩn đoán hội
chứng tắc nghẽn và chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu tiền cứu. Chọn tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn
mẫu khám tại Trung tâm chăm sóc hô hấp – BV ĐHYD từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2011.
Kết quả:1966 bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu. Số bệnh nhân COPD là 136/1966 (6,9%). Tỉ lệ tắc nghẽn
đường hô hấp nếu chẩn đoán theo tiêu chuẩn cố định FEV1/FVC<0,7 là 18,8%, theo tiêu chuẩn LLN là 17,5%.Ở
nhóm < 45 tuổi, tỉ lệ tắc nghẽn hô hấp nếu chẩn đoán bằng FEV1/FVC < 0,7 nhỏ hơn so với nếu chẩn đoán bằng
FEV1/FVC < LLN (7,4% so với 9,4%) (p = 0,015); ở nhóm ≥ 45 tuổi, tỉlệtắc nghẽn hô hấp nếu chẩn đoán bằng
ngưỡng 0,7 lại cao hơn nếu chẩn đoán bằng LLN (30,5% so với 26%)(p = 0,001). Tỉ lệ COPD ở bệnh nhân ≥ 40
tuổi theo nếu chẩn đoán bằng tiêu chuẩn 0,7 là 27,2% so với khi chẩn đoán bằng tiêu chuẩn LLN (23,6) (p =
0,004). Hệ số Kappa khi so sánh 2 tiêu chuẩn này là0,877(95% CI: 0,846 - 0,908, p < 0,0005).
Kết luận: Sử dụng LLN sẽ tăng tỉ lệ tắc nghẽn hô hấp và chẩn đoán COPD ở nhóm < 45 tuổi và giảm tỉ lệ
tắc này ở nhóm ≥ 45 tuổi so với khi dùng tiêu chuẩn FEV1/FVC < 0,7.
Từ khóa: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, COPD, hội chứng tắc nghẽn, hô hấp ký, giá trị bình thường dưới,
LLN.
ASBTRACT
COMPARISON OF THE PREVALENCE OF AIRFLOW OBSTRUCTION
AND COPD DIAGNOSED BY FEV1/FVC <0,7 AND FEV1/FVC <LOWER LIMIT
OF NORMAL CRITERIA AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER
Ha Quoc Hung, Vu Tran Thien Quan, Le Thi Tuyet Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 576 - 581
Background-Objectives: To compare the prevanlance of COPD and obstructive syndrome of spirometry
betweet the fixed 0.7 ratio citeria and lover limit of normal(LLN) citeria.
Method: Retropestive study. All patients who meet included criteria at Respiratory Care Center of
University Medical Center would be included to our study.
Results:1966 patients met the inclusion criteria. The obstructive syndrome prevanlance based on Gaensler
(FEV1/FVC <0.7) and LLN criteria were 18.8% and 17.5%, respectively. In the age groups < 45 year old, The
obstructive syndrome prevanlance based on LLN criteria was higher than fixed Gaenslerratio (9.4% vs 7.4%) (p =
0.015). In the age groups > 45 year old, that prevanlance based onLLN criteria was fixed Gaensler ratio (26% vs
30.5%) (p = 0.001). The prevalence of COPD in patients ≥ 40 years of age that were diagnosed with fix ratio
criteria was 27.2% compared with23.6% of diagnosed by LLN criteria (p = 0.004). Kappa coefficients is 0877
(95% CI: 0846-0908, p <0.0005).
Conlusion:Using LLN increased the prevanlence of obstructive syndrome and COPD in people under
* Bệnh viện Nhân dân Gia Định ** Bộ môn Sinh Lý - Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Vũ Trần Thiên Quân ĐT: 0934041123 Email: vutranthienquan@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 578
45 years oldyear old and decrease this prevanlence in people above 45 year old compared with fixed Gaensler
ratio (0.7).
Keyword: Chronic Obstructive Pulmonary Disease, COPD, obstructive syndrome, spirometry, lower limit
of normal, LLN.
MỞ ĐẦU
Theo nhóm nghiên cứu của Hội Hô hấp
Châu Á Thái Bình Dương đã tính toán tần suất
COPD trung bình và nặng của người Việt Nam
trên 35 tuổi là 6,7%, cao nhất khu vực(9).Báo cáo
của Đinh NgọcSỹ và cộng sự năm 2011 cho biết
tỉ lệCOPD trong cộng đồng dân cư Việt Nam từ
40 tuổi trở lên là 4,2%; trong đó nam là 7,1% và
nữ là 1,9%(2).
GOLD và Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ(ATS)
cũng như Hiệp hội hô hấp Châu Âu (ERS) đều
lấy tỉsốFEV1/FVC nhỏhơn 70% để chẩn đoán tắc
nghẽn hô hấp. Tiêu chuẩn này không tính đến
tuổi, giới để đơn giản hóa chẩn đoán(5,9).
ChỉsốLower Limit of Normal (LLN) là 1 chỉsố
mang ý nghĩa thống kê. Chỉsố này được định
nghĩa là ngưỡng 5 percentile dưới trong dân số
tham chiếu, phụthuộc vào tuổi, giới, chủng tộc,
chiều cao của mỗi người và về mặt sinh lý sẽ
phù hợp hơn để chẩn đoán tắc nghẽn hô hấp.
TỉsốFEV1/FVC lại tỉlệnghịch với tuổi, tỉ số này
ngày càng giảm khi tuổi càng tăng. Hầu hết các
nghiên cứu hiện nay đều chỉ ra rằng, ngưỡng
LLN ở người trẻ sẽ lớn hơn 0,7. Giá trịLLN sẽ
giảm theo tuổi, và đến một lứa tuổi nào đó, LLN
sẽbằng 0,7, và sau đó, ngưỡng LLN sẽ nhỏ hơn
0,7 ởngười lớn tuổi. Lứa tuổi mà chỉsố LLN của
FEV1/FVC và 0,7 giao nhau tùy thuộc vào từng
dân số, chủng tộc, quốc gia.Nghiên cứu
Swanneyvà cs(6) thực hiện trên 40646 người
trưởng thành ởđộtuổi từ 17 trở lên ở3 nhóm dân
sốMỹ, Anh và Hà Lan đã chỉ ra rằng giá trị LLN
của FEV1/FVC thay đổi tùy theo các phương
trình tham chiếu, và độ tuổi trung bình mà
trịsốLLN bắt đầu giảm dưới0,7 là 42 tuổi ởnam
và 48 tuổiởnữ.Theo nghiên cứu của P Shirtcliffe
và cs(7) tại New Zealand năm 2011, một nhóm
dân sốđược chọn ngẫu nhiên được làm bảng câu
hỏi tầm soát, sau đó được đo hôhấp ký, COPD
được chẩn đoán dựa vào nhiều tiêu chuẩn: theo
GOLD (FEV1/FVC sau test dãn phếquản <0,70),
theo LLN (dùng FEV1/FVC sau vàtrước test dãn
phế quản và dùng FEV1/SVC), và theo chẩn
đoán của bác sĩ. Kết quả cho thấy tỉlệhiện mắc
COPD theo tiêu chuẩn của GOLD ở nhóm ≥ 40
tuổi là 14,2%. Trong khi tỉlệ hiện mắc COPD
chẩn đoán theo LLN ở nhóm này khi dùng SVC
và FVC trong tỉsốlần lượt là 9% và 9,5%. Nếu
dùng FVC trước test dãn phếquản thì tỉlệhiện
mắc theo LLN là 15,2%. Như vậy có thể giá trị cố
định LLN đã làm chẩn đoán quá mức COPD ở
bệnh nhân trên 40 tuổi.
Hiện tại, ởViệt Nam vẫn chưa có nghiên cứu
nào so sánh giá trị của LLN và giá trị cố định 0,7
trong chẩn đoán tắc nghẽn hô hấp và bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính.
Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
So sánh giữa chỉ sốLLN và 0,7 trong chẩn
đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Mục tiêu chuyên biệt
So sánh sựkhác biệt về tỉlệtắc nghẽn hô hấp
khi chẩn đoán bằng tiêu chuẩn FEV1/FVC<0,7 và
FEV1/FVC< LLN.
So sánh sự khác biệt về tỉ lệ COPD chẩn
đoán bằng tiêu chuẩn FEV1/FVC <0,7và
FEV1/FVC< LLN.
Xét mức độ đồng thuận giữa chẩn đoán
COPD theo tiêu chuẩn 0,7 và theo tiêu chuẩn
LLN.
PHƯƠNG PHÁP – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang phân tích.
Thời gian và địa điểm tiến hành
Các trường hợp được khảo sát tại Trung tâm
chăm sóc hô hấp (TTCSHH) bệnh viện Đại học Y
Dược (BVĐHYD) từ tháng 01/2011 đến tháng
06/2011.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 579
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Những bệnh nhân được chẩn đoán COPD
tại TTCSHH BVĐHYD.
Dân số chọn mẫu
Những bệnh nhân được đo hô hấp ký có làm
test dãn phế quản(có chỉ số LLN trên kết quả) tại
TTCSHH BVĐHYD từ tháng 01/2011 đến tháng
06/2011.
Cỡ mẫu
Theo nghiên cứu của Hwang và cs tại Hàn
Quốc, tỉ lệCOPD ở nhóm từ 45 tuổi trở lên là
15,5% nếu dùng tiêu chuẩn FEV1/FVC<0,7 và
10,9% nếu dùng tiêu chuẩn FEV1/FVC<LLN(5).
Cỡ mẫu là n ≥ 1137 bệnh nhân.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Những bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên có vấn
đề hô hấp đến khám tại TTCSHHBVĐHYD,
được đo hô hấp ký, có làm test dãn phế quản và
có chỉsốLLN trên hô hấp đồ từ tháng 01/2011
đến tháng 06/2011.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân dưới 18 tuổi, không được đo hô
hấp ký, không được làm test dãn phế quản, trên
hô hấp đồ không có chỉ số LLN
Phương pháp thu thập số liệu
Hồi cứu các hồ sơ bệnh án, chọn các trường
hợp thỏa tiêu chí chọn mẫu và nhập vào phần
mềm xử lý thống kê.
Phương pháp thống kê
Thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu bằng
phần mềm SPSS 16.0. Các phân tích đơn biến
được sửdụng đểmô tảđặc điểm các biến và tần
suất. Chúng tôi sửdụng phép kiểm Chi bình
phương (χ2) và phép kiểm chính xác Fisher cho
các biến định tính.Phép kiểm t-Student và
ANOVA cho các biến định lượng. Giá trị p<0,05
là có ý nghĩa thống kê.
Y đức
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua
việc thu thập dữliệu từhồ sơ lưu trữcủa bệnh
viện, hoàn toàn không xâm lấn cũng như gây
ảnh hưởng đến lợi ích bệnh nhân nên nghiên
cứu này không vi phạm y đức.
KẾT QUẢ
Từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2011 tổng
cộng có 6590 bệnh nhân đến khám tại phòng 1
BV Đại học Y Dược, qua đó lựa được 1966 bệnh
nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu. Số bệnh nhân
COPD được bác sĩ chẩn đoán trong dân
sốnghiên cứu là 136/1966 người, chiếm tỉ lệ 6,9%.
Giai đoạn COPD chiếm tỉlệcao nhất là COPD
giai đoạn 3 (59/136 bệnh nhân, 43,4%). TỉlệCOPD
giai đoạn 2 gần bằng gấp 2 lần giai đoạn 1(28,7%
so với 14,7%), và chiếm tỉ lệ thấp nhất là COPD
giai đoạn 4(13,2%). Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính test dãn phế quản âm tính
chiếm 61,8%.
Bảng 1 và Bảng 2 thể hiện tổng hợp các đặc
tính cơ bản của mẫu nghiên cứu và ở bệnh nhân
COPD như tuổi, BMI, tiền căn hút thuốc lá, cũng
như các chỉ số LLN, FEV1% pred, FVC%pred,
FEV1/FVC sau test dãn phế quản.
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu
Nam Nữ Tổng bệnh nhân
Số bệnh
nhân
958 1008 1966
Tuổi 48,2 ± 17,6 43,4 ± 15,9 45,8 ± 16,9
BMI 21,4±3,4 21,4±3,4 21,4±3,4
< 18,5 188(19,6) 192(19,0) 380(19,3)
18,5 – 22,9 470(49,1) 531(52,7) 1001(50,9)
> 23 300(31,3) 285(28,3) 585(29,8)
Hút thuốc lá
Tiền căn hút 238(24,8) 4(0,4) 242(12,3)
<20 gói-năm 100(42,0) 2(50,0) 102(42,1)
≥ 20 gói-năm 138(86,0) 2(50,0) 140(57,9)
Chưa bao giờ
hút
720(75,2) 1004(99,6) 1724(87,7)
Giá trị hô hấp ký sau test dãn phế quản
FEV1%pred 85,7±25,1 90,8±17,5 88,3±21,7
FVC%pred 88,0±16,4 87,8±13,7 87,9±15,0
FEV1/FVC
ratio%
75,8±16,6 84,2±10,6 80,1±14,4
Tỉ lệ tắc nghẽn đường hô hấp nếu chẩn đoán
theo tiêu chuẩn 0,7 trong dân sốnghiên cứu là
18,8%, lớn hơn tỉ lệ tắc nghẽn hô hấp theo tiêu
chuẩn LLN tương ứng là 17,5%. Khi xem xét 2 tỉ
lệ này qua từng nhóm tuổi, ở các nhóm tuổi 18-
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 580
24, 25-34, 35-44, tỉ lệ bệnh nhân bịtắc nghẽn
đường hô hấp khi chẩn đoán bằng tiêu chuẩn
FEV1/FVC < LLN cao hơn so với khi chẩn đoán
bằng FEV1/FVC<0,7(3,8% và 2,2%, 10,7% và
7,0%, 12,8% và 10,8%). Ở nhóm tuổi từ 45-54, 2 tỉ
lệ này gần bằng nhau (13,0% nếu dùng LLN và
12,5% nếu dùng 0,7). Ngược lại, ở các nhóm tuổi
cao hơn là 55-64, 65-74 và ≥ 75 tuổi, tỉ lệ tắc
nghẽn hô hấp khi dùng tiêu chuẩn 0,7 lại cao
hơn khi dùng tiêu chuẩn LLN( 24,4% và 23,2%,
25,7% và 23,5%, 17,3% và 13,0%). Ở nhóm < 45
tuổi, tỉ lệ tắc nghẽn hô hấp nếu chẩn đoán bằng
FEV1/FVC <0,7nhỏ hơn so với nếu chẩn đoán
bằng FEV1/FVC < LLN (7,4% so với 9,4%); và
ngược lại, ở nhóm ≥ 45 tuổi, tỉ lệ tắc nghẽn hô
hấp nếu chẩn đoán bằng ngưỡng 0,7 lại cao hơn
nếu chẩn đoán bằng LLN (30,5% so với 26%). Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với χ2= 5,887,
p = 0,015 ở nhóm < 45 tuổi, và χ2= 10,208, p =
0,001 ở nhóm ≥ 45 tuổi).
Tỉ lệ COPD ở bệnh nhân ≥ 40 tuổi theo từng
tiêu chuẩn chẩn đoán: tỉ lệ COPD nếu chẩn đoán
bằng tiêu chuẩn 0,7 cao hơn 3,6% so với khi chẩn
đoán bằng tiêu chuẩn LLN (27,2% so với 23,6%).
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với χ2 =
8,442, p = 0,004.
Bảng 2: Những đặc điểm dân số ở bệnh nhân COPD
Nam Nữ Tổng bệnh nhân
Số bệnh nhân 65,1±11,3 69,7±6,1 65,4±10,9
Tuổi 20,3±3,3 18,4±2,2 20,1±3,3
BMI: 38,8±16,5 40,0±0,0 38,8±16,4
< 18,5 43(34,4) 7(63,6) 50(36,8)
18,5 – 22,9 49(39,2) 4(36,4) 53(39,0)
> 23 33(26,4) 0(0,0) 33(24,3)
Hút thuốc lá
Tiền căn hút 89(71,2) 1(9,1) 90(66,2)
<20 gói-năm 12(13,5) 0(0,0) 12(13,3)
≥ 20 gói-năm 77(86,5) 1(100,0) 78(86,7)
Chưa bao giờ hút 36(28,8) 10(90,9) 46(33,8)
LLN FEV1/FVC% 65,0±4,1 65,6±1,4 65,0±4,0
Test dãn phế quản
Dương tính 47(37,6) 5(45,5) 52(38,2)
Âm tính 78(62,4) 6(54,5) 84(61,8)
Giá trị hô hấp ký sau test dãn phế quản
FEV1%pred 53,4±23,6 46,5±19,2 52,9±23,3
FVC%pred 74,7±19,0 70,0±14,4 74,3±18,7
FEV1/FVC ratio% 52,2±15,1 49,4±15,3 52,0±15,1
Bảng 3: Sự đồng thuận giữa hai tiêu chuẩn chẩn
đoán COPD theo 2 tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn chẩn đoán LLN FEV1/FVC
GOLD Có Không
Có 266 48
Không 6 833
Hệ số Kappa(95% CI) 0,877( 0,846 - 0,908)
p value < 0,0005
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh
nhân COPD theo chẩn đoán của bác sĩ là 6,9%,
trong đó tỉ lệ COPD ở nam là 13%, trong khi tỉlệ
này ở nữ giới chỉ có 1,1%. Tỷ lệ này phù hợp với
nghiên cứu của Hội hô hấp Châu Á Thái Bình
Dương năm 2003 với tỉ lệ COPD ởViệt Nam là
6,7%(3).Trong nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ, tỷlệ
COPD ởViệt Nam là 4,2%, trong đó tỉ lệ COPD ở
nam là 7,1% và nữ là 1,9%(2). Sự khác biệt về tỷ lệ
COPD giữa nghiên cứu này với nghiên cứu của
chúng tôi có ý nghĩa thống kê (χ2 = 36,086, p<
0,0005). Tỷ lệ COPD trong nghiên cứu của tôi lớn
hơn nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ có thể là do
bệnh viện Đại học Y Dược là 1 bệnh viện tuyến
cuối, do đó hầu hết bệnh nhân có vấn đề về hô
hấp đều đến đây, điều này sẽ làm tăng tỉ lệ
COPD trong mẫu nghiên cứu.
Trong 136 bệnh nhân COPD được chẩn đoán
bởi bác sĩ, có đến 56,6% bệnh nhân đang ở giai
đoạn 3-4, có khoảng 28,7% bệnh nhân ởgiai đoạn
2 và chỉ có 14,7% bệnh nhân đang ởgiai đoạn 1.
Điều này đặt ra vấn đề là hiện nay đa số bệnh
nhân COPD chỉ đến khám khi đã vào giai đoạn
nặng đến rất nặng, có triệu chứng lâm sàng rõ
ràng. Do đó, chiến lược tầm soát sớm COPD
trong cộng đồng ngày càng có vai trò vô cùng
quan trọng.
Tỷ lệ tắc nghẽn hô hấp nếu chẩn đoán bằng
FEV1/FVC<0,7 là 18,8% và theo tiêu chuẩn
FEV1/FVC< LLN là 17,5%. Sựkhác biệt giữa 2 tỉlệ
này không có ý nghĩa thống kê(p= 0,155).Trong
nghiên cứu của Shirtcliffe, tỉ lệ tắc nghẽn hô hấp
chẩn đoán bằng tiêu chuẩn 0,7 cao hơn có ý
nghĩa so với tỉ lệ tắc nghẽn hô hấp chẩn đoán
bằng LLN (χ2= 20,803, p < 0,0005). Điều này có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 581
thể lý giải là do trong nghiên cứu của Shirtcliffe
chọn mẫu trong cộng đồng chung, còn nghiên
cứu của chúng tôi chọn mẫu trên những bệnh
nhân có triệu chứng hô hấp đến khám tại bệnh
viện Đại học Y Dược. Do đó số bệnh nhân thỏa
cả hai tiêu chuẩn 0,7 và LLN sẽnhiều hơn, làm
giảm sự khác biệt giữa tỉ lệtắc nghẽn hô hấp
chẩn đoán bằng 0,7 và bằng LLN. Ngoài ra,
trong nghiên cứu của chúng tôi chọn mẫu từ 18
tuổi trở lên, ở lứa tuổi trẻ, ngưỡng LLN cao hơn
0,7, do đó nếu có thêm bệnh nhân trẻ trong dân
số nghiên cứu, tỉlệtắc nghẽn hô hấp chẩn đoán
bằng LLN sẽ tăng lên và làm giảm sự khác biệt
giữa tỉ lệ tắc nghẽn hô hấp nếu chẩn đoán bằng
0,7 và bằng LLN. Qua nghiên cứu của chúng tôi,
nhóm tuổi dưới 40-45 tuổi, tỉ lệ tắc nghẽn hô hấp
chẩn đoán bằng LLN cao hơn chẩn đoán bằng
0,7, và ngược lại, ở nhóm từ 50-55 trởlên, tỉ lệ tắc
nghẽn hô hấp chẩn đoán bằng 0,7 lại cao hơn
chẩn đoán bằng LLN.
Ở nhóm bệnh nhân ≥ 40 tuổi, tỉ lệ COPD khi
chẩn đoán bằng tiêu chuẩn 0,7 sẽ cao hơn cóý
nghĩa thống kê so với tỉ lệ COPD khi chẩn đoán
bằng tiêu chuẩn LLN. Như vậy, một số bệnh
nhân sẽ bị chẩn đoán COPD quá mức ở nhóm
người trên 40 tuổi.Điều này cho thấy cần tiến
hành thêm các nghiên cứu về LLN cho người
Việt Nam để hạn chế chẩn đoán quá mức bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi xét trên
nhóm bệnh nhân ≥ 40 tuổi, có sự đồng thuận cao
giữa việc dùng LLN và 0,7 trong chẩn đoán
COPD (hệ số K= 0,877, 95%CI 0,846-0,958, p<
0,0005). Như vậy, việc sử dụng tiêu chuẩn 0,7
hay tiêu chuẩn LLN mặc dù có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê nhưng vẫn có mức độđồng
thuận cao, do đó tùy vào tình huống cụ thể mà
có thể quyết định dùng tiêu chuẩn nào. Ví dụ
như ởnhững nơi không có chỉ số LLN trên hô
hấp đồ, chúng ta vẫn có thể dùng tiêu chuẩn 0,7
để chẩn đoán tắc nghẽn hô hấp hay COPD do
tính dễ dàng áp dụng của tiêu chuẩn này việc
chẩn đoán COPD theo bác sĩ có sự đồng thuận
rất kém so với việc chẩn đoán bằng hô hấp ký.
Điều này được lý giải là do các nghiên cứu trên
được thực hiện ở nhóm dân số ngoài cộng đồng,
chứ không phải trên nhóm bệnh nhân có vấn đề
hô hấp phải đi khám bác sĩ. Do không phải tất cả
bệnh nhân bịtắc nghẽn hô hấp nào cũng đến cơ
sởy tế khám đểđược bác sĩ chẩn đoán COPD, chỉ
những bệnh nhân có triệu chứng hô hấp mới
đến cơ sở y tế để khám, vì vậy mà sự đồng thuận
giữa hô hấp ký và chẩn đoán bác sĩ rất thấp. Kết
quả trên cũng không có nghĩa là ta không cần
dựa vào bác sĩ để chẩn đoán COPD mà chỉ dựa
vào kết quả hô hấp ký. Việc chẩn đoán COPD
còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như triệu
chứng lâm sàng, tiền căn hút thuốc lá, tiền căn
khó thở khi gắng sức hay ho khạc đàm kéo dài,
đáp ứng test dãn phế quản và đáp ứng hoàn
toàn hay một phần với điều trị, để có thể phân
biệt với hen phế quản, một bệnh mà ta có thể
chẩn đoán lầm nếu chỉ dựa vào hô hấp ký.
Từ kết quả của nghiên cứu chúng tôi và của
các nghiên cứu khác tương tự, một câu hỏi cần
được đặt ra là: nếu như tỉlệtắc nghẽn hô hấp
khác nhau giữa 2 tiêu chuẩn chẩn đoán như vậy,
thì nên chọn tiêu chuẩn nào để có lợi cho bệnh
nhân hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc sửdụng LLN để sẽ tăng tỉ lệ tắc nghẽn
hô hấp ở nhóm < 45 tuổi và giảm tỉ lệ tắc nghẽn
hô hấp ở nhóm ≥ 45 tuổi so với khi dùng tiêu
chuẩn FEV1/FVC <0,7. Ngoài ra, việc sử dụng
chỉ số này để chẩn đoán COPD cũng giúp giảm
tỉ lệ COPD so với khi dùng tiêu chuẩn GOLD.
Mặc dù có sự khác biệt vể tỉ lệ tắc nghẽn hô
hấp cũng như tỉ lệ COPD khi chẩn đoán bằng
tiêu chuẩn FEV1/FVC< LLN và FEV1/FVC<0,7,
nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu tiền
cứu nào thực sự có giá trị cao để quyết định xem
dùng tiêu chuẩn nào sẽ chẩn đoán chính xác tắc
nghẽn hô hấp cũng như COPD hơn với một chi
phí phù hợp.
Chúng tôi có phần nghiêng về phía sử dụng
tiêu chuẩn LLN vì nó mang ý nghĩa sinh lý hơn,
phụ thuộc vào tuổi, giới, chủng tộc và chiều cao
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 582
của mỗi người, nhưng chúng tôi cũng đề nghị
cần có thêm nhiều nghiên cứu tiền cứu theo dõi
tiến triển của những bệnh nhân tắc nghẽn hô
hấp chỉ thỏa một trong hai tiêu chuẩn trên để
quyết định xem nên dùng tiêu chuẩn nào sẽ có
lợi hơn cho bệnh nhân cũng như cho nền kinh tế
y tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akkermans RP, Berrevoets MA(2012). “Lung function
decline in relation to diagnostic criteria for airflow obstruction
in respiratory symptomatic subjects”. BMC Pulmonary
Medicine 2012; 12:121.
2. Đinh Ngọc Sỹvà cs(2011): Hội thảo khoa học hen – COPD
toàn quốc Cần Thơ 6-2011 .
3. Lê ThịTuyết Lan (2011).” Tình hình COPD ởViệt Nam”. J Fran
Viet Pneu 2011; 02(04): 1-90.
4. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (2010).
Global strategy for the diagnosis, management and
prevention of Chronic obstructive pulmonary disease. GOLD.
5. Hwang YI (2009). “Comparison ofthe prevalence of COPD
diagnosed by LLN and Fixed ratio criteria”. J Korean Med Sci
2009; 24: 621-6.
6. Swanney MP, Ruppel G, Enright PL(2008). “Using the lower
limit of normal for the FEV1/FVC ratio reduces the
misclassification of airway obstruction”.Thorax 2008; 63:1046–
1051.
7. Shirtcliffe P, Weatherall M, Marsh S, et al. (2007). “COPD
prevalence in a random population survey: a matter of
definition”. Eur Respir J 2007; 30(2): 232–239.
8. Swanney MP, Ruppel G, Enright PL(2008). “Using the lower
limit of normal for the FEV1/FVC ratio reduces the
misclassification of airway obstruction”. Thorax 2008;
63:1046–1051.
9. Tan Wanc, et al. (2003). “COPD prevalence in 12 Asia-Pacific
countries and regions”. Respirology 2003; 8(2): 192-198.
10. Viegi G, Pedreschi M, Pistelli F et al. (2000). “Prevalence of
Airways Obstruction in a general population: European
Respiratory Society vs American Thoracic Society Definition”.
Chest 2000;117:339-345.
Ngày nhận bài báo: 27/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_ti_le_tac_nghen_ho_hap_va_copd_chan_doan_bang_tieu_c.pdf