Sốt xuất huyết thể thận do Hantavirus ở thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả chẩn đoán huyết thanh xác nhận ở hai trường hợp đều nhiễm SEOV. Ở trường hợp I, huyết thanh kép được thu thập và xét nghiệm tìm thấy sự hiện diện của kháng thể IgM kháng HTN và sự gia tăng IgG kháng HTN (bằng IFA) ở máu hồi phục thu thập ngày 34 sau khởi bệnh. Sự gia tăng kháng thể IgG kháng HTN không thể tìm thấy ở trường hợp II vì chỉ có 1 mẫu huyết thanh cấP. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc thu thập huyết thanh kép cho chẩn đoán phòng thí nghiệm. Trong năm chủng HTN lưu hành ở khu vực Châu Á và Châu Âu thì SEOV được xác định là tác nhân gây ra SXHTT ở mức độ từ trung bình đến nặng. SEOV có vật chủ trung gian truyền bệnh chủ yếu và chuyên biệt là chuột cống (Rattus norvegicus), thường sống ở khu vực đô thị và được xác định có mật độ rất cao ở TP. HCM. Cả hai bệnh nhân đều có tiền sử tiếp xúc với chuột hoặc chất thải của chuột. Theo số liệu đã và sắp công bố về sự lưu hành SEOV trong quần thể Rattus norvegicus ở một số điểm trong TP. HCM (bao gồm Quận 12, nơi sinh sống của BN), cho thấy bằng chứng về sự lưu hành của SEOV trong cộng đồng và quần thể động vật ở TP. HCM(6).

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sốt xuất huyết thể thận do Hantavirus ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 267 SỐT XUẤT HUYẾT THỂ THẬN DO HANTAVIRUS Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Vũ Đình Luân*, Kumiko Yoshimatsu**, Rika Endo**, Cao Minh Thắng*, Jiro Arikawa**, Vũ Thị Quế Hương* TÓM TẮT Đặt vấn ñề: Sốt xuất huyết thể thận (SXHTT) do Hantavirus (HTN) ñược xác ñịnh ở khu vực Châu Á và Đông Nam Á với tỷ lệ tử vong 4-15%. HTN lan truyền theo ñường hô hấp từ các chất thải bài tiết của ñộng vật gặm nhấm. Với phổ lâm sàng phức tạp dễ nhầm lẫn với các loại bệnh truyền nhiễm khác (Dengue, Leptopirosis...) cũng như ñòi hỏi chẩn ñoán xác ñịnh phòng thí nghiệm, nên rất ít thông tin về sự lưu hành của HTN ở khu vực phía Nam, ñặc biệt là TP. HCM. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả ñặc ñiểm lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn ñoán xác ñịnh phòng thí nghiệm hai trường hợp SXHTT do HTN tại TP. HCM năm 2008-2009. Phương pháp nghiên cứu: Ghi nhận các biểu hiện lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng từ bệnh án bệnh viện. Mẫu huyết thanh cấp và hồi phục của BN ñược thu thập và xét nghiệm tìm kháng thể IgM/IgG kháng HTN bằng ELISA và IFA, RT-PCR và xác ñịnh týp huyết thanh HTN bằng phản ứng trung hòa giảm ổ hoại tử (FRNT) với 3 chủng SEOV (Seoul virus), THAIV (Thailand virus) và HTNV. Kết quả nghiên cứu: Hai trường hợp SXHTT ñiển hình ở Quận 2 và Quận 12-TP. HCM với 5 giai ñoạn bệnh gồm sốt-giảm huyết áp (xuất huyết)-suy thận (thiểu niệu, protein niệu)-ña niệu-hồi phục ñều ñược khẳng ñịnh nhiễm SEOV bằng chẩn ñoán phòng thí nghiệm. Kết luận: Đã có bằng chứng khẳng ñịnh về sự lưu hành của SEOV tại TP. HCM. Do ñó, cần lưu ý ñến vai trò của HTN trong chẩn ñoán bệnh sốt nhiễm siêu vi/SXHTT ở TP. HCM. Từ khóa: Sốt xuất huyết thể thận, Hantavirus. ABSTRACT HANTAVIRUS HEMORRHAGIC FEVER WITH RENAL SYNDROME IN HO CHI MINH CITY Vu Dinh Luan, Kumiko Yoshimatsu, Rika Endo, Cao Minh Thang, Jiro Arikawa, Vu Thi Que Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 267 - 273 Background: Hemorrhagic Fever with Renal Syndrome (HFRS) has been detected in Asia and Southeast Asia with the mortality of 4-15%. Hantavirus (HTN) transmitted by aerosols from secretions of HTN infected rodents. Due to the complex clinical manifestations easily confused with other diseases (such as Dengue, Leptopirosis, etc.) as well as the need of laboratory confirmation, there is a few information on HTN infection in Southern Vietnam, particularly in Ho Chi Minh city (HCMC). Objectives: To describe the clinical, paraclinical manifestations and confirmed laboratory diagnosis of two HFRS cases caused by HTN in HCMC in 2008-2009. Method: The clinical and paraclinical manifestations were recorded from clinical record forms in hospitals. Patients’s acute and convalescent sera were collected and tested by ELISA and IFA (detecting anti-HTN IgM/IgG antibodies), RT-PCR, then, confirmed and serotyped by Focus Reduction Neutralisation Test (FRNT) with 3 virus strains such as SEOV (seoul virus), THAIV (Thailand virus) and HTNV. Result: Two typical HFRS human cases in District 2 and District 12-HCMC with 5 disease phases * Khoa Vi sinh Miễn dịch, Viện Pasteur TP.HCM, Việt Nam ** Viện Thực nghiệm Động vật, Trường Y - Đại học Hokkaido, Nhật bản Địa chỉ liên lạc:TS. Vũ Thị Quế Hương ĐT: 0903 618 809 Email: quehuong@pasteur-hcm.org.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 268 such as fever-hypotension (hemorrhage)-oligunic (proteinuria)-diureic-recovery were confirmed to be infected by SEOV by laboratory diagnosis. Conclusion: Having evidences of SEOV infection in humans in HCMC. Therefore, we should consider the role of HTN infection in viral infection/HFRS diagnosis in HCMC. Keywords: Hemorrhagic Fever with Renal Syndrome, Hantavirus. ĐẶT VẤN ĐỀ Hantavirus (HTN) thuộc họ Bunyaviridae, gồm các chủng Hantaan virus (HTNV), Seoul virus (SEOV), Puumala virus, Dorbava virus, và Thottopalayama virus gây sốt xuất huyết thể thận (SXHTT) ở khu vực Châu Á và Châu Âu với tỷ lệ tử vong 4-15%, trong khi ñó New York virus (SNV), Sin Nombre virus (SNV) gây hội chứng suy hô hấp cấp ở khu vực Châu Mỹ(10). HTN lây truyền sang người từ các giọt chất thải của loài gặm nhấm mang virus phát tán trong không khí. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 500.000 ca nhiễm HTN xác ñịnh hàng năm(2). Với phổ lâm sàng phức tạp dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác (như Dengue, Leptopirosis, v.v.) cũng như ñòi hỏi kỹ thuật chẩn ñoán phòng thí nghiệm, cho ñến nay rất ít hiểu biết về bệnh nhiễm HTN ở khu vực phía Nam, Việt Nam, ñặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả ñặc ñiểm lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn ñoán xác ñịnh phòng thí nghiệm cả hai trường hợp SXHTT do HTN (SEOV) ở TP. HCM năm 2008 và 2009. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân (BN) sốt nhiễm siêu vi có suy giảm chức năng thận nhập Bệnh viện 115-TP. HCM năm 2008 và Bệnh viện bệnh nhiệt ñới (BVBNĐ) năm 2009. Huyết thanh kép (giai ñoạn cấp và hồi phục) của bệnh nhân ñược thu thập và xét nghiệm xác ñịnh nhiễm HTN tại viện Pasteur TP. HCM. Phương pháp nghiên cứu Các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của hai BN ñược ghi nhận từ bệnh án bệnh viện. Các huyết thanh cấp và hồi phục của BN ñược thu thập và xét nghiệm sau: Phát hiện IgM-HTN bằng MAC-ELISA và IgG-HTN bằng ELISA và IFA Kháng nguyên (KN) tái tổ hợp nucleocapsid protein (rNP) của HTNV ñược sử dụng ñể phát hiện kháng thể IgM/IgG kháng HTN trong huyết thanh BN(Error! Reference source not found.,5,8). Nếu ELISA-IgG dương tính sẽ ñược xác ñịnh lại bằng IFA theo quy trình của viện Pasteur TP. HCM. HTN nested RT-PCR (Reverse Transcriptase – Polymerase Chain Reaction) Tiến hành tại viện Pasteur TP. HCM trên huyết thanh cấp thu thập trong 3 -5 ngày ñầu sau khởi sốt với các mồi khuyếch ñại ñoạn gen của phân ñoạn S và M. Kết quả PCR xác ñịnh nhiễm HTN và týp huyết thanh HTN(10). Phản ứng trung hòa giảm ổ hoại tử = FRNT (Focus reduction neutralization test) Dùng xác ñịnh týp huyết thanh HTN trên HT BN dương tính với kháng thể IgM kháng HTN, ñược tiến hành trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 ở Đại học Hokkaido, Nhật Bản. Phản ứng ñược thực hiện theo các bước như sau: huyết thanh BN pha loãng ở các nồng ñộ khác nhau - ủ hỗn dịch virus (SEOV, THAIV – HTNV) có nồng ñộ 4 FFU/uL - gây nhiễm lên thảm tế bào Vero E6 trên phiến nhựa nuôi cấy tế bào 96 giếng (Costar 3595) – phủ môi trường MEM 1,5% CMC (carboxymethyl cellulose) trong vòng 5-7 ngày, 370C – 5% CO2. Tiếp theo là giai ñoạn cố ñịnh và phát hiện bao gồm: cố ñịnh thảm tế bào bằng aceton:methanol (1:1) và phát hiện bằng phương pháp miễn dịch men: ủ thảm tế bào với kháng thể chuột kháng rNP HTNV – phát hiện phức hợp miễn dịch bằng cộng hợp IgG cừu kháng IgG chuột gắn peroxidase và cơ chất. Hiệu giá trung hòa ñược xác ñịnh dựa trên ngưỡng trung hòa 80%(2). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng Trường hợp I – Mã số bệnh án: 08-33680 Một ñiều dưỡng, nữ, 25 tuổi sống tại Quận 12-TP. HCM, làm việc ở bệnh viện 115-TP. HCM, nhập bệnh viện 115 vào ngày Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 269 23/09/2008 sau ba ngày sốt cao liên tục (> 390C) kèm các triệu chứng ớn lạnh, buồn nôn, ñau lưng và tiểu máu. BN nhập viện với sốt cao 390C, nhịp thở 20 lần/phút, mạch 100 lần/phút, huyết áp 110/70 mmHg và tử ban ñiểm. Kết quả huyết ñồ ban ñầu cho thấy bạch cầu cao 13.300/mm3 (với 90,8% neutrophil, 6,1% lymphocyte, 2,2% monocyte, 0,3% basophil và 0,6% eosinophil), tiểu cầu bình thường 167x103/mm3, hematocrit 31%. Kết quả phân tích nước tiểu cho thấy có tiểu máu (3+ máu, 2+ protein, 2+ leukocyte), tỉ trọng <1,005, pH 6,0, ketone (-), nitrite (-) và urobilinogen tăng từ 1,0mg/dL (lúc nhập viện) ñến >8,0mg/dL (sau 1 ngày nhập viện). Kết quả hóa sinh máu cũng ñáng chú ý với creatine 0,98mg/dL, BUN 10,6mg/dL, ALT 49U/L và ALT 60U/L. Dựa trên kết quả cận lâm sàng ban ñầu, BN ñược nghi ngờ viêm gan siêu vi, Dengue và nhiễm trùng ñường niệu. Tuy nhiên, xét nghiệm cấy nước tiểu, MAC-ELISA phát hiện IgM kháng Dengue và ELISA phát hiện KN viêm gan B ñều âm tính. Diễn tiến bệnh ñược ghi nhận như sau: sau 3 ngày nhập viện, BN tiểu ít dần (850ml/24 giờ với hồng cầu và bạch cầu) và BUN ñạt ngưỡng cao nhất 26,4mg/dL (hình 1). Ngày thứ 4 nhập viện, BN bắt ñầu khó thở, hơi thở ngắn. Ngày thứ 6 nhập viện, BN ñái tháo với 3,7L/24giờ và chuyển dần sang giai ñoạn hồi phục: thân nhiệt giảm còn 370C, tiểu máu giảm dần và ngưng hẳn vào ngày thứ 10 nhập viện, số lượng bạch cầu trong máu và trong nước tiểu về ngưỡng bình thường. Sau 29 ngày nhập viện, BN xuất viện trong bình trạng sức khỏe tốt. Hình 1: Đồ thị theo dõi các chỉ số cận lâm sàng của BN 08-33680 theo ngày khởi bệnh. (Những ñường in ñậm trên trục tung biểu thị chỉ số bình thường.) Trường hợp II – Mã số bệnh án: 09-12168 BN nam 36 tuổi, quê quán ở tỉnh Vĩnh Long, sống tạm trú và làm thợ hồ tại Quận 2-TP. HCM. Khởi bệnh vào ngày 09/05/2009. Sau 3 ngày sốt cao liên tục BN nhập bệnh viện ña khoa Quận 2- TP. HCM với sốt cao 390C kèm ói nhiều, ñau bụng thượng vị, tiểu ít, tử ban ñiểm ở tay và chân. Với yếu tố dịch tễ và biểu hiện lâm sàng sốt xuất huyết, BN ñược chẩn ñoán sơ bộ là nhiễm Dengue và chuyển BVBNĐ-TP. HCM ngày 14/05/2009. Tại ñây, BN ñược xét nghiệm MAC- ELISA Dengue và MAT Leptospira vào ngày 6- 7 sau khởi bệnh nhưng kết quả xét nghiệm ñều âm tính. Thăm khám ngày nhập viện (14/05/2009) cho thấy ói, vàng da nhẹ, gan lách to, báng bụng ít, tràn dịch ña màng ít, tiểu rất ít, tử ban ở tay và chân, tiểu cầu giảm nặng 33.000/mm3 và Hct 31,2%. Kết quả phân tích nước tiểu cho thấy nhiều protein (30 mg/dL) và hồng cầu (250 tế bào/mL). Kết quả xét nghiệm hóa sinh máu cho thấy suy thận cấp với creatine tăng cao 672µmol/L và BUN 32,9µmol/L, men gan tăng cao AST 981U/L và ALT 484U/L. Diễn tiến bệnh cho thấy vào ngày 15/05/2009, BN vẫn vàng da và mắt, tử ban ñiểm, tràn dịch ña màng, tiểu cầu giảm 83-103x103/ mm3, Hct 34%. Chẩn ñoán sơ bộ vẫn là sốt Dengue, nhiễm trùng niệu. Đến khi có kết quả âm tính với nuôi cấy nước tiểu và tìm kháng thể IgM kháng Dengue, BN mới ñược chẩn ñoán nghi ngờ nhiễm HTN. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 270 Hình 2. Đồ thị theo dõi các chỉ số cận lâm sàng của BN 09-12168 theo ngày khởi bệnh. (Những ñường in ñậm trên trục tung biểu thị chỉ số bình thường.) Ngày 16/04/2009 (ngày thứ 8 sau khởi bệnh), BN chuyển dần sang suy thận cấp ña niệu với 1,5L/10giờ và dần bình phục và ñến ngày 18/04/2009, chỉ số creatine máu mới trở lại bình thường ở mức 103 µmol/L (hình 2). Đến ngày 20/05/2009, BN xuất viện trong tình trạng sức khỏe tốt. Chẩn ñoán xác ñịnh phòng thí nghiệm bệnh nhiễm HTN Kháng thể IgM kháng HTN ñược xác ñịnh trong huyết thanh giai ñoạn cấp và hồi phục bằng phản ứng MAC-ELISA ở ñộ pha loãng 1:200. Trong khi ñó, kháng thể IgG kháng HTN trong huyết thanh kép và RT-PCR tiến hành trên huyết thanh BN cấp tính ñều cho kết quả âm tính. Xét nghiệm chuẩn vàng giúp xác ñịnh týp huyết thanh HTN và kiểm tra kết quả xét nghiệm ELISA, phản ứng trung hòa với ba chủng virus (SEOV, THAIV và HTNV) ñược tiến hành ở Đại học Hokkaido, Nhật Bản. Kết quả cho thấy hai BN nghiên cứu ñều bị nhiễm với SEOV (bảng 1). Bảng 1. Kết quả xét nghiệm các mẫu huyết thanh từ hai bệnh nhân ELISA IFA Bệnh nhân Mã số mẫu Ngày sau khởi bệnh Ngày lấy mẫu IgG IgM (IgG) RT- PCR FRNT (SEOV) 20085877 7 27-09-2008 Âm 1:200 1:100 Âm 1:80 08-33680 20089327 34 24-10-2008 Âm 1:200 1:400 ND 1:80 09-12168 20091252 10 15-05-2009 Âm 1:200 ND Âm 1:80 BÀN LUẬN Đây là lần ñầu tiên những trường hợp SXHTT ñược mô tả và xác ñịnh nhiễm SEOV ở TP. HCM nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Cho ñến nay, SXHTT ñược báo cáo từ nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu tập trung ở Châu Á và Châu Âu với tỉ lệ tử vong 4-15%. Biểu hiện lâm sàng rất rộng tuy nhiên trường hợp SXHTT do HTN nặng ñiển hình sẽ trải qua 5 giai ñoạn chính là sốt, giảm huyết áp (xuất huyết), suy thận (thiểu niệu, protein niệu), ña niệu và hồi phục. Giảm huyết áp và suy thận chỉ xuất hiện trong khoảng 30-60% BN(3,9). Trường hợp II là SXHTT do HTN rất ñiển hình. Trong giai ñoạn cấp của bệnh, BN biểu hiện suy thận cấp kéo dài với creatine gia tăng ñáng kể (704-142 µmol/L) và trở về ngưỡng bình thường (103 µmol/L) vào giai ñoạn hồi phục (hình 2 phải). Hơn nữa, chỉ số BUN tăng, tiểu rất ít bổ sung cho chẩn ñoán suy thận cấP. Cùng với suy thận cấp, BN còn biểu hiện SXH với tiểu cầu giảm dưới 100,000/mm3 (hình 2 trái) và tử ban ñiểm nhiều ở hai cánh tay và chân. Ngoài ra, còn tìm thấy tràn dịch ña cơ quan bang bụng ít. Mặc dù, biểu hiện lâm sàng rất ñiển hình của SXHTT do HTN nhưng triệu chứng xuất hiện trong giai ñoạn sớm của bệnh vẫn gợi ý nhiều ñến bệnh cảnh nhiễm Dengue và Leptopira trước khi nghi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 271 ngờ nhiễm HTN. Trường hợp I lại cho thấy bạch cầu tăng cao từ ngày 3 ñến ngày 11 sau khởi bệnh, ít gặp trong nhiễm Dengue nhưng lại gợi ý nhiều ñến một nhiễm trùng ñường tiểu. Biểu hiện suy thận cấp không rõ ràng về lâm sàng và cận lâm sàng, chỉ cho thấy protein niệu cao kèm với tiểu máu kéo dài và tỉ số BUN: creatine (32:1) tăng rất cao. Kết quả Hct và tiểu cầu ñều bình thường nhưng BN cũng có tử ban ñiểm nhẹ ở vùng cánh tay vào ngày nhập viện. Diễn biến lâm sàng của BN này rất phức tạp, biểu hiện cùng lúc nhiều hội chứng khác nhau, có tổn thương ña cơ quan nhẹ nhưng hoàn toàn không rõ rệt và ñặc trưng, gây rất nhiều khó khăn cho chẩn ñoán. Đây là một ví dụ cụ thể cho thấy phổ lâm sàng rất phức tạp và dễ gây nhầm lẫn của SXHTT do HTN. Do ñó, việc chẩn ñoán SXHTT dựa trên lâm sàng và cận lâm sàng là rất khó khăn và cần thiết xác ñịnh bằng chẩn ñoán phòng thí nghiệm. Có những ñiểm khác biệt nổi bật ở hai trường hợp trên: trường hợp II biểu hiện lâm sàng SXHTT do HTN rất ñiển hình với năm giai ñoạn, trường hợp I tuy biểu hiện lâm sàng không rõ ràng nhưng lại ñặc trưng của nhiễm HTN hơn so với nhiễm Dengue ở giai ñoạn khởi bệnh (với biểu hiện ñau lưng và số lượng bạch cầu tăng khá cao). Nhìn chung, ñặc ñiểm lâm sàng thường gặp của SXHTT do HTN là sốt cao liên tục, tổn thương – suy giảm chức năng thận kèm xuất huyết ở nhiều cấp ñộ khác nhau. Ở một số trường hợp, BN biểu hiện ñau lưng, bạch cầu tăng cao (thay vì giảm bạch cầu và ñau nhức như nhiễm Dengue). Giai ñoạn phục hồi ñều ñược bắt ñầu với biểu hiện ñái tháo(3,4,7). Một lần nữa, cho thấy sự cần thiết của chẩn ñoán phòng thí nghiệm ñể xác ñịnh bệnh nhiễm do HTN. Thông thường chẩn ñoán phòng thí nghiệm bệnh nhiễm HTN chủ yếu dựa vào chẩn ñoán huyết thanh học (phát hiện kháng thể IgM/IgG kháng HTN). Các phương pháp RT-PCR và phân lập virus rất ít ñược sử dụng vì yêu cầu phòng an toàn sinh học cấp 3 và quan trọng hơn là khả năng dương tính rất thấp(2,10). Nguyên nhân không phải do ñộ nhạy của xét nghiệm mà vì thời gian nhiễm HTN rất ngắn, hàm lượng virus giảm rất nhanh trong thời gian ủ bệnh và hầu như rất khó phát hiện trong giai ñoạn khởi bệnh (hình 3). Do ñó, kết quả RT-PCR ñều âm tính trên các huyết thanh BN lấy vào ngày 7 và 10 sau khởi bệnh. Kết quả chẩn ñoán huyết thanh xác nhận ở hai trường hợp ñều nhiễm SEOV. Ở trường hợp I, huyết thanh kép ñược thu thập và xét nghiệm tìm thấy sự hiện diện của kháng thể IgM kháng HTN và sự gia tăng IgG kháng HTN (bằng IFA) ở máu hồi phục thu thập ngày 34 sau khởi bệnh. Sự gia tăng kháng thể IgG kháng HTN không thể tìm thấy ở trường hợp II vì chỉ có 1 mẫu huyết thanh cấP. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc thu thập huyết thanh kép cho chẩn ñoán phòng thí nghiệm. Trong năm chủng HTN lưu hành ở khu vực Châu Á và Châu Âu thì SEOV ñược xác ñịnh là tác nhân gây ra SXHTT ở mức ñộ từ trung bình ñến nặng. SEOV có vật chủ trung gian truyền bệnh chủ yếu và chuyên biệt là chuột cống (Rattus norvegicus), thường sống ở khu vực ñô thị và ñược xác ñịnh có mật ñộ rất cao ở TP. HCM. Cả hai bệnh nhân ñều có tiền sử tiếp xúc với chuột hoặc chất thải của chuột. Theo số liệu ñã và sắp công bố về sự lưu hành SEOV trong quần thể Rattus norvegicus ở một số ñiểm trong TP. HCM (bao gồm Quận 12, nơi sinh sống của BN), cho thấy bằng chứng về sự lưu hành của SEOV trong cộng ñồng và quần thể ñộng vật ở TP. HCM(6). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 272 1 Giai ñoạn sốt: 3-6 ngày 2 Giai ñoạn giảm huyết áp: 1-2 ngày 3 Giai ñoạn suy thận: 3-6 ngày 4 Giai ñoạn ña niệu – suy thận: 1-2 tuần 5 Giai ñoạn hồi phục: 1-8 tuần -Tử ban ñiểm -Dấu xuất huyết ở cổ, mặt, cánh tay trong. -Đau ñầu -Đau hốc mắt -Sốt, ñau cơ - Bạch cầu tăng -Bầm chỗ chích -Dấu hiệu shock -Giảm huyết áp -Huyết áp kẹp -Thất thoát huyết tương. -Dàn dịch ña cơ quan -Cảm giác ớn lạnh, run -Suy thận: creatine huyết tăng cao -Đa niệu: dưới 800ml/24h -Tiểu máu có thể kéo dài ñến vài tuần sau -Bạch cầu và protein niệu tăng -Buồn nôn và ói -Huyết áp có thể trở lại bình thường hay huyết áp kẹp Hơn 50% trường hợp tử vong xảy ra ở giai ñoạn suy thận -Cơ thể sắp bình phục với triệu chứng ña niệu: từ 6-8L/24h -Có thể xuất hiện các hội chứng: giảm huyết áp, tràn dịch màng bụng, thất thoát huyết tương. -Ở một số trường hợp nặng: có thể tổn thương ña cơ quan – (phổi, tim và thần kinh trung ương) -Cơ thể dần bình phục nhưng vẫn còn những biến chứng còn lại ở những giai ñoạn trước: mệt mỏi cơ, ña niệu, ít nước bọt, tiểu máu- protein niệu – lympho niệu ( giảm dần)  kéo dài ñến 2 tháng. Ngày Hình 3: Diễn biến lâm sàng, cận lâm sàng của SXHTT do HTN và thời gian nhiễm virus huyết theo thời gian(9). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010 273 KẾT LUẬN Đã có bằng chứng khẳng ñịnh sự lưu hành của SEOV tại TP. HCM. Các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng gợi ý cho SXHTT do HTN trong giai ñoạn khởi bệnh bao gồm: sốt cao liên tục, giảm tiểu cầu, bạch cầu tăng, protein niệu. Tiếp theo sẽ là tiểu ít rồi ñái tháo, kèm với biểu hiện tổn thương chức năng thận ở nhiều cấp ñộ khác nhau. Như vậy, cần lưu ý ñến vai trò của HTN trong chẩn ñoán bệnh sốt nhiễm siêu vi/SXHTT ở TP. HCM. Lời cảm ơn. Chúng tôi cảm ơn sự hợp tác quý báu của các bác sĩ Phan Ngọc Nam, Hà Văn Lơi và Trần Lương An về việc cung cấp các thông tin lâm sàng và cận lâm sàng của những bệnh nhân nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Araki K., Yoshimatsu K., Ogino M., Ebihara H., Lundkvist A., Kariwa H., Takashima I., Arikawa J. (2001). Truncated hantavirus nucleocapsid proteins for serotyping Hantaan, Seoul, and Dobrava hantavirus infections. J Clin Microbiol, 39: 2397–2404. 2. Ho Wang Lee, Charles Calisher, Connie Schmaljohn (1998). Manual of Hemorrhagic Fever with Renal Syndrome and Hantanvirus Pulmonary Syndrome. WHO Collaborating Center for Virus Reference and Reseach (Hantanviruses) Asian Institute for Life Sciences, Seoul, 18–33. 3. James Chin, MD, MHP, Editor (2000). Control of Communicable Disease Manual. 17th APHA. ICD-9 078.6; ICD10 A98.5: 231-235. 4. Knap JP. et al. (2006). A case of haemorrhagic fever with renal syndrome. Pol Merkur Lekarski, 21: 474-476. 5. Miyamoto H., Kariwa H., Araki K., Lokugamage K., Hayasaka D., Cui B.Z., Lokugamage N., Ivanov L.I., Mizutani T., Iwasa M.A., Yoshimatsu K., Arikawa J., Takashima I. (2003). Serological analysis of hemorrhagic fever with renal syndrome (HFRS) patients in Far Eastern Russia and identification of the causative hantavirus genotype. Arch Virol, 148: 1543–1556. 6. Vu Thi Que Huong, Kumiko Yoshimatsu, Vu Dinh Luan, Le Van Tuan, Le Nhi, Jiro Arikawa, and Tran Minh Nhu Nguyen (2010). Hemorrhagic Fever with Renal Syndrome, Vietnam. Emerging Infectious Diseases, www.cdc.gov/eid, 16(2): 363-365. 7. William Morris, Molly Fainstat, Tracey Robinson, Robert Hoo (1994). Hemorrhagic Fever with Renal Syndrome in California. WJW, 161(4): 418-421. 8. Yoshimatsu K., Arikawa J., Yoshida R., Li H., Yoo Y.-C., Kariwa K., Hashimoto N., Kakinuma M., Nobunaga T., Azuma I. (1995). Production of recombinant hantavirus nucleocapsid protein expressed in silkworm larvae and its use as a diagnostic antigen in detecting antibodies in serum from infected rats. Lab Anim Sci, 45: 641–646. 9. Zhenqiang Bi, Pierre B.H. Formenty, Cathy E. Roth (2008). Hantavirus Infection: a review and global update. J Infect Developing Countries, 2(1): 3-23. 10. Zuo S.Q., Zhang P. H., Jiang J.F., Zhan L., Wu X.M., Zhao W.J., et al. (2008). Seoul virus in patients and rodents from Beijing, China. Am J Trop Med Hyg, 78: 833–837.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsot_xuat_huyet_the_than_do_hantavirus_o_thanh_pho_ho_chi_min.pdf
Tài liệu liên quan