Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai năm 2008

KẾT LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi đã mô tả được rõ ràng các đặc điểm của mẫu, những biểu hiện trong vòng 2 tuần và các yếu tố trong công việc liên quan với tình trạng stress thường xuyên của nhân viên y tế hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế. Xác định được tỉ lệ stress thường xuyên thông qua các biểu hiện của nhân viên trong 2 tuần. Đặc biệt nghiên cứu còn khảo xác mối liên quan giữa các yếu tố trong công việc với tình trạng stress sau khi khử tác động của đặc tính mẫu. Vì vậy, những kết quả có tính định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo. Giúp hình thành những giải pháp nhằm hạn chế stress và giảm thiểu những ảnh hưởng đến nhân viên tế tại huyện. KIẾN NGHỊ Bản thân người lãnh đạo cần có sự sâu sát sắp xếp công việc, phân công hiệu quả trong công việc. Tránh tình trạng dồn nhiều công việc cùng lúc và tránh việc có người làm nhiều người không có việc làm. Cấp lãnh đạo cần có sự quan tâm hơn nữa đến các nhân viên tại cơ quan. Cần có các cuộc trao đổi về nguyện vọng, sự phù hợp hài lòng trong công việc. Thường xuyên có hoạt động để nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên tại cơ quan. Thường xuyên có hoạt động tập huấn về cách sự dụng các trang thiết bị dụng cụ hiện có hoặc mới nhằm giúp cho các nhân viên sử dụng thành thạo nhất. Tạo điều kiện, khuyến khích hơn nữa cho hoạt động thể dục thể thao tại cơ quan. Có cuộc tầm soát và phát hiện các nhân viên đã bị tác động của stress tại cơ quan có biện pháp hỗ trợ như: tạo điều kiện hồi phục bằng nghỉ ngơi, mang đến lời động viên tinh thần, chuyển đổi công việc khác khi không phù hợp, luân phiên nhân viên tại những khoa thường có áp lực từ công việc cao và độc hại.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 1 STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NHÂN VIÊN Y TẾ HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2008 Đỗ Nguyễn Nhựt Trần*, Nguyễn Hồng Hoa*, Trần Thiện Thuần* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ngày nay stress rất thường gặp và ngày càng gia tăng. Stress được nghiên cứu bởi tác động khó nhận thấy đến với sức khoẻ và công việc của con người. Nghiên cứu đo lường về mặt sinh lý và tâm lý của stress bằng bản tự thuật của đối tượng. Nhằm có được những thông tin chính xác về tình trạng stress từ đó có những chiến lược phòng ngừa phù hợp. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhân viên y tế bị stress và các yếu tố liên quan huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm 2008. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp tất cả nhân viên y tế huyện Nhơn Trạch. Kết quả: Kết quả cho thấy 27% nhân viên y tế có stress ở mức thường xuyên. Có mối lien quan giữa stress và các yếu tố khác bao gồm: trình độ học vấn, tính chất công việc, mức độ hài long, hoar5 động thể lực, thời gian nghỉ ngơi không hợp lý, quản lý kém, áp lực hạn cuối phải hoàn thành công việc, ít nhận được quan tâm từ cấp trên, bị quấy rối và phân biệt đối sử, thiếu trang thiết bị. Kết luận: Mặc dù tỉ lệ stress thường xuyên ở nhân viên y tế không cao những giúp ta định hướng được những yếu tố liên quan tiềm tàn với stress. Kết quả thu được hỗ trợ hình thành những chiến lược phòng ngừa stress cho nhân viên y tế tại huyện. ABSTRACT STRESS AND RELATED FACTORS IN HEALTH STAFFS IN NHON TRACH DISTRICT, DONG NAI PROVINCE 2008 Do Nguyen Nhut Tran, Nguyen Hong Hoa, Tran Thien Thuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 211 - 215 Background: Stress is a very popular status of individuals and increasing more now. One of the reasons that stress has been studied so consistently is because of its potential effect on the health and word of the individual. This research measures both physiological and psychological aspects of stress with self-report. It helps to have accurate data on situation of stress of health staffs is useful in designing stress prevention strategies in local health center. Objectives: Determine prevalence of health staff with stress and related factors in Nhon Trach district, Dong Nai province, 2008. Materials and Method: A descriptive cross-sectional study of all health staff in Nhon Trach was carried out. Data were collected through direct interviews using structured questionnaire. Results: The results showed that the prevalence of regular stress of subjects was 27%. The relationship between regular stress and potential factors include: knowledge, quality of job, degree of satisfied job, physical activity, inadequate break time, and poor management, meeting deadlines, poor management consultation, harassment and discrimination, poor maintenance equipment. Conclusion: Although the prevalence of regular stress of health staff was not so high, the finding on the * Khoa Y Tế Công Cộng – ĐHYD TPHCM Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 2 relationship between some potential factors. The results will be a very useful stool in designing effective and appropriate stress prevention strategies for the health staff working in Nhon Trach district. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội ngày càng phát triển cùng với những định hướng chủ lực là sự hội nhập thế giới, tiếp thu những thành tựu, những sản phẩm công nghệ và những cách quản lý mới. Công việc ngày càng cần nhiều sự năng động, nó đòi hỏi khả năng và bản lĩnh của con người đối mặt với nhiều vấn đề hơn, nhiều áp lực hơn. Chính vì vậy stress xuất hiện như một điều tất yếu của cuộc sống hiện đại. Theo Hiệp hội Lao động Hoa kỳ những nghề dễ gây stress nhất thường có yếu tố mạo hiểm có ảnh hưởng tới tính mạng con người. Đứng đầu danh sách là nghề lái máy bay thử nghiệm, nghề cảnh sát hình sự, nghề nhà báo chiến trường và nghề y dược(1). Tại Việt Nam, sức ép quá lớn của công việc khiến tỷ lệ nhân viên y tế bị stress rất cao. Theo khảo sát của Viện Y học lao động & Vệ sinh môi trường tại một khoa hồi sức cấp cứu, gần 23% nhân viên có điểm stress ở mức cao, 42% có điểm stress ở mức trung bình(2). Do tính chất đặc thù trong công việc của các nhân viên y tế trực tiếp liên quan đến tính mạng con người. Nên áp lực đề nặng càng nặng thêm là điều không thể tránh khỏi. Hiện tại để bào đảm tốt sức khoẻ cho cộng đồng, chúng ta cần một hệ thống y tế vững mạnh bao gồm cả lĩnh vực điều trị và y học dự phòng. Cuộc sống con người càng thay đổi nhiều, tác nhân gây bệnh mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng. Từ đó cho thấy rằng lĩnh vực dự phòng phải đương dầu với những thách thức mới. Huyện Nhơn Trạch, một vùng đất từng ngày đang thay đổi chuyển thành một thành phố lớn trong tương lai. Chắc chắn song hành cùng những nghành nghề khác, thì y tế cũng phải có những thay đổi để thích ứng. Những yêu cầu mới cũng như những áp lực trong công viêc sẽ khác. Như vậy, thì stress có là một sự xuất hiện tất yếu trong nhân viên y tế ở đây. Do vậy để tìm hiểu một cách rõ ràng hơn về những yếu tố liên quan gây ra Stress trong công việc nhân viên y tế là điều cần thiết. Hiểu rõ thực trạng và các yếu tố liên quan nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu tìm ra những giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế. Mang lại sức khỏe tinh thần tốt nhất, để họ có thể phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng được tốt hơn. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Xác định tỉ lệ stress thường xuyên và các yếu tố liên quan thường gây ra stress ở nhân viên y tế Huyện Nhơn Trạch Tỉnh Đồng Nai năm 2008. Mục tiêu cụ thể Xác định tỉ lệ nhân viên y tế bị stress thường xuyên Xác định các yếu tố liên quan trong công việc thường gây ra stress Xác định các mối liên quan giữa các đặt tính của đối tượng nghiên cứu với tình trạng stress thường xuyên Xác định mối liên quan giữa các yếu tố trong công việc và tình trạng stress thường xuyên PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả Địa điểm nghiên cứu Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai Thời gian nghiên cứu Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2008 Đối tượng nghiên cứu Tất cả nhân viên y tế hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế thuộc Huyện Nhơn Trạch - Tỉnh Đồng Nai Kỹ thuật chọn mẫu Lấy mẫu toàn bộ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 3 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp nhân viên y tế các nhân viên y tế tại nơi thuận tiện nhất (gồm nhà riêng hoặc nơi làm việc) theo bộ câu hỏi soan sẵn. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc tính mẫu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân viên y tế có độ tuổi dưới 35 chiếm 48% (trong số này có đến 38% có thời gian làm việc dưới 2 năm). Đội ngũ cán bộ trẻ được tiếp nhận vào làm việc nhiều hơn tại cơ sở y tế để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của huyện trong thời gian tới. Đa số có chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm 85%, cho thấy trình độ chuyên môn của nhân viên tại huyện có thể đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Mức lương chiếm đa số là từ 1-2 triệu/tháng chiếm 63% với mức lương như trên có thể chấp nhận được với mức tiêu dùng địa phương. Tuy nhiên số nhân viên có mức lương dưới 1 triệu/ tháng chiếm 13% trong thời giá hiện nay thì với mức lương này có khả năng sẽ là khó khăn cho các nhân viên trong thời gian tới. Khi xét đến mức độ hài lòng trong công việc có đến 40% nhân viên y tế thuộc tình trạng từ đôi khi không hài lòng đến không hài lòng với công việc hiện tại đang làm. Có thể do phân công công việc không phù hợp chuyên môn, công việc chưa thực sự đúng khả năng, công việc mang lại quá nhiều căng thẳng. 98% nhân viên y tế mối quan hệ tốt và rất tốt với gia đình, bạn bè, hàng xóm. Tỉ lệ này phù hợp vì người dân địa phương có mối giao hảo với nhau rất tốt, mang đậm chất truyến thống của người Việt Nam trọng tình cảm. 44%. nhân viên y tế không tham gia hoạt động thể lực. có thể giải thích do công việc bận rộn phần lớn thời gian phải làm việc tại cơ quan. Cùng sự phát triển của các phương tiện giải trí tĩnh khác và ít có các câu lạc bộ thể dục thể thao tại huyện đã góp phần dẫn đến tình trạng hoạt động thể lực kém. Những biểu hiện thông qua đó xác định tình trạng có stress hay không Hơn 20% nhân viên y tế than phiền rằng họ thường xuyên có các biểu hiện: cảm thấy nhức đầu, có cảm giác lo âu và căng thẳng tinh thần, giấc ngủ bất thường trong vòng 2 tuần vừa qua. Và thông qua 22 biểu hiện liên quan đến thói quen, tinh thần và thể chất cho thấy tình trạng stress thường xuyên ở nhân viên y tế Bảng 1: Tỉ lệ nhân viên y tế bị stress thường xuyên Biểu hiện Tần số (n=149) Tỉ lệ (%) Stress thường xuyên 40 27 Không 109 73 Tỉ lệ nhân viên y tế bị stress ở mức thường xuyên chưa ở mức thật cao chiếm 27% so với có thể do tiêu chuẩn mà nghiên cứu đặt ra với một người bị stress và sự khác nhau về nơi làm việc giữa một bệnh viên lớn và tuyến y tế địa phương. Một số yếu tố liên quan trong công việc thường gây stress Các yếu tố trong công việc thường gây ra stress thì có đến 72% nghỉ đến khối lượng công việc quá nhiều. Hơn 50% nghỉ đến thời gian nghỉ ngơi không hợp lý, không được huấn luyện chuyên môn đầy đủ, áp lực đến hạn cuối phải hoàn thành công việc. Hơn 30% nghỉ đến đặc điểm công việc phải giải thích với nhiều đối tượng, nhận được sự quan tâm động viên từ cấp trên, thiếu trang thiết bị, quá nóng. Và cũng có đến 20% nghĩ đến sự quản lý kém từ cấp trên và 11% nghĩ đến sự phân biệt đối xử tại cơ quan. Cho thấy rằng, trong những vấn đề được nêu tại huyện những yếu tố gây stress đa dạng và đang xen muốn giải quyết cần phải có sự kết hợp nhiều yếu tố và phân công việc hợp lý. Mối liên quan Bảng 2: Mối liên quan giữa các đặt tính của mẫu với tình trạng stress thường xuyên Đặc tính mẫu P PR (KTC 95%) Trình độ học vấn 0,002 2,28 (1,38 – 3,78) Công việc hiện tại ở vị trí lãnh đạo 0,009 2,02 (1,21 – 3,37) Mức độ hài lòng 0,041 Hoàn toàn hài lòng 1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 4 Đặc tính mẫu P PR (KTC 95%) Hài lòng 1,11 (0,45-2,72) Đôi khi không hài lòng 1,4 (0,58-3,37) Không hài lòng 3,84 (1,57-9,39) Hoạt động thể lực 0,001 Không 1 <6 lần/tuần 0,48 (0,26-0,88) >6 lần/tuần 0,18 (0,05-0,71) Kết quả cho thấy có liên quan giữa các yếu tố thuộc đặc tính mẫu với stress thường xuyên. Nhận thấy những yếu tố này phù hợp với nghiên cứu đã tiến hành trước và có thể là những yếu tố gây nhiễu khi xét mối quan hệ giữa các yếu tố lien quan công việc và tình trạng stress thường xuyên ở nhân viên y tế Bảng 3: Mối liên quan giữa các các yếu tố trong công việc với tình trạng stress thường xuyên có hiệu chỉnh theo các yếu tố đặt tính mẫu Yếu tố công việc P PR (KTC 95%) Thời gian nghỉ nghơi không hợp lý <0,001 1,31(1,13 - 1,51) Sự quản lý kém từ cấp trên 0,001 1,25 (1,05-1,49) Áp lực gần đến hạn cuối phải hoàn thành công việc 0,016 1,25 (1,05 - 1,5) Ít nhận được sự quan tâm, động viên từ cấp trên 0,001 1,33 (1,15 - 1,53) Sự phân biệt đối xử 0,01 1,29 (1,03 - 1,62) Thiếu trang thiết 0,003 1,2 (1,04 - 1,39) Kết quả cho thấy sau khi hiệu chỉnh theo đặc tính mẫu vẫn còn mối liên quan giữa tình trạng stress và các yếu tố liên quan trong công việc. Mặc dù làm việc tại tuyến y tế cơ sở nhưng vẩn có những yếu tố gây stress đa dạng đến từ công việc. Những yếu tố thuộc về hoạt động công việc và những mối quan hệ tại nơi làm việc được cho là hợp lý với tình trạng thiếu nhân lực, kinh phí và khả năng hoàn công việc của nhân viên tại đây. KẾT LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi đã mô tả được rõ ràng các đặc điểm của mẫu, những biểu hiện trong vòng 2 tuần và các yếu tố trong công việc liên quan với tình trạng stress thường xuyên của nhân viên y tế hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế. Xác định được tỉ lệ stress thường xuyên thông qua các biểu hiện của nhân viên trong 2 tuần. Đặc biệt nghiên cứu còn khảo xác mối liên quan giữa các yếu tố trong công việc với tình trạng stress sau khi khử tác động của đặc tính mẫu. Vì vậy, những kết quả có tính định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo. Giúp hình thành những giải pháp nhằm hạn chế stress và giảm thiểu những ảnh hưởng đến nhân viên tế tại huyện. KIẾN NGHỊ Bản thân người lãnh đạo cần có sự sâu sát sắp xếp công việc, phân công hiệu quả trong công việc. Tránh tình trạng dồn nhiều công việc cùng lúc và tránh việc có người làm nhiều người không có việc làm. Cấp lãnh đạo cần có sự quan tâm hơn nữa đến các nhân viên tại cơ quan. Cần có các cuộc trao đổi về nguyện vọng, sự phù hợp hài lòng trong công việc. Thường xuyên có hoạt động để nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên tại cơ quan. Thường xuyên có hoạt động tập huấn về cách sự dụng các trang thiết bị dụng cụ hiện có hoặc mới nhằm giúp cho các nhân viên sử dụng thành thạo nhất. Tạo điều kiện, khuyến khích hơn nữa cho hoạt động thể dục thể thao tại cơ quan. Có cuộc tầm soát và phát hiện các nhân viên đã bị tác động của stress tại cơ quan có biện pháp hỗ trợ như: tạo điều kiện hồi phục bằng nghỉ ngơi, mang đến lời động viên tinh thần, chuyển đổi công việc khác khi không phù hợp, luân phiên nhân viên tại những khoa thường có áp lực từ công việc cao và độc hại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Tuyền (1998). Tâm lý y học. TPHCM: NXB Giáo Dục, 1998: 123 – 124. 2. Nguyễn Hữu Cầu (1997). Stress tâm lý. In: Lê Hùng Lâm. Bài giảng tâm lý và tâm lý y học. NXB Hà Nội, 1997:57 – 73. 3. Đặng Phương Kiệt (2000). Stress nghề nghiệp. In: Tâm lý và sức khoẻ. Nhà in đại học quốc gia Hà Nội: Nhà xuất bản văn hoá thông tin, 2000: 714 – 759. 4. Phan Thị Mỹ Linh (2005). Các yếu tố trong công việc thường gây ra stress và hậu quả của nó đối với nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa sài gòn. Quân 1, Thành Phố Hồ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 5 Chí Minh tháng 6/2005. Khoá luận tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng. 5. Philippe Corten (2005). Stresss và tâm lý bệnh học. In: GS.Isidore Pelc, BS Lâm Xuân Điền. Sổ tay tâm lý y học. Chi nhánh TP.HCM: NXB y học, 2005: 485 – 491. 6. Hội chứng mệt mỏi mãn tính. In: Harrison. Các nguyên lý y học nội khoa. Nhà xuất bản y học: 421 – 424 7. BS.Nguyễn Minh Tiến – Stress và kỹ năng ứng phó với stress 8. (11/3/2008) 9. Trường đại học y tế công cộng. Căng thẳng và cách ứng phó www.hsph.edu.vn/bmkhxh/system/files/Stress(1)_2007.pdf. (11/3/2008). 10. Huyện Nhơn Trạch. Thành tựu y tế. dongnai.gov.vn/gioi-thieu-chung/vanhoaxahoi/yte (12/3/2008). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 6 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfstress_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_nhan_vien_y_te_huyen_nhon_t.pdf
Tài liệu liên quan