Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của Covid-19- Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam

Thứ hai, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng bền vững, giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài. Chính phủ cần ban hành các chính sách nhằm thích ứng với xu thế công nghệ 4.0, thúc đẩy kinh tế số và thương mại điện tử thay vì một nền sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động gia công xuất khẩu. Chính phủ điện tử hay dịch vụ công trực tuyến cũng nên được xây dựng và đẩy mạnh trong thời gian này. Chính phủ cần chú trọng phục hồi và phát triển những ngành ứng dụng công nghệ cao hơn, mang lại thu nhập/ giá trị gia tăng nhiều nhất, lao động có kỹ năng nhiều nhất và toàn lực tập trung phát triển nó trong thời gian ngắn nhất. Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất những lĩnh vực trọng yếu và những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu, chúng ta cũng cần tập trung tái cấu trúc các ngành công nghiệp phụ trợ. Điều này sẽ giúp sản xuất nội địa có thể chủ động về nguồn cung trong nước, giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu nước ngoài, đặc biệt là hàng Trung Quốc. Đồng thời, việc phát triển các mắt xích phụ trợ cũng giúp các doanh nghiệp nước ta có thể phát huy hết những cơ hội mà các FTA mang lại, từ đó thâm nhập sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Thứ ba, tập trung thu hút FDI có chất lượng, ngăn chặn đầu tư có ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế. Việt Nam cần chủ động thu hút những dòng vốn đầu tư liên quan tới những lĩnh vực có thể tạo ra sự kết nối cho hoạt động sản xuất trong nước. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam đa số chỉ có thể tham gia vào các hoạt động gia công, là mắt xích nằm giữa chuỗi cung ứng và không tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vậy nên, hoạt động đầu tư nước ngoài vào các mắt xích thượng nguồn và hạ nguồn của chuỗi cung ứng (là các mắt xích tạo ra nhiều lợi nhuận) nên được khuyến khích thu hút, từ đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng sự thâm nhập cả về phía trước và phía sau chuỗi. Cùng với đó, chúng ta cũng cần khuyến khích các dự án đầu tư có sự liên kết với các công ty trong nước qua hình thái liên doanh, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, và ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ lạc hậu, có ảnh hưởng xấu cho môi trường.

pdf14 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của Covid-19- Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 221- Tháng 10. 2020 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của Covid-19- Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam Ngô Dương Minh Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 02/06/2020 Ngày nhận bản sửa: 03/08/2020 Ngày duyệt đăng: 25/08/2020 Mạng lưới chuỗi cung ứng là một trong những kênh mà thông qua đó COVID-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt khi những chuỗi cung ứng này lại có sự phụ thuộc đáng kể vào nền kinh tế Trung Quốc. Bằng chứng từ các thị trường khác nhau cho thấy hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn bởi cuộc khủng hoảng hiện nay kể từ khi chính quyền Trung Quốc thực thi các biện pháp cách ly xã hội và nền kinh tế. Điều này đang tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong các mắt xích khác nhau của mạng lưới chuỗi cung ứng, cũng như thúc đẩy họ có những biện pháp giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc thông qua việc chuyển dịch các chuỗi cung ứng. Bài viết này sẽ tập trung đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với The movement of global supply chains under the impact of Covid-19- Opportunities and challenges for Viet Nam Abstract: The supply chain network is one of the channels through which COVID-19 has a negative impact on the global economy, especially when these supply chains have a significant dependence on the Chinese economy. Evidence from various markets reveals that global supply chain operations have been interrupted by the current crisis since the Chinese authorities implemented social and economic isolation measures. And this is creating a spillover effect at different levels of the supplier network, as well as pushing them to take measures to reduce dependence on China through movements of supply chains. Whether Vietnam, with its image of a safe and friendly country, can seize the opportunity to catch up with these movement waves? This article, therefore, will focus on assessing the advantages and disadvantages that Vietnam faces to the global supply chain shifts due to Covid-19 pandemic by answering two questions: (1) What advantages and disadvantages does Vietnam face in the context of the global supply chain significantly influenced by this pandemic; and (2) What should Vietnam do to take advantages and overcome difficulties in order to bring production activities closer to global markets. Keywords: supply chain, globalization, covid-19, Vietnamese economy. Minh Duong Ngo Email: minhnd@hvnh.edu.vn Faculty of International Business, Banking Academy of Viet Nam NGÔ DƯƠNG MINH 15Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Việt Nam trước xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của Covid-19 gây ra thông qua việc trả lời hai câu hỏi: (1) Việt Nam đang có những thuận lợi và đối mặt với khó khăn gì trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch Covid-19; và (2) Việt Nam cần làm gì để tận dụng thuận lợi và khắc phục khó khăn nhằm đưa hoạt động sản xuất tiếp cận sâu hơn vào thị trường thế giới. Từ khóa: chuỗi cung ứng, toàn cầu hóa, Covid-19, kinh tế Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức trong chuỗi cung ứng dưới bối cảnh đại dịch Covid-19 bắt nguồn từ Trung Quốc vào giữa tháng 12/2019. Tính đến tháng 05/2020, SARS-CoV-2 đã lan rộng tới 198 quốc gia và vùng lãnh thổ (WHO, 2020), ảnh hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế, chuỗi cung ứng, lĩnh vực sản xuất và thị trường tài chính. Sự lây lan của virus corona cho thấy các chuỗi cung ứng trong các lĩnh vực công nghệ, ô tô, điện tử, dược phẩm, thiết bị y tế và hàng tiêu dùng đều tập trung ở Trung Quốc bởi quốc gia này đóng vai trò như một nhà trung gian cung cấp nguyên liệu và linh kiện ra toàn cầu. Nhận thấy rủi ro mà sự phụ thuộc vào Trung Quốc đặt ra cho các ngành công nghiệp quốc gia, một số chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp rút dần hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Nhật Bản đã cung cấp gói cứu trợ lên tới 23,5 tỷ Yên để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước nhà tại Trung Quốc chuyển hoạt động sản xuất về nước hoặc sang khu vực Đông Nam Á. Giữa tháng 05/2020, chính quyền Mỹ cũng đã ban hành sắc lệnh bổ sung quyền hạn của cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Hoa Kỳ dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc (Araz và cộng sự, 2020). Trong năm 2019, Mỹ, Nhật Bản hay châu Âu đã tìm cách di chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc do những ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, đến nay, đại dịch Covid-19 lại càng đẩy nhanh các kế hoạch đã có từ trước của các nền kinh tế này nhằm giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng vào Trung Quốc (Baldwin và Evernett, 2020). Bên cạnh chi phí lao động gia tăng, sự căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, đại dịch đã thúc đẩy các thương hiệu toàn cầu cần đánh giá một cách nghiêm túc hơn về nguy cơ khi chỉ có một nguồn cung đầu vào là Trung Quốc. Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng muốn đảm bảo rằng chuỗi cung ứng sẽ phục hồi nhanh chóng hơn trong trường hợp có những nguy cơ bất thường tương tự xảy trong tương lai, do đó sẽ nâng cao năng lực phòng ngừa rủi ro của hãng mình thông qua việc giảm sự phụ thuộc vào hoạt động sản xuất của Trung Quốc. Nhìn chung, SARS-CoV-2 đã khiến các quốc gia trên thế giới ý thức được các nguy cơ tiềm ẩn khi các chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế Trung Quốc, và có xu hướng chuyển dịch dần hoạt động sản xuất ra khỏi quốc gia (Linton và Valkin, 2020). Việt Nam, trái lại, trong giai đoạn cao điểm của đại dịch lại chứng tỏ cho thế giới về hình ảnh một quốc gia an toàn, thân thiện, kiểm soát tốt dịch bệnh; đồng thời là một điểm đến hấp dẫn trong làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo báo cáo của Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của Covid-19- Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam 16 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020 Bộ Kế hoạch và đầu tư (2020), xu hướng dịch chuyển các dòng đầu tư sẽ diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là dòng vốn từ nhóm các tập đoàn đa quốc gia, nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, mà Việt Nam là một trong những lựa chọn hàng đầu. Bài viết này, do đó, sẽ cố gắng trả lời hai câu hỏi: (1) Việt Nam đang có những thuận lợi và đối mặt với khó khăn gì trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch Covid-19; và (2) Việt Nam cần làm gì để tận dụng thuận lợi và khắc phục khó khăn nhằm đưa hoạt động sản xuất tiếp cận sâu hơn vào thị trường thế giới. 2. Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của Covid-19 2.1. Sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng toàn cầu vào nền sản xuất Trung Quốc và những hệ lụy Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở nên quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, khi nước này chiếm 65% sản xuất thế giới và 41% xuất khẩu sản xuất thế giới (Baldwin & Mauro, 2020). Cùng với quá trình tích hợp theo chiều dọc chuỗi cung ứng, Trung Quốc đã tìm cách giảm nhập khẩu hàng hóa trung gian từ phần còn lại của thế giới. Trái lại, các nước đã trở nên phụ thuộc vào nền sản xuất của Trung Quốc thông qua việc nhập khẩu các sản phẩm trung gian phục vụ cho xuất khẩu. Năm 2019, xuất khẩu Trung Quốc ra toàn cầu đạt gần 2,5 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới, vượt qua Hoa Kỳ (1,64 tỷ USD) ở vị trí thứ 2 và Đức (1,48 tỷ USD) ở vị trí thứ 3 (Trademap, 2020). Khi xem xét cụ thể sự thâm nhập của hàng xuất khẩu Trung Quốc vào quy trình sản xuất toàn cầu, có thể thấy có tới gần 1/4 nguồn tư liệu sản xuất, 1/6 lượng hàng hóa trung gian, và 1/10 lượng hàng hóa thành phẩm được giao dịch toàn cầu là có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc (UNCTAD, 2019). Sự phụ thuộc của nền sản xuất thế giới vào Trung Quốc không còn cá biệt ở một vài quốc gia cụ thể nào mà đã diễn ra trên diện rộng, từ Hoa Kỳ, các quốc gia châu Âu, Hình 1. Tỷ trọng hàng hóa Trung Quốc trong thương mại toàn cầu (theo giai đoạn sản xuất, %) Ghi chú: Sản phẩm được phân loại theo Danh mục Kinh tế mở rộng- BEC. Hàng hóa khác chủ yếu bao gồm thực phẩm và động vật sống Nguồn: UNCTAD, 2019 NGÔ DƯƠNG MINH 17Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng hay ở khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam). Ngay cả đối với các nền kinh tế Bắc Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc, dù đã giảm quan hệ thương mại song phương với Trung Quốc về hàng hóa trung gian, sự giao thương vẫn còn ở quy mô lớn (Araz và cộng sự, 2020). Ngoài các giao dịch thương mại hàng hóa trung gian, những nền kinh tế này từ lâu đã mở nhà máy ở Trung Quốc dưới hình thức FDI, dù hiện tại ba nền kinh tế này đã cố gắng giảm vốn FDI ở Trung Quốc để ủng hộ các nền kinh tế Đông Nam Á. Hình 2 và hình 3 mô tả các mối liên kết trong chuỗi cung ứng dệt may và hàng công nghệ thông tin sẽ cho thấy rõ việc Trung Quốc đóng vai trò là một nhà cung cấp quan trọng các đầu vào được sử dụng trong các ngành công nghiệp trên toàn thế giới. Kích thước của bong bóng phản ánh kích thước của quốc gia theo các luồng thương mại được xem xét và độ dày của các mũi tên kết nối cho thấy tầm quan trọng của các luồng giao dịch song phương cụ thể. Có thể thấy, Trung Quốc thực sự là công xưởng của thế giới khi nói đến đầu vào của ngành dệt may hay công nghệ thông tin. Cùng với Hàn Quốc và Nhật Bản, quốc gia này là trung tâm của nền sản xuất châu Á. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là nơi cung ứng hàng hóa trung gian cho Hoa Kỳ ở châu Mỹ, Italy (đối với chuỗi dệt may) và Đức (đối với chuỗi công nghệ thông tin) ở châu Âu, các hàng hóa này lại tiếp tục được chế biến và phân phối tới các quốc gia khác trong châu lục. Cụ thể, hàng hóa của Trung Quốc có thể được nhập khẩu vào một quốc gia nào đó thông qua ba tuyến cơ bản: (i) Quốc gia này nhập khẩu trực tiếp hàng hóa thành phẩm được sản xuất tại Trung Quốc; (ii) các công ty ở quốc gia này nhập khẩu các bộ phận và thành phần có xuất xứ Trung Quốc, sau đó các bộ phận này được lắp ráp bởi các nhà sản xuất tại nước nhập khẩu. Thành phẩm sẽ được phân phối tới các công ty và người tiêu dùng khác. Ví dụ, Trung Quốc có thể bán các linh kiện điện tử, các công ty của Hoa Kỳ sẽ sử dụng chúng để lắp ráp trong các sản phẩm điện thoại thông minh; và (iii) tuyến cuối cùng Hình 2. Các mối liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu của hàng dệt may Nguồn: Báo cáo Phát triển chuỗi giá trị toàn cầu, WTO (2019) Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của Covid-19- Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam 18 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020 bao gồm các bộ phận của Trung Quốc được kết hợp vào hàng hóa của quốc gia nhập khẩu mà nước này mua từ các quốc gia thứ ba. Ví dụ, ngành công nghiệp xe hơi Mexico, một trong những thị trường xe hơi nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ, mua rất nhiều bộ phận từ Trung Quốc. Do đó, sự gián đoạn nguồn cung ở các khu vực sản xuất của Đông Á nói chung và Trung Quốc nói riêng sẽ làm tổn thương các ngành sản xuất của các quốc gia khác trên toàn thế giới. Sự bùng phát SARS-CoV-2 đến từ khu vực Vũ Hán, ngay lập tức ảnh hưởng đến xuất khẩu của Trung Quốc và làm giảm mạnh nguồn cung trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Araz và cộng sự (2020) nhấn mạnh rằng sự bùng phát COVID-19 đại diện cho một trong những sự gián đoạn lớn gặp phải trong những thập kỷ qua, đó là phá vỡ nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu. Nghiên cứu của Ivanov, D. (2020) chỉ ra rằng khoảng 51.000 công ty trên toàn thế giới có một hoặc nhiều nhà cung cấp trực tiếp ở Vũ Hán và ít nhất 5 triệu công ty trên thế giới có một hoặc nhiều nhà cung cấp cấp hai (nhà cung cấp gián tiếp) ở thành phố này. Trong số 1.000 doanh nghiệp được khảo sát, có 94% gặp phải sự gián đoạn chuỗi cung ứng do tác động của corona virus, 98% có các nhà cung cấp cấp một hoặc cấp hai ở khu vực Vũ Hán. Linton và Vakil (2020) cũng đưa ra số liệu thống kê rằng 1.000 chuỗi cung ứng lớn nhất thế giới sở hữu hơn 12.000 cơ sở (tức là, các nhà máy, nhà kho và các hoạt động khác) trong khu vực cách ly của COVID-19. Sự gián đoạn trong nguồn cung của Trung Quốc được coi là ảnh hưởng đáng kể đến các nhà sản xuất toàn cầu, vì các biện pháp mà các nước áp dụng để phòng chống COVID-19 cản trở việc cung cấp các linh kiện quan trọng từ các nhà sản xuất Trung Quốc, và do đó ảnh hưởng đến đầu ra của chính các nước này. Vũ Hán, nơi khởi nguồn của COVID-19, được Bloomberg xếp hạng thứ 13 trong số 2.000 thành phố của Trung Quốc vào năm 2017 vì vai trò của nó trong chuỗi cung ứng quốc tế và là thành phố hoạt động tốt thứ 9 của Trung Quốc. Với 3 khu vực phát triển quốc gia, 4 khu phát triển khoa học và công nghệ có sức chứa hơn 350 viện nghiên cứu, 1.656 Hình 3. Các mối liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu của hàng công nghệ thông tin Nguồn: Báo cáo Phát triển chuỗi giá trị toàn cầu, WTO (2019) NGÔ DƯƠNG MINH 19Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng doanh nghiệp công nghệ cao và nhiều cơ sở khởi tạo doanh nghiệp, thành phố đã nhận được đầu tư từ 230 công ty Fortune Global 500 (Suborna, B., 2020). Các điểm đến xuất khẩu chính của hàng hóa được sản xuất tại Vũ Hán bao gồm Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Ấn Độ, Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore và Brazil. Cú sốc sản xuất tại Trung Quốc đang thúc đẩy hiệu ứng Bullwhip (hiện tượng thông tin về nhu cầu thị trường cho một sản phẩm bị bóp méo hay khuếch đại lên qua các khâu chuỗi cung ứng, dẫn đến sự dư thừa tồn kho, ảnh hưởng đến chính sách giá và tạo ra phản ánh không chính xác trong nhu cầu thị trường) trong chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách buộc các công ty giảm hoặc đóng cửa sản xuất và bán hàng. Sự bùng phát COVID-19 đang tạo ra một sự tàn phá chưa từng có trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chủ yếu dựa vào sản lượng sản xuất và nguyên liệu thô của Trung Quốc. Có hai kênh chính ảnh hưởng chuỗi cung ứng toàn cầu, cú sốc về sản xuất (do các doanh nghiệp, nhà xưởng đình trệ trong sản xuất) và cú sốc đối với dòng chảy thương mại do vận chuyển và gián đoạn hậu cần (do các quốc gia đóng cửa biên giới, tạm ngưng các dịch vụ vận tải đường không, đường biển để phòng dịch). Các nhà máy Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi đóng cửa kinh tế và phòng dịch, do đó còn làm chậm các hoạt động sản xuất ở nước khác do thiếu nguyên liệu từ Trung Quốc. Bởi thế, một cú sốc chuỗi cung ứng toàn cầu bắt đầu với những cú sốc sản xuất chủ yếu ở Trung Quốc nhanh chóng tràn sang các nền kinh tế khác. Bảng 1 sẽ liệt kê các tác động của Covid-19 tới các chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung và hoạt động sản xuất của các khu vực nói riêng. 2.2. Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc Sự bùng phát COVID-19 chỉ ra sự phụ thuộc quá mức của ngành sản xuất toàn cầu vào Trung Quốc, và chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng lớn khi Trung Quốc đóng cửa các nhà máy và doanh nghiệp. Điều này khiến các công ty đa quốc gia gấp rút xem xét chuyển dịch nguồn cung ứng, mua sắm và địa điểm sản xuất thay thế cho Trung Quốc. Nhiều công ty ở Mỹ đã bắt đầu chuyển nguồn hàng nhập của họ từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, Nam Á và Đài Loan. Với mục tiêu hình thành nên một Mạng lưới kinh tế thịnh vượng, Hoa Kỳ đã lên kế hoạch thảo luận với “bộ tứ kim cương mở rộng” bao gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zeland, Hàn Quốc và Việt Nam, từ đó “thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu tiến lên”. Một trong những nội dung của các cuộc hội đàm này liên quan tới việc định hình lại cấu trúc của các chuỗi giá trị toàn cầu, nhằm ngăn không cho tình trạng tương tự xảy ra khi đại dịch Covid-19 tái diễn. Bảng 2 cung cấp thông tin về một số nhà sản xuất lớn trên thế giới, những người xem xét chuyển sản xuất và tìm nguồn cung ứng từ Trung Quốc sang các địa điểm thay thế phù hợp. Việc lựa chọn địa điểm thay thế chủ yếu được thúc đẩy bởi: (i) sự gần gũi của địa điểm sản xuất mới tiềm năng với thị trường đầu ra; và/hoặc (ii) sự có sẵn của mạng lưới sản xuất của công ty bên ngoài Trung Quốc. Đại dịch Covid-19 đã tạo động lực cho các quốc gia tăng tốc thu hút dòng vốn đầu tư trong bối cảnh nhiều công ty đa quốc gia muốn dịch chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Về lâu dài, đặc biệt là trong thế giới hậu đại dịch, sự thay đổi động lực của thương mại thế giới có thể kéo theo sự thay đổi quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của Covid-19- Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam 20 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020 Thứ nhất, do sự thay đổi địa điểm sản xuất và tìm nguồn cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia, Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ mất vị trí là trung tâm sản xuất và cung ứng chuỗi cung ứng thế giới; do đó các quốc gia khác, như Đông Nam Á, có thể đạt được thặng dư thương mại. Sự chuyển dịch sản xuất và nguồn cung ứng của các công ty đa quốc gia từ Trung Quốc đến địa điểm phù hợp khác sẽ có thể diễn ra ngày Bảng 1. Thống kê các tác động của Covid-19 tới hoạt động sản xuất của các chuỗi cung ứng toàn cầu Khu vực Ảnh hưởng của Covid-19 tới các chuỗi cung ứng toàn cầu Bắc Mỹ - Dữ liệu mới nhất hàng tháng từ Mỹ về tổng nhập khẩu cho thấy giảm đáng kể nhập khẩu thiết bị máy tính và viễn thông, thân xe và rơ moóc và các sản phẩm khác liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu Mỹ- Trung so với tháng 02/2019. - Theo Viện Quản lý cung ứng Hoa Kỳ, 75% các công ty báo cáo sự gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của họ. Cũng theo khảo sát này, thời gian sản xuất đã tăng gấp đôi cho nhiều công ty Hoa Kỳ. Ngoài ra, đã có sự thiếu hụt nguyên liệu thô và sản phẩm cuối cùng. Tất cả điều này trở nên trầm trọng hơn do sự thiếu hụt các kênh vận tải hàng không và đường biển để vận chuyển sản phẩm đi khắp thế giới. Châu Âu - Các doanh nghiệp đa quốc gia lớn như Gap, Hugo, Ralph Lauren, Nike, Airbus, Damien Klassen, General Motors đã phải đóng cửa các nhà máy và cửa hàng tại Trung Quốc. - Tập đoàn logistics tại Đức như DHL, UPS và FedEx báo cáo phải đối mặt với sự gián đoạn nghiêm trọng trong dịch vụ hậu cần trong và ngoài nước đến và đi từ Trung Quốc trong các chuyến hàng vận chuyển đường không, đường bộ và đường sắt. - H&M tuyên bố đóng cửa 45 cửa hàng tại Trung Quốc; các thương hiệu lớn khác bao gồm Gap, Hugo, Ralph Lauren, Nike, Levi Strauss và Adidas cũng công bố công khai về việc đóng cửa hàng của họ ở miền trung Trung Quốc. - Các công ty đa quốc gia lớn trong ngành ô tô và vận tải như Airbus, Damien Klassen, General Motors cũng tuyên bố đóng cửa cơ sở sản xuất của họ tại Trung Quốc. Đông Á Sự thiếu hụt các bộ phận đến từ Trung Quốc đã buộc nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai phải đóng cửa tất cả các nhà máy ô tô của mình tại Hàn Quốc. Công ty Nissan của Nhật Bản tạm thời đóng cửa một nhà máy ở Nhật Bản. Đông Nam Á - Tháng 02/2020, Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm trong tổng xuất khẩu ở mức 1%, trong khi đó với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là 3,6%, Campuchia là 3,9 % và Singapore là 4,4%. - Các công ty dệt may ở Campuchia và Việt Nam phải đối mặt với sự gián đoạn trong việc cung cấp nguyên liệu thô từ Trung Quốc (ngành dệt may Campuchia hiện đang nhập khẩu tới 60% các mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc). - Hoạt động sản xuất ở Indonesia bị gián đoạn nguồn cung nguyên liệu, với ước tính khoảng 20% đến 50% nguyên liệu thô cho các nhà máy của đất nước này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nam Á Ngành công nghiệp hóa chất Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng nề do phụ thuộc vào nguồn cung cấp hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong các mặt hàng tiêu dùng, các nhà sản xuất Ấn Độ sử dụng 75% linh kiện Trung Quốc cho các mặt hàng như TV và gần 85% linh kiện Trung Quốc cho điện thoại thông minh. Các thành phần quan trọng như màn hình di động, bảng điều khiển TV mở, bảng mạch mở, bộ nhớ và chip LED đều được nhập khẩu từ Trung Quốc. Rất khó để thay thế hàng nhập khẩu trung gian trong một khoảng thời gian ngắn. Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu và báo cáo của Baldwin và Evernett (2020), Maliszewska cùng cộng sự (2020), UNCTAD (2020) và WTO (2020) NGÔ DƯƠNG MINH 21Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng càng phổ biến, không chỉ bởi mục đích làm giảm sự phụ thuộc quá mức vào nền sản xuất Trung Quốc mà còn nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng không bị gián đoạn trong trường hợp khẩn cấp. Thứ hai, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc có thể xuất hiện ở một mức độ nào đó, khi các nước nhận ra sự phụ thuộc quá mức vào toàn cầu hóa, điều này có thể khuyến khích nhiều quốc gia đầu tư và bắt đầu sản xuất các sản phẩm thiết yếu hơn như các mặt hàng liên quan đến y tế mà họ hiện đang nhập khẩu ở quy mô lớn. Quá trình này có thể thay đổi quan hệ thương mại một quốc gia khi họ giảm dần danh mục hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lâu năm. 3. Thuận lợi và khó khăn cho Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu Những dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tính đến hết tháng 4/2020, giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam đạt 12,33 tỷ USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên quy mô vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh lại tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, mức độ giảm trong 4 tháng cũng ít Bảng 2. Các công bố về việc dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc Hãng sản xuất Xu hướng chuyển dịch Komatsu Công ty đang chuyển hoạt động sản xuất các bộ phận kim loại được sử dụng trong thân xe cũng như dây xích từ Trung Quốc sang Nhật Bản và Việt Nam, nhằm mục đích ngăn chặn sự chậm trễ của lô hàng Trung Quốc. Daikin Industries Công ty điện tử đang xem xét chuyển cơ sở lắp ráp máy điều hòa không khí đến Malaysia hoặc các nơi khác thay vì thủ phủ Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc như hiện tại. Asics Nhà sản xuất đồ thể thao đang dự định sẽ chuyển sản xuất sang Việt Nam và Indonesia, những nơi trước đây nhận gia công cho các cơ sở ở Vũ Hán. Google và Microsoft Các công ty thông báo chuyển hoạt động sản xuất điện thoại, laptop, và các thiết bị khác từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan và Việt Nam. Google đã yêu cầu một đối tác sản xuất ở Thái Lan chuẩn bị dây chuyền sản xuất cho các sản phẩm nhà thông minh của mình, như loa hỗ trợ giọng nói. Trong khi đó, Microsoft đang hy vọng bắt đầu sản xuất tại Việt Nam trong quý II năm 2020 cho dòng máy tính xách tay và máy tính để bàn Surface của mình. Apple Công ty dự kiến chuyển dịch khoảng 15- 30% hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc tới các quốc gia Đông Nam Á khác. Trong quý II/2020, Apple dự kiến sản xuất 3- 4 triệu chiếc AirPods tại Việt Nam, tương đương khoảng 30% tổng sản lượng AirPods trên toàn thế giới. Mazda Motor Corporation Nhà cung cấp ô tô đã tăng 50% sản lượng của bộ phận tại nhà máy ở Mexico, vận chuyển các sản phẩm đến dây chuyền lắp ráp Mazda tại Nhật Bản, khiến công ty phải trả hơn 5 triệu USD khi làm thêm ca và phí vận chuyển hàng không. Kasai Kogyo Nhà cung cấp phụ tùng cho Honda đang xem xét chuyển sản xuất từ nhà máy Vũ Hán sang một trong nhiều nhà máy của họ hoạt động ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á, mặc dù làm như vậy sẽ khiến chi phí tăng lên và mất nhiều tháng để sắp xếp lại. Koito Manufacturing Nhà sản xuất thiết bị chiếu sáng cho ô tô lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp cho Toyota, Nissan và các công ty khác, đang chuẩn bị chuyển một số sản xuất từ Hồ Bắc, Trung Quốc sang nơi khác để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu. Nguồn: Suborna, B. (2020) Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của Covid-19- Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam 22 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020 hơn so với 3 tháng đầu năm. Xét về giá trị, vốn đăng ký 4 tháng năm 2020 tăng 52,3% so với năm 2018, 16,4% so với năm 2017 và 79% so với năm 2016. Có thể nói, trước làn sóng dịch chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc của các nước phát triển như Hoa Kỳ, châu Âu, hay Nhật Bản, Việt Nam đang có những cơ hội để đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư, hợp tác với các cường quốc, tăng tốc quá trình tái cấu trúc các chuỗi cung ứng nhằm gia tăng tiềm lực nội tại, tận dụng lợi ích của các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẵn có, và giảm thiểu sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. 3.1. Thuận lợi Thứ nhất, khi đại dịch Covid bùng phát, các nhà đầu tư toàn cầu bắt đầu lo ngại về tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ” khi đã đầu tư tập trung quá nhiều vào Trung Quốc, và bắt đầu tính toán tới việc phân tán hoạt động sản xuất của tập đoàn mình sang các khu vực khác. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia ít chịu tác động nhất bởi đại dịch lần này, được dự báo sẽ nhanh chóng vượt qua những nguy cơ về một cuộc đại suy thoái toàn cầu. Theo dữ liệu của IMF (2020), GDP thực quý 01/2020 của Việt Nam tăng 2,7%, đây là một kết quả khả quan trong bối cảnh đại dịch nếu so sánh với mức trung bình của thế giới (-3%), nhóm các nước tiên tiến (-6,1%), G7 (-6,2%), liên minh châu Âu (-7,1%), hay nhóm các quốc gia đang phát triển (-1%). Sau những thành công đạt được từ cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2, năng lực và uy tín của Việt Nam đang được ghi nhận và đánh giá cao bởi các quốc gia trên thế giới. Điều này giúp cộng đồng quốc tế nói chung và các nhà đầu tư nói riêng cảm thấy Việt Nam là một điểm đến an toàn, cũng như yên tâm hơn khi đầu tư. Thứ hai, bên cạnh phần cứng của chuỗi cung ứng (chính là những doanh nghiệp sản xuất toàn cầu), thì không thể bỏ qua phần mềm vô cùng quan trọng, đó là những hiệp định về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chủ động tiếp cận với các thị trường mới, tận dụng những nguồn lực trọng yếu để thúc đẩy nền sản xuất trong nước. Trong nỗ lực này, tính đến tháng 01/2020, theo dữ liệu thống kê từ Trung tâm WTO và hội nhập, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 FTA song phương và đa phương, bao gồm 13 FTA đã có hiệu lực, và 3 FTA đang trong vòng đàm phán. Nội dung của những hiệp định này trải rộng từ hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, hay cả những lĩnh vực mới như sở hữu trí tuệ. Một số hiệp định đáng chú ý như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA) hay Hiệp định định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Nhìn vào các thành viên của “bộ tứ kim cương mở rộng”, nếu bỏ Mỹ, Ấn Độ và Hàn Quốc ra thì sẽ có các thành viên của CPTPP; nếu bỏ Mỹ và Ấn Độ chúng ta sẽ có các thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Riêng với Hàn Quốc và Nhật Bản, chúng ta cũng đang có tới 4 hiệp định thương mại tự do (trong đó có 2 FTA song phương và 2 FTA đa phương trong khuôn khổ của ASEAN). Với Úc và New Zealand, Việt Nam đã có một FTA đa phương (Trung tâm WTO và hội nhập, 2020). Hình 3 sẽ minh họa rõ hơn nhận định này. Hiệp định thương mại tự do với các đối tác NGÔ DƯƠNG MINH 23Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Hình 3. Mối quan hệ của các nước trong nhóm Bộ tứ kim cương mở rộng Chú thích: US= Hoa Kỳ; IN= Ấn Độ, JP= Nhật Bản; VN= Việt Nam, KR= Hàn Quốc; AU= Australia; NZ= New Zealand. CPTPP: Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. RCEP: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực. AANZFTA: Hiệp định Thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN- Australia- New Zealand. AJCEP: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN- Nhật Bản. VJEPA: Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam- Nhật Bản. AKFTA: Hiệp định Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN- Hàn Quốc. VKFTA: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc. Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên dữ liệu của Trung tâm WTO và hội nhập (2020) chiến lược như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc tạo ra những cơ hội nhằm thâm nhập sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu, giảm bớt sự phụ thuộc vào sản xuất của Trung Quốc. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư, các tập đoàn sản xuất có kế hoạch cung ứng sản phẩm tới những thị trường thành viên của các FTA kể trên cũng có thể coi Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn, những quy tắc trong các FTA như quy tắc xuất xứ, các hàng rào thương mại giúp họ dễ dàng tiếp cận hơn tới những quốc gia này. 3.2. Khó khăn Thứ nhất, các quốc gia khác đều nhận thấy cơ hội từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng, và đang có những hành động mạnh mẽ nhằm thu hút dòng đầu tư về nước mình. Nghiên cứu của Suborna (2020) đã chỉ ra những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội địa của Ấn Độ và Nhật Bản. Ấn Độ đã có những chính sách hỗ trợ về đất khi dành ra gần 500 nghìn hecta đất để thu hút những doanh nghiệp đang muốn chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Mặt khác, Ấn Độ cũng đã đàm phán với hơn 1.000 công ty đến từ Hoa Kỳ, cung cấp cho họ những ưu đãi để họ cân nhắc việc chuyển địa điểm sản Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của Covid-19- Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam 24 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020 xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Nhật Bản, trong khi đó, dành tới hơn 2 tỷ trong gói hỗ trợ bằng tiền 2,2 tỷ USD cho các công ty nước này đang hoạt động ở Trung Quốc muốn chuyển về nước; và chỉ 0,2 tỷ trong gói này được sử dụng để giúp đỡ các doanh nghiệp muốn dời sản xuất sang nước thứ ba. Trong khu vực ASEAN, Thái Lan đã ban hành một loạt các chính sách mới về ưu đãi thuế để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực y tế và công nghệ cao, chẳng hạn như giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu. Tương tự, Malaysia đã tung ra một gói hỗ trợ đầu tư lên tới 240 triệu USD để hỗ trợ tài chính cho các công ty nước ngoài chọn đầu tư vào nước họ. Indonesia, sau cuộc điện đàm giữa tổng thống hai nước về việc hợp tác sau đại dịch Covid-19, đã nhận được sự đồng ý của tổng thống Donald Trump về việc chuyển dịch 27 nhà máy sản xuất của Mỹ ở Trung Quốc sang nước này (Ivanov, 2020). Những quốc gia kể trên đều là thành viên trong ASEAN, “bộ tứ kim cương mở rộng”, hay những nước Việt Nam có ký kết FTA. Họ vừa là đối tác của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng là những đối thủ cạnh tranh trong việc thu hút các dòng vốn đầu tư lựa chọn điểm đến mới ngoài Trung Quốc. Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phụ thuộc khá nhiều vào thị trường đầu vào nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Thực trạng này diễn ra ở cả ba lĩnh vực là nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ. Theo Tổng cục Hải quan (2020), Trung Quốc vẫn là thị trường cung ứng chủ yếu các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Cụ thể, nước này là đối tác cung ứng lớn nhất về hàng hóa máy móc thiết bị phụ tùng (4,54 tỷ USD), đứng thứ 2 (sau Hàn Quốc) về sản phẩm linh kiện điện tử (3,9 tỷ USD); và là nhà xuất khẩu lớn vào Việt Nam với các mặt hàng như nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (3,11 tỷ USD), hay điện thoại các loại và linh kiện (1,97 tỷ USD). Việc quá phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài sẽ khiến sản xuất nội địa trở nên bị động, trong khi mục đích của việc thu hút các dòng đầu tư và gia nhập vào các chuỗi cung ứng là nhằm cải thiện hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước cũng như giúp các doanh nghiệp này chủ động hơn trong quá trình hội nhập toàn cầu. Đồng thời, một khi chúng ta không thể chủ động nguồn cung, Việt Nam sẽ chỉ có thể nhận những đơn đặt hàng gia công, mà khó có thể vươn tới các mắt xích như cung ứng nguyên phụ liệu, marketing, phân phối Nói cách khác, điều này sẽ cản trở Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào các mắt xích trong chuỗi cung ứng quốc tế. Thứ ba, kinh tế Việt Nam hiện đang quá phụ thuộc vào FDI và các doanh nghiệp nước ngoài. Việt Nam đã bắt đầu thu hút FDI từ năm 1988, và chỉ mất 10 năm để khu vực doanh nghiệp FDI trở thành khu vực dẫn đầu nền kinh tế quốc dân về tỷ trọng công nghiệp và xuất khẩu. Theo báo cáo về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) 2018 của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, khu vực FDI đóng góp tới 80% hoạt động xuất khẩu, trong khi đó, chỉ có 21% doanh nghiệp tư nhân nội địa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bảng 3 sẽ làm rõ hơn đóng góp của khu vực kinh tế trong nước và khu vực FDI trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất nội địa còn như thiếu sự kết nối với các doanh nghiệp FDI. Theo VCCI (2018), 60% doanh nghiệp nước ngoài cho biết họ mua hàng hóa, dịch vụ trực tiếp từ các NGÔ DƯƠNG MINH 25Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng doanh nghiệp tư nhân trong nước, phần lớn các giao dịch này lại chỉ bó hẹp trong phạm vi một số doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao thường có xu hướng nhập khẩu hàng hóa đầu vào từ nước mình, hơn là việc sử dụng hàng hóa từ nhà cung cấp là các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Một khi chưa thể cải thiện được mối quan hệ giữa sản xuất trong nước và khu vực FDI, việc thu hút các dòng đầu tư đổ vào Việt Nam, rất có thể sẽ chỉ làm trầm trọng thêm thực trạng này. Bên cạnh đó, đội ngũ lao động của Việt Nam tuy có lợi thế về chi phí thấp, nhưng lại yếu về kỹ năng. Theo điều tra của VCCI (2018), có hơn 50% doanh nghiệp nội địa đánh giá việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực trong doanh nghiệp là không dễ dàng hay khó thích nghi với công nghệ mới. Ngoài ra, các doanh nghiệp nội địa lại rất ít tìm hiểu về các FTA. Đơn cử như CPTPP, chỉ có 29% doanh nghiệp trong nước và 34% doanh nghiệp FDI có tìm hiểu một số thông tin về hiệp định. Tuy nhiên, chưa đến 2% của cả hai nhóm cho biết đã tìm hiểu kỹ về hiệp định này. Bởi thế, rất có thể sản xuất trong nước sẽ chỉ có thể đón nhận những hoạt động sản xuất gia công, chuyển giao công nghệ lạc hậu gây tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến môi trường. 4. Một số đề xuất Để tận dụng tối đa lợi ích mà xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng mang lại, Việt Nam nên có những cải cách sâu rộng và triệt để hơn trên nhiều khía cạnh nhằm nâng cao vị thế của ngành, cũng như thúc đẩy năng lực và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ nhất, tăng cường tiềm lực quốc gia thông qua các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực. Để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các chuỗi cung ứng trong khi các quốc gia khác cũng đang nỗ lực thu hút dòng vốn FDI và các hoạt động dịch chuyển sản xuất về nước mình, trước hết Chính phủ nên có những điều chỉnh về chính sách nhằm cải thiện và nâng cao nội lực chẳng hạn như tăng cường nguồn lực quốc gia, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng và cải thiện mạng lưới giao thông, sân bay cảng biển Bảng 3. Đóng góp của Khu vực kinh tế trong nước và Khu vực FDI trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2015- 2019 Đơn vị: Tỷ USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Khu vực kinh tế trong nước Khu vực FDI Khu vực kinh tế trong nước Khu vực FDI 2015 47,30 115,10 67,60 98,00 2016 50,00 125,90 71,10 102,20 2017 58,53 155,24 84,70 126,40 2018 69,20 175,52 94,80 142,71 2019 82,10 181,35 108,01 145,50 Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên dữ liệu của Tổng cục Thống kê Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu dưới tác động của Covid-19- Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam 26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020 Bên cạnh đó, một trong những tồn tại của các doanh nghiệp nội là thường sợ tốn kém chi phí cho đào tạo, dẫn tới sự thiếu vắng của đội ngũ lao động có trình độ cao. Để khắc phục điều này, các cơ quan hữu quan nên có những gói hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực đào tạo người lao động, đặc biệt là trong giai đoạn sau dịch, để nhanh chóng tận dụng được thời cơ mà làn sóng chuyển dịch mang lại. Thứ hai, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng bền vững, giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài. Chính phủ cần ban hành các chính sách nhằm thích ứng với xu thế công nghệ 4.0, thúc đẩy kinh tế số và thương mại điện tử thay vì một nền sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động gia công xuất khẩu. Chính phủ điện tử hay dịch vụ công trực tuyến cũng nên được xây dựng và đẩy mạnh trong thời gian này. Chính phủ cần chú trọng phục hồi và phát triển những ngành ứng dụng công nghệ cao hơn, mang lại thu nhập/ giá trị gia tăng nhiều nhất, lao động có kỹ năng nhiều nhất và toàn lực tập trung phát triển nó trong thời gian ngắn nhất. Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất những lĩnh vực trọng yếu và những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu, chúng ta cũng cần tập trung tái cấu trúc các ngành công nghiệp phụ trợ. Điều này sẽ giúp sản xuất nội địa có thể chủ động về nguồn cung trong nước, giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu nước ngoài, đặc biệt là hàng Trung Quốc. Đồng thời, việc phát triển các mắt xích phụ trợ cũng giúp các doanh nghiệp nước ta có thể phát huy hết những cơ hội mà các FTA mang lại, từ đó thâm nhập sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Thứ ba, tập trung thu hút FDI có chất lượng, ngăn chặn đầu tư có ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế. Việt Nam cần chủ động thu hút những dòng vốn đầu tư liên quan tới những lĩnh vực có thể tạo ra sự kết nối cho hoạt động sản xuất trong nước. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam đa số chỉ có thể tham gia vào các hoạt động gia công, là mắt xích nằm giữa chuỗi cung ứng và không tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vậy nên, hoạt động đầu tư nước ngoài vào các mắt xích thượng nguồn và hạ nguồn của chuỗi cung ứng (là các mắt xích tạo ra nhiều lợi nhuận) nên được khuyến khích thu hút, từ đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng sự thâm nhập cả về phía trước và phía sau chuỗi. Cùng với đó, chúng ta cũng cần khuyến khích các dự án đầu tư có sự liên kết với các công ty trong nước qua hình thái liên doanh, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, và ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ lạc hậu, có ảnh hưởng xấu cho môi trường. 5. Kết luận Việt Nam đang đứng trước những thời cơ to lớn để đón đầu làn sóng dịch chuyển và tái cấu trúc các chuỗi cung ứng toàn cầu. Làn sóng này không chỉ tạo cho chúng ta cơ hội thâm nhập sâu hơn vào các mắt xích có giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng, mà còn giúp chúng ta thu hút những dòng vốn FDI công nghệ cao, từ đó giúp cải thiện nền sản xuất trong nước và phát triển kinh tế quốc dân. Việt Nam cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục điểm yếu bằng những biện pháp kiên quyết, mạnh mẽ nhằm tận dụng tối đa những thời cơ này, đưa nước ta tham gia sâu rộng hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như khẳng định một vị thế mới của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới ■ NGÔ DƯƠNG MINH 27Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Tài liệu tham khảo 1. Araz, O. M., Choi, T.-M., Olson, D., và Salman, F. S. (2020), Data analytics for operational risk management. Decision Sci forthcoming. 2. Baldwin, R. E., và Evernett, S. J. (2020), Covid-19 and Trade Policy: Why turning inward won’t work, Center for Economic Policy Research. 3. Baldwin, R. E., và Mauro, B. W. (2020), Economics in the time of Covid-19, Center for Economic Policy Research. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm 2020. 5. Ivanov, D. (2020), Predicting the impacts of epidemic outbreaks on global supply chains: A simulation-based analysis on the coronavirus outbreak (COVID-19/SARS-CoV-2) case, Transportation Research Part E 136. 6. Linton, T., Vakil, B. (2020), Coronavirus is proving we need more resilient supply chains, Harward business review. 7. Maliszewska, M., Mattoo, A., và Mensbrugghe, D. (2020), The Potential Impact of COVID-19 on GDP and Trade, Policy Research Working Paper 9211. 8. Suborna, B. (2020), Covid-19 pandemic and world trade: Some analytical notes, MPRA Paper No. 99761. 9. UNCTAD (2019), Handbook of statistics: Trade structure by partner. 10. UNCTAD (2020), Impact of the Coronavirus outbreak on global FDI. 11. VCCI (2018), Bác cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam. 12. WHO (2020), Coronavirus disease (COVID-2019) situation reports - 123 13. WTO (2019), Global Value Chain Development Report 2019: Technological Innovation, Supply Chain Trade and Workers in a Globalized World. 14. WTO (2020), Trade set to plunge as Covid-19 pandemic upends global economy, press 855. 15. Website: https://trungtamwto.vn/ (Trung tâm WTO và hội nhập) https://www.mpi.gov.vn/ (Cục Đầu tư nước ngoài) https://www.customs.gov.vn/ (Tổng cục Hải quan) https://gso.gov.vn (Tổng cục Thống kê) https://www.trademap.org/ https://www.imf.org/external/datamapper/NGDP_RPCH@WEO/OEMDC/ADVEC/WEOWORLD https://www.bloomberg. com/news/articles/2017-09-11/chengdu-reclaims-top-spot-as-china-s-best-performing-major-city development policy, Policy research working paper no.WPS 6853, World Bank Group, Washington, DC, viewed 16 April 2015, 4. Department for Education and Employment’s Skills Review Programme (2015), Report summary: Trading Skills for Sales Assistants, truy cập ngày 07/08/2020, https://www.employment-studies.co.uk/report-summaries/report- summary-trading-skills-sales-assistants, 5. Fraser, D, Junor, A & Hampson, I 2011, Segmented skilling: static and dynamic ‘new economy’ skills, UNSW Australian School of Business research paper no. 2011-IRRC-07, viewed 18 6. Đặng Tùng Hoa (2012), Kĩ năng nghề nghiệp của giảng viên trường Đại học Thuỷ lợi trong thời kì thực hiện chiến lược phát triển thị trường, Tạp chí Khoa học Kĩ thuật Thuỷ lợi và Môi trường, số 37 (tháng 6/2012) 7. Đặng Thành Hưng, (2016), “Vai trò của kỹ năng trong sự phát triển con người”, Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 31, tháng 4/2016 8. Lowry, D, Molloy, S & McGlennon, S (2008), Future skill needs: projections and employers views, NCVER, Adelaide. 9. Mohd Sah Basir, Syed Zamberi Ahmad, Philip J. Kitchen (2010), The Relationship between Sales Skills and Salesperson Performance: An Empirical Study in the Malaysia Telecommunications Company, International Journal of Management and Marketing Research, Vol. 3, No. 1, pp. 51-73, 23 Pages. Posted: 9 Sep 2010 10. Hoàng Thị Kim Oanh (2017), Nhận thức về kĩ năng nghề nghiệp của sinh viên ngành QTKD - Trường Đại học Lâm nghiệp, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 1/2017 11. Stella Cottrell (2010), Skills for Success, The Personal Development Planning Handbook - Palgrave Study Guides, 2nd Edition. 12. Dương Thị Thoan (2012), Kĩ năng giảng dạy theo tín chỉ của giáo sinh thực tập sư phạm. Luận án TS Tâm lí học, Học viện Khoa học Xã hội 13. Tạ Quang Thảo (2015), Phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng khu vực Trung du, miền núi phía Bắc theo tiếp cận chuẩn đầu ra, Luận án tiến sĩ, Đại học Thái Nguyên. 14. Nguyễn Đức Trí (1996), Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề ,Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ B93-38-24, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội. 15. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2015), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, ĐH Kinh tế TP, HCM, NXB Hồng Đức. 16. Dương Thị Hoàng Yến (2013), Phát triển kỹ năng quản lý con người cho nhà quản lý giáo dục, Tạp chí KHGD, số 92/2013 tiếp theo trang 37

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_chuyen_dich_chuoi_cung_ung_toan_cau_duoi_tac_dong_cua_cov.pdf
Tài liệu liên quan