Tuy số lượng tồn trữ của chúng ta hiện nay
chưa đủ nhiều để có thể truy tìm dễ dàng đơn vị
phù hợp cho một bệnh nhân bất kỳ , nhưng đó
cũng là môt bước khởi đầu đáng khích lệ. Chúng
ta cần tiếp tục thu thập và lưu trữ thêm nhiều
mẫu hơn nữa để có đủ số lượng truy tìm phù
hợp nhóm HLA cho bệnh nhân . Tuy nhiên công
việc này rất tốn kém, không những trong khâu
xử lý, kiểm tra chất lượng và tồn trữ đúng qui
chuẩn quốc tế, mà còn phải phân loại chính xác
cho mỗi mẫu về nhóm tế bào HLA, với kỹ thuật
có độ phân giải cao. Theo kinh nghiệm quốc tế,
tần xuất sử dụng MCR phù hợp HLA toàn phần
hay một phần (Ghép máu cuống rốn cho phép
ghép phù hợp từ 3/6 đến 6/6) của các ngân hàng
rất thấp: (0,04- 0,0005%) cho các ngân hàng dịch
vụ(13), cao hơn cho các ngân hàng cộng đồng 3-
4% theo hiệp hội cho tủy thế giới (World
marrow donor Association), 3% theo chương
trình cho tủy quốc gia Hoa kỳ (2010), 2,9% ở
Nhật Bản (2012), và 1,3% ở Hàn Quốc (2012)(13).
Vì vậy, thực hiện một ngân hàng kết hợp cộng
đồng và dịch vụ (như đã làm tại TP Hồ Chí
Minh) là một việc làm cần thiết để cân bằng
ngân sách và đỡ gánh nặng cho nhà nước.
Ghép MCR đang được phát triển mạnh mẻ
trên thế giới, nhứt là ở các nước phát triển. Để
theo kịp đà tiến triển chung của y học, tại Việt
Nam, các bác sĩ lâm sàng và chuyên trách ngân
hàng, lưu trữ và điều chế, sau những bước đi
ban đầu có nhiều khó khăn, nhưng với kết quả
đáng khích lệ, cần tham khảo, học tập thêm kinh
nghiệm của những tác giả đi trước, nghiên cứu
cho ra nhiều sản phẩm tế bào gốc, mở rộng chỉ
định ghép MCR , và tế bào trị liệu cho nhiều loại
bệnh hơn nữa, với việc sử dụng 02 đơn vị để có
đủ lượng tế bào ghép cho người lớn, và có thể
bước đầu nghiên cứu việc sử dụng MSC, dưới
hình thức MNC trích ly tứ tế bào máu cuống rốn
kể cả trong tự ghép và dị ghép, tiến tới trích ly và
sử dụng lâm sàng MSC, iPS, và tế bào Muse.
Nên cần có một chiến lược quốc gia về các
ngân hàng MCR và MSC cộng đồng và dịch vụ
tư nhân.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng lâm sàng máu cuống rốn ghép tế bào gốc, và hơn thế nữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 8
SỬ DỤNG LÂM SÀNG MÁU CUỐNG RỐN GHÉP TẾ BÀO GỐC,
VÀ HƠN THẾ NỮA
Trần Văn Bình *
NHẬP ĐỀ
Máu cuống rốn (MCR) được sử dụng rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực lâm sàng, trong đó có
ghép tế bào gốc để điều trị những bệnh huyết
học không ác tính, ác tính và di truyền. Ngoài
việc đó là một nguồn tế bào gốc quan trọng có
thể thay thế tủy xương và tế bào gốc ngoại vi,
MCR được cả thực nghiệm và lâm sàng chứng
minh có khả năng phục hồi các mô bị tổn thương
và là một nguồn dồi dào cho kỹ thuật Tế bào trị
liệu, như tế bào gốc trung mô (Mesenchymal
Stem cell: MSC) hay các tế bào gốc đa năng cảm
ứng (induced pluripotential stem cell: iPS) và tế
bào Muse (Multilineage differentiating stress
enduring) có thể trích ly từ MCR(11,16,19). Người ta
đã khảo sát nhiều về cơ chế tạo máu trong ghép
tế bào gốc, và cho thấy MCR tiêm qua đường
tĩnh mạch, di chuyển đến vi môi trường tủy
xương bị hư hại do hóa hoặc xạ trị liều cao tạo ra
hiện tượng mọc tủy và phục hồi máu. Trong lĩnh
vực trị liệu tế bào các MSC, iPS, và nhất là tế bào
Muse không có khả năng gây u quái (teratoma),
tiêm vào sẽ có khả năng biệt hóa thành nhiều
loại mô và tạo được cải thiện lâm sàng trên
nhiều bệnh mà ngày nay y học chưa có phương
pháp điều trị. Ngoài ra các MSC, ngoài khả năng
thay thế, còn có chức năng điều hòa miển dịch
cho phép tái tạo mô bị hư hại, nhưng cơ chế của
các hiện tượng này hiện nay chưa được biết rõ
hết và cần được nghiên cứu thêm. Ngoài ra MCR
và những tế bào gốc tạo máu trung mô được lấy
từ nhau thai, là một loại rác y tế lúc trước được
bỏ đi, không vi phạm y đức, và nhiều nước trong
đó có Việt Nam đã thiết lập các ngân hàng MCR
để sử dụng và nghiên cứu.
GHÉP TẾ BÀO GỐC SỬ DỤNG MCR
Kể từ khi Broxmeyer(3) gợi ý là MCR là một
nguồn tế bào gốc có thể ghép để tái tạo cơ quan
tạo máu, nhiều công trình thực nghiệm đã được
thực hiện để áp dụng lâm sàng. Các khảo sát
chứng tỏ tế bào gốc trong MCR có khả năng sinh
trưởng cao, số lượng tế bào gốc chứa trong một
đơn vị MCR có thể so sánh và thậm chí còn cao
hơn cả số lượng chứa trong một đơn vị ghép lấy
từ tủy xương. Các nghiên cứu này làm tiền đề
cho cuộc ghép MCR đầu tiên của Gluckman cho
một trẻ em bị thiếu máu Fanconi di truyền năm
1989(7), và từ đó cho đến nay đã có trên 30000
cuộc ghép thành công trên thế giới.
25 năm gần đây, kể từ ca ghép lịch sử đầu
tiên, nhiều tiến bộ đã khắc phục được yếu
điểm của ghép MCR. Các nghiên cứu về ghép
tủy trước đó cho thấy vai trò quan trọng của
số lượng Tế bào gốc ghép vào. Cho nên liều
lượng được tính theo thể trọng của người
nhận. Nhưng MCR, với khối lượng thu thập
nhỏ, không thích hợp cho các người nhận
nặng cân như người lớn. Biện pháp là tăng số
lượng tế bào ghép bằng cách sử dụng 2 đơn
vị(2) hay nuôi cấy nhân lên ngoài cơ thể(20), tiêm
thẳng mẫu ghép vào tủy xương, hay ghép
thêm MSC từ một nguồn thứ ba(8).
Hiện nay, phương pháp ưa chuộng để tăng
số lượng tế bào ghép là sử dụng 2 đơn vị để
ghép cùng một lúc .Tuy nhiên phương pháp này
cũng có ưu điểm và nhược điểm. Sử dụng 2 đơn
vị phù hợp không hoàn toàn HLA có bệnh mảnh
ghép chống ký chủ (GVHD) độ II cao hơn,
nhưng tử vong do ghép, hay GVHD mãn thì
không cao hơn và hiệu ứng mảnh ghép chống
leucemi thì trội hơn(5). Ngoài ra khi ghép 2 đơn
vị, ở thời kỳ sớm (N+21) cả 2 mẫu đều mọc và
* Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP HCM
Tác giả liên lạc: PGS. Trần Văn Bình ĐT: 0903 613 724 Email: binhtranmd111@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Tổng Quan
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 9
tạo máu, trên 40-50%, nhưng từ ngày +100 trở đi
có một đơn vị trội phát triển trên đa số bệnh
nhân(8). Vai trò của tế bào tế bào lymphôT trong
việc tạo thể khảm (Chimerism) cũng đã được
chứng minh rộng rãi(10).
Trong ghép MCR, việc chọn lựa đơn vị
người cho quan trọng hơn trong ghép tủy và
tế bào gốc máu ngoại vi, có sự liên hệ giữa
không phù hợp HLA và liều tế bào ; Không
phù hợp càng lớn thì càng cần nhiều tế bào
gốc ghép vào. Thí dụ: không phù hợp 4/6 cần
tổng tế bào nhân (TNC (total nuclear cell))
>5,0 x 107 /kg, còn phù hợp 5/6 chỉ cần TNC >
2,5 x 107/kg(1). Ngoài ra kháng thể chống
HLA của đơn vi cho cũng ảnh hưởng lên dự
hậu cho ghép 1 hay cả 2 đơn vị. Ngoài ra các
nghiên cứu gần đây nói lên vai trò của kháng
nguyên không di truyền của mẹ (Non
inherited maternal antigen: NIMA) cần phải
phù hợp(18,22).
GHÉP MCR TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Tại TP Hồ Chí Minh, trong lĩnh vực ghép
máu cuống rốn, có những việc mà chúng ta đã
bước đầu đã làm được và có những việc mà
chúng ta chưa làm được. Chúng tôi xin nêu ra
đây để chúng ta thấy được con đường dài còn
phải trải qua cũng như những tiềm năng mà
chúng ta phải phấn đấu để cố gắng đạt được
trình độ các nước trong khu vực . Kể từ ca ghép
MCR đầu tiên năm 2001, chúng tôi đã thực hiện
được 10 ca ghép chủ yếu trên trẻ em sử dụng 1
đơn vị. Đây chỉ là bước đầu trong việc làm quen
với kỹ thuật ghép khá phức tạp này.
Sau đây là sơ lược các kết quả:
Đặc điểm các bệnh nhân
Bệnh No Tuổi/giới Định bệnh MCR MNC
10
7
/kg
CD34
10
5
/kg
CFU
10
4
/kg
HLA
1-N.T.K.N 5/nữ ALL HCMCBB 2,8 1,75 ND PHHT (anh-em)
2-V.H.M 13/nữ CML TokyoCBB
network
4,82 ND 11,25 2Ag KPH
3-N.X.D 12/nam AML TokyoCBB 2,0 0,35 2,02 3Ag KPH
4-N.H.P.T 10/nữ Thal. TokyoCBB 2,34 0,34 0,28 2Ag KPH
5-P.D.T 15/nam Thal. TokyoCBB 4,9 1,65 5,85 2AgKPH
6-L.V.B.D 6/nữ Thal. HCMCBB 1,83 ND ND PHHT
7-N.N.H 16/nữ AML HCMCBB 1,03 0,36 ND PHHT
8-H.M.T 13/nam AML HCMCBB 1,85 0,8 2,7 PHHT
9-Ng.N.H 16/nữ AML HCMCBB 2,5 0,5 1,9 PHHT
10-H.T.K 7/nam Thal. Mekostem 4,56 2,62 3,2 PHHT
TRUNG BÌNH 11.3(5-16) 2,813 1,045 3,88
GHI CHÚ: MCR:máu cuống rốn ; MNC: tế bào đơn nhân ; CD34: tế bào CD34 ; CFU: colony forming unit ; HLA: phù hợp
HLA ; ALL: leucemi cấp dòng lymphô; CML: leucemi mãn dòng hạt ; AML: leucemi cấp dòng hạt ; Thal: Thalassemi ; CBB:
ngân hàng MCR ; HCM: HoChiMinh ; ND: không thực hiện ; PHHT: phù hợp hoàn toàn ; Ag: kháng nguyên ; KPH: không
phù hợp.
Phương pháp
Điều kiện hóa: Busulfan: 16mg/kg;
Cyclophosphamide: 120mg/kg .
Mẫu MCR: truyền Tĩnh mạch sau khi giải
đông nhanh ở 370C.
Chăm sóc vô trùng ở phòng cách ly.
Yếu tố tăng trưởng sử dụng: G-CSF
10mcg/kg kể từ khi tế bào bạch cầu xuống
thấp nhất.
Phòng ngừa GVHD: Cyclosporin (người
cho liên hệ huyết thống); Cyclopsporin + đợt
ngắn Methotrexate (người cho không liên hệ
huyết thống).
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 10
Diễn biến lâm sàng
Bệnh No PN>500(ngày) PN>1000(ngày) Plq>20000 (ngày) GVHD độ Sốt (ngày) Theo dõi (tháng)
1-N.T.K.N 21 22 29 Không 7 13
2-V.H.M 26 29 42 Không 4 12
3-N.X.D 37 42 80 Không 10 13
4-N.H.P.T 21 26 87 Không 9 13
5-P.D.T 26 29 59 Không 7 11
6-LVBD 28 30 60 Không 6 10
7-N.N.H 67 74 89 Không 7 9
8-H.M.T 38 42 59 1 12 23
9-Ng.N.H 41 52 62 2 18 19
10-H.T.K 60 70 105 Không 34 >24
Ghi chú: PN: Bạch cầu Đa nhân trung tính ; Plq: tiểu cầu ; GVHD: bệnh mảnh ghép chống ký chủ
Độc tính và biến chứng
Trên 10 trường hợp, chúng tôi nhận thấy:
- GVHD cấp: 2 trường hợp
- GVHD mãn: không
- Viêm niêm mạc: 7
- Sốt: 10
- Nhiểm trùng huyết: 3
- Nhiểm nấm huyết: 1
- VOD: 1
- Tử vong: 1
- Táp phát: 7
Chúng tôi sơ bộ có những nhận xét sau đây:
- Ghép MCR có thể thực hiện trên trẻ em và
là một nguồn tế bào gốc để tìm khi
không có người cho phù hợp.
- Có thể ghép bất phù hợp đến 2-3 kháng
nguyên, và GVHD tương đối nhẹ và độ
bất phù hợp ít ảnh hưởng lên hiện tượng
mọc tủy.
- Mọc bạch cầu, tiểu cầu nhất là trong
trường hợp bệnh Thalassemi chậm hơn
tế bào gốc tủy xương và máu ngoại vi.
- Số ngày sốt đa số không cao lắm.
Tuy nhiên với 10 trường hợp, quả là rất ít ỏi
và kinh nghiệm thật khiêm tốn và chưa có thể so
sánh được với các nước trong khu vực. Thí dụ
như ở Hàn Quốc Young-Ho Lee năm 2014(23) ,
cho biết đã có 500 trường hợp ghép MCR ghép
MCR kể cả sử dụng 1 đơn vị và 2 đơn vị. Chúng
ta chỉ có thể nói là ghép MCR là một đường
hướng trị liệu mới, có thể thực hiện được tại
nước ta, và các mẫu máu tồn trữ tại nghân hàng
MCR thành phố Ho Chi Minh có thể sử dụng
được cho truy tìm và đạt tiêu chuẩn ghép.
Trong tương lai, chúng ta cần kiện toàn chất
lượng các mẫu máu hiện có tồn trữ trong ngân
hàng, chứa nhiều tế bào gốc CD34+ hơn, định
nhóm HLA chính xác hơn, sử dụng các kỹ thuật
phân loại có độ phân giải cao, và trên lâm sàng,
mở rộng chỉ định ghép MCR, sử dụng 1 và 2 đơn
vị để có thể ghép cho trẻ em và cả người lớn.
TẾ BÀO TRỊ LIỆU SỬ DỤNG MÁU CUỐNG
RỐN
MCR đã được chứng minh là một hỗn hợp
chứa nhiều tế bào gốc đa năng có khả năng tạo
máu, và biệt hóa thành nhiều loại tế bào như tế
bào biểu mô, nội mô và trung mô.
Ngày nay, các áp dụng tế bào trong trị liệu từ
máu cuống rốn đã được thực hiện trên lâm sàng
tại nhiều nước với kết quả khả quan, người ta
điều chế các MSC, iPS sử dụng như là một dược
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Tổng Quan
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 11
phẩm, và gần đây tế bào Muse do hoạt tính
telomerase thấp đã dược chứng minh là không
tạo u quái(11,16,19). Tuy nhiên, nếu không đủ
phương tiện, chúng ta cũng có thể sử dụng
thẳng các tế bào đơn nhân (MNC: mononuclear
cell) từ máu cuống rốn và không cần thao tác gì
đặc biệt vì các MNC có chứa các lymphocyt điều
hòa miển dịch tiết ra các loại cytokin cũng như
có chứa MSC(21). Nhiều công trình cho thấy tiêm
thẳng vào nơi tổn thương, hoặc tiêm tĩnh mạch,
MNC mà không cần thao tác ngoài cơ thể gì đặc
biệt cũng có khả năng phục hồi mô bệnh(17). Các
thử nghiệm lâm sàng cho thấy MCR MNC là
một nguồn dồi dào, phương tiện trị liệu cho một
số lớn các bệnh ác tính và huyết học, bệnh tự
miển, đái tháo đường và bệnh thần kinh(9,12,14,15).
Không giống như ghép tế bào gốc bằng MCR, tế
bào trị liệu không cần tế bào ghép vào phải mọc
và phát triển trong cơ thể, mà hiệu quả có thể là
do hiệu ứng điều hòa miển dịch, như tiết ra các
cytokin bảo vệ thần kinh, phát triển mạch máu,
và chống viêm của các tế bào tiêm vào.
Nhiều công trình đã được thử nghiệm với
kết quả khả quan. Tuy nhiên cơ chế của các tác
dụng này chưa được khảo sát hết, cần phải có
nhiều khảo cứu cơ bản thêm.
Tóm lại, tế bào trị liệu sử dụng tế bào đơn
nhân của MCR là một lựa chọn tốt, cho mục đích
phục hồi tế bào vừa an toàn vừa hợp y đức, so
với sử dụng tủy xương và MSC. Đây là môt
đường hướng mà các nhà huyết học của chúng
ta cần học hỏi để phát triển tế bào trị liệu trong
tương lai.
THU THẬP VÀ TỒN TRỬ MÁU CUỐNG RỐN
Máu cuống rốn được hiến tặng từ những bà
mẹ mang thai có thai kỳ bình thường, sau khi đã
ký giấy đã được giải thích và bằng lòng. Người
Mẹ được kiểm tra giống như kiểm tra người hiến
máu. Để không can thiệp vào quá trình sanh nở
của sản phụ, mẫu MCR được thu thập từ nhau
thai, sau khi xổ nhau, tại một phòng cạnh phòng
sanh của Bệnh viện phụ sản bởi một kỹ thuật
viên của Ngân hàng MCR, bằng kim tiêm đâm
vào tĩnh mạch cuống rốn và lấy vào một túi
nhựa có chứa CPDA. Mẫu máu (> 60ml) được
đưa về phòng xét nghiệm để xử lý bằng dụng cụ
chuyên dùng tự động hoặc bán tự động với kỹ
thuật ly tâm. Hồng cầu và huyết tương được loại
bỏ vào môt túi phụ, còn lại một thể tích khoảng
20-25ml chứa đựng tế bào đơn nhân và huyết
tương. Tất cả thao tác đều trong điều kiện vô
trùng tuyết đối với hệ thống kín và các ống nối
vô trùng,. Sau đó chất bảo vệ đông lạnh
dimethyl sulfoxide trong dung dịch dextran
(DMSO 10% trong 5% dextran) được cho vào
toàn bộ khoảng 25ml trong túi đông lạnh đặc
biệt được đưa và hệ thống đông lạnh chuyên
dùng tự động hoặc bán tự động ở nhiệt độ nitơ
lỏng (-1960C). Broxmeyer(4) đã chứng minh,
trong điều kiện lưu trữ này MNC có thể được
thu hồi gần như hoàn toàn sau 23,5 năm.
NGÂN HÀNG MÁU CUỐNG RỐN TẠI
TP HỒ CHÍ MINH
Hiện nay trên thế giới có 3 loại ngân hàng
MCR: Ngân hàng cộng đồng và dịch vụ và Ngân
hàng kết hợp dịch vụ và cộng đồng. Ngân hàng
cộng đồng tồn trữ những mẫu cho tình nguyện
để sử dụng trong điều trị bệnh cho cộng đồng
dân chúng. Ngân hàng dịch vụ có thể do tư nhân
hoặc nhà nước quản lý chỉ tồn trữ có thu phí,
những mẫu của trẻ em xác định theo yêu cầu để
sử dụng riêng sau này cho chính trẻ hay cho các
thành viên khác trong gia đình, qua một hợp
đồng giữa ngân hàng và người gởi. Hệ thống
ngân hàng toàn cầu, còn gọi là Netcord, là
những ngân hàng cộng đồng nhiều nước hiện
nay tồn tử hơn 300000 đơn vị. Hiện nay, trên thế
giới, khuynh hướng là thiết lập các ngân hàng
kết hợp (hybrid bank) tồn trữ cả các mẫu mô của
nhau thai để sử dụng làm nguồn trích ly các tế
bào gốc đa năng.
Tại Việt Nam hiện nay, có 4 nơi thực hiện
việc lưu trữ Tế bào gốc MCR, trong đó Bệnh viện
Truyền máu và Huyết học là nơi thực hiện đầu
tiên việc lưu trữ MCR, với ngân hàng MCR
thành lập năm 1999, và cũng là nơi duy nhất kết
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 12
hợp 02 nguồn cộng đồng, và dịch vụ theo yêu
cầu của sản phụ. Tháng 3/2004 Ngân hàng TP
Hồ Chí Minh đã được Asiacord kiểm tra và công
nhận chánh thức là thành viên của Asia cord.
Đầu năm 2004, Euro cord đã chấp nhận là thành
viên. Ngân hàng MCR TP Ho Chi Minh sẽ được
Netcord thẩm định để trở thành thành viên của
Netcord. Điều này nói lên chất lượng của Ngân
hàng, khả năng cung ứng và trao đổi trong và
ngoài nước. Ngân hàng TP Hồ Chí Minh với
trang thiết bị hiện đại, hiện đang lưu trữ 3300
đơn vị trong đó có 1800 mẫu cộng đồng và 1500
mẫu dịch vụ.
Chỉ định sử dụng MCR trong lâm sàng hiện
nay đang mở rộng trên thế giới, cho ghép tế bào
gốc trong các bệnh huyết học, ung thư và di
truyền, và là nguồn cho tế bào trị liệu đang được
các nước nghiên cứu và phát triển.
Tuy số lượng tồn trữ của chúng ta hiện nay
chưa đủ nhiều để có thể truy tìm dễ dàng đơn vị
phù hợp cho một bệnh nhân bất kỳ , nhưng đó
cũng là môt bước khởi đầu đáng khích lệ. Chúng
ta cần tiếp tục thu thập và lưu trữ thêm nhiều
mẫu hơn nữa để có đủ số lượng truy tìm phù
hợp nhóm HLA cho bệnh nhân . Tuy nhiên công
việc này rất tốn kém, không những trong khâu
xử lý, kiểm tra chất lượng và tồn trữ đúng qui
chuẩn quốc tế, mà còn phải phân loại chính xác
cho mỗi mẫu về nhóm tế bào HLA, với kỹ thuật
có độ phân giải cao. Theo kinh nghiệm quốc tế,
tần xuất sử dụng MCR phù hợp HLA toàn phần
hay một phần (Ghép máu cuống rốn cho phép
ghép phù hợp từ 3/6 đến 6/6) của các ngân hàng
rất thấp: (0,04- 0,0005%) cho các ngân hàng dịch
vụ(13), cao hơn cho các ngân hàng cộng đồng 3-
4% theo hiệp hội cho tủy thế giới (World
marrow donor Association), 3% theo chương
trình cho tủy quốc gia Hoa kỳ (2010), 2,9% ở
Nhật Bản (2012), và 1,3% ở Hàn Quốc (2012)(13).
Vì vậy, thực hiện một ngân hàng kết hợp cộng
đồng và dịch vụ (như đã làm tại TP Hồ Chí
Minh) là một việc làm cần thiết để cân bằng
ngân sách và đỡ gánh nặng cho nhà nước.
Ghép MCR đang được phát triển mạnh mẻ
trên thế giới, nhứt là ở các nước phát triển. Để
theo kịp đà tiến triển chung của y học, tại Việt
Nam, các bác sĩ lâm sàng và chuyên trách ngân
hàng, lưu trữ và điều chế, sau những bước đi
ban đầu có nhiều khó khăn, nhưng với kết quả
đáng khích lệ, cần tham khảo, học tập thêm kinh
nghiệm của những tác giả đi trước, nghiên cứu
cho ra nhiều sản phẩm tế bào gốc, mở rộng chỉ
định ghép MCR , và tế bào trị liệu cho nhiều loại
bệnh hơn nữa, với việc sử dụng 02 đơn vị để có
đủ lượng tế bào ghép cho người lớn, và có thể
bước đầu nghiên cứu việc sử dụng MSC, dưới
hình thức MNC trích ly tứ tế bào máu cuống rốn
kể cả trong tự ghép và dị ghép, tiến tới trích ly và
sử dụng lâm sàng MSC, iPS, và tế bào Muse..
Nên cần có một chiến lược quốc gia về các
ngân hàng MCR và MSC cộng đồng và dịch vụ
tư nhân.
KẾT LUẬN
Tế bào gốc MCR, tế bào gốc trung mô MSC,
tế bào gốc đa năng cảm ứng iPS và tế bào Muse
có thể trich ly từ nhau thai, là một nguốn dược
liệu quí giá, đầy hứa hẹn, mà lúc trước chỉ được
coi là rác y tế bỏ đi, có khả năng cứu mạng phù
hợp với y đức khi nghiên cứu và sử dụng tế bào
gốc. Chúng ta nên trân trọng và không nên để
phí phạm nguồn dược liệu do thiên nhiên ban
tặng này. Các nghiên cứu cơ bản và lâm sàng
không ngừng chứng minh kết quả ngoạn mục và
an toàn khi sử dụng trên người bệnh.
Y giới chúng ta tại Việt Nam, nhất là ngành
huyết học Truyền máu, nên sớm làm chủ lĩnh
vực này, có những biện pháp thích hợp để hội
nhập với y giới quốc tế, để xây dựng một nền y
học trị liệu tế bào và phục hồi tại nước ta..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barker JN, Scaradavou A, Stevens CE (2010) “Combined effect
of total nucleated cell dose and HLA match on transplantation
outcome in 1061 cord blood recipients with hematologic
malignancie”, Blood 115: 1843-9.
2. Barker JN, Weisdorf DJ, Wagner JE (2001) “Creation of double
chimera after transplantation of umblical cord blood from two
partially matched unrelated donors”, N. Engl. J. Med, 344:
1870-1.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015 Tổng Quan
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 13
3. Broxmeyer HE, Douglas GW, Hangoc G, Cooper S, Bard J,
English D, et al (1989) “Human umbilical cord blood as
potential source of transplantable hematopoietic
stem/progenitor cells”, Proc Natl Acad Sci USA, 86: 3828 – 32.
4. Broxmeyer HE, Lee Mr, Hangoc G, Cooper S, Prasain N Kim
YJ et al (2011) “Hematpoietic stem/progenitor cells, generation
of induced pluripotent stem cells , and isolation of endothelial
progenitor from 21-to 23.5 year cryopreserved cord blood”,
Blood, 117: 4773-7.
5. Brustein CG, Barker JN, Weisdorf DJ, Defor TE, Miller JS,
Blazar BR et al (2007) “Umbilical cord blood transplantation
after non myeloablative conditioning: impact on
transplantation outcome in 110 adults with hematologic
disease”, Blood 110, 3064-70.
6. Chen J, Sanberg PR, Li Y, Wang L, Lu M, Willing AE, et al
(2001) “Intraveinous administration of human umbilical cord
blood reduced behavial deficits after stroke in rats”, Stroke,
32, 2682-8.
7. Gluckman E, Broxmeyer HA, Auerbach AD Friedman HS,
Duoglas GW, Devergie A, et al (1989) “Hematopoietic
reconstruction in patient with Fanconi anemia by mean of
umbilical cord blood from an HLA identical sibling”, N. Engl.
J Med, 321, 1174-8.
8. Gonzalo- Daganzio R, Regidor C, Martin – Donaire T, Rico
MA, Bautista G, Krsnik I , et al (2009) “Result of pilot study on
the use of third-party donor mesenchymal stem cells in cord
blood transplantation in adults”, Cytotheray, 11, 278-88.
9. Haller MJ, Wasserfall CH, McGrail KM, Cintron M, Brusko
TM, Wingard JR et al (2009), “Autologous umbilical cord
blood transfusion in very young children with type 1
diabetes”, Diabetes care, 32, 2041-6.
10. Ho VT, Soiffer RJ (2001), “The history and future of T-cell
depletion as graft versus host disease prophylaxis for
allogeneic hematopoietic stem cell transplantation”, Blood 98,
3192-204.
11. Laura de Girolamo et Al (2013), “ Mesenchymal stem/stromal
cells : A new “cells as drug “ paradigm. Efficacity and critical
aspects in cell therapy”, Current pharmaceutical design, 19,
2459-73.
12. Lee YH, Choi KV, Moon JH, Kiang HR, Oh SI et al (2012),
“Safety and feasibility of countering neurological impairment
by intraveinous administration of autologous cord blood in
cerebral pals”, J Transl Med, 10:58.
13. Lee YH, Kim JY, Mun YC, Koo HH (2013), “A proposal for
improvement in the utilisation rate of banked cord blood”,
Blood Res, 48: 5-7.
14. Liao Y, Cotten M, Tan S, Kurtzberg J, Cairo MS (2013),
“Rescuing the neonatal brain from hypoxic injury with
autologous cord blood”, Bone Marrow Transplant, 48, 890-
900.
15. Lv YT, Zhang Y, Liu M, Qiuwaxi JN, Ashwood P, Cho SC et
al (2013), “Transplantation of human cord blood mononuclear
cells and umbilical cord blood derived mesenchymal stem cell
in autism”, J transl Med, 11 : 196.
16. Masaaki kitada, Shohei Wakao, Mari Dezawa (2012), “Muse
cell and induced pluripotent stem cell : implication of the elite
model”, Cell. Mol. Life Sci, 69 : 3739-50.
17. Mathieu M, Bartunek J, El Oumeiri B, Touihri K, Hadad I,
Thoma P et al (2009), “Cell therapy with autologous bone
marrow mononuclear stem cells is assiociated with superior
cardiac recovery compared with use of non moddified
mesenchymal stem cell in a canine model of chronic
myocardial infarction”, J thrac Cardiovasc surg, 138 : 646-53.
18. Rocha V, Spellman S Zhang MJ, Ruggeri A, Purtill D, Brady C
et al (2012), “Effect of HLA matching recipients to donor non
inherited maternal antigens on outcome afer mismatched
umbilical cord blood transplantation for hematologic
malignancy”, Biol Blood Marrow Transplant, 18:1590-6.
19. Shohei Wakao et al (2014), “Multilineage differentiating stress
enduring ( Muse ) cells are the primary source of induced
pluripotent stem cell in human fibroblasts”, PNAS, 108: 9875-
80.
20. Shpall EJ, Quinones R Giller R zeng C, Baron AE, Jones RB et
al (2002), “Transplantation of ex vivo expanded cord blood”,
Biol. Blood Marrow Transplant, 8: 368-76.
21. Takahashi N, Uehara R, Kobayashi M, Yada Y, Koike Y,
Kawamata R et al (2010), “Cytokine profiles of seventeen
cytokines , growth factor and chemokines in cord blood and
its relations to perinatal clinical finding”, Cytokine, 49: 331-7.
22. Van rod JJ, Stevens CE, Smits J, Carrier C, Carpenter C,
Scaradavou A (2009), “Reexposure of cord blood to non
inherited maternal HLA antigens improve transplants
outcome in hematological malignancies”, Proc Natl Acad Sci
USA, 106 : 19952-7.
23. Young-Ho Lee (2014), “Clinical utilisation of cord blood over
human health : experience of stem cell transplantation and cell
therapy using cord blood in Korea”, Krean J Pediatr, 57(3):
110-116.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_lam_sang_mau_cuong_ron_ghep_te_bao_goc_va_hon_the_nu.pdf