Gây mê toàn thân trong nhi khoa với thông
khí bằng mặt nạ thanh quản đã đem lại sự an
toàn, dễ sử dụng trong thực hành lâm sàng, đây
là một dụng cụ thông khí hiệu quả, ít xâm lấn.
Sử dụng mặt nạ thanh quản đã hạn chế nhiều tai
biến, biến chứng, không có tai biến nguy hiểm.
Để chất lượng gây mê phẫu thuật tốt hơn cần
kết hợp thông khí qua mặt nạ thanh quản với
gây tê vùng thích hợp
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng mặt nạ thanh quản trong gây mê phẫu thuật ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 404
SỬ DỤNG MẶT NẠ THANH QUẢN
TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT Ở TRẺ EM
Nguyễn Minh Đăng*, Phan Thị Minh Tâm**, Nguyễn Văn Chừng***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá an toàn và hiệu quả của sử dụng mặt nạ thanh quản trong gây mê phẫu thuật ở trẻ
em
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phương pháp tiền cứu mô tả cắt ngang, 84 bệnh nhi ASA I-
II, phẫu thuật chương trình, được gây mê toàn diện, sử dụng Propofol hoặc Sevoflurane kết hợp Propofol để
khởi mê, mặt nạ thanh quản classic được sử dụng để thông khí, thuốc dãn cơ được sử dụng trong duy trì mê
cho những phẫu thuật cần thiết.
Kết quả: từ tháng 6/2009 đến tháng 4/2010 chúng tôi tiến hành nghiên cứu 84 trẻ em tuổi từ 1,5 tháng
đến 15 tuổi, được gây mê PT chương trình; trong đó 79% là trẻ trai, tuổi trung bình là 4,8 + 3,4 tuổi, trọng
lượng trung bình là 17,8 + 9 kg, hầu hết các phẫu thuật là bẹn-sinh dục ở nam, chỉnh hình mắt. Tỷ lệ thành
công khi đặt là 98,8%, thời gian đặt MNTQ trung bình là 47 + 25 giây, thời gian phẫu thuật trung bình là
36 + 20 phút, thời gian hồi tỉnh là 19,7 + 9,7 phút. Áp lực kín trung bình là 22,7 cmH2O, trẻ có cân nặng từ
4,8 đến 63 kg nên MNTQ được sử dụng các cỡ số 1.0 đến 3.0.Thay đổi huyết động tại các thời điểm lúc đặt
và rút không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05) Trong lúc đặt và rút trẻ có vài biến chứng nhẹ được xử trí tốt,
khi rút có 2 trường hợp co thắt thanh quản, sau khi xử trí trẻ ổn. Không có trường hợp nào trào ngược và
hít sặc.
Kết luận: Sử dụng mặt nạ thanh quản trong gây mê phẫu thuật ở trẻ em là an toàn và thích hợp trong
các phẫu thuật ngắn. Tỷ lệ thành công khi đặt cao, kiểm soát đường thở hiệu quả, các biến chứng ở mức độ
nhẹ có thể xử trí dễ dàng.
Từ khóa: Mặt nạ thanh quản, gây mê phẫu thuật trẻ em.
ABSTRACT
USING LARYNGEAL MASK AIRWAY IN CHILDREN ANESTHESIA FOR SURGERY
Nguyen Minh Dang, Phan Thi Minh Tam, Nguyen Van Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 404 - 410
Background: The laryngeal mask airway has become increasingly popular as an alternative device for
airway management in children.
Objectives: the purpose of our study was to evaluate the efficacy and safety of laryngeal mask airway in
anesthetizing children for surgery.
Subjects and methods: prospective and cross-sectional method. 84children patients, ASA 1 or 2, at
the age from 1.5 months to 15 years, elective surgeries were general anesthetized by using propofol or
Sevoflurane + Propofol for induction and classic- Laryngeal Mask Airway for airway management; using
muscular relaxants depends on the surgical requirements.
Results: From 06/2009 to 04/ 2010, we studied 84 children patients, ASA 1 or 2, weight from 4.8 to 63
kgs (average weight 17.8 + 9kgs), 79% male and 21% female. Average age is 4.8 + 3.4 years and inguinal,
* BVĐK TP Quy Nhơn-Bình Định ** BV Nhi Đồng 2 Tp. HCM *** Đại Học Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Minh Đăng, ĐT: 0905 322 068, Email: bs.nguyenminhdang@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 405
genital surgeries in the most cases. Insertion successful rate of laryngeal mask airway was 98,8%, insertion
time: 47 + 25 sec, surgery duration: 36 + 20 mins, recovery time: 19.7 + 9.7 mins, airway seal pressure:22.7
cmH2O. There was no statistically difference in hemodynamic changes at insertion or removal with p> 0.05.
During laryngeal mask airway insertion and removal time, there were a few small complications that were
easily treated. There were 2 cases of laryngospasm at the time removing the laryngeal mask airway but had
been treated well. There was no case of regurgitation and pulmonary aspiration.
Conclusions: using laryngeal mask airway during general anesthesia for children is safe and
appropriate for short surgeries. Successful rate of inserting laryngeal mask airway is high; airway
management is effective and there is only a few minor complications that we can treat easily.
Keywords: laryngeal mask airway, pediatric anesthesia.
MỞ ĐẦU
Trong gây mê trẻ em, kiểm soát hô hấp là
vấn đề vô cùng quan trọng hàng đầu vì nếu
không đảm bảo thông khí tốt và không kiểm
soát được đường thở sẽ nhanh chóng đe dọa
đến tính mạng bệnh nhi. Các phương thức
thông khí thường được áp dụng là mặt nạ mặt
hoặc đặt nội khí quản. Trong đó việc cầm
mask rất khó khăn để đảm bảo thông khí tốt
cho trẻ vì đặc điểm cơ thể học như cổ ngắn,
cằm nhỏ, khí quản nằm caodo đó, tỷ lệ đặt
nội khí quản khá cao cho dù thời gian phẫu
thuật ngắn. Hơn nữa, đặt nội khí quản là một
phương thức thông khí xâm lấn, có nhiều tai
biến và biến chứng như đặt vào khí quản một
bên, đặt vào dạ dày, tổn thương răng miệng
khi đặtđặc biệt gây các biến chứng sau đặt
như ho, đau họng, nói khan do tổn thương
thanh quản sau đặt. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá tính an
toàn, dễ sử dụng và hiệu quả của MNTQ.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát tính an toàn và hiệu quả của sử
dụng mặt nạ thanh quản trong gây mê phẫu
thuật ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả, cắt ngang.
Đối tượng
Những bệnh nhi có chỉ định gây mê để
phẫu thuật trong thời gian nghiên cứu tại Bệnh
Viện Nhi Đồng 2 TP Hồ Chí Minh.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
¾ Thời gian
Từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 04 năm
2010.
Địa điểm nghiên cứu
Bệnh Viện Nhi Đồng II, Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Kỹ thuật chọn mẫu
Tiêu chuẩn nhận
+ Tất cả các bệnh nhân có chỉ định gây mê
với MNTQ để phẫu thuật mổ chương trình.
+ Bệnh nhi có ASA I- II.
Tiêu chuẩn loại
+ Bệnh nhân có ASA IV, V.
+ Bị viêm phổi và viêm đường hô hấp trên
trong vòng 2 tuần.
+ Bệnh nhi có chống chỉ định với mặt nạ
thanh quản.
+ Bệnh nhi có rối loạn đông máu.
+ Bệnh nhi đang sử dụng các thuốc làm sai
lệch kết quả nghiên cứu.
Cỡ mẫu
Theo công thức ước lượng một tỷ lệ, với
Z1 – α/2 = 1,96 (độ tin cậy 95%).
Tỷ lệ thành công chung của mặt nạ thanh
quản cổ điển theo Lopez-Gil và Brimacombe
là 98%(1).
Thay số vào chúng ta tính được 83,6
trường hợp. Chúng tôi thực hiện 84 trường
hợp.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 406
Tiến hành
Sau khi khám bệnh có chỉ định phẫu thuật,
chúng ta tiến hành theo các bước sau:
Chuẩn bị bệnh nhi trước gây mê phẫu thuật
Thăm khám tiền mê, các xét nghiệm cận
lâm sàng, các yếu tố đặt NKQ khó, dặn bệnh
nhi và người thân thời gian nhịn ăn uống
Tiến hành tại phòng mổ
Trước khởi mê
Đánh giá lại bệnh nhi và hỏi lại thời gian
nhịn ăn uống, cho trẻ uống Atarax liều 1 – 1,5
mg/kg trước 30 – 45 phút. Chuẩn bị hệ thống
hô hấp, mặt nạ thanh quản cho phù hợp theo
cân nặng bệnh nhi. Chuẩn bị lập đường truyền
tĩnh mạch ngoại vi.
Khởi mê
Đối với trẻ hợp tác khởi mê theo phát đồ:
Propofol 3 mg/kg, Fentanyl 2 mcg/kg
Trẻ không hợp tác khởi mê bằng
Sevoflurane, sau khi lập đường truyền phối
hợp Propofol và Fentanyl liều như trên.
Đặt mặt nạ thanh quản
Sau khi tiêm Propofol 30 – 45 giây tiến
hành đặt MNTQ khi trẻ có các dấu hiệu sụp
mi, mất phản xạ mi mắt, hàm dưới thả lỏng,
toàn thân thả lỏng, mạch chậm so với ban đầu
và ngừng thở chúng tôi tiến hành đặt MNTQ
theo kỹ thuật chuẩn.
Duy trì mê
Bằng thuốc mê hô hấp Isoflurane hoặc
Sevoflurane, giảm đau bằng Fentanyl đường
tĩnh mạch hoặc tê vùng thích hợp hoặc tê tại
chỗ.
Hồi tỉnh
Rút MNTQ khi BN còn ngủ sâu. Tự thở lại
đều, nhịp thở trong giới hạn bình thường,
SpO2 > 95% và ETCO2 < 45 mmHg.
Thu thập và xử lý số liệu
Các dữ kiện như đặc điểm bệnh nhi, thời
gian phẫu thuật, các biến số liên quan đến kỹ
thuật của MNTQ, các biến cố trong các giai
đoạn được thu thập lại và sử lý theo phương
pháp thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 6 / 2009 - 5/ 2010, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu trên 84 trường hợp gây mê
phẫu thuật với thông khí bằng mặt nạ thanh
quản, với kết quả thu được sau:
Đặc điểm bệnh nhi
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.
Đặc điểm mẫu nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ %
Nam 66 78,6
Giới
Nữ 18 21,4
Dưới 1 tuổi 8 9,5
1 – 5 tuổi 33 39,3
5 – 10 tuổi 37 44
Tuổi
10 – 15 tuổi 6 7,1
Dưới 5 kg 1 1,2
5 – 10 kg 9 10,7
10– 20 kg 54 64,3
20– 30 kg 16 19
Trọng lượng
Trên 30 kg 4 4,8
ASA I 79 94
ASA
ASA II 5 6
Độ 1 10 11,9
Độ 2 70 83,3 Mallampati
Độ 3 4 4,8
Các biến số về thời gian
Thời gian TB + ĐL (phút)
Phẫu thuật 36 + 20
Gây mê 44,5 + 21
Hồi tỉnh 19,7 + 9,7
Biến đổi về tuần hoàn và hô hấp tại các
thời điểm:
Biến đổi mạch và hyết áp lúc đặt MNTQ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 407
113.5 110.8 111.7 110.9
101.2 93.3 95.5 94.6
55.8 48.7 51 49.5
0
20
40
60
80
100
120
Tröôùc Sau 1 phuùt Sau 5 phuùt Sau 10 phuùt
Maïch
HATT
HATTr
Biến đổi SpO2 và ETCO2 lúc đặt MNTQ.
99.6 99.5 99.5 99.5
31.1 32.9 34.9 36.2
0
50
100
150
Trước 1 ph Sau 1 ph Sau 5 ph Sau 10 ph
SpO2
ETCO2
Biến đổi mạch, huyết áp lúc rút MNTQ.
Thay đổi SpO2 và ETCO2 lúc rút.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 408
Các thông số liên quan đến kỹ thuật đặt
MNTQ
Thời gian đặt MNTQ: TB + ĐLC: 47 + 25
giây
Số lần đặt và Cỡ MNTQ
Cỡ số MNTQ Tổng Số lần
đặt 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0
1 2 (2,4%) 5 (6%)
46
(55,4%)
17
(20,5%) 4 (4,8%)
74
(89,2%)
2 1 (1,2) 0 (0) 6 (7,2) 1 (1,2) 0 (0) 8 (9,6)
3 0 (0) 1 (1,2) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 1 (1,2)
Thất bại 0 (0) 1 (1,2) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 1 (1,2)
Tổng 3 (3,6) 7 (7,2) 52 (62,6)
18
(21,7) 4 (4,8) 84 (100)
Áp lực kín MNTQ: TB + ĐLC= 22,7 + 3,0
Các biến cố
Biến cố lúc đặt SL (%) Xử trí
Ho 8 (9,6%)
Cử động 4 (4,8) Tiêm thêm thuốc mê
Tăng tiết 1 (1,2) Hút đờm dãi
Tụt MNTQ 1 (1,2) Đặt lại
Bơm không lên 2 (2,4) Đặt lại
Co thắt TQ 1 (1,2) Thuốc mê
Duy trì mê
Dò khí mê 2 (2,4) Bơm thêm bóng
Tăng áp lực 2 (2,4) Tăng thuốc mê
Co thắt TQ 1 (1,2) Đặt NKQ
Lúc rút và hồi tỉnh
Dính máu 2 (2,4) Tự khỏi
SpO2 < 95% 2 (2,4) O2
Co thắt thanh quản 2 (2,4) Đặt NKQ
Tụt lưỡi. 12 (14,4) Canyl Myo
Run 3 (3,6) Sưởi ấm
Ho 3 (3,6) Tự khỏi
Sau 24 giờ
Ho 2 (2,4%) Tự khỏi
Buồn nôn, nôn 1 (1,2) Tự khỏi
Độ pH
+ Mặt trong lòng bóng hơi: Khô.
+ Mặt ngoài bóng hơi: 6 + 0,4 (6 – 7)
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của BN
Phẫu thuật ở trẻ em đa phần là chỉnh sửa các
khiếm khuyết nhỏ sau sinh, nên phẫu thuật
thường liên quan nhiều đến tuổi và giới tính.
Như chỉnh hình bộ phận sinh dục, tinh hoàn ẩn,
nang thừng tinh vì vậy nam giới chiếm tỷ lệ
lớn 79%, tuổi trung bình là 4,9 + 3,4 tuổi, nhóm
tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là 6 - 10 tuổi.
Cân nặng có liên quan trực tiếp với lựa chọn
cỡ MNTQ, trong nghiên cứu được thực hiện trên
các đối tượng, trẻ nhỏ nhất là 4,8 kg, lớn nhất là
63 kg. trong đó nhóm có cân nặng từ 10 đến 20
kg chiếm tỷ lệ lớn, do đó MNTQ cỡ số 2.0 được
sử dụng nhiều nhất. Đa phần là chỉnh sửa các
khiếm khuyết nhẹ sau sinh, nên ASA 1 chiếm
94%. Mallampati độ 2 chiếm 83%.
Các biến số về thời gian
Phẫu thuật ở trẻ em, đa phần là chỉnh sửa
các khiếm khuyết nhẹ nên thời gian phẫu thuật
thường ngắn. Thời gian gây mê ở trẻ cũng phù
hợp với thời gian phẫu thuật. Thời gian gây mê
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự
trong nghiên cứu của Sinha và Sood(10) trung
bình là 44,7 phút. Thời gian phẫu thuật là 36
phút. Đây là thời gian tương đối ngắn, nên trong
gây mê cần chọn phương pháp thông khí ít xâm
lấn, an toàn cho bệnh nhi và ít để lại các tai biến
biến chứng sau phẫu thuật.
Thời gian hồi tỉnh
đây là thời gian xảy ra nhiều biến cố nhất,
nên thời gian này phải theo dõi chặc chẽ. Thời
gian tỉnh trung bình là 19,7 phút. Trong nghiên
cứu chúng tôi thấy tuổi càng nhỏ thì thời gian
tỉnh càng chậm, ở nhóm tuổi dưới 1 tuổi có thời
gian tỉnh trung bình là 31,1 phút. Trong đó
nhóm tuổi trên 10 tuổi có thời gian tỉnh là 14,7
phút.
Các thông số tuần hoàn, hô hấp tại các thời
điểm
Trong nghiên cứu, tại các thời điểm sau lúc
đặt cũng như lúc rút MNTQ mạch và huyết áp ít
biến đổi, sự khác biệt này không không có ý
nghĩa thống kê. Kết quả này cũng tương tự kết
quả của Erb T và cs (4), Ates Y và cs (1), Lopez-
Gill (1). So với ống nội khí quản qua các nghiên
cứu thấy có sự khác biệt rõ. Đây chính là ưu
điểm của MNTQ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 409
Trong gây mê, hô hấp được đánh giá qua độ
bão hòa oxy qua mạch đập và sự thanh thải khí
CO2 trong khí thở ra. Trong nghiên cứu, chúng
tôi thấy tại các thời điểm sau đặt và sau rút
MNTQ trung bình SpO2 trên 99%. SpO2 < 95%
lúc đặt có 1 trường hợp, sau rút có 2 trường hợp
co thắt thanh quản, so với nghiên cứu Ates (1) tỉ
lệ SpO2 < 95% là 3%. Trong gây mê nhi SpO2 <
95% đa phần là do co thắt thanh quản. ETCO2 ở
trẻ em thường cao hơn người lớn, do quá trình
chuyển hóa cao hơn. Sau đặt ETCO2 cao hơn so
với trước đặt với p < 0,05. Sau rút thì trị số này
trở về bình thường. Nhìn chung trong nghiên
cứu đều dao động trong giới hạn cho phép.
Các thông số liên quan đến kỹ thuật đặt
MNTQ
Thời gian đặt trung bình là 47 giây, so với
nghiên cứu của Lardner(5) là 45,5 giây.
Tỷ lệ thành công khi đặt MNTQ là 98,8%,
trong đó thành công trong lần đặt đầu là 88,1%.
Thất bại là 1,2%. So với Lopez-Gill (1) thì tỷ lệ
thành công là 98%, có 2% thất bại. Hơn nữa ưu
điểm của MNTQ là khi đặt không cần sử dụng
thuốc dãn cơ, nên đã mang lại hiệu quả và sự an
toàn rõ rệt.
Trong nghiên cứu được sử dụng các cỡ số
MNTQ, trong đó MNTQ số 2.0 được sử dụng
nhiều nhất. MNTQ cỡ số 1.0 và 1.5 chiếm tỷ lệ
nhỏ nhưng tỷ lệ phải đặt lại lần 2, 3 là đa số.
Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của
O. Bagshaw(2), tỷ lệ thất bại càng cao ở tuổi
càng nhỏ.
Sử dụng MNTQ đã đem lại sự thông khí cần
thiết trong quá trình gây mê, với áp lực kín
trung bình ở tư thế trung gian là 22,7 cmH2O,
với áp lực này không chỉ tạo thận lợi cho quá
trình thông khí hỗ trợ mà còn hạn chế được sự
rò khí trong quá trình gây mê.
Các tai biến và biến chứng trong quá trình
gây mê và giai đoạn hậu phẫu
Biến cố liên quan đến lúc đặt
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 12 BN có
các biến cố riêng lẻ hoặc phối hợp chiếm 14,2%.
Tai biến nguy hiểm khi sử dụng MNTQ là trào
ngược, hít sặc chất chứa trong dạ dày, qua 84
trường hợp không xảy ra trường hợp nào. Tai
biến nặng là co thắt thanh quản, có 1 trường hợp
sau khi sử trí đặt lại MNTQ thanh công, các biến
cố còn lại như ho, cử động chân taychiếm tỷ lệ
cao, điều này có thể do liều Propofol chưa đủ,
bệnh nhi chưa đủ độ mê. Nghiên cứu của
Pasenbacher và cs (7) liều Propofol khởi mê
thích hợp cho trẻ từ 1 – 3 tuổi là 4 – 4,2 mg/kg. 2
trường hợp sau đặt bơm không lên ngực, chúng
tôi nghĩ do gập nắp thanh môn. Nghiên cứu của
Ungern-Sternberg và cs (11) sau đặt MNTQ
được soi thanh quản, cho thấy có sự tắc nghẽn
một phần hoặc hoàn toàn thanh môn, sử dụng
cỡ MNTQ càng nhỏ thì tỷ lệ tắc nghẽn càng cao.
Biến cố liên quan đến qua trình duy trì mê
Hầu hết các bệnh nhi đều ổn định trong quá
trình duy trì mê, nều chúng ta giảm đau tốt qua
tê vùng phối hợp hoặc giảm đau bằng đường
tĩnh mạch kịp thời, đủ liều, trong nghiên cứu có
1 trường hợp xuất hiện co thắt TQ do phẫu thuật
tinh hoàn ẩn 2 bên, khi bắt đầu phẫu thuật bên
còn lại bệnh nhi đau, tỉnh và gây ra co thắt.
Biến cố liên quan đến giai đoạn hồi tỉnh và
sau 24 giờ
Qua các NC của Brimacombe(3), Laffon(7),
Mason và Binham(8), và thực tế lâm sàng đều
cho thấy, rút MNTQ là giai đoạn xảy ra nhiều
biến cố nhất, để hạn chế các tai biến này cần
chọn thời điểm rút MNTQ thích hợp, đối với sử
dụng MNTQ trong nhi khoa, rút sớm MNTQ đã
giảm nhiều biến cố bất lợi như co thắt thanh
quản, trào ngược, tăng tiết đờm dãi...
Trong nghiên cứu có 2 trường hợp co thắt
thanh quản, được sử trí tiêm thuốc mê, dãn cơ
và đặt NKQ, còn lại biến cố xuất hiện nhiều là tỷ
lệ tụt lưỡi, do rút MNTQ khi trẻ còn ngủ sâu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 410
Biến cố nguy hiểm là trào ngược, chúng tôi xác
định bằng phương pháp thử giấy quỳ, tất cả 84
trường hợp chúng tôi nhận thấy không có
trường hợp nào pH < 6 tại 2 vị trí của MNTQ.
Sau 24 giờ hầu hếtc các trẻ đều tốt, có 2 trẻ
ho nhẹ, 1 trẻ buồn nôn, nôn. Tất cả tự khỏi,
không cần can thiệp. Các biến chứng sau thông
khí qua NKQ như đau họng, khan tiếng, nói
khó không thấy trong nghiên cứu. Đây chính
là ưu điểm nổi bật của MNTQ.
KẾT LUẬN
Gây mê toàn thân trong nhi khoa với thông
khí bằng mặt nạ thanh quản đã đem lại sự an
toàn, dễ sử dụng trong thực hành lâm sàng, đây
là một dụng cụ thông khí hiệu quả, ít xâm lấn.
Sử dụng mặt nạ thanh quản đã hạn chế nhiều tai
biến, biến chứng, không có tai biến nguy hiểm.
Để chất lượng gây mê phẫu thuật tốt hơn cần
kết hợp thông khí qua mặt nạ thanh quản với
gây tê vùng thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ates Y, Alanoglu Z, Uysalel A (1998). “Use of the laryngeal
mask airway during ophthamic surgery results in stable
circulation of few complications: A prospective audit”. Acta
Anaesthesiol Scand; 42; pp 1180 – 1183.
2. Bagshaw O (2002). “The size 1.5 laryngeal mask airway
(LMATM) in paediatric anaesthetic practise”. Paediatric
Anaesthesia; 12; pp 420 - 423.
3. Brimacombe J, Berry AM, White P (1999). “The laryngeal
mask airway: Limitations and controversies”, pp 150 - 182.
4. Erb T, Christen P, Kern C, Frei F (2001). “Similar
haemodynamic, respiratory and metabolic changed with the
use of Sevoflurane or halothane in children breathing
spontaneously via a laryngeal mask airway”. Acta
Anaesthesiol Scand; 45; pp 639 – 644.
5. Lardner D, RobinG, Ewen A, Dickinson D (2008).
“Comparison of laryngeal mask airway - Proseal and the
LMA - Classic in ventilated children receiving neuromuscular
blockade”. Canada Journal Anesthesia; 55(1); pp 29 - 35.
6. Lopez-Gil M, Brimacombe J (1996) “Safety and efficacy of the
laryngeal mask airway: A prospective survey of 1400
children”. Aneaesthesia; 51; pp 969 – 972.
7. Laffon M, Plaud B, Dubousset AM, Haj’hmida RB, Ecoffey C
(1994). “Removal of laryngeal mask airway: Airway
complication in children, anaesthetized versus awake”.
Pediatric Anaesthesia; 4; pp 35 - 37.
8. Mason DG, Bingham RM (1990). “The laryngeal mask airway
in children”. Anaesthesia; 45; pp 760 – 763.
9. Pesenbacher K, Gutmann A, Eggenreich U, Gschanes A,
Rehak P, List W (2002). “Two Propofol formulations are
equivalent in small children ages 1 month to 3 years”. Acta
Anaesthesiol Scand; 46; pp 257 - 263.
10. Sinha A, Sood J (2006). “ Safe of removal LMA in children – at
what BIS?” Pediatric Anaesthesia; 16; pp 1144 – 1147.
11. Ungern-Sternberg A, Wallace CJ, Sticks S, Chambers NA
(2010). “Fibreoptic assessment of paediatric sized laryngeal
mask airways”. Australian Society of Anaesthetists; 38 (1); pp
50 - 54.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_mat_na_thanh_quan_trong_gay_me_phau_thuat_o_tre_em.pdf