Kết luận
Bằng việc sử dụng mô hình SWOT kết hợp
với các phương pháp nghiên cứu khoa học
thường quy, đồng thời dựa trên cơ sở mục
tiêu của chương trình đào tạo và môn học;
yêu c u và kỳ vọng vào quá trình đổi mới
phương pháp dạy và học môn học Cờ vua; kết
quả nghiên cứu thực trạng tổ chức dạy và học
môn học Cờ vua, nguyên tắc xây dựng giải
pháp, đề tài đã đề xuất 6 giải pháp cơ bản để
nâng cao hiệu quả dạy và học môn Cờ vua
cho sinh viên cao đẳng chuyên ngành GDTC
Trường Đại học Tiền Giang như sau:
Giải pháp 1: Tăng cường các hoạt động
TDTT ngoại khóa;
Giải pháp 2: Tăng cường sinh hoạt chuyên
môn, trao đổi học thuật;
Giải pháp 3: Mua sắm bổ sung thêm nguồn
học liệu;
Giải pháp 4: Tuyên truyền, giáo dục nhằm
nâng cao nhận thức của sinh viên đối với môn
học Cờ Vua;
Giải pháp 5: Cải tiến phương pháp giảng dạy
môn học Cờ Vua;
Giải pháp 6: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng mô hình swot nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học cờ vua cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất trường Đại học Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN: 1859-2171
e-ISSN: 2615-9562
TNU Journal of Science and Technology 225(04): 50 - 56
50 Email: jst@tnu.edu.vn
SỬ DỤNG MÔ HÌNH SWOT NHẰM ĐƢA RA GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN HỌC CỜ VUA CHO SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƢỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
Nguyễn Thế Hùng
Trường Đại học Tiền Giang
TÓM TẮT
Sử dụng phương pháp phân tích SWOT kết hợp với các phương pháp nghiên cứu thường quy, tác
giả đã đánh giá được thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy - học và đưa ra 06 giải
pháp trong ngắn hạn và dài hạn, như: (i) Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa;
(ii) Tăng cường sinh hoạt chuyên môn, trao đổi học thuật; (iii) Mua sắm bổ sung thêm nguồn học
liệu ; (iv) Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên đối với môn học Cờ
Vua; (v) Cải tiến phương pháp giảng dạy môn học Cờ vua; (vi) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng
lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy môn Cờ vua
cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trình độ cao đẳng tại Trường Đại học Tiền Giang.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể giúp các nhà nghiên cứu có thêm hướng đi mới trong
việc sử dụng mô hình SWOT để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giúp nâng cao chất
lượng công tác dạy - học môn học Giáo dục thể chất nói chung và môn học Cờ vua nói riêng.
Từ khóa: Giáo dục thể chất; SWOT, thực trạng; giải pháp; Trường Đại học Tiền Giang; Cờ vua.
Ngày nhận bài: 13/02/2020; Ngày hoàn thiện: 30/3/2020; Ngày đăng: 07/4/2020
USING THE SWOT ANALYSIS TO PROPOSE EFFECTIVE
SOLUTIONS FOR TEACHING CHESS FOR COLLEGE STUDENTS
OF PHYSICAL EDUCATION AT TIEN GIANG UNIVERSITY
Nguyen The Hung
Tien Giang University
ABSTRACT
Using the SWOT analysis method combined with the conventional research methods, the author
has assessed the reality of some factors affecting teaching - learning activities and proposed six
short and long - term solutions such as: (i) Enhancing extracurricular physical training activities;
(ii) Enhancing professional activities and academic exchanges; (iii) Purchasing additional learning
resources; (iv) Propagating and educating in order to raise students' awareness of chess subject; (v)
Improving the teaching method of Chess subject; (vi) Training and fostering professional
qualifications of lecturers in order to improve the effectiveness of chess teaching for college
students of physical education at Tien Giang University. The research results of this topic can help
researchers have a new direction in using the SWOT model to assess the curent situation and
proposing solutions to improve the quality of teaching - learning physical education in general as
well as chess subject in particular.
Keywords: Physical education; SWOT, reality; solution; Tien Giang University; chess.
Received: 13/02/2020; Revised: 30/03/2020; Published: 07/4/2020
Email: nthung@tgu.edu.vn
Nguyễn Thế Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 50 - 56
Email: jst@tnu.edu.vn 51
1. Đặt vấn đề
Trường Đại học Tiền Giang là cơ sở đào tạo
đại học đa cấp, đa l nh vực, đào tạo nguồn
nhân lực trình độ cao và nghiên cứu, ứng
dụng khoa học - công nghệ, đáp ứng yêu c u
phát triển bền v ng vùng đồng bằng Sông
Cửu ong, mang đến cho người học cơ hội
nghề nghiệp để thăng tiến 1 . T năm 2012,
Trường đào tạo cử nhân Giáo dục thể chất
trình độ cao đẳng. Mặc dù đã có nỗ lực, cải
tiến, song chất lượng dạy và học môn Cờ vua
của sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất
(GDTC) vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.
Qua thực tế giảng dạy cho thấy vẫn còn nhiều
tồn tại ảnh hưởng đến việc dạy và học môn
Cờ vua như: nhận thức, thái độ của người học
còn coi thường đánh giá thấp môn học, trang
thiết bị cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học
còn thiếu thốn và chưa đảm bảo, các hoạt
động hỗ trợ dạy học còn nhiều khó khăn,
làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả
đào tạo nhà trường.
Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích
SWOT, đề tài đã xác định được các điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, t đó
giúp tác giả đưa ra được một số giải pháp ngắn
và dài hạn nhằm giúp nâng cao hiệu quả giảng
dạy môn học Cờ vua cho sinh viên chuyên
ngành GDTC tại Trường Đại học Tiền Giang.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài
đã sử dụng các phương pháp: (i) Phương pháp
phân tích tổng hợp tài liệu; (ii) phương pháp
điều tra xã hội học; (iii) phương pháp phân
tích SWOT; (iv) phương pháp kiểm tra sư
phạm và (v) phương pháp toán học thống kê.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng
đến công tác dạy và học môn học Cờ vua tại
Trường Đại học Tiền Giang
Trên cơ sở đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác dạy và học môn Cờ vua,
đề tài rút ra một số tồn tại cơ bản sau 2 :
- Về nhận thức đối với môn học Cờ vua: Nhận
thức đối với môn học này đều được các nhóm
khách thể nghiên cứu đánh giá ở mức thấp
(1,84≤ĐTB≤2,43), đặc biệt là sinh viên có xu
hướng đánh giá t m quan trọng của môn học
này thấp hơn so với cán bộ quản lý (CBQL) và
giảng viên, cụ thể được thể hiện qua hình 1.
Hình 1. Nhận thức đối với học phần Cờ Vua của
các nhóm khách thể nghiên cứu
- Về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giảng
dạy: Qua kết quả thống kê tại bảng 1 cho thấy,
cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy,
học tập môn Cờ vua của trường còn rất nhiều
thiếu thốn, chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu
c u sử dụng của giảng viên và sinh viên.
Bảng 1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
giảng dạy học phần Cờ vua
STT Trang thiết bị
Số
lƣợng
Chất
lƣợng
Ghi
chú
1 Phòng học lý thuyết
01
phòng
Trung
bình
Dùng
chung
2 Phòng học thực hành - -
3 Máy chiếu
01
máy
Trung
bình
4 Máy tính 01 bộ
Cấu
hình yếu
5 Ph n mềm chuyên dụng - -
Chưa
có
6 Bàn cờ, quân cờ 30 bộ
Trung
bình
7 Đồng hồ thi đấu 02 bộ
Trung
bình
- Về việc lựa chọn nhóm phương pháp và cách
thức tổ chức giảng dạy môn học: Qua kết quả
thống kê được thể hiện qua hình 2, cho thấy:
nhóm phương pháp dạy học truyền thống như:
thuyết trình (4,14≤ĐTB≤4,24), thực hành
(4,00≤ĐTB≤4,10) và phương pháp trực quan
(3,62≤ĐTB≤3,71) chiếm ưu thế cao hơn nhóm
phương pháp mới như: vấn đáp
(1,86≤ĐTB≤2,20), dạy học tình huống
(1,92≤ĐTB≤2,14) và phương pháp thảo luận
(1,66≤ĐTB≤1,71). Điều này cho thấy, người
học chưa phát huy được tính độc lập trong quá
trình rèn luyện kiến thức, kỹ năng, còn chịu ảnh
hưởng bởi vai trò hướng dẫn của người dạy.
Nguyễn Thế Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 50 - 56
Email: jst@tnu.edu.vn 52
Hình 2. Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nhóm
phương pháp giảng dạy môn học Cờ Vua cho sinh
viên ngành giáo dục thể chất
Trường Đại học Tiền Giang (n=108)
- Về công tác tổ chức thi đấu thể dục thể thao
và ngoại khóa môn Cờ vua tại Trường Đại học
Tiền Giang: Qua bảng 2 cho thấy, việc tham
gia các hoạt động TDTT ngoại khóa trong sinh
viên đều được xác định ở mức độ trung bình
(ĐTB≤2,15). Tại Trường Đại học Tiền Giang,
ba hình thức bao gồm: Câu lạc bộ, đội tuyển
tham gia giải thi đấu trong và ngoài nhà trường
chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức.
Điều này là hạn chế c n khắc phục vì việc
thành lập câu lạc bộ Cờ vua và đội tuyển thi
đấu có ý ngh a quan trọng trong việc phát huy
năng lực của sinh viên chuyên ngành, đồng
thời giúp cho nhà trường phát hiện ra nh ng
sinh viên có năng khiếu để bồi dưỡng và phát
triển theo con đường chuyên nghiệp.
Bảng 2. Kết quả phỏng vấn về công tác tổ chức
thi đấu thể dục thể thao và ngoại khóa môn
Cờ vua tại Trường Đại học Tiền Giang (n=108)
STT Nội dung phỏng vấn CBQL
Giảng
viên
Sinh
viên
1
C B Cờ vua sinh viên
trong nhà trường
2 2,08 2,01
2
Hệ thống giải thi đấu
Cờ vua cho sinh viên
trong nhà trường
2,14 2,15 2,1
3
Tham gia các giải thi
đấu Cờ vua sinh viên
ngoài trường
1,71 1,69 1,66
- Về kết quả học tập môn Cờ vua của sinh
viên chuyên ngành GDTC Trường Đại học
Tiền Giang: Qua bảng 3 kết quả kiểm định
Chi bình phương (Pearson Chi-Square) gi a
hai khóa trước thực nghiệm là 5,56 so với Chi
bình phương bảng là 9,49 [3]. Như vậy, Chi
bình phương tính < Chi bình phương bảng
nên kết quả học tập gi a khóa của sinh viên
lớp Cao đẳng GDTC khóa 13 và 14 không có
sự khác biệt. Kết quả học tập của sinh viên
với học ph n này như vậy là chưa đảm bảo
yêu c u về hiệu quả học tập của môn học. Kết
quả trên do ảnh hưởng nhiều nguyên nhân
khác nhau, như: ý thức và động cơ học tập,
phương pháp học tập,... Song, một trong
nh ng nguyên nhân cơ bản là: các biện pháp
trong quá trình giảng dạy chưa thích hợp, sự
kết hợp gi a các hình thức giảng dạy còn
nhiều hạn chế. Do vậy, yêu c u c n thiết là
phải lựa chọn được nh ng giải pháp phù hợp
với điều kiện thực tiễn và khả năng của sinh
viên chuyên ngành Giáo dục thể chất để đạt
được kết quả học tập tốt nhất đối với học
ph n này, nâng cao trình độ và kỹ năng cơ
bản mà sinh viên c n phải có khi ra trường.
Bảng 3. Kiểm định chi bình phương
về kết quả học tập của 2 khóa
Value df
Asymp.Sig.
(2-sided)
Pearson Chi-Square 5,559a 4 0,235
Likelihood Ratio 6,484 4 0,166
N of Valid Cases 55
a. 6 cells (60,0%) have expected count less than
5. The minimum expected count is 0,47.
3.2. Sử dụng mô hình phân tích SWOT
trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình giảng dạy môn học Cờ vua tại
Trường Đại học Tiền Giang
Có nhiều phương pháp để xác định được
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác dạy và học môn học Cờ vua cho sinh
viên chuyên ngành GDTC tại Trường Đại
học Tiền Giang. Tuy nhiên, để đánh giá đ y
đủ các yếu tố bên trong và bên ngoài tác
động đến việc xác định các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả, phù hợp với điều kiện
của Trường Đại học Tiền Giang để góp
ph n nâng cao hiệu quả công tác dạy và học
môn học Cờ vua nói riêng, thông qua
phương pháp quan sát, phân tích và tổng
hợp tài liệu, tác giả sử dụng phương pháp
phân tích SWOT để tìm ra các điểm mạnh,
yếu, cơ hội và thách thức trong công tác
giảng dạy môn học này, kết quả được trình
bày tại bảng 4.
Nguyễn Thế Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 50 - 56
Email: jst@tnu.edu.vn 53
Bảng 4. Các điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức đối với môn học Cờ vua tại Trường Đại học Tiền Giang
MẶT MẠNH (STRENGTHS) MẶT YẾU (WEAKNESSES)
S1
Các điều kiện cơ bản phục vụ cho quá trình đổi
mới phương pháp dạy - học, đặc biệt là cơ sở
vật chất được tăng cường.
Dù có sự chú trọng trong việc tăng cường cơ sở
vật chất cho quá trình đổi mới phương pháp dạy
- học nói chung, tuy nhiên, việc đ u tư cơ sơ vật
chất cho đổi mới phương pháp giảng dạy
GDTC còn nhiều hạn chế.
W1
S2
Đội ngũ giảng viên GDTC có tinh th n c u tiến
trong học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu
khoa học, có nhiệt huyết cống hiến, có kinh
nghiệm về chuyên môn, sẵn sàng thích ứng với
các yêu c u về đổi mới, nâng cao chất lượng đào
tạo do Trường và Bộ môn GDTC- QP đề ra.
Trường mới chỉ đào tạo sinh viên chuyên ngành
GDTC trình độ cao đẳng do chưa đáp ứng được
yêu c u về số giảng viên cơ h u đạt học vị Thạc
s và Tiến s .
W2
S3
Giảng viên được phân công giảng dạy học
ph n có trình độ chuyên môn sâu về Cờ vua,
có nghiệp vụ sư phạm v ng vàng.
Viên chức được phân công giảng dạy học ph n
Cờ vua là giảng viên thỉnh giảng, tuy được đào
tạo chuyên sâu nhưng chưa được phân ngạch
giảng viên.
W3
S4
Bộ môn GDTC - QP có mối liên hệ, trao đổi
chuyên môn, học thuật với nhiều trường đại
học, cao đẳng chuyên ngành thể dục thể thao
trên toàn quốc.
Giảng viên GDTC ít có cơ hội tiếp cận, cập
nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn do Bộ
GD&ĐT, ngành thể thao và các liên đoàn thể
thao tổ chức.
W4
CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) THÁCH THỨC (THREATS)
O1
Môn Cờ vua đã trở thành môn thể thao được
đông đảo qu n chúng yêu thích, đặc biệt là
trong giới học sinh, sinh viên.
Trường Đại học Tiền Giang là trường đào tạo
trực thuộc địa phương. Tuy nhiên, tỉnh chưa có
iên đoàn Cờ, là tổ chức Hội qu n chúng có vai
trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ,
giúp đỡ về chuyên môn.
T1
O2
Hệ thống các giải thi đấu Cờ vua dành cho đối
tượng học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang được tổ chức quy củ, định kỳ, là cơ hội
phát hiện, bồi dưỡng nhân tài; đồng thời, giúp
phát triển phong trào Cờ vua.
Trước yêu c u ngày càng cao về chất lượng đào
tạo nguồn giáo viên giảng dạy giáo dục thể chất
có kiến thức chuyên môn về Cờ vua cho các
trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang, Trường c n có sự đ u tư đúng
mức về chất lượng và số lượng giảng viên giảng
dạy chuyên sâu môn học Cờ vua.
T2
O3
Môn Cờ vua ngày càng nhận được sự quan tâm
đ u tư của nhà trường thông qua việc thành lập
Câu lạc bộ Cờ vua sinh viên. Đây là điều kiện
thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giao lưu,
học hỏi nhằm nâng cao trình độ, kỹ, chiến thuật
thi đấu dưới hình thức ngoại khóa cho sinh viên.
Yêu c u về vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ
năng vào thực tiễn giảng dạy đối với sinh viên
chuyên ngành GDTC đòi hỏi quá trình đào tạo
phải hình thành được ở người học nền tảng kiến
thức, kỹ năng cơ bản và năng lực tư duy độc
lập, logic phù hợp.
T3
Thông qua bảng phân tích SWOT trên, đã giúp
tác giả nhận rõ nh ng thuận lợi, khó khăn, cơ
hội và thách thức. T đó giúp cho các nhà
quản lý, cũng như các giảng viên đưa ra các
chiến lược, các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng quá trình dạy - học môn học giáo dục
thể chất nói chung và đối với môn học Cờ vua
nói riêng, sao cho phù hợp với điều kiện thực
tế của nhà trường trong giai đoạn hiện nay
bằng cách phát huy nh ng điểm mạnh, tận
dụng tốt nh ng cơ hội, khắc phục sửa ch a
nh ng điểm yếu, nhận rõ nh ng thách thức để
có các giải pháp h u hiệu trong ngắn hạn và
dài hạn nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các rủi
ro có thể xảy ra trong tương lai.
Trên cơ sở đó, kết hợp tham khảo một số tài
liệu chuyên môn, ý kiến của một số tác giả đã
có công trình nghiên cứu liên quan [4], [5],
tác giả đã xác định được một số giải pháp
ngắn hạn và dài hạn phù hợp với điều kiện
hiện tại của nhà trường để áp dụng vào thực
tiễn quá trình giảng dạy nhằm nâng cao hiệu
quả công tác dạy và học môn Cờ vua cho sinh
viên chuyên ngành GDTC trình độ cao đẳng
tại Trường Đại học Tiền Giang.
Nguyễn Thế Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 50 - 56
Email: jst@tnu.edu.vn 54
Bảng 5. Kết quả phỏng vấn CBQL về tính khả thi của các giải pháp (n=25)
STT GIẢI PHÁP
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN
(n=25)
Mức 1 Mức 2 Mức 3
mi % mi % mi %
1 Tăng cường các hoạt động TDTT ngoại khóa 22 88 2 8 1 4
2 Đ u tư cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học 18 72 6 24 1 4
3 Xã hội hóa các hoạt động phong trào 15 60 7 28 3 12
4 Tăng cường sinh hoạt chuyên môn, trao đổi học thuật 23 92 1 4 1 4
5 Mua sắm bổ sung thêm nguồn học liệu 20 80 3 12 2 8
6
Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên
đối với môn học Cờ vua
24 96 1 4 0 0
7 Cải tiến phương pháp giảng dạy môn học Cờ vua 21 84 3 12 1 4
8
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ
giảng viên
22 88 3 12 0 0
9 Xây dựng nguồn lực đáp ứng yêu c u giảng dạy môn học Cờ vua 12 48 7 28 6 24
10 Cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá môn học Cờ vua 19 76 5 20 1 4
3.3. Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả giảng dạy môn học Cờ vua cho
sinh viên chuyên ngành GDTC tại Trường
Đại học Tiền Giang
Nhằm mục đích tìm hiểu cơ sở thực tiễn của
các giải pháp đã lựa chọn, đề tài đã tiến hành
phỏng vấn các cán bộ quản lý, các nhà sư
phạm, các giảng viên, huấn luyện viên hiện
đang trực tiếp làm công tác quản lý, giảng
dạy, huấn luyện tại các trường Đại học TDTT
và các trung tâm, các câu lạc bộ Cờ vua trên
toàn quốc.
Nội dung phỏng vấn là xác định tính khả thi
của các giải pháp được lựa chọn nhằm nâng
cao hiệu quả giảng dạy môn học Cờ vua cho
sinh viên chuyên ngành GDTC trường Đại
học Tiền Giang mà đề tài đưa ra ở 03 mức:
Mức 1: Khả thi cao; Mức 2: Khả thi; Mức
3: Không khả thi. Kết quả phỏng vấn được
trình bày tại bảng 5.
Qua kết quả tại bảng 5 cho thấy: đa số CBQ
đều đồng tình với các giải pháp mà đề tài đã
đưa ra. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế, đề tài
lựa chọn các giải pháp có tính khả thi trên
80% để áp dụng vào thực tiễn giảng dạy
nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học
Cờ vua cho sinh viên chuyên ngành giáo dục
thể chất Trường Đại học Tiền Giang. Cụ thể,
gồm 06 giải pháp sau:
Giải pháp 1: Tăng cường các hoạt động
TDTT ngoại khóa
Tổ chức các hình thức tập luyện TDTT ngoại
khóa cho sinh viên dựa trên nhu c u tập
luyện và điều kiện cơ sở vật chất thực tế của
nhà trường.
Thành lập C B TDTT sinh viên dưới sự
hướng dẫn chuyên môn của giảng viên Bộ
môn GDTC-QP.
Tổ chức các giải thi đấu thể thao rải đều trong
năm theo nhiều cấp như: cấp Bộ môn, cấp
Khoa, cấp Trường nhằm tuyển chọn vận động
viên (VĐV) có năng khiếu về TDTT làm
nòng cốt cho phong trào và tham gia thi đấu
các giải ngoài trường.
Giải pháp 2: Tăng cường sinh hoạt chuyên
môn, trao đổi học thuật
Tham mưu, đề xuất với Ban Giám hiệu
(BGH) nhà trường trong việc tổ chức các hoạt
động trao đổi học thuật với các trường trong
khu vực và trên toàn quốc.
Tham mưu, đề xuất với BGH nhà trường
trong việc đăng cai tổ chức hội thảo tại trường
và tham dự nh ng hội thảo khoa học tại các
trường khác.
Đề xuất với lãnh đạo Bộ môn trong việc
thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt học
thuật nhằm giúp giảng viên giảng dạy rút kinh
nghiệm tại t ng giờ dạy hoặc sau mỗi học kỳ.
Nguyễn Thế Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 50 - 56
Email: jst@tnu.edu.vn 55
Giải pháp 3: Mua sắm bổ sung thêm nguồn
học liệu
Đề xuất với Trung tâm Thông tin - Thư viện
Trường Đại học Tiền Giang:
iên hệ thường xuyên với cán bộ, giảng viên
các khoa một cách thường kỳ để kịp thời nắm
bắt nhu c u, sự thay đổi về nguồn tài liệu, trao
đổi về nh ng nguồn tư liệu mới (bao gồm danh
mục sách mới, thông tin về cách thức đặt sách,
nội dung cơ sở d liệu), trên cơ sở đó phát
triển bộ sưu tập và dịch vụ thư viện, đáp ứng
nhu c u nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Tổ chức thăm dò, khảo sát nhu c u là một
việc làm c n thiết để thư viện nắm bắt và đáp
ứng kịp thời nhu c u của bạn đọc.
Thường xuyên tổ chức các buổi giới thiệu
sách mới, tài liệu mới thông qua nh ng cuộc
thi, triển lãm sách, để kích thích, động viên
sự tìm tòi học hỏi của sinh viên.
Giải pháp 4: Tuyên truyền, giáo dục nhằm
nâng cao nhận thức của sinh viên đối với
môn học Cờ Vua
Ở buổi học đ u tiên, giảng viên dành thời
gian để: Giới thiệu khái quát nội dung môn
học, phân tích ý ngh a, t m quan trọng của
môn Cờ vua trong Chương trình đào tạo;
nh ng k năng được trang bị qua môn học Cờ
vua, giá trị của nh ng k năng đó trong thực
tiễn; hệ thống các tài liệu và phương pháp
luận của môn học.
Giải pháp 5: Cải tiến phương pháp giảng
dạy môn học Cờ vua
Kế hoạch giảng dạy chính khoá phải được
thực hiện theo chương trình môn học chuyên
sâu Cờ vua với ít nhất 2 buổi/1 tu n và 02
tiết/1 buổi.
Giờ học Cờ vua phải đảm bảo tính hấp dẫn và
có lượng vận động tâm lý phù hợp để SV
hoàn thành chương trình môn học, tích luỹ
kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Trong
quá trình học tập, tập luyện (ở ph n cơ bản
của buổi tập), phân chia người tập theo t ng
nhóm nhỏ, tận dụng tối đa trang thiết bị dạy
học, dụng cụ tập luyện hiện có, đảm bảo cho
số lượt các sinh viên được tham gia tập luyện
cao nhất. Tăng cường các bài tập trò chơi và
thi đấu trong các buổi tập nhằm kích thích,
tạo hứng thú người tập.
Tăng cường nội dung, phương tiện giảng dạy,
tập luyện (các bài tập chung, chuyên môn)
trong các ph n của giáo án.
Cải tiến phương pháp tổ chức giờ học theo
hướng tích cực hoá, lấy người học làm trung
tâm. Đa dạng hoá các phương pháp tập luyện
như: Phương pháp tập luyện vòng tròn,
phương pháp tập luyện quãng cách....
Động viên, khuyến khích và kích thích tính
chuyên c n của SV thông qua nội dung bài
tập phong phú, hấp dẫn.
Tăng cường số lượng giảng viên trong một
giờ học, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi
giảng viên trong các giờ học. Nếu giờ học có
đông sinh viên, c n phải có 2 giảng viên phụ
trách. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho t ng
Giảng viên.
Cải tiến nội dung kiểm tra, đánh giá nội dung
môn học. Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra,
đánh giá. Có chính sách ưu tiên, khen thưởng
cho SV tích cực, có thành tích trong tập luyện
và thi đấu.
Cải tiến, xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra, đánh
giá cho phù hợp hơn với đối tượng tập luyện,
đưa nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể
vào nội dung buổi tập và nội dung kiểm tra
đánh giá môn học.
Giải pháp 6: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên
Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý bộ môn
GDTC-QP theo hướng phân công trách nhiệm
cho t ng nhóm, t ng cán bộ giảng dạy, đảm
bảo hoàn thành các nhiệm vụ, chức trách của
giảng viên là giảng dạy chính khoá, xây dựng
kế hoạch phát triển phong trào thể thao sinh
viên trong trường. Tổ chức hướng dẫn phong
trào tập luyện ngoại khoá của SV và huấn
luyện các đội tuyển tham gia các giải thể thao
của ngành và địa phương.
Nguyễn Thế Hùng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 50 - 56
Email: jst@tnu.edu.vn 56
Tăng cường giáo dục tư tưởng, nâng cao ý
thức trách nhiệm của giảng viên đối với việc
nâng cao chất lượng đào tạo và phong trào thể
thao của nhà trường. Tổ chức các hoạt động
sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ, cử cán bộ đi
học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
môn, hoàn thiện chương trình và Đại học sau
đại học.
Cử giảng viên chuyên ngành tham gia tập
huấn công tác tổ chức, điều hành, trọng tài
các giải thi đấu của ngành, Bộ Giáo dục và
Đào tạo, iên đoàn Cờ Việt Nam để học hỏi
kinh nghiệm, giao lưu, trao đổi nâng cao trình
độ chuyên môn...
Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm
tra hồ sơ giảng dạy của giảng viên như:
Chương trình, kế hoạch, tiến trình, giáo án
giảng dạy của giảng viên, nâng cao chất
lượng các giáo án giảng dạy, tăng cường công
tác bình giảng, dự giờ...
4. Kết luận
Bằng việc sử dụng mô hình SWOT kết hợp
với các phương pháp nghiên cứu khoa học
thường quy, đồng thời dựa trên cơ sở mục
tiêu của chương trình đào tạo và môn học;
yêu c u và kỳ vọng vào quá trình đổi mới
phương pháp dạy và học môn học Cờ vua; kết
quả nghiên cứu thực trạng tổ chức dạy và học
môn học Cờ vua, nguyên tắc xây dựng giải
pháp, đề tài đã đề xuất 6 giải pháp cơ bản để
nâng cao hiệu quả dạy và học môn Cờ vua
cho sinh viên cao đẳng chuyên ngành GDTC
Trường Đại học Tiền Giang như sau:
Giải pháp 1: Tăng cường các hoạt động
TDTT ngoại khóa;
Giải pháp 2: Tăng cường sinh hoạt chuyên
môn, trao đổi học thuật;
Giải pháp 3: Mua sắm bổ sung thêm nguồn
học liệu;
Giải pháp 4: Tuyên truyền, giáo dục nhằm
nâng cao nhận thức của sinh viên đối với môn
học Cờ Vua;
Giải pháp 5: Cải tiến phương pháp giảng dạy
môn học Cờ Vua;
Giải pháp 6: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên.
TÀI IỆU THAM KHẢO/ REFERENCES
[1]. Tien Giang University, Tien Giang University
development strategy for the period of 2011-
2020, with a vision to 2030, Tien Giang
University, 2015.
[2]. T. H. Nguyen, Research and select some
proposed solutions to improve the
effectiveness of King chess teaching and
learning to students of physical education
diploma program in Tien Giang University,
M.S. thesis, University of Sport Ho Chi Minh
City, Ho Chi Minh, 2018.
[3]. D. D. Tran and C. H. Do, The basis of
statistical mathematics, Sports Publishing
House, Ha Noi, 1996.
[4]. D. T. Hoang, “Solutions to enhance physical
educational efficiency for students at Thai
Nguyen University of medicine and pharmacy
- Thai Nguyen University,” TNU - Journal of
Science and Technology, vol. 179, no. 3, pp.
37-43, 2018.
[5]. T. N. Luu, “Proposing potemtial solutions to
enhance efficiency of the elective physical
education subject for students at Thai Nguyen
University of Technology,” TNU - Journal of
Science and Technology, vol. 201, no. 8, pp.
217-223, 2019.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_dung_mo_hinh_swot_nham_dua_ra_giai_phap_nang_cao_hieu_qua.pdf