LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt quá trình tham gia hội nhập WTO, việc đổi mới mình là một vấn đề quan trọng. Đổi mới mình sao cho phù hợp với nền kinh tế toàn cầu hóa là vấn đề nhạy cảm và cần thiết đồi với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cũng như tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế đang bất ổn như hiện nay, việc tham gia của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng sẽ đem lại những yếu tố quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia. Việc các ngân hàng hàng đầu trên thế giới hiện nay đang bị sụp đổ là do rất nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động đến. Việc nghiên cứu những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết qủa hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đang là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới hiện nay để đối phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu, trong đó Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Việc nghiên cứu và phân tích những nguyên nhân, yếu tố tác động đến hoạt động, đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sử dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích những biến động, những nguyên nhân ảnh hưởng biến động của hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ giúp ta tìm hiểu nguyên nhân, ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế, để có thể đưa ra được những ý kiến đóng góp, những kiến nghị thích hợp cho nền kinh tế được phát triển hơn.
Và trong trong quá trình học tập cũng như trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về môn học của mình là phương pháp phân tích thống kê, em xin phép được trình bày nội dung đề tài của mình về sử dụng phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đề tài được em lựa chọn là” Sử dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hang Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam”.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài do có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa, do đó đề tài của em trở nên phong phú, hoàn chỉnh và hoàn thiện hơn! Em xin chân thành cảm ơn!
25 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1886 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt quá trình tham gia hội nhập WTO, việc đổi mới mình là một vấn đề quan trọng. Đổi mới mình sao cho phù hợp với nền kinh tế toàn cầu hóa là vấn đề nhạy cảm và cần thiết đồi với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cũng như tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế đang bất ổn như hiện nay, việc tham gia của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng sẽ đem lại những yếu tố quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia. Việc các ngân hàng hàng đầu trên thế giới hiện nay đang bị sụp đổ là do rất nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động đến. Việc nghiên cứu những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết qủa hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đang là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới hiện nay để đối phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu, trong đó Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Việc nghiên cứu và phân tích những nguyên nhân, yếu tố tác động đến hoạt động, đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sử dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích những biến động, những nguyên nhân ảnh hưởng biến động của hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ giúp ta tìm hiểu nguyên nhân, ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế, để có thể đưa ra được những ý kiến đóng góp, những kiến nghị thích hợp cho nền kinh tế được phát triển hơn.
Và trong trong quá trình học tập cũng như trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về môn học của mình là phương pháp phân tích thống kê, em xin phép được trình bày nội dung đề tài của mình về sử dụng phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đề tài được em lựa chọn là” Sử dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hang Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam”.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài do có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa, do đó đề tài của em trở nên phong phú, hoàn chỉnh và hoàn thiện hơn! Em xin chân thành cảm ơn!
Kết cấu đề tài em xin trình bày là:
I /. Lý luận
1/. Khái niệm và phân loại Chỉ số.
2/. Các phương pháp phân tích Chỉ số.
3/. Một số vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
II/. Liên hệ thực tiễn
1/. Một số vấn đề chung về Ngân hàng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2/. Một số khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
3/. Nguồn số liệu thu thập được của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
4/. Sử dụng phương pháp chỉ số phân tích sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam qua hai năm 2006 và 2007.
5/. Nhận xét
III/. Kết luận.
NỘI DUNG
I/. Lý luận.
1/. Khái niệm và phân loại
1.1/. Khái niệm.
* Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu.
* Chỉ số thống kê là mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của 1 hiện tượng qua thời gian hoặc qua không gian, nhằm nêu lên sự biến động của hiện tượng đó qua thời gian hoặc qua không gian để thấy được quy luật hoặc xu thế phát triển của hiện tượng đó như thế nào, từ đó ta xác định được những nguyên nhân cũng như tìm ra yếu tố phát triển của hiện tượng.
* Chỉ số thống kê được biểu hiện là số tương đối ( mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng), nhưng hiểu chỉ số và số tương đối là hoàn toàn khác nhau. Chỉ số biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng còn số tương đối thì biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng và cũng có thể so sánh hai mức độ của hai hiện tượng khác nhau. Vì vậy không nên nhầm lẫn giữa Chỉ số và Số tương đối.
Chỉ số có thể được coi là một bộ phận của số tương đối.
1.2/. Phân loại.
* Căn cứ vào đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh, chỉ số gồm các loại sau:
-Chỉ số phát triển: so sánh hai mức độ của một hiện tượng qua thời gian, ở hai thời gian khác nhau.
- Chỉ số kế hoạch: So sánh giữa hai mức độ là mức độ thực tế và mức độ kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu. Gồm chỉ số nhiệm vụ kế hoạch và chỉ số thực hiện kế hoạch.
- Chỉ số không gian: so sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai điều kiện không gian khác nhau.
* Căn cứ vào phạm vi tính toán, gồm các loại sau:
- Chỉ số đơn: phản ánh biến động của từng phần tử, từng đơn vị trong một tổng thể.
- Chỉ số tổng hợp : phản ánh biến động chung của một nhóm đơn vị hoặc toàn bộ tổng thể nghiên cứu.
* Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu:
- Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: biểu hiện quy mô, khối lượng chung của hiện tượng nghiên cứu.
- Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: chỉ số giá, chỉ số năng suất…
Phân biệt chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu khối lượng nhiều khi chỉ mang tính tương đối, phụ thuộc vào vai trò và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nghiên cứu. Chỉ tiêu có thể là chất lượng cũng có thể là khối lượng tùy thuộc vào mục đích mà ta nghiên cứu. Do đó cần thiết lập và phân tích chỉ số một cách thích hợp, phù hợp với mục tiêu mà ta nghiên cứu.
1.3/. Tác dụng.
* Chỉ số không gian cho ta biết được sự biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian khác nhau.
* Chỉ số kế hoạch cho ta thấy được nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch qua việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ kế hoạch.
* Chỉ số thời gian giúp ta nghiên cứu sự biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian.
2/. Các phương pháp phân tích.
2.1/. Chỉ số phát triển.
a/. Chỉ số đơn:
*Chỉ số đơn giá: biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức giá của từng mặt hàng ở hai thời gian.
Công thức : ip=
Trong đó: ip chỉ số đơn giá.
p1- giá bán lẻ của từng mặt hàng kỳ nghiên cứu.
p0– giá bán lẻ của từng mặt hàng kỳ gốc.
Chỉ số đơn giá phản ánh biến động giá bán của từng mặt hàng ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gôc.
*Chỉ số đơn lượng hàng tiêu thụ: biểu hiện quan hệ so sánh gữa khối lượng tiêu thụ của từng mặt hàng ở hai thời gian.
Công thức : iq= .
Trong đó : iq - chỉ số đơn lượng hàng tiêu thụ.
p1- khối lượng tiêu thụ của mặt hàng kỳ nghiên cứu.
p0- khối lượng hàng tiêuthụ của kỳ gốc.
Chỉ số đơn lượng hàng tiêu thụ phản ánh biến động khối lượng tiêu thụ của từng mặt hàng ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
b/. Chỉ số tổng hợp.
*Chỉ số tổng hợp giá: biểu hiện quan hệ so sánh giữa giá bán của một nhóm hay toàn bộ các mặt hàng ở kỳ nghiên cứu với kỳ gốc, qua đó phản ánh biến động chung giá bán của các mặt hàng.
Công thức: Ip=
Trong đó: Ip - chỉ số tổng hợp giá cả.
p1,p0- giá bán mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
q- lượng hàng tiêu thụ của mỗi mặt hàng.
Với chỉ số tổng hợp giá thì lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng được chọn làm quyền số, phản ánh tầm quan trọng của từng mặt hàng trong sự biến động chung của giá cả. Muốn phân tích chỉ số tổng hợp giá thì ta nên chọn quyền số cố định ở một kỳ nhất định hoặc là kỳ gốc hoặc là kỳ nghiên cứu giúp cho việc phân tích giá chính xác hơn vì khi phân tích chỉ số của một loại chỉ tiêu thì ta chỉ xét sự biến động của chỉ tiêu đó không phụ thuộc sự biến động của chỉ tiêu khác.
Chỉ số tổng hợp giá cả được xác định theo các công thức:
+Chỉ số tổng hợp giá cả Laspeyrres: với công thức này, quyền số là lượng hàng tiêu thụ của mỗi mặt hàng tại kỳ gốc được chọn làm quyền số:
Công thức :
Trong đó: p1, p0: giá của mỗi mặt hàng tại kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
q0: lượng các mặt hàng tiêu thụ tại kỳ gốc.
Chỉ số tổng hợp giá Laspeyres phản ánh sự biến động của giá cả kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc . Mức chênh lệch giữa tử số và mẫu số phản ánh mức tăng hay giảm của doanh thu do ảnh hưởng biến động của giá bán các mặt hàng với giả định là lượng hàng tiêu thụ ở kỳ gốc.
Biến động tương đối:
Biến động tuyệt đối: .
Chỉ số tổng hợp giá cả Laspeyres không phản ánh cập nhật được những thay đổi về khuynh hướng tiêu dùng, và không xác định lượng tăng giảm thực tế của mức tiêu thụ do ảnh hưởng giá cả đến việc tiêu thụ các mặt hàng. Ưu điểm là việc tính toán thuận lợi do số liệu kỳ gốc được tổng hợp. Khi xác định được chỉ số đơn về giá và mức tiêu thụ của từng mặt hàng ở kỳ gốc thì ta sử dụng công thức:
Với công thức này thì quyền số là mức tiêu thụ( hay doanh thu) của từng mặt hàng ở kỳ gốc.
Khi đặt thì: quyền số sẽ là tỷ trọng mức tiêu thụ hay doanh thu của từng mặt hàng ở kỳ gốc.
+ Chỉ số tổng hợp giá cả Passche: quyền số được chọn là lượng hàng tiêu thụ của mỗi mặt hàng ở kỳ nghiên cứu.
Công thức: quyền số là lượng hàng tiêu thụ kỳ nghiên cứu, chênh lệch giữa tử số và mẫu số phản ánh mức tiêu thụ(doanh thu) do ảnh hưởng giá bán các mặt hàng với lượng hàng tiêu thụ được cố định ở kỳ nghiên cứu.
Tương tự như Laspeyres thì khi biết được chỉ số đơn giá cả và lượng hàng tiêu thụ kỳ nghiên ta có công thức sau: quyền số trong công thức này là lượng hàng tiêu thụ hay doanh thu từng mặt hàng ở kỳ nghiên cứu.
Nếu đặt thì công thức được xác định là: quyền số trong công thức này là tỷ trọng mức tiêu thụ hay doanh thu từng mặt hàng kỳ nghiên cứu.
Giữa hai công thức chỉ số tổng hợp giá của Lasspeyres và Passche có sự chênh lệch giữa một bên sử dụng lượng hàng tiêu thụ kỳ nghiên cứu một bên sử dụng lượng hàng tiêu thụ kỳ gốc. Nếu mức chênh lệch quá lớn thì sẽ sử dụng công thức
+Chỉ số giá tổng hợp FISHER như sau:
Công thức chỉ số gía tổng hợp Fisher chính là bình quân nhân của hai công thức chỉ số tổng hợp giá Laspeyres và Passche.
*Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ.
Trong đó: Iq - chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ;
q1 và q0 - lượng hàng tiêu thụ mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
p- giá bán của mỗi mặt hàng.
+Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ Laspeyres: phản ánh biến động chung của lượng hàng tiêu thụ và ảnh hưởng biến động đó đối với mức tiêu thụ( doanh thu) các mặt hàng. Với quyền số là giá bán các mặt hàng ở kỳ gốc.
+Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ Passche: quyền số là giá bán các mặt hàng kỳ nghiên cứu.
Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ Fisher: sử dụng quyền số là giá cả các mặt hàng kỳ gốc và kỳ nghiên cứu.
Công thức chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ của Fisher là bình quân nhân của hai công thức chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ Laspeyres và Passche, công thức được áp dụng trong điều kiện dữ liệu đã xác định được chỉ số đơn lượng hàng tiêu thụ của từng mặt hàng và mức tiêu thụ tương ứng.Nếu có số liệu doanh thu hay mức tiêu thụ hàng hóa ở kỳ gốc, ta có công thức sau:
hoặc đặt thì
Với công thức này thì quyền số là mức tiêu thụ(doanh thu) của từng mặt hàng kỳ gốc, hay tỷ trọng mức tiêu thụ(doanh thu) kỳ gốc.
Nếu có số liệu về doanh thu hay lượng hàng tiêu thụ kỳ nghiên cứu ta có công thức sau:
họăc đặt thì
Với công thức này thì quyền số là doanh thu(mức tiêu thụ hàng hóa) hoặc tỷ trọng doanh thu(mức tiêu thụ hàng hóa) kỳ nghiên cứu.
Việc xác định quyền số cho mỗi phương pháp tính chỉ số là việc quan trọng vì nó quyết định ý nghĩa cho mỗi chỉ số, sử dụng quyền số phù hợp trong việc tính tóan các chỉ số giúp ta phân tích được đúng sự biến động của các nhân tố đến mục tiêu cần phân tích. Khi phân tích biến động của năng suất lao động thì ta nên sử dụng số lao động làm quyền số. Và hầu hết ta đều sử dụng quyền số là lượng làm quyền số, và lượng được sử dung ở kỳ nghiên cứu là chủ yếu, còn chất lượng thì ta sử dụng quyền số ở kỳ gốc. và thường thì ta sẽ sử dụng yếu tố chất đứng trước yếu tố lượng. Tùy vào mục đích và số liệu cnghiên cứu mà ta sử dụng quyền số sao cho phù hợp với quá trình nghiên cứu và quá trình phân tích để việc nghiên cứu hợp lý và đúng đắn hơn.
2.2/. Chỉ số không gian:
Biểu hiện quan hệ so sánh của hiện tượng nghiên cứu ở các điều kiện không gian khác nhau.Chỉ số không gian về giá và lượng tiêu thụ của các mặt hàng được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các đơn vị kinh doanh và giữa các thị trường, khu vực…
a/. Chỉ số đơn:
* Chỉ số đơn giá so sánh giữa hai thị trường:
* Chỉ số đơn lượng giữa hai thị trường:
* Chỉ số tổng hợp:
- Chỉ số tổng hợp giá:
Trong đó: Q=qA+qB tổng lượnghàng tiêu thụ của hai thị trường.
PA,PB- giá của các mặt hang tại hai thị trường.
- Chỉ số tổng hợp lượng hàng tiêu thụ:
+Quyền số là giá cố định của các mặt hàng(giá cố định là giá do nhà nước quy định):
Trong đó: pn- giá cố định của các mặt hang.
qA,qB- lượng hàng tiêu thụ của hai thị trường.
+Quyền số là giá bình quân của hai thị trường:
2.3/. Chỉ số Kế hoạch.
Căn cứ vào dữ liệu về sản lượng thực tế của doanh nghiệp ở các kỳ:
*Chỉ số kế hoach giá thành:
*Chỉ số thực hiện kế hoạch giá thành:
*Căn cứ vào sản lượng kế hoạch của doanh nghiệp:
- Chỉ số kế hoạch giá thành:
- Chỉ số thực hiện kế hoạch giá thành:
2.4/. Hệ thống chỉ số.
Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau hợp thành một phương trình cân bằng.
Chỉ số sản lượng= chỉ số năng suất lao động*chỉ số qui mô lao động.
Chỉ số doanh thu= chỉ số giá*chỉ số lượng hàng tiêu thụ.
Cấu thành hệ thống chỉ số thường bao gồm một chỉ số toàn bộ và các chỉ số nhân tố:
Chỉ số toàn bộ phản ánh sự biến động của hiện tượng phức tạp do các nhân tố cấu thành, còn chỉ số nhân tố phản ánh sự biến động của các nhân tố tác động đến sự biến động của hiện tượng phức tạp.
Hệ thống chỉ số cho phép ta phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiện tượng từ đó cho phép ta phân tích vai trò của từng nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiện tượng để từ đó ta sẽ xác định được nhân tố nào là nhân tố chủ yếu tác động lên sự biến động của hiện tượng và tìm ra nguyên nhân cơ bản của sự biến động của hiện tượng.
* Hệ thống Chỉ số liên hoàn: trong hệ thống chỉ số này thì chỉ số toàn bộ bằng tích các chỉ số nhân tố, mẫu số của chỉ số nhân tố đứng trước bằng tử số cảu nhân tố đứng sau. Chênh lệch giữa tử số và mẫu số là sự biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu do ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành.
Thứ tự theo tính chất lượng thì giảm dần còn tính số lượng thì tăng dần.
Chỉ số nhân tố chất lượng thì quyền số là nhân tố chất lượng kỳ gốc, còn chỉ số nhân tố số lượng thì quyền số là nhân tố số lượng kỳ nghiên cứu.
Hệ thống chỉ số về doanh thu:
Biến động tương đối:
Biến động tuyệt đối: .
Hệ thống chỉ số biểu hiện ảnh hưởng biến động riêng biệt:
Chỉ số =Chỉ số *chỉ số *…..* chỉ số * các chỉ
toàn nhân nhân nhân số liên
bộ tố 1 tố 2 tố n hệ
Lượng tăng giảm tuyệt đối:
Chỉ số toàn bộ phản ánh biến động của tổng doanh thu.
Chỉ số nhân tố phản ánh biến động riêng biệt của giá bán đến tổng doanh thu.
Chỉ số nhân tố phản ánh biến động riêng biệt của lượng hàng hóa tiêu thụ ảnh hưởng đến tổng doanh thu.
Chỉ số liên hệ phản ánh kết quả cuối cùng biến động và cùng tác động của giá bán và lượng hàng tiêu thụ ảnh hưởng đến tổng doanh thu.
Hệ thống chỉ số phân tích biến động chỉ tiêu bình quân.
.
Nếu và thì
Trong đó: x1 và x0 lượng biến tiêu thức kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
f1 và f0 số đơn vị trong tổng thể kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
số bình quân kỳ nghiên cứu, kỳ gốc, và số bình quân kỳ gốc khi giả định số đơn vị cố định ở kỳ nghiên cứu.
Biến động tuyệt đối:
Biến động của lượng biêế tiêu thức bình quân do ảnh hưởng của :
1). Do ảnh hưởng của lượng biến tiêu thức ảnh hưởng đến lượng biến tiêu thức bình quân.
2).Do ảnh hưởng của kết cấu số đơn vị trong tổng thể ảnh hưởng đến lượng biến tiêu thức bình quân hoặc tỷ trọng đơn vị trong tổng thể ảnh hưởng đến lượng biến tiêu thức.
Hệ thống chỉ số phân tích biến động tổng lượng biến tiêu thức
.
Biến động tuyệt đối:
.
Biến động của tổng lượng biến tiêu thức do ảnh hưởng của các nhân tố:
1). Do ảnh hưởng của lượng biến tiêu thức (x) đến tổng thể nghiên cứu.
2). Do ảnh hưởng của kết cấu tổng thể ()đến tổng lượng biến tiêu thức.
3).Do ảnh hưởng của quy mô tổng thể ()đến tổng lượng biên tiêu thức.
3/. Một số vấn đề về Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Khái niệm: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí sản xuất kinh doanh( hạơc nguồn lực). các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh còn được gọi là chỉ tiêu năng suất.
* Hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Có thể được phản ánh qua chỉ tiêu tuyệt đối hay tương đối:
- Nếu là chỉ tiêu hiệu quả tương đối : Hiệu quả sẽ được thể hiện qua thương số giữa kết quả so với chi phí hay nguồn lực tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công thức: H = hoặc H =
- Hiệu quả tuyệt đối: chỉ tiêu được phản ánh qua hiệu số giữa kết quả và chi phí.
H = Kết quả - Chi phí.
Trong hai chỉ tiêu trên thì:
Kết quả: có thể tính bằng GO( Giá trị sản xuất), VA( Giá trị gia tăng), Doanh thu, Lợi nhuận….
Chi phí hoặc nguồn lực: Tổng tài sản, Tài sản cố định, Tài sản lưu động, Chi phí khấu hao, chi phí lao động, Tổng chi phí, Lao động…
* Ý nghĩa: cho ta biết rằng cứ một đơn vị chi phí hay nguồn lực đưa và hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả sản xuất kinh doanh.
II/. Liên hệ thực tiễn.
1/. Một số vấn đề chung về Ngân hàng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại.
* Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền kinh tế.
* Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại bao gồm:
- Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng thương mại. Để đảm bào Ngân hàng thương mại có thể duy trì và phát triển vững chắc, đòi hỏi hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại phaỉ an toàn và hiệu quả. Chênh lệch lãi suất giữa hoạt động cho vay và huy động vốn đem lại nguồn thu chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Cho thuê tài chính là hoạt động kinh doanh trực tiếp tạo ra thu nhập cho ngân hàng thương mại thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp động cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh tóan tiền thuê trong suốt thời hạn thuê được hai bên thỏa thuận, do đó thu nhập chính là số tiền thuê mà bên thuê tài sản tài chính trả cho ngân hàng.
- Cung ứng dịch vụ: dịch vụ thanh toán tiền mặt, dịch vụ thanh tóan không dùng tiền mặt( thanh tóan bằng Séc, thanh tóan bằng nhờ Chi- Ủy nhiệm chi, thanh toán bằng nhờ Thu- Ủy nhiệm Thu, thanh tóan bằng thẻ Ngân hàng, thanh toán bằng thẻ, thanh tóan liên ngân hang, thanh tóan bằng chứng từ, thanh tóan bằng thư chứng từ(L/C), thanh tóan bằng tín dụng chứng từ(D/C)…..quá trình cung ứng dịch vụ sẽ đem lại thu nhập cho ngân hàng khi Ngân hàng thu chi phí khi cung ứng các dịch vụ cho khách hàng.
- Đầu tư tài chính, đầu tư chứng khóan…
- Các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng thương mại: kinh doanh vàng bạc đá quý, thông tin tư vấn, ủy thác, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng….ngân hàng thương mại kinh doanh vàng, bạc đá quý, kinh doanh ngoại tệ đem lại cho Ngân hàng thu nhập khi kinh doanh có lãi trên thị trường, và thu được phí cung cấp thông tin tư vấn, ủy thác hay bảo lãnh(cũng đều là những hình thức cung ứng dịch vụ của Ngân hang) đều đem lại thu nhập.
2/. Một số khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(AGRIBANK) được thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay AGRIBANK hiện là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.
AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Cho đến nay, vị thế dẫn đầu của AGRIBANK vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt 295048 tỷ đồng,hầu như là vốn huy động; Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242102 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 36% với hơn 3vạn doanh nghiệp dư nợ; tổng tài sản đạt 328802tỷ đồng tương đương với trên 20tỷ USD gấp gần 20lần so với ngày đầu thành lập. Hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với trên 30.000 cán bộ nhân viên.
Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. AGRIBANK là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn II của dự án này. Hiện AGRIBANK đã vi tính hoá hoạt động kinh doanh từ Trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, AGRIBANK hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
Là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 980 ngân hàng đại lý tại hơn 115 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương(APRACA) , Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á(ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002.
Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD. Các dự án nước ngoài đã tiếp nhận và triển khai hơn 110 dự án với tổng số vốn trên 3,6 tỷ USD, số vốn qua NHNo là 2,7 tỷ USD, đã giải ngân được hơn 1,1 tỷ USD.
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, AGRIBANK đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước.
3/. Nguồn số liệu được thu thập theo bảng sau:
Qua bảng Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam lập ngày 31/12/2007. Ta lựa chọn các chỉ tiêu sau đây:
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kí hiệu
Năm 2006
Năm 2007
Lợi nhuận thuần
Triệu đồng
M
901491
1656408
Tổng tài sản
Triệu đồng
G
246529869
326896862
Tài sản cố định
Triệu đồng
K
2033064
2546211
Tài sản lưu động
Triệu đồng
V
244496805
324350651
Tổng chi phí
Triệu đồng
C
5222982
6769483
Chí phí lao động
Triệu đồng
F
2314829
3676307
Chi phí khấu hao
Triệu đồng
C1
475523
662618
Chi phí hoạt động khác
Triệu đồng
T
2432630
2430558
Số lao động trung bình
Người
L
29492
30786
4/. Sử dụng phương pháp chỉ số phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam năm 2007(kỳ nghiên cứu) so với năm 2006(kỳ gốc).
Với bảng số liệu như trên ta đi tính tóan các chỉ tiêu để phân tích chỉ số như sau:
Tỷ suất lợi nhuận = .
Tỷ trọng Tài sản =
Tỷ trọng Chi phí =
Chỉ tiêu
Công thức tính
Đơn vị tính
Năm 2006
( 0)
Năm 2007
(1)
I (lần)
Tỷ suất lợi nhuận tính trên Tổng tài sản
RG=
0.00366
0.0051
1.385686
Tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định
RK=
0.44341
0.6505
1.46711
Tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản lưu động
RV=
0.00369
0.0051
1.385046
Tỷ suất lợi nhuận tính trên Tổng chi phí
RC=
0.1726
0.2447
1.41765
Tý suất lợi nhuận tính trên chi phí lao động
RF=
0.38944
0.4506
1.156946
Tỷ suất lợi nhuận tính trên chi phí khấu hao
RC1=
1.89579
2.4998
1.318603
Tỷ suất lợi nhuận tính trên chi phí khác
RT=
0.37058
0.6815
1.838976
Tỷ suất lợi nhuận tính trên số lao động
RL=
30.5673
53.804
1.760179
Tỷ trọng tài sản cố định trong Tổng tài sản
KG=
%
0.8247
0.7789
Tỷ trọng tài sản lưu động trong Tổng tài sản
VG=
%
99.1753
99.2211
Tỷ trọng chi phí lao động trong Tổng chi phí
FC=
%
44.3201
54.3071
Tỷ trọng chi phí khấu hao trong tổng chi phí
C1C=
%
9.1044
9.7883
tỷ trọng chi phí khác trong tổng chi phí
TC=
%
46.5755
35.9046
mức trang bị TSCĐ cho một lao động
KL=
68.93612
82.70678
Lương bình quân cho 1lao động
FL=
78.49007
119.4149
Dựa vào nguồn số liệu và bảng tính ta đi phân tích sự biến động của hai chỉ tiêu quan trọng đó là tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cho ta biết được rằng cứ 1triệu đồng chi phí( hoặc nguồn lực sẽ tạo ra được bao nhiêu triệu đồng lợi nhuận). Chỉ tiêu lợi nhuận cho ta thấy được trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng hoạt động ra sao, lỗ lãi như thế nào?, cho ta thấy rằng Ngân hang đã thu được bao nhiêu lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.Từ đó ta đi phân tích biến động của hai chỉ tiêu là lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận để thấy được rõ hơn họat động kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hang Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.Ta đi phân tích những yếu tố tác động đến sự biến động của tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận.
* Phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận:
Sự biến động tỷ suất lợi nhuận có thể được tính trên Tổng tài sản, Tổng chi phí, Số lao động bình quân.
-Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng tài sản có thể có các phương trình sau:
+)Tỷ suất lợi nhuận tính trên Tổng tài sản (RG)=
RG = x
RG=RK.KG
RG = x
RG=RV.VG
Ta đi phân tích tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng tài sản do tác động của hai nhân tố đại diện đó là: tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định và tỷ trọng tài sản cố định trong Tổng tài sản.
với số liệu trong bảng tính trên ta thay vào công thức ta sẽ được như sau:
Biến động tương đối:
=0.38569(lần) hoặc 38.569%
=0.46711(lần) hoặc 46.711%
=-0.0555(lần) hoặc (-5.55%)
Biến động tuyệt đối:
=0.00141(triệuđồng/triệuđồng)
=0.00161(triệuđồng/triệuđồng)
=(-0.0002)triệuđồng/triệuđồng
Nhận xét: Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng tài sản kỳ nghiên cứu(năm2007) so với kỳ gốc(năm2006) tăng lên 38.569% hay là tăng lên 0.00141(triệu đồng/triệu đồng) nguyên nhân là do:
Thứ nhất là do tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 46.711% làm cho tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng tài sản kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 0.00161(triệu đồng/triệuđồng).
Thứ hai là do tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản thay đổi (từ 0.008247(lần) hay 0.8247% năm 2006 xuống còn 0.007789(lần) hay 0.7789%) làm cho tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng tài sản kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm 0.0002(trệuđồng/triệuđồng).
Nguyên nhân làm cho tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng tài sản tăng lên chủ yếu là tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định tăng.
-Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng chi phí:
Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng chi phí(RC)=
RC= =x
RC==x
RC= =x
Phân tích tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng chi phí do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận tính trên chi phí lao động và tỷ trọng chi phí lao động trong tổng chi phí:
RC= =x=RF.FC
IRC=1.41765=1.15695 x1.225338
Biến động tương đối:
=0.41765(lần) hoặc 41.765%
=0.15695(lần) hoặc 15.695%
=0.225388(lần) hoặc 22.5388%
Biến động tuyệt đối:
=0.072087(triệuđồng/triệuđồng)
=0.033193(triệuđồng/triệuđồng)
=0.038894(triệuđồng/triệuđồng)
Nhận xét: Tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng chi phí kỳ nghiên cứu(năm2007) so với kỳ gốc (năm 2006) tăng 41.765% hay tăng lên 0.072087(triệu đồng/triệu đồng) là do các nguyên nhân:
Thứ nhất do tỷ suất lợi nhuận tính trên chi phí lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 15.695% lên làm cho tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng chi phí
kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 0.03193(triệu đồng/triệu đồng).
Thứ hai là do tỷ trọng chi phí lao động trong tổng chi phí thay đổi (cụ thể là tỷ trọng chi phí lao động trong tổng chi phí năm 2006 là 0.443201(lần) hay 44.3201% tăng lên 0.543071(lần) 54.3071% năm 2007) lên làm cho tỷ suất lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 0.038894(triệuđồng/triệuđồng).
Như vậy tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng chi phí kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên nguyên nhân chủ yếu do sự thay đổi của tỷ trọng chi phí lao động trong tổng chi phí.
-Tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động:
RL==x
RL= =x=RK.TR
IRL=1.760179=1.46711x1.19976
Biến động tương đối:
=0.760179(lần) hoặc 76.0179%
=0.46711(lần)hoặc 46.711%
=0.19976(lần) hoặc 19.976%
Biến động tuyệt đối:
=23.23663(triệuđồng/người)
=17.13051(triệuđồng/người)
=6.106118(triệuđồng/người)
NX: Tỷ suất lợi nhuận tình trên lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 76.0179% hay là tăng 23.23663triệu đồng/người là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất là do tỷ suất lợi nhuận thuần tính trên tài sản cố định kỳ nghiên cứu(năm2007) so với năm gốc(năm2006) tăng 46.711% lên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 17.13051(triệu đồng/người).
Thứ hai là do mức trang bị kỹ thuật cho một lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 19.976% lên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận tính trên một lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 6.106118(triệuđồng/người).
Như vậy tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng nguyên nhân chủ yếu là do tỷ suất tính trên tài sản cố định tăng.
- Sự biến động của tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận tính trên chi phí lao động và tiền lương bình quân một lao động:
Tỷ suất lợi nhuận = x
Tính trên lao động(RL)
RL=x=RF.FL.
IRL==x
IRL=1.7602=1.157x1.1524
Biến động tương đối:
=0.7602(lần) hoặc 76.02%
=0.157(lần) hoặc 15.7%.
=0.5214(lần) hoặc 52.14%.
Biến động tuyệt đối:
=23.23663(triệuđồng/triệuđồng)
=7.2988(triệuđồng/triệuđồng)
=15.93783(triệuđồng/triệuđồng)
Nhận xét:
Tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 76.02% hay là 23.23663(triệuđồng/triệuđồng) nguyên nhân là do:
Thứ nhất do tỷ suất lợi nhuận tính trên chi phí lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 15.7% làm cho tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động tăng lên 7.2988(triệuđồng/triệuđồng.)
Thứ hai là do tiền lương bình quân một lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 52.14% làm cho tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 15.93783(triệuđồng/triệuđồng).
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động là do tiền lương bình quân một lao động tăng lên.
*Phân tích sự biến động của Lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố:
- Sự biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng của Tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định và gái trị tài sản cố định:
Lợi nhuận(M) = xTài sản cố định(K)
M= xK
IM==x
IM=1.837409=1.46711x1.252401 (lần)
Biến động tương đối:
=0.837409(lần) hoặc 83.7409%
=0.46711(lần) hoặc 46.711%
=0.252401(lần) hay 25.2401%
Biến động tuyệt đối:
=754917(triệu đồng)
=527379.9(triệu đồng)
=227537.1(triệu đồng)
Nhận xét: Lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 83.7409% hay là tăng 754917(triệu đồng) nguyên nhân chủ yếu là do:
Thứ nhất là do tỷ suất lợi nhuận tính trên gái trị tài sản cố định kỳ nghiên cứu so với kỳ gố tăng lên 46.711% làm cho lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gố tăng tăng lên 527379.9(triệu đồng).
Thứ hai là do giá trị tài sản cố định kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 25.2401% làm cho lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 227537.1(triệu đồng).
- Sự biến động của lợi nhuận do 3nhân tố: Tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định, tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản và giá trị tổng tài sản.
Lợi nhuận = xxTổng tài sản(G)
M=xxG=RK.KG.G
IM= =x
IM=1.837409=1.46711x0.9445x1.32993 (lần)
Biến động tương đối:
=0.837409(lần) hoặc 83.7409%
=0.46711(lần) hoặc 46.711%
=(- 0.0555) (lần) hoặc (-5.55%)
=0.32993(lần) hoặc 32.993%
Biến động tuyệt đối:
=754917(triệu đồng).
=527379.9(triệu đồng).
=-66342.6(triệu đồng)
=293879.7(triệu đồng)
Nhận xét: Lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 83.7409% hay là tăng 754917(triệu đồng) nguyên nhân là do:
Thứ nhất là do tỷ suất lợi nhuận tính trên giá trị tài sản cố định(năng suất sử dụng tài sản cố định) kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 46.711% làm cho lợi nhuận kỳ gnhiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 527379.9(triệu đồng).
Thứ hai là do tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc thay đổi làm cho lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc giảm xuống 66342.6(triệu đồng).
Thứ ba là do tổng tài sản kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 32.993% làm cho lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 293879.7(triệu đồng).
- Sự biến động của Lợi nhuận do ảnh hưởng của: tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động(năng suất lao động) và số lao động.
Lợi nhuận(M) = xLao động(L)
M=xL=RL.L
IM===x
IM= 1.83749 = 1.760179x1.043876
Biến động tương đối:
=IM-1=0.83749(lần) hoặc 83.749%
=IRL-1=0.760179(lần) hoặc 76.0179%
=IL-1=0.043876(lần) hoặc 4.3876%
Biến động tuyệt đối:
=M1-M0=754917(triệu đồng)
=(RL1-RL0).L1=715362.9(triệu đồng)
=(L1-L0).RL0=39434.1(triệu đồng)
Nhận xét: Lợi nhuận kỳ nghiên cứu(năm 2007) so với kỳ gốc (năm 2006) tăng lên 83.749% hay là tăng 754917triệu đồng nguyên nhân do các yếu tố sau:
Thứ nhất do tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 76.0179% lên làm cho lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 715362.9(triệu đồng).
Thứ hai là do số lao động bình quân kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 4.3876% làm cho lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 39434.1(triệu đồng).
Như vậy lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên nguyên nhân chủ yếu là do tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động tăng lên.
-Sự biến động của Lợi nhuận do ảnh hưởng của: Tỷ suât lợi nhuận tính trên tài sản cố định, mức trang bị kĩ thuật cho một lao động và lao động.
Lợi nhuận(M)=xxLao động(L)
M=xxL=RK.KL.L
IM=== xx
IM=1.837409=1.46711x1.19976x1.043876.
Biến động tương đối:
=IM -1=0.837409(lần) hay 83.7409%
=IRK-1 =0.46711(lần) hoặc 46.711%
=IKL-1 =0.19976(lần) hoặc 19.976%
=IL-1 =0.043876(lần) hoặc 4.3876%
Biến động tuyệt đối:
=M1-M0=754917(triệu đồng)
=(RK1-RK0)KL1.L1=527379.94(triệu đồng)
=(KL1-KL0).RK0.L1=187982.96(triệu đồng)
=(L1-L0).RK0.KL0=39554.1(triệu đồng)
Nhận xét: Lợi nhuận kỳ nghiên cứu(năm2007) so với kỳ gốc(năm2006) tăng lên 83.7409% hay là tăng 754917(triệu đồng) nguyên nhân là do:
Thứ nhất là do tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định tăng lên 46.711% làm cho lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 527379.94(triệu đông).
Thứ hai là do mức trang bị kĩ thuật cho một lao động tăng lên 19.976% làm cho lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 187982.96(triệu đồng).
Thứ ba là do số lao động bình quân kỳ nghiên cứu so với kỳ gôc tăng lên 4.3876% làm cho lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 39554.1(triệu đồng).
Như vậy thì lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên chủ yếu do tăng tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản cố định tăng lên.
-Sự biến động của Lợi nhuận do ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận tính trên chi phí lao động, tiền lương bình quân 1lao động và số lao động
Lợi nhuận(M)=xx Lao động(L)
M=xxL= RF.FL.L
IM===xx
IM=1.837409=1.15695x1.521401x1.043876
Biến động tương đối:
=IM-1=0.837409(lần) hoặc 83.7409%
=IRF-1=0.15695(lần) hoặc 15.695%
=IFL-1=0.521401(lần) hoặc 52.1401%
=IL-1=0.043876(lần) hoặc 4.3876%
Biến động tuyệt đối:
=M1-M0=754917(triệu đồng)
=(RF1-RF0).FL1.L1 =224700.7(triệu đồng)
=(FL1-FL0).RF0.L1=490662.2(triệu đồng)
=(L1-L0).RF.FL0=39554.1(triệu đồng)
Nhận xét: lợi nhuận kỳ nghiên cứu(năm2007) so với kỳ gốc(năm2006) tăng 83.7409% hay tăng lên một lượng là754917(triệu đồng) nguyên nhân là do:
Thứ nhất là do tỷ suất lợi nhuận tính trên chi phí lao động kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 15.695% làm cho lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 224700.7(triệu đồng)
Thứ hai là do chi phí lao động tính trên lao động( tiền lương bình quân 1lao động) kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 15.695% làm cho lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 224700.7(triệu đồng).
Thứ ba là do số lao động bình quân kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 4.3876% làm cho lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên 39554.1(triệu đồng).
Như vậy nguyên nhân làm cho lợi nhuận kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng lên là do tiền lương bình quân 1lao động tăng lên.
5)/. Nhận xét:
Qua kết quả phân tích trên ta nhận thấy rằng:
Thứ nhất tỷ suất lợi nhuận được tính trên hầu hết các chỉ tiêu là: tỷ suất lợi nhuận tính trên Tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận tính trên Tài sản cố định, Tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản lưu động,…. đều có xu hướng tăng lên( tốc độ phát triển kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc lơn hơn 1(lần) hay 100%) cho ta thấy được rằng nguyên nhân làm cho tý suất lợi nhuận là tốc độ phát triển của lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ phát triển của tài sản cố định, tài sản lưu động, chi phí và lao động….và nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy rằng tỷ suất lợi nhuận tính trên chi phí khác và tỷ suất lợi nhuận tính trên lao động có tốc độ phát triển lớn hơn hẳng so với những chỉu tiêu tỷ suất lợi nhuận tính trên các chỉ tiêu khác như tài sản cố định, tài sản lưu động….
Thứ hai là ta thấy được rằng tỷ trọng của Tài sản cố định trong Tổng tài sản năm 2007 so với năm 2006 có xu hướng giảm, và tỷ trọng của Tài sản lưu động trong Tổng tài sản có xu hướng tăng lên, nhưng lượng tuyệt đối của hai loại Tài sản đó lại đều có xu hướng tăng lên theo xu hướng cả hai chỉ tiêu đều tăng lên. Do đó Tài sản lưu động có xu hướng tham gia nhiều hơn tài sản cố định trogn quá trình hoạt động kinh doanh, và nhân thấy rõ ràng khi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại là hoạt động đặc trưng khi sử dụng tài sản lưu động là chủ yếu với những hình thức kinh doanh đặc trừng và hiệu quả cao.
Thứ ba là Lợi nhuận năm 2007 lơn hơn so với Lợi nhuận năm 2006. Điều đó cho ta thấy được hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng là tương đối tố.
III. KẾT LUẬN
Từ quá trình phân tích trên ta thấy được rằng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam qua hai năm 2007 so với năm 2006 đã có sự biến đổi rõ rệt.Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu để đánh giá quá trình hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của những doanh nghiệp. Và trong quá trình phân tích trên ta đã thấy được rằng Lợi nhuận của Ngân hàng qua hai năm (năm 2007 so với năm 2006) tăng lên trong quá trình tham gia hoạt động do rất nhiều yếu tố tác động tới như là lao động , giá trị Tài sản cố định, tỷ trọng Tài sản cố định trong Tổng tài sản, hay tỷ suất lợi nhuận tính trên Tài sản cố định, trên Tổng tài sản , trên Tổng chi phí, trên Chi phí lao động hay là tính trên Lao động… Từ đó ta thấy được rằng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam hoạt động kinh doanh năm 2007 đạt hiệu quả hơn so với năm 2006, sử dụng chi phí và nguồn lực hiệu quả hơn và đã biết tận dụng các điều kiện cũng như những thế mạnh của một doanh nghiệp hàng đầu quốc gia trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng. Từ đó ta thây được rằng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn việt nam là ngân hàng luôn đứng vị trí hàng đầu trong lĩnh vực Ngân hàng.
Tài liệu tham khảo.
1/. Giáo trình Lý thuyết Thống kê_ trường ĐHKTQD- Chủ biên PGS.TS.Trần Ngọc Phác-Ts.Trần Thị Kim Thu_nhà xuất bản thống Kê.
2/. Bài giảng Nguyên lý thống kê
3/. Giáo trình Thống kê Kinh tế ĐHKTQD_Khoa Thống kê_TS.Phan Công Nghĩa(chủ biên).
4/. Bài giảng Thống kê kinh tế.
5./ Giáo trình Thống kê Kinh doanhĐHKTQ_Khoa Thống Kê.
6/. Hoạt động sản xuất kinh doanh NHNN&PT Nông nghiệp Nông Thôn Việt Nam.
7/. Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại_ Khoa Ngân hang- Tài chính- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
8./ Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(AGRIBANK): AGRIBANK.COM.VN.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A9020.DOC