Trên cơ sở thang đo sáu yếu tố tác động đến sự
hài lòng của nhân viên ngân hàng tại các ngân
hàng thương mại tỉnh An Giang. Kết quả kiểm
định Cronbach’s Alpha tất cả các thang đo đều đạt
yêu cầu và tiến hành phân tích nhân tố khám phá.
Sau hai lần phân tích nhân tố khám phá đã loại bỏ
tám quan sát không thỏa điều kiện trong kết quả
phân tích, đồng thời trong quá trình khảo sát
phỏng vấn sâu, các yếu tố này thường ít được đáp
viên đánh giá cao và mức độ tác động không lớn.
Kết quả có sáu nhân tố tác động đến sự hài lòng
của nhân viên ngân hàng là: (1) thu nhập, (2) lãnh
đạo, (3) bản chất công việc, (4) môi trường làm
việc, (5) đồng nghiệp và (6) đào tạo thăng tiến.
Kết quả nghiên cứu không có sự thay đổi với mô
hình nghiên cứu đề ra. Các nhóm nhân tố này
được tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội để
đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến sự
hài lòng của nhân viên.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ tác động của
các yếu tố đối với sự hài lòng của nhân viên ngân
hàng tại các ngân hàng thương mại tỉnh An Giang,
trong đó tác động mạnh nhất là yếu tố thu nhập, tiếp
đến là yếu tố lãnh đạo, bản chất công việc, môi
trường làm việc, đồng nghiệp và thấp nhất là yếu tố
đào tạo thăng tiến. Thu nhập được nhân viên đánh
giá tác động mạnh nhất đến sự hài lòng trong công
việc, thu nhập là khoảng tiền mà nhân viên nhận
được sau kết quả làm việc của nhân viên bao gồm
lương và các khoản phúc lợi.
Tại các ngân hàng thương mại tỉnh An Giang, thu
nhập có thể được xem là yếu tố hàng đầu tác động
đến sự hài lòng của nhân viên. Thu nhập đóng vai
trò quan trọng quyết định chi tiêu trong cuộc sống
gia đình. Thu nhập ổn định sẽ giúp nhân viên đảm
bảo cuộc sống, an tâm trong công việc và đóng góp
công sức vào sự phát triển của ngân hàng khi thu
nhập được ổn định. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
các nhà lãnh đạo ngân hàng cần xem xét lại mức
lương, thưởng: (1) cần chú ý đến vấn đề công bằng
giữa các nhân viên, (2) thỏa đáng với công sức nhân
viên đóng góp, đồng thời (3) mức lương tối thiểu
vẫn đảm bảo được cuộc sống gia đình nhân viên
11 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hài lòng của nhân viên ngân hàng tại các ngân hàng thương mại tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 47 – 57
47
SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TỈNH AN GIANG
Mai Minh Lý1, Trần Minh Hiếu2
1Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn
2Trường Đại học An Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 21/09/2016
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
16/11/2016
Ngày chấp nhận đăng: 10/2017
Title:
The satisfaction of employees in
commercial banks in An Giang
province
Keywords:
Employees’ satisfaction,
incomes, leadership, job
characteristics, working
environment, colleagues,
training and professional
development
Từ khóa:
Sự hài lòng của nhân viên
ngân hàng, thu nhập, lãnh
đạo, bản chất công việc,
môi trường làm việc, đồng
nghiệp và đào tạo thăng
tiến
ABSTRACT
The study was conducted based on previous imperical studies about influences
on workers’ satisfaction in order to analyze factors affecting the satisfaction of
employees in commercial banks in An Giang province. The JDI five-element
measurement of Smith, Kendall and Hullin (1969) was implemented along with
the measurement scale of Crossman and Bassem (2003) and other imperical
studies in Vietnam. The research findings showed that there were six factors
that influenced on the satisfaction of employees in commercial banks in An
Giang, including incomes, leadership, job characteristics, working
environment, colleagues, training and professional development. The research
also measured the degree of each factor, in which the incomes and leadership
affected greatly on the satisfaction of banking emloyees.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của người lao động và kết quả của những nghiên cứu thực
nghiệm về sự hài lòng của nhân viên nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của nhân viên ngân hàng tại các ngân hàng thương mại tỉnh An
Giang. Thang đo 5 yếu tố JDI của Smith, Kendall và Hulin (1969) được sử
dụng làm thang đo chính, kết hợp cùng thang đo trong nghiên cứu của
Crossman và Bassem (2003) cùng với các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự hài lòng của nhân viên ngân hàng tại
các ngân hàng thương mại tỉnh An Giang chịu tác động bởi sáu yếu tố (1) thu
nhập; (2) lãnh đạo; (3) bản chất công việc; (4) môi trường làm việc; (5) đồng
nghiệp và (6) đào tạo thăng tiến. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đo lường mức
độ tác động của từng yếu tố, trong đó yếu tố về thu nhập và sự lãnh đạo tác
động mạnh đến sự hài lòng của nhân viên ngân hàng.
1. GIỚI THIỆU
Sự hài lòng trong công việc là một yếu tố rất quan
trọng đối với cả người lao động và người sử dụng
lao động. Người lao động luôn mong muốn được
làm việc trong điều kiện thuận lợi về cơ sở vật
chất và nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ người sử
dụng lao động. Đây là tiền đề giúp cho người lao
động phát huy khả năng của mình để hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Sự hài lòng của người lao
động là vô cùng quan trọng vì sự hài lòng có thể
làm tăng năng suất và hiệu quả công việc mà
người lao động mang đến cho tổ chức (Wagner &
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 47 – 57
48
Gooding, 1987). Nhân tố con người luôn giữa vai
trò chủ đạo trong bất kỳ một tổ chức nào.
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh
nghiệp kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ,
ngân hàng cần có đội ngũ nhân sự có kiến thức
chuyên môn về tài chính – tiền tệ. Nhân sự có
chất lượng là tài nguyên quý giá nhất mà các ngân
hàng cần phải giữ gìn, duy trì để phát huy sức
mạnh cạnh tranh của ngân hàng. Một trong những
công việc mà nhà quản trị phải làm để duy trì và
phát triển nguồn nhân lực là đo lường mức độ hài
lòng của người lao động ở đơn vị mình. Kết quả
đo lường giúp nhà quản trị nhận ra thực trạng,
nguyên nhân để có giải pháp thích hợp nhằm sử
dụng lao động có hiệu quả hơn. Lãnh đạo ngân
hàng cần phải có chính sách nhân sự hợp lý, phải
biết lãnh đạo, động viên, khen thưởng hợp lý
nhằm tạo ra môi trường làm việc năng động,
khiến nhân viên gắn bó với nhau trong ngân hàng.
Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại còn phải có
một chế độ lương bổng phù hợp để giữ nhân viên
làm việc với mình, cải thiện phúc lợi để nhân viên
có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Khi nhân viên an
tâm về vấn đề thu nhập sẽ tập trung thời gian vào
công việc, chất lượng công việc được gia tăng,
hiệu quả hoạt động ngân hàng được nâng cao.
Các ngân hàng thương mại đang hoạt động trong
tỉnh An Giang đang thu hút, đào tạo và thỏa mãn
nhu cầu nhân viên nhằm nâng cao năng suất lao
động và tối ưu hóa lợi nhuận ngân hàng. Hiện tại,
các ngân hàng đang cạnh tranh nhau trong khâu
tuyển dụng nhân sự có chất lượng cao, tuy nhiên
làm thế nào để giữ chân nhân sự có chất lượng
vừa được tuyển dụng là vấn đề cần được các nhà
lãnh đạo ngân hàng quan tâm. Câu hỏi đặt ra là
hiện nay tại các ngân hàng thương mại yếu tố nào
tác động đến sự hài lòng của nhân viên? Và mức
độ tác động của các yếu tố đó đến sự hài lòng của
nhân viên như thế nào? Đây là câu hỏi mà lãnh
đạo ngân hàng cần quan tâm để có chính sách hợp
lý trong chiến lược phát triển ngân hàng. Nghiên
cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân
viên ngân hàng tại các ngân hàng thương mại tỉnh
An Giang nhằm chỉ ra các yếu tố tác động và mức
độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của
nhân viên ngân hàng. Kết quả nghiên cứu là tài
liệu tham khảo hữu ích đối với các ngân hàng
thương mại tỉnh An Giang nói chung và cả nước
nói riêng, có thể sử dụng làm cơ sở xây dựng các
chính sách thu hút nhân sự và giữ chân nhân tài
cho sự phát triển của ngân hàng.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết về sự hài lòng và sự hài
lòng trong công việc
Lý thuyết của Maslow (1943) và Pritchard (1969)
đều cho rằng, sự hài lòng nói chung là giá trị nhận
được phải lớn hơn hoặc bằng giá trị kỳ vọng. Trên
nền tảng lý thuyết này, một số nhà nghiên cứu sau
kế thừa và phát triển về nhu cầu hài lòng. Họ định
nghĩa chung sự hài lòng là giá trị thực tế mà người
lao động nhận được so với giá trị kỳ vọng về
những khía cạnh công việc như tiền lương, tính
chất công việc, điều kiện làm việc, môi trường
làm việc, Vroom (1964) định nghĩa sự hài lòng
của người lao động là trạng thái mà người lao
động được động viên từ ba nhân tố kết hợp giá trị
kỳ vọng từ công việc, phương tiện làm việc, hấp
lực từ thành quả lao động. Hackman và Oldham
(1975) xem sự hài lòng của người lao động là một
chuỗi giá trị trải nghiệm và nhận thức từ sự kết
hợp 5 đặc điểm công việc cốt lõi như đa dạng kỹ
năng, xác định tính chất công việc, tầm quan trọng
công việc, quyền quyết định và phản hồi tạo động
lực làm việc, hiệu suất công việc cao. Kreitner và
Kinicki (2007) cho rằng, sự hài lòng công việc
chủ yếu phản ánh mức độ một cá nhân yêu thích
công việc của mình, đó chính là tình cảm hay cảm
xúc của người nhân viên đó đối với công việc của
mình. Nói cách khác, môi trường làm việc càng
đáp ứng được các nhu cầu, giá trị và tính cách của
người lao động thì độ thỏa mãn công việc càng
cao. Locke (1976) cho rằng, hài lòng trong công
việc là người lao động thực sự cảm thấy thích thú
đối với công việc của họ. Theo Quinn và Staines
(1979), hài lòng trong công việc là phản ứng tích
cực đối với công việc. Weiss (1967) định nghĩa
rằng, hài lòng trong công việc là thái độ về công
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 47 – 57
49
việc được thể hiện bằng cảm nhận, niềm tin và
hành vi của người lao động.
Theo Smith, Kendal và Hulin (1969), mức độ hài
lòng với các thành phần hay khía cạnh của công
việc là thái độ ảnh hưởng và ghi nhận của nhân
viên về các khía cạnh khác nhau trong công việc
như: bản chất công việc; cơ hội đào tạo và thăng
tiến; lãnh đạo; đồng nghiệp; tiền lương của họ.
Thang đo mức độ hài lòng với các thành phần
công việc JDI (Job Descriptive Index) của Smith
et al (1969) đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau với năm khía cạnh: bản chất công việc,
cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng
nghiệp, tiền lương (Theo Job Descriptive Index-
JDI). Sau đó, Crossman và Bassem (2003) đã bổ
sung thêm hai thành phần nữa là: phúc lợi và môi
trường làm việc. Hai thang đo này cũng được tác
giả Trần Kim Dung & Trần Hoài Nam (2004) áp
dụng khi nghiên cứu nhu cầu, sự thỏa mãn của
nhân viên và sự cam kết đối với tổ chức. Ngoài ra,
một số thành phần của thang đo cũng được các tác
giả Việt Nam sử dụng để nghiên cứu trong các
doanh nghiệp như: Vũ Khắc Đạt (2009) đo lường
mức độ thỏa mãn của nhân viên văn phòng khu
vực miền Nam VietNam Airlines đã sử dụng
thang đo gồm các thành phần: bản chất công việc,
đào tạo phát triển, đánh giá, đãi ngộ, môi trường
tác nghiệp, lãnh đạo; Nguyễn Thị Kim Ánh
(2010) đo lường mức độ thỏa mãn của người lao
động tại Công ty cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar
đã sử dụng thang đo gồm 8 yếu tố: bản chất công
việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, tiền
lương, môi trường làm việc, đồng nghiệp, đánh
giá thực hiện công việc, phúc lợi; Nguyễn Cao
Anh (2011) đánh giá sự hài lòng của người lao
động đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến
Tre sử dụng thang đo gồm 10 yếu tố: tính chất
công việc, tiền lương và phúc lợi, đánh giá hiệu
quả công việc, đào tạo phát triển và cơ hội thăng
tiến, sự tự chủ trong công việc, tính ổn định trong
công việc, chính sách và quy trình làm việc,
phương tiện làm việc và an toàn lao động, trao đổi
thông tin, quan hệ nơi làm việc. Như vậy, trên cơ
sở các thành phần công việc của JDI, các tác giả đã
điều chỉnh và bổ sung thêm các thành phần khác
liên quan đến công việc khi nghiên cứu để phù hợp
với đặc điểm, điều kiện công việc của từng doanh
nghiệp, từng khu vực ở những giai đoạn khác nhau.
2.2 Mô hình nghiên cứu
Thang đo mức độ hài lòng với các thành phần
công việc (JDI) của Smith, Kendall và Hulin
(1969): Bản chất công việc, cơ hội đào tạo và
thăng tiến, lãnh đạo, tiền lương và đồng nghiệp.
Crossman và Bassem (2003) trong nghiên cứu của
mình đã kế thừa 5 yếu tố nêu trên và bổ sung
thêm hai thành phần là: phúc lợi và môi trường
làm việc. Mô hình này cũng đã được Trần Kim
Dung & Trần Hoài Nam (2004) vận dụng nghiên
cứu về nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân viên và sự
cam kết đối với tổ chức ở Việt Nam. Nghiên cứu
này cũng đã vận dụng kết hợp thang đo các thành
phần công việc (JDI) của Smith, Kendall và Hulin
(1969) và mô hình nghiên cứu của Crossman và
Bassem (2003) và hiệu chỉnh yếu tố tiền lương và
phúc lợi thành yếu tố thu nhập phù hợp với thực
tế tại các ngân hàng thương mại vì thu nhập của
nhân viên ngân hàng bao gồm lương (lương cơ
bản và lương kinh doanh) và phúc lợi (khen
thưởng hàng tháng), các yếu tố này được nghiên
cứu sử dụng để đo lường và đánh giá các yếu tố
tác động đến sự hài lòng của nhân viên ngân hàng
tại các ngân hàng thương mại tỉnh An Giang
(Hình 1).
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 47 – 57
50
Hình 1. Mô hình nghiên cứu
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Theo đề xuất của Nguyễn Đình Thọ (2012),
nghiên cứu này bao gồm hai giai đoạn là (1)
nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức
(Hình 2). Trong nghiên cứu sơ bộ, bảng hỏi nháp
được xây dựng trên cơ sở kế thừa thang đo 5 yếu
tố JDI của Smith, Kendal và Hulin (1969) cùng
với nghiên cứu ứng dụng của Crossman và
Bassem (2003).
Hình 2. Quy trình nghiên cứu
Sự hài lòng
của nhân viên
ngân hàng
Bản chất công việc
Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Lãnh đạo
Đồng nghiệp
Thu nhập
Môi trường làm việc
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết Nghiên cứu trước có liên quan
Thảo luận nhóm
hoàn thiện thang đo nháp
Thiết kế bảng khảo sát
Thu thập thông tin và mã hóa
Kiểm định độ tin cậy thang đo
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích hồi quy đa biến
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 47 – 57
51
Bảng hỏi nháp được hiệu chỉnh và áp dụng cho
nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại tỉnh An
Giang. Nghiên cứu chính thức được thực hiện
bằng phương pháp định lượng. Dữ liệu được thu
thập qua bảng câu hỏi (thang đo chính thức).
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên đơn giản được áp dụng có kết quả khi
tổng thể nghiên cứu không phân tán rộng về mặt
địa lý, các phần tử trong tổng thể có khá nhiều sự
đồng nhất về đặc điểm muốn nghiên cứu (Lê Văn
Huy & Trương Trần Trâm Anh, 2012). Dữ liệu
thu thập được tiến hành phân tích qua ba bước: (1)
đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha nhằm xem xét mức độ tin cậy,
phù hợp của thang đo trong các phân tích tiếp
theo; (2) phân tích nhân tố khám phá EFA
(Exploratory Factor Analysis) nhằm thu gọn các
biến quan sát thành tập biến (nhóm nhân tố); (3)
kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội để đánh
giá mức độ tác động của các yếu tố trong mô
hình.
Mô hình nghiên cứu có bảy khái niệm được sử
dụng. Trong đó có sáu khái niệm biến độc lập là :
(1) bản chất công việc, (2) cơ hội đào tạo và thăng
tiến, (3) lãnh đạo ngân hàng, (4) đồng nghiệp, (5)
thu nhập (lương, thưởng và các khoản phúc lợi),
(6) môi trường làm việc, và một khái niệm biến
phụ thuộc là sự hài lòng của nhân viên ngân hàng
(Phụ lục). Thang đo được đo lường ở dạng thang
đo Likert 5 điểm, cụ thể: 1 = rất không đồng ý, 2
= không đồng ý, 3 = trung lập, 4 = đồng ý, 5 = rất
đồng ý. Riêng thang đo về sự hài lòng của giảng
viên là 1 = rất không hài lòng, 2 = không hài lòng,
3 = trung lập, 4 = hài lòng, 5 = rất hài lòng.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
Nghiên cứu định lượng được tiến hành từ dữ liệu
của 354 bảng hỏi hoàn chỉnh trong số 380 bảng
hỏi được thu về từ 450 bảng hỏi được phát ra đến
29 ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa
bàn tỉnh An Giang. Trong số các bảng hỏi thu về
có 26 bảng hỏi bị loại bỏ vì đáp viên không trả lời
đầy đủ thông tin. Số liệu thu thập tại 17 trong tổng
số 29 ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh An
Giang (Bảng 1).
Bảng 1. Thống kê khảo sát theo ngân hàng
STT Tên ngân hàng Tần số
Tỷ lệ
(%)
1
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam
AGRIBANK 40 11,3
2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV 30 8,5
3 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam COOPBANK 8 2,3
4 Ngân hàng TMCP Đông Á DABANK 25 7,1
5 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam EXIMBANK 24 6,8
6 Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh HDBANK 16 4,5
7 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LienVietPostBank 20 5,6
8 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam MSBANK 8 2,3
9 Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB 18 5,1
10 Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB 9 2,5
11 Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam PVCOMBANK 23 6,5
12 Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB 19 5,4
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 47 – 57
52
STT Tên ngân hàng Tần số
Tỷ lệ
(%)
13 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB 36 10,2
14 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TECHCOMBANK 12 3,4
15 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VIETCOMBANK 20 5,6
16 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam VIETINBANK 39 11,0
17 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBANK 7 2,0
Tổng 354 100,0
3.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố
khám phá (EFA)
Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số
Cronbach’s Alpha cho kết quả các thang đo đều
đạt độ tin cậy với hệ số từ 0,750 đến 0,933 (Bảng
2). Tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach’s
Alpha lớn hơn 0,600 nên đạt yêu cầu để tiến hành
các phân tích tiếp theo.
Phân tích nhân tố khám phá được tiến hành với
hai lần, kết quả có 6 nhóm nhân tố được rút ra từ
bộ dữ liệu sau khi loại bỏ 8 biến đo lường không
phù hợp vì hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,300
và/hoặc tác động đồng thời cả hai nhóm nhân tố.
Sáu nhóm nhân tố đó là: lãnh đạo; bản chất công
việc; môi trường làm việc; đồng nghiệp; đào tạo
và thăng tiến với nhân tố thu nhập (Bảng 2).
Bảng 2. Ma trận nhóm nhân tố và hệ số Cronbach’s Alpha
Biến
quan sát
Nhân tố Hệ số
Cronbach’s
Alpha 1 2 3 4 5 6
LD4 0,816
0,933
LD1 0,813
LD2 0,811
LD5 0,793
LD3 0,750
CV2 0,876
0,829
CV1 0,779
CV3 0,703
CV5 0,702
CV4 0,558
MT5 0,904
0,878 MT4 0,904
MT3 0,794
DN3 0,880 0,844
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 47 – 57
53
DN2 0,835
DN4 0,725
DTTT2 0,850
0,750 DTTT1 0,725
DTTT3 0,607
TN2 0,866
0,916
TN1 0,866
3.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính
bội chỉ ra 6 yếu tố tác động đến sự hài lòng
của nhân viên ngân hàng tại các ngân hàng
thương mại: (1) thu nhập, (2) lãnh đạo, (3) bản
chất công việc, (4) môi trường làm việc, (5)
đồng nghiệp và (6) đào tạo thăng tiến. Các hệ
số Beta trong phương trình hồi quy đều có giá
trị dương. Điều này có nghĩa là tất cả các giả
thuyết đặt ra trong mô hình nghiên cứu được
chấp nhận ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 3).
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy
Mô hình tổng quát
Mô hình R R2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn Durbin-Watson
1 ,779 ,606 ,600 ,63282536 1,773
ANOVA
Giá trị kiểm định F = 89,078 Mức ý nghĩa 0,000
Mô hình hồi quy
Thang đo
Hệ số
chưa chuẩn hóa
Hệ số chuẩn
hóa
t Mức ý nghĩa
B
Sai số
chuẩn
Beta
HẰNG SỐ 0,000 0,034 0,000 1,000
THU NHAP 0,459 0,034 0,459 13,613 0,000
LANH DAO 0,385 0,034 0,385 11,434 0,000
BAN CHAT CV 0,276 0,034 0,276 8,187 0,000
MOI TRUONG LV 0,263 0,034 0,263 7,798 0,000
DONG NGHIEP 0,238 0,034 0,238 7,055 0,000
DTAO TTIEN 0,215 0,034 0,215 6,387 0,000
Biến phụ thuộc: Sự hài lòng của của nhân viên ngân hàng tại các ngân hàng thương mại tỉnh An Giang
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 47 – 57
54
Giá trị của R2 hiệu chỉnh = 0,600 và kiểm định F
với mức ý nghĩa rất nhỏ 0,000. Điều này có nghĩa
là các biến độc lập được đưa vào mô hình giải
thích được 60,0% sự biến thiên của biến phụ
thuộc sự hài lòng, còn đến 40,0% các yếu tố khác
tác động đến sự hài lòng của nhân viên ngân hàng
tại các ngân hàng thương mại tỉnh An Giang chưa
được nghiên cứu phát hiện đề cập do các nguyên
nhân (1) nghiên cứu chỉ dừng lại ở kết quả thu
thập từ 17/29 ngân hàng thương mại trên địa bàn
tỉnh An Giang (tỷ lệ 58,62%); (2) tính chất công
việc của nhân viên ngân hàng là bận rộn nên tỷ lệ
hồi đáp cũng như chất lượng hồi đáp chưa cao; (3)
vấn đề nghiên cứu có tính nhạy cảm bởi các yếu
tố trong mô hình nên một số lãnh đạo ngân hàng
không chấp nhận hỗ trợ.
Đại lượng thống kê Durbin-Watson được sử dụng
để kiểm tra giả định về tính độc lập của sai số. Kết
quả, giá trị của d = 1,773 gần 2 cho thấy không có
tương quan giữa các phần dư trong mô hình.
Kết quả hồi quy cho thấy, biến phụ thuộc có mối
quan hệ tuyến tính cùng chiều với các biến độc
lập. Mức độ tác động theo thứ tự (1) thu nhập,
(2) lãnh đạo, (3) bản chất công việc, (4) môi
trường làm việc, (5) đồng nghiệp và (6) đào
tạo thăng tiến. Cụ thể, khi thu nhập tăng một đơn
vị thì sự hài lòng của nhân viên ngân hàng tại các
ngân hàng thương mại tỉnh An Giang tăng lên
0,459 đơn vị và ngược lại, trong điều kiện các yếu
tố khác trong mô hình không thay đổi. Khi yếu tố
lãnh đạo thay đổi tích cực tăng lên một đơn vị thì
sự hài lòng của nhân viên tăng lên 0,385 đơn vị và
ngược lại, trong điều kiện các yếu tố khác không
thay đổi. Kết quả tương tự đối với các yếu tố bản
chất công việc, môi trường làm việc, đồng
nghiệp và đào tạo thăng tiến.
4. KẾT LUẬN
Trên cơ sở thang đo sáu yếu tố tác động đến sự
hài lòng của nhân viên ngân hàng tại các ngân
hàng thương mại tỉnh An Giang. Kết quả kiểm
định Cronbach’s Alpha tất cả các thang đo đều đạt
yêu cầu và tiến hành phân tích nhân tố khám phá.
Sau hai lần phân tích nhân tố khám phá đã loại bỏ
tám quan sát không thỏa điều kiện trong kết quả
phân tích, đồng thời trong quá trình khảo sát
phỏng vấn sâu, các yếu tố này thường ít được đáp
viên đánh giá cao và mức độ tác động không lớn.
Kết quả có sáu nhân tố tác động đến sự hài lòng
của nhân viên ngân hàng là: (1) thu nhập, (2) lãnh
đạo, (3) bản chất công việc, (4) môi trường làm
việc, (5) đồng nghiệp và (6) đào tạo thăng tiến.
Kết quả nghiên cứu không có sự thay đổi với mô
hình nghiên cứu đề ra. Các nhóm nhân tố này
được tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội để
đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến sự
hài lòng của nhân viên.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ tác động của
các yếu tố đối với sự hài lòng của nhân viên ngân
hàng tại các ngân hàng thương mại tỉnh An Giang,
trong đó tác động mạnh nhất là yếu tố thu nhập, tiếp
đến là yếu tố lãnh đạo, bản chất công việc, môi
trường làm việc, đồng nghiệp và thấp nhất là yếu tố
đào tạo thăng tiến. Thu nhập được nhân viên đánh
giá tác động mạnh nhất đến sự hài lòng trong công
việc, thu nhập là khoảng tiền mà nhân viên nhận
được sau kết quả làm việc của nhân viên bao gồm
lương và các khoản phúc lợi.
Tại các ngân hàng thương mại tỉnh An Giang, thu
nhập có thể được xem là yếu tố hàng đầu tác động
đến sự hài lòng của nhân viên. Thu nhập đóng vai
trò quan trọng quyết định chi tiêu trong cuộc sống
gia đình. Thu nhập ổn định sẽ giúp nhân viên đảm
bảo cuộc sống, an tâm trong công việc và đóng góp
công sức vào sự phát triển của ngân hàng khi thu
nhập được ổn định. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
các nhà lãnh đạo ngân hàng cần xem xét lại mức
lương, thưởng: (1) cần chú ý đến vấn đề công bằng
giữa các nhân viên, (2) thỏa đáng với công sức nhân
viên đóng góp, đồng thời (3) mức lương tối thiểu
vẫn đảm bảo được cuộc sống gia đình nhân viên.
Bên cạnh thu nhập thì yếu tố lãnh đạo cũng được
nhân viên đánh giá khá quan trọng và có tác động
lớn đến sự hài lòng của nhân viên. Nhân viên làm
việc tích cực khi lãnh đạo có năng lực quản lý.
Trong chiến lược phát triển ngân hàng nói chung
và các ngân hàng thương mại tỉnh An Giang nói
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 47 – 57
55
riêng, lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm công tác
hỗ trợ nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi để nhân
viên phát huy năng lực cá nhân. Đặc biệt, lãnh đạo
cần lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên và
đối xử công bằng với tất cả nhân viên vì đó là động
lực thúc đẩy nhân viên gắn bó với ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp lãnh đạo ngân
hàng sẽ có cái nhìn bao quát về sự hài lòng của
nhân viên để từ đó có các chính sách phù hợp
nhằm thu hút và giữ chân nhân tài trong chiến
lược phát triển của các ngân hàng thương mại tại
An Giang nói riêng và ngành ngân hàng nói
chung.
Nghiên cứu này chưa tìm hiểu sâu để có thể mô tả
và giải thích những điều nhân viên các ngân hàng
thương mại ở An Giang hài lòng và chưa hài lòng.
Đây là hạn chế của một nghiên cứu định lượng
thuần. Những nghiên cứu tiếp theo về sự hài lòng
của nhân viên trong các trường hợp cụ thể có thể
được thực hiện kết hợp giữa phương pháp định
lượng với phương pháp định tính, sử dụng phỏng
vấn sâu để thu thập dữ liệu nhằm mô tả và giải
thích những điều tạo nên sự hài lòng của nhân
viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Crossman, A., & Abou-Zaki, B. (2003). Job
satisfaction and employee performance of
Lebanese banking staff. Journal of Managerial
Psychology, 18(4), 368 - 376.
Hackman, J. R., Oldham, G., Janson, R., & Purdy,
K. (1975). A new strategy for job
enrichment. California Management
Review, 17(4), 57 - 71.
Kreitner, R., & Kinicki, A. (2007).
Organizational Behaviour, 7th eds.
Lê Văn Huy & Trương Trần Trâm Anh. (2012).
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh.
NXB Tài Chính.
Locke, E. A. (1976). The nature and causes of job
satisfaction. Handbook of industrial and
organizational psichology. The nature and
causes of job satisfaction: Handbook of
industrial and organizational psichology.
Maslow, A. H. (1943). A theory of human
motivation. Psychological review, 50(4), 370.
Nguyễn Cao Anh. (2011). Đánh giá sự hài lòng
của người lao động đối với doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bến Tre (Doctoral dissertation).
Nguyễn Đình Thọ. (2012). Phương pháp nghiên
cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà
xuất bản Lao động Xã hội.
Nguyễn Thị Kim Ánh. (2010). Đo lường mức độ
thỏa mãn trong công việc của người lao động
tại Công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar.
Pritchard, R. D. (1969). Equity theory: A review
and critique. Organizational behavior and
human performance, 4(2), 176 - 211.
Quinn, R. P., & Staines, G. L. (1979). The 1977
Quality of Employment Survey: Descriptive
Statistics, with Comparison Data from the
1969-1970 and the 1972-1973 Surveys.
University of Michigan Press.
Smith, P. C., & Kendall, L. M. (82). Hulin. CL
(1969). The measurement of satisfaction in
work and retirement. Skokie, IL: Rand
McNally.
Trần Kim Dung & Trần Hoài Nam. (2004). Nhu
cầu - sự thỏa mãn của nhân viên và cam kết tổ
chức. B2004-22-67. TPHCM. Trường Đại học
Kinh tế TPHCM.
Vroom, V. H. (1964). Work and motivation. NY:
John Wiley &sons, 45.
Vũ Khắc Đạt. (2009). Các yếu tố tác động đến
lòng trung thành của nhân viên văn phòng khu
vực miền Nam VietNam Airlines.
Wagner, J. A., & Gooding, R. Z. (1987). Shared
influence and organizational behavior: A
meta-analysis of situational variables expected
to moderate participation-outcome
relationships. Academy of management
Journal, 30 (3), 524 - 541.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 47 – 57
56
PHỤ LỤC
Thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên ngân hàng tại các ngân hàng thương mại tỉnh An Giang
DIỄN GIẢI NỘI DUNG
Công việc hiện tại của Anh (Chị)
Phù hợp với năng lực và chuyên môn
Rất thú vị
Có nhiều thách thức
Được phân chia hợp lý
Cho phép phát huy năng lực cá nhân
Tại ngân hàng nơi Anh (Chị) làm việc
Có nhiều cơ hội được đào tạo, thăng tiến
Chính sách đào tạo, thăng tiến rõ ràng, công bằng
Được tham gia các khóa huấn luyện nghiệp vụ
Có điều kiện để phát triển công việc
Lãnh đạo nơi Anh (Chị) làm việc
Có năng lực và tầm nhìn tốt
Có khả năng điều hành tốt
Hỗ trợ Anh (Chị) trong công việc
Lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của Anh (Chị)
Ghi nhận đóng góp của Anh (Chị)
Công bằng trong công việc
Đồng nghiệp nơi Anh (Chị) làm việc
Thân thiện
Đoàn kết
Tương tác trong công việc tốt
Cạnh tranh lành mạnh trong công việc
Thu nhập (lương, thưởng, phúc lợi...)
Đảm bảo cuộc sống
Xứng đáng với kết quả làm việc
Ngang bằng với các ngân hàng khác
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 47 – 57
57
Được trả công bằng giữa các nhân viên
Thỏa đáng so với công sức bỏ ra
Môi trường nơi Anh (Chị) làm việc
Ổn định
Đạt chuẩn 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, sẵn sàng, săn sóc)
Cạnh tranh lành mạnh
Không quá nhiều áp lực
Thường xuyên được cải thiện
Cảm nghĩ của Anh (Chị)
Hài lòng với công việc hiện tại
Gắn bó lâu dài với công việc tại ngân hàng hiện tại
Sẽ giới thiệu bạn bè và người thân dự tuyển vào ngân hàng này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_hai_long_cua_nhan_vien_ngan_hang_tai_cac_ngan_hang_thuong.pdf