Tất cả các trường hợp đều có biến đổi về mô
học.
Đa số các trường hợp giảm ít về lượng tế bào
mầm và lượng ống sinh tinh.
Mô học tinh hoàn có nhiều thay đổi về mức
độ xơ hóa: 30% xơ hóa ít, 28% xơ hóa vừa, 24%
xơ hóa nhiều và 18% xơ hóa hoàn toàn.
Những biến đổi về mô học của tinh hoàn có
thay đổi theo tuổi mổ: tuổi mổ càng cao thì sự
thay đổi về lượng tế bào mầm, ống sinh tinh và
mức độ xơ hóa càng nhiều.
Không có sự biến đổi về mô học của tinh
hoàn theo vị trí tinh hoàn.
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự khác biệt về đại thể và vi thể của tinh hoàn ẩn ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 356
SỰ KHÁC BIỆT VỀ ĐẠI THỂ VÀ VI THỂ CỦA TINH HOÀN ẨN Ở TRẺ EM
Hồ Minh Nguyệt*, Trương Nguyễn Uy Linh**
TÓM TẮT
Mục đích: khảo sát sự thay đổi đại thể và vi thể của tinh hoàn ẩn đối với tuổi và vị trí tinh hoàn.
Số liệu và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang các trường hợp tinh hoàn ẩn được phẫu thuật
tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/07/2009 – 31/08/2009.
Kết quả: có 39 bệnh nhân với 50 tinh hoàn ẩn. Tuổi trung bình là 5,87 (13tháng – 15 tuổi). Tinh hoàn ẩn
bên phải là 14 (35,9%) trường hợp, bên trái là 14 (35,9%), 2 bên là 11 (28,2%). 34 (68%) trường hợp không sờ
được tinh hoàn ẩn qua khám lâm sàng. Tinh hoàn ẩn trong ống bẹn gặp trong 36 (72%) trường hợp.
Kết luận: Tinh hoàn ẩn luôn có kích thước nhỏ hơn tinh hoàn đã xuống bìu đối bên và đều có biến đổi về mô
học. Biến đổi mô học của tinh hoàn ẩn nặng dần theo tuổi mổ và không có liên quan đến vị trí của tinh hoàn ẩn.
Từ khóa: tinh hoàn ẩn, đại thể, thay đổi vi thể, tuổi, vị trí.
ABSTRACT
DIFFERENT BETWEEN GROSS AND HISTOLOGICAL CHANGES OF CRYPTORCHIDISM
IN CHILDREN
Ho Minh Nguyet, Truong Nguyen Uy Linh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 356 - 363
Purpose: to study the gross and microscopic testicular changes of cryptorchidism in relation to age and
position.
Materials and methods: a cross-sectional study on boys with cryptorchidism at Children Hospital No1
01/07/2009 to 31/08/2009.
Results: there were 39 patients with 50 undescended testes. The median age was 5.87 years (range from 13
months to 15 years). Cryptorchidism was right 14 (35.9%), left in 14 (35.9%) and bilateral in 11 boys (28.2%).
34 boys (68%) have impalpable testis. The most common position was inguinal canal with 36 boys (72%).
Conclusion: undescended testis had smaller than the normal testis on the opposite side. All boys had
histological changes increased with age, but no relation to position.
Key words: cryptorchidism, undescended testis, gross, histologic changes, age, position.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tinh hoàn ẩn hay tinh hoàn không xuống
bìu là một dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ em
nam, chiếm tỷ lệ khoảng 3 – 5%(10,11).
Bệnh cần được điều trị sớm vì nếu để trễ có
thể dẫn đến các nguy cơ bất lợi cho bệnh nhân
về sau như vô sinh, ung thư hóa, xoắn tinh hoàn
hay tổn thương về tâm sinh lý(7,10).
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy có
sự khác biệt về hình ảnh tổ chức học của tinh
hoàn chưa xuống bìu so với những tinh hoàn đã
xuống bìu. Ngoài ra, các bất thường về tổ chức
học không chỉ xảy ra ở tinh hoàn bị ẩn mà còn ở
cả tinh hoàn đối bên đã xuống bìu.
Ở Việt Nam tỷ lệ mổ trễ hiện nay còn khá
cao, tỷ lệ mổ sau tuổi dậy thì từ 30 – 40%. Mặt
khác, trong nước ít có nghiên cứu về đặc điểm
* Bệnh viện Nhi Đồng 2 ** Bộ Môn Ngọai Nhi - ĐHYD TpHCM
Địa chỉ liên hệ: Ts.Bs Trương Nguyễn Uy Linh ĐT: (+84-8) 909500579 Email: uylinhbs@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Ngọai Nhi 357
giải phẫu bệnh của tinh hoàn ẩn ở trẻ em.
Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm
những mục tiêu sau:
Khảo sát đặc điểm đại thể và vi thể của tinh
hoàn ẩn ở trẻ em.
Khảo sát sự khác biệt về đặc điểm giải phẫu
bệnh của tinh hoàn ẩn theo tuổi và theo vị trí
tinh hoàn ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các bệnh nhi được chọn lựa phải có đầy đủ
những tiêu chuẩn sau đây:
- Tinh hoàn ẩn 1 bên hay 2 bên.
- Được phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống
bìu, gốc bìu hay Fowler-Stephens.
- Được sinh thiết 1 mẫu mô tinh hoàn ẩn
trong lúc mổ.
- Trong thời gian 2 tháng từ 01/07/2009 –
31/08/2009.
Được sự đồng ý của thân nhân bệnh nhi.
Tiêu chuẩn loại trừ
Tinh hoàn co rút.
Tinh hoàn lạc chỗ.
Vắng tinh hoàn.
Lưỡng giới.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp
nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Phương pháp phân tích thống kê: các số
liệu được đưa vào máy bằng phần mềm EpiData
3.1 và xử lý bằng Stata 10. Các biến số định
lượng được kiểm định bằng phép kiểm T. Các
biến số định tính được phân tích và kiểm định
bằng phép kiểm Chi bình phương (hiệu chỉnh
Kruskal - Wallis).
KẾT QUẢ
Có tổng cộng 39 bệnh nhi với 50 tinh hoàn
ẩn được điều trị phẫu thuật được đưa vào tập
hợp nghiên cứu, trong đó:
- Tinh hoàn ẩn 1 bên: 28 bệnh nhi (71,79%).
- Tinh hoàn ẩn 2 bên: 11 bệnh nhi (28,21%).
Đặc điểm bệnh nhi
Tuổi trung bình: 5,87 ± 3,54 (13 tháng – 15
tuổi)
8
20.51
14
35.90
14
35.90
3
7.69
0
5
10
15
20
25
30
35
40
≤ 2 3 - 6 7 - 11 12 - 15 Tuoåi
Soá tröôøng hôïp
Tyû leä %
Biểu đồ 1: Phân bố bệnh nhi theo nhóm tuổi
Đặc điểm lâm sàng
Phân loại theo bên tinh hoàn bị ẩn
28,20%
35,90%
35,90%
Beân Phaûi
Beân Traùi
Hai beân
Biểu đồ 2: Phân bố bệnh nhi theo bên tinh hoàn bị
ẩn
Phân loại theo vị trí tinh hoàn ẩn
34/50 (68%) trường hợp không sờ được tinh
hoàn qua khám lâm sàng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 358
17
6
2
17
8
0 5 10 15 20
Beân Phaûi
Beân Traùi
Soá tröôøng hôïp
Treân bìu
Trong oáng beïn
Khoâng sôø ñöôïc
Biểu đồ 3: Phân loại vị trí tinh hoàn ẩn qua khám
lâm sàng
Siêu âm
Vị trí tinh hoàn ẩn dựa trên siêu âm
24%
30%
38%
8%
Trong oå buïng
Vuøng loã beïn saâu
Trong oáng beïn
Khoâng thaáy tinh hoaøn
Biểu đồ 4: Phân bố vị trí tinh hoàn ẩn qua siêu âm
Tỷ lệ tinh hoàn ẩn thể cao (trong ổ bụng, lỗ
bẹn sâu) chiếm tỷ lệ cao (54%).
Bảng 1: Tương quan giữa vị trí tinh hoàn qua siêu âm và nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Vị trí tinh hoàn ẩn
≤ 2 3 – 6 7 – 11 12 – 15
Trong ổ bụng 2 (16,67%) 7 (58,33%) 2 (16,67%) 1 (8,33%)
Vùng lỗ bẹn sâu - - 5 (33,33%) 9 (60%) 1 (6,67%)
Trong ống bẹn 8 (42,11%) 8 (42,11%) 2 (10,52%) 1 (5,26%)
Không thấy - - 1 (25%) 3 (75%) - -
2χ (3) = 12,043; P = 0,0072
Khảo sát vị trí tinh hoàn qua siêu âm và
nhóm tuổi thấy không có mối tương quan có ý
nghĩa thống kê.
Siêu âm so sánh kích thước tinh hoàn ẩn và
tinh hoàn đã xuống bìu bên đối bên
Bảng 2: So sánh kích thước tinh hoàn ẩn và tinh
hoàn bình thường
Kích
thước
(mm)
Tinh
hoàn ẩn
Tinh
hoàn đã
xuống
bìu
Sự
khác
biệt
Giá trị
p*
Chiều dài
trung bình
12,15 ±
4,79
15,40 ±
5,99
3,24 ±
1,50 0,035
Chiều
rộng trung
bình
7,32 ±
3,12
8,69 ±
3,50
1,36 ±
0,91 0,14
* Dùng phép kiểm T.
Tinh hoàn bên ẩn có kích thước trung bình
nhỏ hơn tinh hoàn đã xuống bìu đối bên. Tuy
nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Đặc điểm giải phẫu của tinh hoàn ẩn
Vị trí của tinh hoàn ẩn ghi nhận trong mổ
72%
18%
10%
Trong oå buïng
Vuøng loã beïn saâu
Trong oáng beïn
Biểu đồ 5: Vị trí tinh hoàn ẩn ghi nhận qua phẫu
thuật
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Ngọai Nhi 359
12
15
19
4 5
9
36
0
5
10
15
20
25
30
35
40
So
á t
rö
ôøn
g
hô
ïp
Sieâu aâm Phaãu thuaät
Trong oå buïng
Vuøng loã beïn saâu
Trong oáng beïn
Khoâng thaáy tinh hoaøn
Biểu đồ 6: Tương quan vị trí tinh hoàn ẩn giữa siêu
âm và phẫu thuật
So sánh các vị trí tinh hoàn ẩn giữa siêu âm
và phẫu thuật chúng tôi nhận thấy siêu âm giúp
xác định vị trí tinh hoàn ẩn tương đối chính xác.
Kích thước của tinh hoàn ẩn được ghi nhận
trong mổ
Trung bình: 8,12mm (± 4,35) x 5,09mm (±
2,69) (1mm x 1mm – 25mm x 15mm).
Trường hợp tinh hoàn ẩn 1 bên có kích
thước rất nhỏ 1x1 mm, chúng tôi chỉ định cắt bỏ
tinh hoàn.
Phân ly mào tinh – tinh hoàn
Nghiên cứu của chúng tôi có 45/50 (90%)
tinh hoàn ẩn không có phân ly mào tinh – tinh
hoàn.
1/50 (2%) trường hợp tinh hoàn ẩn có phân
ly mào tinh – tinh hoàn hoàn toàn.
4/50 (8%) trường hợp không xác định được
do tinh hoàn bị xơ teo, mào tinh cũng thoái hóa
hoặc ở những trường hợp mổ lại, toàn bộ tinh
hoàn và mào tinh được bao phủ bởi bao xơ.
Kết quả giải phẫu bệnh lý
Kết quả giải phẫu bệnh của tinh hoàn ẩn
Tất cả các trường hợp đều có biến đổi về mô
học, trong đó có 9/50 (18%) trường hợp tinh
hoàn bị xơ hóa hoàn toàn.
14
23
4
9 8
28
5
9
0
5
10
15
20
25
30
So
á tr
öô
øng
h
ôïp
Löôïng teá baøo
maàm
Löôïng oáng sinh
tinh
Giaûm nhieàu
Giaûm ít
Bình thöôøng
Khoâng coù
Biểu đồ 7: Sự thay đổi về lượng tế bào mầm và lượng ống
sinh tinh
30%
28%
24%
18%
Ít
Vöøa
Nhieàu
Hoaøn toaøn
Biểu đồ 8: Sự thay đổi về mức độ xơ hóa quanh ống
Phân tích mối tương quan giữa kết quả giải phẫu bệnh và nhóm tuổi
Bảng 3: Tương quan giữa nhóm tuổi và lượng tế bào mầm
Nhóm tuổi
Lượng tế bào mầm
≤ 2 3 – 6 7 – 11 12 – 15
Giảm nhiều (n = 14) 1 (7,14%) 5 (35,71%) 6 (42,86%) 2 (14,29%)
Giảm ít (n = 23) 5 (21,34%) 9 (39,13%) 8 (34,78%) 1 (4,35%)
Bình thường (n = 4) 3 (75%) 1 (25%) - -
Không có (n = 9) 1 (11,11%) 2 (22,22%) 5 (55,55%) 1 (11,11%)
2χ (3) = 1,914; P = 0,59
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 360
Bảng 4: Tương quan giữa nhóm tuổi và lượng ống sinh tinh
Nhóm tuổi
Lượng ống sinh tinh
≤ 2 3 – 6 7 – 11 12 – 15
Giảm nhiều (n = 8) 2 (25%) 2 (25%) 3 (37,50%) 1 (12,50%)
Giảm ít (n = 28) 7 (25%) 12 (42,86%) 7 (25%) 2 (7,14%)
Bình thường (n = 5) - 1 (20%) 4 (80%) -
Không có (n = 9) 1 (11,11%) 2 (22,22%) 5 (55,55%) 1 (11,11%)
2χ (3) = 1,102; P = 0,776
Bảng 5: Tương quan giữa nhóm tuổi và mức độ xơ hóa
Nhóm tuổi
Mức độ xơ hóa
≤ 2 3 – 6 7 – 11 12 – 15
Ít (n = 15) 4 (26,67%) 4 (26,67%) 6 (40%) 1 (6,67%)
Vừa (n = 14) 4 (28,57%) 7 (50%) 3 (21,43%) -
Nhiều (n = 12) 1 (8,33%) 4 (33,33%) 5 (41,67%) 2 (16,67%)
Hoàn toàn (n = 9) 1 (11,11%) 2 (22,22%) 5 (55,55%) 1 (11,11%)
2χ (3) = 2,190; P = 0,534 Những biến đổi về mặt mô học của tinh
hoàn ẩn không có tương quan với nhóm tuổi
mắc bệnh.
Phân tích mối tương quan giữa kết quả giải phẫu bệnh và vị trí tinh hoàn ẩn
Bảng 6: Tương quan giữa lượng tế bào mầm và vị trí tinh hoàn ẩn
Lượng tế bào mầm
Vị trí THA lúc mổ
Giảm nhiều Giảm ít Bình thường Không có
Trong ổ bụng (n = 5) - 4 (80%) - 1 (20%)
Vùng lỗ bẹn sâu (n = 9) 4 (44,44%) 4 (44,44%) 1 (11,11%) -
Trong ống bẹn (n = 36) 10 (27,78%) 15 (41,67%) 3 (8,33%) 8 (22,22%)
2χ (2) = 2,005; P = 0,367
Bảng 7: Tương quan giữa lượng ống sinh tinh và vị trí tinh hoàn ẩn
Lượng ống sinh tinh
Vị trí THA lúc mổ
Giảm nhiều Giảm ít Bình thường Không có
Trong ổ bụng (n = 5) - 4 (80%) - 1 (20%)
Vùng lỗ bẹn sâu (n = 9) - 7 (77,78%) 2 (22,22%) -
Trong ống bẹn (n = 36) 8 (22,22%) 17 (47,22%) 3 (8,33%) 8 (22,22%)
2χ (2) = 0,379; P = 0,827
Bảng 8: Tương quan giữa mức độ xơ hóa và vị trí tinh hoàn ẩn
Mức độ xơ hóa
Vị trí THA lúc mổ
Ít Vừa Nhiều Hoàn toàn
Trong ổ bụng (n= 5) 1 (20%) - 3 (60%) 1 (20%)
Vùng lỗ bẹn sâu (n = 9) 5 (55,56%) 2 (22,22%) 2 (22,22%) -
Trong ống bẹn (n = 36) 9 (25%) 12 (33,33%) 7 (19,44%) 8 (22,22%)
2χ (2) = 4,085; P = 0,129
Những thay đổi về mặt mô học của tinh
hoàn ẩn không có tương quan với vị trí tinh
hoàn ẩn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Ngọai Nhi 361
BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh nhi
Phân loại theo bên tinh hoàn bị ẩn
Tỷ lệ tinh hoàn ẩn 1 bên trong nghiên cứu
của chúng tôi là 71,79%, chiếm khoảng 2/3 trong
tổng số tinh hoàn ẩn, tương đương với các
nghiên cứu khác(4,13,14). Tuy nhiên, nghiên cứu
chúng tôi ghi nhận, tỷ lệ tinh hoàn ẩn bên phải
và bên trái tương đương nhau (35,90%), khác với
các nghiên cứu khác bên phải thường gặp hơn
bên trái(4,8,13).
Tỷ lệ tinh hoàn ẩn 2 bên của nghiên cứu
chúng tôi là 28,20%, tương tự số liệu các tác giả
khác. Theo Gross [10], tinh hoàn không xuống cả
2 bên có tỷ lệ 25%; Miliaras(8), Elder(3), Ngô Gia
Hy(9), tinh hoàn ẩn 2 bên lần lượt là12,70%,
24,40%, 30% và 30,18%.
Phân loại vị trí tinh hoàn ẩn
Chúng tôi ghi nhận, 2/3 các trường hợp
không sờ được tinh hoàn qua khám lâm sàng.
Kết quả này ngược với nghiên cứu Suskind(15)
chỉ có 1/3 tinh hoàn không sờ được.
Đánh giá vị trí và kích thước tinh hoàn ẩn
trước mổ
Vị trí
Ngày nay có nhiều kỹ thuật giúp xác định vị
trí tinh hoàn ẩn trước mổ như khám lâm sàng,
siêu âm, CT scanner, MRI, đồng vị phóng xạ,
nghiệm pháp HCG... chúng tôi chủ yếu dựa vào
khám lâm sàng và siêu âm, không dựa vào các
phương pháp khác do giá thành quá đắt.
Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ xác định được tinh
hoàn qua siêu âm là 92% và tỷ lệ sai biệt là 8%.
Cả 4 trường hợp siêu âm không xác định được
tinh hoàn đều không sờ được qua khám lâm
sàng, tuy nhiên chúng tôi cũng chỉ định mổ
thám sát và tìm được tinh hoàn: 2 trường hợp
tinh hoàn nằm cao ở vùng lỗ bẹn sâu, 1 trường
hợp tinh hoàn ẩn 1 bên bị xơ teo nên chúng tôi
cắt bỏ tinh hoàn, 1 trường hợp kích thước tinh
hoàn nhỏ hơn bình thường và có biến đổi xấu về
mặt mô học.
Kích thước
Chúng tôi ghi nhận trên siêu âm, tinh hoàn
ẩn có kích thước trung bình nhỏ hơn tinh hoàn
bình thường đã xuống bìu bên đối bên. Tuy
nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Trường hợp 1 tinh hoàn bị teo nhỏ (bệnh nhi
4 tuổi) đã cắt bỏ phù hợp với mô học của nó là
xơ hóa hoàn toàn, không còn thấy mô tinh hoàn.
Biến đổi về mô học của tinh hoàn ẩn
Tất cả các trường hợp trong nghiên cứu đều
có biến đổi mô học. Sự thay đổi về lượng tế bào
mầm và lượng ống sinh tinh không nhiều, đa số
đều giảm ít nhưng mức độ xơ hóa thay đổi rất
đáng kể, chỉ có 30% trường hợp mô tinh hoàn bị
xơ hóa ít, hơn 2/3 trường hợp xơ hóa từ mức độ
trung bình trở lên.
Theo nhóm tuổi
Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ thay đổi mô học
tinh hoàn tăng dần theo tuổi.
Hadziselimovic(6) thấy xơ hóa quanh ống
xuất hiện vào năm thứ 2, các tế bào xơ làm ảnh
hưởng đến quá trình sinh tinh trùng bằng việc
gây xơ hóa quanh ống và gây lắng đọng
mucopolysaccharid làm ngăn cản nuôi dưỡng
các ống sinh tinh. Charny theo dõi và sinh thiết
tinh hoàn sau mổ 18 tháng thấy ống sinh tinh
vẫn nhỏ, sự sinh tinh vẫn bất thường và hiện
tượng xơ hóa quanh ống sinh tinh vẫn gia tăng.
Theo Tasian nguy cơ giảm tế bào mầm tăng 2%
theo mỗi tháng tuổi(16).
Điều này chứng tỏ ở bệnh nhi càng lớn, sự
thay đổi mô học tinh hoàn càng xấu. Kết quả
chúng tôi tương tự với các nghiên cứu khác(2,8,12).
Theo vị trí tinh hoàn ẩn
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sự thay
đổi lượng tế bào mầm và lượng ống sinh tinh
không đáng kể, đa số trường hợp chỉ giảm ít.
Kết quả này khác với các nghiên cứu khác số
lượng ống sinh tinh và tế bào mầm thay đổi
đáng kể theo vị trí.
Theo Scorer và Hadziselimovic(6,13) tinh hoàn
nằm càng cao thì hình thái mô học của chúng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 362
càng xấu. Mặc dù tinh hoàn trong ổ bụng có số
lượng tế bào mầm trong giới hạn bình thường
trong 6 tháng đầu của đời sống, đến trước dậy
thì hơn 90% tinh hoàn trong ổ bụng hoàn toàn
mất các tế bào mầm của chúng. Trường hợp tinh
hoàn nằm ở ống bẹn hoặc trên bìu, sự vắng hoàn
toàn tế bào mầm được ghi nhận trong 41% và
20% trường hợp.
Theo Miliaras(8), số lượng tế bào mầm giảm
đáng kể ở 63% các tinh hoàn ẩn thể cao và
35,30% trường hợp tinh hoàn ẩn thể thấp (trên
bìu). Ngược lại, lượng tế bào mầm bình
thường chỉ thấy ở 7,90% trường hợp tinh hoàn
ẩn thể cao.
Mặc khác, theo kết quả nghiên cứu, 20%
trường hợp tinh hoàn trong ổ bụng xơ hóa hoàn
toàn, đối với tinh hoàn ẩn trong ống bẹn thì mức
độ xơ hóa hoàn toàn là 22,22% trường hợp,
không có sự khác biệt về vị trí. Khác với
Miliaras(8), 78,70% trường hợp tinh hoàn ẩn thể
thấp xơ hóa ít, trái lại 71,38% trường hợp tinh
hoàn thể cao xơ hóa nặng.
Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận có 2% trường
hợp phân ly mào tinh – tinh hoàn hoàn toàn.
Trường hợp này xảy ra ở bệnh nhi 9 tuổi, tinh
hoàn ẩn 1 bên, siêu âm không thấy tinh hoàn,
phẫu thuật thấy tinh hoàn ở lỗ bẹn sâu, mô tinh
hoàn xơ hóa nhiều.
Bất thường mào tinh là một dị dạng thường
gặp trong tinh hoàn ẩn(1). Tuy nhiên, trong
nghiên cứu của chúng tôi chỉ ghi nhận được 1
trường hợp phân ly mào tinh – tinh hoàn hoàn
toàn với tinh hoàn ở lỗ bẹn sâu, các trường hợp
tinh hoàn trong ổ bụng và lỗ bẹn sâu khác chúng
tôi không ghi nhận được sự bất thường này.
Theo nghiên cứu của Chang(1) có 35% trường
hợp phân ly mào tinh – tinh hoàn hoàn toàn.
Theo Miliaras(8) sự bất thường mào tinh có
liên quan đến vị trí của tinh hoàn: 63,40% tinh
hoàn ẩn thể cao có bất thường mào tinh nặng,
trong khi đó 63,80% tinh hoàn ẩn thể thấp có
mào tinh bình thường hoặc có biến đổi ít.
Mặc dù kết quả nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê của các mối tương quan giữa sự thay đổi mô
học của tinh hoàn ẩn với sự phân bố tinh hoàn
ẩn cũng như với nhóm tuổi, nhưng chúng tôi
nhận thấy tất cả các trường hợp tinh hoàn ẩn
đều có những biến đổi mô học từ mức độ nhẹ
đến nặng. Sự thay đổi mô học ở những bệnh nhi
dưới 2 tuổi ít hơn so với các bệnh nhi trên 2 tuổi.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 39 bệnh nhi với 50 tinh
hoàn ẩn trong thời gian 2 tháng, chúng tôi rút
ra một số kết luận như sau:
Đặc điểm đại thể
Vị trí
2/3 trường hợp không sờ được qua khám
lâm sàng.
2/3 các trường hợp tinh hoàn nằm trong ống
bẹn.
Siêu âm xác định vị trí tinh hoàn ẩn tương
đối chính xác.
Kích thước
Kích thước trung bình của tinh hoàn ẩn nhỏ
hơn kích thước trung bình của tinh hoàn đã
xuống bìu bên đối bên.
2% trường hợp phân ly mào tinh – tinh hoàn
hoàn toàn.
Đặc điểm vi thể
Tất cả các trường hợp đều có biến đổi về mô
học.
Đa số các trường hợp giảm ít về lượng tế bào
mầm và lượng ống sinh tinh.
Mô học tinh hoàn có nhiều thay đổi về mức
độ xơ hóa: 30% xơ hóa ít, 28% xơ hóa vừa, 24%
xơ hóa nhiều và 18% xơ hóa hoàn toàn.
Những biến đổi về mô học của tinh hoàn có
thay đổi theo tuổi mổ: tuổi mổ càng cao thì sự
thay đổi về lượng tế bào mầm, ống sinh tinh và
mức độ xơ hóa càng nhiều.
Không có sự biến đổi về mô học của tinh
hoàn theo vị trí tinh hoàn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Ngọai Nhi 363
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chang H. H. , Sung H. K. (2002), "Epididymal anomalies
associated with patent processus vaginalis in hydrocele and
cryptorchidism", J Korean Med Sci, 17, pp. 660-662.
2. Cortes D., Thorup M. J., Visfeldt J. (2001), "Cryptorchidism:
Aspects of Fertility and Neoplasms", Horm Res 55 (1), pp. 21-
27.
3. Elder J. S. (1996). Pediatric urology for the general urologist,
Igaku-Shoin, pp. 119-134.
4. Fonkalsrud E. W. (1986). Pediatric Surgery, Year Book
Medical, pp. 793-807.
5. Gross R. E. (1956), "Surgical experiences from 1222 operations
for undescended testis", J A.M.A, 160, pp. 634.
6. Hadziselimovic F. (1983). Cryptorchidism: Management and
implications, Springer-Verlag, pp. 53-67.
7. Lê Tấn Sơn (2002), Bệnh học và điều trị học Ngoại khoa -
Ngoại Nhi, Nhà xuất bản Y học, tr. 143-164.
8. Miliaras D. (1997), "Gross morphologic variations and
histologic changes in cryptorchidid testes", Pediatr Surg Int,
12, pp. 158-162.
9. Ngô Gia Hy (1982), Niệu học, Nhà xuất bản Y học, tập 2, tr.
260-269.
10. Nguyễn Thanh Liêm (2002), Phẫu thuật tiết niệu trẻ em, Nhà
xuất bản Y học, tr. 213-234.
11. Nguyễn Văn Đức (1989), Phẫu thuật bụng ở sơ sinh và trẻ em,
Nhà xuất bản Y học, tr. 463-482.
12. Nistal M. (1980), "Histologic classification of undescended
testis ", Hum Pathol, 11, pp. 666-674.
13. Scorer C. G. (1964), "The descent of the testis", Arch Dis Child,
39, pp. 605-609.
14. Silver R. J. , Docimo S. G. (1999). Pediatric urology practice,
Lippincott Williams-Wilkins, pp. 499-522.
15. Suskind A., Hayner-Buchan A., Feustelt P. J. , Kogan B. A.
(2008), "Fibrosis correlates with detailed histological analysis
of human undescended testes", BJU International, 101, pp.
1441-1445.
16. Tasian G. E., Hittelman A. B. (2009), "Age at orchiopexy and
testis palpability predict germ and Leydig cell loss: clinical
predictors of adverse histological feature of cryptorchidism", J
Urol, 182, pp. 704-709.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_khac_biet_ve_dai_the_va_vi_the_cua_tinh_hoan_an_o_tre_em.pdf