Thứ ba, bảo vệ một cách đúng đắn cho
quyền lợi hợp pháp của khách hàng là góp phần
bảo vệ công lý. Trên thực tế, quan niệm “luật sư
- khách hàng cùng đồng hành” trên hành trình đi
tìm sự thật và công lý cho khách hàng vốn diễn
ra khá phổ biến trong mối quan hệ của luật sư
với khách hàng. Sẽ hoàn toàn phù hợp nếu cả
luật sư và khách hàng cũng như các cơ quan nhà
nước khác không có sự “đánh đồng” luật sư với
khách hàng trên hành trình chung đó. Thực tế
đã chứng minh rằng, những vụ án khi giải quyết
mà với sự có mặt của luật sư trong các hoạt động
tố tụng đã không hề gây cản trở cho hoạt động
đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Ngược trở lại, luật sư đã thể hiện được vai trò to
lớn trong việc giúp cho các cơ quan tiến hành
tố tụng nhìn nhận vụ án một cách khách quan,
đầy đủ và toàn diện hơn. Hiệu quả hoạt động
bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người dân đang làm cho luật sư trở thành
chỗ dựa tin cậy để thực hiện quyền được tiếp
cận công lý của người dân.
Để đạt được điều đó, khi thực hiện yêu cầu
của khách hàng, luật sư không thể chỉ chú
trọng tối đa hóa lợi ích khách hàng bằng mọi
cách mà luôn phải song hành với yêu cầu tôn
trọng chuẩn mực chung về đạo đức, lẽ công
bằng, sự thật khách quan dựa trên cách tiếp cận
công lý. Mặc dù đối với khách hàng, công lý
được hiểu là yêu cầu đưa ra luật sư phải thực
hiện được đầy đủ và ở mức độ tối đa. Nhưng
trên thực tế, yêu cầu của khách hàng không
phải lúc nào và ở trong bất cứ tình huống nào
cũng có thể thực hiện được như mong đợi đó
của khách hàng, bởi việc tối đa hóa lợi ích (hay
yêu cầu) của khách hàng không ít trường hợp
lại gây ra sự “xung đột” với lợi ích cộng đồng
hay lợi ích chung của toàn xã hội. Trong quan
điểm của khách hàng, bảo vệ lợi ích cá nhân là
yêu cầu cao nhất, còn việc đảm bảo công lý
thường được khách hàng quan niệm là công
việc của luật sư. Ở vào vị trí và tư cách người
hành nghề luật sư, bảo vệ công lý cho khách
hàng một mặt phải không đi ngược lại hợp ích
chung của xã hội, mặt khác, không vì lý do bảo
vệ công lý mà luật sư lại buộc phải “đứng về”
phía cơ quan tiến hành tố tụng để tố giác hoặc
“buộc tội” khách hàng của mình, trừ trường
hợp liên quan đến quy định pháp luật, như ở
vào trường hợp điều chỉnh của khoản 3, Điều
19, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015. (sửa
đổi bổ sung năm 2017)
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sứ mệnh bảo vệ công lý của luật sư theo bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
16
SỨ MỆNH BẢO VỆ CÔNG LÝ CỦA LUẬT SƯ
THEO BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ
Lê Mai Anh1
Tóm tắt: Bảo vệ công lý và bảo vệ lợi ích tốt nhất lợi ích hợp pháp của khách hàng là sứ
mệnh nghề nghiệp của mọi luật sư. Trên mỗi chặng đường phát triển sự nghiệp bản thân cũng
như trong sự nghiệp phát triển chung của đội ngũ luật sư Việt Nam, việc gánh vác sứ mệnh này
hoàn toàn không dễ dàng, nhất là để có thể nhận được sự hài lòng từ khách hàng khi niềm tin
công lý được gìn giữ trọn vẹn.
Bài viết góp thêm một góc nhìn để làm sáng tỏ nội hàm Quy tắc “bảo vệ công lý và nhà
nước pháp quyền”- Quy tắc nền tảng trong Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư,
có hiệu lực ràng buộc các luật sư phải tuân thủ trong hoạt động hành nghề.
Từ khóa: Luật sư; Bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng;Bảo vệ công lý.
Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018.
Summary: The philosophy and mission of a lawyer is to protect justice and protect the
legitimate interests of clients. To undertake the mission in the career development plan of each
and every Vietnamese lawyer is a tough challenge, especially in order for clients to have fulfilled
expectations and genuinely believe in justice.
The article provides an additional perspective on the intension of “justice protection and
rule-of-law state”, the fundamental principle in the Code of Ethics and Standards of Professional
conduct, to which lawyers must adhere in practice.
Keywords: Lawyer; protect the legitimate interests of clients, Justice protection;
Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018.
1. Công lý từ góc nhìn thể chế pháp lý
nghề nghiệp luật sư
Trong lịch sử văn minh nhân loại, công lý
vừa là phạm trù Triết học - Chính trị - Pháp lý
-Đạo đức xã hội, vừa là khát vọng cháy bỏng
về tự do, công bằng, chính nghĩa, lẽ phải, lòng
nhân ái và những phẩm hạnh cao quý trong
mỗi con người, mỗi cấu trúc xã hội. Dù ở thời
đại nào, công lý vẫn luôn gắn liền với quan
niệm về lối sống tốt đẹp, về việc đúng, việc
thiện, việc tốt nên làm, là “cái lẽ phù hợp với
đạo lý và lợi ích chung của xã hội”2, là “sự
công bằng và hợp lý, với ba ý niệm cơ bản: Sự
nhấn mạnh về tầm quan trọng của cá nhân, yêu
cầu các cá nhân phải được đối xử một cách
phù hợp, không thiên vị và bình đẳng” như
quan điểm của M.A. St.Paul. Minn3.
Con đường phát triển, nhân rộng giá trị
pháp lý, nhân văn, truyền thống và hiện đại
của công lý chưa bao giờ thiếu đi “hơi thở
cuộc sống”, nhất là đối với nghề nghiệp luật
sư. Để có thể tìm ra được sự thật khách quan
nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích hợp pháp của
khách hàng, mỗi luật sư đều nhận thức rõ
rằng, trong quá trình cải cách hoạt động tố
tụng tại các quốc gia hiện nay (trong đó có
Việt Nam) thì công lý có thể được lượng hóa
qua các yếu tố định tính cơ bản: (i) Khả năng
tìm ra sự thật và tính chính xác của quyết định
toà án; (ii) Sự đảm bảo yếu tố thời gian tiếp
1 Tiến sỹ, Giảng viên chính, Khoa Đào tạo Luật sư – Học viện Tư pháp
2 Viện Ngôn ngữ học Từ điển Tiếng Việt, (2000), Nxb Đà Nẵng, tr.208
3 Henry Campbell Black (1983) và Black’s Law DictionaryR, Từ điển Luật Black, Nxb West Publishing Co. tr.447
Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”
17
cận công lý, bởi công lý bị trì hoãn cũng đồng
nghĩa với công lý bị từ chối (justice delayed is
justice denied); (iii) Chi phí tài chính cho tiếp
cận công lý phải đảm bảo tính hợp lý để
không trở thành rào cản đối với quá trình tiếp
cận công lý của người dân.
Với cách nhận diện đó, công lý (justice) là
một trong số “đích hướng tới” của hoạt động
hành nghề luật sư, nhằm có thể kiểm chứng
việc tòa án giải quyết các xung đột, tranh chấp,
vi phạm pháp luật trên cơ sở phù hợp với đạo
lý, lẽ phải, lẽ công bằng, qua đó tạo dựng sự
đồng thuận, ổn định và trật tự xã hội.
Công lý trong hoạt động nghề nghiệp của
luật sư còn có ý nghĩa là điểm tựa, là vũ khí
chính trị, tư tưởng, pháp lý vững chắc để hành
nghề. Sứ mệnh của mỗi luật sư là làm cho
khách hàng của mình có được sự bình đẳng, có
được những gì vốn và xứng đáng thuộc về họ,
nhất là có được sự công bằng trong cơ hội tiếp
cận và thực thi công lý.
Lời nói đầu của “các nguyên tắc cơ bản về
vai trò của luật sư” (được thông qua tại Hội nghị
lần thứ tám về Phòng chống tội phạm và xử lý
người phạm tội của Liên Hợp Quốc, họp tại
Havana, Cuba, từ ngày 27/8 đến 7/9/1990) đã
nhấn mạnh, “trong Hiến chương Liên Hợp
Quốc, các dân tộc trên thế giới khẳng định quyết
tâm xây dựng những điều kiện để duy trì công
lý”. Công lý theo Hiến chương Liên hợp quốc
thực chất luôn được gắn với “việc bảo vệ các
quyền và tự do cơ bản của con người mà mọi
công dân đều có quyền được hưởng, dù đó là
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, hoặc dân sự và
chính trị, yêu cầu mọi công dân phải được tiếp
cận một cách có hiệu quả các dịch vụ pháp lý do
một tổ chức chuyên môn pháp lý độc lập cung
cấp” và “mọi công dân đều có quyền yêu cầu
giúp đỡ từ luật sư theo sự lựa chọn của mình,
nhằm thiết lập và bảo vệ các quyền của bản
thân trong mọi giai đoạn của tố tụng hình sự”.
Tương tự, trong phần “Những quy định
chung” của Luật Luật sư nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2012 (gọi tắt
là Luật) đã khẳng định: “Hoạt động nghề
nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các
quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi
ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức”
– (Điều 3). Luật cũng đồng thời ghi nhận trách
nhiệm của luật sư trong việc “Sử dụng các biện
pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích
hợp pháp của khách hàng”4.
Sự khẳng định của thể chế pháp lý quốc tế
và quốc gia về vai trò của luật sư đã cho thấy
một sự gắn kết chặt chẽ giữa yêu cầu “bảo vệ
công lý” và “bảo vệ tốt nhất lợi ích khách
hàng” khi thực hiện sứ mệnh nghề nghiệp luật
sư. Một khi người dân hay tổ chức, kể cả Nhà
nước (trong tư cách khách hàng) có nhu cầu
được tiếp cận với dịch vụ pháp lý chuyên
nghiệp của luật sư (tổ chức hành nghề luật sư)
thì mục tiêu chính của việc sử dụng dịch vụ đó
là làm sao để quyền lợi hợp pháp và chính đáng
của khách hàng được bảo vệ tốt nhất trên cơ sở
của quy định pháp luật và thực thi công lý.
Xuất phát điểm của yêu cầu bảo vệ công lý
cho khách hàng là quyền lợi hợp pháp của
khách hàng được bảo vệ một cách đầy đủ,
nhanh chóng, hợp lý và đỡ tổn hại nhất về vật
chất, công sức, thời gian. Đó luôn là yêu cầu
chung đặt ra với mọi luật sư khi cung cấp dịch
vụ pháp lý cho khách hàng, bất luận là trong
lĩnh vực tư vấn pháp luật hay tham gia tố tụng
hình sự, phi hình sự. Trên cùng “mẫu số
chung” là sự thật khách quan của vụ việc, luật
sư đáp ứng yêu cầu của khách hàng với điều
kiện đảm bảo công lý chung và công lý cho
khách hàng của mình. Bảo vệ tốt nhất lợi ích
khách hàng phù hợp với yêu cầu công lý được
thực thi là “giá trị cốt lõi” của nghề nghiệp luật
sư và là một trong số dấu hiệu căn bản để phân
biệt sứ mệnh của luật sư với một số chức danh
tư pháp khác (thẩm phán, kiểm sát viên).
2. Sứ mệnh bảo vệ công lý theo Quy tắc
đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp
luật sư Việt Nam, do Liên đoàn luật sư Việt
Nam ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-
4 Khoản 4 Điều 5, Luật Luật sư 2012.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
18
LĐLSVN ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Hội
đồng luật sư toàn quốc (gọi tắt là Quy tắc) đã
xác định:“Luật sư có nghĩa vụ trung thành với
Tổ quốc. Bằng hoạt động nghề nghiệp của
mình, Luật sư góp phần bảo vệ Công lý và xây
dựng Nhà nước pháp quyền theo Hiến pháp và
Pháp luật”(Điều 1).
Trong tư cách công dân và tư cách luật sư,
trung thành với tổ quốc và thượng tôn pháp
luật là những nghĩa vụ Hiến định được đặt lên
hàng đầu. Từ trong ý thức hệ cũng như sâu
thẳm tâm hồn, trí tuệ, tình cảm của mỗi con
người, Tổ quốc là sức mạnh. Tổ quốc là khởi
nguồn quan trọng để quy tụ sự đoàn kết dân tộc
và tạo nên sức mạnh quốc gia. Theo đó, lòng
trung thành với Tổ quốc tạo cho luật sư bản
lĩnh vượt qua sự chi phối của những lợi ích nhỏ
nhen, những “toan tính” vị kỷ để có thể củng
cố, vun đắp niềm tin công lý mà xã hội đặt vào
giới luật sư. Tình yêu và lòng trung thành với
Tổ quốc mang lại cho luật sư ý thức và tinh
thần cống hiến, xả thân vì công lý, vì nghề
nghiệp một cách đáng tự hào và tinh thần trách
nhiệm xã hội cao. Trung thành với Tổ quốc còn
có giá trị tiết chế những tham vọng cá nhân,
giúp cho định hướng đúng đắn về tư duy, hành
động và những quyết định nghề nghiệp trong
những mối quan hệ lợi ích đan xen, đa chiều
và không ít phức tạp xung quanh hoạt động
nghề nghiệp luật sư.
Một thể chế chính trị quốc gia khó có thể
được xem là phát triển nếu không được bắt
đầu xây dựng cũng như vận hành từ lòng
trung thành với Tổ quốc của mỗi công dân.
Mỗi luật sư nói riêng và đội ngũ luật sư Việt
Nam nói chung cũng không thể hoàn thành sứ
mệnh bảo vệ công lý, xây dựng Nhà nước
pháp quyền và bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho
khách hàng nếu không thường xuyên xây
dựng tình cảm, sự trung thành với Tổ quốc
thông qua những hành động thiết thực và
chuẩn mực trong thực tiễn hành nghề. Sự
thượng tôn pháp luật, sự tôn trọng và bảo vệ
lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng
trong những tình huống nghề nghiệp cụ thể
của luật sư cũng chính là một phần quan trọng
thể hiện việc cụ thể hóa sự trung thành với Tổ
quốc. Hay lựa chọn việc đặt lợi ích quốc gia,
dân tộc, lợi ích cộng đồng xã hội lên trên lợi
ích cá nhân luật sư cũng là một sự minh
chứng cụ thể đầy tính thuyết phục về lòng yêu
nước cũng như sự trung thành với Tổ quốc
của luật sư. Trung thành với Tổ quốc vừa là
bổn phận, trách nhiệm của cá nhân người
hành nghề, vừa là cơ sở và thước đo tính pháp
lý và đạo đức, ứng xử nghề nghiệp ứng một
cách phù hợp mà luật sư phải tuân thủ trong
quá trình hành nghề.
Song hành với yêu cầu trung thành với Tổ
quốc, yêu cầu bảo vệ công lý gắn với luật sư
trên cả hai tư cách: Bổn phận, nghĩa vụ, trách
nhiệm công dân với đất nước, với lợi ích chung
của toàn xã hội và bổn phận, nghĩa vụ, trách
nhiệm luật sư với khách hàng. Người hành
nghề luật sư cần tâm niệm một điều, bảo vệ
khách hàng phải dựa trên cơ sở quy định luật
pháp hiện hành và phải hành nghề trên tinh
thần độc lập, thượng tôn pháp luật và vì công
lý. Nghề luật sư có nét đặc thù rất riêng so với
những nghề luật khác, đó là sự thống nhất của
những mặt mà về hình thức dường như có sự
đối lập:
(1) Luật sư phải tiến hành một công việc
không bó buộc cam kết về kết quả nhưng lại
phải làm hết sức mình để đạt được kết quả là
đáp ứng yêu cầu đặt ra của khách hàng;
(2) Luật sư được phép nhận thù lao từ sự
cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng
nhưng không thể nhận thù lao trái pháp luật
và quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp;
(3) Luật sư không được từ chối cung cấp
dịch vụ pháp lý cho khách hàng nhưng lại
được quyền từ chối nhận vụ việc của khách
hàng, nếu yêu cầu của khách hàng không phù
hợp quy tắc đạo đức xã hội và trái quy định
pháp luật;
(4) Luật sư có quyền lựa chọn khách hàng
nhưng không được quyền phân biệt dối xử với
khách hàng và từ chối cung cấp dịch vụ pháp
lý vì lý do thù lao, chi phí thấp;
Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö”
19
(5) Luật sư được tự xây dựng phương án
giải quyết vụ việc để tư vấn cho khách hàng
nhưng không được tự quyết định thay cho
khách hàng.
Có thể liệt kê không ít những “mặt đối lập”
như vậy trong nghề nghiệp luật sư. Về tư duy
logic nghề nghiệp thì để xử lý tốt những mặt
đối lập đó, luật sư phải vận dụng nhuần nhuyễn
kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và
quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp để tìm ra
giải pháp thích hợp và đáp ứng tốt nhất yêu cầu
của khách hàng.
Nội hàm Quy tắc bảo vệ công lý trong sứ
mệnh nghề nghiệp luật sư được cụ thể hóa ở
một số nội dung sau:
Thứ nhất, bảo vệ công lý trước hết là bảo
vệ sự thật khách quan. Có sự tham gia của luật
sư, những quyền lợi hợp pháp, quyền con
người, quyền công dân của khách hàng gắn
với quyết định do các cơ quan tiến hành tố
tụng đưa ra trong quá trình giải quyết vụ án
có cơ hội được đảm bảo xem xét, nhìn nhận
một cách toàn diện và đầy đủ tất cả những vấn
đề liên quan đến vụ án theo quy định của pháp
luật hiện hành. Với những người hành nghề
luật sư, sự thật khách quan chính là “chân
tướng” sự việc, được xem xét, nhìn nhận,
đánh giá và giải quyết một cách vô tư, khách
quan từ phía cơ quan tiến hành tố tụng cũng
như cơ quan nhà nước khác. Sự vô tư khách
quan của hệ thống cơ quan công quyền vốn
vô cùng quan trọng không chỉ trong quá trình
và kết quả giải quyết vụ việc, vụ án theo thẩm
quyền mà còn có giá trị sống còn trong quyền
được tiếp cận và đảm bảo cho công lý được
thực thi đối với người dân nói chung và khách
hàng của luật sư nói riêng.
Trong hoạt động tố tụng, sự trợ giúp của
luật sư luôn có ý nghĩa đảm bảo cho khách
hàng có cơ hội được sự xem xét áp dụng pháp
luật và ra phán quyết một cách không thiên vị,
không định kiến và công bằng với các bên liên
quan, phù hợp với quyền tiếp cận công lý của
người dân. Sự hiện diện của luật sư bên cạnh
khách hàng trong quá trình các cơ quan công
quyền giải quyết những vấn đề pháp lý sẽ đảm
bảo sự việc được nhìn nhận và đánh giá từ
những quan điểm khác biệt hoặc đối lập, giúp
cho việc làm thay đổi những định kiến, cách
lập luận hay cách tư duy mang tính chất rào
cản đối với quá trình tìm ra sự thật khách quan.
Cũng chính từ vai trò này, sự đồng hành của
luật sư với khách hàng trở thành một trong
những điều kiện khả thi để phát hiện và loại bỏ
sự lạm quyền từ phía cơ quan công quyền cũng
như các chủ thể liên quan khác.
Thứ hai, bảo vệ công lý là bảo vệ sự công
bằng và sự ổn định của trật tự xã hội. Trật tự,
an toàn xã hội vốn là trạng thái xã hội có nề
nếp, kỉ cương, trong đó mọi người cũng như
mỗi công dân đều có quyền được có cuộc sống
bình yên, ổn định trên cơ sở sự thượng tôn
pháp luật và những chuẩn mực đạo đức xác
định. Việc các luật sư và tổ chức hành nghề luật
sư cung cấp dịch vụ pháp lý bằng các hình thức
khác nhau, như tư vấn pháp luật, tham gia tố
tụng, đại diện ngoài tố tụng đã mang lại những
cống hiến không nhỏ của giới luật sự Việt Nam
trong công cuộc đấu tranh vì công lý, công
bằng, dân chủ xã hội.
Bên cạnh đó, hoạt động trách nhiệm xã hội
vì cộng đồng của các luật sư và tổ chức hành
nghề luật sư đã giúp người dân hiểu biết pháp
luật đầy đủ hơn, biết được các quyền, nghĩa vụ
cũng như tự bảo vệ được các quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Có thể khẳng định, hoạt
động trợ giúp pháp lý của luật sư dành cho
người nghèo và các đối tượng yếu thế khác góp
phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng tư
pháp giữa các tầng lớp nhân dân, không phân
biệt giàu nghèo, địa vị xã hội trong tiếp cận và
thực thi công lý.
Mặt khác, sự hỗ trợ của các luật sư và tổ
chức hành nghề luật sư trong hoạt động bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho nhiều đối tượng khách
hàng đã không chỉ giúp người dân mà còn có ý
nghĩa không nhỏ đối với các cơ quan, tổ chức,
người có thẩm quyền, nhất là các cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong thực
thi pháp luật, qua đó góp phần làm sáng tỏ các
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
20
tình tiết khách quan của vụ việc, giúp cho việc
điều tra, truy tố, xét xử, giải quyết vụ việc được
chính xác, khách quan, công bằng và đúng pháp
luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội. Hoạt động bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của luật sư góp phần phòng ngừa, hạn chế
những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chế
độ công vụ dẫn đến sai sót, oan sai, phải bồi
thường thiệt hại hoặc dẫn đến tình trạng khiếu
kiện, tố cáo kéo dài, gây mất ổn định trật tự an
toàn xã hội, giúp người dân yên tâm lao động,
sản xuất và sáng tạo, tích cực góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động công vụ của hệ
thống các cơ quan nhà nước.
Thứ ba, bảo vệ một cách đúng đắn cho
quyền lợi hợp pháp của khách hàng là góp phần
bảo vệ công lý. Trên thực tế, quan niệm “luật sư
- khách hàng cùng đồng hành” trên hành trình đi
tìm sự thật và công lý cho khách hàng vốn diễn
ra khá phổ biến trong mối quan hệ của luật sư
với khách hàng. Sẽ hoàn toàn phù hợp nếu cả
luật sư và khách hàng cũng như các cơ quan nhà
nước khác không có sự “đánh đồng” luật sư với
khách hàng trên hành trình chung đó. Thực tế
đã chứng minh rằng, những vụ án khi giải quyết
mà với sự có mặt của luật sư trong các hoạt động
tố tụng đã không hề gây cản trở cho hoạt động
đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Ngược trở lại, luật sư đã thể hiện được vai trò to
lớn trong việc giúp cho các cơ quan tiến hành
tố tụng nhìn nhận vụ án một cách khách quan,
đầy đủ và toàn diện hơn. Hiệu quả hoạt động
bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người dân đang làm cho luật sư trở thành
chỗ dựa tin cậy để thực hiện quyền được tiếp
cận công lý của người dân.
Để đạt được điều đó, khi thực hiện yêu cầu
của khách hàng, luật sư không thể chỉ chú
trọng tối đa hóa lợi ích khách hàng bằng mọi
cách mà luôn phải song hành với yêu cầu tôn
trọng chuẩn mực chung về đạo đức, lẽ công
bằng, sự thật khách quan dựa trên cách tiếp cận
công lý. Mặc dù đối với khách hàng, công lý
được hiểu là yêu cầu đưa ra luật sư phải thực
hiện được đầy đủ và ở mức độ tối đa. Nhưng
trên thực tế, yêu cầu của khách hàng không
phải lúc nào và ở trong bất cứ tình huống nào
cũng có thể thực hiện được như mong đợi đó
của khách hàng, bởi việc tối đa hóa lợi ích (hay
yêu cầu) của khách hàng không ít trường hợp
lại gây ra sự “xung đột” với lợi ích cộng đồng
hay lợi ích chung của toàn xã hội. Trong quan
điểm của khách hàng, bảo vệ lợi ích cá nhân là
yêu cầu cao nhất, còn việc đảm bảo công lý
thường được khách hàng quan niệm là công
việc của luật sư. Ở vào vị trí và tư cách người
hành nghề luật sư, bảo vệ công lý cho khách
hàng một mặt phải không đi ngược lại hợp ích
chung của xã hội, mặt khác, không vì lý do bảo
vệ công lý mà luật sư lại buộc phải “đứng về”
phía cơ quan tiến hành tố tụng để tố giác hoặc
“buộc tội” khách hàng của mình, trừ trường
hợp liên quan đến quy định pháp luật, như ở
vào trường hợp điều chỉnh của khoản 3, Điều
19, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015. (sửa
đổi bổ sung năm 2017)
Tựu chung lại, bảo vệ công lý được xác
định là sứ mệnh nghề nghiệp quan trọng của
luật sư. Sứ mệnh đó được thực hiện trên cả hai
tư cách công dân và tư cách người được pháp
luật quy định có chức năng bảo vệ lợi ích hợp
pháp cho khách hàng. Phù hợp với tư cách
công dân của nhà nước, một quốc gia độc lập,
có chủ quyền, sứ mệnh bảo vệ công lý, xây
dựng nhà nước pháp quyền của luật sư được
tạo dựng và phát triển một cách bền chặt dựa
trên lòng yêu nước, sự trung thành với tổ quốc
và ý thức thượng tôn pháp luật.
Trên tư cách người cung cấp dịch vụ pháp lý
chuyên nghiệp cho khách hàng theo quy định
pháp luật, sứ mệnh bảo vệ công lý của luật sư
dựa vào “thước đo” là sự tận tâm, sự cam kết bảo
đảm chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách
hàng và bao hàm trong đó cả sự “trung thành”
với lợi ích hợp pháp của khách hàng. Nhận diện
đúng đắn nội hàm sứ mệnh bảo vệ công lý của
luật sư đối với khách hàng có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng, giúp luật sư có thể ra quyết định và
xây dựng phương án xử lý phù hợp những tình
huống phát sinh trong thực tế hành nghề./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_menh_bao_ve_cong_ly_cua_luat_su_theo_bo_quy_tac_dao_duc_v.pdf