Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và nhiễm HPV
Tuổi trung bình của đối tượng trong lô
nghiên cứu là 56,22 tuổi, đa số tập trung ở nhóm
tuổi 50-59 (chiếm 35%), tỷ lệ tính chung cho
nhóm tuổi từ 40-69 là 77%. Nhóm tuổi 80-89
chiếm tỷ lệ thấp nhất (3%) (Bảng 1). Chúng tôi
không ghi nhận trường hợp nào dưới 30 tuổi.
Do sự phân bố bệnh nhân không đồng đều
giữa các nhóm tuổi trong lô nghiên cứu, chúng
tôi phải phân tích riêng trong từng nhóm tuổi để
có thể đưa ra những kết luận chính xác.
Trong 39 trường hợp ung thư amiđan có kết
quả HPV(+) (Bảng 4), nhóm tuổi 30-39 có tỷ lệ
nhiễm HPV cao nhất (85,71%), tiếp theo là nhóm
tuổi 50-59 và 40-49 (42,86% và 38,10%). Nhóm
tuổi 70-79 có tỷ lệ nhiễm HPV thấp nhất
(23,08%). Điều đáng chú ý là tỷ lệ ung thư
amiđan với HPV(-) lại phân bố theo nhóm tuổi
với chiều ngược lại. Nhóm tuổi 70-79 chiếm tỷ lệ
cao nhất (76,92%) và thấp nhất ở nhóm tuổi 30-39
(14,29%). Kết quả trên khá phù hợp với nghiên
cứu của Nasman A và cộng sự(14). Các tác giả trên
đã nhận thấy ung thư amiđan với kết quả
HPV(+) thường xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ
tuổi hơn so với những bệnh nhân ung thư
amiđan với HPV (-).
Nghiên cứu của chúng tôi còn một số hạn
chế nhất định. Chúng tôi chỉ sử dụng PCR để
phát hiện sự hiện diện DNA HPV và Reverse
Dot Blot để định genotype của nhửng mẫu có
HPV(+). Chính vì thế, chúng tôi không thể xác
định được sự hoạt động sinh học của chúng
trong tế bào chủ. Trong khi đó Syrjanen cho thấy
hai protein E6 và E7 của HPV 16 được dịch mã
chủ động trong hầu hết các mẫu bệnh phẩm
carcinôm amiđan được phân tích(27).
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 79 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phân bố kiểu gen của human papilloma virus (HPV) ở bệnh nhân ung thư amiđan tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 22
SỰ PHÂN BỐ KIỂU GEN CỦA HUMAN PAPILLOMA VIRUS (HPV)
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ AMIĐAN
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HCM
Cao Minh Nga*,****, Nguyễn Hoàng Tuấn**, Huỳnh Chí Long***, Trần Thiện Toàn****,
Dương T. Thanh Hương****
TÓM TẮT
Mở đầu: Trong những năm gần đây, tần suất ung thư vùng đầu-cổ nhìn chung giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ một
số ung thư vùng khẩu hầu lại tăng, đặc biệt là ung thư amiđan. Trong các ung thư ngoài đường sinh dục, ung
thư amiđan là loại ung thư có liên hệ mật thiết nhất với nhiễm Human papilloma virus (HPV). Ở Việt Nam,
chưa có nghiên cứu nào về HPV trong ung thư amiđan.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm HPV, sự phân bố genotype của HPV trên bệnh nhân ung thư amiđan và tìm
hiểu mối liên quan của nhiễm HPV với tuổi và giới của bệnh nhân.
Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. 100 mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân ung thư amiđan được thu
thập từ 01/01/2011 đến 31/12/2011 tại Bệnh viện Ung bướu TP. HCM. Phát hiện và định genotype HPV bằng
kỹ thuật PCR, Reverse Dot Blot.
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV trong nhóm đối tượng nghiên cứu là 39%, trong đó tỷ lệ nhiễm đơn type là
94,87%, đồng nhiễm chiếm 5,13% (2/39). Tất cả đều thuộc nhóm HPV nguy cơ cao. HPV 16 chiếm tỷ lệ cao nhất
(80,48%), kế đến là HPV 18 (4,88%). Tất cả các type còn lại đều chiếm tỉ lệ dưới 2,5%. Ở những bệnh nhân nữ,
tỷ lệ nhiễm HPV cao hơn ở bệnh nhân nam (56,52% so với 33,77%).
Kết luận: Sự hiện diện của các type HPV trong ung thư amiđan khá phổ biến, trong đó HPV 16 chiếm ưu
thế.
Từ khóa: virút Human papilloma, HPV, nhiễm HPV, ung thư amiđan, HPV 16.
ABSTRACT
DISTRIBUTION OF HUMAN PAPILLOMAVIRUS GENOTYPE IN PATIENTS WITH TONSILLAR
CANCER AT HO CHI MINH CITY ONCOLOGY HOSPITAL
Cao Minh Nga, Nguyen Hoang Tuan, Huynh Chi Long, Tran Thien Toan, Duong T. Thanh Huong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 – 2013: 22 - 28
Background: In recent years, the overall incidence of head and neck cancers has fallen while the rates of
oropharyngeal cancer especially of the tonsil have increased. Of the non-genital cancers, tonsillar cancer has the
strongest association with Human papillomavirus (HPV). There hasn’t been any research about the association
between HPV infection and tonsil cancer in Vietnam.
Objectives: The research aimed to investigate the HPV prevalence, the genotype distribution of HPV in
patients with tonsil cancer and correlation between the HPV infection and age as well as gender.
Methods: Retrospective, descriptive and cross-sectional method. 100 histological samples were collected at
Ho Chi Minh City Oncology Hospital from January 1st 2011 to December 31st. HPV detection and genotyping
* Bộ môn Vi sinh – Khoa Y – Đại học Y Dược TP. HCM ** Lớp Y2008B – Khoa Y – Đại học Y Dược TP. HCM
*** Khoa Xạ 3 – Bệnh viện Ung bướu TP. HCM **** Khoa Xét nghiệm – BV Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên hệ: PGS. TS. Cao Minh Nga ĐT: 0908361512 Email: pgscaominhnga@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 23
were performed by PCR and Reverse Dot Blot hybridisation.
Results: Overall HPV prevalence was 39%. About 94.87% of tonsil cases were infected by a single HPV
type and only 5.13% (2/39) samples were coinfected. All identified were high risk types. HPV 16 was the most
common genotype found in our study, accounting for 80.48% of HPV- positive cases. All other types had
prevalence below 2.5%. HPV prevalence was higher in female than in male cases (56.52% versus 33.77%).
Conclutions: Our study indicates that HPV is strongly associated with tonsil cancer and HPV 16 is the
most frequently identified HPV genotype.
Keywords: Human papillomavirus, HPV, HPV infection, tonsil cancer, HPV 16.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vùng đầu-cổ là nhóm ung thư đứng
thứ năm trên Thế giới so với các nhóm ung thư
khác với hơn 600000 ca mới mỗi năm(12,15). Trong
đó carcinôm amiđan là loại ung thư thường gặp
trong các carcinôm vùng đầu cổ, chiếm 13%-15%
và khoảng 0,5%-1,5% trong tổng số các loại ung
thư tính chung(19,30). Tại Việt Nam, các ung thư
vùng hốc miệng và khẩu hầu cũng chiếm tỷ lệ
cao. Trong khoảng 15 năm (1956-1970) tại khoa
Ung thư, Bệnh viện Bình Dân TP. HCM, có 1737
ca ung thư hốc miệng và khẩu hầu chiếm 16,7%
trong tổng số 10515 ca. Ung thư amiđan là ung
thư thường gặp nhất của vùng khẩu hầu(16).
Tần suất chung của ung thư vùng đầu-cổ
trong những năm gần đây có giảm. Dường như
có sự tương hợp với việc giảm tiêu thụ rượu và
thuốc lá. Tuy nhiên, lại có sự gia tăng tần suất
ung thư tại một số vị trí giải phẫu đặc biệt của
vùng này(12). Tương tự, trong dân số Mỹ từ 1973
đến 1995, tỷ lệ ung thư Amiđan tăng từ 2% - 3%
mỗi năm trong khi tỷ lệ các ung thư khác trong
khoang miệng vẫn không thay đổi(5). Tại
Stockholm, Thụy Điển, tần suất carcinôm tế bào
vảy Amiđan tăng đáng kể, từ 0,74/100000 người-
năm trong khoảng 10 năm (1970-1979) tăng lên
1,65/100000 người-năm trong 7 năm (2000-
2006)(14). Đồng thời cũng ghi nhận được suất độ
theo tuổi của ung thư amiđan tăng gấp 3,5 lần ở
nữ và gấp 2,6 lần ở nam trong khoảng thời gian
từ 1970 đến 2002 tính chung cho cả Thụy Điển(7).
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Nguyễn Thị
Huỳnh Lan khảo sát từ 1993-1998, tỷ lệ carcinôm
amiđan là 0,77% trong tổng số các loại ung thư.
Suất độ theo tuổi của carcinôm amiđan ở nam là
1,7/100.000 dân và nữ là 0,3/100000 dân(18).
Những yếu tố nguy cơ chính được biết rõ có
liên quan đến sự gia tăng ung thư vùng hốc
miệng và khẩu hầu là việc kết hợp hay riên lẽ
giữa hút thuốc lá và uống rượu; vệ sinh răng
miệng kém; người mang răng giả(16,17) cũng như
sự thiếu thốn về điều kiện kinh tế- xã hội(22). Mặt
khác, đã ghi nhận được có sự gia tăng tỷ lệ mắc
ung thư tế bào vảy vùng khẩu hầu - đặc biệt
hạnh nhân lưỡi và amiđan - ở nam giới da trắng
dưới 50 tuổi không có tiền sử uống rượu hoặc sử
dụng thuốc lá trong thập kỷ qua. Bên cạnh đó,
tác giả còn báo cáo về sự hiện diện của virút gây
u nhú ở người (HPV) trong các khối u vùng
khẩu hầu và cho rằng bệnh ác tính này có liên
quan đến HPV(12). Kể từ những năm 1990, HPV
đã được đề nghị như một yếu tố gây nguy cơ
cho loại bệnh này(18). Qua nhiều nghiên cứu, một
số yếu tố mới làm tăng nguy cơ ung thư amiđan
đã được quan sát và chứng minh như hành vi
tình dục, ung thư đường sinh dục kết hợp với sự
hiện diện của HPV, phụ nữ trên 50 tuổi có tiền
sử ung thư cổ tử cung tại chỗ hay chồng của
những phụ nữ đã từng bị ung thư cổ tử cung.
Những hành vi tình dục được đề cập đến là có
nhiều đối tác tình dục (≥ 26), quan hệ tình dục
bằng đường miệng với nhiều đối tác (≥ 6), hoặc
có tiền sử quan hệ bằng đường miệng - hậu
môn(1,4,5,6,10,23,24). Tần suất ung thư amiđan liên
quan đến HPV gia tăng là một trong những vấn
đề sức khỏe cộng đồng mới, gây chú ý cho nhiều
nhà khoa học và những người hoạt động trong
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mặc dù chúng ta đã
có những hiểu biết khá chi tiết về HPV và cơ chế
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 24
sinh bệnh của nó. HPV là một trong hai loại virút
được xác định rõ là nguyên nhân sinh u ở người.
HPV là những virút nhỏ, không có màng bọc
ngoài, DNA sợi đôi dạng vòng và nucleocapsid
đối xứng xoắn ốc, viron có đường kính 50-55nm,
capsid gồm 72 tiểu đơn vị capsomer. Dựa vào sự
khác biệt của các đoạn DNA, có thể phân loại
được hơn 100 type của HPV. Các type này được
được chia thành 2 nhóm dựa vào khả năng gây
bệnh: Nhóm nguy cơ thấp: chỉ gây mụn cóc và
những khối u lành tính do bộ gen của chúng tồn
tại độc lập với gen của tế bào ký chủ. Nhóm
nguy cơ cao: bao gồm những type có khả năng
gắn xen DNA của chúng vào bộ gen người, làm
rối loạn sự phân chia tế bào dẫn đến hình thành
các khối u ác tính. Tính sinh u của HPV do 2
protein được mã hóa bởi 2 gen E6 và E7, chúng
can thiệp vào hoạt tính của protein p53 và pRb
do 2 gen ức chế u mã hóa(2,32).
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về HPV chủ
yếu tập trung vào lĩnh vực phụ khoa(3,11,21,24,28,31).
Có một số nghiên cứu về mối liên quan giữa các
type HPV với các loại ung thư khác(20,28) nhưng
chưa có nghiên cứu nào về HPV trong ung thư
amiđan. Chúng tôi tiến hành đề tài “Sự phân bố
kiểu gen của HPV ở bệnh nhân ung thư amiđan
tại BV. Ung bướu TP. HCM” nhằm mục đích:
Xác định tỷ lệ nhiễm HPV trên bệnh nhân
ung thư amiđan.
Khảo sát sự phân bố genotype của HPV
bằng kỹ thuật Reverse Dot Blot.
Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng
nhiễm HPV với tuổi và giới của bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu - thiết kế cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Là những týp HPV được phân lập và xác
địng genotype từ những mẫu mô đúc paraffin
bướu amiđan của các bệnh nhân ung thư
amiđan được chẩn đoán và làm giải phẫu bệnh
tại Khoa GPB, BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh từ
01/01/2011 đến 31/12/2011.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Những mẫu mô đúc paraffin bướu amiđan
của các bệnh nhân khám trong thời gian và địa
điểm nêu trên với chẩn đoán ung thư amiđan
nguyên phát chưa điều trị đặc hiệu. Giải phẫu
bệnh là carcinôm tế bào gai hay carcinôm không
biệt hóa.
Tiêu chuẩn loại trừ
Đã xạ trị vùng đầu cổ trước đó, ung thư di
căn hay lan từ nơi khác tới amiđan, mẫu mô đúc
paraffin không đủ mô bướu để phân tích sinh
học phân tử.
Cỡ mẫu
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lưu hành
HPV cao ở những bệnh nhân ung thư amiđan,
từ 45% đến 75%(12,15,26,32). Cỡ mẫu tối thiểu được
tính theo công thức:
Z: trị số phân phối chuẩn.
P: tỷ lệ nhiễm HPV trên bệnh nhân ung thư
amiđan.
D: độ chính xác của mẫu (sai số 10%).
α: sai lầm độ 1 (0,05).
Nếu P = 75% thì N = 72,3, nếu P = 45% thì N =
95,07.
Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện kỹ thuật xác định genotype HPV
tại Phòng Sinh học phân tử - Khoa Xét nghiệm
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh,
gồm các bước sau:
- Xử lý bệnh phẩm: loại bỏ paraffin từ mẫu
bệnh phẩm đã được xử lý thường quy tại Khoa
Giải phẫu bệnh BV. Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
- Định tính HPV bằng phương pháp PCR: Trong
phương pháp PCR, một cặp mồi (primer) được
thiết kế trong vùng gene L1 của bộ gene HPV
nhằm nhân bản một trình tự DNA có kích thước
181 cặp base (trình tự mục tiêu). Sau đó sản
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 25
phẩm PCR sẽ được phát hiện bằng điện di trên
gel agarose.
- Định type HPV bằng phương pháp lai phân tử
(Reverse Dot Blot): DNA từ mẫu được xác định là
dương tính với HPV sẽ được tái nhân bản bằng
phương pháp PCR với các cặp mồi được gắn
biotin ở đầu 5’, sản phẩm PCR đánh dấu sẽ được
lai phân tử với các mẫu dò đặc hiệu cho các type
HPV đã được cố định sẵn trên màng lai nylon.
Tín hiệu dương tính được phát hiện thông qua
phản ứng tạo màu. Có thể phát hiện được 15
genotype của HPV bao gồm: 4 type nguy cơ thấp
(type 6,11, 42, 71) và 11 type nguy cơ cao (type
16, 18, 33, 39, 45, 51, 52, 53, 58, 66, 68).
Ghi nhận số liệu vào bảng thu thập số liệu.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 17.0 và vẽ
biểu đồ bằng Exel 2007.
KẾT QUẢ
Trong 2 năm (2010 - 2011) chúng tôi ghi
nhận được 103 bệnh nhân thực hiện giải phẫu
bệnh và thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Tuy nhiên
có 3 mẫu bệnh phẩm không đủ số lượng mô
để thực hiện các xét nghiệm sinh học phân tử
nên bị loại. 100 mẫu nghiên cứu được định
tính bằng phương pháp PCR và xác định
genotype bằng kỹ thuật Reverse Dot Blot.
Chúng tôi thu được các kết quả sau:
Đặc tính của mẫu nghiên cứu:
Bảng 1: Phân bố nhóm nghiên cứu theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ %
30-39 7 7%
40-49 21 21%
50-59 35 35%
60-69 21 21%
70-79 13 13%
80-89 3 3%
Tổng cộng 100 100%
Tỷ lệ nhiễm HPV
Tỷ lệ nhiễm HPV được phát hiện bằng kỹ
thuật PCR trong nghiên cứu này là 39%
(39/100 trường hợp).
Tỷ lệ genotype HPV
Đã định danh được 41 genotype HPV trên 39
mẫu dương tính với HPV. Tất cả các type được
phát hiện đều thuộc nhóm HPV nguy cơ cao.
Tỷ lệ nhiễm các genotype HPV trên một mẫu
bệnh phẩm:
Bảng 2: Phân bố tỷ lệ nhiễm các genotype HPV trên
một mẫu bệnh phẩm
Số bệnh nhân HPV (+)
Số lượng genotype HPV
Tần suất Tỷ lệ %
1 loại 37 94,87%
2 loại 2 5,13%
Tỷ lệ nhiễm các genotype HPV
Biểu đồ 1: Phân bố tỷ lệ nhiễm các genotype HPV
(n= 41)
Liên quan giữa giới tính và nhiễm HPV:
Bảng 3: Liên quan giữa giới tính và nhiễm HPV
HPV(+) HPV(-) Tổng
Giới Tần
suất
% Tần
suất
% Tần
suất
%
Nam 26 33,77 51 66,23 77 77
Nữ 13 56,52 10 43,48 23 23
Liên quan giữa nhiễm HPV và nhóm tuổi
Bảng 4: Liên quan giữa nhóm tuổi và nhiễm HPV
HPV(+) HPV(-)
Nhóm tuổi
Tần suất % Tần suất %
Số bệnh
nhân
30-39 6 85,71 1 14,29 7
40-49 8 38,10 13 61,90 21
50-59 15 42,86 20 57,14 35
60-69 6 28,57 15 71,43 21
70-79 3 23,08 10 76,92 13
80-89 1 33,33 2 66,67 3
Tổng cộng 39 61 100
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 26
BÀN LUẬN
Tỷ lệ nhiễm HPV
Trong 100 mẫu bệnh phẩm được làm xét
nghiệm, tỷ lệ nhiễm HPV phát hiện bằng kỹ
thuật PCR là 39% (39/100 trường hợp) (Biểu đồ
1). Trong đó có 2 mẫu nhiễm cùng lúc 2 type
HPV, chiếm tỷ lệ 2%. Tỷ lệ này khá phù hợp so
với một số nghiên cứu của các tác giả khác trên
thế giới. Nghiên của Mellin và cộng sự đã chỉ ra
rằng HPV hiện diện trong 43% (26/60) trường
hợp ung thư amiđan và chỉ có duy nhất 2%
(1/60) trường hợp bị đồng nhiễm HPV 16 và
HPV 33 (từ năm 1984 đến 1996)(13). Trong một
nghiên cứu phát hiện HPV bằng kỹ thuật giải
trình tự chuỗi DNA thực hiện tại Úc đã cho thấy
46% (31/67) có HPV(+)(9). Trong bài tổng quan
của mình viết năm 2003, Syrjanen cho thấy 51%
(221/432) mẫu bệnh phẩm có sự hiện diện
HPV(27). Một số nghiên cứu khác lại cho thấy tỷ lệ
nhiễm HPV cao hơn nhiều. Như kết quả từ một
nghiên cứu đa trung tâm ở Pháp, tỷ lệ dương
tính HPV khá cao, 57% (106/185) số ca ung thư
Amiđan được khảo sát(8). Một số tác giả khác tiến
hành nghiên cứu tại địa hạt Stockholm trong vài
thập kỷ qua đã ghi nhận tỷ lệ ung thư amiđan
dương tính HPV diễn tiến theo chiều hướng
ngày càng tăng đáng kể, 23% (7/30) trong những
năm của thập kỷ 70, 29% (12/42) trong thập kỷ
80, 57% (48/84) trong thập kỷ 90, và 68% (32/47)
từ năm 2000 đến 2002(7). Sự sai khác này có thể
một phần do sự khác biệt về cỡ mẫu, phương
pháp và kỹ thuật phân tích DNA của từng
nghiên cứu cũng như sự chi phối của các yếu tố
nguy cơ khác như rượu, thuốc lá và hành vi tình
dục ở mỗi vùng lãnh thổ hay địa phương có thể
khác nhau.
Genotype HPV
*Sự phân bố tỷ lệ đồng nhiễm các genotype
HPV trên một mẫu bệnh phẩm
Số liệu nghiên cứu (Bảng 2) cho thấy chỉ có
5,13% bệnh nhân đồng nhiễm 2 loại type HPV,
trong đó đều là những genotype nguy cơ cao.
Kết quả này khá phù hợp với những nghiên cứu
của các tác giả khác trên thế giới. Syrjanen nhận
thấy trong 221 mẫu bệnh phẩm có sự hiện diện
HPV thì chỉ có dưới 5% đồng nhiễm các
genotype khác nhau(27), và chỉ có 4% bệnh phẩm
trong lô nghiên cứu bị đồng nhiễm theo nghiên
cứu đa trung tâm tại Pháp của St Guily(8).
*Tỷ lệ nhiễm từng genotype HPV:
Theo kết quả có được từ kỹ thuật Reverse
Dot Blot (Biểu đồ 2), một mẫu bệnh phẩm có thể
bị đơn nhiễm hoặc đồng nhiễm 2 loại type HPV
khác nhau. Trong 39 mẫu bệnh phẩm có HPV(+),
chúng tôi thu được 41 lượt HPV. Tất cả các type
được phát hiện đều thuộc nhóm HPV nguy cơ
cao. HPV 16 là genotype chiếm tỷ lệ cao nhất
(80,48%), HPV 18 chỉ hiện diện ở 4,88%, các
genotype còn lại (33,51, 52, 58, 59, 66) đều dưới
2,5%. Kết quả này phù hợp với số liệu mà một số
tác giả đã báo cáo, HPV 16 chiếm 84% trong tổng
số 221 mẫu bệnh phẩm có HPV(+) trong nghiên
cứu của Syrjanen(27), và 89% trong nghiên cứu
của St Guily(8).
Mối liên hệ giữa giới tính và nhiễm HPV
Trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3),
tỷ lệ bệnh phẩm có HPV(+) theo giới ở nữ cao
hơn nam (56,52% so với 33,77%). Trong khi, tỷ
lệ nam mắc ung thư amiđan chiếm đa số
(77%). Kết quả tương tự cũng được Mellin H.
ghi nhận (65% ca ở nữ so với 35% ca ở nam bị
ung thư amiđan) (13). Những kết quả này có thể
được lý giải một phần là do sự phân bố các
yếu tố nguy cơ khác nhau giữa nam và nữ như
uống rượu và hút thuốc lá từ lâu được nhận
thấy ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Mối liên hệ giữa nhóm tuổi và nhiễm HPV
Tuổi trung bình của đối tượng trong lô
nghiên cứu là 56,22 tuổi, đa số tập trung ở nhóm
tuổi 50-59 (chiếm 35%), tỷ lệ tính chung cho
nhóm tuổi từ 40-69 là 77%. Nhóm tuổi 80-89
chiếm tỷ lệ thấp nhất (3%) (Bảng 1). Chúng tôi
không ghi nhận trường hợp nào dưới 30 tuổi.
Do sự phân bố bệnh nhân không đồng đều
giữa các nhóm tuổi trong lô nghiên cứu, chúng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 27
tôi phải phân tích riêng trong từng nhóm tuổi để
có thể đưa ra những kết luận chính xác.
Trong 39 trường hợp ung thư amiđan có kết
quả HPV(+) (Bảng 4), nhóm tuổi 30-39 có tỷ lệ
nhiễm HPV cao nhất (85,71%), tiếp theo là nhóm
tuổi 50-59 và 40-49 (42,86% và 38,10%). Nhóm
tuổi 70-79 có tỷ lệ nhiễm HPV thấp nhất
(23,08%). Điều đáng chú ý là tỷ lệ ung thư
amiđan với HPV(-) lại phân bố theo nhóm tuổi
với chiều ngược lại. Nhóm tuổi 70-79 chiếm tỷ lệ
cao nhất (76,92%) và thấp nhất ở nhóm tuổi 30-39
(14,29%). Kết quả trên khá phù hợp với nghiên
cứu của Nasman A và cộng sự(14). Các tác giả trên
đã nhận thấy ung thư amiđan với kết quả
HPV(+) thường xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ
tuổi hơn so với những bệnh nhân ung thư
amiđan với HPV (-).
Nghiên cứu của chúng tôi còn một số hạn
chế nhất định. Chúng tôi chỉ sử dụng PCR để
phát hiện sự hiện diện DNA HPV và Reverse
Dot Blot để định genotype của nhửng mẫu có
HPV(+). Chính vì thế, chúng tôi không thể xác
định được sự hoạt động sinh học của chúng
trong tế bào chủ. Trong khi đó Syrjanen cho thấy
hai protein E6 và E7 của HPV 16 được dịch mã
chủ động trong hầu hết các mẫu bệnh phẩm
carcinôm amiđan được phân tích(27).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên 100 bệnh nhân ung thư
amiđan nguyên phát trong độ tuổi từ 32-83 được
làm xét nghiệm phát hiện nhiễm HPV và định
genotype HPV, kết quả được ghi nhận như sau:
Tỷ lệ nhiễm HPV phát hiện bằng kỹ thuật
PCR là 39%.
Tỷ lệ nhiễm một type HPV là 94,87%, đồng
nhiễm hai type HPV là 5,13%. Có tất cả 8 type
HPV được phát hiện và đều thuộc nhóm HPV
nguy cơ cao.
Genotype HPV 16 có tỷ lệ phân bố cao nhất
(80,48%), kế đến là HPV 18 (4,88%). Các type còn
lại đều có tỷ lệ thấp hơn 2,5%.
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư amiđan có HPV
(+) theo giới ở nữ cao hơn nam (56,52% so với
33,77%).
Nhóm tuổi 30-39 có tỷ lệ nhiễm HPV cao
nhất (85,71%), tiếp theo là nhóm tuổi 50-59 và 40-
49 (42,86% và 38,10%). Nhóm tuổi 70-79 có tỷ lệ
nhiễm HPV thấp nhất (23,08%). Khuynh hướng
ngược lại ở nhóm bệnh nhân ung thư amiđan có
HPV (-) cũng được ghi nhận. Không ghi nhận
trường hợp ung thư amiđan nào dưới 30 tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bagnardi V., et al. (2001). A meta-analysis of alcohol drinking
and cancer risk. Br J Cancer. 85(11): p. 1700-5.
2. Cao Minh Nga (2008). HPV (Human papilloma virus). Vi rút
học. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Khoa Y, Bộ môn Vi
sinh. NXB Y học. Tr. 216-219.
3. Cao Minh Nga, Dương T. Thanh Hương, Lục T. Vân Bích, Hồ
Lê Ân, Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Hồ T. Thanh Thủy (2011).
Sự phân bố các genotype HPV (Human papillomavirus) ở
phụ nữ và các yếu tố liên quan. Y Học Thành Phố Hồ Chí
Minh. Hội nghị khoa học kỹ thuật Đại học Y Dược TP. HCM
lần thứ 28 – 14/01/2011. Chuyên đề Nội khoa. Tập 15 * Phụ
bản của Số 1 * 2011. Tr.: 203-209.
4. Decker J., and Goldstein JC (1982). Risk factors in head and
neck cancer. N Engl J Med, 306(19): p. 1151-5.
5. Frisch M., Hjalgrim H., Jaeger AB., and Biggar RJ. (2000).
Changing patterns of tonsillar squamous cell carcinoma in the
United States. Cancer Causes and Control, 11(6): 489–95.
6. Gillison ML. and. Shah KV (2001). Human papillomavirus
associated head and neck squamous cell carcinoma: mounting
evidence for an etiologic role for human papillomavirus in a
subset of head and neck cancers. Curr Opin Oncol. 13(3): p.
183-8.
7. Hammarstedt L, Lindquist D, Dahlstrand H, et al. (2006).
Human papillomavirus as a risk factor for the increase in
incidence of tonsillar cancer. Int J Cancer, 119(11):2620-3.
8. Jean Lacau St Guily, et al. (2011). Human papillomavirus
genotype distribution in toncil cancers. Head & Neck
Oncology, 3:6.
9. Li W, Thompson CH, O'Brien CJ, et al. (2003). Human
papillomavirus positivity predicts favourable outcome for
squamous carcinoma of the tonsil. Int J Cancer, 106(4):553-8.
10. Licitra L., et al. (2002). Cancer of the oropharynx. Crit Rev
Oncol Hematol,41(1): p. 107-22.
11. Lê Thị Kiều Dung (2004). Mối liên quan giữa nhiễm các loại
HPV với tân sinh trong biểu mô cổ tử cung. Luận văn Thạc sĩ
Y học. Đại học Y Dược TP. HCM.
12. Marur S, D'Souza G, Westra WH, Forastiere AA (2010). HPV-
associated head and neck cancer: a virus-related cancer
epidemic. Lancet Oncol, 11(8):781-9.
13. Mellin H, Friesland S, Lewensohn R, Dalianis T, Munck-
Wikland E (2000). Human papillomavirus (HPV) DNA in
tonsillar cancer: clinical correlates, risk of relapse, and
survival. Int J Cancer, 89(3):300-4.
14. Nasman A, Attner P, Hammarstedt L, et al. (2009). Incidence
of human papillomavirus (HPV) positive tonsillar carcinoma
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 28
in Stockholm, Sweden: an epidemic of viral-induced
carcinoma? Int J Cancer, 125(2):362-6.
15. Neufcoeur PE, Arafa M, Delvenne P, Saussez S (2009).
Involvement of human papillomavirus in upper aero-
digestive tracts cancers.Bull Cancer, 96(10):941-50.
16. Nguyễn Chấn Hùng (1986). Ung thư hốc miệng và khẩu hầu.
Ung thư học lâm sàng, xuất bản lần thứ 2, ĐH Y Dược TP.
HCM, tập 2, tr89-108.
17. Nguyễn Quang Quyền (1995). Hầu. Bài giảng Giải phẫu học,
NXB Y học, xuất bản lần thứ 5, TP. Hồ Chí Minh, Tập 1, tr.
361-372.
18. Nguyễn Sào Trung (1998). Bệnh mũi, xoang cạnh mũi và
đường hô hấp trên. Bệnh học các tạng và hệ thống, xuất bản
lần thứ 2, Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 1-17.
19. Nguyễn Thị Huỳnh Lan, Nguyễn Thị Bích Thủy (2002). Đặc
điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh 78 trường hợp ung thư
amiđan gặp tại TP. HCM từ 1993-1998. Y Học Thành Phố Hồ
Chí Minh. Đại Học Y Dược TP. HCM, tập 6. Số đặc biệt.
Chuyên đề Ung bướu học. Phụ bản số 4. tr.: 99-103.
20. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2005). Nghiên cứu vai trò của
Human papillomavirus và điều trị nội soi cắt khúc trong bệnh
u nhú thanh quản trẻ em. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y
Dược TP. HCM.
21. Nguyễn Thị Tuyết Vân, Nguyễn Hoàng Quân, Cao Minh Nga
(2010). Nhiễm các type Human Papillomavirus ở phụ nữ tuổi
sinh đẻ. Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Hội nghị
khoa học kỹ thuật Đại học Y Dược TP. HCM lần thứ 27 –
15/01/2010. Chuyên đề Nội khoa. Phụ bản của tập 14 * Số
1*2010. Tr.: 503 – 507.
22. O'Hanlon S, Forster DP, Lowry RJ (1997). Oral cancer in the
North-East of England: incidence, mortality trends and the
link with material deprivation. Community Dent Oral
Epidemiol, 25(5):371-6.
23. Parkin DM, Whelan SL, Ferlay J., Teppo L., Thomas D.,
Thomas DM. (2002). Cancer Incidence in Five Continents.
IARC Scientific Publication. Vol VIII.
24. Phạm Việt Thanh (2010). Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm Human
papillomavirus ở phụ nữ có phết tế bào cổ tử cung bất thường
và các yếu tố liên quan. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y
Dược TP. HCM.
25. Rosenquist, K., et al. (2005). Oral status, oral infections and
some lifestyle factors as risk factors for oral and oropharyngeal
squamous cell carcinoma. A population-based case-control
study in southern Sweden. Acta Otolaryngol. 125(12): p. 1327-
36.
26. Smith, E.M., et al. (2004). Age, sexual behavior and human
papillomavirus infection in oral cavity and oropharyngeal
cancers. Int J Cancer,. 108(5): p. 766-72.
27. Syrjanen S (2004). HPV infections and tonsillar carcinoma. J
Clin Pathol, 57(5):449-5.
28. Trần Thị Kim Cúc (2012). Virút bướu nhú người (HPV) – Gen
và protein p53 trong ung thư niêm mạc miệng. Luận án Tiến
sĩ Y học. Đại học Y Dược TP. HCM.
29. Trần Thị Lợi và cs (2010). Tỷ lệ nhiễm Human Papillomavirus
và các yếu tố liên quan của phụ nữ từ 18 đến 69 tuổi tại TP.
Hồ Chí Minh. Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Tập 14,
số 1, tr.: 311 – 320.
30. Võ Kim Điền (1999). Ung thư amiđan: dịch tễ học, chẩn đoán,
giải phẫu bệnh và điều trị. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y
Dược TP. HCM.
31. Vũ Thị Nhung (2006). Khảo sát tình hình nhiễm các type HPV
(Human Papillomavirus) ở phụ nữ TP. Hồ Chí Minh bằng kỹ
thuật sinh học phân tử. Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu
khoa học thuộc Sở Khoa học - Công nghệ TP. HCM.
32. Zur Hausen H. (1999). Viruses in human cancers. Eur J
Cancer. 35(8): p. 1174-81.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_phan_bo_kieu_gen_cua_human_papilloma_virus_hpv_o_benh_nha.pdf