Sự phát triển công nghiệp và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắc Lắk

Về khu công nghiệp, năm 2001, Đăk Lắk (cũ) bắt đầu thành lập Khu công nghiệp Tâm Thắng ở huyện Cư Jut, diện tích hơn 180 ha, nhưng năm 2004, sau khi chia tách, Khu công nghiệp này được bàn giao cho tỉnh Đắk Nông quản lý. Từ năm 2004, Đắk Lắk (mới) đã quy hoạch và bố trí quỹ đất, với tổng diện tích hơn 1.349 ha (trong đó, khu công nghiệp 657 ha, cụm công nghiệp 692 ha) và đưa vào hoạt động nhiều khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xúc tiến đầu tư. Tổng mức đầu tư cho các khu, cụm công nghiệp từ nhiều nguồn vốn là 2.141,799 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách 937,214 tỷ đồng, còn lại huy động từ doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Các khu, cụm công nghiệp đã từng bước hình thành và đi vào hoạt động đã làm tăng đáng kể giá trị sản xuất công nghiệp trong GRDP của địa phương. Với cụm công nghiệp, theo quy hoạch đến năm 2020, Đăk Lắk có 15 vị trí xây dựng. Hiện có 14 cụm đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc địa bàn các huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích quy hoạch là 692,25 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp 475,937ha chiếm 68,75% tổng số diện tích quy hoạch. Hiện tại Đăk Lắk đã có 8 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, như Tân An 1, Tân An 2 thành phố Buôn Ma Thuột; Ea Ral huyện Ea H’leo; Ea Đar huyện Ea Kar; Krông Búk 1 huyện Krông Búk; với tổng diện tích 235,25 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 76%, tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 4.330 tỷ đồng (xem bảng).

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phát triển công nghiệp và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắc Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 61Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 1. Cơ sở phát triển công nghiệp và khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk Tây Nguyên là một trong 3 tiểu vùng của miền Trung, cùng với Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành miền Trung của Việt Nam. Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, trong tọa độ địa lý 107o28’57”Đ-108o59’37”Đ và 12o9’45”B-13o25’06”B; bắc giáp Gia Lai, nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, đông giáp hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, tây giáp Vương quốc Campuchia, với đường biên giới dài 193 km. Ngày 26/11/2003, tỉnh Đắk Lắk (cũ) tách thành hai tỉnh Đắk Lắk (mới) và Đắk Nông. Thông tin trong bài viết nói về Đăk Lăk mới. Diện tích tự nhiên của Đắk Lắk là 13.125,37 km2, chiếm 24% tổng diện tích tự nhiên của toàn vùng Tây Nguyên (54.641,069 km2). Cảnh quan tự nhiên của Đắk Lắk thuộc loại hình cao nguyên, có độ cao trung bình 400 - 800m so với mực nước biển. Đỉnh núi cao nhất ở đây là Chư Yang Sin, 2.442m. Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều. Đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần sông Ba chảy trên địa phận của tỉnh. Tuy nhiên, do địa hình dốc, nên khả năng trữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô. Trên địa bàn của SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮC LẮK Ths.NCS. Hoàng Trọng Hùng Tóm tắt: Đắk Lắk là một trong số 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 5 tỉnh của vùng Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng). Trên cơ sở tài nguyên tự nhiên về rừng, khoáng sản và các sản phẩm nông, công nghiệp độc đáo, cũng như tiềm năng con người và văn hóa địa phương như trên, Đắk Lắk chủ trương khắc phục nền kinh tế thuần nông, đề ra những giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thành lập các khu, cụm công nghiệp, coi đây là một yêu cầu khách quan để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới. Từ khóa: cụm công nghiệp, phát triển, chủ trương. Abstract: Đắc Lắc is one of 63 provincial administrative units under the Central governance and one of the five provinces in the Central Highlands (Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum and Lâm Đồng). On the basis of such natural resources as forests, mineral resources, the unique industrial and agricultural products as well as human potential and culture in the above- mentioned localities, Đắc Lắc advocates overcoming the purely agricultural economy, proposes the solutions to the enhancement of industrial development, establishes industrial zones and clusters, which is viewed as the objective requirement to develop all-round economy and society of the province in the new period. Keywords: industrial clusters, develop, undertakings NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 62Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 tỉnh hiện còn khá nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, như các hồ Lăk, Ea Kao, Ea Sô, Buôn Triết, Nhìn chung, cũng như các tỉnh thuộc Tây Nguyên, Đắk Lắk không giáp biển và khá gần xích đạo, nên có nhiều nắng và thường bị hạn hán. Đắk Lắk có diện tích rừng và trữ lượng thảo mộc lớn nhất nước, với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học, phân bố trong điều kiện thuận lợi, nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn. Khoáng sản với trữ lượng khác nhau, trong đó một số loại khoáng sản đã được xác định là sét cao lanh, sét gạch ngói. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác, như vàng, phốt pho, than bùn, đá quý, phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh, tuy trữ lượng không cao. Dân số Đắk Lắk 1.869.322 người (2019), mật độ dân cư hơn 142 người/ km2. Cộng đồng dân cư trong tỉnh gồm 47 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm khoảng 68%; các dân tộc thiểu số khoảng 32% dân số toàn tỉnh. Êđê, M’nông, J’rai là các dân tộc bản địa chính gốc, Còn các dân tộc khác, như Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Mông, di cư đến, nhiều nhất là trong 30 năm gần nay. Phần lớn các tộc người còn giữ lại di sản văn hoá riêng, tạo thành một mảng màu đặc sắc trong toàn bộ đời sống văn hoá cao nguyên Việt Nam. Tuy các tộc người không cư trú thành những vùng riêng, song các dòng họ thường sống tập trung tại những địa bàn nhất định. Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Thành phố Buôn Ma Thuột là tỉnh lỵ của Đắk Lắk, cách Hà Nội 1.410 km và cách TP. Hồ Chí Minh 350 km. Nền kinh tế của Đắk Lắk chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cây cà phê là nguồn thu nhập chính của tỉnh, với diện tích 182.343 ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng của cả nước, đồng thời có sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, hạt điều lớn của Việt Nam, cùng các loại cây ăn trái khác, như bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài,... Theo báo cáo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, năm 2018, Đắk Lắk đạt 17/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo kế hoạch đề ra (1 chỉ tiêu không đạt là tỷ lệ che phủ rừng). Tổng sản phẩm xã hội ước đạt 51.496 tỷ đồng; tăng trưởng kinh tế đạt 7,82%. Huy động vốn toàn xã hội đạt 27.726 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 5.500 tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2017. Thu nhập bình quân đầu người đạt 41,1 triệu đồng/năm. Trong năm, tỉnh thu hút được 60 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 9.300 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế của ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tính theo giá hiện hành năm 2018 là 39,92%, 15,7% và 42,42%. 2. Chủ trương phát triển công nghiệp và các khu công nghiệp Ngày 28/2/2019, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đăk Lắk đã ra Quyết định số 321/ QĐ-UBND ban hành “Chương trình Hành động thực hiện Nghị quyết số 69/2018/ QH14 ngày 8/11/2018 của Quốc hội, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ, Nghị quyết số 10/NQ- TU ngày 29/11/2018 của Tỉnh ủy và các Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019”. Chương trình nhấn mạnh: “Chú trọng phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp chế biến nông lâm sản, dệt may, chế biến gỗ, v.v, gắn với liên kết chuỗi giá Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 63Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 trị, theo chiều sâu; tăng mạnh năng suất nội bộ ngành, tăng hàm lượng công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại thị trường nội địa, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tiếp cận một số chương trình hỗ trợ, xây dựng và quảng bá thương hiệu, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, cung ứng tại các siêu thị” và “Quy hoạch ngành xây dựng hệ thống đô thị; xây dựng vùng; phân bố hệ thống dân cư; khu xử lý chất thải,,.. ngành Công thương (khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phát triển hệ thống khu kinh tế; phát triển mạng lưới cấp điện; phát triển kết cấu hạ tầng trung tâm thương mại, hội chợ, triển lãm, cảng cạn, siêu thị, chợ, logistics, v.v)”. 2.1. Tình hình phát triển công nghiệp của Đăk Lắk Sự hình thành và phát triển công nghiệp của tỉnh là một quá trình lịch sử lâu dài, từ nhỏ lẻ manh mún đến tập trung hiện đại. Do nhu cầu mở rộng giao lưu với bên ngoài, người bản địa (Ê đê, M’nông, J’rai) và một bộ phận người Việt định cư lập nghiệp lâu đời đã chú ý tới việc cải tiến sản phẩm cả hình thức cũng như chất lượng. Những sản phẩm có dáng dấp công nghiệp ở Đắk Lắk đã được trao đổi trong và ngoài địa bàn như đồ sắt (dao, rựa, xà gạc). Các nghề rèn, mộc, dệt chiếu, dệt vải, khá phổ biến trong các buôn làng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt gia đình. Thời Pháp chiếm đóng, chính quyền không có chủ trương phát triển ngành công nghiệp ở Việt Nam. Tại Đắk Lắk, để đảm bảo đời sống sinh hoạt và các hoạt động cai trị, người Pháp chỉ xây dựng vài ba nhà máy điện, nhà máy nước và một số xưởng chế biến nông, lâm sản quy mô nhỏ ở khu đô thị, còn trong các đồn điền có quy mô tương đối lớn, hầu hết đã có các xưởng chế biến cà phê, cao su với công nghệ khá tiên tiến. Từ sau năm 1954, công nghiệp ở Đắk Lắk không phát triển gì hơn ngoài các cơ sở công nghiệp nói trên, ngành công nghiệp về cơ bản không có gì thay đổi. Vì vậy, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngành công nghiệp của Đắk Lắk cũng chỉ có trạm điện Diezel ở trung tâm thị xã Buôn Ma Thuột công suất lắp đặt 1.000 Kw và 02 trạm thủy điện Dray H’ling 450 Kw và Ea Nao 280 Kw, chủ yếu phục vụ ánh sáng sinh hoạt, phục vụ sản xuất chưa đáng kể. Ngành công nghiệp cấp nước chỉ có tại thị xã Buôn Ma Thuột với công suất 5.000m3/ ngày đêm và một số cơ sở nhà máy chế biến gỗ, cà phê, nông sản, cơ sở cơ khí nhỏ hầu hết là của tư nhân. Sau giải phóng năm 1975, bước vào xây dựng phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân các dân tộc, ngoài những chủ trương phát triển kinh tế toàn diện, Đắk Lắk cũng bắt đầu chú trọng xây dựng một số cơ sở công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Nhiều tổ chức kinh tế tập thể và tổ hợp tác kinh tế cá thể cùng phát triển mạnh các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiêu biểu như Nhà máy cơ khí Thống Nhất 100 tấn/năm, Nhà máy cao su 10/3, Nhà máy đại tu ô tô 300 xe/năm, Nhà máy dầu thực vật 1.000 tấn/năm, Nhà máy gỗ lạng 1.000.000 m2/năm. Nhìn chung, trong giai đoạn 1975-1989, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp tương đối cao, trung bình 9-12%/năm. Năm 1988, toàn tỉnh có 208 cơ sở sản xuất cơ khí, gồm 18 đơn vị quốc doanh (trung ương, địa phương), 9 hợp tác xã, 3 tổ hợp tác và NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 64Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 144 hộ cá thể. Trong giai đoạn này, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần, là một thách thức lớn đối với các cơ sở công nghiệp quốc doanh trước đây nhà nước bao cấp, sản xuất theo mệnh lệnh từ trên xuống, tiêu thụ sản phẩm theo địa chỉ quy định, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh kém. Sự phát triển công nghiệp Đắk Lắk có chậm lại: tổng sản lượng công nghiệp năm 1989 chỉ tăng 1% so với năm 1988, dù vẫn xếp vị trí thứ hai ở Tây Nguyên. Trong giai đoạn 1990-1995, công nghiệp Đắk Lắk có sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành tương đối nhanh: đứng đầu là chế biến lâm sản, tăng 38,2%, tiếp đến là chế biến lương thực, thực phẩm – 27,9%, vật liệu xây dựng – 11,4%, ngành điện – 8,2% Trong giai đoạn 1995-2010, tuy không có sản phẩm công nghiệp mới xuất hiện, nhưng chất lượng sản phẩm được chú trọng. Các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư công nghệ mới, nên chất lượng sản phẩm, như cà phê xuất khẩu, gỗ tinh chế,... được nâng lên rõ rệt. Giá trị các ngành có chuyển biến đáng kể. Nếu tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 1991-2000 bình quân đạt 13,2%/năm, thì riêng từ năm 1995 đến 2000, đạt 14,4%, trong đó, chế biến tăng 15,5%, khai thác 11,6%, công nghiệp phân phối điện nước 7,7%. Thời kỳ này, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm tỷ trọng khoảng 22,3% trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp Đắk Lắk. Để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, nhất là các mặt hàng có nguồn nguyên liệu dồi dào trên địa bàn, như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, các loại đậu đỗ, lương thực, thực phẩm, đồng thời tạo ra sản phẩm tinh chế có thương hiệu của địa phương, tỉnh đã chủ trương xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung. 2.2. Tình hình phát triển các khu công nghiệp của Đăk Lắk Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 và Nghị định số 82/2018/ NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ, thì “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”. Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái, Theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, thì “là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập”. Khu công nghiệp và cụm công nghiệp có nhiều điểm khác nhau về quy mô diện tích, chức năng, mục đích hoạt động, phạm vi liên hệ, thẩm quyền thành lập, quản lý, v.v. Khu công nghiệp thường là đô thị, còn cụm công nghiệp là một bộ phận sản xuất nằm trong đô thị. Gần 20 năm, kể từ năm 2001, khi chưa tách tỉnh, Đắk Lắk đã quan tâm xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp. Trong điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn về nguồn vốn, việc ra đời các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn nhằm mục đích tiếp tục thực hiện Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 65Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 Khóa VII của Đảng, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế của đất nước. Khu, cụm công nghiệp là nơi được ưu tiên áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt đã thu hút một lượng lao động có trình độ, tay nghề cao; cải thiện và tăng thu nhập cho người lao động; xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, xây dựng đô thị mới; gắn kết với nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm có chất lượng trên thương trường, Sự ra đời các khu, cụm công nghiệp ở Đắk Lắk đã thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện để thu hút công nghệ tiên tiến, phân công lao động xã hội, nhất là sự cống hiến của bộ phận lao động có trình độ và tay nghề cao ở môi trường thuận lợi, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp và sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk TT Cụm Diện tích Đất Diện tích Doanh nghiệp Vốn đăng ký, công nghiệp quy hoạch, ha công nghiệp,ha lấp đầy, % đăng ký, cái tỷ VNĐ 1 Tân an 1 45,8 29,9 100 36 451,2 2 Tân an 2 56,3 46,6 100 44 1.320,195 3 Krông Búk 1 69,3 48,1 70,0 12 510,7 4 Ea Ral 33,0 21,0 48,4 16 206,61 5 M’Đrắk 70,1 45,6 62,0 8 301,515 6 Ea Kar 50,1 40,0 72,6 11 260,1 7 Cư Kuin 75,0 63,2 50,8 5 1.205,9 8 Ea Lê 25,1 15,1 70,9 9 115,0 Cộng: 424,64 309,441 bq.: 71,8 141 4.371,22 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả. Về khu công nghiệp, năm 2001, Đăk Lắk (cũ) bắt đầu thành lập Khu công nghiệp Tâm Thắng ở huyện Cư Jut, diện tích hơn 180 ha, nhưng năm 2004, sau khi chia tách, Khu công nghiệp này được bàn giao cho tỉnh Đắk Nông quản lý. Từ năm 2004, Đắk Lắk (mới) đã quy hoạch và bố trí quỹ đất, với tổng diện tích hơn 1.349 ha (trong đó, khu công nghiệp 657 ha, cụm công nghiệp 692 ha) và đưa vào hoạt động nhiều khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xúc tiến đầu tư. Tổng mức đầu tư cho các khu, cụm công nghiệp từ nhiều nguồn vốn là 2.141,799 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách 937,214 tỷ đồng, còn lại huy động từ doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Các khu, cụm công nghiệp đã từng bước hình thành và đi vào hoạt động đã làm tăng đáng kể giá trị sản xuất công nghiệp trong GRDP của địa phương. Với cụm công nghiệp, theo quy hoạch đến năm 2020, Đăk Lắk có 15 vị trí xây dựng. Hiện có 14 cụm đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc địa bàn các huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích quy hoạch là 692,25 ha, trong đó diện NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý 66Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 04/2019 tích đất công nghiệp 475,937ha chiếm 68,75% tổng số diện tích quy hoạch. Hiện tại Đăk Lắk đã có 8 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, như Tân An 1, Tân An 2 thành phố Buôn Ma Thuột; Ea Ral huyện Ea H’leo; Ea Đar huyện Ea Kar; Krông Búk 1 huyện Krông Búk; với tổng diện tích 235,25 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 76%, tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 4.330 tỷ đồng (xem bảng). Tài liệu tham khảo 1. Chính phủ (2008). Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. 2. Chính phủ (2018). Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. 3. Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp. 4. Thủ tướng Chính phủ (2018). Quyết định số 286/QĐ-TTg ngày 9/3/2018 Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. 5. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đăk Lắk (2019). Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 18/2/2019 ban hành “Chương trình Hành động thực hiện Nghị quyết số 69/2018/ QH14 ngày 8/11/2018 của Quốc hội, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ, Nghị quyết số 10/NQ-TU ngày 29/11/2018 của Tỉnh ủy và các Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019”. Ngày nhận bài: 20/6/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_phat_trien_cong_nghiep_va_cac_khu_cong_nghiep_tren_dia_ba.pdf
Tài liệu liên quan